Báo cáo Thực tập tại Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá

nhà máy thuốc lá thanh hoá I . đặc điểm, tình hình hoạt động của nhà máy 1. Vị trí : Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, là thành viên của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam . Nhà máy có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Tên giao dịch quốc tế : Thanh hoa Lotus Tobacco Factory, gọi tắt lá Lotaba. Quyết định thành lập số 807/TTg, ngày 08/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Trụ sở chính : Thị trấn Hà Trun

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g -Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá. - Diện tích khu sản xuất chính : 33.286 m2, đông giáp khu dân cư xã Hà Phong, Tây giáp quốc lộ 1A, Nam giáp Sông Mã, Bắc giáp trường cấp 1,2,3. Điện thoại : 037.624.448 Fax: 037.624.444 2) Qui mô sản xuất của Nhà máy: Nhà máy có qui mô sản xuất lớn, sản xuất sản phẩm hàng loạt trên các dây truyền hiện đại của Anh, Pháp, Đức, Tiệp khắc, Trung Quốc. - Giá trị TSCĐ nguyên giá 123.334.000.000đ. Giá trị TSCĐ còn lại 43.470.871.000đ. Vốn cố định 56.378.077.000đ Vốn lưu động 10.612.805.000đ 3) Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy Nhà máy có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và tiêu thụ thuốc lá điếu bao gồm các mác Bông sen Blue Bird ( menthol) Blue Bird ( nhủ) Lotaba. Blue River (đỏ) Blue River men thol Hàm Rồng. Caravan Kings. Lason. Hạnh phúc Lam sơn. Midseven (Liên doanh với tập đoàn JT-Nhật bản) 4) Thị trường chính hiện nay của Nhà máy Hải Phòng Quảng Ninh Hà Bắc Thanh Hoá Các tỉnh miền trung. 5) Cơ cấu tổ chức của Nhà máy +) Giám đốc Nhà máy : Đồng chí : Trịnh Văn Ngạn do Chủ tịch HĐQT Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, điều hành chung. +) Phó giám đốc : Đồng chí Lê Hồng Ngữ do Tổng giám đốc bổ nhiệm, là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Nhà máy theo phân công của giám đốc. +) Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Nhà máy, có các quyền và nhiệm vụ theo qui định của pháp luật. +) Gồm 9 phòng chức năng, chuyên môn và 5 phân xưởng sản xuất : Biểu 1: Cơ cấu tổ chức quản lý ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá 6) Tổ chức Đảng bộ Nhà máy Đảng bo Nhà máy trực thuộc Tỉnh uỷ Thanh Hoá Tổng số Đảng viên : 450 đồng chí Ban chấp hành : 15 đồng chí (Đồng chí bí thư chuyên trách). Có 14 chi bộ trực thuộc Đảng bộ, chi bộ gắn với phòng, phân xưởng. Đảng bộ Nhà máy được quyền quyết định kết nạp, khai trừ Đảng viên. 7) Quá trình hình thành và phát triển Cách đây 36 năm (12/6/1966) tại xã Vĩnh hoà, huyện Vĩnh lộc, xí nghiệp thuốc lá Cẩm lệ, tiền thân của Nhà máy thuốc lá Thanh Hóa ra đời. Đó là một sự kiện có ý nghĩa và đáng ghi nhớ trong bước đường phát triển của nền công nghiệp địa phương Thanh Hóa. Thời kỳ mới thành lập, Nhà máy chỉ có 120 cán bộ, công nhân và một số cán bộ kỹ thuật. Thiết bị chỉ có 02 máy cuốn và 01 máy thái cũ kĩ do Nhà máy thuốc lá Thăng Long san sẻ, lao động chủ yếu bằng thủ công. Mỗi năm sản xuất được từ 12 đến 14 triệu bao thuốc lá các loại. Thu bồn, Sầm sơn là hai sản phẩm thuốc lá đầu tiên của nhà máy. Có thể nói sản phẩm làm ra ở thời kỳ chiến tranh ác liệt có ý nghĩa nhiều về chính trị hơn là về kinh tế. Ngày ấy mỗi gói thuốc đến với người chiến sĩ quân đội, công an, thanh niên xung phong và các lực lượng đang làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, hoặc chia sẽ phân phối cho các gia đình chính sách cần ưu tiên trong các dịp lễ, tết đều trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng. Sau thời kỳ chiến tranh và cả nước Việt nam thống nhất, đến năm 1978, để phù hợp với xu thế phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ mới, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho Nhà máy di chuyển về vùng Đò lèn, huện Hà Trung. Từ đấy đến nay Nhà máy thuốc lá Thanh Hóa mới thực sự có sự thay đổi toàn diện, lớn lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong những năm đầu của thập kỷ 80, Nhà máy đã phát triển vượt bậc và trở thành một trong những Nhà máy có qui mô sản xuất và mức đóng góp ngân sách lớn nhất tỉnh Thanh Hóa. Bằng quyết tâm nỗ lực cao, tập trung mọi nguồn lực, năm 2002 Nhà máy thuốc lá Thanh Hóa đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt nam cấp chứng nhận. Nhà máy thuốc lá Thanh hóa là đơn vị đầu tiên của ngành thuốc lá cả nước được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho hệ thống quản lý chất lượng. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành Nhà máy đã có quá trình thay đổi tổ chức và tên gọi như sau : + Tháng 11/1984 Nhà máy đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp thuốc lá Thanh Hoá, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá. + Tháng 12/1992 đổi tên thành Công ty thuốc lá Thanh Hoá, trực tuộc UBND tỉnh Thanh Hoá. + Tháng 12/1995 trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam . + Tháng 4/1996 đổi tên thành Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá . 8) Đặc điểm sản phẩm thuốc lá của nhà máy Hiện nay nhiều sản phẩm của nhà máy như mác thuốc thuốc Bông Sen, Blue Rive, ... đang đứng vững được trên thị trường, cạnh tranh được với nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong cả nước. Sản phẩm thuốc lá của nhà máy ngày nay được sản xuất ra với bao bì mẫu mã và in ấn đẹp hơn, chất lượng sản phẩm bên trong điếu thuốc cũng nâng lên rõ rệt, đó là nhờ sự tiến bộ trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trong nhiều năm qua. Chất lượng sản phẩm của nhà máy trong 39 năm qua chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, trong đó những nhân tố kỹ thuật về chất lượng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào và kiểm tra chất lượng sản phẩm đá đóng góp phần lớn cho chất lượng sản phẩm của nhà máy. Nguyên vật liệu chính sản xuất thuốc lá của Nhà máy là lá thuốc lá. Lá thuốc lá của Nhà máy có nguồn gốc xuất xứ ở nhiều nơi khác nhau (cả ở trong nước và nước ngoài) đồng thời cũng đa dạng về chủng loại (ví dụ như là Ngân Sơn C1LM, là Krongpa C4A , là Thanh Hoá C3LM,. . .) Lá thuốc của Nhà máy được sử dụng từ 2 nguồn: Tự sản xuất và Nhập ngoài. Về tự sản xuất, Nhà máy thành lập các vùng nguyên liệu, cung cấp vốn, phân bón, máy móc, kỹ thuật cho nông dân gieo trồng. Sau đó mua lại toàn bộ lá thuốc này của nông dân. Về mua ngoài, Nhà máy chủ yếu mua ở các nhà máy nguyên vật liệu phía Bắc trực thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt nam, phần còn lại mua của nước ngoài, chủ yếu là của Anh và Trung Quốc. Trong sản xuất thuốc lá, chất lượng lá thuốc lá yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của thuốc lá điếu. Do vậy việc thu mua lá thuốc đúng chất lượng và việc phân cấp công nghiệp chất lượng lá thuốc trước khi đưa vào sản xuất là đặc biệt quan trọng. Trong 8 năm trước đây do yêu cầu và đòi hỏi về chất lượng thuốc lá trên thị trường chưa cao nên khi lá thuốc nhập về thì không phải phân cấp lại chất lượng lá thuốc mà đưa ngay vào sản xuất. Ngày nay những yêu cầu và đòi hỏi về chất lượng thuốc lá đang được đặt lên hàng đầu, điều đó đã buộc Nhà máy hình thành nên bộ phận phân cấp lá thuốc với nhiệm vụ là đưa lá thuốc về đúng cấp chất lượng, loại bỏ tạp vật, mốc, hư hỏng, làm tơi xốp kiện lá thuốc giúp cho quá trình lên men được tốt hơn, tạo sự đồng đều cho cấp loại nguyên liệu đưa vào sản xuất, làm ổn định chất lượng. Hiện nay trong phân cấp lá thuốc, khó khăn lớn nhất của Nhà máy là công nhân của Nhà máy chưa đáp ứng được yêu cầu phân thành 18 mức chất lượng lá thuốc do phòng Công nghệ Nhà máy đưa ra, mà nguyên nhân chính là do công nhân chưa thể làm quen và nắm bắt ngay được với kiến thức phức tạp, rất khó của công tác phân cấp công nghiệp, chưa có đủ lượng thời gian cần thiết để học hỏi và rút ra kinh nghiệm trong