TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
-oOo-
A
LÊ VĂN ÚT
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ MÁY ĐƯỜNG
PHỤNG HIỆP
KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
VÀ PH ĐẾN TỐC ĐỘ LẮNG TRONG NƯỚC MÍA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Cán bộ hướng dẫn
ĐOÀN ANH DŨNG
Cần Thơ - 2008
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
i
LỜI CẢM TẠ
94 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 7943 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại nhà máy đường Phụng Hiệp: Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến tốc độ lắng trong nước mía, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả các quý thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Thực
Phẩm, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng cùng toàn thể các thầy cô trong bộ
môn khác của trường Đại Học Cần Thơ đã trang bị cho chúng em những kiến thức rất
bổ ích để em có thể hoàn thành bài báo cáo này, cũng như trang bị cho chúng em
những kinh nghiệm để bước vào đời.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Đoàn Anh Dũng đã rất tận tình hướng
dẫn, giảng giải cũng như truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu
để giúp em hoàn tất đề tài.
Em cũng xin cảm tạ các ban lãnh đạo cùng toàn thể anh, chị công nhân viên nhà máy
đường Phụng Hiệp đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành tốt nhiệm vụ thực tập tại nhà máy.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến anh Huỳnh Thanh Thế đã rất tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành tốt chuyến thực tập này.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
ii
TÓM TẮT
Trong quá trình thực tập sau khi đã tìm hiểu về công nghệ và thiết bị sản xuất đường
trong nhà máy nhận thấy: chất lượng của đường thành phẩm phụ thuộc rất lớn vào quá
trình làm sạch nước mía đặc biệt là quá trình lắng.
Lắng là một công đoạn phức tạp và chiếm phần quan trọng trong toàn bộ dây chuyền
sản xuất của nhà máy đường Phụng Hiệp nói chung và với công nghiệp sản xuất
đường nói riêng. Nước mía hỗn hợp sau khi qua các giai đoạn như: Gia vôi, gia nhiệt,
trung hòa sẽ sản sinh ra rất nhiều chất kết tủa, đồng thời một số chất keo bị phá hủy
tạo rất nhiều đám ngưng tụ. Những hạt kết tủa này cùng những hạt rời to nhỏ khác
phân tán trong nước mía, vì thế cần phải xử lí phân li chất rắn khỏi nước mía hỗn hợp
mới có thể thu được nước mía trong sạch để nâng cao hiệu quả kết tinh đường và chất
lượng đường thành phẩm. Tuy nhiên quá trình này xảy ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố: nhiệt độ, pH, chất trợ lắng….
Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến tốc độ lắng trong
nước mía.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ: ....................................................................................................... i
TÓM TẮT:............................................................................................................ii
MỤC LỤC: ..........................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG: ........................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH:.........................................................................................viii
DANH SÁCH ĐỒ THỊ: ....................................................................................... ix
Phần I: BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ MÁY: ....................................................... 1
ChươngI: GIỚI THIỆU: ....................................................................................... 1
1.1. Tổng quan: ................................................................................................ 1
1.2. Vài nét về nhà máy đường Phụng Hiệp: .................................................... 1
1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển: ............................................... 1
1.2.2. Vị trí kinh tế: .............................................................................. 2
1.2.3. Bố trí mặt bằng nhà máy:............................................................. 4
1.2.4. Cơ cấu tổ chức nhà máy: ............................................................. 5
Chương II: CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT ĐƯỜNG:......................... 6
2.1. Nguyên liệu cây mía: ................................................................................ 6
2.1.1. Yêu cầu về nguyên liệu: ............................................................. 6
2.1.2. Quy định chất mía: ...................................................................... 6
2.2. Một số khái niệm các thuật ngữ:................................................................ 6
2.3. Quy trình công nghệ sản xuất: ................................................................... 9
2.4. Sơ đồ nấu đường 3 hệ A, B, C:................................................................ 10
2.5. Mô tả các quá trình cơ bãn trong sản xuất đường: ................................... 11
2.6. Kiểm soát các thông số kỹ thuật theo lưu trình công nghệ: ...................... 15
Chương III: MÔ TẢ VÀ GIẢI THÍCH NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG, CÁCH
VẬN HÀNH CỦA MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH: ........................................... 24
3.1. Thiết bị ép:.............................................................................................. 24
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
iv
3.1.1. Cấu tạo: ..................................................................................... 24
3.1.2. Nguyên lý hoạt động: ................................................................ 24
3.1.3. Cách vận hành: .......................................................................... 24
3.2. Thiết bị truyền nhiệt:............................................................................... 26
3.2.1. Thiết bị truyền nhiệt ống chùm:................................................. 26
3.2.2. Thiết bị truyền nhiệt dạng tấm:.................................................. 29
3.3. Thiết bị lắng:........................................................................................... 31
3.3.1. Cấu tạo: ..................................................................................... 31
3.3.2. Nguyên lý hoạt động: ................................................................ 32
3.3.3. Cách vận hành: .......................................................................... 32
3.4. Thiết bị lọc:............................................................................................. 33
3.4.1. Cấu tạo: ..................................................................................... 33
3.4.2. Nguyên lý hoạt động: ................................................................ 34
3.4.3. Cách vận hành: .......................................................................... 34
3.5. Thiết bị cô đặc: ....................................................................................... 36
3.5.1. Cấu tạo: ..................................................................................... 36
3.5.2. Nguyên lý hoạt động: ................................................................ 37
3.5.3. Cách vận hành: .......................................................................... 38
3.6. Thiết bị nấu đường: ................................................................................. 40
3.6.1. Cấu tạo: ..................................................................................... 40
3.6.2. Nguyên lý hoạt động: ................................................................ 41
3.6.3. Cách vận hành: .......................................................................... 42
3.7. Thiết bị trợ tinh: ...................................................................................... 43
3.7.1. Nhiệm vụ:.................................................................................. 43
3.7.2. Phân loại: .................................................................................. 44
3.8. Thiết bị ly tâm:........................................................................................ 49
3.8.1 Thiết bị ly tâm gián đoạn (ly tâm A):.......................................... 49
3.8.2 Thiết bị ly tâm liên tục (ly tâm B và C): ..................................... 52
Chương IV: CÁC PHÂN XƯỞNG PHỤ:............................................................ 54
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
v
4.1. Phân xưởng lò hơi: .................................................................................. 54
4.1.1. Lưu trình sản xuất hơi: .............................................................. 54
4.1.2. Kiểm soát lưu trình sản xuất hơi: ............................................... 55
4.2. Khu xử lý nước thải: ............................................................................... 56
4.2.1. Quy trình xử lý nước thải: ......................................................... 56
4.2.2. Kiểm soát lưu trình xử lý nước thải: .......................................... 57
4.2.3. Cách vận hành khu xử lý nước thải:........................................... 57
Chương V: MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ THÀNH PHẨM:....................................... 59
5.1. Chỉ tiêu chất lượng đường thành phẩm:................................................... 59
5.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao PP và PE chứa đường thành phẩm:............ 60
5.3. Những biến đổi của đường trong quá trình bảo quản: .............................. 61
5.3.1. Đường bị ẩm: ............................................................................ 60
5.3.2. Đường đóng bánh: ..................................................................... 61
5.3.3. Thành phần đường giảm:........................................................... 61
Phần II: KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ pH ĐẾN
TỐC ĐỘ LẮNG NƯỚC MÍA HỖN HỢP:..................................................... 63
Chương I: LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH LẮNG TRONG NƯỚC MÍA: ......... 63
1.1. Mục đích:................................................................................................ 63
1.2. Nguyên lý lắng các hạt lơ lửng trong nước mía: ...................................... 63
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng trong nước mía: ....................... 63
1.3.1. Khối lượng riêng của các hạt: .................................................... 64
1.3.2. Nhiệt độ: ................................................................................... 64
1.3.3. pH: ............................................................................................ 64
1.4. Cách tính vận tốc của quá trình lắng trong nước mía: .............................. 65
Chương II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM:.................... 67
2.1. Phương tiện thí nghiệm: .......................................................................... 67
2.1.1. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm: ................................................. 67
2.1.2. Hóa chất: ................................................................................... 67
2.2. Phương pháp thí nghiệm: ........................................................................ 67
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
vi
2.2.1. Mục đích: .................................................................................. 67
2.2.2. Chuẩn bị mẫu: ........................................................................... 67
2.2.3. Cách bố trí thí nghiệm: .............................................................. 68
2.2.4. Tiến hành thí nghiệm:................................................................ 69
2.2.5. Kết quả thu nhận: ...................................................................... 69
Chương III: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN:............................................................. 70
3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến độ đục nước chè trong:..................... 70
3.2. Sự thay đổi vận tốc lắng theo pH và nhiệt độ
ứng với thời gian khác nhau:.......................................................................... 72
3.3. Sự biến đổi hàm lượng đường khử theo nhiệt độ
và pH của quá trình lắng: .................................................................... 75
Chương IV: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:............................................................. 77
4.1. Kết luận: ................................................................................................. 77
4.2. Kiến nghị: ............................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.................................................................................. 78
PHỤ LỤC: ............................................................................................................ x
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng I.1: Thông số kỹ thuật của 4 khu cơ bản: .................................................... 14
Bảng I.2: Kiểm soát lưu trình công nghệ sản xuất đường: ................................... 15
Bảng I.3: Bảng hướng dẫn sử dụng hơi để gia nhiệt: ........................................... 28
Bảng I.4: Bảng thông số kỹ thuật của 5 hiệu bốc hơi: .......................................... 39
Bảng I.5: Kiểm soát lưu trình lò hơi: ................................................................... 55
Bảng I.6: Kiểm soát lưu trình xử lý nước thải:..................................................... 57
Bảng I.7: Yêu cầu kỹ thuật đối với bao PP và PE chứa đường thành phẩm:......... 60
Bảng II.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến độ đục nước chè trong: ................ 70
Bảng II.2: Sự phụ thuộc của vận tốc lắng vào nhiệt độ và pH theo thời gian: ......72
Bảng II.3: Sự phụ thuộc của vận tốc lắng vào nhiệt độ: .......................................73
Bảng II.4: Sự phụ thuộc của vận tốc lắng vào pH:...............................................73
Bảng II.5: Sự phụ thuộc của vận tốc lắng vào thời gian: ......................................74
Bảng II.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hàm lượng đường khử: ................75
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình I. 1: Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy: .............................................................4
Hình I. 2: Sơ đồ tổ chức nhà máy: .........................................................................5
Hình I. 3: Quy trình sản xuất đường: .....................................................................9
Hình I. 4: Sơ đồ nấu đường 3 hệ A, B, C: ............................................................10
Hình I. 5: Sơ đồ công đoạn ép mía: ..................................................................... 24
Hình I. 6: Cấu tạo thiết bị gia nhiệt ống chùm: .................................................... 27
Hình I. 7: Cấu tạo thiết bị gia nhiệt dạng tấm: ..................................................... 30
Hình I. 8: cấu tạo thiết bị lắng: ............................................................................ 31
Hình I. 9: Cấu tạo thiết bị lọc chân không: .......................................................... 33
Hình I. 10: Cấu tạo thiết bị cô đặc: ...................................................................... 36
Hình I. 11: Sơ đồ cấu tạo thiết bị bốc hơi 5 hiệu:................................................. 37
Hình I. 12: Thiết bị nấu đường: ........................................................................... 41
Hình I. 13: Cấu tạo thiết bị trợ tinh A: ................................................................. 44
Hình I. 14: Cấu tạo thiết bị trợ tinh B: ................................................................. 46
Hình I. 15: Thiết bị trợ tinh đứng C:.................................................................... 48
Hình I. 16: Thiết bị trợ tinh đứng C:.................................................................... 50
Hình I. 17: Cấu tạo máy ly tâm liên tục B và C: .................................................. 52
Hình I. 18: Sơ đồ lưu trình sản xuất hơi:.............................................................. 54
Hình I. 19: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải: ........................................................ 56
Hình II.1: Quá trình lắng của nước mía: .............................................................. 66
Hình II. 2: Sơ đồ lấy mẫu: ................................................................................... 68
Hình II. 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm:...................................................................... 68
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
ix
DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Đồ thị II.1: Sự phụ thuộc của độ đục nước chè trong vào nhiệt độ
và pH nước mía: ............................................................................................ 70
Đồ thị II. 2: Sự thay đổi vận tốc lắng theo pH và nhiệt độ ứng với
thời gian lắng: ................................................................................................ 72
Đồ thị II. 3: Biểu thị sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến
sự phân hủy đường khử:................................................................................. 75
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
1
Phần I: BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ MÁY
Chương I: GIỚI THIỆU
1.1. Tổng Quan
Đường là một trong những thành phần dinh dưỡng cung cấp năng lượng không thể
thiếu đối với con người và đường cũng là nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành
công nghiệp khác như: đồ hộp, bánh kẹo, hóa học, thực phẩm…vv
Ngành công nghiệp sản xuất đường trên thế giới và trong nước đã và đang không
ngừng phát triển. Việc cơ khí hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất, những thiết bị tự động,
liên tục đang được sử dụng rộng rải trong nhà mía đường.
