LỜI MỞ ĐẦU
Một nền kinh tế hiện đại đòi hỏi một mức độ phát triển nhất định của ngành dịch vụ đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng – một trong những ngành dịch vụ điển hình nhất. Trong xu thế phát triển chung đó, ngành Ngân hàng đã phát huy được thế mạnh của mình, đã dần khẳng định được vị thế trụ cột của mình trong nền kinh tế. Và Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã đóng góp một phần đáng kể trong thành công của toàn ngành. Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên t
23 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng. SCB đã được ghi nhận những thành công của mình như:
Cúp vàng thương hiệu Việt Nam 2005 và 2006
Cúp vàng thương hiệu mạnh năm 2006
Ba cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng năm 2006 dành cho 3 sản phẩm “Tiết kiệm tích lũy, tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi”; “Tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”; “Tín dụng tiêu dùng”.
Danh hiệu “ Doanh nghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng năm 2006”…
Và còn rất nhiều thành công khác. Là Ngân hàng bắc tiến hơi muộn so với các ngân hàng khác song SCB đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn Hà Nội với sự tăng nhanh chóng về doanh số, lợi nhuận tại Chi nhánh Hà Nội. Đó là lý do em chọn SCB – Chi nhánh Hà Nội để tìm hiểu trong bài trình bày của mình.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (SCB) – CHI NHÁNH HÀ NỘI.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển, mạng lưới hoạt động
Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng. Năm 2006 có thể được coi là một năm thành công của SCB với các chỉ tiêu kinh doanh năm do Đại hội đồng cổ đông đề ra đều được hoàn thành vượt mức, cả về quy mô tăng trưởng lẫn chất lượng hoạt động, tạo nền móng vững chắc để ngân hàng thực hiện tốt chiến lược phát triển 2006 – 2010, với một số kết quả tiêu biểu như: tổng tài sản của Ngân hàng đạt gần 11000 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với năm 2005. Vốn điều lệ và tích lũy đạt 695 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2005. Kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2007 đã khắc họa được hình ảnh SCB vững chắc ổn định và không ngừng lớn mạnh. Tổng tài sản SCB đạt hơn 23000 tỷ đồng tăng 114,66% so với đầu năm 2007, tổng huy động đạt hơn 21000 tỷ đồng tăng 114,63% so với đầu năm và dư nợ tín dụng đạt hơn 17800 tỷ đồng, tăng 117% so với đầu năm 2007. Hiện SCB đang đứng hàng thứ 4 về tổng tài sản và đứng hàng thứ 3 về dư nợ tín dụng so với các ngân hàng TMCP khu vực TPHCM. Mạng lưới hoạt động trải dài từ Nam chí Bắc, đến nay là hơn 40 điểm tại khu vực phía Bắc, miền Trung, TPHCM, khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2000 tỷ đồng. Sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán Việt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá phát hành là 1399999500000 đồng. Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốn điều lệ SCB sẽ đạt hơn 3000 tỷ đồng. Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước.
Ngoài ra, SCB còn tạo dựng thế mạnh của mình bằng việc liên minh, liên kết với các ngân hàng NH quốc doanh. Cụ thể, SCB ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), Nh ngoại thương (Vietcombank) và NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN (Agribank). Nhờ đó, SCB đã có được thế chủ động cần thiết trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tài chính trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển.
Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các ngân hàng trong nước tăng cường học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng. Với nhận thức đó, SCB đang từng bước thực hiện đổi mới công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng. Bên cạnh việc ra mắt dịch vụ ngân hàng hiện đại SCB- Ebanking nhằm tiết kiệm thời gian và gia tăng tiện ích cho khách hàng, SCB xúc tiến trang bị hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking System) tiên tiến với công nghệ Temenos T24 và hợp tác với tập đoàn IBM nhằm cập nhật và ứng dụng các công nghệ tiên phong trong các dự án công nghệ thông tin.
