Lời mở đầu
Bước vào thế kỷ 21, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, đất nước ta đã và đang từng bước củng cố và phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và nhà nước ta là đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chính là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đ
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược thể hiện trên báo cáo tài chính. Dựa vào chỉ tiêu thông tin trên báo cáo tài chính, các nhà quản lý sẽ đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình và đưa ra các quyết định phù hợp. Để có được những thông tin chính xác cho việc ra quyết định thì công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp cần phải hiệu quả, chính xác và kịp thời.
Như vậy chúng ta có thể thấy được vai trò hết sức quan trọng của hạch toán kế toán không chỉ là quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp mà còn trình bày kết quả của các hoạt động của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính từ đó cung cấp thông tin tài chính cho những người ra quyết định. Đối tượng sử dụng thông tin hạch toán kế toán không chỉ gói gọn trong nội bộ doanh nghiệp mà còn mở rộng cho những người bên ngoài doanh nghiệp.
Thực tế để cung cấp cho các doanh nghiệp đội ngũ làm công tác kế toàn có hiệu quả thì phải đảm bảo chất lượng của việc giáo dục nghiệp vụ cho những sinh viên thuộc chuyên ngành kế toán trong các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Sự kết hợp giáo dục kiến thức chuyên môn với quan sát thực tế là công việc cần thiết và đặc biệt quan trọng. Việc làm này không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công tác kế toán trong thực tế mà còn giúp các sinh viên có cái nhìn sinh động và tổng quan hơn về công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp.
Trên cơ sở những kiến thức lý thuyết được trang bi khi học tập tại trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội- chuyên ngành kế toán và thực tập tổng hợp thời gian đầu tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại- Chí Linh- Hải Dương, tôi đã có được một số kiến thức cơ bản và tổng quan về nhà máy cũng như thấy được thực tế công tác hạch toán kế toán tại đơn vị thực tập. Những thực tế đó tôi xin được trình bày trong báo cáo thực tập tổng hợp này.
Báo cáo tổng hợp của tôi bao gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát chung về nhà máy nhiệt điện Phả Lại.
Phần II: Đặc điểm kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại.
Phần III: Một vài ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán một số phần hành chủ yếu.
Phần I: Khái quát chung về nhà máy nhiệt điện Phả Lại
1- Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại
1.1 – Lịch sử hình thành và phát triển :
Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại là Nhà máy Nhiệt điện thuộc loại lớn nhất Việt Nam hiện nay, được khởi công xây dựng từ ngày 17/05/1980 với thiết kế, thiết bị và sự giúp đỡ của Liên Xô cũ. Đến ngày 28/10/1983 Nhà máy chính thức được đưa vào vận hành với tổ máy đầu tiên hoà vào lưới điện Quốc gia. Sau đó cứ mỗi năm Nhà máy lần lượt đưa các tổ máy 2,3,4 vào vận hành.
Nhà máy nằm bên phải ngã ba sông Thương, sông Cầu, sông Thái Bình với diện tích 148,5(ha), nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại thuộc địa phận thị trấn Phả Lại-huyện Chí Linh- tỉnh Hải Dương, là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc EVN. Nhà máy nằm cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Đông Bắc và nằm trên tuyến quốc lộ 18 nối liền 3 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.
Các thông số kinh tế, kỹ thuật chủ yếu theo thiết kế của Nhà máy :
- Tổng công suất lắp đặt là : 440MW
- Bốn tuabin K100- 90- 7 công suất là :110MW/ trên 1 tuabin
- Tám lò hơi BKZ220-110 công suất là : 220T/h trên 1 lò hơi
- Sản lượng điện hàng năm là :2,86 tỷ KW
- Lượng than tiêu thụ là : 1,568 triệu tấn/năm
- Số giờ vận hành các tổ máy là : 6500 giờ/năm
- Nhiệt trị than theo thiết kế là : 5,035 Kcal/kg
- Suất hao than tiêu chuẩn là : 439 g/Kwh
- Than thiên nhiên tiêu chuẩn là : 1,56 triệu tấn/năm
Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại đã sản xuất được trên 30 tỷ kwh điện, đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Đến nay Nhà máy đã trải qua 20 năm hoạt động, cùng với thời gian nhà máy có nhiều sự biến động, thay đổi. Quá trình hoạt động của Nhà máy có thể khái quát qua 3 thời kỳ sau :
ả - Từ năm 1983- 1989 : Là giai đoạn phát điện tối đa
Nhờ có điện của Nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại mà trong thời kỳ này hoạt động của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt của Miền Bắc được ổn định. Đây là thời kỳ Nhà máy mới đi vào hoạt động, máy móc thiết bị còn mới, đồng thời là nhà máy nhiệt điện lớn nhất nước ta lúc đó nên nhà máy phải gánh một tỷ trọng rất lớn về sản lượng của lưới điện Miền Bắc.
