Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương Khái niệm: Là cơ quan chính phủ có chức năng theo dõi bao quát hệ thống ngân hàng và có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo chính sách tiền tệ. NHTƯ còn được gọi là NH phát hành. Đặc điểm của NHTƯ Từ khi NHTƯ ra đời, mô hình tổ chức và hệ thống NH phân thành 2 cấp với chức năng và mục tiêu riêng biệt, trong đó các NHTM thực hiện chức năng KD và mục tiêu là lợi nhuận, còn NHTƯ có chức năng là quản lý NN trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và NH. Mục tiêu của NHTƯ là ổn định

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị của đồng bản tệ. NHTƯ không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng quản lý NN mang t/chất hành chính mà NHTƯ còn có các hoạt động sinh lời, VD như thu các khoản lợi tức khi mua các chứng khoán NHTƯ thực hiện các nghiệp vụ sinh lời nhưng không phải vì mục đích lợi nhuận mà đó là để thực hiện chức năng quản lý của NHTƯ. Các khoản thu nhập của NHTƯ sau khi đã trang trải các chi phí nghiệp vụ, phần còn lại đều phải nộp vào NSNN. Trong TH nếu NHTƯ bị thua lỗ trong các hoạt động của mình thì NSNN sẽ cấp bù. Một vài chức năng của NHTƯ Chỉ đạo C/s tiền tệ bằng cách tác động vào thái độ cư xử của các NH, nhờ đó tác động đến lượng tiền cung ứng. TT các séc tức là chuyển vốn giữa các NH để giải quyết các khiếu nại. Các khiếu nại này là do việc gửi các séc vào 1 NH, các séc đó được phát ra theo một TK tại một NH khác. Thực hiện chức năng điều hành qua việc đặt ra các quy tắc để các NH có thể hoạt động Phát hành giấy bạc đưa vào lưu thông trong phạm vi cả quốc gia. Chức năng quản lý quỹ NS tức là “thủ quỹ” cho nhà nước. Trong điều kiện cần thiết nó là nơi phát hành công trái cho nhà nước hoặc cho nhà nước vay. Là nơi ban hành các chính sách trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng cũng như kiểm soát việc thực hiện các chính sách đó theo đường lối của NN. Vai trò của NHTƯ: Độc quyền phát hành giấy bạc NH. Là NH của các NH. Là NHNN: NHTƯ thuộc SH nhà nước hay SH của NN chiếm đa phần. NHTƯ có thể thay mặt cho NN trong việc quản lý các hoạt động trong TT, TD và NH. NHTƯ có thể thay mặt cho NN trong việc đàm phán, ký kết về v/đề TT, TD và NH với nước ngoài. NHTƯ là người đại diện cho NN tại các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế. Bảng cân đối TS của NHTƯ TS có TS nợ Chứng khoán (chủ yếu là CK của CP). Cho vay chiết khấu đ/với NHTM. Vàng, ngoại tệ. Tiền đang lưu hành (ngoài hệ thống NH). Tiền dự trữ (toàn bộ tiềnn mặt dữ trữ trong hệ thống NH) Tổng hai khoản trên được gọi là cơ số tiền. TS nợ: - TS nợ của NHTƯ là 1 phần quan trọng của lượng tiền cung ứng, bởi vì việc tăng 1 trong 2 thứ hoặc cả 2 thứ sẽ dẫn đến sự tăng của lượng tiền cung ứng. Tiền đang lưu hành: Đồng tiền đang lưu hành là tổng lượng tiền đang lưu thông trong tay dân chúng (tức là ở bên ngoài các NH). Các khoản tiền dự trữ: Các khoản tiền dự bao gồm: các món tiền gửi ở NHTƯ. Các TM được lưu giữ cụ thể của các NH (được gọi là tiền két bởi vì nó được để trong két của các NH). Các khoản tiền dự trữ là TS có của các NH, nhưng lại là TS nợ của NHTƯ vì các NH có thể yếu cầu TT chúng bất cứ lúc nàovà NHTƯ phải thực hiện các trách nhiệm nợ của mình bằng cách thanh toán các giấy bạc. Sự tăng của các khoản tiền dự trữ dẫn đến sự tăng của mức tiền gửi và do đo tăng lượng tiền cung ứng. Tiền dự trữ được chia làm 2 loại: tiền dự trữ bắt buộc: tiền mà NHTƯ đòi hỏi các NHTM lưu giữ theo quy định của pháp luật. tiền dự trữ vượt mức: tiền mà các NH dự trữ theo ý muốn NHTƯ không trả lãi cho các khoản tiền dữ trữ. Tài sản có: TS có của NHTƯ là TS mà NHTƯ đang nắm giữ trong kho của mình và gtrị của tất cả các TS đó là cư số đảm bảo cho số TM đưa vào lưu thông. Các chứng khoán chính phủ: Lọai TS này gồm các CK do kho bạc NN phát hành. NHTƯ cung cấp tiền dự trữ cho hệ thống NH bằng