Về quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực tại SCB, SCB đã thực hiện cải tổ lại bộ máy tổ chức từ tháng 4/2007 với sự tư vấn của tập đoàn tài chính quốc tế IFC và công ty BTC. Trên cơ sở mô hình mới, SCB nâng cao vai trò quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro, phù hợp hơn với tốc độ phát triển. Bên cạnh đó chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại từ cấp quản lý đến cấp đội ngũ cán bộ công nhân viên, bổ sung nguồn nhân lực trẻ được đào tạo bài bản từ các trường ĐH Ngân hàng và ĐH Kinh tế thông qua thi tuyển trực tiếp…nhằm có được đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, cùng với khát khao vươn lên của tập thể SCB, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng SCB sẽ trở thành một trong những ngân hàng TMCP hiện đại đa năng tại VN, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
1.2. Các hoạt động cơ bản
Huy động vốn: huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và cá nhân bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng và khuyến mãi
Dịch vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay mua xe ô tô, sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở, hỗ trợ học tập, tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh bán sỉ, kinh doanh chứng khoán…
Các dịch vụ khác: dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, ngân quỹ.
1.3. Mô hình tổ chức
Sơ đồ tổ chức SCB chi nhánh Hà Nội.
Phó giám đốc
Giám đốc
Phòng giao dịch hoàn kiếm
Phòng giao dịch Thanh Xuân
Phòng giao dịch Ba Đình
Phòng giao dịch Cầu giấy
Phòng hành chính nhân sự
Phòng tín dụng
Phòng giao dịch Đống Đa
Phòng giao dịch Thanh Nhàn
Phòng kế toán, ngân quỹ
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
1.4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban Giám đốc
Ban giám đốc của Ngân Hàng SCB - chi nhánh Hà Nội có trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn của thành phố Hà Nội.
Mọi hoạt động của chi nhánh đều phải thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao và tuân theo đúng chỉ đạo nghiệp vụ từ Ngân hàng SCB Sài Gòn.
Giám đốc chi nhánh:
Là người được tổng giám đốc NHNo Việt Nam bổ nhiệm, là người có quyền hạn cao nhất tại chi nhánh và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của chi nhánh đối với NHNo cấp trên và đối với nhà nước theo quy định hiện hành.
Giám đốc còn là người quyết định các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh như: ký các chứng từ, đồng ý cho vay, bảo lãnh...
Phó giám đốc:
Là người phụ trách ký kết các giấy tờ liên quan đến công tác: kế toán, sổ sách kế toán của cả chi nhánh khi phòng kế toán ngân quỹ trình lên.
Đồng thời, phó giám đốc là người được uỷ nhiệm để điều hành mọi công việc của chi nhánh khi giám đốc đi vắng.
Phòng hành chính nhân sự
Chức năng:
Tham mưu cho ban Giám Đốc về chiến lược phát triển nguồn lực, lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, quy hoach bổ nhiệm các bộ…
Trực tiếp triển khai các nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao đọng, tiền lương, thi đua khen thưởng, công tác hậu cần trong chi nhánh..
Nhiệm vụ:
Tư vấn pháp luật về việc thực thi kí kết các hợp đồng, tham gia tố tụng để giải quyết các vấn đề có lien quan đến tài sản và con người của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc
Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc tại chi nhánh.
Tiếp nhận, luân chuyển giấy tờ, công văn đến, đi đúng địa chỉ, tuân thủ mọi quy định về quản lý hành chính, văn thư, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động tại chi nhánh.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định mua sắm công cụ lao động.
Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo, tiếp rthi theo chỉ đạo của ban Giám đốc.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần, thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỉ đối với các cán bộ công nhân viên.
Đề xuất, bố trí nguồn nhân lực của chi nhánh và các phòng hợp lý, có hiệu quả
Trực tiếp quản lý hồ sơ của các cán bộ thuộc chi nhánh,hoàn chỉnh hồ sơ cán bộ nghỉ chế độ theo quy định chính phủ và ngành ngân hang.
Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh.
Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác học tập trong và ngoài nước, tổng hợp theo dõi cán bộ đi công tác, được đào tạo.