Sản lượng điện thời kỳ này như sau :
Năm 1983 : 0,05644 tỷ kwh
...
Năm 1988 : 2,54 tỷ kwh
Năm 1989 : 2,068976 tỷ kwh
ã - Từ năm 1990- 1994 : Sản lượng co hẹp
Đây là thời kỳ Liên Xô cũ sụp đổ, cộng với nhà máy Thuỷ Điện đi vào hoạt động nên sản lượng điện của Nhà máy giảm đi đáng kể. Sản lượng điện của thời kỳ này như sau :
Năm 1990 : 1,492848 tỷ kwh
...
Năm 1993 : 0,396928 tỷ kwh
Năm 1994 : 0,737232 tỷ kwh
á - Từ năm 1995 đến nay : Phục hồi sản xuất
Thời kỳ này nhờ đổi mới cơ chế kinh tế đã làm cho nhu cầu về điện tăng lên, sự xuất hiện đường dây 500 kv Bắc Nam đã mở ra một thời kỳ mới cho Nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại, thời kỳ công suất và sản lượng điện đạt tối đa so với yêu cầu kỹ thuật. Sản lượng điện thời kỳ này như sau :
Năm 1995 : 1,827208 tỷ kwh
...
Năm 2003 : 2,152880 tỷ kwh
Năm 2004 : 2,090000 tỷ kwh
Dự kiến năm 2005 : 2,350 tỷ kwh.
1.2 - Các điều kiện sản xuất :
1.2.1- Lao động :
Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại có số lượng lao động tương đối đông. Số lượng và cơ cấu lao động của Nhà máy được phân loại thể hiện trên Biểu số 01.
Biểu 01: Tình hình lao động của nhà máy
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm2003
Năm2004
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Tổng số CBCNV
2343
100
2420
100
2542
100
I. Theo trình độ chuyên môn
2343
100
2420
100
2542
100
1. Đại học
230
9,8
258
10.6
280
11
2 Cao đẳng
282
12
320
13.2
350
13.8
3. Trung cấp
400
17,1
512
21.2
527
20.7
4. Công nhân kỹ thuật
1350
57,6
1250
51.7
1310
51.5
5. Lao động phổ thông
81
3.5
80
3.3
75
3
II. Theo tính chất nghề nghiệp
2343
100
2420
100
2542
100
1. Lao động trực tiếp
1920
81.9
2005
82.8
2125
83.6
2. Lao động gián tiếp
423
18.1
415
17.2
417
16.4
(Nguồn : Phòng tổ chức – Lao động Nhà máy )
Nhìn chung, số lao động trong Nhà máy qua 3 năm có biến động nhưng số biến động không lớn do thực hiện tinh giảm biên chế nên số lượng lao động của Nhà máy nói chung tăng chậm. Điều đáng chú ý là trình độ lao động có tăng lên và số lao động có bằng cấp, có tay nghề chiếm số đông. Nhà máy vẫn còn có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tiếp đội ngũ CBCNV để đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong những giai đoạn tiếp theo.
1.2.2 - Tài sản và nguồn vốn :
Tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, nó là tiền đề cơ sở vật chất đảm bảo cho sự ra đời và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
- Về mặt kinh tế qua việc xem xét phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng vốn.
-Về mặt pháp lý phần tài sản và nguồn vốn thể hiện tiềm lực thực tế mà doanh nghiệp có và có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được lợi ích trong tương lai.
- Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau biểu hiện dưới hai hình thái : Giá trị và nguồn hình thành. Cụ thể tình hình quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn của Nhà máy được thể hiện ở Biểu số 02 :
Biểu số 02: Tài sản và nguồn vốn của nhà máy
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm2004
Số tiền
Cơ cấu (%)
Số tiền
Cơ cấu
(%)
Số tiền
Cơ cấu
(%)
Tổng tài sản
487.631.283
100
341.092.090
100
332.768.573
100
A. TSLĐ và ĐTNH
160.222.997
32,86
177.314.735
51,98
180.401.618
54,21
I. Tiền
4.393.325
0,90
13.833.707
4,06
6.883.901
2,07
II. Đầu tư ngắn hạn
-
-
-
-
-
-
III.Các khoản phải thu
- 2.727.678
0,55
14.611.016
4,28
37.306.476
11,21
IV. Hàng tồn kho
107.481.862
22,04
102.033.701
29,91
90.004.291
27,05
V. TSLĐ khác
51.075.488
10,47
46.836.311
13,73
46.206.950
13,88
B. TSCĐ và ĐTDH
327.408.286
67,14
163.777.355
48,02
152.366.955
45,79
I. TSCĐ
256.163.971
52,53
31.587.975
9,27
19.280.717
5,80
- Nguyên giá
3.467.475.823
3.475.100.793
3.476.360.674
- Giá trị hao mòn
-3.211.311.851
-3.443.512.817
-3.457.079.957
II. ĐTTC dài hạn
-
-
-
-
-
-
III.Chi phí XDCBDD
71.244.315
14,61
132.189.380
38,75
133.086.238
39,99
Tổng nguồn vốn
487.631.283
100
341.092.090
100
332.768.573
100
A. Nợ phải trả
138.955.406
28,50
205.696.119
60,31
205.587.992
61,78
I. Nợ ngắn hạn
67.936.310
13,93
73.731.957
21,62
73.487.309
22,08
II. Nợ dài hạn
-
-
-
-
-
-
III. Nợ khác
71.019.096
14,57
131.964.161
38,69
132.100.683
39,70
B. Nguồn vốn CSH
348.675.875
71,5
135.395.971
39,69
127.180.581
38,22
I. Nguồn vốn quỹ
348.577.217
71,48
135.228.031
39,64
120.823.134
36,31
II. Nguồn kinh phí
98.658
0,02
167.940
0,05
6.357.447
1,91
(Nguồn : Phòng Tài chính kế toán Nhà máy)
Nghiên cứu Biểu số 02 ta thấy : Tổng tài sản của những năm gần đây đều giảm chủ yếu là do giá trị còn lại của tài sản cố định (TSCĐ) giảm kéo theo nguồn vốn quĩ giảm trong khi nợ khác tăng đồng thời chi phí xây dựng cơ bản dở dang (XDCBDD) tăng. Điều đó chứng tỏ Nhà máy đang triển khai công tác nâng cấp, phục hồi, đầu tư mua sắm TSCĐ, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất điện.
Mặt khác, TSCĐ và đầu tư dài hạn giảm, điều này cho thấy Nhà máy chưa chú ý đến đầu tư, nâng cấp TSCĐ mặc dù chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng nhưng tốc độ tăng không đủ để bù đắp cho tỷ lệ giảm TSCĐ hữu hình. Qua đó cho thấy, nhà máy chỉ chú trọng xây mới nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất nhưng chưa đầu tư đúng mức cho cải tiến thiết bị máy móc, gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng điện.
1.2.3 - Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy :
Là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN), hàng năm dựa vào năng lực sản xuất thực tế của nhà máy, dựa vào nhu cầu của nền kinh tế và sự cân đối sản lượng giữa các Nhà máy điện, EVN sẽ giao kế hoạch sản xuất cho Nhà máy. Đồng thời EVN sẽ cung cấp đủ chi phí để Nhà máy duy trì hoạt động sản xuất. Do đó nguồn thu chủ yếu của Nhà máy phụ thuộc vào EVN, Nhà máy còn có một khoản thu nhập riêng do tận dụng các phế liệu của sản xuất. Đây là các khoản thu nhập không lớn nhưng nó chứng tỏ rằng Nhà máy đã rất năng động trong quản lý sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy được thể hiện ở biểu số 03:
Biểu số 03: Kết Quả Hoạt Động Sản xuất kinh doanh Của Nhà Máy
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
I- Chi phí sản xuất sản phẩm điện
1000đ
750.952.964
687.223.905
610.154.855
II- Tổng sản lượng điện sản xuất
kwh
1.851.613.930
1.916.217.980
1.976.373.652
III- Giá thành 1 kwh điện
Đồng
405,57
358,64
308,72
IV- Lợi nhuận từ hoạt động khác
1000đ
908.320
1.740.617
1.175.861
1- Lợi nhuận từ SP phụ + Dvụ khác
1000đ
702.696
999.406
1.082.525
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
2- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
1000đ
-
-
1.306
4- Lợi nhuận từ hoạt động bất thường
1000đ
205.624
741.211
92.030
V- Thuế thu nhập DN
1000đ
290.662
556.997
376.275
VI- Lợi nhuận sau thuế
1000đ
617.658
1.183.620
799.586
( Nguồn : Phòng Tài chính kế toán Nhà máy )
Nhìn vào Biểu số 3 ta thấy : Sản lượng điện để tính giá thành là sản lượng điện sản xuất ra sau khi đã trừ đi số sản lượng điện tự dùng (tức là điện sản xuất ra lại quay lại phục vụ sản xuất theo qui định của Tổng công ty) . Chi phí sản xuất điện thì giảm trong khi đó sản lượng điện sản xuất ra lại tăng, điều đó chứng tỏ Nhà máy đã tiết kiệm được chi phí, nhưng ở đây Nhà máy đã tiết kiệm chi phí sản xuất điện ở khâu chi phí sản xuất chung, cụ thể là chi phí khấu hao TSCĐ. Điều này chứng tỏ Nhà máy chưa chú trọng đến việc mua sắm, nâng cấp, phục hồi TSCĐ (chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất) mới dẫn đến giá thành điện giảm. Còn việc chú trọng đến tiết kiệm chi phí bằng cách giảm chi phí nguyên vật liệu (NVL), chủ yếu là nhiên liệu than và dầu đốt lò từ việc cải tiến nâng cao công suất của máy móc thiết bị thì chưa cao, chưa quan tâm đúng mức.