cách mua chứng khoán, do thế làm tăng TS có của nó. Một sự tăng CK C/phủ do NHTƯ nắm giữ dẫn đến 1 sự tăng lượng tiền cung ứng. Tiền cho vay chiết khấu: NHTƯ có thể cung cấp tiền dự trữ cho hệ thống NH bằng cách cho các NH vay CK. Sự tăng tiền cho vay CK cũng có thể là nguồn gây ra tăng lượng tiền cung ứng. L/s thu của các NH đ/v tiền vay này gọi là l.s CK. Vàng, ngoại tệ: Mua ngoại tệ, hay vàng cũng là 1 cách để tăng TS có của NH đông thời làm tăng lượng tiền cung ứng. Sự khác nhau giữa NHTƯ và NHTM. NHTƯ NHTM Chức năng là ổn định nền Ktế. (ổn định tiền tệ) Công cụ thực hiện chức năng : -Phát hành tiền -Định mức l/s -Định mức hối đoái -Định mức chiết khấu -Định mức dự trữ bắt buộc - Mục đích duy nhất là lợi nhuận Quá trình cung ứng tiền tệ. Mục tiêu: Quá trình cun gứng tiền không phải là xđịnh lượng tiền cung ứng mà là quá trình tạo ra tiền của nền kinh tế, các công cụ để tác dộng tạo ra tiền của NHTM. Lượng tiền cung ứng: Tiền hoặc lượng tiền cung ứng được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp thuận chung trong việc thanh toán nhận hàng hoá, dịch vụ, thanh toán các khoản nợ tại một thị trường nhất định, trong 1 thời gian nhất định. Lượng tiền cung ứng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền KTXH. Vai trò của lượng tiền cung ứng: -Nếu lượng tiền cung ứng > nhu cầu thanh toán trong nền KT sẽ dẫn đến lạm phát. -Nếu lượng tiền cung ứng < nhu cầu thanh toán trong nền KT sẽ dẫn đến suy thoái KT Trong thực tế, MS phải >MD 1 chút thì mới giữ tăng trưởng KT ổn định (Trong TH này có 1 tỷ lệ lạm phát vừa đủ). Bốn tác nhân trong quá trình cung ứng tiền tệ:. NHTƯ: t/gia vào quá trình cung ứng bằng cách tạo ra cơ số tiền tệ là 1 đại lượng bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống NH + tiền dự trữ của các NHTM. NHTM (các tổ chức nhận tiền gửi): những trung gian tài chính, họ nhận TG từ các cá nhân và các tổ chức và thực hiện cho vay: các NHTM, các công ty tiết kiệm và cho vay, các NH tiết kiệm tương trợ, các liên hiệp tín dụng. NHTM t/gia vào qtrình cung ứng tiền là qtrình tạo tiền trên TG có thể phát séc. Nhứng người gửi tiền: Các cá nhân, các tổ chức nắm giữ TG ở các NHTM, tạo nên đầu vào của hệ thống NHTM. Những người vay tiền từ các NHTM: các cá nhân, các tổ chức vay tiền từ các tổ chức nhận gửi hoặc từ các t/chức phát hành các trái khoán, các trái khoán đó được các tổ chức nhận gửi mua. Trong 4 tác nhân trên, NHTƯ là tác nhân quan trọng nhất. Quá trình tạo tiền của từng NHTM riêng lẻ: Quá trình tạo tiền thông qua hệ thống NHTM Xét quá trình tạo tiền bằng 1 VD: Giả thiết: - 100$ TG được tạo ra bởi 1 món cho vay của NHTM khác được gửi tại NHTM (A) - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc =10% - Ngân hàng Thương mại I. K/n NHTM: - NHTM là 1 T/chức KD trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Hoạt động thường xuyên, chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, để chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Phân loại NHTM theo hình thức SH: NHTM Quốc doanh: Vốn điều lệ 100% là của nhà nước VD: ở VN NHTMQD - NHĐTPT, NHNN và PTNT, NH ngoại thương. NH công thương, NH phục vụ người nghèo. NHTM cổ phần: Vốn điều lệ hình thành bằng cách góp vốn của các cổ đông thông qua phát hành và bán cổ phiếu. NHTMCP nhà nước: Cổ đông của nó là nhà nước NHTMCP tư nhân : Cổ đông của nó là tư nhân NHTMCP hỗn hợp : Cổ đông của nó là cả tư nhân và nhà nước. III. Chức năng của NHTM: 2 chức năng Chức năng tạo ra tiền gửi: NHTM tạo ra TG thông qua hoạt động tín dụng của nó, tức là đi vay vốn và cho vay vốn. Lượng tiền cung ứng trong 2 thời kỳ trong 1 thời kỳ nào đó bằng lượng TM lưu hành + TG séc của NHTM. TM đang lưu hành chiếm 5-10%, còn lại 90-95% do NHTM tạo ra. Chức năng KD: - Trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng, mục tiêu là thu lợi nhuận. - Trong thời kỳ đầu hoạt động của ngành NH chỉ có 