Phòng tín dụng
Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược đầu tư trung, dài hạn và kế hoạch hàng năm của Chi nhánh đối với khách hàng là các cá nhân Việt Nam và nước ngoài.
Tham mưu xây dựng quy chế, quy trình chuẩn của Chi nhánh đối với hoạt động kinh.
Phối hợp các Phòng, Ban xác định danh mục cho vay của chi nhánh trong từng thời kỳ, định mức tiêu chuẩn dòng sản phẩm đối với khách hàng.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức triển khai, quản lý và hỗ hoạt động tín dụng trong toàn Chi nhánh nhằm đạt chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận tăng trưởng, hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn theo kế hoạch do Ban Điều hành giao.
- Phát triển và triển khai các sản phẩm huy động từ dân cư và doanh nghiệp cho toàn Chi nhánh.
- Phát triển, triển khai thực hiện dịch vụ kiều hối cho toàn Chi nhánh.
- Phát triển, triển khai các hoạt động phi mậu dịch phục vụ khách hàng cá nhân khác như: nhờ thu séc, thu đổi séc du lịch…
Phòng kế toán
Chức năng, nhiệm vụ:
- Quản lý hoạt động tài chính, kế toán toàn Chi nhánh nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán theo quy định và cung cấp thông tin kế toán quản trị
- Xây dựng các quy trình, quy chế, hướng dẫn hạch toán cho toàn Chi nhánh.
- Thực hiện công tác kế toán tài chính, kế toán tổng hợp, kế toán quản trị và kế toán chi tiết.
Phòng Ngân quỹ
Chức năng:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược đầu tư.
- Trực tiếp triển khai các nghiệp vụ về ngân quỹ để quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí, xác định kết quả hoạt động của chi nhánh. Trực tiếp quản lý và triển khai công tác tin học trong toàn chi nhánh.
Nhiệm vụ:
- quản lý kho quỹ của Chi nhánh hoạt động an toàn hiệu quả, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt được nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
- Quản lý tiền mặt tại chi nhánh.
- Cân đối quỹ tiền mặt chi nhu cầu an toàn ngân hàng
- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê quy định về hách toán kế toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
- Xây dựng, quyết toán kế hoach tài chính, kế toán tiền lương của SCB – chi nhánh Hà Nội
- Quản lý giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại chi nhánh
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước
- Tổ chức công tác thu, chi tiền mặt trực tiếp rtại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng
- Nghiên cứu triển khai việc thực hiện ứng dụng công nghệ tin học công tác điện toán phục vụ kinh doanh trong chi nhánh.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định
Phòng Kiểm soát nội bộ
Chức năng:
Tham mưu cho Giám Đốc xây dựng và ban hành các cơ chế - chính sách, các quy chế - quy trình làm cơ sở pháp lý trong quá trình hoạt động của SCB trong mọi lúc – mọi nơi đều thông suốt, tuân thủ đúng pháp luật, kiểm soát rủi ro, phát triển an toàn – hiệu quả.
Tham mưu cho Giám đốc về việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến cán bộ nhân viên và hoạt động của SCB – Chi nhánh Hà Nội.
Nhiệm vụ:
Trực tiếp quản lý và điều hành hệ thống kiểm tra – kiểm soát nội bộ (KSNB) trong toàn hệ thống thực hiện công tác KT – KSNB trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của SCB theo đúng quy chế - quy trình và quy định của SCB – chi nhánh Hà Nội; đôn đốc kiểm tra – giám sát, báo cáo Giám đốc về tình hình chỉnh sửa các sai sót theo kiến nghị của Thanh tra NHNN, của các ngành chức năng và của KTNB.
Đầu mối làm việc với thanh tra NHNN và các cơ quan ban ngành hữu quan theo sự phân công - ủy nhiệm của Giám Đốc.