phân cấp lá thuốc. Trong khi đó trước đòi hỏi của chất lượng và cạnh tranh, tiến tới nhà máy sẽ phải áp dụng phân cấp chất lượng thành 40 cấp do Tổng Công ty Thuốc lá Việt nam đặt ra (Theo tiêu chuẩn phân cấp chất lượng của Mỹ). Đây trở thành một bài toán khó trong quản lý chất lượng của Nhà máy thời gian tới. Về phụ liệu sản xuất thuốc lá của Nhà máy cũng rất đa dạng về chủng loại (khoảng 40 loại), chẳng hạn như Hương liệu, đầu lọc, nhãn, bạc, bóng kính, keo dán. . . Các phụ liệu này cũng được Nhà máy sử dụng từ 2 nguồn: Tự sản xuất và mua ngoài. Trong đó mua ngoài là chính. Tất cả nguyên vật liệu và sản phẩm thuốc lá điếu của Nhà máy có đặc điểm, tính chất là dễ hút ẩm, dễ mốc, dễ mất mùi và khó bảo quản lâu. Do vậy công tác bảo quản nguyên vật liệu, thuốc lá điếu và thuốc lá bao của Nhà máy rất được quan tâm và chú trọng, Nhà máy đã đầu tư xây dựng nhiều các lò sấy, các kho bảo quản trong tất cả các công đoạn sản xuất từ đầu vào đến đầu ra của quy trình sản xuất. Các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm của nhà máy đặc biệt phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ từ năm 1980 đến năm 1987, do phòng công nghệ của nhà máy đảm nhiệm. Đóng góp của phòng công nghệ trong thời kỳ này bắt đầu từ việc cho ra đời nhiều hương liệu thuốc lá nổi tiếng như Bông Sen, Lotaba, .... do các kỹ sư hoá chất của phòng tự nghiên cứu và chế tạo. Điều này tạo nên một bước đi mạnh mẽ, sáng tạovà mang tính đặc thù trong chất lượng sản phẩm của nhà máy. Tiếp theo thời kỳ này phòng công nghệ tiếp tục nghiên cứu sâu đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, các định mức kỹ thuật liên quan đến chất lượng, đến môi trường,... tạo nên một bộ tiêu chuẩn chất lượng hoàn chỉnh cho nhà máy, làm cơ sở cho công tác kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm của nhà máy. Song song với các tiêu chuẩn kỹ thuật, từ năm 1988 đến nay nhà máy đã không ngừng đầu tư chiều sâu về máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng trong các phân xưởng làm cho chất lượng sản phẩm trong nhà máy tăng lên rõ rệt. Các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng, sự tiên tiến của máy móc thiết bị cộng với sự kiểm tra chất lượng sản phẩm hết sức chặt chẽ đã trở thành 3 dễ cây lớn giữ cho chất lượng sản phẩm của nhà máy được đảm bảo và không ngừng nâng cao. Tuy nhiên trong thời kỳ cạnh tranh mới, nhà máy cho rằng 3 dễ cây này chỉ là cơ sở nền tảng giúp nhà máy tồn tại được trong năm qua nhờ đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngày nay để có thể cạnh tranh được, chất lượng sản phẩm không những được đảm bảo mà còn cần phải được cải tiến nâng cao, mọi hoạt động quản lý chất lượng của nhà máy không thể chỉ giới hạn ở máy móc, tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm mà cần phải mở rộng đến yếu tố con người, phương pháp, phải tập trung vào chi phí, đặc biệt là chi phí ẩn. Vì vậy trong 3 năm qua nhà máy đã bắt đầu thực hiện các phương pháp quản lý chất lượng mới. Điều này đã mang lại hiệu quả, thắng lợi bước đầu cho nhà máy, giúp cho nhà máy đứng vững hơn trong thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Cũng như các sản phẩm khác trong sản xuất thuốc lá để đánh giá được chất lượng sản phẩm xem có đạt tiêu chuẩn hay không người ta phải dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. ở nhà máy, trong quá trình nghiên cứu và tham khảo hệ thống chỉ tiêu của Trung Tâm đo lường, của các doanh nghiệp trong và ngoài nước,phòng công nghệ đã tự xây dựng lên một bộ tiêu chuẩn các chỉ tiêu chất lượng hoàn chỉnh ,chi tiết cho mọi công đoạn, công việc thuộc quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá. Các chỉ tiêu này được kiểm tra chủ yếu bằng 2 phương pháp chính là bằng các thiết bị đo và bằng phương pháp cảm quan của công nhân, cán bộ QLCL và phòng Công nghệ. Biểu 2: Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hoá. STT