Trong công nghiệp sản xuất đường, ngoài các công đoạn như: ép mía, gia vôi, gia
nhiệt, trung hòa…Công đoạn lắng cũng rất quan trọng giúp tách loại được các tạp
chất, chất kết tủa, chất keo để làm sạch nước mía. Công đoạn lắng ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng đường thành phẩm. Nếu công đoạn lắng hiệu quả, độ tinh khiết của
sirô cao sẽ nâng cao hiệu quả kết tinh đường sẽ cải thiện được chất lượng đường.
Tuy nhiên lắng là một quá trình khá phức tạp, ngoài việc phụ thuộc vào chất trợ lắng
thì quá trình lắng còn phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và pH. Do vậy muốn nâng cao
tốc độ lắng ngoài việc bổ sung chất trợ lắng thì ta cần phải điều chỉnh nhiệt độ và pH
của nước mía đến khoảng tối ưu để cho quá trình lắng được tốt hơn và rút ngắn thời
gian lắng đồng thời hạn chế đến tối đa sự phân hủy đường saccharose, tránh thất thoát
đường nhiều khi nước mía tồn tại quá lâu trong môi trường nhiệt độ cao và thời gian
dài.
Do đó bên cạnh việc thực tập về thiết bị và dây chuyền công nghệ, đề tài khảo sát sự
ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến tốc độ lắng.
1.2. Vài nét về nhà máy đường Phụng Hiệp
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Nhà máy đường Phụng Hiệp là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập theo quyết
định số 2232/QĐ.CT.HC.95, ngày 15/5/1995 của ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ. Nhà
máy trực thuộc công ty mía đường Cần Thơ (tên thương mại là CASUCO). Đơn vị
chủ quản là sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Cần Thơ trước đây, nay là tỉnh
Hậu Giang.
- Trụ sở khu vực V, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bãy, tỉnh Hậu Giang.
- Điện thoại: (0711).867537- 866236-867520
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
2
- Fax: (0711).867359
- Email: nmdph@hcm.vnn.vn
Nhà máy đường Phụng Hiệp là một doanh nghiệp nhà nước có tài khoản chuyên thu
và chuyên chi, được sử dụng con dấu riêng của đơn vị theo phân cấp doanh nghiệp.
Nhà máy đường Phụng Hiệp có tiền thân là ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà
máy đường Phụng Hiệp. Khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 1995 với tổng diện tích
mặt bằng 7.1 ha. Tập kết tấn thiết bị đầu tiên vào tháng 8 năm 1996. Lắp đặt hạng mục
công trình đầu tiên là ống khói nhà máy vào tháng 5 năm 1998. Thiết bị dây chuyền
công nghệ nhà máy do hãng ISGEC Exports Limited của cộng hòa Ấn Độ cung cấp,
công suất thiết kế là 1250 tấn/ngày.
Bộ máy quản lý nhà máy bao gồm ban giám đốc và 5 phòng ban chức năng, 2 phân
xưởng và một đội bão vệ. Với tổng số CB-CNV là 420 người.
Ngành nghề kinh doanh: theo chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 110027, ngày 16
tháng 11 năm 1995 của ủy ban kế hoạch tỉnh Cần Thơ và bổ sung ngành nghề lần I
ngày 19 tháng 11 năm 1998 và lần III ngày 3 tháng 7 năm 2002 (sản xuất đường trắng
và các sản phẩm của ngành mía đường, dịch vụ vật tư nông nghiệp phục vụ mía
nguyên liệu, sản xuất cung ứng mía giống và các sản phẩm của ngành nông nghiệp).
Sản phẩm của nhà máy làm ra là loại đường cát trắng kết tinh theo tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN: 6959-2001) và các loại sản phẩm cạnh đường, sau đường như: phân vi
sinh hữu cơ, ván ocal và các sản phẩm tương lai sau này như: rượu, bia, cồn, bánh
kẹo,…
Thời gian hoạt động từ 8 đến 9 tháng trong năm. Nhà máy nằm ở trung tâm vùng mía
nguyên liệu dồi dào nhất đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 9 năm 1998 nhà máy
chính thức hoạt động và sản xuất thử, tháng 9 năm 1999 bước vào sản xuất chính cho
mùa vụ 1999-2000. Đến nay nhà máy đã sản xuất được 9 vụ.
1.2.2. Vị trí kinh tế
Vị trí của nhà máy đường Phụng Hiệp trong nền kinh tế quốc dân:
Nhà máy đường Phụng Hiệp được thành lập để cùng ngành mía đường Việt Nam thực
hiện chương trình 1 triệu tấn đường cho đất nước. Nếu không phát triển được ngành
chế biến đường thì đến năm 2000 chúng ta vẫn phải nhập 800.000 tấn đường với số
tiền ước khoảng 300 triệu USD. Thấy được tầm quan trọng đó, nhà máy đã nổ lực sản
xuất với sản phẩm chính là đường, các sản phẩm sau đường, dịch vụ vật tư nông
nghiệp và đầu tư các vùng mía nguyên liệu trong tỉnh và khu vực.
Sản phẩm của nhà máy sản xuất ra được thị trường trong nước chấp nhận và xuất khẩu
sang một số nước trong khu vực như: Singapore, Campuchia,…
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
3
Đồng thời nhà máy được thành lập góp phần giải quyết cho một số công nhân lao
động tại địa phương, tăng cơ cấu lao động công nghiệp đáng kể cho địa phương, đào
tạo được đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước.
Ngoài ra hàng năm nhà máy đường Phụng Hiệp góp phần cùng với công ty là một
trong những doanh nghiệp nộp ngân sách hàng đầu cho tỉnh Hậu Giang.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
4
1.2.3. Bố trí mặt bằng nhà máy
Hình I. 1: Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy
H
ệ
thố
ng
b
aro
m
et
N
hà
x
e
2
bánh
C
Ổ
N
G
Khu chứa bã mía
M
ật
rỉ
Khu cơ khí
Khu phát điện
Lắng
Kho vật tư
Lò hơi Ống
khói
N
hà
ăn
Phò
ng
hó
a
nghiệm
N
hà
vệ
sinh
H
ội
trườ
ng
Khu
ép
Băng tải
vận
chuyển
mía
Sấy
Đóng bao
Kho
đường
Ph
òn
g
n
ôn
g
v
ụ
N
hà
v
ệ
sin
h
Xông SO2 lần 2
Nấu đường Trợ tinh Ly tâm
Cô đặc
Gia vôi
sơ bộ
Gia nhiệt
Cầu trục
Khu xử lý nước thải
T
rạm
bơ
m
Đậu
thuyền
Kho đường
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
5
1.2.4. Cơ cấu tổ chức nhà máy
Hình I. 2: Sơ đồ tổ chức nhà máy
GIÁM ĐỐC
PHÂN
XƯỞNG
CƠ
ĐIỆN
ĐỘI VẬN
CHUYỂN
BÃ BÙN VÀ
QUẢN LÝ
MÔI
TRƯỜNG
PHÒNG
KCS
PHÂN
XƯỞNG
ĐƯỜNG
PHÒNG
NÔNG VỤ
PHÒNG
KỸ
THUẬT
và
NGHIÊN
CỨU
PHÁT
TRIỂN
PHÒNG
TỔ
CHỨC
KẾ
HOẠCH
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÁNH
PGĐ. SẢN XUẤT
PGĐ.
QUẢN LÝ
KINH
DOANH
PGĐ. NGUYÊN LIỆU
ĐỘI
BẢO VỆ
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
6
Chương II: CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT ĐƯỜNG
2.1. Nguyên liệu cây mía
2.1.1. Yêu cầu về nguyên liệu
- Mía phải chín, tức là lúc hàm lượng đường trong thân mía đạt tối đa và hàm lượng
đường khử còn lại ít nhất.
- Các biểu hiện đặt trưng của thời kì mía chín là:
• Hàm lượng đường giữa gốc và ngọn xấp xỉ nhau.
• Hàm lượng đường khử dưới 1% có khi chỉ còn 0,3%.
• Lá chuyển vàng, độ dài của lá giảm, các lá sít vào nhau, dóng ngắn dần.
• Hàm lượng đường saccharose đạt cao nhất khi thu hoạch đúng thời vụ.
- Nhà máy sẽ không mua mía đối với các trường hợp sau:
• Mía chết (tỉ lệ mía chết theo đánh giá của phòng hóa nghiệm lớn hơn10%). Nếu mía
chết nhỏ hơn 10% thì nhà máy sẽ tính mía chết là tạp chất theo quy định.
• Ghe có tỉ lệ mía non lớn hơn 20% (mía non được quy định là mía có dưới 10 dóng
mía).
• Mía có tạp chất lớn hơn 20%
• Mía cháy (thời gian kể từ lúc cháy đến lúc chở tới nhà máy lớn hơn 48 giờ, mía đã
lên meo và chuyển sang màu hồng).
2.1.2. Quy định chất mía
• Kéo mía phải chất phần ngọn quay vào bên trong, phần gốc quay ra ngoài và chiều
dài bó mía không quá 6 mét.
• Trọng lượng mỗi kéo mía không quá 9 tấn và không thấp hơn 4 tấn. Trường hợp
phương tiện chuyên chở mía đến nhà máy có trên 3 kéo dưới 4 tấn thì chủ phương
tiện khi đăng kí tài phải báo cho nhân viên tiếp nhận tại nhà bảng để nhân viên cân
sắp xếp vào cân sao cho đảm bảo đủ số lượng mía ép.
2.2. Khái niệm một số thuật ngữ
• Nước mía hỗn hợp: Nước mía tổng hợp rút ra từ dàn ép, bao gồm nước mía ép ra ở
máy đầu tiên và các máy ép sau đã được pha loãng để bơm về khâu sau xử lý chế
luyện.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
7
• Nước mía trung hòa: Nước mía đi qua các tác nhân hóa học như nước vôi trong
Ca(OH)2, H2SO3, H2CO3 … và phản ứng hóa học xảy ra tạo các muối kết tủa.
• Nước chè trong: Là nước mía sau khi đã trung hòa được qua thiết bị lắng, lọc, gạn,
lượt được nước mía trong suốt.
• Bã mía: Là phần chất khô không tan trong nước sau khi trích ép lấy nước mía trong
cây mía.
• Bx: Viết tắt của chữ Brix, Bx biểu thị trọng lượng biểu kiến của chất rắn hòa tan
trong 100 phần trọng lượng dung dịch, Bx được đo bằng phù kế (Brix kế) hay tỉ
trọng kế.
• Độ Pol (Polarimeter): Biểu thị trọng lượng đường Saccharose trong 100 phần trọng
lượng đường, kết quả được đo bằng máy phân cực Polarimet.
• Độ tinh khiết: AP (APparent Purity), biểu thị độ tinh khiết đơn giản của dung dịch
đường, tính bằng phần trăm Saccharose (hay Pol) trên toàn phần chất rắn hòa tan
trong dung dịch đường.
%100)/( ×= BrixPolAP
• Đường khử: RS (Reducing Sugars), biểu thị chất khử trong dung dịch đường, như
glucoza và fructoza. Chất khử trong công thức phân tử có chứa CHO (andêhyt) hoặc
CO (axeton).
