Phần I
Giới thiệu chung về công ty
I/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá tiền thân là Nhà máy thuốc lá Cẩm Lệ được thành lập ngày 12/6/1966 tại xã Vĩnh Hoà huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá, trực thuộc Ty công nghiệp Thanh Hoá, tới tháng 4/1985 trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá, từ năm 1996 là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Mười năm đầu tiên , từ 1966 tới 1976 do điều kiện chiến tranh và do sản xuất thủ công là chủ yếu nên sản lượng m
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi năm chỉ đạt từ 12 - 14 triệu bao thuốc lá các loại. Với 100% thuốc lá không đầu lọc.
Mười năm tiếp theo từ 1977 - 1987 sản lượng sản xuất bắt đầu tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu sản xuất đã có sự thay đổi về chất. Năm 1983 đã sản xuất được hơn 13 triệu bao thuốc lá đầu lọc và là đơn vị có dây chuyền sản xuất thuốc lá đầu tiên ở Miền Bắc nước ta.
Từ năm 1988 đến nay, mặc dù cơ chế điều hành kinh tế của Đảng và Nhà nước thay đổi cơ bản từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhà máy nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt mức tăng trưởng với tốc độ cao. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 1988 là 70 triệu bao, tới năm 1996 đạt mức 123,35 triệu bao tăng 1,76 lần.
Tuy nhiên, thuốc lá là mặt hàng không được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng, Nhà nước đặt ra chính sách cấm nhập khẩu thuốc lá ngoại và hạn chế sự phát triển sản xuất trong nước. Nhưng do nhu cầu tiêu dùng chưa giảm nên việc sản xuất thuốc lá trong nước nên đã góp phần bình ổn quan hệ cung - cầu trong nước, chống thuốc lá nhập lậu và không ngừng tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Ngay từ khi mới thành lập, Nhà máy đã trở thành đơn vị có đóng góp hàng đầu vào ngân sách tỉnh Thanh Hoá. Trước năm 1986 Nhà máy đã nộp tích luỹ cho ngân sách hàng trăm triệu đồng, năm 1987 nộp tích luỹ cho ngân sách là 1.315 triệu đồng, các năm tiếp theo nộp ngân sách được ra tăng với tốc độ cao. Tới năm 1990 nộp ngân sách là 19,931 tỷ đồng, năm 1995 là 53,3 tỷ đồng , năm 2003 là 107.2 tỷ đồng.
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tham gia hội nhập kinh tế thế giới, từ năm 2002 Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá đã xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 - 2000.
II/ Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1. Chức năng và nhiệm vụ.
Từ năm 1996 Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá gia nhập tông công ty thuốc lá Việt Nam, trở thành một đơn vị thành viên hạch toán kinh doanh độc lập.
Tên giao dịch: Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá
Địa chỉ: thị trấn Hà Trung - huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hoá
Lĩnh vực hoạt động chính:
- Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu.
- In bao bì và sản xuất cây đầu lọc tại Nhà máy phục và và sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể được tổng công ty giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chính mà tổng công ty giao cho Nhà máy và đặc điểm kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá, Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu bao gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 9 phòng ban và 5 phân xưởng sản xuất.
2. Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của Nhà máy thuốc là Thanh Hoá được thể hiện trong sơ đồ sáu:
Gi Giám đốc
Phó giám đốc
P Phòng Kế hoạch
P Phòng tài vụ
Phòng tổ chức, nhân sự
P Phòng hành chính
Phòmg KCS
Phòmg tiêu thụ
P .Kỹ thuật cơ điện
P. Kỹ thuật công nghệ
PP Phòng thị trường
PX
Lá sợi
PX
Phụ liệu
PX
Bao cứng
PX
Bao mềm
PX
Cơ khí
Sơ đồ tổ chức của Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của Nhà máy :
Giám đốc: Chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy
Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc, thay Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt, hoặc được Giám đốc uỷ quyền.
Phòng kế hoạch: thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất dài hạn, năm, quý, tháng. Điều hành sản xuất theo kế hoạch thị trường, tham gia xây dựng kế hoạch định mức kinh tế, kỹ thuật, giá thành, thống kê và theo dõi công tác tiết kiệm.
Phòng tài vụ: thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về mặt tàI chính, kế toán của Nhà máy. Phòng có nhiệm vụ tổ chức mọi mặt hoạt động có liên quan tới công tác tài chính kế toán của Nhà máy như: tổng hợp thu chi, cộng nợ, giá thành, hoạch toán, dự toán sử dụng vốn, quản lý tiền mặt.
