Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Phòng Kế hoạch - Kinh tế quận Hai Bà Trưng: Phần I : Giới thiệu chung về đơn vị
Tên đơn vị : Phòng Kế hoạch – kinh tế quận Hai Bà Trưng.
Địa chỉ : 302 Bà Triệu , Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại:
Fax :
1) Chức năng nhiệm vụ chung của phòng:
1.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoach dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm về phát triển tổng thể các mătk kinh tế, văn hoá, xã hội , kế hoạch đầu tư, chương trình, dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Quận Hai Bà Trưng quản lý. Tổ chức triển khai kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế... Ebook Báo cáo Thực tập tại Phòng Kế hoạch - Kinh tế quận Hai Bà Trưng
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Phòng Kế hoạch - Kinh tế quận Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch ở đơn vị.
1.2. Hướng dẫn các tổ chức các phường thuộc quận về nghiếp vụ làm công tác kế hoạch.
1.3 Xây dựng kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật , hướng dẫn cơ sở thực hiện các tiêu chuẩn định mức, chất lượng sản phầm và công tác đo lường theo quy định của nhà nuớc.
1.4 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , thương mại, dịch vụ trên địa bàn.
1.5. Là cơ quan trực thẩm định các dự án đầu tư , thẩm định kết quả trúng thầu các công trình đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của Quận , Huyện. Theo dõi , kiểm tra việc thực hiện các dự án sau khi đã phê duyệt
1.6. Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị , các phườ1x, cá nhân thực hiện quy hoạch , kế hoạch , các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật trong công nghiệp, thương mại.
1.7. giúp UBND Quận xây dựng các đề án phát triển ngành nghề mới ứng dụng , phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, tăng thêm nguồn hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
1.8. Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về công tác kế hoạch- đầu tư theo hướng dẫn của ngành cấp trên.
1.9 Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn Quận , Huyện theo thẩm quyền. Thẩm định hồ sơ trình UBND quân cấp giấy chứng nhận ĐKKD HTX và các giấy phép kinh doanh , các giấy chứng nhận đủ đièu kiện kinh doanh theo phân cấp quản lý của Thành phố.
1.10. Kiêm tra các hoạt động của các tổ chức và cá nhân sau khi đã đựoc cấp giấy chứng nhận ĐKKD.
1.11 Làm thường trực công tác phòng chống bão lụt và công tác hoàn thành thủy nông.
Trong đó có 3 nghiệp vụ chính liên quan đến hoạt động đầu tư mà đơn vị thực hiện là : thẩm định các dự án nhóm C sử dụng vốn ngân sách Nhà nuớc; lâp kế hoạch kinh tế ,xã hội, an ninh quốc phòng thực hiện trên địa bàn quận ; các nghiệp vụ liên quan đến đăng ký kinh doanh ( ĐKKD) như : cấp mới ĐKKD, điều chỉnh giấy phép ĐKKD, ngừng hoạt động KD.
2) Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí :
Nhân sự hiện tại của phòng có 23 cán bộ trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng phụ trách lĩnh vực kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, 1 phó phòng phụ trách lĩnh vực kinh tế, 10 chuyên viên làm công tác kế hoạch chịu sự quản lý trực tiếp của phó phòng 1, 10 chuyên viên làm công tác kinh tế chịu sự quản lý trực tiếp của phó phòng 2.Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí đựoc quy định như sau
2.1) Trưởng phòng : phụ trách chung về chức năng nhiệm vụ của phòng.
+ Trực tiếp phụ trách công tác thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định kết quả trúng thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND quận theo phân cấp quản lý.
+ Phụ trách công tác thẩm định và cấp giấy chứng nhận ĐKKD theo phân cấp
2.2) Phó phòng 1
Phụ trách lĩnh vực kế hoạch tài chính , kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về phát triển KT- XH, kế hoạch đầu tư, chương trình dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do quận quản lý. Tham mưu giúp UBND quận kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ở các đơn vị.