Chỉ tiêu Đơn vị Mức 1 Độ ẩm %KL 11 2 Tỷ lệ sạn cát %KL 1,47 3 Hàm lượng Protein %KL 10,57 4 Hàm lượng Nicotin g % 1,7 5 TSBT nấm men mầu BT/g Không Biểu 3: Các chỉ tiêu kỹ thuật. STT Chỉ tiêu Đơn vị Mức tiêu chuẩn 1 Chiều dài cả điếu thuốc Mm 83±0,5 2 Chiều dài phần điếu có sợi Mm 61±0,5 3 Chiều dài phần đầu lọc mềm Mm 22±0,5 4 Đường kính điếu thuốc Mm 7,83±0,05 5 Đường kính đầu lọc Mm 7,78 6 Trọng lượng điếu thuốc Gr 0,99 7 Trọng lượng 25 điiêú thuốc Gr 24,53±0,25 8 Độ thuỷ phần trong sợi % 12,5±0,5 9 Trọng lượng đầu lọc và giấy/điếu Gr 0,229 10 Trọng lượng sợi thuốc/điếu Gr 0,77 11 Độ thông thoáng của thuốc Mm WG 100-125 12 Độ hở poly bao Mm WG 150 Trong kiểm tra CLSP, công nhân và các cán bộ KCS của nhà máy sử dụng chủ yếu các phương pháp cảm quan là chính. Điều này là do việc đầu tư về máy móc thiết bị đo của nhà máy hạn chế (tốn kém) và cũng một phần do đặc thù CLSP thuốc là phụ thuộc nhiều vào yếu tố cảm quan. Có rất nhiều khi chỉ dùng phương pháp cảm quan mới đảm bảo được 2 yếu tố chính xác và kịp thời trong sản xuất và quản lý chất lượng. Trong nhà máy việc tiến hành KTCL do công nhân và cán bộ phòng KCS tiến hành. 9) Đặc điểm về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ: Về máy móc thiết bị Máy móc thiết bị chính trong Nhà máy được phân làm 3 loại chính: - Dây truyền chế biến sợi. - Các máy cuốn điếu. - Các máy đóng bao, đóng tút. Ngoài ra các máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất trong Nhà máy cũng được phân thành 2 nhóm. - Nhóm máy móc thiết bị phụ trợ chuyên dùng cho sản xuất thuốc lá như: Máy đóng kiện (1 máy) buồng lên men (4 buồng), lò sấy điếu, sấy sợi, máy in (2 máy), máy sản xuất cây đầu lọc (2 máy), . . . - Nhóm máy móc thiết bị phụ trợ dùng chung cho sản xuất như máy phát điện (3 máy), lò hơi (2 lò) máy nén khí (3 máy), máy hút bụi (15 máy) hệ thống máy hút bụi, máy bơm nước, máy tiện, máy mài. . . Đặc điểm máy móc thiết bị của Nhà máy là chiếm tới 90% của nước ngoài (chủ yếu là của Trung Quốc, Anh, Đức, Tiệp Khắc, Mỹ) trong đó có cả máy móc hiện đại thế hệ mới (như dây truyền chế biến sợi) và cả máy móc thuộc thế hệ cũ (như máy bao B18, . ..) hoạt động liên tục trong năm, được sử dụng tối đa công suất, tận dụng thời gian triệt để. Do vậy xảy ra tình trạng hao mòn, hỏng hóc nhiều ở các máy thuộc thế hệ cũ, ảnh hưởng đến chất lượng tổng hợp của sản phẩm và hao phí nguyên liệu vật tư trong sản xuất. Về sử dụng và quản lý thiết bị máy móc trong nhà máy, có 3 bộ phận có liên quan trực tiếp đến tình trạng vận hành của máy móc. - Người thợ vận hành (ca trưởng, ca phụ) là những người trực tiếp điều chỉnh, điều hành và sửa chữa máy móc thường ngày để cho ra sản phẩm đạt yêu cầu của sản xuất. Ngoài ra là những người trực tiếp đưa ra các kiến nghị liên quan đến tình trạng máy móc thiết bị cho lãnh đạo cấp trên giải quyết. - Tổ sửa chữa nằm trong các phân xưởng với nhiệm vụ sửa chữa máy móc khi sự hỏng hóc nằm ngoài khả năng của thợ vận hành. Đồng thời tổ chức tu bảo dưỡng máy móc theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng của Nhà máy. - Phòng kỹ thuật cơ điện trong nhà máy là phòng chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám đốc và nhà máy về tình trạng kỹ thuật, về quản lý TBMM của Nhà máy. Mọi quyết định liên quan đến sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm. . . đều được phòng quyết định và tổ chức thực hiện. Hiện nay khó khăn lớn nhất của Nhà máy là phải liên tục đối mặt với sự hao mòn hỏng hóc các bộ phận ở các máy móc thế hệ cũ. Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm không còn cách nào khác là phải thay thế, sửa chữa, tức là phải đầu tư cho mua sắm các bộ phận mới từ bên ngoài để thay thế các bộ phận đã hao mòn hỏng hóc dần trong điều kiện nguồn vốn và kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã có sự khắc phục khó khăn rất lớn của người vận hành trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhưng những đòi hỏi phải thay thế bộ phận hỏng hóc đang là những kiến nghị thường trực, là mong muốn của người vận hành mà lãnh đạo nhà máy cần phải quan tâm đáp ứng kịp thời nếu mong muốn chất lượng sản phẩm của Nhà máy ngày càng được tốt hơn. b. Về quy trình công nghệ: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá của Nhà máy được cho ở biểu sau (Biểu 9). Công việc quản lý quy trình sản xuất của Nhà máy về mặt công nghệ do phòng công nghệ đảm nhiệm. Mọi vấn đề liên quan đến phương pháp, thủ tục đều do phòng nghiên cứu và xây dựng. Phòng công nghệ của Nhà máy trong 35 năm qua đã liên tục xây dựng và hoàn thiện các định mức tiêu chuẩn về kỹ thuật, về chất lượng, về môi trường, . . . trong tất cả các công đoạn công việc của quy trình sản xuất. Hình thành nên các bộ tiêu chuẩn và kỹ thuật, về chất lượng làm cơ sở cho công tác quản lý chất lượng về mặt kỹ thuật góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm cho nhà máy trong những năm qua. Điểm mới nhất trong quy trình sản xuất của Nhà máy là xuất hiện công đoạn phân cấp công nghiệp và xử lý cuộng (trước đây 8 năm chưa có 2 công đoạn này). Tuy nhiên trong quản lý quy trình về mặt công nghệ cũng cho thấy rõ nhược điểm là nhà máy chỉ mới tập trung vào quản lý về mặt kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng là phần cứng của công nghệ mà chưa chú trọng đến phần mềm của công nghệ như về phương pháp, về con người, về thông tin. . . Do vậy trong thời gian tới, nhà máy (mà đặc biệt là phòng công nghệ) cần phải sớm nhận định và khắc phục nhược điểm này để góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng của nhà máy. Sau đây là mục đích của các công đoạn trong quy trình sản xuất thuốc lá của nhà máy: 1. Thu mua bảo quản nguyên liệu: - Thu mua đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng, chủng loại để phục vụ sản xuất thuốc lá điếu. - Phân cấp lại: Đưa nguyên liệu về đúng cấp, loại bỏ tạp vật, mốc, hư hỏng, làm tơi xốp kiện lá thuốc giúp cho quá trình lên men được tốt, tạo sự đồng đều cho cấp loại nguyên liệu đưa vào sản xuất làm ổn định chất lượng sản phẩm. 2. Lên men nguyên liệu: Làm biến đổi thành phần hoá học trong lá thuốc có lợi cho quá trình hút (êm, không ngái, không nóng), các chất có ảnh hưởng đến chất lượng như Prôtein, tinh bộ,. . . giảm đi, tăng thành phần các chất có lợi cho chất lượng như hương thơm, vị hài hoà. . .tăng tính chất bảo quản của lá thuốc sau lên men. 3. Chuẩn bị nguyên liệu: Từ kiện lá (sợi) gỡ tơi, loại bỏ mốc, mục tạp vật khỏi lá thuốc trước khi đưa vào sản xuất. 4. Phối trộn trên băng tải: Trộn đều các cấp lá, loại lá theo công thức sản xuất. 5. Làm ẩm để tăng độ rẻo, dai của lá thuốc trước khi đưa vào tước cuộng giảm bớt mùi tanh ngái của lá thuốc. 6. Tước cuộng là tách riêng phần cuộng, phần lá để chế biến, loại bỏ đất cát có trong lá thuốc. 7. Phối trộn phun gia liệu (của mảnh lá): Là bổ sung các chất (đường, chất cháy, axít. . .) làm tăng chất lượng thuốc lá. 8. ủ lá: để các chất bổ xung ngấm đều vào các mảnh lá. 9. Thái lá: Để tạo sợi đúng yêu cầu kỹ thuật (0,9 -1mm). 10. Bung nở sợi: Để tạo độ tơi xốp sợi tạo thuận lợi cho quá trình sấy sợi, cuộn điếu, giảm hợp chất Nicotin trong thuốc. 11. Sấy sợi: Đảm bảo thuỷ phân từ 12,5% đến 13,5% (theo mùa), diệt nấm mọc, vi khuẩn gây bệnh làm tăng thời gian bảo quản. 12. Làm nguội: Để sợi về nhiệt độ bình thường (chờ phối với sợi cuộng). Chế biến cuộng: 13. Cung ẩm cuộng để đảm bảo đủ thuỷ phân 30 đến 32%. 14. Cán cuộng: Làm dập, bẹp cuộng từ: 0,6 đến 0,7mm. 15. ủ cuộng: Tăng đồng đều, dẻo dai, tránh nát vụn. . . 16. Thái cuộng thành sợi kích thước từ: 0,14 đến 0,16mm. 17. Bung nở sợi cuộng: Để tơi xốp, dễ sấy, dễ cuốn điếu. . . 18. Sấy sợi cuộng đạt thuỷ phân từ: 13,5 đến 14,5% Mục đích của việc chế biến cuộng là nhằm tăng chất lượng cuộng, độ xốp tăng khả năng làm đồng đều điếu thuốc, làm giảm hiện tượng cuộng to trong điếu thuốc. 