1 loại hình là NHTM với cả 2 chức năng vừa phát hành ra tiền và quản lý lưu thông tiền tệ, vừa thực hiện chức năng KD. Sau này khi hệ thống NH phát triển hình thành hệ thống NH 2 cấp: -Hệ thống NHTƯ thực hiện chức năng quản lý, ổn định giá trị đồng tiền. -NHTM chỉ thực hiện chức năng KD, mục tiêu là lợi nhuận. C/năng Kinh doanh của NHTM được phân định bằng pháp luật 1 cách rõ rệt kể từ khi có hệ thống NH 2 cấp - Trong quá trình hoạt động KD của NH, NH thực hiện chức năng trung gian dẫn vốn từ các nhà tiết kiệm sang các nhà đầu tư. IV. Bảng cân đối TS của NHTM: Nguyên tác Tổng TS có = Tổng TS nợ. Bảng TKTS được tiến hành trên cơ sở báo cáo thu nhập và chi phí. TS có (sử dụng vốn): 6 khoản mục TS nợ (nguồn vốn): 4 khoản mục Các khoản tiền dự trữ: do NHTƯ yêu cầu dự trữ bắt buộc g/quyết Thanh toán đột xuất Khoản TM thu trong ngày. Khoản tiền gửi ở các NH khác. Chứng khoán (của CP & địa phương) Khoản cho vay: Khoản này thường chiếm phần lớn. Các khoản khác: VD: trụ sở NH, trang thiết bị, chi cho ăn mặc của nhân viên.... Lợi nhuận được tạo ra từ TS có. Đó là kết quả của việc sử dụng vốn của NH và TS có đưa lại thu nhập. TG có thể phát hành séc. Khoản tiền gửi (phi giao dịch): có kỳ hạn không kỳ hạn Các khoản tiền vay từ các NH khác hoặc từ NHTƯ. Vốn tự có của NH: Thường để có vốn thì NH phát hành (bán) cổ phiếu, hoặc trích từ lợi nhuận của NH. Nguồn vốn này được dùng mua TS có và từ đó tạo ra lợi nhuận. TS nợ: TG có thể phát séc: Là loại TG của cá nhân hoặc tổ chức nào đó mà chủ TK của nó có thể sử dụng để thanh toán cho đơn vị khác vào bất cứ lúc nào. Trong việc sử dụng các TK này, người ta có thể rút ra bằng TM, cũng có thể phát hành ra tờ séc và NH phải tiến hành thanh toán theo tờ séc đó. TG séc là 1 TS có của người gửi tiền nhưng là TS nợ của NHTM vì NH phải trả lại tiền cho người gửi vào bất kỳ lúc nào. TG p/hành séc là nguồn vốn quan trọng trong quá trình hoạt động của NHTM. Nguồn vốn này có lãi suât rất thấp vì mục tiêu chính của người gửi tiền không phải để thu lợi tức từ NH.. Người gửi tiền ở đây nhằm mục tiêu làm phương tiện thanh toán. Người gửi séc ở NH có quyền yêu cầu NH phục vụ các công việc thanh toán cho họ nhưng NH không được thu lệ phí hoặc thu lệ phí với giá rẻ. TG phi giao dịch: Là nguồn vốn quan trọng nhất trong hoạt động của NHTM. TG phi giao dịch có đặc điểm là người gửi không được quyền phát séc để thanh toán cho người khác. TG phi giao dịch thường có L/s cao hơn tiền có thể phát séc vì mục tiêu của người gửi là lợi tức của NH chứ không để thanh toán. Trong loại TG phi giao dịch có 2 loại: -TG tiết kiệm: là khoản tiền gửi vào hoặc lấy ra bất cứ lúc nào theo yêu cầu của người gửi. -TG có kỳ hạn: là khoản TG theo các kỳ hạn nhất định và không được rút ra 1 cách tuỳ tiện mà phải theo định kỳ của nó. TG loại này có tính lỏng kém hơn so với TG tiết kiệm do vậy L/s TG có thời hạn thường cao hơn TG tiết kiệm nhưng lại là nguồn vốn để cho NH hoạt động 1 cách ổn định. Tiền đi vay: Là các khoản tiền mà NH là người chủ động đi vay và khoản tiền vay này đã được xác định từ trước cả về số lượng, thời gian, và mục tiêu sử dụng. NH có thể tiến hành vay tiền bằng nhiều phương thức khác nhau: -Của dân cư -Của các đơn vị phát hành ra các kỳ phiếu NH -Của các tổ chức tín dụng khác. -Vay từ các NHTM khác bằng cách CK lại các kỳ phiếu của khách hàng. Vốn của NH: Là tiền vốn của chính NH đó. Tùy vào hình thức SH của NH mà nguồn vốn này được tạo lập bằng nhiều cách khác nhau: do NN cấp, do cổ đông đóng góp... Vốn NH bao gồm: -Vốn điều lệ của NH: là vốn có khi thành lập, được ghi trong điều lệ. -Các khoản lợi được tạo ra trong quá trình hoạt động của NH. VD từ các quỹ dự trữ thông thường hay đặc biệt, các khoản lợi nhuận mà NH được chia. Vốn NH thường chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NH. Vai trò đó được thể hiện như sau: -Vốn NH thể hiện thế lực về tài