Từ việc sản xuất đạt kế hoạch EVN giao cho và việc kinh doanh phụ có hiệu quả, Nhà máy đã đảm bảo cho toàn thể CBCVN trong Nhà máy có thu nhập cao và ổn định thể hiện qua Biểu 04 như sau :
Biểu 04: Tình hình thu nhập của CBCNV
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Tổng quỹ tiền lương
Đồng
29.747.000.000
32.617.683.000
36.995.419.000
2. Số lượng lao động
Người
2343
2420
2542
3.Tiền thưởng + TN #
Đồng
3.448.776.400
3.846.935.600
4.399.083.800
4. Tổng thu nhập
Đồng
33.195.776.400
36.464.618.600
41.394.502.800
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
5. Tiền lương BQ
Đ/ng/năm
13.315.577
15.142.842
17.025.043
6. Thu nhập BQ
Đ/ng/năm
14.859.345
16.928.792
19.049.472
( Nguồn : Phòng Tài chính kế toán Nhà máy )
Nghiên cứu biểu 04 ta thấy : Tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác có chiều hướng tăng lên trong khi đó lực lượng lao động có chiều hướng biến động giảm chứng tỏ rằng Nhà máy đã chú trọng đến khâu tăng hiệu quả làm việc của CBCNV bằng cách chuyển dịch cơ cấu từ lao động gián tiếp sang lao động trực tiếp. Cụ thể là : Nhà máy đã giảm lực lượng CB CNV các phòng ban, đưa một số lao động đi học thêm nâng cao trình độ tay nghề công nhân kỹ thuật (CNKT) đi trực tiếp sản xuất, giảm các phòng ban từ 9 phòng ban xuống còn 6 phòng ban… Điều đó đã làm cho thu nhập của CBCNV bình quân năm tăng lên rõ rệt.
Mặt khác, tiền thưởng tăng nhanh khẳng định Nhà máy rất quan tâm đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của CBCNV, qua đó đảm bảo đời sống cho CBCNV, giúp họ yên tâm công tác, phát huy tài năng, trí tuệ, cống hiến sức lực của mình cho sự tồn tại và phát triển đi lên của Nhà máy .
2- Đặc điểm về quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh của nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại :
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là Nhà máy chỉ chuyên sản xuất ra một loại sản phẩm đó là điện như đúng tên gọi của Nhà máy. Sản phẩm điện là một loại sản phẩm đặc biệt, nó không nhìn thấy được, không sờ thầy được vì nó không có hình thái cũng như mùi vị nhưng nó có sức mạnh vô biên. Sản phẩm điện rất có ích cho mọi hoạt động trong xã hội nhưng nó cũng nguy hiểm vô cùng nếu như ta không biết sử dụng đúng mức, đúng mục đích. Sản phẩm điện không để tồn kho được nên sản xuất theo yêu cầu tiêu dùng của xã hội, sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu, không có sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kỳ, thời điểm sản xuất đồng thời cũng là thời điểm tiêu thụ. Chính vì lẽ đó mà qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm điện được bố trí như Sơ đồ số 01 như sau.