Hướng dẫn các phường ,các đơn vị thuộc quận là nghiệp vụ về công tác kế hoạch và kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về công tác kế hoạch – đầu tư theo hướng dẫn của ngành cấp trên.
2.3 ) Phó phòng 2 : Phụ trách lĩnh vực kinh tế
+ Tham mưu giúp UBND quận xây dựng kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các chỉ tiêu, định mức chất lượng sản phẩm và công tác đo lường theo quy định của Nhà nước.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế công nghiệp , các ngành dịch vụ trên địa bàn quận.
+ Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị , phường cá nhân thực hiện quy hoạch , kế hoạch các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật trong công nghiệp, dịch vụ thương mai… Kiểm tra các hoạt động của các tôt chức các nhân sau khi đựoc cáp ĐKKD.
+ Tổng hợp , báo cáo quản lý Nhà nứoc đối với các tổ chức , cá nhân kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp trên địa bàn quận. Quản lý Nhà nước đối với các chợ, siêu thị , trung tâm thương mại trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
2.4) Các vị trí chuyên viên phòng : Trưởng phòng Kế hoạch – kinh tế quy định chức năng nhiệm vụ của các vị trí chuyên viên trong phòng bằng văn bản phù hợp tình hình công tác của phòng trong từng giai đoạn. Chức năng nhiệm vụ của các vị trí chuyên viên trong phòng do trưởng phòng quy định.
Phần II : Các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến đầu tư
1) Công tác thẩm định dự án:
Đơn vị sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu khi thẩm định dự án
Khi thẩm định , ta so sánh các chỉ tiêu , các định mức của dự án với các chỉ tiêu, định mức quy chuẩn ( có thể trong nước hoặc quốc tế). Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, tính khoa học cao; tuy nhiên để đánh gia tổng thể 1 dự án , phương pháp này còn hạn chế.
1.1 ) Nội dung thẩm định:
Tất cả các dự án đựoc Phòng Kế hoạch- kinh tế thẩm định đều là các dự án nhóm C , sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và là các dự án xây dựng.Các dự án thuộc một trong các nhóm nhỏ sau
+) Cải tạo, sửa chữa trụ sở, văn phòng làm việc của các cơ quan Nhà nước
+) Cải tạo sửa chữa trạm y tế.
+) Cải tạo sửa chữa trường học ( mầm non, nhà trẻ , trường cấp 1, 2,3), nhà văn hóa của phường, quận
+) Cải tạo sửa chữa đường xóm ngõ.
Có 2 phần thẩm định chính là thẩm định bản vẽ thi công& tổng dự toán và thẩm định kinh tế - kỹ thuật
a) Thẩm định bản vẽ thi công & tổng dự toán:
●) Thẩm định bản vẽ thi công:
- thẩm định sự phù hợp của bản vẽ thi công với quy mô xây dựng trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
- thẩm định việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy, nổ.
- thẩm định sự hợp lý của giải pháp thiết kế, giải pháp cấu tạo. Đánh giá mức độ an toàn của công trình.
●) Thẩm định tổng dự toán:
- thẩm định tính đúng đắn của việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong dự toán. Ví dụ như mức giá tiền / m2 sàn, đơn giá nhân công v.v
- thẩm định sự phù hợp khối lượng xây dựng tính từ thiết kế với khối lượng xây dựng trong dự toán.
- thẩm định dự toán : tổng vốn đầu tư.
Sau khi thẩm định, phòng Kế hoạch- kinh tế sẽ cho những nhận xét , đánh giá và các kiến nghị nếu có lên các cơ quan có thẩm quyền.
b) Thẩm định kinh tế - kỹ thuật:
- Những nội dung chính của hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật : tên dự án, loại dự án ( các dự án khi thẩm định qua phòng Kế hoạch- kinh tế đều là dự án nhóm C), chủ đầu tư, địa điểm xây dựng v.v
- Tính pháp lý của hồ sơ trình thẩm định phê duyệt : các nhà thầu tư vấn lập dự án, nhà thầu lập bản vẽ thi công, nhà thầu thực hiện khảo sáy xây dựng, các quy chuẩn tiêu chuẩn áp dụng, các văn bản pháp lý liên quan. Các văn bản pháp lý gồm có các văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện dự án, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề,cơ sở pháp lý của các đơn vị tham gia.