• pH: Để xác định môi trường của dung dịch, môi trường đó được biểu thị bằng nồng
độ ion Hydro (H+) có trong dung dịch, công thức tính là:
)log()(
1log +
+
−== H
H
pH
pH = 7 là môi trường trung tính
pH < 7 là môi trường acid tính
pH > 7 là môi trường kiềm tính
• Đường non: Là hỗn hợp gồm có tinh thể đường và mật. Tùy theo chế độ nấu mà
phân cấp các loại đường non A, B, C. Hay trong nhà máy đường luyện gọi là R1, R2,
R3…
• Đường cát: Là đường sau khi đã được tách mật ra khỏi đường non bằng máy ly tâm,
hoặc rút mật tự nhiên. Tùy theo chế độ nấu mà có đường cát A, B, C hoặc R1, R2,
R3…
• Đường giống: Là hỗn hợp đường bụi, hoặc đường tinh thể được nghiền nhỏ trộn với
cồn đưa vào nồi nấu làm nhân. Hoặc đường non nấu chưa đến kích thước yêu cầu,
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
8
tách ra một phần đưa vào nồi nấu khác để phát triển tinh thể và thể tích theo yêu cầu
của từng loại sản phẩm.
• Mật nguyên: Mật được tách ra từ trong quá trình ly tâm đường non khi chưa dùng
hơi, nước để rửa.
• Mật loãng: Là mật tách ra trong quá trình ly tâm đường non đã có dùng hơi, nước để
rửa.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
9
2.3. Quy trình công nghệ sản xuất đường
Hình I. 3: Quy trình sản xuất đường
Cân nước mía hỗn hợp
Mía cây
Xử lý mía
Bã mía Ép mía
Cân mía
Gia vôi sơ bộ (pH=6,2-6,5)
Gia vôi chính và xông
SO2 đồng thời
Gia nhiệt I (t1=67-700C)
Nước bùn Lắng
Gia nhiệt II ( t2=102-1030C)
Chè lọc Lọc bùn
Bã bùn
Accofloc
A130 (3ppm)
Chè trong
Bốc hơi (Bx=50-60oBx)
Gia nhiệt III (t3=110-1120C)
Xông SO2 lần II (pH<5,0) Nấu đường 3 hệ A, B, C
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
10
2.4. Sơ đồ nấu đường 3 hệ A, B, C
Hình I. 4: Sơ đồ nấu đường 3 hệ A, B, C
Đường bụi,
hạt to
Nước nóng
Phân loại
Chè trong
Magma
đường bụi
Thành
phẩm
Nấu A
Đường non A
Trợ tinh A
Ly tâm A
Đường A
Sấy
Magma B
Mật Anguyên
Đóng bao
Kho
Nấu B
Đường non B
Ly tâm B
Mật Aloãng Đường B
Trợ tinh B
Đường non C
Trợ tinh C
Ly tâm C
Mật B
Đường C
Mật rĩ
Hồi dung
Nấu C
Magma C
Đường
giống
Đường
giống
Sirô sulfit Đường
giống
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
11
2.5. Mô tả các quá trình cơ bản trong sản xuất đường
Quá trình sản xuất đường được chia làm 4 khu chính:
- Vận chuyển, xử._. lý và ép mía
- Hóa chế
- Nấu đường và bồi tinh
- Ly tâm, sấy, thành phẩm
2.5.1. Khu vận chuyển, xử lý và ép mía
Mía được vận chuyển tới nhà máy bằng thuyền. Ở giai đoạn này nên hạn chế tối thiểu
thời gian thu hoạch và chuyên chở vì sự hư hỏng đường trong mía có thể xảy ra trong
24 giờ thu hoạch. Mía trước tiên được cân trên cầu cân mía loại có khoang chất và sau
đó được bốc dỡ lên bàn tiếp liệu hoặc xích tải mía bởi cầu mía. Xích tải mía tiếp nạp
mía vào máy ép sau khi qua các thiết bị chuẩn bị mía như: máy khoả bằng, dao chặt và
búa đập. Chi tiết của các thiết bị của khâu ép như sau:
− Cẩu: Hai cẩu làm việcả liên tục đảm bão cho lượng mía vào khâu ép. Cẩu có công
suất là 10T/cẩu trong đó dầm cẩu: 54 mét, sức nâng lớn nhất của cẩu là 10 tấn.Tốc
độ hạ của mỗi cẩu là 9m/phút.
− Bàn lùa: Bàn lùa có kích thước 5m x 7m, có 6 sợi xích kéo bằng thép với bước xích
150mm, lực kéo để làm đứt xích bàn lùa là 30 tấn. Bàn lùa di chuyển với vận tốc là
1.5 – 5 m/phút.
− Máy khỏa bằng: Được đặt trên xích tải mía để ngăn chặn lượng mía nạp vào dao
chặt quá nhiều gây nên việc nghẽn ở dao chặt. Máy khoả bằng gồm 1 trục bằng thép
được truyền động bằng môtơ qua hộp giảm tốc bánh vít và trục vít. Trục được lắp
bởi các cánh, chạy với tốc độ 70 vòng/phút, ngược với hướng di chuyển của mía
trên xích tải mía.
− Dao chặt: Việc chuẩn bị mía bằng dao nhất thiết bao gồm việc phá vỡ vỏ cứng, mắt
mía và chặt mía thành nhiều phần ngắn nhằm tăng công suất ép và hiệu suất ép. Dao
chặt bao gồm có 26 lưỡi được nối trực tiếp với môtơ điện quay với tốc độ: 600
vòng/phút.
− Búa đập: Gồm trục thép có khả năng chịu lực cao, có các giá bằng thép đúc. Các búa
có bề mặt cứng quay ở tốc độ cao và buộc mía phải đi qua rãnh hẹp búa và tấm đe.
Các búa sẽ đập mía trên tấm đe và trong quá trình này chúng xé mía ra. Búa đập
truyền động bằng môtơ điện ở tốc độ 750 vòng/phút. Búa đập gồm có 36 lưỡi búa.
− Ép mía: Ép mía là phá vỡ các tế bào (xơ) nằm trong cây mía để chiết xuất nước ép
tối đa. Khu ép chiết xuất nước ép bằng cách chuyển mía đã chuẩn bị qua các rãnh
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
12
nhỏ hơn nằm giữa trục ép và lược đáy. Điều này đạt được nhờ một dãy 4 máy ép
được truyền động ở tốc độ 4-5 vòng/phút nhờ 2 turbine 450 HP và bánh răng giảm
tốc.
Việc thẩm thấu kép được sử dụng và áp lực trục đỉnh thích hợp được sử dụng trên mỗi
máy ép để ép nhằm trích ly đường tối đa và tối thiểu các chất không đường.
Quá trình thẩm thấu kép từ máy ép thứ tư được gọi là nước ép của máy ép cuối có độ
Bx rất thấp (khoảng 2,4) nó được cho vào ở trước máy ép thứ 3. Nước ép từ máy ép
thứ 3 được cho vào trước máy ép 2. Nước ép kết hợp từ máy ép 1 và 2 được gọi là
nước ép hỗn hợp. Nước ép hỗn hợp này được bơm để lược ở sàn lược.
Các lưới lược này tách những phần bã mịn (vụn mía). Vụn mía này được chuyển qua
một vít tải để trở về quá trình ép ngay trước máy ép thứ 2. Nước ép đã lược được bơm
vào cân, cân tính toán để tính trọng lượng của nước ép hỗn hợp. Độ Bx của nước ép
hỗn hợp thường duy trì ở giữa 13-15 để cho hiệu quả lắng trong tốt nhất. Bã từ các
máy ép được chuyển đến lò hơi hay sân chứa bã nhờ thiết bị chuyển bã.
2.5.2. Khu hóa chế
Nước mía đã cân được cho thêm dung dịch P2O5 để tạo kết tủa photphat canxi giúp
quá trình lắng được tốt. Gia vôi sơ bộ rồi bơm qua gia nhiệt I nâng nhiệt độ lên 700C
nhằm tiêu diệt vi sinh vật và tăng nhanh quá trình phản ứng. Sau đó nước mía được
gia vôi chính đến pH=10 – 10,5. Tiếp tục xông SO2 nhằm tạo kết tủa canxi sulfit, đến
đây nước mía thực hiện xong giai đoạn tạo kết tủa cần qua gia nhiệt II đạt nhiệt độ
102 – 1040C để đảm bảo quá trình lắng được hoàn hảo. Khi lắng những kết tủa lắng
xuống đồng thời kéo theo các chất lơ lửng cùng lắng xuống đáy bồn gọi là nước bùn.
Phần nước bùn được đưa đến trống lọc chân không. Phần chè sau lọc được đưa về trộn
với nước mía hỗn hợp ban đầu. Phần bã bùn chuyển đi làm phân bón hữu cơ, phần chè
trong sau lắng sẽ cho qua lưới lược nhằm loại bỏ bọt và một số chất lơ lửng còn sót lại
trước khi đi qua bốc hơi.
Nước chè trong sau khi qua lược được đưa đến gia nhiệt III dạng tấm đạt nhiệt độ từ
110 - 1180C nhằm đạt đến điểm sôi trước khi vào bốc hơi. Nước mía được cô đặc
trong hệ thống bốc hơi chân không 5 hệ. Sau khi ra nồi bốc hơi 5, độ Brix nước mía
đạt từ 60 – 65 và được gọi là sirô. Sirô được đưa qua cột xông SO2 lần 2 nhằm mục
đích khử màu để màu sắc thành phẩm tốt.
2.5.3. Khu nấu đường
Sirô được đưa sang nấu đường nhằm kết tinh đường Saccharose. Căn cứ vào tinh độ
AP của sirô mà chế độ nấu đường được thực hiện theo 3 hệ A, B,C như sau:
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
13
- Đường non A tinh độ 85-87, tạo hạt bằng cách lấy đường bụi làm magma, nuôi hạt
bằng sirô sulfit (là sirô được xông SO2 nhằm mục đích tẩy trắng), sirô hồi dung và
mật A rửa.
- Đường non B tinh độ 72-75, tạo hạt bằng mật A.
- Đường non C tinh độ 54-58, tạo hạt từ giống của tinh chân không B và C, nuôi hạt
bằng mật B và mật C rửa.
Đường non C qua ly tâm 2 lần để thu hồi đường C đem phối trộn với đường B, đường
cục bằng nước chè trong. Sirô hồi dung có tinh độ 94% được trộn với sirô sulfit từ
nước mía có tinh độ AP = 80. Nhờ đó nâng cao chất lượng đường A cũng như chất
lượng đường thành phẩm.
+ Hệ thống trợ tinh: Tất cả đường non A, B, C sau khi nấu đều qua quá trình bồi tinh
để làm nguội dần và nuôi dưỡng đường tinh thể to thêm. Đường non sau khi trợ tinh
đủ thời gian được xả xuống các máng phân phối để các máy ly tâm thực hiện quá trình
phân mật.
2.5.4. Khu ly tâm, sấy, thành phẩm
+ Hệ thống ly tâm: Quá trình phân mật được thực hiện trên các máy ly tâm.
Đường non A được tách mật bằng ly tâm gián đoạn. Mật A được chia làm hai loại:
mật A nguyên đem đi nấu giống B, C làm nguyên liệu nấu đường B, mật A rửa đem
nấu A.
Đường non B tách mật bằng ly tâm liên tục. Mật B đem nấu đường C, đường B đem
trộn với đường C2 để nấu đường A.
Đường non C qua máy ly tâm liên tục thu đương C1 và mật rỉ. Mật rỉ bơm ra bồn
chứa, đường C1 trộn với mật C2 rồi đem ly tâm liên tục 2 lần để tách mật C2 và đường
C2. Đường C2 đem hồi dung làm nguyên liệu nấu A.
+ Hệ thống sấy, đóng bao: Đường A sau khi ly tâm có độ ẩm khoảng 1,0 – 1,5%
không thể bảo quản lâu được cho nên sau khi ly tâm phải qua hệ thống sấy và làm
nguội, nhiệt độ sấy khoảng 800C.
