Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) chi nhánh Bắc Hải

Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam (MB) 2 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng phòng ban của MB 3 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh 13 1.4. Chiến lược phát triển của MB 17 Chương 2: Tổng quan về chi nhánh Bắc Hải 19 2.1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Bắc Hải và chức năng nhiệm vụ của chi nhánh với toàn hệ thống của ngân hàng quân đội 19 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 11878 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) chi nhánh Bắc Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhánh Bắc Hải 22 2.3. Giới thiệu về phòng quan hệ khách hàng 24 Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá 27 3.1. Nhận xét chung về chi nhánh Bắc Hải 27 3.2. Nhận xét về Phòng quan hệ khách hàng và định hướng đề tài luận văn 28 Kết luận 29 Lời mở đầu Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của một nền kinh tế. Với vai trò đó, các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, luôn không ngừng phấn đấu để phát triển, khẳng định vị thế của chính mình và góp sức trong việc phát triển nền kinh tế. Để làm được điều đó, các ngân hàng phải chú trọng đến công tác nghiên cứu, đánh giá, phân tích trên mọi khía cạnh của kinh doanh ngân hàng, từ đó rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những chính sách, biện pháp, chiến lược hành động phù hợp nhất cho ngân hàng mình. Đặc biệt là trong khoảng thời gian vừa qua chúng ta vừa chứng kiến một giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển của hệ thống ngân hàng nước ta. Cùng với sự phát triển nhánh chóng của thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2005 đến 2007, ngành ngân hàng cũng có một giai đoạn phát triển bùng nổ, hàng loạt các ngân hàng mới ra đời, hàng loạt các chi nhánh mới được thành lập. Và tiếp đến là năm 2008 với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới rất nhiều các ngân hàng đã giảm thiểu hoạt động, cắt giảm nhân công. Bên cạnh đó là tình hình lãi suất biến động thất thường cũng ảnh hưởng nhiều tới tình hình hoạt động của các ngân hàng. Trong tình hình đó việc nghiên cứu về các ngân hàng là rất cần thiết. Đó cũng là lý do mà em đã chọn thực tập tại một ngân hàng. Và sau một thời gian thực tập tại ngân hàng cổ phần quân đội chi nhánh Bắc Hải em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp với những thông tin chung về sự hình thành, hoạt động và phát triển, tình hình kinh doanh và các phương hướng hoạt động của ngân hàng quân đội cũng như chi nhánh Bắc Hải. Qua bản báo cáo này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn thực tập của em là PGS_TS Nguyễn Hữu Tài, các cô chú, anh chị làm việc tại chi nhánh Bắc Hải đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này! Em xin chân thành cảm ơn! Chương I: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Lịch sử hình thành và phát triển Được thành lập ngày 4/11/1994 theo giấy phép hoạt động số 194/QĐ-NH5 ngày 14/9/1994 của NH nhà nước Việt Nam và quyết định thành lập số 00374/GBUP ngày 30/12/1993 của UBND thành phố Hà Nội, với tên gọi đầy đủ là Ngân hàng TMCP Quân Đội, tên tiếng anh là minitary bank (MB). Trụ sở chính của MB tọa lạc tại Số 3 Đường Liễu Giai, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. 