Phòng giao dịch
Là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dâu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung của Chi nhánh theo ủy quyển của Giám đốc Chi nhánh theo các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Sài gòn – Chi nhánh Hà Nội.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB) – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Tình hình huy động vốn
Nhận biết được tầm quan trọng của việc huy động vốn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh, chi nhánh không ngừng phát triển và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với chi phí tối ưu, tận dụng từ các nguồn trên địa bàn quận cũng như thủ đô.
2.1.1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTMCP Sài gòn – chi nhánh Hà Nội
Bảng2. 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTMCP Sài gòn – chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
2007/2006
Lượng
Tỷ trọng
(%)
Lượng
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(+/-)
Tỷ trọng
(%)
1.Tiền gửi của TCTD
505.434
45,31
452.033
6,90
(53041)
(10,57)
2..Tiền gửi của TCKT và dân cư
591383
53,00
5.962.039
90,94
5370656
908,15
3.Nguồn khác
18.842
1,69
141.960
2,16
123.119
653,44
4. Tổng nguồn huy động
1115659
100
6.556.032
100
5440373
487,38
Qua bảng số liêu trên ta thấy lượng vốn huy động của ngân hàng tăng lên một cách vượt bậc theo thời gian.Đặc biệt là trong 2006 và 2007. Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005 nhưng có thể nói đến nay lượng vốn huy đông được là khá đáng kể. Trong năm 2007 tổng lượng vốn huy động được là 6556 tỷ, tăng hơn 5400 tỷ và đạt 487,38 % so với năm 2006.Lý giải cho sự tăng lên này là lượng tiền gửi của TCKT và dân cư năm 2007 tăng 908,15% so với năm 2006 có thể coi như một sự gia tăng đột biến . Tiền gửi của đối tượng khách hàng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động của ngân hàng ( chiếm trên 90% tổng nguồn huy động), nhưng để tăng được loại nguồn này đòi hỏi các đơn vị phải co kế hoach cũng như các cách thức huy động hợp lý để thu hút khách hàng, và vấn đề này đã được chi nhanh thực hiện tốt trong năm 2006, cũng như trong năm 2007.
Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác: 422533 tr.đồng chiếm 6,9% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn đảm bảo cho thanh khoản và hoạt động đầu tư tín dụng đang tăng trưởng khá nhanh để bắt kịp tốc độ tăng quy mô vốn điều lệ của chi nhánh trong thời gián tới.Và mặc dù lượng tiền gửi của các TCTD giảm nhẹ, năm 2007 giảm 10,57% so với năm 2006 nhưng bù lại các nguồn huy động khác của ngân hàng cũng tăng khá mạnh trong 2 năm, năm 2007 đạt 141,9 tỷ đồng, tăng hơn 600%.
Đây thật sự là các con số ấn tượng cho thấy được khả năng huy động và khai thác nguồn của chi nhánh trong thời gian qua.Với những số liệu khả quan từ hoạt động huy động vốn báo hiệu những điểm sáng với hoạt động sử dụng nguồn( hoạt động cho vay, bảo lãnh…
2.1.1.2. Cơ cấu nguồn huy động theo thời gian
Để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn việc phân loại nguồn vốn theo thời gian cũng luôn được chi nhánh chú trọng:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
2007/2006
Lượng
Tỷ trọng
(%)
Lượng
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(+/-)
Tỷ trọng
(%)
1.Tiền gửi KKH
211975,2
19
869725
13,27
657749,8
310,29
2.Tiền gửi có kỳ hạn
903683,8
81
5686307
86,73
4782623,2
529,23
3. Tổng nguồn huy động
1115659
100
6.556.032
100
5440373
487,38
Dựa vào cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn là yếu tố quyết định để ngân hàng có thể điều chỉnh kỳ hạn của các khoản tín dụng cũng như hoạt động sử dụng vốn khác. Từ bảng trên cho thấy Tổng lượng tiền gửi cũng tăng mạnh qua các năm. Tiền gửi không kỳ hạn qua các năm có xu hướng giảm xuống về tỷ trọng trong cơ cấu nhưng xét về giá trị vẫn tăng lên qua các năm 2007 đạt 869735 triệut( Tăng 310,29 %so với năm 2006). Đặc điểm của nguồn vốn này là tiết kiệm chi phí, lãi suất vừa phải nhưng khó kế hoạch hóa vì biến động lớn .