Sơ đồ 1 : Quy trình công nghệ sản xuất điện ở nhà máy điện Phả Lại
sông
Dầu FO
Ma dút
Than vận chuyển đường sông
Cảng bốc
Dỡ
Kho than nguyên
Máy Nghiền than
Than vận chuyển đường sắt
Làm
Mát
Hệ thống
Xử lý nước
Lò hơi
Bình
Ngưng
ống
khói
Lọc bụi
Tĩnh
Tổ hợp Tua Bin
Máy phát điện
Kênh thải
Sông
Trạm phân phối điện
Trạm bơm
Hà nội
Hải phòng
Lạng sơn
Hải dương
Bắc giang
Nhà máy vận hành liên tục : 24/24 giờ, qui trình vận hành trải qua các công đoạn sau :
+ Nhà máy nhận than từ các mỏ ở Quảng Ninh theo hai tuyến đường sông và đường sắt. Than đường sông được đưa vào kho và nghiền than nhờ hệ thống băng tải. Than đường sắt được chở bằng các toa tầu hoả nhờ khoang lật toa đỡ tải đưa than vào kho hoặc đưa vào hệ thống nghiền than. Than đã nghiền nhỏ được đưa vào lò. Nhà máy sử dụng dầu FO để khởi động lò hơi và đốt kèm khi lò hơi có sự cố. Khi than cháy cung cấp nhiệt cho nước được sấy trong các bộ phận quá nhiệt thành hơi quá nhiệt rồi đưa sang làm quay tua bin kéo theo làm quay máy phát điện. Điện được truyền đến trạm phân phối tải điện để đi tiêu thụ điện theo các mạch đường dây :
Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hải Dương, Bắc Giang.
+ Hơi nước sau khi sinh công làm quay tua bin đi đến bình ngưng và hệ thống tuần hoàn hơi nước ngưng lại và được bơm trở lại lò hơi. Trong quá trình tuần hoàn này lượng nước hao hụt được bổ sung bằng nước sạch từ hệ thống xử lý nước. Nước tuần hoàn được bơm tuần hoàn vào làm mát các bình ngưng sau đó theo kênh thải chảy ra sông.
+ Trong quá trình đốt lò có xỉ thải và khói thải trước khi đưa ra ống khói được lọc bụi qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện, nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Tại các bình lọc bụi tĩnh điện bụi được các bản cực giữ lại và được rơi vào phễu tro. Tro xỉ và xỉ được đưa về trạm bơm thải xỉ qua hệ thống thuỷ lực. Trạm bơm thải xỉ có nhiệm vụ bơm tống xỉ và tro từ nhà máy đến các hồ chứa xỉ thải.
3- Đặc điểm tổ chức quản lý của nhà máy:
Với quy mô sản xuất, đặc thù sản xuất và đặc điểm của Nhà máy, bộ máy lãnh đạo cũng như tổ chức bộ máy hoạt động trong dây truyền sản xuất của Nhà máy được mô tả như Sơ đồ 02:
Sơ đồ 02: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc
Phó giám đốc
Kỹ thuật SX
Phó giám đốc
Kỹ thuật SC
Khối Sản Xuất
Điện
Khối QL và Phục Vụ
Khối SC và SX khác
- PX Vận hành 1
- P.Kế hoạch V.tư
- PX SC Cơ nhiệt
- PXVH Điện KN
- Phòng Kỹ thuật
- PXSC Điện KN
- PX CCNL
- Phòng TC- LĐ
- PX Cơ khí
- PX Hoá
- P. TH-HCQT
- PX SX phụ
- P. Tài chính KT
- Phòng BVCH
- Đảng, Đoàn thể
Cấp quản lý của nhà máy:
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại tổ chức hoạt động sản xuất theo hình thức chuyên môn hoá nên nhà máy đã chọn mô hình quản lý theo chức năng và nhiệm vụ với hai cấp quản lý chính :
+ Cấp lãnh đạo nhà máy: Quản lý chung mọi hoạt động là giám đốc và các phó giám đốc.
+ Cấp quản lý các phòng ban, phân xưởng : Là các trưởng, phó các phòng, ban, phân xưởng.
Chức năng cơ bản của các bộ phận quản lý :
+ Giám đốc nhà máy : Giám đốc Nhà máy do Tổng Giám đốc Tổng công ty điện lực Việt Nam bổ nhiệm sau khi được Hội đồng Quản trị Tổng Công ty chấp thuận, là người đại diện pháp nhân của Nhà máy trước Pháp luật, là người điều hành cao nhất trong Nhà máy, trục tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Công ty về mọi hoạt động của Nhà máy.
- Ký nhận các nguồn lực do Tổng Công ty giao quản lý bao gồm quỹ đất, tài sản, nguồn vốn, nợ và nguồn nhân lực để sử dụng có hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch của Nhà máy đã được Tổng Công ty duyệt.
- Chỉ đạo xây dựng và trình Tổng Công ty duyệt kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm của Nhà máy. Tổ chức thực hiện kế hoạch, phương thức đã được duyệt.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra các đơn vị trong Nhà máy thực hiện các định mức, tiêu chuẩn về định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước và của Tổng Công ty.