- Những nội dung chính của Dụ án : Nội dung và quy mô xây dựng, hình thức quản lý dự án.
- Những nhận xét đánh giá về nội dung dự án:
+) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư : dự án thực hiện nhằm mục đích gì? Mức độ quan trọng của các công việc cần giải quyết
+) Sự phù hợp với quy hoạch : đối chiếu , xem xét với các quy hoạch của Nhà nước, Thành phố, Quận, huyện.
+) Loại cấp công trình.
+) Sự tuân thủ các quy chuẩn xây dựng tiêu chuẩn áp dụng.
+) Sự hợp lý lựa chọn công nghệ
+) Đánh giá tác động môi trường, phòng chống cháy nổ.
+) Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư.
+) Tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư ( đèu từ nguồn vốn ngân sách )
+) Thời gian xây dựng, phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện.
- Kết luận kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền : nội dung nào chưa tốt, chưa thực hiện cần hoàn thiện để dự án có thể tiến hành
- Đánh giá tổng thể về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
- Những tồn tại của dự án; trách nhiệm và thời hạn xử lý.
- Những kiến nghị cụ thể của phòng Kế hoạch- kinh tế đối với các đơn vị cần thực hiện ngay.
1.2 ) Thủ tục thẩm định
1.2.1 : Hồ sơ đầu vào các thủ tục hành chính liên thông :
1.2.1.1./ Thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách quận do phòng Kế hoạch – Kinh tế là cơ quan đầu mối chủ trì:
a./ Nội dung hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư: (theo mẫu 01).
- Đề cương và khái toán kinh phí chuẩn bị đầu tư: (theo mẫu 02).
b./ Số lượng hồ sơ:
02 bộ hồ sơ (bao gồm tờ trình xin phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và đề cương và khái toán kinh phí chuẩn bị đầu tư).
Trường hợp cần bổ xung số lượng hồ sơ để gửi các cơ quan xem xét, thẩm định, phòng Kế hoạch - Kinh tế có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư biết bằng văn bản.
1.2.1.2/ Thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư (Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) sử dụng nguồn vốn ngân sách quận do phòng Kế hoạch – Kinh tế là cơ quan đầu mối chủ trì:
a./ Nội dung hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (theo mẫu 03).
- Hồ sơ dự án gồm:
+ Báo cáo kinh tế kỹ thuật (được lập theo đúng quy định tại khoản 4 điều 35 Luật xây dựng và các văn bản hiện hành khác của Nhà nước và của Thành phố).
+ Hồ sơ năng lực và tư cách pháp nhân của đơn vị tư vấn thiết kế lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình.
+ Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến quyết định đầu tư xây dựng công trình.
+ Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (đối với các dự án cần giải phóng mặt bằng, tái định cư).
b./ Số lượng hồ sơ:
Hồ sơ trình thẩm định dự án: 07 bộ hồ sơ (bao gồm báo cáo kinh tế kỹ thuật, thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc (Hồ sơ gốc là hồ sơ có các văn bản pháp lý được sao công chứng hợp lệ; Tờ trình, hồ sơ dự án được chủ đầu tư, đơn vị tư vấn ký và đóng dấu đỏ. Đối với các hồ sơ còn lại là hồ sơ photocopy).
Trường hợp cần bổ xung số lượng hồ sơ để gửi các cơ quan xem xét, thẩm định, phòng Kế hoạch - Kinh tế có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư biết bằng văn bản.
1.2.1.3/ Thủ tục thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách quận do phòng Kế hoạch – Kinh tế là cơ quan đầu mối chủ trì:
a./ Nội dung hồ sơ:
- Tờ trình xin phê duyệt điều chỉnh dự án (theo mẫu 4).