15 năm hình thành và phát triển là 15 năm MB khẳng định vị trí và tên tuổi của mình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, MB liên tục giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Các cổ đông chính của MB là các tổ chức thuộc các lĩnh vực công nghiệp, tài chính - ngân hàng, dịch vụ đó là công ty vật tư công nghiệp Bộ quốc phòng (GAET), tổng công ty bay dịch vụ Việt nam, tổng công ty xây dựng Trường Sơn, công ty Tân Cảng, ngân hàng ngoại thương Việt nam(Vietcombank). Và khoảng 7.000 cổ đông cá nhân khác. Hiện nay MB có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng và dự kiến con số này sẽ tăng lên đến 7.300 tỷ đồng vào năm 2010, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2008, sau 14 năm hoạt động ngân hàng cổ phần quân đội đã có hơn 80 điểm giao dịch, chi nhánh lớn nhỏ trên cả nước. Trong đó năm 2008, MB đã tiến hành khai trương MB Quảng Ngãi, khai trương MB Nghệ An khai trương MB Mỹ Đình, khai trương MB Đông Anh – Hà Nội bên cạnh đó là việc khai trương trụ sở mới MB Sài Gòn. Ngân hàng cũng đã xây dựng được một hệ thống mạng lưới máy ATM, máy POS trên khắp cả nước. Trong đó có hơn 250 máy ATM, 1100 máy POS. Đồng thời MB cũng có một hệ thống các công ty thành viên đó là: Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng long (TSC), công ty Quản lý quĩ đầu tư Chứng khoán Hà nội (HFM), công ty quản lý nợ và khai thác tài sản(AMC), công ty Cổ phần Địa ốc MB (MB Land). Là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu, MB luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như Thương hiệu mạnh VN 2005, 2006; Thương hiệu Việt uy tín chất lượng 2007; Top 100 thương hiệu mạnh Việt nam 2007; Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do Citi Group, Standard Chartered Group và nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng. Trong năm 2008, MB cũng đã đạt được giải thưởng Top 100 thương hiệu Việt Nam, giải thưởng Thương hiệu chứng khoán uy tín và Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam, bằng khen của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, giải thưởng Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất, giải thưởng thanh toán do HSBC trao tặng. Đồng thời ngân hàng cũng rất chú trọng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2008, MB cũng đã tiến hành triển khai thành công hệ thống corebanking-t24. MB cũng chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với gần 700 Ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó MB cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác, điển hình là việc ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa MB và Tổng công ty Viễn thông Toàn Cầu. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng phòng ban của MB: Cơ cấu tổ chức của MB được mô tả cụ thể trong sơ đồ như hình ở trang sau. Trong đó: Hội đồng quản trị của MB bao gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị: ông Trương Quang Khánh Phó chủ tịch hội đồng quản tri: ông Lê Văn Bé, ông Phạm Viết Thích. Thành viên hội đồng quản trị: ông Lê Văn Bảo, bà Nguyễn Thị Bảo, ông Đậu Quang Lành ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỒNG GIÁM ĐỐC HỖ TRỢ KINH DOANH KHỐI KINH DOANH HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG CÁC ỦY BAN CAO CẤP QUẢN LÝ HỆ THỐNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO - QUẢN LÝ RỦI RO - QUẢN LÝ TÍN DỤNG - QUẢN LÝ THU NỢ Ban kiểm soát bao gồm: Trưởng ban kiểm soát: ông Nguyễn Đình Kham. Thành viên ban kiểm soát: ông Nguyễn Xuân Trường, ông Nguyễn Tiến Hùng, bà Lê Thị Đươn. Ban tổng giám đốc Tổng giám đốc: ông Lê Văn Bé Phó tổng giám đốc: ông Lê Công, ông Đặng Quốc Tiến, ông Đỗ Văn Hưng, ông Lê Văn Minh, bà Cao Thúy Nga, bà Vũ Thị Hải Phượng, ông Lưu Trung Thái Giám đốc tài chính: bà Phạm Thị Tý Chức năng các phòng ban: Ngân hàng TMCP Quân đội hiện tại có 1 Sở giao dịch, hơn 80 chi nhánh và phòng giao dịch. Phương thức hoạt động và quản lý của hệ thống là Hội sở chính quản lý chung, nhận kế hoạch và lợi nhuận và các chỉ tiêu khác từ Hội đồng quản trị cụ thể hoá các kế hoạch và chỉ tiêu đó sau đó trên cơ thực tế hoạt động của từng chi nhánh phụ thuộc, ban tổng giám đốc sẽ giao kế hoạch cụ thể cho từng chi nhánh và phòng giao dịch thực hiện. Các chi nhánh và phòng giao dịch có trách nhiệm lên phương án, kế hoạch thực hiện và thường xuyên báo cáo tình hình với ban tổng giám đốc. Các chi nhánh, phòng giao dịch được cấp vốn lưu động để hoạt động, hạch toán độc lập trên cơ sở kế hoạch và uỷ quyền của Ban Tổng giám đốc giao. Để thuận tiện cho việc quản lý và điều hành Hội sở chính được phân chia thành nhiều phòng ban chức năng và nhiệm vụ khác nhau giúp cho ban tổng giám đốc ra những quyết định đúng đắn. Các phòng ban hiện tại của Hội sở chính bao gồm: Phòng khai thác kinh doanh + Soạn thảo các quy chế, quy trình về nghiệp vụ, dịch vụ kinh doanh trình TGĐ. + Phổ biến hướng dẫn và quản lý việc thực hiện những quy chế quy trình nghiệp vụ, dịch vụ kinh doanh của toàn hệ thống. + Thẩm định, tái thẩm định, đề xuất ý kiến về các khoản cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ vượt mức phán quyết của SGD, CN và hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Quân đội. + Tham gia hội đồng tín dụng, tham gia công tác xử lý của toàn hệ thống. + Nghiên cứu đề xuất cho TGĐ về quản lý cơ cấu, chất lượng tín dụng, các chương trình đầu tư trọng điểm... + Tổ chức và thực hiện hiệu quả công tác TTTD của toàn hệ thống + Phối hợp với phòng KHTH lập và trình TGĐ kế hoạch kinh doanh hàng năm, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Lập và báo cáo thống kê định kỳ đúng quy định của NHNN và NHPN. + Thực hiện các công việc khác do ban TGĐ giao. Phòng nguồn vốn + Quản lý, điều hoà vốn hợp lý và hiệu quả nhất cho toàn hệ thống. + Chủ động có biện pháp huy động vốn trên thị trường đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh. + Nghiên cứu cải tiến phương thức và kênh khai thác, phát triển các nguồn vốn ổn định và chi phí thấp. + Đề xuất thực hiện các quyết định của lãnh đạo về việc tham gia khai thác kinh doanh thị trường vốn trong và ngoài nước. + Phối hợp với PKD và PKHTH lập kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn hợp lý, an toàn và hiệu quả cho toàn hệ thống. + Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của NHNN và NHPN. Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy chế nghiệp vụ về an toàn nguồn vốn hoạt động của NHPN. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban TGĐ giao. Phòng kế toán tài chính + Tổ chức và theo dõi việc hạch toán đầy đủ, chính xác các loại vốn, quỹ và tất cả các loại tài sản khác, quản lý tập trung, lên bảng cân đối kế toán của toàn hệ thống. + Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán trong toàn hệ thống: Triển khai, kiểm tra thực hiện quy trình nghiệp vụ, quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán. + Theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính, chi tiêu mua sắm, xây dựng sửa chữa... + Soạn thảo quy trình nghiệp vụ kế toán về tổ chức bộ máy kế toán của NHPN. + Thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích số liệu báo cáo kế toán. + Tổ chức thực hiện công tác chuyển tiền giữa các đơn vị trong hệ thống, công tác thanh toán bù trừ, thanh toán với nước ngoài cho NHPN. + Phối hợp với phòng công nghệ thông tin soạn thảo hướng dẫn chương trình điện toán và xử lý số liệu qua mạng đầy đủ kịp thời và chính xác. + Phối hợp với phòng KHTH tham mưu cho lãnh đạovề lãi suất, tỷ giá về huy động vốn và sử dụng vốn. + Nghiên cứu cải tiến và quản lý các sổ sách, mẫu ấn chỉ kế toán, chứng từ có giá của toàn hệ thống. + Quản lý, bảo quản đầy đủ an toàn sổ sách chứng từ kế toán NHPN theo đúng chế độ quy định. + Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ khác do ban TGĐ giao. Phòng công nghệ thông tin + Tổ chức thực hiện và quản lý sự vận hành của hệ thống mạng giữa Hội sở và đơn vị trực thuộc để nắm bắt tình hình