Nhìn vào bảng ta thấy lượng tiền gửi có kì hạn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nguồn huy động. Năm 2007 đạt 5686307 tr. đồng tăng 529,23 % so với năm 2006 ( tăng 4872623 tr.đồng).Với kế hoạch mà ban lãnh đạo đặt ra và phượng thức hợp lý cũng như tăng cường mối quan hệ với các tổ chức cá nhân , chỉ tiêu này của chi nhánh đã có sự chuyển biến rõ rệt trọng năm 2007 giúp cho việc tập trung vào hoạt động tín dụng trung và dài hạn sẽ có hiệu quả hơn, và đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại VN hiện nay là tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong cơ cấu nguồn huy động.
Nhìn chung việc huy động vốn của chi nhánh có những bước phát triển rõ rệt. Để có thể khơi tăng nguồn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, SCB Hà Nội đã thực thi nhiều chính sách hợp lý như: Chính sách khuyến mại, chính sách lãi suất hấp dẫn với từng đối tượng khách hàng, miễn giảm phí thanh toán đối với khách hàng vay , ưu đãi đối với khách hàng chuyển doanh thu về SCB….
Ngoài ra chi nhánh đã mở dịch vụ thanh toán cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, vừa góp phần khơi tăng nguồn vốn, vừa giúp chi nhánh dễ tiếp cận với thị trường.
2.1.2 Tình hình sử dụng vốn.
Việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, phù hợp với các nguồn huy động được luôn là bài toán khó với các ngân hàng,Chi nhánh Ngân hàng TMCP sài gòn cũng vậy: hoạt động chính là tìm kiếm các khoản vốn với chi phí thấp để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Do giới hạn về quy mô hoạt động và do đặc thù của ngân hàng nên trong hoạt động sử dụng vốn thì hoạt động được đề cập ở đây chỉ tập chung vào hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng: bao gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu. Nói về hoạt động cho vay của chi nhánh , trước hết cần xem xét vấn đề dư nợ tín dụng, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng dư nợ cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
2007/2006
Lượng
Tỷ trọng (%)
Lượng
Tỷ trọng (%)
Lượng
Tỷ trọng (%)
1.Theo đối tượng
494547
100
1053752
100
599205
121,16
1.1.Tiền gửi tại NHNN
1456
0,29
343
0,03
(1113)
(76,44)
1.2.Tiền gửi tại các TCTD
101849
20,59
1972
0,19
(99877)
(98,06)
1.3.Chovay khách hàng
391242
79,11
1051437
99,78
660195
168,74
2. Theo kỳ hạn
494547
100
1053752
100
599205
121,16
2.1.Ngắn hạn
254175
51,40
617310
58,58
363135
142,87
2.2.Trung & dài hạn
240372
48,60
436442
41,42
196070
81,56
Có thể nói nét nổi bật của hoạt động đầu tư_ tín dụng chủ chi nhánh cũng như của toàn hệ thống SCB là có sự tăng trưởng cao, giữ chân phục vụ tốt khách hàng truyền thống, phục vụ tốt khách hàng vay mới đặc biệt là khách hàng vay vừa và nhỏ.Năm 2007 dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 1053752 tr.đồng tăng 599205 tr. (121%) so với năm 2006. Lý giải cho sự tăng lên này phải kể đến sự tăng lên đáng kể của khoản tín dụng đối với khách hàng. Năm 2007 dư nợ cho vay với đối tượng nay đạt 1051437 tr.đồng tăng 660195 tr.(168%) so với năm 2006.
2.1.3. Hoạt động dịch vụ
Với phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, do đó trong các năm qua SCB – Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng tung ra các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Tính đến năm 2007, hoạt động dịch vụ của Chi nhánh có một số điểm nổi bật như sau:
Hoạt động thẻ
Với quyết tâm đa dạng và hiện đại hóa dịch vụ, các năm qua SCB đã tăng cường quảng bá và gia tăng thêm nhiều tiện ích cho dịch vụ thẻ.