chính của NH với khách hàng. -Vốn NH là cơ sở ban đầu để tập trung và huy động các nguồn vốn khác và nó là cơ sở để mở rộng chức năng và phạm vi hoạt động của NH. -Vốn NH được coi như 1 cái đệm để chống đỡ các khoản tổn thất, các khoản giảm giá bên TS có của NH nhằm bảo đảm cho NH đó tránh các cuộc phá sản NH. TS có: Là việc NH sử dụng vốn của nó. TS có nói chung là những nguồn đưa lại các khoản thu nhập cho NH và nó bảo đảm cho NHTM tồn tại và phát triển. Các TS có gồm 6 khoản mục xếp theo thứ tự tính lỏng từ cao xuống thấp. Tiền dự trữ: Là các khoản tiền mà NHTM gửi ở NHTƯ và tiền mặt mà các NHTM gửi tại quỹ của mình. Tiền dự trữ là 1 khoản mục trong TS có của NHTM nhưng không mang lại thu nhập cho NH. Tiền dự trữ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của NHTM. NHTM phải giữ nó vì 2 lý do: -Để bảo đảm dự trữ bắt buộc theo pháp luật và đó là 1 trong những công cụ của chính sách tiền tệ của NHTƯ, đồng thời bảo đảm cho hệ thống NHTM hoạt động ổn định, có hiệu quả nhằm tránh các cuộc khủng hoảng tài chính và phá sản NH. Bộ phận tiền dự trữ này gọi là tiền dự trữ bắt buộc, nó thường bằng 1 tỷ lệ nhất định so với tổng TG của khách hàng và phải gửi ở NHTƯ không được hưởng lãi. -Để đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên cho người gửi tiền. Bộ phận này giữ lại bao nhiêu do NHTM quyết định lấy làm sao cho vừa bảo đảm khả năng thanh toán thường xuyên cho người gửi tiền vừa đảm bảo đầu tư thu lợi nhuận. Bộ phận tiền dự trữ này để tại quỹ nghiệp vụ của NHTM. Tiền mặt trong quá trình thu: Thuộc về TS có của NHTM nhưng tiền đó đang trên đường thu về. VD: NH nhận được 1 tờ séc do NH khác phát hành, lúc đó tiền chưa về NH nhưng đến trong 1 thời gian nhất định NH sẽ thu được tiền của tờ séc đó. TG ở các NH khác: Nh có thể mở TK và gửi tiền vào các NH khác với mục đích để các NH khác thực hiện 1 số nghiệp vụ khách như thanh toán, mua hộ nhau ngoại tệ, C/khoán... Ba khoản mục trên được coi như tiền mặt trong hệ thống NHTM. Chứng khoán: Trong hệ thống NHTM, chứng khoán nói chung là các công cụ nợ mang lại khoản thu nhập đáng kể cho NHTM. Trong khoản mục của các NHTM bao giờ cũng có các chứng khoán. Chứng khoán của NHTM gồm 3 loại: - CK của C/phủ: Bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc NN. Loại chứng khoán này chiếm tỷ lệ chủ yếu trong khoản mục c/khoán của NHTM vì CK của C/phủ có tính lỏng cao nhất trong tất cả các chứng khoán và lại có độ rủi ro thấp nhất. CK của C/phủ được NH coi là là tiền dự trữ loại 2. - CK của chính quyền địa phương: Là CK do Chính quyền địa phương phát hành thu hút vốn cho Ngân sách địa phương. Tính lỏng của nó kém hơn, độ rủi ro cao hơn. - Các trái phiếu cty: tính lỏng kém, rủi ro cao. Tiền cho vay: Là khoản mục chủ yếu nhất trong TS có của NH (chiếm 2/3). Khoản mục này đưa lại thu nhập chủ yếu cho NH và có tính lỏng kém nhất vì NH cho vay thồng thường theo những kỳ hạn nhất định của nó. Tiền cho vay cũng là loại TS có độ rủi ro cao nhất. Chính vì vấy nó là khoản có tỷ lệ lợi tức lớn nhất. Các loại TS khác: Gồm các khoản như nhà cửa, phương tiện, máy móc thiết bị. V. Hoạt động chủ yếu của NHTM: Hoạt động về nguồn vốn: (huy động vốn) Là hoạt động để NH tạo lập nguồn vốn trong quá trình KD của nó. Gồm các hoạt động sau: Huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền KT bao gồm: -Nhận TG của khách hàng -Phát hành trái phiếu để vay vốn trên thị trường. -Đi vay vốn trên thị trường trong và ngoài nước. Các hoạt động tạo lập nguồn vốn tự có của NH bằng cách phát hành trái phiếu và bán cổ phiếu. Trích lập các quỹ từ lãi ròng của NH Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động ngân quỹ; Là hoạt động nhằm bảo đảm khả năng thanh toán thường xuyên cho khách hàng. Hoạt động này bao gồm: -Quỹ tiền mặt -TG của NHTƯ và NH khác. -Tiền đang trong quá trình thu hồi về. Hoạt động cho vay: NHTM cho vay kể cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay cả vốn cố định, lưu động của DN... Hoạt động trên thị trường CK: NH sử dụng vốn vào việc mua và bán các chứng khoán thông quan chênh lệch giữa giá mua và giá bán thu lợi nhuận. Mặt khác trong quá trình dự trự các chứng khoán ở NHTM nhằm hỗ trợ cho tiền dự trữ trong hệ thống NH, nhằm bảo đảm cho hệ thống NH hoạt động ổn định. Hoạt động trung gian: Là các hoạt động NH thực hiện các dịch vụ cho khách hàng và thông qua dịch vụ đo, NH nhận được 1 khoản gọi là hoa hồng. Nghiệp vụ trung gian của NHTM gồm: -Thanh toán cho khách hàng về các khoản tiền mua và bán các hàng hoá, dịch vụ, thông qua việc thu, chi hộ tiền bằng séc, viết giấy ủy nhiệm thu, chi, hình thức thư tín dụng. -NHTM thực hiện việc trung gian trong việc mua hộ, bán hộ chứng khoán cho khách hàng. -NHTM có thể nhận bảo quản hộ tài sản hoặc các giấy tờ có giá khác cho khách hàng. -NHTM làm trung gian mua bán hộ cho khách hàng ngoại tệ, vàng hoặc đá quý. Mối quan hệ giữa các nghiệp vụ của NHTM NHTM hoạt động xu hướng đa năng nhiều lĩnh vực, 1NH muốn phát triển nhanh phải đồng thời phát triển cả 3 nghiệp vụ này. Ba nghiệp vụ này tác động thúc đẩy lẫn nhau. Thể hiện ở các mặt: -Nghiệp vụ nguồn vốn là nghiệp vụ luôn luôn phát sinh trước nghiệp vụ sử dụng vốn về số lượng, quy mô, về thời gian của nghiệp vụ sử dụng vốn. -Nghiệp vụ sử dụng vốn là nghiệp vụ sinh lời, do vậy nếu như NH có cơ hội đầu tư tốt thì nó sẽ tạo điều kiện để mở rộng thêm nghiệp vụ về nguồn vốn mà trong đó bao gồm cả tăng cường nguồn vốn của NH. -Nghiệp vụ trung gian của NH có thể làm tăng thêm nguồn vốn của NH khi mà khách hàng mở TKTG để NH thanh toán hộ cho họ, hoặc khi khách hàng ứng tiền ra nhờ NH mua hộ CKhoán. -Khi dịch vụ trung gian của NH tốt thì nó sẽ thu hút được nhiều khách hàng và thông thường khách hàng trong nghiệp vụ trung gian lại trở thành khách hàng của nghiệp vụ nguồn vốn và sử dụng vốn. VI. Vấn đề Quản lý của NHTM: Quản lý khả năng TM và vai trò của tiền dự trữ: Quản lý khả năng TM của NHTM: TM trong NHTM bao gồm 3 bộ phận: -Tiền dự trữ -Tiền mặt đang trong quá trình thu về. -Tiền gửi ở các NH khác. Khi quản lý TM NH phải quản lý cả 3 bộ phận đó. TM là TS có của NHTM song nó không mang lại các nguồn lợi cho NH hoạt động nhưng lại có 1 va trò quan trọng trong quá trình hoạt động của NHTM vì TM trong hệ thống NHTM vừa bảo đảm thực hiện pháp luật của NN, mặt khác lại bảo đảm khả năng thanh toán thường xuyên cho người gửi tiền. Do vật nó đòi hỏi các NHTM phải xác định thường xuyên, quản lý chặt chẽ khoản mục này. Trong quản lý TM, quan trọng nhất là quản lý tiền dự trữ. Các NHTM phải thường xuyên xác định được lượng tiền dự trữ bắt buộc trên các yếu tố sau: -Tổng số TG của khách hàng trong từng thời gian. -Tỷ lệ bắt buộc theo pháp luật trong thời gian đó là bao nhiêu. Trên cở sở đó xác định được tổng mức dự trữ bắt buộc phải gửi ở NHTƯ, thưỡng xuyên theo dõi, điều chỉnh khoản mục này ở NHTƯ. Tiền dự trữ của NHTM thường rơi vào 2 tình trạng: -Thiếu: Các NHTM phải vay số tiền dự trữ bắt buộc của các NHTM khác đang thừa để bù vào, hoặc mang TM nộp vào NHTƯ, cũng có thể vay chiết khấu ở NHTƯ để bù vào. -Thừa: Các NHTM có thể cho các NHTM khác vay hoặc có thể được sử dụng số tiền thừa đó làm phương tiện thanh toán. Tiền dự trữ vượt mức: Là số tiền dự trữ thừa so với mức bắt buộc. Số tiền này để đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên cho người gửi tiền, và tỷ lệ tiền dự trữ vượt mức này là bao nhiêu do NHTM tự quyêt định lấy. Nhưng NH phải có quyết định tỷ lệ vượt mức này sao cho phù hợp. Néu nó quá lớn thì sẽ làm giảm thu nhập của NH. Néu nó quá nhỏ, NH dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Vai trò của tiền dự trữ: Tiền dự trữ trong hệ thống NH đóng vai trò quan trọng và thực hiện đồng thời cả 2 mục tiêu: -Nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTƯ. -Để