Sau khi qua hệ thống sấy đường đưa đến sàng, hệ thống sàng có nhiều ngăn, ngăn đầu
thu hồi đường cục và đường hồi dung, ngăn cuối là đường có kích thước rất nhỏ được
trộn với nước nóng để làm giống nấu A. các ngăn ở giữa là đường thành phẩm có kích
thước tương đương nhau được cân và đóng bao.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
14
2.6. Kiểm soát các thông số kỹ thuật theo lưu trình công nghệ
Bảng I.1: Thông số kỹ thuật của 4 khu cơ bản
Bộ
phận
Thông số kỹ thuật Chuẩn mực chấp nhận Ghi chú
1. Pol của bã mía ≤ 3,0 %
2. Chất diệt khuẩn Nalco 77451 13 – 17 ppm (tổng cộng)
Nước mía hỗn hợp 4 – 6 ppm
Ép
mía
Nước ép 4 9 – 11 ppm
So với mía
ép
3. pH gia vôi chính 9 – 10,5
4. Chất trợ lắng 2 – 5 ppm So với mía
ép
5. Chất chống cáu cặn 10,5 – 11,5 ppm
Trước gia nhiệt III 2,8 – 3 ppm
Trước hiệu III 1,8 – 3 ppm
Trước hiệu IV 2,3 – 2,5 ppm
Hóa
chế
Trước hiệu V 3,6 – 4 ppm
So với mía
ép
6. pH sirô sulfit 5 – 6
7. Chất chống dẻo ≤1lit/30m3 đường non C Khi cần thiết
8. Chất tẩy màu đường NaHSO3 Khi cần thiết
Đường non A Không sử dụng
Đường non B ≤ 1kg/30m3đường non
Giống B (C) ≤0,5kg/30m3đường non
9. Cỡ hạt đường thành phẩm
Đường hạt to
Nấu
đường
Trên sàng 1,6 mm 40 – 55 %
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
15
Trên sàng 1 mm ≥ 96 %
Đường hạt nhỏ
Trên sàng 1,6 mm < 4 %
Trên sàng 1 mm 40 – 50 %
Đường bụi < 1 %
10. Mật rỉ
AP < 39 %
Ly
tâm
Bx > 80 %
Nguồn: Số liệu thực tế Nhà máy đường Phụng Hiệp
Bãng I. 2: Kiểm soát lưu trình công nghệ sản xuất đường
STT HOẠT
ĐỘNG
THÔNG SỐ KỸ
THUẬT
CHUẨN MỰC
CHẤP NHẬN
TẦN
SỐ
KIỂM
SOÁT
THIẾT BỊ
1 Cân mía Trọng lượng mía
Theo qui định của
Nhà máy
Từng
bành
Cân và các
thiết bị trạm
cân mía
Sắp xếp bành mía Các đầu móc cáp
không bị đè lắp.
Bành
Cẩu
2 Chất sân
Thời gian lưu giữ
trên sân 32 giờ
Ca
3 Tiếp mía
Bề dày lớp mía
trên xích tải và
bàn lùa
- Tiếp dứt điểm
từng ghe
- Lớp mía trên
bàn lùa phải đều
liên tục và không
chạm khoả bằng
Liên tục
2 bàn lùa và
2 bục xả
mía
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
16
- Lớp mía trên
xích tải phải đều
liên tục từ 500-
700mm
4 San bằng Chiều cao lớp mía
Mía nằm đều trên
xích tải, nằm dưới
khỏa bằng
Liên tục
Máy khỏa
bằng
5 Chặt mía Khe hở miệng dao
- Dao chặt 1: Khe
hở 300÷500 mm.
- Dao chặt 2: Khe
hở 100÷150 mm.
Mỗi lần
dừng tu
bổ định
kỳ
Dao chặt
6 Xé tơi mía
Khe hở giữa đầu
búa và tấm đe
Khe hở đạt từ
25 ÷ 45 mm
Mỗi lần
dừng tu
bổ định
kỳ
Búa đập
7 Khử sắt Tạp chất sắt
Không còn vật
bằng sắt hoặc
thép lọt vào máy
ép
Liên tục Máy khử sắt
Tốc độ
turbine I
Theo hướng dẫn
của nhà máy
Từng
giờ
Đồng hồ tốc
độ turbine
8
Ép I
Áp lực dầu trục
đỉnh
150÷240 Kg/cm2 Ca
Hệ thống
bơm dầu
trục đỉnh
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
17
Lượng dầu bôi
trơn
Đảm bảo đủ dầu
bôi trơn cho cổ
trục và cổ trục
không bị nóng
1giờ
Hệ thống
bơm dầu bôi
trơn
Áp lực dầu trục
đỉnh
150÷240 Kg/cm2 Ca
Hệ thống
bơm dầu
trục đỉnh
9 Ép II
Lượng dầu bôi
trơn
Đảm bảo đủ dầu
bôi trơn cho cổ
trục và cổ trục
không bị nóng
1giờ
Hệ thống
bơm dầu bôi
trơn
Tốc độ turbine ép
II
Theo hướng dẫn
của nhà máy
1 giờ
Đồng hồ tốc
độ turbine
Áp lực dầu trục
đỉnh
150÷240 Kg/cm2 Ca
Hệ thống
bơm dầu
trục đỉnh
10
Ép III
Lượng dầu bôi
trơn
Đảm bảo đủ dầu
bôi trơn cho cổ
trục và cổ trục
không bị nóng
1giờ
Hệ thống
bơm dầu bôi
trơn
Áp lực dầu trục
đỉnh
150 ÷ 240
Kg/cm2
Ca
Hệ thống
bơm dầu
trục đỉnh 11
Ép IV
Lượng dầu bôi
trơn
Đảm bảo đủ dầu
bôi trơn cho cổ
trục và cổ trục
không bị nóng
1giờ
Hệ thống
bơm dầu bôi
trơn
12 Bã mía Ẩm bã < 52%
2 lần/ca
hoặc khi
có yêu
cầu
trưởng,
phó ca
sản xuất
Hệ thống
thiết bị ép
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
18
Lưu lượng tấn/giờ
20 - 40%
So với mía ép
1giờ
Lưu lượng
kế và hệ
thống bơm 13
Nước nóng
thẩm thấu
Nhiệt độ 65 - 750C Đồng hồ
nhiệt độ
14
Nước mía
hỗn hợp
Bx 12-15% 2lần/ca
SX
Hệ thống
thiết bị ép
Trọng lượng
Nước mía hỗn
hợp
3 ÷ 4
Tấn / mẻ
Dừng tu
bổ định
kỳ
Cân
pH gia vôi sơ bộ 6,2 ÷ 7,0 1 giơ Ống sữa vôi
15
Cân nước
mía hỗn hợp
Bổ sung H3PO4
20 - 30kg/100tấn
mía ép
1 giờ
Thiết bị bổ
sung H3PO4
16 Hòa vôi
Độ Bé
sữa vôi
8 ÷ 10 0Bé Mẻ
Thiết bị
hòa vôi
17 Gia nhiệt I
Nhiệt độ nước
mía ra
65 ÷ 700C 5 phút
Cột gia
nhiệt
120m2
18 Sufit hóa I pH gia vôi chính pH=10 - 10,5
5 phút
Thiết bị
sulphít hóa
và thùng
hiệu chỉnh
19 Gia nhiệt II
Nhiệt độ nước
mía ra
100 ÷ 1050C 5 phút
Cột gia
nhiệt
120m2
20
Lắng Chất trợ lắng
Accofloc A130
(3ppm) Ca
Bơm chất
trợ lắng &
thùng quậy
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
19
Màu sắc
Trong suốt
và vàng rơm
5 phút
Van điều
tiết chè
trong 21 Chè trong
pH 6,8 - 7,2 5 phút Giấy quì
22 Nước bùn Độ đậm đặc
Phải đặc và bơm
đi được
5 phút
Van xả bùn
bồn lắng và
bơm bùn
23
Lọc
chân không
Độ chân không
của vùng lọc, rửa ≥ 200mmHg
5 phút
Bơm chân
không, thiết
bị ngưng tụ
Độ Pol 2%
3 lần/ca
sản xuất
Thiết bị lọc
chân không
24 Bã bùn
ẩm bã 75%
3 lần/ca
sản xuất
Thiết bị lọc
chân không
Bx Chỉ tham khảo
Thiết bị
Phòng hóa
nghiệm
25
Nước lọc
bùn
Pol Chỉ tham khảo
Khi có
yêu cầu
của ban
Giám
Đốc
Thiết bị
phòng hóa
nghiệm
26 Gia nhiệt III
Nhiệt độ nước
mía ra
110 ÷ 1150C 5 phút
Thiết bị gia
nhiệt tấm
27 Bốc hơi
P hơi vào
bốc 1
0,4 ÷ 1,0
kg/cm2
1 giờ
Đồng hồ đo
áp suất
28 Sirô nguyên Bx 50 - 60%
6 lần /
ca
Các thiết bị
bốc hơi
29 Sufit II pH pH = 5,0 5 phút
Thiết bị
sufit hóa
sirô
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
20
30 Sirô sufit Tạp chất
Không có tạp
chất, cáu cặn
4 giờ
Màng lọc
sirô
31
Nấu A Độ chân không 630 ÷ 680 mmHg Liên tục Nồi nấu A
Độ sôi Đều và liên tục Liên tục Nồi nấu A
Áp suất hơi ≥ 0,1 kg/cm2 Liên tục Nồi nấu A
32
Non A
Bx ≥ 93%
Khi
xuống
đường
Nồi nấu A
AP ≥ 80 Nồi nấu A
Thể tích 25 ÷ 30 m3 Nồi nấu A
33
Trợ tinh A
Thời gian trợ tinh ≥ 30 phút
Từng
nồi Thiết bị trợ
tinh A
34
Nấu B Độ chân không 630 ÷ 680mmHg Liên tục Nồi nấu B
Độ sôi Đều và liên tục Liên tục Nồi nấu B
P hơi ≥ 0,1 kg/cm2 Liên tục Nồi nấu B
35
Non B
Bx ≥ 96%
Từng
nồi
Nồi nấu B
AP 68-75% Từng
nồi
Nồi nấu B
Thể tích 20÷30 m3
Từng
nồi
Nồi nấu B
36
Trợ tinh B
Thời gian ≥ 8 giờ
Theo
nồi
Thiết bị trợ
tinh B
37 Nấu C Độ chân không 630 ÷ 680mmHg Liên tục Nồi nấu C
Độ sôi Đều và liên tục Liên tục Nồi nấu C
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
21
Áp suất hơi ≥ 0,1 kg/cm2 Liên tục Nồi nấu C 38 Non C
Bx ≥ 96%
Từng
nồi Nồi nấu C
AP
56-62%
Từng
nồi
Nồi nấu C
Thể tích 20÷30 m3
Từng
nồi
Nồi nấu C
39
Trợ tinh
C
Thời gian trợ tinh ≥ 24 giờ
Từng
nồi
Trợ tinh C
ngang và
C đứng.
Nhiệt độ đường
non C ở cuối giai
đoạn làm nguội
40 - 450C giờ
Nhiệt độ đường
non C ở cuối giai
đoạn hâm nóng
50 - 550C giờ
Trợ tinh C
ngang và
C đứng.
40
Ly tâm A
Chiều dầy lớp
đường
Đảm bảo ly tâm
đường phải hết
mật và khô
Theo
chu kỳ
nồi
đường.