- Chỉ đạo, xây dựng và trình Tổng Công ty duyệt mô hình tổ chức sản xuất, tổng số lao động và biên chế bộ máy quản lý của Nhà máy.
- Quyết định việc sắp xếp Lại, thành lập mới, giải thể các phân xưởng, phòng thuộc Nhà máy.
- Đề nghị Tổng Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các phó giám đốc Nhà máy.
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật trưởng, phó các phòng, trưởng phó các phân xưởng và cán bộ công nhân viên thuộc Nhà máy quản lý (riêng trưởng phòng tài chính kế toán phải có văn bản đồng ý của Tổng Công ty).
- Chỉ đạo nộp các loại thuế phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật định.
- Chỉ đạo thực hiện chế độ hạch toán kế toán, tài chính, thu nộp theo quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty…
+ Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất : Giúp giám đốc điều hành bộ máy sản xuất, chỉ đạo trực tiếp đến mọi phòng ban, phân xưởng sản xuất, chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất. Ký xác nhận khối lượng công việc hoàn thành sau sửa chữa lớn để làm căn cứ thanh quyết toán các công trình sửa chữa thường xuyên cũng như sửa chữa lớn máy móc thiết bị sản xuất trong Nhà máy.
+ Phó giám đốc kỹ thuật sửa chữa : Giúp giám đốc điều hành khối sửa chữa, chỉ đạo trực tiếp đến mọi hoạt động của các phân xưởng đại tu sửa chữa. Thay mặt giám đốc ký xác nhận phần nhân công, vật tư thiết bị… cho các công trình sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn máy móc thiết bị trong Nhà máy.
+ Trưởng các phòng ban, phân xưởng : Chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của Nhà máy, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của Nhà máy, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Giám sát các công việc sửa chữa thường xuyên cũng như sửa chữa lớn máy móc thiết bị trong Nhà máy.
*) Các phòng ban trực thuộc giám đốc :
Phòng Kế hoạch Vật tư : Lập kế hoạch, phương hướng sản xuất cho toàn Nhà máy…Lập dự toán cho các công trình sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn máy móc thiết bị trong Nhà máy, làm cơ sở cho việc xin vốn sửa chữa cũng như việc thanh quyết toán sau này.
Phòng Kỹ thuật : Giám sát, quản lý các hồ sơ kỹ thuật , các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cũng như các qui trình vận hành, qui trình nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy ở các chức danh khác nhau… Xác nhận khối lượng công việc hoàn thành sau sửa chữa để làm cơ sở cho việc thanh quyết toán các công trình sửa chữa .
Phòng Tổ chức lao động (TC-LĐ) : Theo dõi nhân lực, định mức sản xuất, thực hiện các chế độ theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Nhà máy…Kiểm tra định mức, áp giá định mức các công trình sửa chữa để làm cơ sở cho thanh quyết toán các công trình sửa chữa.
Phòng Tổng hợp-Hành chính quản trị (TH-HCQT) : Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ như nấu ăn phục vụ CB công nhân viên, chăm sóc vườn hoa cây cảnh làm đẹp cho nhà máy, văn thư lưu trữ, phục vụ tiếp khách đi và đến làm việc tại nhà máy…
Phòng Tài chính kế toán : Thực hiện thanh quyết toán các chế độ tiền lương, tiền công của toàn nhà máy, thực hiện hạch toán kế toán theo đúng chế độ Nhà nước cũng như của Tổng công ty Điện lực Việt nam, thực hiện thanh quyết toán các công trình sửa chữa thường xuyên cũng như sửa chữa lớn máy móc thiết bị trong Nhà máy…
Phòng Bảo vệ cứu hoả : Bảo vệ tài sản của nhà máy cũng như của CB công nhân viên trong nhà máy…
Khối Đảng, đoàn thể : Phụ trách các hoạt động của Đảng, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của CB CNV trong nhà máy…
*) Các phân xưởng, đơn vị trực tiếp sản xuất:
- Phân xưởng Vận hành 1: Vận hành các lò hơi và tổ hợp máy phát điện.
- Phân xưởng Vận hành Điện-Kiểm nhiệt (VHĐKN): Quản lý hệ thống thiết bị điện trong toàn nhà máy. Quản lý vận hành các thiết bị tự động đo lường quá trình nhiệt trong dây chuyền sản xuất.
- Phân xưởng Cung cấp nhiên liệu: Vận hành các thiết bị cung cấp nhiên liệu than, dầu từ các nguồn cung cấp khác nhau.