Đến cuối năm 2007, SCB đã có 8 máy ATM tại khắp các chi nhánh trong cả nước. Tính cả năm, Chi nhánh đã phát hành được 1536 thẻ SCB link cho khách hàng. Doanh số giao dịch qua ATM năm 2007 là 46,35 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã triển khai hệ thống Narada Switch để thuận tiện hơn trong việc phát hành thẻ, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Mặc dù thẻ ATM ra đời khá muộn so với các ngân hàng khác nhưng trong năm 2007, SCB nói chung và chi nhánh nói riêng đã nỗ lực trong công tác tiếp thị và phục vụ khách hàng để có thể đạt được thành quả đáng ghi nhận như trên. Tuy nhiên, với thị trường tiềm năng như Việt Nam, SCB cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc đa dạng hóa các sản phẩm thẻ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như khẳng định thương hiệu thẻ SCB Link trên thị trường.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Với những biến động bất ổn của tỷ giá vàng và ngoại tệ năm 2007, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, các năm qua, đặc biệt là năm 2007, Chi nhánh mới dừng việc mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng chứ chưa thực hiện mua bán tự doanh hoặc đầu tư.
Về kết quả cụ thể như sau:
- Tổng thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ: 2668 triệu đồng.
- Tổng chi về hoạt động kinh doanh ngoại tệ: 2193 triệu đồng
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ: 475 triệu đồng.
Hiện nay, bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại SCB nói chung và tại chi nhánh Hà Nội nói riêng đã được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. Cùng với đội ngũ nhân sự trẻ và năng động, hệ thống quy trình tác nghiệp dần được chuẩn hóa, công tác nghiên cứu sản phẩm đang được xúc tiến, SCB đặc mục tiêu phát triển mạnh nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là kinh doanh vàng, thành một nghiệp vụ thế mạnh chứ không chỉ dừng lại ở vai trò bổ trợ như những năm qua.
2.1.4. Các hoạt động khác
Về quản trị điều hành
Nâng cao năng lực quản lý điều hành để theo kịp với tốc độ phát triển và hội nhập của ngành tài chính ngân hàng là vấn đề cốt yếu luôn ban lãnh đạo chi nhánh thực hiện xuyên suốt trong định hướng hoạt động của SCB.
Tại Chi nhánh đang thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức và kiện toàn bộ máy theo tư vấn của chuyên gia BTC. Theo đó, các bộ phận chức năng được tổ chức quản lý thống nhất theo ngành dọc từ Hội sở đến các đơn vị chi nhánh, phòng giao dịch; đồng thời còn có sự kiểm soát theo hàng ngang của các cấp chủ quản. Thành phần Ban Điều Hành được bổ sung tăng cường và chuyên môn hóa vai trò lãnh đạo. Mỗi thành viên BĐH phụ trách một khối nghiệp vụ đảm bảo một cơ chế vận hành nhịp nhàng, hiệu quả và chuyên nghiệp.
Phát triển mạng lưới
Đầu năm 2007, toàn hệ thống SCB chỉ gồm Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 8 chi nhánh và 13 phòng giao dịch. Đến nay, toàn hệ thống SCB đã phát triển lên đến 41 điểm giao dịch bao gồm 01 Sở giao dịch, 17 chi nhánh và 23 phòng giao dịch. Tại Chi nhánh Hà Nội, khi mới thành lập chỉ có 4 phòng giao dịch nay đã nâng lên con số 6 phòng giao dịch. Đây là một bước tiến vượt bậc trong mục tiêu phát triển hài hòa giữa quy mô và chất lượng.
Quảng cáo tiếp thị và các chương trình xã hội
Cùng với việc phấn đấu cho mục tiêu kinh doanh, Chi nhánh còn thể hiện sự quan tâm – trách nhiệm đối với cộng đồng. Tại địa phương nơi Chi nhánh hiện diện, SCB đều làm tròn vai trò của một đơn vị kinh tế và thực hiện tốt cam kết đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.