thực hiện chương trình điện toán và các hoạt động của toàn bộ hệ thống. Quản lý, bảo quản đầy đủ, an toàn sổ sách chứng từ điện toán. + Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác về số liệu trên các mặt hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng. + Hàng năm, kết hợp với bộ phận kế toán và các bộ phận liên quan khác xây dựng và thực hiện kế hoạch trang bị, đổi mới công nghệ thông tin thích hợp theo nhu cầu phát triển của ngân hàng Phương Nam. + Nghiên cứu, thiết lập và đưa vào sử dụng các công nghệ mới liên quan đến hoạt động của Ngân hàng, từng bước nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội + Xây dựng, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ vi tính có năng lực, ổn định, có kinh nghiệm, đảm bảo yêu cầu công việc của phòng và của các đơn vị trực thuộc Ngân hàng. + Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các quy định cài đặt, sử dụng các chương trình áp dụng trong công việc thu thập, lưu trữ và báo cáo thống kê điện toán kịp thời, chính xác. + Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên về việc sử dụng chương trình điện toán, chương trình thông tin báo cáo, thông tin tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội. + Nghiên cứu cải tiến hoặc xây dựng các đề án đầu tư phát triển công nghệ thông tin, ứng dụng những công nghệ mới đáp ứng cho nhu cầu phát triển hoạt động của Ngân hàng. + Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng và bảo mật hệ thống mạng, đảm bảo hoạt động thường xuyên, chính xác an toàn. + Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo giao. Phòng tổng hợp và kế hoạch + Tổng hợp toàn bộ tình hình hoạt động của toàn Ngân hàng, báo cáo cho lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội và Ngân hàng Nhà nước theo quy định. + Phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ phân tích tình hình tài chính, tình ình huy động vốn, sử dụng vốn tham mưu cho lãnh đạo về lãi suất, tỷ giá, về kế hoạch huy động và sử dụng vốn. + Lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu hoạt động hàng năm tình TGĐ. + Theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của toàn Ngân hàng, từ đó tổng hợp và phân tích tất cả các hoạt động, tham mưu cho ban TGĐ chỉ đạo kinh doanh đạt mục tiêu và chiến lược phát triển. + Thực hiện báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ, báo cáo thường xuyên. + Kế hợp với các phòng ban đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đầy đủ và kịp thời gửi và Ngân hàng cấp trên và ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội. + Tổng hợp và quản lý số liệu lịch sử của Ngân hàng TMCP Quân đội. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do TGĐ giao. Văn phòng tổng giám đốc + Kết hợp với phòng kế toán, phòng vi tính trong việc quản lý tài sản và công cụ lao động, lập kế hoạch trang bị, sửa chữa, bảo trì hàng năm tài sản, công cụ lao động trong toàn Ngân hàng. + Giúp thực hiện điều phối công việc hàng ngày. + Quản lý điều phối toàn bộ phương tiện vận chuyển + Điều hành và quản lý công tác hàng chính, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, văn bản của toàn Ngân hàng. + Quản lý điều hành công tác bảo vệ của toàn cơ quan, phòng cháy chữa cháy an toàn tuyệt đối. + Tổ chức và thực hiện công tác ngoại giao, tiếp tân, khai trương, hội họp của toàn hệ thống. + Thực hiện nhiệm vụ khác do ban TGĐ giao. Phòng tổ chức và đào tạo + Nghiên cứu đề xuất phương án nhằm củng cố bộ máy tổ chức nhân sự phù hợp với sự phát triển của Ngân hàng. + Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy chế, quy định quản lý lao động, tiền lương, đào tạo, chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong hệ thống. + Tham mưu cho ban TGĐ trong việc quản lý cán bộ công nhân viên và