Phòng tổ chức nhân sự: Đây là đơn vị chuyên môn , tham mưu giúp việc cho Giám đốc có các chức năng và nhiệm vụ sau:
Công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng phương án sắp xếp bộ máy cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của Nhà máy, xây dựng nội qui, qui chế Nhà máy, quản lý cán bộ công nhân viên trong tổ chức, giải quyết các chế độ tiền lương, tiền thưởng,…
Công tác quản lý lao động: Quản lý, lưu trữ gồ sơ, bổ sung hồ sơ cán bộ công nhân viên, thực hiện các qui định của Nhà nước về BHXH, BHYT. Thực hiện các công tác tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động. Kiểm tra giám sát việc thực hiện nội qui, qui chế và công tác an toàn lao động của Nhà máy.
Phòng hành chính: thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về tất cả các công việc liên quan tới công tác hành chính trong Nhà máy, có nhiệm vụ quản lý về văn thư lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội, đối ngoại, quản lý về công tác xây dựng cơ bản và hành chính quản trị, đời sống kinh tế nhà ăn, đội xe, nhà trẻ.
Phòng kỹ thuật công nghệ: thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về công tác kỹ thuật sản xuất. Phòng có nhiệm vụ nhận chỉ thị trực tiếp của giám đốc và thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên liệu, vật liệu, nghiên cứu phối chế sản phẩm mới kể cả nội dung và hình thức phù hợp với thị hiếu, thị trường từng vùng, quản lý quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất tại Nhà máy.
Phòng kỹ thuật cơ điện: thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị, đảm bảo cung cấp điện an toàn, thường xuyên cho quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
Phòng KCS: thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về quản lý chất lượng sản phẩm, phòng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát về chất lượng nguyên liệu, vật tư. . . khi khách hàng đưa về Nhà máy, kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn trên dây truyền sản xuất, phát hiện các sai xót để khắc phục.
Phòng thị trường: thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo Nhà máy về công tác thị trường và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc. Phòng có nhiệm vụ theo dõi phân tích diễn biến thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị đại lý. Soạn thảo và đề ra các quy trình, kế hoạch, chiến lược tham gia công tác điều hành Marketing, tìm các hình thức quảng cáo sản phẩm, tham gia công tác thiết kế sản phẩm mới, tham gia triển lãm hội chợ. . .
Phòng tiêu thụ: lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, xây dựng, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy tại các thị trường. Theo dõi hoạt động của các đại lý,theo dõi các mặt hàng tiêu thụ ở từng địa phương, từ đó cung cấp thông tin cho phòng kế hoạch để đảm bảo cho sản xuất sát với yêu cầu của thị trường.
Các phân xưởng thực hiện các công đoạn sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp các hoạt động phù trợ cho sản xuất như phân xưởng lá sợi thực hiện chế biến lá thuốc thành sợi, phân xưởng bao mềm thực hiện cuốn điếu và đóng bao các sản phẩm bao mềm; phân xưởng bao cứng thực hiện cuốn điếu và đóng gói các sản phẩm bao cứng. Phân xưởng cơ khí cung cấp điện, hơi khí, nước và gia công các chi tiết phụ tùng thay thế, sửa chữa thiết bị, phân xưởng phụ liệu sản xuất bao bì và sản xuất cây đầu lọc cho sản xuất.
Bộ máy tổ chức đồng bộ và chuyên môn hoá theo chức năng nên tạo ra sự chủ động giải quyết theo chức năng, quyền hạn thuộc phạm vi đơn vị quản lý.
Tuy nhiên, với tổ chức bộ máy chuyên môn hoá theo chức năng có nhược điểm là vẫn có lúc xảy ra tình trạng phối hợp hành động giữa các bộ phận chức năng chưa thực sự thống nhất, hạn chế việc phát triển đội ngũ quản lý chung.
III. Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
1. Đặc điểm của sản phẩm .
Các sản phẩm thuốc lá bao được sản xuất trong nước có những đặc điểm sau:
Quy cách điếu thuốc, bao bì đóng gói gần như thống nhất chung trong ngành, dễ bắt chước.