Công tác nhân sự và đào tạo
Công tác đào tạo ngày càng được chuyên môn hóa cao với kế hoạch thành lập trung tâm đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ từ cuối năm 2007.
2.2. Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế trong thừi gian qua, nguyên nhân và phương hướng hoạt động trong thời gian tới
2.2.1 Những thành quả đạt được
Các chỉ tiêu của ĐHĐCĐ và HĐQT giao đều được hoàn thành vượt mức kế hoạch và đảm bảo cho Chi nhánh một sự tăng trưởng bền vững.
Các chỉ số an toàn và chất lượng hoạt động luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Hệ số an toàn vốn (CAR) luôn đảm bảo tuân thủ theo quy định của nhà nước và tại Chi nhánh luôn duy trì tỷ lệ này trên 9%. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ chỉ còn 0,41% ( bằng ½ so với đầu năm 2007), tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ chỉ còn 0,34% (bằng 1/3 so với đầu năm 2007). Tình hình thanh khoản luôn được đảm bảo ổn định, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch.
Tỷ lệ dịch vụ trên tổng thu được cải thiện một cách đáng kể. Nếu năm 2006, tỷ lệ thu dịch vụ/ tổng thu chỉ đạt 5,56% thì đến năm 2007, tỷ lệ là 14,64% (gấp gần 2,6 lần so với năm 2006).
Năm 2007, Chi nhánhđã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, nhiệt tình. Chính sách đãi ngộ rất tốt đối với CBNV đã thu hút được một lực lượng những người giỏi, có đạo đức, có tâm huyết với ngôi nhà chung SCB. Trong năm Chi nhánh đã tổ chức được một số cuộc thi tuyển chức danh lãnh đạo nhằm kịp thời phát hiện những tài năng để bồi dưỡng, đào tạo để đội ngũ nhân lực Chi nhánh ngày càng có chất lượng.
Các quy trình, quy chế của Chi nhánh đã liên tục được hoàn thiện và bổ sung. Các văn bản hướng dẫn tác nghiệp cũng nhanh chóng được đưa ra nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó có rất nhiều các đề tài khoa học đã bảo vệ thành công trước hội đồng nghiên cứu khoa học và đã được đưa vào ứng dụng trong thực tế kinh doanh.
2.2.2. Những tồn tại cần khắc phục
Hoạt động dịch vụ của Chi nhánh chưa phát triển mạnh. Các sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, đa dạng. Thu nhập vẫn tập trung vào hoạt động tín dụng làm cho nguồn thu chưa đa dạng và chưa phân tán được rủi ro. Các sản phẩm dịch vụ đưa ra hầu như chưa được quan tâm và đánh giá về mặt hiệu quả.
Hoạt động quản lý và khai thác tài sản chưa đạt hiệu quả, đôi lúc còn gây lãng phí, nhất là các bất động sản.
Công tác quản trị điều hành tài sản có thực hiện chưa bài bản, chưa tạo lập cơ cấu hợp lý, ổn định trong bố trí thanh khoản cấp I và cấp II. Một số tháng tồn quỹ khá cao và tiền gửi tại NHNN cũng khá cao là cho SCB luôn ở tình trạng thừa DTBB và không tối đa hóa lợi nhuận từ việc sử dụng vốn.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại một số đơn vị chưa phát huy tốt vai trò kiểm soát. Còn một số thiếu sót và tồn tại trong quá trình vận hành, hoạt động chưa được phát hiện kịp thời. Việc kiểm tra, kiểm soát phần lớn thực hiện ở khâu kiểm soát sau.