Máy ly tâm
A, nước
siêu nhiệt
41 MẬt A1 AP 60 - 68%
Theo
chu kỳ
nồi
đường
Máy ly tâm
A và các
thiết bị phụ
kèm theo
Bx ≥ 76%
42
Mật A2 AP 74-82%
Bx ≥ 70%
Liên tục
từng mẻ
ly tâm
Máy ly tâm
A
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
22
43 Đường
A
Lượng mật Hết mật
44 Sấy Đường cục Không áp dụng
Bàn gằng
gió nóng,
lạnh
45 Phân loại
Kích cở
hạt đường
Theo quy định
của nhà máy
Nồi
Sàng phân
loại
46
Đường
thành phẩm
Theo quy định
hiện hành của
công ty
Theo nồi
Các
thiết bị
khâu ly
tâm
thành
phẩm
47
Đóng bao Qui cách đóng bao và trọng lượng
Theo
quy
định của
công ty
tại từng
thời
điểm
Theo quy
định hiện
hành của
công ty
48
và
49
Ly tâm B và
đường B
Pol đường B ≥ 98% 2 lần/ca
Máy ly tâm
B
50
Mật B
AP 42-50% 2 lần/ca Máy ly tâm
B
Bx ≥ 75% 2 lần/ca Máy ly tâm B
51
Hồi dung Bx 55 - 65% 3 lần/ca
Thùng hồi
dung và
bơm
52
và
Ly tâm C và
đường C
Pol ≥ 78% 4 lần /ca
Máy ly tâm
C
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
23
53
54 Mật rỉ RS Tham khảo 4 lần /ca
Máy ly tâm
C
AP
Theo quy định
của nhà máy 4 lần /ca
Máy ly tâm
C
Bx
Theo quy định
của nhà máy 4 lần /ca
Máy ly tâm
C
55
Magma
đường B
Độ đậm đặc Phải bơm đi được Liên tục
Thùng quậy
và bơm
magma B
56
Magma
đường bụi Độ đậm đặc Phải bơm đi được Liên tục
Thùng quậy
và bơm
magma
đường bụi
57
Magma
đường C
Độ đậm đặc Phải bơm đi được Liên tục
Thùng quậy
và bơm
magma C
58
Đường
giống
Thời gian xay
giống ≥12 giờ
Từng
mẻ
Thùng xay
giống
Tỉ lệ đường thành
phẩm + cồn
1kg đường + 1lít
cồn
Từng
mẻ
Thùng xay
giống
59
Tồn trữ bã
mía Lượng bã ≤ 5.000 Tấn
Ca sản
xuất
Bãi chứa
60
Vận chuyển
ra bãi chứa
bã bùn
Lượng bùn vận
chuyển
≤ 6% so với mía
ép
Ca sản
xuất
Xe chuyên
chở
Nguồn: Số liệu thực tế Nhà máy đường Phụng Hiệp
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
24
Chương III: MÔ TẢ VÀ GIẢI THÍCH NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
CÁCH VẬN HÀNH CỦA MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH
3.1. Thiết bị ép
3.1.1. Cấu tạo
Hình I. 5: Sơ đồ công đoạn ép mía
Khu ép gồm có 4 máy ép, mỗi máy ép gồm có 4 trục là: trục nạp liệu, trục đỉnh, trục
trước, trục sau. Dưới máy ép còn có lược đáy để đảm bảo mía đi qua dễ dàng. Mũi
lược tựa vào trục ép trước được bào răng khớp với răng trục ép để bã không lọt ra
ngoài. Ngoài ra còn có các lược bên, giá máy, bộ phận nén trục đỉnh…
3.1.2. Nguyên lý hoạt động
Mía sau khi đã xử lý được đưa vào máy ép 1 ở trục nạp liệu, sau khi mía ra khỏi máy
ép 1 được thẩm thấu bằng nước mía ở máy ép 3 và chuyển qua máy ép 2 sau khi qua
máy ép 2 thì bã mía được thẩm thấu bằng nước mía ở máy ép 4. Nước ép được ở máy
1 và máy 2 đem đi chế luyện. Bã mía sau khi ra khỏi máy ép 2 và được thẩm thấu thì
được đưa sang máy ép 3, nước mía ép được ở máy ép 3 được đem đi thẩm thấu cho
máy ép 1 còn bã mía sau khi qua máy ép 3 được thẩm thấu bằng nước nóng 60 – 70oC
và đưa sang máy ép 4, nước mía của máy ép 4 được đem đi thẩm thấu cho máy ép 2
còn bã mía sau khi qua máy ép 4 được đưa sang lò hơi.
3.1.3. Cách vận hành
Nước mía hỗn hợp
Bã mía
Nước nóng thẩm thấu 60 - 70oC
Thẩm thấu nước mía bộ trục 4
Thẩm thấu nước mía bộ trục 3
Mía đã xử lý
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
25
Chuẩn bị:
- Kiểm tra tủ điện khu ép đã được cấp đủ chưa.
- Kiểm tra xem công nhân tại các vị trí vận hành đã sẵn sàng chưa, các dụng cụ, thiết
bị cần thiết đã có chưa.
- Kiểm tra động cơ điện kéo máy ép đã được cách li chưa.
- Kiểm tra dầu bôi trơn cổ trục máy ép và bánh răng truyền động đủ chưa.
- Kiểm tra vật gì lạ còn sót lại trong máy ép và băng tải trung gian không.
- Kiểm tra lưu lượng nước làm mát gối đở cổ trục ép đủ chưa.
- Kiểm tra dầu áp lực trục đỉnh đã bơm đúng qui định chưa.
- Liên hệ công nhân vận hành turbine để khởi động theo thứ tự turbine 2 trước đến 1.
- Kiểm tra các tấm phân phối nước mía thẩm thấu đã đúng vị trí chưa.
- Liên hệ các bộ phận có liên quan chuẩn bị tiếp nhận nước mía và bã mía.
Khởi động:
- Chạy bơm dầu bôi trơn cổ trục máy ép trước khởi động turbine ép (10 phút).
- Khởi động turbine ép.
- Khởi động băng tải trung gian theo thứ tự 3→2→1.
- Khởi động vít tải bã ép lại.
- Kiểm tra tổng quát máy ép xem có gì trở ngại thì xử lý ngay.
- Cho khởi động búa, dao, máy khỏa bằng.
- Khi máy đã ổn định và turbine ép đạt tốc độ yêu cầu thì vận hành tiếp nạp, khởi
động xích tải mía, băng tải cao su đưa mía vào ép.
- Thông báo vận hành bơm, bơm nước mía và nước nóng.
Hoạt động bình thường:
- Kiểm tra các lược chải bã có sạch không.
- Lượng dầu bôi trơn có đủ không.
- Thường xuyên kiểm tra xem các cổ trục ép xem có nóng không
- Kiểm tra lưu lượng nước thẩm thấu, nhiệt độ có đúng qui định không
- Lưu lượng nước làm mát và đều không
- Kiểm tra các đồng hồ chỉ báo áp lực trục đỉnh đúng yêu cầu không
- Lắng nghe thiết bị hoạt động có gì lạ không
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
26
- Vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị mỗi ca. Ghi nhận tình trạng thiết bị vào sổ giao ca
Ngừng máy bình thường: ( trên 8 giờ)
- Vận hành tiếp nạp dừng băng tải xích (khi đã hết mía trên băng tải).
- Dừng máy khỏa bằng, dao, búa.
- Ngừng băng tải cao su, máy khử từ.
- Thông báo vận hành turbine giảm tốc độ và dừng máy.
- Kéo van phân phối nước mía thẩm thấu hồi lưu xuống máng chứa.
- Thông báo vận hành bơm dừng bơm nước nóng và nước mía.
- Dừng máy ép 1, 2.
- Ngừng xích tải trung gian 1, 2.
- Dừng máy ép 3, 4.
- Ngừng xích tải trung gian 3.
- Vệ sinh sạch sẽ bơm hết nước mía loãng sang công đoạn hóa chế.
- Tắt bơm, xả dầu áp lực trục đỉnh máy ép.
- Lắp động cơ kéo ngược máy ép (nếu cầu lược đáy đóng nhiều bã).
- Vệ sinh sạch máy ép và rắc vôi lên những chổ cần thiết.
- Ngừng bơm dầu bôi trơn máy ép sau khi ngưng máy 10 phút.
Trình tự ngừng máy khẩn cấp:
- Ngừng băng tải xích (không cần hết mía trên băng tải).
- Ngừng băng tải cao su (nếu dừng ép thời gian ngắn không cần dừng dao, búa).
- Ngừng bơm, ngừng xích trung gian.
Dừng turbine hoặc giảm tốc độ.
3.2. Thiết bị truyền nhiệt
Dùng để gia nhiệt cho nước mía, có hai loại thường được sử dùng là dạng ống chùm
và dạng tấm
3.2.1. Thiết bị truyền nhiệt ống chùm
a. Cấu tạo: Loại ống chùm có thân hình trụ, bên trong có lắp các ống truyền nhiệt.
Phía trên và dưới thiết bị có lặp 2 mâm nằm song song với nhau, trên mỗi mâm có các
lỗ, hai đầu của các ống truyền nhiệt được gắn trên 2 lỗ tương ứng trên 2 mâm này.
Nước mía đi vào và đi ra ở đỉnh thiết bị. Hơi đi vào ở phần giữa thân thiết bị. Ở nắp
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
27
trên và nắp dưới có lắp các tấm ngăn phân chia các ống truyền nhiệt thành 12 lần lên
xuống. Sự phân chia này có tác dụng tăng thời gian tiếp xúc của nước mía với ống
truyền nhiệt. Ở nắp trên có ống thoát khí. Nắp trên và nắp dưới được nối với cần thăng
bằng có tác dụng cân bằng trọng lực lúc đóng mở nắp.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1 0
1 1
1 2
1 3
Hình I. 6: Cấu tạo thiết bị gia nhiệt ống chùm
1 và 8 – Van xả hơi ở mỗi ngăn
2 - Ống nạp liệu
3 - Ống tháo liệu
4 – Van an toàn
5 - Tay treo
6 - Ống xả khí không ngưng
7 và 9 - Ống tháo nước ngưng
10 – Cần đỡ
11 - Ống truyền nhiệt
12 - Ống dẫn hơi nước vào
13 - Mặt sàn
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
28
b. Nguyên lý hoạt động thiết bị truyền nhiệt:
Quá trình truyền nhiệt là gián tiếp, tác nhân truyền nhiệt là hơi nước bão hòa, chất
nhận nhiệt là nước mía. Hơi đi vào khoang đun và đi bên ngoài ống truyền nhiệt, nước
mía đi bên trong ống truyền nhiệt. Nước mía nhận nhiệt sẽ tăng nhiệt độ, hơi cho nhiệt
sẽ giảm nhiệt và ngưng tụ thành nước thoát ra ở đáy khoang đun của thiết bị.
c. Cách vận hành
Kiểm tra
• Kiểm tra thân bộ gia nhiệt, bulông nắp trên và dưới phải kín.
• Kiểm tra tất cả đồng hồ đo nhiệt độ, đảm bảo hoạt động bình thường.
• Kiểm tra tất cả các van đóng, mở đúng vị trí làm việc.
• Báo cho công nhân vận hành bơm biết để chuẩn bị các bơm cần đưa vào hoạt động.
Vận hành
Khi chưa bốc hơi nước chè thì sử dụng hơi thải turbine cho gia nhiệt
• Mở van hơi vào các bộ gia nhiệt, căn cứ vào lượng mía ép và tình hình hơi cao hay
thấp mà điều chỉnh các van hơi thích hợp để cho nhiệt độ gia nhiệt đạt chỉ tiêu.
• Mở van kép cho nước mía đi vào bộ gia nhiệt.
• Thường xuyên kiểm tra xả nước ngưng, khí không ngưng trong bộ gia nhiệt.
• Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nguyên liệu.
• Muốn chuyển sang dùng hơi thứ từ các nồi bốc hơi thì trước tiên phải xả hết nước
tích tụ trong các đường ống hơi thứ từ nồi bốc đến gia nhiệt, đồng thời phải báo cho
các bộ phận có liên quan dùng chung hơi thứ của các nồi bốc hơi.
• Việc sử dụng hơi thứ từ các nồi bốc như sau:
Bãng I. 3: Bảng hướng dẫn sử dụng hơi để gia nhiệt
Gia nhiệt lần I Gia nhiệt lần II - cấp 1 Gia nhiệt lần II - cấp 2
- Sử dụng hơi thứ của hiệu III
- Nhiệt độ nước mía ra: 65-
700C
- Sử dụng hơi thứ của
hiệu II (hoặc hiệu I).
- Nhiệt độ nước mía ra:
85 - 900C
- Sử dụng hơi thứ của
hiệu I (hoặc hơi sống).
- Nhiệt độ nước mía ra:
100 - 1050C
Nguồn: Nhà máy đường Phụng Hiệp
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
29
• Khi không dùng hơi thứ từ các nồi bốc hơi nữa, phải liên hệ với các bộ phận có sử
dụng chung hơi thứ từ các nồi bốc hơi rồi mới được đóng dần dần các van lại.