- Hồ sơ xin phê duyệt điều chỉnh dự án (được lập theo đúng quy định tại điều 40 Luật xây dựng; điều 13 Nghị định 16/2005/NĐ-CP và điều 08 Nghị định số 112/2006/NĐ-CP và các văn bản hiện hành khác của Nhà nước và của Thành phố).
b./ Số lượng hồ sơ:
Hồ sơ trình thẩm định dự án: 03 bộ hồ sơ trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc (Hồ sơ gốc là hồ sơ có các văn bản pháp lý được sao công chứng hợp lệ; Tờ trình, hồ sơ dự án được chủ đầu tư, đơn vị tư vấn ký và đóng dấu đỏ. Đối với các hồ sơ còn lại là hồ sơ photocopy).
Trường hợp cần bổ xung số lượng hồ sơ để gửi các cơ quan xem xét, thẩm định, phòng Kế hoạch - Kinh tế có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư biết bằng văn bản.
1.2.2./ Quy trình hồ sơ:
1./ Cơ quan chủ trì giải quyết thủ tục hành chính: là đầu mối tiếp nhận, lấy ý kiến các cơ quan liên quan, tổng hợp giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả theo quy định.
2./ Cơ quan phối hợp giải quyết thủ tục liên thông: gửi văn bản tham gia thẩm định hoặc thẩm tra về cơ quan chủ trì theo nội dung, thời gian quy định.
1.2.3:/ Các nội dung cần hoàn thiện
a) Tờ trình phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
Căn cứ Luật xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ quyết định số 214/2006/QĐ-UBND ngày 06/12/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của UBND thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số …. /QĐ-UB ngày ....../......./..... của UBND Quận Hai Bà Trưng về việc (giao kế hoạch năm....);
Căn cứ pháp lý khác có liên quan;
.......(Tên đơn vị) kính trình UBND Quận Hai Bà Trưng xem xét, phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư .................(tên dự án), theo những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án :…
2. Địa điểm :….
3. Chủ đầu tư :….
4. Sự cần thiết phải đầu tư :….
5. Mục tiêu đầu tư:….
6. Quy mô đầu tư: (Trình bày cụ thể lý do phải đầu tư và nêu rõ quy mô đầu tư, dự kiến tổng kinh phí của dự án).
Tổng cộng:….
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:….
- Chi phí thiết bị (nếu có):….
- Chi phí đền bù GPMB, tái định cư (nếu có):….
- Chi phí khác:….
- Chi phí dự phòng:…
7. Nội dung công tác chuẩn bị đầu tư :….
8. Kinh phí chuẩn bị đầu tư: ………..triệu đồng.
9. Nguồn vốn chuẩn bị đầu tư :….
10. Thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tư :.. (Bắt đầu và kết thúc)
b) Đề cương và dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư
Căn cứ Luật xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ quyết định số 214/2006/QĐ-UBND ngày 06/12/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của UBND thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UB ngày ....../......./..... của UBND Quận Hai Bà Trưng về việc (giao kế hoạch năm....);
Căn cứ pháp lý khác có liên quan;
.......(Tên đơn vị) Lập đề cương và khái toán kinh phí chuẩn bị đầu tư dự án (tên dự án), theo những nội dung chủ yếu sau:
1./ Tên dự án:
2./ Địa điểm :
3./ Chủ đầu tư :
4./ Sự cần thiết phải đầu tư Dự án :
- Phân tích đánh giá vị trí, vai trò của Dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng, khu vực; phát triển ngành...
- Đánh giá tính cấp thiết phải đầu tư dự án.
- Đóng góp của Dự án trong việc cải thiện, nâng cao điều kiện sống của người dân...
5./ Sự phù hợp với quy hoạch :
- Sự phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, khu vực;
- Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành;
- Các dự án chưa khẳng định rõ thì cần có văn bản thoả thuận của cơ quan quản lý quy hoạch kèm theo.