Sự khác biệt của sản phẩm thể hiện thông qua nhãn hiệu, cảm nhận của người tiêu dùng về hương, vị, gout. Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ, gout, hương, vị rất khó bắt chước.
Việc đánh giá các chỉ tiêu này rât khó khăn, phụ thuộc hoàn toàn vào nhận định chủ quan thông qua cảm quan của người tiêu dùng. Vì vậy hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu là rất quan trọng.
Tâm lý người tiêu dùng là do thói quen, người tiêu dùng thường sử dụng những sản phẩm có gout phù hợp, có thể ít bị ảnh hưởng bởi mức giá. Vì vậy có thể phân khúc thị trường theo cấp loại chất lượng sản phẩm.
Theo phẩm cấp, qui định của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam về cấp loại thuốc lá điếu như sau:
Thuốc là cao cấp: Có mức giá bán từ 6000 đồng/bao trở lên
Thuốc lá trung cấp: Có mức giá bán từ 2000 - dưới 6000 đồng/ bao
Thuốc lá thấp cấp: Có mức giá bán dưới 2000 đồng/ bao
Thực tế hiện nay trên thị trường thuốc lá bao, người tiêu dùng thường phân cấp thuốc lá bao thành 5 nhóm như sau:
Thuốc lá đen: Là loại thuốc lá điéu không có đầu lọc, đóng bao mềm, sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng rất thấp, giá bán hiện nay khoảng dưới 1000 đồng/ bao.
Thuốc lá thấp cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao mềm và có cả bao hộp cứng, sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng thấp có mức giá bán thấp, hiện nay khoảng từ 1000 - 2000 đồng/bao.
Thuốc lá trung cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng trung bình, có mức giá bán trung bình, hiện nay từ 2000 - 6000 đồng/ bao
Thuốc lá cao cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng cao, có mức giá bán cao, hiện nay khoảng từ 6000 - 10.000 đồng/ bao
Thuốc lá đặc biệt cao cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng rất cao, mức giá bán rất cao khoảng từ 10.000 đồng/ bao trở lên
Để sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm trên, có thể dùng các nguồn lực riêng biệt cho từng nhóm, hoặc có thể sử dùng một số nguồn lực, nhưng thị trường hoặc phân khúc thị trường khác nhau cho các nhóm khác nhau.
2. Cơ sở hạ tầng.
Thiết bị sản xuất của Nhà máy bao gồm: dây chuyền chế biến lá sợi công suất 245 triệu bao/năm, do hãng GBELEED của Anh chế tạo, đây là dây chuyền áp dụng công nghệ chế biến hiện đại, tuy nhiên chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ. Hiện nay mới khai thác được 86% công suất thiết kế. So với trình độ về thiết bị chung của ngành thì đây là một lợi thế của Nhà máy về thiết bị so với một số Nhà máy khác còn chưa có hoặc có thiết bị chế biến lá lợi nhưng còn lạc hậu, thô sơ và thủ công, bởi đây là công đoạn có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm. Các thiết bị cuốn điếu đóng bao có công suất 211 triệu bao/năm. Trong đó có 2 máy đóng bao cứng, 1 máy cuốn điếu ghép đầu lọc tương đối hiện đại, số còn lại đều đã cũ kỹ và lạc hậu, đây cũng là tình trạng thiết bị cuốn điếu, đóng bao chung của ngành thuốc lá Việt Nam.
Năng lực sản xuất của Nhà máy hiện nay là 211 triệu bao thuốc lá các loại trong đó sản phẩm bao cứng là 77 triệu bao, sản phẩm bao mềm là 124 triệu bao. Hiện tại Nhà máy mới khai thác được 55% công suất thiết bị. Một số thiết bị cuốn điếu, đóng bao đã cũ và xuống cấp nhiều, phụ tùng thay thế hàng gốc không có do họ đã thay đổi máy hoặc chuyển sang sản xuất kinh doanh lĩnh vực khác. Do nguồn vốn hạn chế và khó khăn trong vấn đề giải quyết lao động dôi dư sau đầu tư nên việc đầu tư, nâng cấp thiết bị rất khó khăn.
Quy trình sản xuất phù hợp với trình độ thiết bị tự động hoá với trình độ chưa cao. Hiện nay trên thế giới trình độ thiết bi tự động hoá rất cao, với đầu vào là nguyên liệu thô (là thuốc chưa sơ chế), sau khi được tự động chế biên trên một dây chuyền tự động hoàn toàn đầu ra là sản phẩm thuốc lá điếu hoàn chỉnh bao bì, đóng gói.