đảm bảo hoạt động của NHTM cách ổn định. Vai trò của tiền dự trữ thể hiện ở: Trường hợp 1: Các NHTM có khoản tiền dự trữ dồi dào Khi có 1 luồng TM rút ra bất kỳ, nó không đòi hỏi NH phải thay đổi các khoản mục khác trong bảng cân đối TS của mình và NH không phải mất thêm chi phí nào. VD: Với 1 tỷ lệ dự trữ bắt buộc 10% và bảng cân đối TS hiện thời của 1 NH như sau TS có TS nợ Tiền dự trữ : 20 (10) Tiền cho vay : 80 Chứng khoán : 10 Tiền gửi : 100(90) Vốn NH : 10 Tổng TS có : 110 Tổng TS nợ : 110 Khi có 1 luồng tiền rút ra bất kỳ là 10 chảng hạn thì tiền gửi còn 90, tiền dự trữ còn 10 mà không ảnh hưởng đến khoản khác. Trường hợp 2: NHTM có khoản tiền dự trữ quá ít. Khi có 1 luồng tiền mặt rút ra bất kỳ, nó có thể làm đảo lộn các khoản mục khác trong bảng cấn đối kèm theo là các chi phí hoặc tổn thất. VD: Dự trữ bắt buộc vẫn là 10% TS có TS nợ Tiền dự trữ : 10 (0) Tiền cho vay : 90 Chứng khoán : 10 Tiền gửi : 100(90) Vốn NH : 10 Tổng TS có : 110 Tổng TS nợ : 110 Khi có 1 khoản rút ra là 10 thì tiền dự trữ =0 sẽ vi phạm quy định của pháp luật. Khi đó NH có các cách giải quyết như sau: Cách 1: Thu hồi các khoản vay trước hạn: Thu các khoản vay từ khách hàng, khi đó đương nhiên kèm theo các tổn thất như phải cắt giảm giá khoản tiền cho vay, hoặc khách hàng không trả phần lợi tức tiền vay cho NH, có thể người vay trả lợi tức không đầy đủ theo lãi suất đã ký trong hợp đồng. Thu các khoản vay bằng cách bán các khoản nợ cho các NH khác (gọi là đảo nợ). Khi NH bán tín dụng cho NH khác cũng phải chịu tổn thất là: -Các NH khác mua khoản tín dụng không đầy đủ như giá trị của nó, bởi vì NH mua không thể biết rõ chất lượng khoản tín dụng này, phải chịu mọi rủi ro có thể, họ phải chịu những khoản chi phí trong việc thu thập thông tin về khách hàng về khoản nợ đó. Cách 2: Bán chứng khoán NH phải bán bớt các chứng khoán của mình, đương nhiên cũng phải chịu 1 số chi phí, tổn thất như giá chứng khoán giảm... Cách 3:NH đi vay Khi đi vay có thể vay của các NHTM khác nhưng cũng có thể vay của các công ty, vay của NHTƯ. Trong việc đi vay này cũng phải chi phí kèm theo như chi phí cho việc trả lãi suất tiền vay, chi phí trong quá trình giao dịch để vay vốn, đặc biệt là phải chịu 1 lãi suất chiết khấu cao. NH có thể phải chịu 1 chi phí là vẫn phải thực hiện các phí tổn để làm thủ tục vay tiền ở NHTƯ mà không được vay vốn vì lúc đó NHTƯ đang có chủ trương cần thắt chặt tiền tệ chống lạm phát. Kết luận: Các khoản tiền dự trữ quá mức ở các NHTM được coi như 1 sự bảo hiểm để chống đỡ lại các khoản chi phí kèm theo với các luồng tiền mặt rút ra. Nếu như CP cho việc rút tiền ra càng lớn thì NHTM càng muốn giữ nhiếu dự trữ quá mức hơn. Quản lý TS có: Các TS có đều mang lại lợi nhuận cho NH, để cho lợi nhuận NHTM đạt mức cao nhất, NH phải kiếm những nơi cho vay, nơi đầu tư với mức L/suất cao nhất nhưng độ rủi ro thấp nhất và phải chuẩn bị đầy đủ trạng thái lỏng với các TS có. Nguyên tác chung quản lý TS có: -NH cần tìm những người cho vay mà họ sẵn sàng chấp nhận l/s vay cao nhất. -NH phải tìm kiếm những dự án cho vay lớn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo hệ số an toàn về vốn. -Các NH phải tìm mua các C/khoán có tỷ suất lợi tức cao nhất. -NH phải tìm các khách hàng cho vay và các C/khoán để đầu tư có mức độ rủi ro thấp nhất. -NH phải quản lý chặt các trạng thái lỏng của các TS có của NH nhằm thoả mãn nhu cầu tiền dự trữ mà không làm ứ đọng vốn của NH và không phải chịu tổn thất do thiếu tiền dự trữ gây ra. Quản lý TS nợ: Đối với TG có thể phát séc: Là 1 loại vốn do NH sử dụng nhưng phải trả 1 tỷ lệ lợi tức thấp nhất hoặc không phải trả lợi tức và chi phí cho nguồn vốn này rất thấp. Nhưng để tăng nguồn vốn đòi hỏi NH phải nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán cho khách hàng và việc chuyển tiền cho người gửi tiền để có thể mở rộng về quy mô, số lượng cho khoản mục