6./ Mục tiêu đầu tư : (nêu rõ sự cần thiết phải đầu tư).
7./ Nội dung và quy mô đầu tư :
- Khái quát về hiện trạng.
- Quy mô đầu tư.
- Nội dung đầu tư chủ yếu.
- Khái toán kinh phí tổng mức đầu tư của dự án: (Trong đó cần làm rõ số lượng và kinh phí đền bù, GPMB).
Tổng mức đầu tư:
Trong đó:
+ Xây lắp:
+ Thiết bị:
+Chi phí GPMB.
+ Quản lý dự án và chi khác:
+ Dự phòng phí:
- Nguồn vốn đầu tư.
- Thời gian thực hiện dự án.
8./ Hình thức đầu tư: (Cải tạo sửa chữa, xây mới…)
9./ Nội dung công tác chuẩn bị đầu tư:
- Khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu, thoả thuận chuyên ngành với các cơ quan liên quan... phục vụ lập dự án.
- Khảo sát địa hình, địa chất, đánh giá chất lượng công trình cũ...
- Lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - Tổng dự toán.
- Trình thẩm định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.
10./ Kinh phí và nguồn vốn chuẩn bị đầu tư:
- Kinh phí chuẩn bị đầu tư : (Kinh phí chuẩn bị đầu tư được tính toán trên cơ sở các định mức, đơn giá và tỷ lệ theo quy định hiện hành).
- Nguồn vốn chuẩn bị đầu tư:
11./ Thời gian triển khai công tác chuẩn bị đầu tư Dự án :
- Tiến độ triển khai chi tiết các công việc chuẩn bị đầu tư, thoả thuận với các cơ quan liên quan...
- Thời gian chuẩn bị đầu tư (Ghi rõ thời gian bắt đầu, nộp Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và kết thúc công tác chuẩn bị đầu tư)
12./ Các bản vẽ liên quan :
- Bản vẽ giới thiệu địa điểm của Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
- Bản quy hoạch khu vực lập dự án (trích từ quy hoạch chi tiết quận, huyện).
- Bản vẽ liên quan khác (nếu có).
c) Tờ trình thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình:
Căn cứ Luật xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ quyết định số 214/2006/QĐ-UBND ngày 06/12/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của UBND thành phố Hà Nội;
- Căn cứ Quyết định số /QĐ-UB ngày ....../......./..... của UBND Quận Hai Bà Trưng về việc (giao kế hoạch năm....);
- Căn cứ pháp lý khác có liên quan;
.............(Chủ đầu tư) trình thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình .................(tên dự án), với các nội dung chính sau :
1. Tên công trình:
2. Tên chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình:
4. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
5. Địa điểm xây dựng:
6. Diện tích sử dụng đất:
7. Tổng mức đầu tư:
8. Nguồn vốn đầu tư:
9. Hình thức quản lý:
10. Thời gian thực hiện:
11. Những kiến nghị:
(Gửi kèm theo Tờ trình này là toàn bộ hồ sơ Báo cáo KTKT và kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán)
d ) Tờ trình phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án
- Căn cứ Luật xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số ......../QĐ-UB ngày tháng năm của UBND Quận Hai Bà Trưng phê duyệt dự án đầu tư .....(Tên dự án đã phê duyệt)
Căn cứ Văn bản số ........ ngày tháng năm của UBND Quận Hai Bà Trưng cho phép điều chỉnh dự án .....(Tên dự án đã phê duyệt).
Căn cứ pháp lý khác có liên quan;
.............(Chủ đầu tư) trình phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư ...............(tên dự án), theo những nội dung chủ yếu sau:
1./ Tên dự án:
2./ Chủ đầu tư:
3./ Các nội dung đề nghị điều chỉnh.
4./ Giải trình nguyên nhân điều chỉnh, Lý do phải điều chỉnh.
5./ Khối lượng, kinh phí xin điều chỉnh (Kèm theo kết quả thẩm định điều chỉnh dự toán, bảng tổng hợp tổng dự toán điều chỉnh).