Việc bố trí thiết bị cuốn điếu, đóng bao theo loại sản phẩm: bao cứng, bao mềm có lợi là chuyên môn hoá được theo sản phẩm, nhưng lại không phát huy được công suất thiết bị, vì xu hướng giảm sản lượng bao mềm, tăng sản lượng bao cứng. Hiện nay thì có thể các máy cuốn điếu ở phân xưởng bao cứng không đáp ứng đủ, trong khi ở phân xưởng bao mềm lại không có việc làm.
3. Nguồn nguyên liệu.
Nguyên liệu là yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Không có nguồn nguyên liệu, không thể đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh liên tục. Nguồn nguyên liệu không cung cấp kịp thời, đồng bộ dẫn đến sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Không có sản phẩm để bán, không có doanh thu để bù đắp chi phí tất yếu sẽ không có lợi nhuận. Điều này lói lên rằng: tạo nguồn nguyên liệu trong doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng
Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá sử dụng 2 nguồn nguyên liệu chính:
Nguồn trong nước: Nhà máy thu mua thuốc lá từ các địa phương, sau đó tự phối chế thành các cấp nguyên liệu có phẩm chất theo yêu cầu của mỗi loại thuốc. Nguồn này giá rẻ, dễ thu mua, hơn nữa Nhà máy có khả năng tự nghiên cứu và đưa ra các giống thuốc lá mới có năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu cao hơn.
Nguồn ngoại nhập: do đặc thù nước ta có những điều kiện thuận lợi để sản xuất thuốc lá nguyên liệu nhưng do nhiều nguyên nhân mà Nhà máy vẫn phải nhập nguyên liệu. Thuốc lá điếu là sự kết hợp của nhiều chủng loại nguyên liệu từ nhiệu vùng Nhà nước bổ sung lẫn nhau, nhằm hạn chế nhược điểm của từng loại nguyên liệu , nhất là nguyên liệu chất lượng cao. Giá của các loại nguyên liệu này khá cao như sợi của Singapor giá tại thời điểm tháng 6 năm 2001 là 160.000đồng/1 kg sợi. Giá nguyên liệu cao làm cho giá thành sản phẩm cao, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ và không tạo ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm của Nhà máy.
Tình hình trên cho thấy việc phát triển nguồn nguyên liệu thuốc lá trong nước là rất cần thiết. Nguồn nguyên liệu ngoại nhập gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì nguồn nguyên liệu này không ổn định và đặc biệt là giá rất cao. Nếu nguồn nguyên liệu ngoại nhập đó được cung cấp từ nguồn trong nước thì không những Nhà máy có thể chủ động mua nguyên liệu mà còn hạ thấp được giá thành của sản phẩm, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay, Nhà máy đang có chủ trương tiến tới thay thế một phần nguyên liệu ngoại nhập bằng cách nhập khẩu và lai tạo giống cây thuốc mới.
4. Tình hình tài chính.
Những năm trước đây, do để có nguồn vốn đầu tư dây chuyền chế biến lá sợi và đầu tư các thiết bị cuốn điếu, đóng bao Nhà máy đã phải vay vốn Ngân hàng và các đối tượng khác hàng trăm tỷ đồng. Vì vậy, chi phí cho sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh là rất cao, mỗi năm Nhà máy phải trả lãi vay từ 25 tỷ đến trên 30 tỷ đồng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
Giá thành sản phẩm cao dẫn đến phải định giá bán sản phẩm cao, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Không có khả năng đầu tư lớn cho thị trường như: quảng cáo, khuyến mãi, khuyếch trương.
Việc đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới với chất lượng cao bị đình trệ do thiếu kinh phí.
Hiện nay, do nền kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục và ổn định, lạm phát thấp Nhà nước có thể kiềm chế được lạm phát, từ đó mức lãi suất tiền vay ngân hàng và các đối tượng khác đã giảm đi rất nhiều, đã tạo cho Nhà máy có vốn sản xuất kinh doanh với cho phí sử dụng vốn thấp hơn trước đây.