Thao tác chuyển đổi sử dụng gia nhiệt
• Trong khi vận hành muốn chuyển đổi sử dụng nhiệt, kiểm tra lại lần nữa bộ gia nhiệt
sắp sử dụng.
• Trước tiên phải điều chỉnh van hơi cho gia nhiệt đạt nhiệt độ gần bằng nhiệt độ nước
mía cần gia nhiệt, tiếp theo mở van kép (van nước mía vào và van nước mía ra) của
bộ gia nhiệt sẽ dùng, cuối cùng mở van hơi nước bão hòa hoặc van hơi thứ từ nồi
bốc hơi điều tiết nhiệt độ gia nhiệt.
• Đóng van hơi của bộ gia nhiệt ngừng không dùng, tiếp theo đóng van mở kép của bộ
gia nhiệt không dùng. Sau khi thông báo cho các bộ phận có liên quan, tháo hết
nước mía còn dư lại trong bộ gia nhiệt, mới có thể tiến hành tháo rửa.
Ngừng vận hành
• Đóng hết toàn bộ các van hơi sử dụng cho gia nhiệt (khi ngừng dùng hơi nước phải
báo cho các bộ phận có liên quan).
• Phải tháo thật nhanh nước mía còn sót lại. Tiến hành thông rửa tạp chất, cáu cặn bên
trong bộ gia nhiệt.
Chú ý: Trước khi mở nắp gia nhiệt phải đảm bảo xả hết nước mía bên trong gia nhiệt.
3.2.2. Thiết bị truyền nhiệt dạng tấm
a. Cấu tạo
Thiết bị gồm 100 tấm truyền nhiệt. Trên mỗi tấm có nhiều rãnh nhỏ đan xen nhau và
gắn roong. Trên mỗi tấm có 4 lỗ dẫn dung dịch và hơi. Phía trên và phía dưới của các
tấm có 2 rãnh gắn vào 2 trục để ghép các tấm lại với nhau.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
30
Hình I. 7: Cấu tạo thiết bị gia nhiệt dạng tấm (nguồn từ nhà máy)
1 – Khung
2 – Tấm gia nhiệt
3 – Đường dung dịch vào
4 – Đường khí vào
5 - Roong
b. Nguyên lý hoạt động
Hơi đi vào các lỗ trên, đi qua các rãnh của các tấm truyền nhiệt rồi đi ra ở phía dưới.
Còn dung dịch đi vào lỗ dưới đi qua rãnh của các tấm truyền nhiệt rồi đi ra ở phía
trên. Dung dịch nước mía và hơi tiếp xúc gián tiếp qua tấm truyền nhiệt đặt xen kẽ
nhau. Roong có 2 tác dụng: Không cho hơi và dung dịch tiếp xúc với nhau, không cho
hơi và dung dịch thoát ra khỏi thiết bị.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
31
3.3. Thiết bị lắng
3.3.1. Cấu tạo
Hình I. 8: Cấu tạo thiết bị lắng
1 – Bồn chứa dịch chảy tràn
2 – Ống dẫn chè trong xuống sàn cong
3 – Ống dẫn dung dịch trong khoang ra
4 – Cánh khuấy
5 và 9 – Lỗ dẫn nước mía ra các khoang
6 – Van xã bùn
7 – Hộc chứa bùn
8 – Ống dẫn bùn ra
10 – Cánh gạt phụ
11 – Ngăn phân phối
12 – Motor
Thiết bị có thân hình trụ, đáy hình côn gồm 5 ngăn, ngăn trên cùng là ngăn phân phối.
Ở tâm thiết bị là trục tâm dạng rỗng, trên trục ứng với vị trí của từng ngăn có gắn các
thanh cào, trên thanh cào có gắn các cánh gạt bùn có tác dụng đưa bùn ở mỗi ngăn
hướng về hộc bùn ở ống trung tâm. Trục trung tâm được dẫn động bằng một motor
thông qua bộ giảm tốc bánh vít trục vít. Trên trục khuấy ứng với vị trí của mỗi ngăn là
các lỗ phân phối nước mía. Đầu trên của ống trung tâm được thông với khí trời. Trên
thân thiết bị có các cửa dùng để tu bổ, sữa chữa. Phần trên của mỗi ngăn có lắp đường
ống chạy dọc theo chu vi thiết bị để thu nhận nước mía trong. Phía dưới các ngăn lắng
có lắp các nón có tác dụng ổn định dòng chảy của nước mía.
1
2
3
4
5
6
7
9
8
10
12
11
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
32
3.3.2. Nguyên lý hoạt động
Nước mía đi vào ngăn phân phối trên cùng, từ ngăn này nó đi vào ống phân phối trung
tâm. Từ ống trung tâm nước mía theo các lỗ phân phối ở mỗi ngăn đi vào mỗi ngăn. Ở
mỗi ngăn nước mía đi từ ống trung tâm ra ngoài thân thiết bị. Trong quá trình di
chuyển của nước mía các chất kết tủa lắng xuông đáy của mỗi ngăn và được cánh gạt
bùn đưa về chứa ở các hộc bùn, từ hộc chứa bùn, bùn sẽ di chuyển dọc theo bên ngoài
ống trung tâm đi xuống đáy thiết bị và tập trung ở ngăn cuối cùng. Sau đó được lấy ra
ngoài ở đáy thiết bị. Phần nước mía trong ở mỗi ngăn sẽ đi ra ngoài thông qua ống thu
nhận nước mía.
3.3.3. Cách vận hành
Kiểm tra
• Kiểm tra tình trạng dầu bôi trơn hộp giảm tốc và bánh vít ống trung tâm đảm bảo
dầu còn tốt và đủ, ống trung tâm và cánh gạt bùn bồn lắng có hoạt động tốt không.
• Kiểm tra các van rút chè trong, rút bùn lắng có đóng mở tốt không.
• Kiểm tra các nắp và cửa vệ sinh đã đóng kín chưa.
• Kiểm tra dầu bôi trơn bơm trợ lắng đảm bảo còn tốt và đủ; động cơ và bơm đảm bảo
hoạt động tốt.
• Kiểm tra van liên thông đảm bảo đóng và mở nhẹ nhàng.
• Khởi động
• Đóng tất cả các van rút bùn từng ngăn.
• Mở van liên thông của bồn lắng.
• Mở nhỏ các van rút chè trong trong từng ngăn để kiểm tra mực nước chè, độ pH,
chất lượng chè trong. Pha chất trợ lắng với tỉ lệ sử dụng từ 2- 4ppm so với mía.
• Khi nước mía được bơm vào bồn lắng thì khởi động bơm tr._.đi vào bộ lắng có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lắng trong
nước mía.
Nếu khống chế nhiệt độ không tốt thường gặp các trường hợp sau:
• Nhiệt độ cao thời gian dài gây hiện tượng caramen hóa.
• Nhiệt độ cao sẽ phân hủy đường khử tạo chất màu và các acid hữu cơ.
• Quá trình đun nóng nước mía sẽ xảy ra sự thủy phân vụn mía sản sinh chất keo.
• Nhiệt độ thấp sẽ làm cho độ nhớt dung dịch cao gây cản trở quá trình lắng.
Nếu khống chế nhiệt độ tốt sẽ có tác dụng:
• Loại được không khí trong nước mía, giảm bớt sự tạo bọt.
• Tăng tốc độ các phản ứng hóa học, kết tủa các chất không đường.
• Nhiệt độ tăng làm tỷ trọng của nước mía giảm, chất keo ngưng tụ tăng tốc độ lắng
của chất kết tủa.
1.3.3. pH
Trị số pH của nước mía trung hòa đưa về bồn lắng cần phải khống chế đều đều và ổn
định. Nếu pH quá cao lượng đường hoàn nguyên bị phá hủy, hình thành lại một số chất
keo. Đồng thời chất kết tủa CaSO4 gây nên tác dụng thủy hóa làm thể tích tăng, giảm
khối lượng hạt ảnh hưởng đến quá trình lắng.
Nếu pH quá thấp kết tủa không hoàn toàn, hình thành hợp chất Ca(HSO3)2 có tính tan
ảnh hưởng đến tốc độ lắng, đồng thời làm đường saccharose bị chuyển hóa.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
65
pH làm ngưng tụ chất keo:
Chất keo trong nước mía chia làm hai loại: keo thuận nghịch và keo không thuận
nghịch; keo ưa nước và keo không ưa nước. Nhưng phần lớn keo trong nước mía đều
có tính chất ưa nước và mức độ ưa nước của chúng cũng khác nhau. Keo ưa nước
nhiều như protein, pentosan, pectin. Keo ưa nước ít như sắc tố, chất béo, sáp mía.
Để ngưng kết chất keo, thường cho vào nước mía những chất điện li để thay đổi pH
của môi trường. Dưới điều kiện pH nhất định, keo hấp thụ chất điện li và dẫn đến trạng
thái trung hòa điện. Lúc đó keo mất trạng thái ổn định và ngưng kết. Ở trị số pH làm
chất keo ngưng kết gọi là pH đẳng điện.
Các nghiên cứu cho thấy trong nước mía có hai điểm đẳng điện làm ngưng kết chất
keo: pH dưới 7 và pH trên dưới 11. Điểm pH = 11 không gọi là điểm đẳng điện mà là
điểm ngưng kết của protein trong môi trường kiềm mạnh. Khi đó đường saccharose
trong nước mía và vôi sẽ tạo thành hợp chất có tính hấp thụ protein tạo kết tủa.
pH làm chuyển hóa đường saccharose:
Khi nước mía ở môi trường acid sẽ làm chuyển hóa đường saccharose tạo thành hỗn
hợp đường glucose và fructose gọi là đường nghịch đảo, phản ứng này gọi là phản ứng
nghịch đảo.
Tốc độ chuyển hóa phụ thuộc vào nồng độ H+. Nếu [H+] trong nước mía càng lớn thì
tốc độ chuyển hóa càng nhanh.
Tốc độ chuyển hóa saccharose còn phụ thuộc vào nồng độ đường, nhiệt độ và thời
gian.
1.4. Cách tính vận tốc của quá trình lắng trong nước mía
Giả sử xác định vận tốc của quá trình lắng theo 16 mẫu tương ứng với 4 mức nhiệt độ
(90oC, 95 oC, 100 oC, 105 oC) và pH (6.6, 6.8, 7.0, 7.2) là:
A1 (90oC; 6,6)
A2 (90oC; 6,8)
A3 (90oC; 7,0)
A4 (90oC; 7,2)
A5 (95oC; 6,6)
A6 (95oC; 6,8)
A7 (95oC; 7,0)
A8 (95oC; 7,2)
A9 (100oC; 6,6)
A10 (100oC; 6,8)
A11 (100oC; 7,0)
A12 (100oC; 7,2)
A13 (105oC; 6,6)
A14 (105oC; 6,8)
A15 (105oC; 7,0)
A16 (105oC; 7,2)
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
66
Với số lần lặp lại là 3 và số lần đo chiều cao cột lắng là 8
Gọi i là số lần lặp lại (i = 1, 2, 3)
j là số lần đo (j = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8).
xij là chiều cao cột lắng lặp lại lần thứ i và đo lần thứ j (cm)
vij là vận tốc lắng ở lần lập lại thứ i và lần đo thứ j (cm/p)
vjAk là vận tốc trung bình ở lần đo thứ j cho thí nghiệm Ak (k=1, 2, 3,…,16)
ình
Hình II.1: Quá trình lắng của nước mía
Giả sử ở mẫu A1
Lặp lại lần 1, đo lần 1 sau khoảng thời gian t1:
1
11
11 t
XV =
Lặp lại lần 2, đo lần 1 sau khoảng thời gian t1:
1
21
21 t
XV =
Lặp lại lần 3, đo lần 1 sau khoảng thời gian t1:
1
31
31 t
XV =
Suy ra:
3
1
1 11 21 31
1 1 3 3
i
i
A
V
V V VV = + +=
∑
Tương tự cho các lần đo thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ta được V2A1, V3A1, V4A1, V5A1, V6A1,
V7A1, V8A1 Ở mẫu 1.