tiền gửi này. Đối với TG phi giao dịch: Khi quản lý NH phải có các biện pháp khuyến khích những người gửi tiền theo hình thức có kỳ hạn vì đó là những nguồn vốn giúp NH hoạt động ổn định. Đối với tiền đi vay: -Khi NH thiếu vốn KD hoặc thiếu khoản mục tiền dự trữ trong trường hợp đó NH phải đi vay. Về QL tiền vay, NH phải xem xét đi vay theo trình tự của nó. Trước hết phải đi vay của dân cư, cơ quan đơn vị bằng cách phát hành các kỳ phiếu NH. Sau đó NH có thể đi vay của các tổ chức tín dụng khác và nói chung 2 khoản vay này là ưu thế là lãi suất thấp. Mặt quan trọng khác là nó không tác động lớn đến tổng lượng tiền trong nền KT, tức là nguyên nhân gây tình trạng lạm phát. -Nếu NH vẫn thiếu vốn cuối cùng mới vay NHTƯ. Khi vay NHTƯ có bất lợi là thủ tục chặt chẽ, l/s cao hơn thị trường, nó còn làm tăng lượng tiền cung ứng, có thể gia tăng lạm phắt. Đối với việc quản lý vốn của NH: -Đòi hỏi phải quản lý vốn điều lệ của NH tức là trong quá trình hoạt động, NH phải duy trì mức vốn điều lệ đó và thường xuyên bổ sung tăng thêm vốn đó -NH cũng phải thường xuyên trích lập quỹ dự trữ từ lãi ròng NH theo quy định của pháp luật. Các nguyên tắc quản lý tiền cho vay: 1. Vai trò của tiền cho vay: - Tiền cho vay là khoản mục chủ yếu trong tổng tài sản có của NHTM (chiếm 67%) - Tiền cho vay là một tài sản có mà có tỷ lệ lãi suất cao nhất. - Tiền cho vay là khoản mục đưa lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một NHTM. - Khoản mục tiền cho vay cũng là loại tài sản có có tỷ lệ rủi ro cao nhất so với tất cả các tài sản có của NHTM. Vì vậy nó đòi hỏi NHTM phải quản lý chặt chẽ tiền cho vay này. 2. Các nguyên tắc quản lý: Nguyên tắc lựa chọn và giám sát: - Lựa chọn: Trong quá trình cho vay của NH, hoạt động này diễn ra trước khi NH quyết định cho vay vốn. Trong quá trình lựa chọn để cho vay, NHTM phải thực hiện một số nội dung cơ bản: - Phải thu thập các thông tin cần thiết về phía khách hàng. VD: khả năng tài chính của khách hàng, khả năng sinh lời của các dự án đầu tư, xem xét các quan hệ thanh toán với các đơn vị khác, tình hình bên tài sản nợ và tài sản có có trong bảng cân đối tài sản của khách hàng, xem xét và phân tích đầu vào và đầu ra của các dự án đầu tư, các khoản nợ NH của khách hàng đó. - Phải tiến hành xử lý các thông tin cần thiết để phân loại khách hàng. Gồm hai loại: khách hàng có thể cho vay được khách hàng không thể cho vay được Qua xử lý thông tin, NH sẽ quyết định cho khách hàng vay số lượng bao nhiêu, thời gian nào, lãi suất bao nhiêu, cho vay theo phương thức nào. Tất cả những điều đó đều được ghi trong hợp đồng tín dụng. - Để thu thập thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác, đòi hỏi NH phải có sự chuyên môn hoá trong quá trình cho vay. Chuyên môn hoá được hiểu theo hai cách: a) Chuyên môn hoá theo ngành: VD chuyên môn hoá cho vay lĩnh vực Nông nghiệp, lĩnh vực XNK ... Trong vấn đề này phải đảm bảo hệ số an toàn, tránh rủi ro cho hoạt động của NH. b) NH và từng cán bộ tín dụng NH chuyên môn hoá cho vay một nhóm khách hành nào đó. Giám sát tiền vay: là hoạt động sau khi đã cho vay vốn tức là khi nguồn vốn NH đang nằm ở người vay vốn. Trong giám sát, NH phải thi hành các nội dung: -Phải kiểm tra xem thử người vay vốn sử dụng vốn vay có đúng nội dung đã ký trong hợp đồng tín dụng không. - Phải kiểm tra xem người vay rút tiền vay và sử dụng tiền vay có đúng tiến độ và thời gian đã ghi trong hợp đồng tín dụng không? - NH phải kiểm tra khả năng sinh lời của đồng vốn mà NH cho vay và phải xem xét các rủi ro có thể để nhằm giúp người vay vốn có biện pháp phòng ngừa. - NH phải giám sát việc trả nợ và lợi tức tiền vay cho NH và chỉ khi nào người vay đã trả đủ nợ cộng với lợi tức tiền vay cho NH thì quá trình giám sát mới được coi là kết thúc. Nếu bên vay có hiện tượng vi phạm nội dung hợp đồng thì NH có quyền cưỡng chế người vay thực hiện đúng hợp đồng