Trong 3 năm trở lại đây, Nhà máy đã tổ chức lại hệ thống hoạch toán kế toán trên cơ sở áp dụng tin học vào quản lý đã cho phép việc hoạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng, chính xác với định kỳ hàng tháng thay vì hàng quý trước đây. Hệ thống này còn cho phép tạo lập các báo cáo quản trị về tài chính, hàng tồn kho, công nợ, các khoản nợ đến hạn, quá hạn, kỳ luân chuyển vốn, kỳ thu nợ. . . đồng thời có những dự báo kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo để lãnh đạo có cơ sở ra các quyết định quản lý.
Tổng tài sản của Nhà máy qua các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là 122,9
Tỷ đồng; 103,3 tỷ đồng và 140,7 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ROA đạt được trong các năm 2002, 2003, 2004 của Nhà máy lần lượt là 16,54%; 18,88% và 22,08%. Các chỉ tiêu khác đánh giá về cơ cấu vốn, mức độ tự chủ về tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản. . . trong các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng: Các chỉ tiêu tài chính từ 2002 - 2004
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
1
Tỷ trọng tài sản cố định
%
35,81
32,02
26,03
2
Tỷ trọng hàng tồn kho
%
32,38
36,9
38,24
3
Tỷ trọng các khoản phải thu
%
20,21
19,04
19,23
4
Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên
%
54,5
52,11
47,6
5
Tỷ trọng nợ ngắn hạn
%
46,3
48,69
52,43
6
Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu
%
53,69
51,31
47,11
7
Tỷ trọng nợ phải trả
%
46,31
48,96
52,89
8
Tự chủ tài chính
%
98,51
98,5
98,97
9
Tự chủ tài trợ dài hạn
%
149,9
159,7
181,0
10
ổn định tài trợ dài hạn
%
154,1
162,2
182,9
11
Vòng quay vốn
Vòng
14,92
16,7
19,28
12
Hiệu quả kinh tế sử dụng tài sản
Lần
0,89
0,91
1,01
13
Mức sinh lợi kinh tế ROA
%
16,54
18,88
22,08
14
Mức sinh lợi tài chính
%
1,89
1,96
2,44
( Nguồn: Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá )
Nhận xét: Vòng quay vốn tăng dần lên, trong khi giá trị tồn kho cũng tăng thể hiện doanh thu bán hàng tăng và kỳ thu tiên bán hàng giảm. Nói cách khác hiệu quả bán hàng tăng lên.
Tuy nhiên, tỷ trọng nợ ngắn hạn/tổng vốn ngày càng tăng lên, năm 2002 là 46,3%, năm 2003 là 48,69% và năm 2004 là 52,43% điều này chứng tỏ gánh nặng trả lãi ngày càng cao do phải huy động vốn vay nhiều hơn. Điều này thể hiện khả năng tài chính của Nhà máy còn hạn hẹp và nếu có nhu cầu đầu tư cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ hay nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới còn nhiều khó khăn.
Bảng: Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2002 - 2005 của Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT tỷ đồng
2002
2003
2004
2005
Tăng
trưởng bq(%)
1
Giá trị TSL( giá trị cố định)
Tỷ đồng
206,5
234,74
276,52
310,38
16,8
2
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
274,99
321,37
330,81
362,47
16,5
Doanh thu SX công nghiệp
Tỷ đồng
215,18
241,74
275,47
322,01
16,5
3
Lợi nhuận
Tỷ đồng
1,311
1,572
3,010
1,515
64,1
4
Sản lượng SP tiêu thụ
Triệu bao
80,23
95,87
106,98
113,2
13,7
Trong đó : đầu lọc
Triệu bao
78,7
94,56
105.98
112,4
14,3
5
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
99,08
107,10
138,21
144,01
13,9
6
Tổng số lao động
Người
920
1.040
1.080
1.115
-
7
Thu nhập bình quân/tháng
1000 đồng
1.125
1.262
1.237
1.360
9,3
( Nguồn : Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá )
Nhận xét:
Sản lượng tiêu thụ: Mức tăng trưởng sản lượng hàng năm trên 13,7% là tương đương với mức tăng trưởng của ngành và của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Giá trị tổng sản lượng và doanh thu hàng năm đều tăng. Tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng và doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng sản lượng thể hiện xu hướng tăng dần các loại thuốc lá trung cấp và cao cấp.
Nộp ngân sách bình quân tăng 13,9%/ năm, là đơn vị có mức nộp ngân sách lơn nhất tỉnh Thanh Hoá.