19. Phân ly cuộng: Loại bỏ cuộng to, hạ nhiệt độ cuộng và tách bụi, đất cát. 20. Phối trộn: Sợi cuộng vào sợi lá theo tỷ lệ của từng mác thuốc và sàng bụi. 21. Phun hương (máy phun hương) tạo gu hương đặc trưng (riêng thuốc Menthol thì hương menthol được đưa vào bạc nhôm và sợi, độ ổn định hương menthol trong sản phẩm của nhà máy rất cao). 22. Đóng thùng bảo quản sợi: Làm tăng quá trình đồng đều và thẩm thấu hương tránh tăng giảm thuỷ phân sợi. 23. Cuốn điếu: Cuốn thành điếu thuốc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. 24.Đóng bao, tút, thùng: Để bảo quản và thuận tiện trong quá trình sử dụng vận chuyển, tiêu thụ. Biểu 4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ: Thua mua nguyên liệu Bảo quản trong kho Phân cấp công nghiệp Lên men Bảo quản sau lên men Chuẩn bị nguyên liệu Phân phối trên băng tải Làm ẩm Tước cuộng Phối trôn, phun gia liệu Thua mua nguyên liệu Thái sợi Bung nở sợi Sấy sợi Làm nguội Phối trộn sợi, cuộng Phun hương ủ lá ủ sợi, trộn đồng đều Đóng kiện, bảo quản Cuốn điếu Đóng bao Vận chuyển bao quản Cung ẩm cuộng Cán cuộng ủ cuộng Thái cuộng Bung nở cuộng Sấy sợi cuộng Phân ly Phối sợi cuộng 10) cơ cấu đặc điểm lao động Tổng số lao động 1à 1052 người. Trong đó lao động HĐ không xác định thời hạn 1à 1038 người chiếm 98,67% . Lao động trực tiếp 1à 944 người chiếm 89,73 %, lao động gián tiếp 1à 108 người chiếm 10,27%. Cụ thể ta có bảng cơ cấu lao động sau: STT Chi tiết Số 1ượng(người) Tỷ 1ệ(%) 1. Phân theo giới tính - lao động nữ - lao động nam 474 578 45,06% 55,94% 2. Phân theo trình độ Trên đại học Trình độ cao đằng, đại học Trình độ THCN CNKT bậc 5 – 7 CNKT bậc 3 – 4 CNKT bậc 1 – 2 Lao động phổ thông - Lao động thời vụ 0 122 76 265 494 13 82 0 0,00% 11,60% 7,22% 25,19% 49,96% 1,24% 7,79% 0,00% 3. Phân theo độ tuổi Từ 30 trở xuống Từ 31 đến 35 Từ 36 đến 40 Từ 41 đến 45 Từ 46 đến 50 Từ 51 đến 55 Từ 55 trở 1ên 142 156 340 302 69 38 5 13,5% 14,83% 32,32% 28,71% 6,56% 3,61% 0,48% 4. Phân theo nghành nghề cơ khí Nông nghiệp Kinh tế Khác 149 11 165 727 14.16% 1,05% 15,68% 69,11% 11) Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế từ năm 2003 đến 2004 Với nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004, dù còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và sự lãnh đạo chỉ đạo của thường vụ tỉnh uỷ, thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá, toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy đã đoàn kết nhất trí phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch được giao năm sau cao hơn năm trước, với các chỉ tiêu chủ yếu như sau: S T T Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện Năm 2003 Kế hoạch năm 2004 Thực hiện Năm 2004 % so sánh thực hiện năm 2004 với Kế hoạch năm 2004 Thực hiện năm 2003 1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ.đ 310,0 315,0 316,0 100,3 101,9 2 Tổng doanh thu Tỷ.đ 331,0 330,0 331,5 100,5 100 3 Tổng nộp ngân sách Tỷ.đ 107,1 138,0 138,1 100 128,9 4 Lợi nhuận Tỷ.đ 1,6 3,0 3,0 100 189,1 5 Số lao động BQ Người 1042 1050 1050 6 Đầu tư mới Tỷ.đ 1,13 3,6 3,6 100 318,6 7 Thu nhập BQ/người/ tháng Tr.đ 1,15 1,2 1,2 100 104,3 12) Những giải pháp và định hướng chiến lược phát triển đến 2010: a) Mục tiêu đặt ra : Sản lượng tiêu thụ tăng trưởng bình quân từ 7-10% /năm , đến năm 2010 đạt 200 tr. Bao/năm. Sản phẩm có chất lượng cao tăng 7-10%/năm và đến năm 2010 chiếm 60-70% trong tổng sản lượng sản xuất & tiêu thụ . Doanh thu tăng trưởng bình quân 10-12%/năm. Thu nhập bình quân đạt bằng mức thu nhập bình quân chung của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. b) Các giải pháp và định hướng Xây dựng một đội ngũ CBCNV làm chủ khoa học kỹ thuật, có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng xu hướng phát triển trong tình hình mới. Không ngừng đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới có chất lượng cao, giảm độc