6./ Đề xuất giải quyết của Chủ đầu tư :
(Gửi kèm theo Tờ trình này là toàn bộ hồ sơ dự án điều chỉnh bổ xung.
Trong năm 2007, Phòng Kế hoạch- kinh tế đã thẩm định hơn 200 dự án với tổng số vốn hưon 200 tỷ đồng. Nguồn vốn này thuộc Ngân sách nhà nước. Các dự án xây dựng đều là các công trình công cộng phục vụ các mục đích cụ thể như sau
+) Cải tạo, sửa chữa trụ sở, văn phòng làm việc của các cơ quan Nhà nước
+) Cải tạo sửa chữa trạm y tế.
+) Cải tạo sửa chữa trường học ( mầm non, nhà trẻ , trường cấp 1, 2,3), nhà văn hóa của phường, quận
+) Cải tạo sửa chữa đường xóm ngõ.
2) Công tác ĐKKD
Phòng Kế hoạch –kinh tế quận Hai Bà Trưng chỉ có quyền hạn cấp đăng ký kinh doanh ( gọi tắt là ĐKKD) cho đối tượng kinh doanh hộ cá thể.
Trong năm 2007 , tình hình thưc hiện công tác đăng ký kinh doanh của đơn vị như sau :
+ ) Cấp mới ĐKKD : 4000 trường hơp
+) Điều chỉnh ĐKKD: 700 trường hơp
+) Ngừng kinh doanh : 200 trường hợp
Thủ tục ĐKKD thực hiện theo Nghị định số 109/2004/ ND- CP
2.1. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh
a) Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp đơn đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh, theo mẫu MĐ-6. Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động trong địa bàn cấp huyện thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh như nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch.
Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình khi nộp đơn đăng ký kinh doanh phải xuất trình bản chính sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đứng tên đăng ký kinh doanh.
Trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo đơn phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.
b) Khi tiếp nhận đơn đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB -20 và trao cho người nộp đơn.
c) Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể theo mẫu MG -6, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 26 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể theo quy định như sau:
- Mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 2 ký tự.
- Mã quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: 1 ký tự.
- Mã loại hình: 1 ký tự, 8 = hộ kinh doanh cá thể.
- Số thứ tự hộ kinh doanh cá thể: 6 ký tự, từ 000001 đến 999999.
Ví dụ về ghi số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể:
- Hộ kinh doanh cá thể có địa điểm kinh doanh tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, được ghi số Giấy chứng nhận ĐKKD như sau:
01C8000002 (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp cho hộ kinh doanh cá thể thứ 2 tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
d) Trường hợp không đủ giấy tờ theo quy định tại tiết a điểm này, hoặc có nội dung khai không đủ, hoặc tên riêng của hộ kinh doanh cá thể trùng với tên riêng của hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký kinh doanh trong cùng địa bàn quận, huyện, thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung và cách thức sửa đổi, bổ sung cho người đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB -18.
2. Ngành, nghề kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Ngành, nghề kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục I Thông tư này.
2.2. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
a) Khi thay đổi nội dung đã đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký, theo mẫu MTB -15.
Trường hợp chuyển sang kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo thông báo phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.
b) Khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB -20 và trao cho hộ kinh doanh cá thể.
c) Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể theo mẫu MG -6.
d) Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác, hộ kinh doanh cá thể gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký, theo mẫu MTB -15. Đồng thời gửi thông báo này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể dự định đặt địa điểm kinh doanh mới, kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể dự định đặt địa điểm kinh doanh mới phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB -20 và trao cho hộ kinh doanh cá thể.
- Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể dự định đặt địa điểm kinh doanh mới thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể được cấp trước đây và đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể theo mẫu MG -6, nếu tên riêng của hộ kinh doanh cá thể không trùng với tên riêng của hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký kinh doanh trong cùng địa bàn quận, huyện nơi hộ kinh doanh cá thể chuyển đến.