Lợi nhuận tăng trưởng hàng năm khá cao, song tuyệt đối thì không lớn và chưa tương xứng với sản lượng tiêu thụ cũng như tiềm năng của Nhà máy.
Là một đơn vị có mức thu nhập bình quân/người /tháng cao tại địa phương, mức tăng trưởng thu nhập khá. Song nếu so với các đơn vị trong Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam vẫn nằm trong nhóm đơn vị có thu nhập thấp.
Mặc dù có được kết quả kinh doanh tăng dần theo các năm chứng tỏ Nhà máy đã có được các điều kiện thuận lợi để phát triển. Nhưng bên cạnh đó cũng có những yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá.
Phần II
Tình hình hoạt động quản trị nhân lực của Nhà máy.
1/ Cơ cấu và đặc điểm nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để tạo ra sự phát triển cho bất cứ một doanh nghiệp nào. Đối với Nhà máy trong từng giai đoạn phát triển có số lượng và chất lượng lao động khác nhau. Trước những năm 1990 lực lượng lao động của Nhà máy tăng nhanh do sản xuất chủ yếu lúc này là thủ công, người lao động cần có bàn tay khéo léo và sự hăng say, nhiệt tình tạo ra sản phẩm. Sau năm 1990, Nhà máy đầu tư các thiết bị chế biến sợi, cuốn điếu đóng bao tương đối hiện đại, yêu cầu về lao động không những khéo léo nhiệt tình là chưa đủ mà phải có trình độ tay nghề cao, được qua đào tạo để làm chủ thiết bị.
So sánh cơ cấu lao động của Nhà máy với ngành và của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thì tỷ lệ lao động có trình độ Đại học, cao đẳng, trung cấp, thợ bậc cao chiếm tỷ lệ cao hơn. Hay có thể nói mức độ lành nghề của lực lượng lao động trong Nhà máy không thua kém mức độ chung của ngành hay của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Bảng: Lao động và cơ cấu lao động
ĐVT: Người
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
I/ Tổng số lao động bình quân
1.030
1.054
1.042
1.080
1.115
Trong đó: Nữ
465
469
474
485
499
- Trực tiếp
921
941
935
968
1.026
- Gián tiếp
109
113
113
103
89
II/ Cơ cấu lao động
1. Theo trình độ
- Trên đại học
3
3
- Đại học
67
72
70
67
69
- Cao đẳng
13
11
14
12
7
- Trung cấp
17
19
18
14
9
- Chưa qua đào tạo
12
11
11
7
1
2. Công nhân trực tiếp sản xuất
- Bậc 1
13
49
- Bậc 2
14
42
37
15
13
- Bậc 3
383
377
399
465
409
- Bậc 4
276
264
235
219
268
- Bậc 5
189
193
189
191
193
- Bậc 6
59
65
69
74
76
- Bậc 7
Bậc thợ bình quân
2,38
2,39
2,42
2,45
2,86
III/ Lao động phân theo tuổi
1. Từ 30 tuổi trở xuống
177
146
132
164
174
2. Từ 31 đến 35 tuổi
186
165
154
147
116
3. Từ 36 đến 40 tuổi
382
309
340
294
206
4. Từ 41 đến 45 tuổi
207
329
303
340
378
5. Từ 46 đến 50 tuổi
48
56
70
92
186
6. Từ 51 đến 55 tuổi
27
45
39
31
36
7. Từ 55 tuổi trở lên
3
4
4
12
19
Tuổi bình quân
38,75
38,92
39,15
39,21
39,24
Cán bộ lãnh đạo của Nhà máy trong những năm vừa qua đã được mạnh dạn trẻ hoá. Đội ngũ lãnh đạo của Nhà máy đều có tư cách, đạo đức tốt, có khả năng tập hợp lực lượng quần chúng đoàn kết thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, kể cả những lúc Nhà máy đang gạp những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, là những người có năng lực, trình độ và sức khoẻ tốt, năng động, thích ứng với cơ chế thị trường đầy biến động, đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, trong cơ chế thị trường, vì vậy có khả năng ứng phó linh hoạt, nhạy bén với các tình huống.
Đội ngũ công nhân viên quản lý của Nhà máy đều được đào tạo cơ bản từ các trường Đại học trong nước và nước ngoài, thường xuyên được cập nhật thông tin qua các lớp huấn luyện nghiệp vụ, các khoá đào tạo Đại học, sau đại họ, chuyên đề, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu, họ đã làm việc lâu năm trong ngành và đã được tham gia nhiều lớp tập huấn về công nghệ chế biến thuốc lá.