hại cho người tiêu dùng, phấn đấu tiêu chuẩn kỹ thuật hội nhập với các nước phát triển có TCKT tiên tiến. Hoàn chỉnh chính sách bán hàng, không ngừng ổn định và mở rộng thị trường làm cơ sở vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh . Không ngừng hoàn thiện chính sách và phương pháp tác quản lý trên tất cả các lĩnh vực, nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở triệt để tiết kiệm các chi phí với mục tiêu năng suất chất lượng hiệu quả. Duy trì việc thực hiện tốt nội qui lao động, thoả ước lao động, chăm lo đủ việc làm nâng cao thu nhập cho CBCNV, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước. II . phòng tổ chức 1) Có nhiệm vụ: Tham mưu cho giám đốc về bộ máy tổ chức và công tác cán bộ Định kỳ báo cáo giám đốc và tổng công ty về kết quả thực hiên công tác tổ chức, lao động tiền 1ương Tham mưu cho giam đốc về quản lý và sử dụng lao động, nghiên cứu để áp dụng các chủ trương chính sách hiện hành của nhà nước về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động, xây dựng và thực hiện các chế độ đào tạo, bảo hộ lao động, an toàn lao động, chế độ bảo hiểm, phương thức phân phối thu nhập và các chế độ khác cho người lao động đảm bảo đúng chế độ quy định Chủ trì trong công tác định mức lao động tiền 1ương Phối hợp với các phòng ban chức năng nghiệp vụ, phân xưởng xây dựng các quy chế quản lý tổ chức, quản lý kinh tế, quản lý thiết bị Hướng dẫn, theo dõi hoạt động thi đua xản xuất, khuyến khích cải tiến, áp dụng khoa học kỷ thuật tiên tiến vaò xản xuất và quản lý. Định kỳ tổng kết để có chế độ động viên kịp thời, đồng thời tham mưu cho giám đốc sử lý kịp thời các vi phạm kỷ luật lao động Theo dõi, bổ sung, 1ưu trử hồ sơ, giải quyết các chế độ chính sách theo quy định Chỉ đạo công tác bảo vệ trật tự an ninh chính trị, phòng chống cháy nổ Kiểm tra việc chấp hành quy định của nhà máy và pháp luật của nhà nước, của các bộ phận trong nhà máy Hoàn thành các nhiệm vụ đột xuất khi giám đốc yêu cầu. 2) danh sách các cán bộ ở phòng và nhiệm vụ, công việc cụ thể của từng người. Bao gồm 9 đồng chí: 1ê Văn Thành ( trưởng phòng ) Trần Ngọc Châu ( phó phòng ) Đỗ Xuân Thiện Nguyễn Trọng Phấn Đỗ Thị Phương Nguyễn Văn Cử 7. Nguyễn Thị Tố Uyên 8. Hoàng Văn Thuận 9. Hoàng Văn Sơn Ban bảo vệ thuộc phòng tổ chức gồm 38 đồng chí do đồng chí 1ương Thiết Kế 1àm trưởng ban Nhiệm vụ công việc cụ thể của từng người: 1. Trưởng phòng (đ/c Thành ) - Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng TCLĐ. - Nhiệm vụ cụ thể: +Phụ trách chung +Phân công nhiệm vụ cho các thành viên, quản lý điều hành phòng hoàn thành tốt các nhiệm vụ Giám đốc giao. +Lập các phương án tổ chức bộ máy, nhân sự trong toàn Nhà máy. +Thực hiện quy trình công tác tổ chức và công tác cán bộ. +Xây dựng, đề xuất những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động trên cơ sở chế độ chính sách nhà nước và giải quyết khiếu nại liên quan đến chính sách về tổ chức lao động. +Chỉ đạo: Công tác định mức lao động tiền lương, công tác nhân sự đến và đi khỏi Nhà máy, chính sách BHXH. Kiểm soát từ khâu tập hợp thông tin, sử lý trình Giám đốc. +Ký trình các văn bản quyết định thành lập, giải thể tổ chức, các quyết định điều động, đề bạt, miễn nhiệm, nâng bậc lương. +Đấu mối với trưởng phó phòng, chánh phó quản đốc phân xưởng để giải quyết những công việc cấp dưới giải quyết còn bị ách tắc. +Kiểm soát các báo cáo lên cấp trên và ra ngoài Nhà máy. 2. Phó phòng(đ/c Châu ) Là người giúp việc trưởng phòng, thay thế trưởng phòng giải quyết công việc khi trưởng phòng đi vắng, chịu trách nhiệm về những việc mình giải quyết. Có trách nhiệm thi hành và báo cáo kết quả quá trình thi hành công việc được giao cho trưởng phòng. Trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật. Tham mưu xây dựng quy chế thi đua khen thưởng, nội quy Nhà máy, kiểm tra đôn đốc thực hiện. Tham mưu cho Giám đốc lĩnh vực văn thể. Chỉ đạo công tác