- Phân xưởng hóa: Xử lý nước cấp cho lò hơi.
*) Các phân xưởng, đơn vị phục vụ sản xuất chính:
- Phân xưởng Sửa chữa Cơ nhiệt : Sửa chữa thường xuyên, đại tu các thiết bị lò hơi, tua bin.
- Phân xưởng Sửa chữa Điện kiểm nhiệt: Sửa chữa thường xuyên, đại tu các thiết bị điện và kiểm nhiệt.
- Phân xưởng Cơ khí: , Kiểm tra, siêu âm các mối hàn, vật liệu bằng kim laọi, gia công, chế tạo linh kiện, phụ tùng thay thế bằng kim loại.
- Phân xưởng sản xuất phụ: Vận chuyển, khai thác tro xỉ, sản xuất xà phòng, phèn lọc nước, sủa chữa xây dựng các công trình xây dựng dân dụng trong nhà máy
ở mỗi phân xưởng bố trí một quản đốc và một hoặc nhiều phó quản đốc để quản lý, điều hành hoạt động ở phân xưởng đó. Để phục vụ cho công tác hạch toán ở phòng tài chính kế toán, ở mỗi phân xưởng còn bố trí một hoặc hai nhân viên kinh tế (còn gọi là thống kê phân xưởng) có nhiệm vụ cung cấp các số liệu cần thiết cho phòng tài chính kế toán
4 - Đặc điểm tổ chức kế toán của nhà máy :
4.1-Tổ chức bộ máy kế toán :
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý tài chính, căn cứ khối lượng công việc, nhà máy tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Tất cả các công việc kế toán đều tập trung ở phòng Tài chính kế toán, ở phân xưởng và các tổ sản xuất chỉ làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép ban đầu như việc tính giờ công, ngày công và theo dõi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Với hình thức tổ chức và cơ cấu bộ máy kế toán như trên, phòng Tài chính kế toán đã thực hiện đầy đủ việc quản lý vật tư, tiền vốn, chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách tài chính của Nhà nước, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, lập đầy đủ các báo cáo theo yêu cầu của EVN phục vụ kịp thời công tác quản lý của nhà máy và của EVN.
Phòng Tài chính kế toán gồm 19 người, khối lượng công việc được phân công phù hợp với trình độ và chuyên môn của mỗi người.
- Trưởng phòng : Phụ trách điều hành chung.
- Phó phòng : Chỉ đạo và hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ.
- Kế toán tiền mặt : Theo dõi quỹ tiền mặt, lập và quản lý chứng từ thu, chi hàng tháng, có nhiệm vụ báo các số dư hàng tháng cho Trưởng phòng và Giám đốc.
- Kế toán tiền gửi : Theo dõi quỹ tiền gửi hiện có, lập và quản lý chứng từ tiền gửi và rút tiền hàng tháng, có nhiệm vụ báo cáo số dư hàng tháng cho trưởng phòng và giám đốc.
- Kế toán NVL, công cụ, dụng cụ : Lập thẻ kho định kỳ, hàng tháng đối chiếu với thẻ kho vật tư, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác tình hình thu nhập, xuất kho, tồn kho về mặt giá trị và số lượng của NVL, công cụ, dụng cụ của toàn nhà máy.
- Kế toán tiền lương : Tính đúng số tiền lương phải trả CNV trong tháng, lập bảng phân bổ tiền lương để phân bổ chi phí nhân công vào ZSP.
- Kế toán BHXH, BHYT và KPCĐ : Tính đúng, tính đủ số BHXH, BHYT và KPCĐ, Tính phần BHXH, BHYT mà CBCNV phải nộp và phân bổ vào ZSP.
- Kế toán tài sản cố định : Theo dõi sự tăng giảm TSCĐ. Trích khấu hao hàng tháng. Lập và lưu giữ chứng từ có liên quan đến TSCĐ.
- Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ : Phản ánh đầy đủ chính xác chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hàng tháng để tính vào giá thành sản xuất điện. Theo dõi và ghi chép đầy đủ chi phí phát sinh của các công trình sửa chữa lớn.
- Kế toán sản xuất phụ (SXP) : Theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh phụ, xác định chi phí hợp lý và tính vào giá thành sản phẩm phụ.
- Kế toán thanh toán : Theo dõi chi tiết các khoản công nợ với khách hàng, cá nhân trong Nhà máy. Định kỳ lập biên bản đối chiếu và xác định công nợ với từng đối tượng. Lập và lưu dữ hồ sơ công nợ.