Nhà máy đã thực hiện tốt một số chính sách nhằm khuyến khích công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao trong công việc được giao như: phân phối tiền lương theo chức năng công việc kết quả công việc của từng người đảm nhận, thưởng cho các cá nhân làm việc có tích cực, sáng tạo, hiệu quả cao.
Tuy nhiên, do là doanh nghiệp Nhà nước nên trong phân phối quỹ tiền lương vẫn chưa thể thực sự trả cho những người có trình độ, tay nghề cao, đóng góp lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Vì vậy chưa thu hút được những người có chuyên môn giỏi, tay nghề cao về Nhà máy, nhất là lực lượng lao động trẻ được đào tạo chính qui theo những ngành nghề mà Nhà máy đang cần. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên đang còn rất kém.
Hiện nay, lực lượng lao động dôi dư nhiều, việc đầu tư thiết bị những năm trước để lại vẫn chưa giải quyết được, tuổi lao động bình quân cao khó đào tạo, chuyển đổi ngành nghề mới, chính sách động viên cho số lượng lao động dôi dư về nghỉ chế độ của Nhà máy về vật chất hoặc chuyển công tác khác nhưng hầu như có rất ít người chấp nhận. Những đối tượng xin chuyển công tác thường là những người có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao mà Nhà máy đang cần.
2. Các hoạt động quản trị nhân lực của Nhà máy.
2.1. Công tác tiền lương.
* Quy chế trả lương tại nhà máy.
Thực hiện Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ vào công văn số 4320/LĐTB-XH ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động thương binh xã hội về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá tiến hành xây dựng quy chế trả lương với những nội dung sau:
+ Thu nhập hàng tháng của công nhân viên không cố định mà có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào năng suất lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
+ Những người trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm áp dụng trả lương theo định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm.
+ Những người không trực tiếp làm ra sản phẩm làm việc theo thời gian được trả 100% lương cấp bậc chức vụ, và cấc khoản phụ cấp theo nghị định 26/CP.
a. Trả lương chi khối hưởng lương gián tiếp.
+ Đối tượng áp dụng:
Lãnh đạo nhà máy.
Công nhân viên phòng ban, ban quản đốc.
Đội xe.
Nhân viên phục vụ.
Y bác sĩ nhà máy.
áp dụng trả lương thời gian cho các đối tượng này vì công việc không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ được, bởi tính chất công việc không thể đo lường kết quả một cách chính xác.
+ Tiền lương mỗi người nhận được sẽ được tính như sau:
TLtt = TLCB + PCTN
Trong đó:
- TLtt : Tiền lương thực tế mà mỗi người nhận được trong tháng.
TLCB : Tiền lương cơ bản của người lao động trong 1tháng được tính dựa trên lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng
Ta có : TLCBT
TLCBN =
n
TLCB = TLCBN x Ntt
Trong đó:
TLCBN : Tiền lương cấp bậc ngày.
TLCBT : Tiền lương cấp bậc tháng.
n =22 : Số ngày chế độ
Ntt : Số ngày làm việc thực tế trong tháng.
- PCTN : Tiền lương phụ cấp chức vụ và trách nhiệm.
TLmindn
PCTN = x Ntt x Htn
24
Trong đó: - TLmindn: Tiền lương tối thiểu doanh nghiệp.
- Htn : Hệ số trách nhiệm.
+ Ngoài ra quản đốc, phó quản đốc 3 phân xưởng sau được hưởng thêm phụ cấp độc hại là: phân xưởng sợi, phân xưởng bao cứng, phân xưởng bao mềm.
Khi đó: TLtt = TLCB + PCTN + PCĐH
Trong đó : PCĐH là tiền lương phụ cấp độc hại.
b. Trả lương đối với lao động trực tiếp sản xuất.
Để khuyến khích công nhân tích cực sản xuất, làm việc năng suất, chất lượng đồng thời đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá. Nhà máy đã áp dụng cách tính lương sau:
Tiền lương = Đơn giá x Số lượng sản phẩm làm ra trong tháng
Đây là cách tính lương đã được cải tiến theo qui định của Nhà nước nhưng thực chất nó không thay đổi nhiều so với cách tính lương trước đây. Dựa vào cách tính theo sản phẩm làm ra nên hạn chế được tính ì và dựa dẫm của người lao động. Nó khuyến khích người lao động làm việc, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, phân phối thu nhập công bằng đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy ngày càng hiệu quả.