2.2.3. Phương hướng hoạt động
Tiếp tục kiện toàn bộ máy và đưa bộ máy theo mô hình tổ chức mới vận hành và hoạt động hiệu quả. Phát huy tính chủ động, linh hoạt của các đơn vị kinh doanh, tăng cường vai trò tham mưu của các bộ phận quản lý, tăng cường vai trò quản lý của các khối theo ngành dọc. Bên cạnh việc quản lý, còn tăng cường vai trò hỗ trợ của các bộ phận quản lý nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị từ đó tạo ra sự phát triển đồng đều trong toàn hệ thống.
Tiếp tục thực hiện phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, các năm tiếp theo chi nhánh cần không ngừng cố gắng để góp phần phát triển toàn hệ thống Ngân hàng, sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo hướng:
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và chủ động giữ vững tỷ lệ huy động vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2, tăng cường việc huy động nguồn vốn giá rẻ nhưng ổn định. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai các sản phẩm huy động mới nhằm duy trì khách hàng hiện hữu đồng thời thu hút khách hàng mới.
- Tăng cường tín dụng ổn định gắn liền với chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Thực hiện phục vụ khách hàng trọn gói, tăng cường bán chéo sản phẩm. Thực hiện tốt phương châm “ Một dịch vụ dành cho nhiều khách hàng, một khách hàng được hưởng nhiều dịch vụ”
- Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh cần đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối…nhằm đa dạng hóa thu nhập, phân tán rủi ro và nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu.
- Bên cạnh việc tăng nguồn thu, Chi nhánh cần chú trọng việc khai thác tối đa lợi ích của các tài sản không để tình trạng lãng phí, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.
Với quyết tâm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, trong các năm tới, SCB nói chung và chi nhánh tại Hà Nội nói riêng sẽ tập trung đầu tư và triển khai corebanking mới nhằm hỗ trợ tốt nhất hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, trung tâm dữ liệu dự phòng sẽ được xây dựng nhằm đảm bảo dữ liệu của SCB được lưu trữ an toàn, đúng quy định.
Đầu tư cho hoạt động quản trị rủi ro nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động ngân hàng để SCB có được sự phát triển bền vững và ổn định.
Tiếp tục các chính sách thu hút nhân tài để có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hoàn thiện các quy trình, chức năng nhiệm vụ và đưa hội đồng ALCO chính thức đi vào hoạt động nhằm quản trị tốt nhất tài sản và nguồn vốn của ngân hàng để hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt được cao nhất..
Hy vọng rằng với những bài học rút ra từ các năm hoạt động trước, với nỗ lực của toàn thể CBNV SCB và với những định hướng đúng đắn đó, trong những năm tới, hoạt động kinh doanh của SCB sẽ có những bứt phá ngoạn mục để trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trong những năm vừa qua, đất nước ta đã không những phát triển, đã và đang vươn mình ra tầm thế giới và dần khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Để có được thành quả đó không thể không kể đến sự đóng góp của hệ thống ngân hàng. Hội nhập quốc tế, chúng ta đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức. Và thách thức đó càng trở nên khó khăn gấp bội với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) – Chi nhánh Hà Nội. Là một ngân hàng bắc tiến muộn hơn so với các ngân hàng khác nên có thể nói SCB – là một thương hiệu chưa được nhiều người biết đến. Vậy để tồn tại và phát triển trước sức ép cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước, SCB phải làm gì? Đó là một bài toán cần SCB tìm các phương án giải quyết. Vì là một ngân hàng còn ít người biết đến, nên để có thể thu hút được khách hàng, để có thể huy động được vốn một cách hiệu quả vẫn luôn khó khăn đối với ngân hàng.
Được sự phân công của lãnh đạo và tổ chức, em được thực tập tại Phòng Tín dụng củ Ngân hàng TMCP – Chi nhánh Hà Nội. Trong khoảng thời gian thực tập, với sự cố gắng học hỏi của bản than cũng như được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các bộ và lãnh đạo trong phòng, đã tạo điều kiện cho em được làm việc và học tập thuận lợi. Bước đầu tiếp xúc với công việc, em đã nhận thấy rằng hiệu quả huy động vốn của chi nhánh chưa cao.Do vậy em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề nghiên cứu thực tập tốt nghi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31018.doc