- Trường hợp tên riêng của hộ kinh doanh cá thể trùng với tên riêng của hộ kinh doanh cá thể khác đã đăng ký kinh doanh trong cùng địa bàn quận, huyện nơi hộ kinh doanh cá thể chuyển đến, thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể dự định đặt địa điểm kinh doanh mới phải thông báo cho hộ kinh doanh cá thể biết và hướng dẫn hộ kinh doanh cá thể chọn tên khác, theo mẫu MTB -18.
- Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi thông báo đã thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi trước đây hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký kinh doanh.
2.3. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp trước đây, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có số đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư này
a) Từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh cá thể đã được cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định của Nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 hoặc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 03/2000/TT-BKH ngày 2 tháng 3 năm 2000, đến đăng ký đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số đăng ký kinh doanh quy định tại Thông tư này.
b) Từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có số đăng ký kinh doanh quy định tại Thông tư này để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể đã được cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định của Nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 03/2000/TT-BKH ngày 2 tháng 3 năm 2000.
c) Ngày cấp đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại vừa ghi ngày cấp đăng ký kinh doanh của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ, vừa ghi ngày cấp lại.
2.4. Thông báo hộ kinh doanh cá thể tạm ngừng kinh doanh
a) Trường hợp tạm ngừng kinh doanh 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh cá thể gửi thông báo theo mẫu MTB -16 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký.
b) Khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB -20 và trao cho hộ kinh doanh cá thể.
2.5. Thông báo và lưu giữ nội dung đăng ký kinh doanh
a) Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại, thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan thuế cùng cấp.
b) Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, … Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi những nội dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể vào Sổ đăng ký kinh doanh lưu giữ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
c) Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện lập báo cáo tình hình đăng ký kinh doanh của tháng trước tại huyện, theo mẫu BC -2 và gửi về Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đã nối mạng Internet, thì trước khi gửi báo cáo bằng văn bản, có thể sử dụng thư điện tử (Email) để gửi báo cáo nhanh về Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
…………
…………
III. TÊN DOANH NGHIỆP
…………
…………
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này thay thế Thông tư số 08/2002/TT-BKH ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.
2.6. Các văn bản do các hộ kinh doanh cá thể và đơn vị cần đựoc thực hiện theo các mẫu sau
1 ) Đơn đăng ký kinh doanh hộ các thể ( mẫu MĐ – 6)
ĐƠN ĐĂNG KÝ KINH DOANH HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Kính gửi: Phòng đăng ký kinh doanh quận (huyện).....
Tôi là: (ghi bằng chữ in hoa) ........................................................ Nam/Nữ
Sinh ngày: ...../......./.........Dân tộc: ........................................................
Chứng minh nhân dân số: ...................................................................
Ngày cấp: ....../......./..........Nơi cấp: .......................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ..........................................................
..............................................................................................................
Chỗ ở hiện tại: .......................................................................................
.............................................................................................................
Điện thoại: ..................................... Fax: ...............................................
Email: ............................................. Website: .......................................
Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể với nội dung sau:
1. Tên hộ kinh doanh, hoặc tên cá nhân, hoặc tên đại diện hộ gia đình: (ghi bằng chữ in hoa)..............................................................................
2. Địa điểm kinh doanh: .................................................................
Điện thoại: .................................. Fax: ............................................
Email: .................................... Website: ..........................................
3. Ngành, nghề kinh doanh: ............................................................
4. Vốn kinh doanh: ..........................................................................
Tôi cam kết:
- Bản thân không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; Không đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
- Địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu /quyền sử dụng hợp pháp của hộ kinh doanh cá thể;
- Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký kinh doanh.
Kèm theo đơn:
- ................
- ................
- ................
......, ngày ....... tháng ........ năm....... Cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình
(Ký và ghi rõ họ tên)
2 ) Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể ( mẫu MTB -15)
THÔNG BÁO THAY ĐỔI
NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOAN._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11904.doc