2.2. Công tác tuyển dụng lao động, điều chuyển cán bộ công nhân viên.
a. Công tác tuyển dụng lao động.
Hàng năm vào cuối quí IV, căn cứ vào kế hoạc phát triển sản xuất kinh doanh của Nhà máy, các bộ phận sẽ đề xuất nhu cầu tuyển dụng về phòng tổ chức bảo vệ. Sau đó phòng tổ chức bảo vệ sẽ lập kế hoạch tuyển dụng, thông báo tuyển dụng để những người có khả năng và có nhu cầu làm việc đến nộp hồ sơ và tham gia thi tuyển.
Phòng tổ chức nhân sự sẽ nhận hồ sơ, kiểm tra phân loại, lập danh sách ứng viên đủ tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển và báo cáo Giám đốc về kế hoạch tuyển dụng.
Đối với kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật: Tuỳ theo nhiệm vụ và chức danh công việc của Nhà máy yêu cầu các trưởng phòng ban chức năng có liên quan đến chức danh công việc đó cùng với Phó giám đốc sẽ kết hợp gặp gỡ, phỏng vấn các ứng viên và đưa ra các kết quả đánh giá.
Đối với công nhân kỹ thuật: Các ứng viên sẽ phải trải qua 2 phần thi là kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành, kết quả đánh giá cả 2 lần kiểm tra đều phải đạt điểm tối thiểu là 5/10 trở lên.
Phòng tổ chức nhân sự sẽ thông báo kết quả tuyển dụng . Sau khi thông báo kết quả tuyển dụng đến các thí sinh tham gia dự tuyển, bước tiếp theo là ký kết hợp đồng lao động.
Bước 1: Ký hợp đồng lao động thử việc được qui định cụ thể như sau: Kỹ sư, cử nhân là 2 tháng; Cán sự, công nhân kỹ thuật , lao động phổ thông, nhân viên, lao động khác thời gian thử việc là 1 tháng.
Bứôc 2: Ký hợp đồng lao lao động chính thức : Saukhi kết thúc thời gian thử việc người lao động tự nguyện làm đơn gửi Giám đốc Nhà máy xin ký hợp đồng lao động sau khi đã có ý kiến nhận xét của trưởng bộ phận quản lý người lao động thử việc và các bộ phận có liên quan.
Nhà máy có qui định ưu tiên với các ứng viên là người nhà của cán bộ công nhân viên đang làm việc tại công ty.
b/ Điều chuyển cán bộ công nhân viên.
Để đảm bảo sự hoạt động của Nhà máy, trong quá trình làm việc cán bộ công nhân viên có thể được điều động thuyên chuyển sang làm các công việc khác nhưng Nhà máy vẫn đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Cán bộ công nhân viên có thể được điều chuyển từ Nhà máy lên Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, hoặc điều chuyển cán bộ trong nội bộ Nhà máy như: từ các phân xưởng lên các phòng ban, từ quản lý thị trường này sang quản lý thị trường khác hoặc là từ phòng ban này sang phòng ban khác. Việc điều động này tuỳ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng và năng lực của người lao động để họ có khả năng phát huy hết khả năng và năng lực của họ trong công việc được giao. Việc luân chuyển cán bộ, nhân viên trong Nhà máy giúp cho họ luôn phải học hỏi và nâng cao kiến thức của mình để phù hợp hơn với yêu cầu của công việc mới.
2.3. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề mà bất cứ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải quan tâm đến. Đối với Nhà máy thuốc lá là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì vấn đề đào tạo nghiệp vụ và chuyên môn cho người lao động là cần phải được coi trọng, và Nhà máy luôn đề cao vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để có một đội ngũ lao động quản lý có chất lượng và lao động sản xuất tiên tiến. Hàng năm Nhà máy đều mở, tổ chức các lớp đào đạo nghiệp vụ , tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy, các lớp đào tạo chủ yếu là:
Các lớp đào tạo nâng bậc cho công nhân sản xuất.
Các lớp về vận hành nâng hàng, vận hành thiết bị…
Các lớp tập huấn về an toàn vệ sinh, phòng chốn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC264.doc