bảo vệ, quân sự. Công tác đào tạo tại Nhà máy, công tác an toàn bảo hộ lao động và công tác phòng chống cháy nổ. Lĩnh vực được phân công có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra và ký trình, mọi nhiệm vụ do cấp trên trực tiếp yêu cầu hoặc các bộ phận khác đề nghị cần giải quyết ngay nếu không kịp xin ý kiến trưởng phòng thì triển khai thực hiện nhưng phải báo cáo ngay khi có thể cho trưởng phòng biết. 3. Chuyên viên định mức lao động tiền lương (Chịu trách nhiệm chính đ/c Cử, đ/c Sơn kiêm 1 phần). Xây dựng, bổ sung sửa đổi định mức lao động và quy chế trả lương. Lập kế hoạch lao động, tiền lương và tổng hợp thực hiện kế hoạch lao động tiền lương, lập báo cáo theo chế độ quy định. Cân đối năm, quý , tháng về lao động tiền lương để đề xuất điều động lao động nội bộ đảm bảo hợp lý việc làm thu nhập . Báo cáo thống kê chất lượng lao động với cơ quan quản lý nhà nước và báo cáo thực hiện mục tiêu chất lượng với ban ISO Nhà máy. Theo dõi thực hiện các định mức lao động của công nhân hàng ngày, từng tháng. Quản lý thiết bị vi tính, thảo và in ấn các văn bản của phòng. Làm kế toán phòng. 4. Chuyên viên phụ trách đào tạo và thể thao (Đ/c Thiện và đ/c Thuận) Lập kế hoạch đào tạo hàng năm, theo dõi bổ sung kế hoạch kịp thời. Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo. Ghi kết quả đào tạo vào các form, biểu ISO qui định. Lưu giữ hồ sơ đào tạo theo quy định. Thường trực câu lạc bộ văn thể. 5. Chuyên viên phụ trách an toàn và bảo hộ lao động (Đ/c Phấn) Lập kế hoạch an toàn và bảo hộ lao động hàng năm. Triển khai thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động, Cấp phát bảo hộ lao động theo định kỳ, đúng chế độ. Hàng ngày kiểm tra an toàn lao động và vệ sinh lao động. Hàng tháng phối hợp với các thành viên ban an toàn Nhà máy kiểm tra định kỳ , hoặc đột xuất. Lưu giữ hồ sơ về BHLĐ và ATLĐ theo quy định. Duyệt cấp bồi dưỡng chế độ hiện vật hàng ngày. Phối hợp để thực hiện kế hoạch đào tạo về an toàn lao động. - Thực hiện chế độ báo với cấp trên theo quy định . 6. Chuyên viên phụ trách công tác BHXH và quản lý hồ sơ (Trách nhiệm chính Đ/C Tố Uyên và đ/c Sơn). Thực hiện giải quyết các chế độ BHXH, chế độ nghỉ phép năm. Lập biên bản TNLĐ và làm các thủ tục về chế độ TNLĐ cho CBCNV. (Đ/C Tố Uyên). Thực hiện chế độ của Nhà máy phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.(Đ/C Phương). Theo dõi danh sách CBCNV, bộ đội, thương binh, gia đình liệt sỹ trong Nhà máy. Thực hiện chế độ báo cáo BHXH, thống kê lao động theo quy định. (Đ/C Tố Uyên). Theo dõi lịch sử tiền lương chế độ. Quản lý hồ sơ và ghi bổ sung hồ sơ CBCNV ( Sổ BHXH, sổ lao động). Lập hợp đồng lao động và sổ lao động, sổ BHXH kịp thời. Mở các sổ sách theo dõi và quản lý tài liệu ISO, tài liệu khác (Đ/C Tố Uyên). Theo dõi sinh nhật của CBCNV. (Đ/C Tố Uyên). Làm Thủ quĩ phòng (Đ/C Tố Uyên) 7. Trưởng ban bảo vệ (đ/c 1ương Thiết kế ) Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng TCLĐ mọi việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng của ban bảo vệ quân sự. Quản lý phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí trong ban hoàn thành nhiện vụ của phòng giao. Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động bảo vệ an toàn trong Nhà máy. Duy trì, thực hiện nội quy, quy định trong Nhà máy. Chỉ đạo điều tra các vụ việc vi phạm nội quy, quy định. Khi có chứng cứ CBCNV vi phạm kỷ luật, mời người đó đến xác minh làm rõ vụ việc. Chỉ đạo chấp hành chế độ sinh hoạt và báo cáo nghiêm túc. 8. Phó ban bảo vệ (đ/c Mai Thế Phùng ) Là người giúp việc cho trưởng ban, thay thế khi trưởng ban di vắng. Báo cáo quá trình thực hiện công việc được giao và chịu trách nhiệm công việc mình giải quyết. Phụ trách công tác PCCC. Kiểm tra đề nghị sửa chữa hàng rào hư hỏng xung quanh Nhà máy. Viết giấy đề nghị thay thế bóng điện cháy xung q._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34767.doc