tín dụng hoặc thu lại vốn trước hạn. Quan hệ khách hàng lâu dài: Quan hệ cho vay lâu dài với khách hàng để cho NH có thể thu thập được các thông tin về khách hàng một cách nhanh, đủ, chính xác và giúp NH lựa chọn đúng khách hàng để cho vay với chi phí thấp nhất. Bởi vì: + Khi một khách hàng vay tiền nhiều lần và lâu dài ở NH, thông thường khách hàng đó phải có tài khoản tiền gửi séc ở NH, đồng thời khách hàng cũng phải có những khoản tiền khác ở NH đó. Khách hàng cũng có những món cho vay của NH trước đó. Trên cơ sở đó, cán bộ NH căn cứ vào kết quả những lần cho vay trước đây để đánh giá được khách hàng. + Thông qua tài sản tiền gửi séc ở NH và thông qua tờ séc phát hành của khách hàng trả nợ đơn vị khác. Qua đó NH biết khách hàng có quan hệ với những doanh nghiệp nào. Quan hệ lâu dài tạo điều kiện cho NH giám sát chặt chẽ hơn với chi phí thống nhất. Quan hệ lâu dài làm hai bên (NH và khách hàng) đều có lợi. Với NH giảm chi phí trong quá trình cho vay, khách hàng được vay với lãi suất ưu đãi hơn. Vật thế chấp và số dư bù: Vật thế chấp: NH đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp và thông thường chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp. Khi khách hàng trả đủ vốn và lãi suất cho NH thì NH trả tài sản thế chấp. Nếu không NH có quyền bán tài sản đó thu hồi vốn. Khi bán tài sản thế chấp phải theo luật của nó. Số dư bù (ta chưa áp dụng): là hình thức đặc biệt của tài sản thế chấp, khi người vay nhận được tiền vay phải giữ lại một số vốn nhất định nào đó và phải gửi vào một tài khoản ở NH cho vay đó. Khi người vay đã trả đủ vốn, lãi suất cho NH thì NH mới trả lại số dư bù đó. Nếu không NH sẽ dùng số dư bù đó để bù đắp tổn thất. Hạn chế tín dụng: Đòi hỏi NH phải đưa ra một hạn mức nhất định nào đó và NH không thể cho vay quá mức đó dù rằng nguươì vay chấp nhận trả lãi suất cao. Bởi vì: + Để bảo đảm rằng nguyên tắc phân tán rủi ro cho quá trình cho vay của NH (không dồn quá nhiều vốn của mình vào một chỗ) + Thông thường các khoản tiền cho vay càng lớn thì tỷ lệ rủi ro về đạo đức của người vay vốn càng cao. Phải quản lý chặt chẽ vốn của NH: Vốn NH là vốn tự có, thực có của NH trong đó bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ được trích lập theo pháp luật và những khoản lãi không chia tromg quá trình kinh doanh của NH. Do đó cần quản lý chặt vốn NH, bởi lẽ: +Nếu không quản lý đựoc tiền cho vay sẽ gây mất vốn hoặc giảm giá khoản tiền cho vay. Khi đó phải lấy vốn tự có của NH trang trải. +Nếu mất vốn và thua lỗ nhiều, đến mức lớn hơn vốn của NH thì NH phá sản. Việc quản lý vốn của NH đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nước tức là đòi hỏi Nhà nước phải ban hành luật về quyền sở hữu, luật quy định vố pháp định của doanh nghiệp, các quy định trong việc trích lập các quỹ trong các doanh nghiệp. VIII. Quản lý rủi ro về lãi suất của NH: Khái niệm: - Những rủi ro làm giảm lợi tức của NH mà nguyên nhân do sự biến động về lãi suất thì gọi là những rủi ro về lãi suất của NH. VD: Một NHTM có một cân đối tài sản hiện tại như sau, và lãi suất hiện hành 10%: NHTM Tài sản có Tài sản nợ TS có nhạy cảm với lãi suất : 20 TS nợ nhạy cảm với lãi suất : 50 TS có có lãi suất cố định : 80 TS nợ có lãi suất cố định : 50 Tổng : 100 Tổng : 100 Nếu trong năm tới, lãi suất tăng từ 10% lên 15% (tăng thêm 5%), NH đó có một khoản thu nhập tăng thêm từ tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất là 20 triệu x 5%=1 triệu. Nhưng NH giảm đi khoản thu nhập từ tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất là: 50 triệu x 5%= 2,5 triệu. Như vậy thực tế NH mất 1,5 triệu USD. Đó chính là rủi ro về lãi suất. Nếu trong thời gian tới, lãi suất giảm xuống từ 10% xuống 5%, tương tự như trên ta thấy NH sẽ có thêm một khoản thu nhập tăng thêm 1,5 triệu USD. kết luận : ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC331.doc
Tài liệu liên quan