- Thủ quỹ : Lập sổ quỹ và lưu dữ chứng từ, bảo quản quỹ tiền mặt của Nhà máy, đảm bảo an toàn và chính xác việc nhận và phát ra từ quỹ tiền mặt.
Bộ máy kế toán của Nhà máy được xắp xếp theo Sơ đồ 03 như sau :
Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy kế toán nhà máy Nhiệt điện phả lại
Trưởng phòng
Phó phòng
KT tổng hợp
KT tiền
mặt
KT NVL và
CCDC
KT tiền
Gửi NH
KT TSCĐ
KT SC lớn
TSCĐ
KT Tiền mặt
KT công nợ
KT sxphụ
Thủ quỹ
KT BHXH
và BHYT
Thống kê phân xưởng
4.2 - Hình thức kế toán và trình tự ghi sổ :
Với quy mô sản xuất khá lớn, dây truyền sản xuất liên hoàn, đòi hỏi Nhà máy phải áp dụng hình thức kế toán phù hợp nhằm phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cũng đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý của EVN. Vì vậy Nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại áp dụng hình thức “Nhật ký chung". Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó, số liệu được lấy trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Nếu có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng lúc thông qua các sổ nhật ký chuyên dùng, cuối tháng vào sổ cái. Kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái để lập các báo cáo kế toán. Nhà máy đang sử dụng một số sổ nhật ký chuyên dùng sau:
+ Sổ nhật ký thu chi tiền mặt
+ Sổ nhật ký thu chi tiền gửi ngân hàng
Nhà máy hiện nay đang áp dụng kế toán máy rất phù hợp với hình thức kế toán này. Đây là điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện các phần hành của mình được kịp thời, chính xác phục vụ nhậy bén yêu cầu quản lý của Nhà máy và EVN. Đồng thời, giảm nhẹ được việc ghi chép sổ sách, tính toán và sử lý số liệu, lưu dữ số liệu, thiết lập và in ấn các báo cáo kế toán một cách nhanh chóng và khoa học. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được thể hiện ở Sơ đồ số 04.
Sơ đồ 04: Trình tự Ghi sổ kế toán theo hình thức
nhật ký chung
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Sổ kế toán chi tiết
Nhật ký
chuyên
dùng
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo kế toán
Chú thích :
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
4.3- Bảng biểu, báo cáo kế toán :
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt nam (EVN) nên các bảng biểu báo cáo kế toán đều theo mẫu của EVN, nhưng cũng không nằm ngoài chế độ kế toán của Nhà nước ban hành.
Hàng tháng, quý, năm, phòng Tài chính kế toán thường có các bảng biểu báo cáo như sau :
4.1. Báo cáo tài chính:
Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN) : Hàng tháng, quí, năm
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN) : Hàng quí, năm
Bảng lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN) : Hàng quí, năm
Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DN) : Hàng quí, năm
4.2. Báo cáo kế toán khác:
Bảng tổng hợp sản lượng điện (01/THKT) :Hàng tháng, quí, năm
Chi phí sản xuất kinh doanh điện (02/THKT) : Hàng tháng, quí, năm
Báo cáo chi tiết than, dầu (03/THKT) : Hàng tháng, quí, năm
Báo cáo các khoản TCT cấp phát (05/THKT) : Hàng tháng, quí, năm
Báo cáo các khảon phải nộp TCT (06/THKT) : Hàng tháng, quí, năm
Bảng tổng hợp thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (07/THKT) : Hàng tháng, quí, năm
Bảng tổng hợp trích khấu haoTSCĐ (08/THKT) : Hàng tháng, quí, năm
Bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ (09/THKT) : Hàng tháng, quí, năm
Bảng tổng hợp các công trình thuộc nguồn vốn SCL (10/THKT) : Hàng tháng, quí, năm
Bảng tổng hợp các công trình sửa chữa lớn hoàn thành (10B/THKT) : Hàng quí, năm
Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh (11/THKT) : Hàng quí, năm
Báo cáo thu, chi các quỹ (12/THKT) : Hàng quí, năm
Bảng tổng hợp chi phí SXKD điện theo yếu tố (13/THKT) : Hàng quí, năm
Bảng tổng hợp chi phí SXKD khác theo yếu tố (13B/THKT) : Hàng quí, năm
Bảng cân đối số phát sinh : Hàng tháng, quí, năm
Các báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán được lập tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán và theo quy định của EVN.
Các báo cáo được thực hiện đúng kỳ và kịp thời nên đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh nhạy và kịp thời cho các nhà quản lý đơn vị cũng như các nhà quản lý cấp trên ra quyết định phù hợp. Chính vì vậy mà hoạt động sản x._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34757.doc