Tương tự như trên ta tính cho các thí nghiệm còn lại.
Nước chè trong dung dịch nước mía
trước lắng
Sau thời gian t
Nước bùn
x
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
67
Chương II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1. Phương tiện thí nghiệm
Đề tài này được thực hiện nghiên cứu và thu thập số liệu tại nhà máy đường Phụng
Hiệp – Hậu Giang.
2.1.1. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
Thiết bị
• Nhiệt kế
• pH kế
• Chiết quang kế
• Tủ sấy
• Máy đo độ đục Jenway 6300
• Cân điện tử 200g, độ chính xác 0.001
• Bếp điện
Dụng cụ
• Cốc thủy tinh
• Cốc nhựa
• Bình định mức 500ml
• Bình tam giác
• Ống hút 10ml
• Kẹp
• Thùng nhựa 10lít
2.1.2. Hóa chất
• Dung dịch xanh methylen
• Dung dịch Fehling A+B
• Axit H2SO4
• Sữa vôi
• Chất trợ lắng Accofloc A130
2.2. Phương pháp thí nghiệm
Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến tốc độ lắng nước mía hỗn hợp.
2.2.1. Mục đích
Tìm khoảng nhiệt độ và pH tối ưu để quá trình lắng tốt nhất.
2.2.2. Chuẩn bị mẫu
Mẫu được lấy trên dây chuyền sản xuất đường của nhà máy, sau công đoạn trung hòa
và trước khi vào bồn lắng.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
68
Hình II. 2: Sơ đồ lấy mẫu
Số mẫu khảo sát là 16
Số lần lặp lại là 3
Tổng số nghiệm thức là 48
Thể tích mỗi mẫu là 500ml
2.2.3. Cách bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên 2 nhân tố là nhiệt độ và pH với số lần lặp lại là 3.
Hình II. 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Theo sơ đồ bố trí trên ta có 16 mẫu:
− Mẫu 1: nhiệt độ 90oC, pH=6,6
− Mẫu 2: nhiệt độ 90oC, pH=6,8
− Mẫu 3: nhiệt độ 90oC, pH=7,0
− Mẫu 4: nhiệt độ 90oC, pH=7,2
− Mẫu 5: nhiệt độ 95oC, pH=6,6
− Mẫu 6: nhiệt độ 95oC, pH=6,8
− Mẫu 7: nhiệt độ 95oC, pH=7,0
− Mẫu 8: nhiệt độ 95oC, pH=7,2
Thiết bị
lắng
Chất trợ lắng
Accofloc
Vị trí lấy mẫu
Mẫu nước mía
Lắng
Điều chỉnh
nhiệt độ
Điều
chỉnh pH
7,2
7,0
6,8
6,6
Accofloc
(3ppm)
90oC
95oC
100oC
105oC
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
69
− Mẫu 9: nhiệt độ 100oC, pH=6,6
− Mẫu 10: nhiệt độ 100oC, pH=6,8
− Mẫu 11: nhiệt độ 100oC, pH=7,0
− Mẫu 12: nhiệt độ 100oC, pH=7,2
− Mẫu 13: nhiệt độ 105oC, pH=6,6
− Mẫu 14: nhiệt độ 105oC, pH=6,8
− Mẫu 15: nhiệt độ 105oC, pH=7,0
− Mẫu 16: nhiệt độ 105oC, pH=7,2
2.2.4. Tiến hành thí nghiệm
Mẫu lấy về đem đo độ Brix và đo đường khử
- Đo độ Brix bằng chiết quang kế
- Xác định đường khử bằng phương pháp muối đồng.
Sau đó điều chỉnh pH, nhiệt độ theo yêu cầu rồi cho vào ống đong có thể tích 500ml đã
có chất trợ lắng sẵn, khuấy đều và giữ ổn định nhiệt độ của dung dịch trong tủ sấy.
Tiến hành bấm giờ khi quá trình lắng bắt đầu và sau 2 phút ta sẽ đọc đọc phần thể tích
nước chè trong phía trên ống đong và quan sát 8 khoảng thời gian: 2 phút, 4 phút, 6
phút, 8 phút, 10 phút, 12 phút, 14 phút, 16 phút. Ghi lại phần thể tích nước chè trong
của 8 lần quan sát sau đó ta lấy thước đo khoảng cách dung dịch lắng xuống của 8 lần
quan sát đó.
Sau khi lắng hoàn toàn lấy phần thể tích nước trong đem để nguội rồi đo độ Brix, đo
đường khử và đo độ đục của nước chè trong. So sánh hàm lượng đường khử của nước
mía trước khi lắng và sau khi lắng đồng thời so sánh độ đục của nước chè trong với
từng mẫu.
Thí nghiệm sẽ lặp lại tương tự với các mẫu khác.
2.2.5. Kết quả thu nhận
− Chiều cao cột nước chè trong, từ đó tính ra vận tốc của quá trình lắng.
− Hàm lượng đường khử của nước mía trước và sau khi lắng
− Độ đục của nước chè trong.
Từ đó rút ra được khoảng nhiệt độ và pH lắng tối ưu
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
70
Chương III: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến độ đục nước chè trong
Bảng II. 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến độ đục nước chè trong
pH Nhiệt độ
pH=6.6 pH=6.8 pH=7 pH=7.2
Kết quả TB
90 3.5 3.7 3.0 3.7 3,65
a
95 4.8 3.3 3.0 2.9 3,55
a
100 4.4 3.8 4.0 3.9 4,15
ab
105 4.7 4.5 4.4 5.4 5,22
b
Kết quả TB 4,5333a 4,0167a 3.8417a 5,22b
Đồ thị 1: Sự phụ thuộc của độ đục nước chè trong vào nhiệt độ và pH nước mía
Từ đồ thị trên cho thấy ở nhiệt độ 90 – 950C và pH 7,0 – 7,2 thì độ đục của nước chè
trong thấp nhất nghĩa là nước chè trong càng trong thuận lợi cho các quá trình sau.
Ở nhiệt độ 95-1050C và pH=6,6 có độ đục tương đối cao là do: ở pH này không gần
với điểm đẳng điện của chất keo nên quá trình lắng không được tốt, còn nhiều chất lơ
lửng nên có độ màu cao.
Ở pH = 7.2 và nhiệt độ 1050C có độ đục cao do ở môi trường kiềm và nhiệt độ cao,
đường bị phân hủy thành các hợp chất màu theo chuỗi phản ứng:
Saccharose → Izosacaran → Caramelan → Caramelen → Caramelin →Humin
0.0
1.0
2.0
3.0
4.0
5.0
6.0
90 95 100 105 nhiệt độ (oC)
độ
đụ
c
(oI
U
)
pH=6.6
pH=6.8
pH=7
pH=7.2
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
71
3.2. Sự thay đổi vận tốc lắng theo pH và nhiệt độ ứng với thời gian khác nhau
Bảng II. 2: Kết quả trung bình vận tốc lắng của nước mía
Nhiệt độ(0C) 2
phút
4
phút
6
phút
8
phút
10
phút
12
phút
14
phút
16
phút
90 8,06 4,42 3,09 2,38 1,93 1,63 1,42 1,24
95 7,98 4,41 3,07 2,37 1,93 1,62 1,40 1,24
100 8,65 4,63 3,21 2,45 1,98 1,67 1,44 1,26
pH=6,6
105 8,71 4,70 3,28 2,51 2,03 1,70 1,47 1,29
90 8,06 4,47 3,09 2,39 1,95 1,65 1,44 1,26
95 7,84 4,33 3,02 2,34 1,90 1,61 1,40 1,23
100 8,71 5,07 3,23 2,48 2,01 1,68 1,44 1,27
pH=6,8
105 9,04 4,87 3,35 2,56 2,07 1,74 1,50 1,31
90 8,12 4,47 3,12 2,39 1,94 1,63 1,41 1,24
95 7,92 4,31 3,01 2,32 1,89 1,60 1,39 1,22
100 8,68 4,69 3,22 2,47 1,99 1,68 1,46 1,28
pH=7,0
105 9,04 4,84 3,32 2,54 2,05 1,72 1,49 1,31
90 7,98 4,54 3,17 2,44 1,99 1,68 1,45 1,28
95 7,53 4,21 2,98 2,30 1,88 1,60 1,38 1,22
100 8,62 4,62 3,18 2,44 1,98 1,66 1,44 1,26
pH=7,2
105 8,85 4,76 3,29 2,51 2,02 1,70 1,47 1,29
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
72
Đồ thị 2: Sự thay đổi vận tốc lắng theo pH và nhiệt độ ứng với thời gian lắng.
Từ bảng số liệu và đồ thị trên cho thấy ở giai đoạn đầu tốc độ lắng rất nhanh sau một
thời gian khoảng 6 phút thì tốc độ lắng rất chậm.
Trong khoảng thời gian đầu dung dịch còn ở dạng huyền phù, thể tích khoảng không
còn lớn nên khi các phân tử chất trợ lắng ngưng kết các phần tử chất lắng thì dễ dàng
lắng xuống mà không bị cản trở. Sau khoảng thời gian đó do sự chuyển động đối lưu:
Nước mía sẽ di chuyển đi lên, còn các hạt rắn lắng dần xuống phía đáy, đồng thời các
hạt chất lắng càng liên kết chặt chẽ hơn tạo bùn chắc hơn vì vậy phía đáy thiết bị sẽ bị
bùn kết lắng chiếm không gian nhiều hơn vì vậy mà gây cản trở sự chuyển động của
các hạt cặn làm cho tốc độ lắng giảm dần.
Ở cùng một thời điểm thì pH= 6,8 ÷ 7,0 và nhiệt độ từ 100 ÷ 105oC có tốc độ lắng
nhanh. Do ở khoảng pH này gần với điểm đẳng điện của chất keo làm cho chất keo kết
tủa và lắng xuống đồng thời ở nhiệt độ khoảng này thì độ nhớt của dung dịch giảm
mạnh giúp cho các chất lắng xuống tốt hơn.
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
8.00
9.00
10.00
2 4 6 8 10 12 14 16 thời gian (phút)
v
ận
tố
c(c
m
/p
)
pH=6.6,T=90
pH=6.6,T=95
pH=6.6,T=100
pH=6.6,T=105
pH=6.8,T=90
pH=6.8,T=95
pH=6.8,T=100
pH=6.8,T=105
pH=7.0,T=90
pH=7.0,T=95
pH=7.0,T=100
pH=7.0,T=105
pH=7.2,T=90
pH=7.2,T=95
pH=7.2,T=100
pH=7.2,T=105
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
73
Bảng II. 3: Sự phụ thuộc của vận tốc lắng vào nhiệt độ
Nhiệt độ (0C) Vận tốc (cm/phút)
90 2,9783a
95 3,1332b
100 3,1975b
105 3,3497c
Bảng thống kê trên cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về vận tốc lắng giữa các điểm
nhiệt độ như: 90 – 95, 90 – 100, 90 – 105, 95 – 105, 100 – 105 và không có sự khác
biệt ý nghĩa giữa 95 – 100. Vận tốc lắng trung bình của nước mía cao nhất ở nhiệt độ
105 oC. Đồng thời vận tốc lắng trung bình của nước mía ở pH = 6.8 cao hơn vận tốc
lắng của các điểm pH còn lại tuy nhiên không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng II. 4: Sự phụ thuộc của vận tốc lắng vào pH
pH Vận tốc (cm/phút)
6,6 3,1669a
6,8 3,1826a
7,0 3,1773a
7,2 3,1320a
Bảng kết quả trên cho thấy vận tốc lắng trung bình của nước mía ở pH=6,8 cao nhất và
vận tốc lắng trung bình của nước mía ở pH=7,2 nhỏ nhất. Tuy nhiên không có sự khác
biệt nghĩa về mặt thống kê.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
74
Bảng II. 5: Sự phụ thuộc của vận tốc lắng vào thời gian
Thời gian (phút) Vận tốc (cm/phút)
2 8,5954h
4 4,6623g
6 3,2077f
8 2,4573e
10 1,9944d
12 1,6800c
14 1,4517b
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
75
3.3. Sự biến đổi hàm lượng đường khử theo nhiệt độ và pH của quá trình lắng
Bảng II. 6: Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hàm lượng đường khử trong nước mía
pH, nhiệt độ (0C) RS% NMTH RS% NCT
pH= 6.6, T=90oC 0.48a 0.49a
pH= 6.6, T=95oC 0.54a 0.55a
pH=6.6, T=100oC 0.54a 0.56a
pH=6.6, T=105oC 0.50a 0.51a
pH=6.8, T=90oC 0.51a 0.52a
pH=6.8, T=95oC 0.50a 0.53a
pH=6.8, T=100oC 0.50a 0.52a
pH=6.8, T=105oC 0.46a 0.48a
pH=7.0, T=90oC 0.48a 0.50a
pH=7.0, T=95oC 0.53a 0.54a
pH= 7.0, T=100oC 0.54a 0.54a
pH=7.0, T=105oC 0.53a 0.54a
pH=7.2, T=90oC 0.53a 0.53a
pH=7.2, T=95oC 0.55a 0.54a
pH=7.2, T=100oC 0.56a 0.55a
pH=7.2, T=105oC 0.58a 0.57a
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
76
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
90 95 100 105 nhiệt độ
R
S%
RS%NMTH,pH=6.6
RS%NCT,pH=6.6
RS%NMTH,pH=6.8
RS%NCT,pH=6.8
RS%NMTH,pH=7.0
RS%NCT,pH=7.0
RS%NMTH,pH=7.2
RS%NCT,pH=7.2
Đồ thị 3: Biểu thị sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến sự phân hủy đường khử
Từ đồ thị trên cho thấy ở môi trường acid thì hàm lượng đường khử sau khi lắng tăng
là do: Trong môi trường acid và nhiệt độ cao thì đường saccharose sẽ bị chuyển hóa
thành đường glucose và fructose hay còn gọi là đường khử nhiều hơn lượng đường
khử bị phân hủy đi do nhiệt độ.
Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao thì hàm lượng đường khử sau khi lắng giảm
hơn so với trước khi lắng là do: Ở môi trường kiềm và nhiệt độ cao thì đường khử bị
phân hủy mạnh tạo thành một số hợp chất keo kết hợp với CaSO3 lắng xuống làm cho
hàm lượng đường khử sau khi lắng giảm.
Để hạn chế sự thất thoát đường ta nên thực hiện quá trình lắng trong điều kiện pH
khoảng 6,8 – 7,0 và nhiệt độ khoảng 95 – 100 0C trong thời gian ngắn.
(0C)
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
77
Chương IV: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Lắng là một quá trình rất phức tạp nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là nhiệt độ
và pH nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lắng về mặt chất lượng thành phẩm, hiệu
suất thu hồi đường…
Qua kết quả khảo sát rút ra được kết luận như sau: Có thể thực hiện quá trình lắng có
bổ sung chất trợ lắng Accofloc A130 với nồng độ 3ppm nhằm rút ngắn thời gian lắng
hạn chế sự phân hủy đường.và thực hiện ở điều kiện nhiệt độ khoảng 95 – 100oC và
pH = 6,8 – 7,0 là tương đối tốt, có thể hạn chế được sự chuyển hóa đường, sự phân
hủy đường khử đồng thời có thể giảm được độ màu và có tốc độ lắng tương đối.
4.2. Kiến nghị
Qua khóa thực tập tốt nghiệp tại nhà máy đường Phụng Hiệp thì em có các kiến nghị
sau:
- Nên xây dựng khu chứa bã mía cách li với phân xưởng để hạn chế bụi trong môi
trường làm việc và giảm một lượng tạp chất cho sản phẩm
- Nên khảo sát và tính toán lưu lượng nước chè trong sau khi ra khỏi thiết bị lắng để
có thể tính được lượng đường Saccharose bị tổn thất từ giai đoạn trung hòa đến sau
lắng.
- Cần kiểm tra nước ngưng thường xuyên để tránh hiện tượng nước ngưng đưa về lò
hơi bị nhiểm đường làm ăn mòn thiết bị.
- Cần kiểm soát quá trình thay đổi pH từ gia vôi chính đến trung hòa để đảm bão các
chất đã kết tủa không bị hòa tan trở lại khi xông SO2.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Quang Vinh (1998), Phân Tích và Quản Lý Hóa Học Mía – Đường, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Lê Văn Lai (1996), Làm sạch nước mía bằng phương pháp sulfite hóa, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.
Huỳnh Thị Phương Loan và Đoàn Anh Dũng (2008), Giáo trinh Công Nghệ Sản Xuất Đường, Khoa
Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng – Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Ngộ (1984), Công Nghệ Sản Xuất Đường Mía, Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà
Nội.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
x
PHỤ LỤC A
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐƯỜNG KHỬ:
Nguồn: Phân tích và quản lý mía đường - Bùi Quang Vinh
Dùng ống hút định mức hút định lượng (pipet) hút 10 ml dung dịch Fehling A + B cho
vào bình tam giác 250 ml.
Cho thêm từ 20 ml nước cất, rồi lắc đều đặt bình tam giác lên bếp đun sôi trong 2 phút,
vừa đun sôi vừa nhỏ giọt cho nước mía từ từ chảy xuống bình tam giác cho đến khi
dung dịch đổi sang màu đỏ gạch, để kiểm chứng phản ứng đã hoàn toàn chưa, ta cho
ngay vào 1 giọt Blue methylene mà vẫn giữ màu đỏ gạch là được.
Hàm lượng đường khử được tính:
dV
FRS
×
××
=
10005.0%
Trong đó F: Hệ số đương lượng hiệu chỉnh của dung dịch Fehling (ml) F = 1.09
V: Thể tích nước mía nhỏ giọt hết (ml)
d: Tỷ trọng nước mía suy ra từ giá trị đo độ Brix của mẫu.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
xi
PHỤ LỤC B
KẾT QUẢ THỐNG KÊ:
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến độ đục nước chè trong
Analysis of Variance for doducnct - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:nhietdo 20.97 3 6.99 2.84 0.0498
B:ph 3.12167 3 1.04056 0.42 0.7381
RESIDUAL 101.065 41 2.465
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 125.157 47
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for doducnct by nhietdo
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nhietdo Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
95 12 3.55 X
90 12 3.65 X
100 12 4.15 XX
105 12 5.21667 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
90 - 95 0.1 1.29445
90 - 100 -0.5 1.29445
90 - 105 *-1.56667 1.29445
95 - 100 -0.6 1.29445
95 - 105 *-1.66667 1.29445
100 - 105 -1.06667 1.29445
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for doducnct by ph
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
ph Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
7 12 3.84167 X
6.8 12 4.01667 X
7.2 12 4.175 X
6.6 12 4.53333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
6.6 - 6.8 0.516667 1.29445
6.6 - 7 0.691667 1.29445
6.6 - 7.2 0.358333 1.29445
6.8 - 7 0.175 1.29445
6.8 - 7.2 -0.158333 1.29445
7 - 7.2 -0.333333 1.29445
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
xii
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến sự phân hủy đường khử nước mía trung hòa.
Analysis of Variance for RS%nmth - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:nhietdo 0.0213063 3 0.00710208 0.95 0.4265
B:pH 0.0141063 3 0.00470208 0.63 0.6014
RESIDUAL 0.307235 41 0.00749355
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 0.342648 47
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for RS%nmth by nhietdo
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
90 12 0.509167 X
105 12 0.515833 X
95 12 0.535833 X
100 12 0.563333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
90 - 95 -0.0266667 0.071371
90 - 100 -0.0541667 0.071371
90 - 105 -0.00666667 0.071371
95 - 100 -0.0275 0.071371
95 - 105 0.02 0.071371
100 - 105 0.0475 0.071371
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for RS%nmth by pH
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
pH Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
6.8 12 0.509167 X
6.6 12 0.523333 X
7 12 0.535833 X
7.2 12 0.555833 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
6.6 - 6.8 0.0141667 0.071371
6.6 - 7 -0.0125 0.071371
6.6 - 7.2 -0.0325 0.071371
6.8 - 7 -0.0266667 0.071371
6.8 - 7.2 -0.0466667 0.071371
7 - 7.2 -0.02 0.071371
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
xiii
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến sự phân hủy đường khử nước chè trong
Analysis of Variance for RS%nct - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:nhietdo 0.0348 3 0.0116 1.25 0.3051
B:pH 0.0129167 3 0.00430556 0.46 0.7097
RESIDUAL 0.38135 41 0.00930122
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 0.429067 47
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for RS%nct by nhietdo
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nhietdo Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
90 12 0.508333 X
105 12 0.531667 X
95 12 0.551667 X
100 12 0.581667 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
90 - 95 -0.0433333 0.0795148
90 - 100 -0.0733333 0.0795148
90 - 105 -0.0233333 0.0795148
95 - 100 -0.03 0.0795148
95 - 105 0.02 0.0795148
100 - 105 0.05 0.0795148
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for RS%nct by pH
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
pH Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
6.8 12 0.521667 X
6.6 12 0.535833 X
7 12 0.55 X
7.2 12 0.565833 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
6.6 - 6.8 0.0141667 0.0795148
6.6 - 7 -0.0141667 0.0795148
6.6 - 7.2 -0.03 0.0795148
6.8 - 7 -0.0283333 0.0795148
6.8 - 7.2 -0.0441667 0.0795148
7 - 7.2 -0.0158333 0.0795148
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
xiv
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH, thời gian đến vận tốc lắng của nước mía
Analysis of Variance for vantoc - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:nhietdo 6.81784 3 2.27261 19.80 0.0000
B:ph 0.149231 3 0.0497437 0.43 0.7293
C:thoigian 2032.36 7 290.337 2529.22 0.0000
RESIDUAL 42.4735 370 0.114793
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 2081.8 383
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for vantoc by nhietdo
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nhietdo Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
90 96 2.97833 X
95 96 3.13323 X
100 96 3.1975 X
105 96 3.34969 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
90 - 95 *-0.154896 0.0961634
90 - 100 *-0.219167 0.0961634
90 - 105 *-0.371354 0.0961634
95 - 100 -0.0642708 0.0961634
95 - 105 *-0.216458 0.0961634
100 - 105 *-0.152188 0.0961634
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for vantoc by ph
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
ph Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
7.2 96 3.13198 X
6.6 96 3.16688 X
7 96 3.17729 X
6.8 96 3.1826 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
6.6 - 6.8 -0.0157292 0.0961634
6.6 - 7 -0.0104167 0.0961634
6.6 - 7.2 0.0348958 0.0961634
6.8 - 7 0.0053125 0.0961634
6.8 - 7.2 0.050625 0.0961634
7 - 7.2 0.0453125 0.0961634
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
xv
Multiple Range Tests for vantoc by thoigian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
thoigian Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
16 48 1.26875 X
14 48 1.45167 X
12 48 1.68 X
10 48 1.99438 X
8 48 2.45729 X
6 48 3.20771 X
4 48 4.66229 X
2 48 8.59542 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
2 - 4 *3.93312 0.135996
2 - 6 *5.38771 0.135996
2 - 8 *6.13812 0.135996
2 - 10 *6.60104 0.135996
2 - 12 *6.91542 0.135996
2 - 14 *7.14375 0.135996
2 - 16 *7.32667 0.135996
4 - 6 *1.45458 0.135996
4 - 8 *2.205 0.135996
4 - 10 *2.66792 0.135996
4 - 12 *2.98229 0.135996
4 - 14 *3.21062 0.135996
4 - 16 *3.39354 0.135996
6 - 8 *0.750417 0.135996
6 - 10 *1.21333 0.135996
6 - 12 *1.52771 0.135996
6 - 14 *1.75604 0.135996
6 - 16 *1.93896 0.135996
8 - 10 *0.462917 0.135996
8 - 12 *0.777292 0.135996
8 - 14 *1.00562 0.135996
8 - 16 *1.18854 0.135996
10 - 12 *0.314375 0.135996
10 - 14 *0.542708 0.135996
10 - 16 *0.725625 0.135996
12 - 14 *0.228333 0.135996
12 - 16 *0.41125 0.135996
14 - 16 *0.182917 0.135996
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0194.PDF