giúp tổng giám đốc quy hoạch cán bộ lãnh đạo. + Xây dựng và quản lý thống nhất mục tiêu, kế hoạch tuyển dụng và đào tạo xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch kinh phí đào tạo hàng năm. + Giúp TGĐ xây dựng và theo dõi công tác thi đua trong toàn hệ thống. + Thực hiện nhiệm vụ khác do TGĐ giao. Phòng kiểm soát nội bộ + Kiểm tra và phúc tra việc thực hiện toàn bộ quy chế các hoạt động, việc chấp hành các quy định nghiệp vụ của các phòng chức năng - nghiệp vụ hốỉ và các đơn vị cụ thể thuộc Ngân hàng TMCP Quân đội, cụ thể: - Việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Quân đội. - Việc chấp hành các chế độ, các quy định của Nhà nước và của ngành Ngân hàng. + Trên cơ sở kiểm tra việc chấp hàng quy chế nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc, phân tích chất lượng tín dụng, chế độ quản lý tài chính kế toán, đánh giá xác nhận tính hợp lý, trung thực số liệu trên bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc Ngân hàng TMCP Quân đội. + Báo cáo và phản ánh trung thực, chính xác cho lãnh đạo tình hình hoạt động, tình hình chấp hành và thực hiện những quy định của luật pháp, của NHNN và của NHPN. + Đề xuất những biện pháp, chấn chỉnh, sửa chữa những sai sót hợp lý cho ban lãnh đạo nhằm đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả và hạn chế rủi ro. + Xây dựng và thực hiện chương trình kiểm tra và KSNB thường xuyên hàng năm (phân tích giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ) + Giải quyết những đơn thư khiếu nại, tố cáo của khách hàng trong toàn hệ thống. + Thực hiện kiểm tra đột xuất và nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo. Bộ phận pháp chế + Hướng dẫn soạn thảo các quy chế nghiệp vụ về hoạt động Ngân hàng TMCP Quân đội đầy đủ các yếu tố pháp lý đúng với quy định của pháp luật, quy định của Ngân hàng nhà nước và các ngành có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản, hạn chế rủi ro. + Soạn thảo các văn bản liên quan đến thực hiện cam kết, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng, cơ quan chức năng... + Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung thủ tục hoặc cải tiến quy trình nghiệp vụ hợp lý, thực hiện đơn giản nhưng an toàn và đúng pháp luật. + Tham gia sử lý các vụ tranh chấp tố tụng, hỗ trợ việc thu hồi xử lý nợ khó đòi (nợ xấu) của toàn hệ thống. + Tư vấn pháp luật cho TGĐ trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng và các mặt hoạt động khách nhằm đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng TMCP Quân đội. + Kết hợp với các đơn vị phụ thuộc trong việc tư vấn pháp luật, giúp đơn vị hoạt động an toàn hiệu quả + Tổ chức trao đổi về kiến thức pháp lý phục vụ cho yêu cầu công việc trong việc hệ thống. + Thực hiện các công tác khác do TGĐ giao. Phòng tiếp thị và quan hệ khách hàng. + Tổ chức và thực hiện công tác tiếp thị và quan hệ khách hàng của Ngân hàng TMCP Quân đội được thường xuyên và có hệ thống, đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng cao, tăng lợi thế cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả. + Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về môi trường hoạt động, và khách hàng và đối thủ cạnh tranh giúp cho lãnh đạo xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển kinh doanh, phương hướng đầu tư, liên doanh, liên kết an toàn và hiệu quả cao cho Ngân hàng. + Phối hợp với phòng kế hoạch tổng hợp nghiên cứu thị trường, sản phẩm hiện có, thủ tục quy trình thực hiện, từ đó đề xuất điều chỉnh cải tiến cho phù hợp với mục tiêu phục vụ khách hàng. Đề xuất phát triển mạng lưới thị trường mới, sản phẩm mới đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, đề xuất thực hiện các biện pháp, phương thức thông tin lôi cuốn khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh và các chính sách, chương trình phát triển kinh doanh. + Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc, tổ chức đề xuất thực hiện các trương trình hoạt động chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, duy trì lòng trung thành và phát triển khách hàng mới. + Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng TMCP Quân đội và nhiệm vụ khách do TGĐ giao. Phòng quan hệ quốc tế + Tổ chức quản lý và phát triển hệ thống Ngân hàng đại lý của Ngân hàng TMCP Quân đội. + Quản lý hệ thống SWIFT, và bộ mã (Teskey) của các Ngân hàng đại lý, cung cấp và giải mã trong thực hiện gửi điện telex, đi và đến chính xác, kịp thời đúng với quy định của Ngân hàng NN, NHPN và thông lệ quốc tế. + Thực hiện dịch thuật đầy đủ, chính xác và kịp thời các bước điện telex đi và đến trình lãnh đạo; soạn thảo và dịch thuật các văn bản liên quan hoạt động quan hệ quốc tế của NHPN. + Tham mưu cho ban TGG về tìm kiếm khai thác và tiếp nhận các nguồn vốn, các dự án, các trương trình tài trợ của các tổ chức tài chính, các Ngân hàng nước ngoài hỗ trợ cho NHPN. + Nghiên cứu, đề xuất cho lãnh đạo kế hoạch hoặc những biện pháp duy trì, pháp triển những mối quan hệ quốc tế tạo thuận lợi trong kinh doanh đối ngoại, tăng doanh số chi trả kiều hối, tăng uy tín của Ngân hàng Phương Nam trên trường quốc tế. + Phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ tích cực phòng khai thác kinh doanh, sở giao dịch và các chi nhánh trực thuộc thực hiện tốt công tác kinh doanh đối ngoại và kiều hối. + Cập nhật và cung cấp thông tin cần thiết cho các phòng ban nghiệp vụ để kịp thời điều chỉnh và thực hiện nghiệp vụ có hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế được chu đáo. + Thực hiện công tác kế hoạch, báo cáo và các nhiệm vụ khác do TGĐ giao đúng quy định. Tình hình hoạt động kinh doanh Năm 2007, hoạt động của MB được đánh dấu bởi một loạt sự kiện nổi bật: hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, hoàn thành kế hoạch, triển khai thành công dự án công nghệ thông tin Corebanking T24, hoàn thành Đề án xếp hạng tín dụng nội bộ và liên tục nhận được các giải thưởng về thương hiệu... Ngày 18/5/2007, MB là ngân hàng đại chúng đầu tiên đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán nhà nước về phát hành chứng khoán ra công chúng kể từ khi Luật chứng khoán có hiệu lực ngày 1/1/2007. Tính đến 31/12/2007, MB đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn được Đại hội đồng cổ đông đưa ra đầu năm 2007 với tổng số vốn chủ sở hữu đạt 3.549,8 tỷ, tăng hơn 2,5 lần so với đầu năm... Tại thời điểm 31/12/2007, lợi nhuận trước thuế của MB là 608,9 tỷ đồng (trong đó lợi nhuận của ngân hàng là 451,1 tỷ), tăng 2,25 lần so với năm 2006, đạt 145% kế hoạch. Vốn huy động là 23.136,4 tỷ đồng, đạt 140,2% kế hoạch đề ra, tổng tài sản của MB do đó cũng tăng trưởng mạnh, đạt 29.623,6 tỷ, tăng hơn 2 lần so với đầu năm, đạt 137,7% kế hoạch. Tổng dư nợ đạt 11.612,6 tỷ đồng, vượt 36,6% kế hoạch đề ra. Hoạt động tín dụng trong năm còn được đánh dấu bởi một bước tiến quan trọng khi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ - một cấu phần quan trọng trong hệ thống quản trị rủi ro đối với bất kỳ TCTD nào – đã hoàn thiện sau 5 năm nghiên cứu và xây dựng, đưa MB trở thành NHTMCP đầu tiên triển khai thành công chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, các giải thưởng về thương hiệu như Thương hiệu mạnh Việt Nam, Nhãn hiệu cạnh tranh, Sao vàng đất Việt ... tiếp tục là kết quả cho những nỗ lực không ngừng trong hoạt động kinh doanh, hoạt động truyền thông và đóng góp cho cộng đồng của MB năm vừa qua. Tình hình huy động vốn: Mặc dù trong năm 2007, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, MB vẫn hoàn thành xuất sắc mục tiêu đặt ra. Vốn điều lệ tăng gần gấp đôi năm trước. Năm 2007 MB đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với 1045,2 tỷ đồng năm 2006. Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại MB Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn huy động 3.485 4.933 7.046,6 11.602,4 23.136,4 Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 Từ bảng, ta thấy tính đến 31/12/2007, tổng vốn huy động của MB đạt 23.136,4 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với đầu năm, bằng 140,2% kế hoạch đề ra. Trong đó, vốn huy động từ dân cư đạt 7.501,39 tỷ đồng, tăng 64% so với đầu năm. Vốn huy động từ TCKT đạt 10.283,45 tỷ đồng, tăng 179,3%. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng đạt 5.351,6 tỷ, tăng gấp 4 lần so với đầu năm. Sử dụng vốn tại MB: Bảng 2: Dư nợ tín dụng MB Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Dư nợ tín dụng 2.966 3.921 4.470 6.166,6 11.612,6 Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 Nhìn vào bảng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội cho ta thấy tình hình cho vay của ngân hàng tăng khá cao qua các năm, tăng 132% từ 2.966 tỷ năm 2003 lên 3.921 tỷ năm 2004. Đặc biệt là trong giai đoạn 2006 – 2007, đây là thời kỳ bùng nổ thị trường chứng khoán Việt Nam, số lượng các nhà đầu tư chuyên nghiệp lẫn không chuyên nghiệp tăng mạnh, các công ty chứng khoán đua nhau thành lập khiến thị trường tín dụng theo đó phát triển mạnh, các ngân hàng thương mại cổ phần tăng mạnh cho vay đầu tư chứng khoán khiến dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, và ngân hàng TMCP Quân đội cũng nằm trong xu hướng đó, tăng trưởng tín dụng đạt 188% so với năm 2006, vượt 36,6% kế hoạch đặt ra. Trong số 11.612,6 tỷ đồng dư nợ, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 69,7%, cho vay trung dài hạn chiếm 30,3%, cho thấy khả năng ngân hàng TMCP Quân đội đang có khả năng tập trung cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân. Kết quả hoạt dộng kinh doanh: Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh MB Đơn vị: Tỷ VNĐ Thực hiện 2007 Thực hiện 2006 Thực hiện 2005 Thực hiện 2004 Lợi nhuận trước thuế 608,9 269,6 109.045 75.383 Tổng tài sản 29.623,6 13.611,3 8.214,933 6.509,140 Nguồn: Báo cáo thường niên Năm 2007, tất cả các chỉ tiêu kinh doanh của MB đều tăng cao, vượt kế hoạch đề ra và cao hơn nhiều so với mức tăng chung của ngành. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 của toàn hệ thống MB tăng gấp 2,25 lần đạt 608,9, tăng 126% so với năm 2006, đạt 145% kế hoạch. Đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 15 năm qua. Tổng tài sản đạt 29.623,6 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 117,6% so với năm 2006 và vượt 37,7% so với kế hoạch. Mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng MB luôn đảm bảo tăng trưởng tổng tài sản đi đôi với tăng trưởng vốn tự có, do đó, chỉ tiêu an toàn vốn luôn lớn hơn mức quy định (8%). Vốn chủ sở hữu là 3.549,8 tỷ đồng, tăng 2,57 lần so với năm 2006, ROE đạt 24,7 %. Tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 3,4,5 chỉ còn 1% so với tỷ lệ 2,75% năm 2006. Thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác toàn diện với nhiều tập đoàn kinh tế lớn như Lilama, Vietcombank, Sacombank, Tổng công ty tài chính dầu khí, Công ty xăng dầu quân đội… MB là một trong những ngân hàng đầu tiên chuyển đổi thành công công nghệ ngân hàng hiện đại với việc sử dụng phần mềm T24 của tập đoàn Temenos Thụy Sỹ. Đồng thời, MB là ngân hàng tiên phong trong quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế: Với sự hỗ trợ của tư vấn giàu kinh nghiệm là Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam, trong năm 2007, MB đã tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Dự kiến, sau khi được NHNN phê duyệt, MB sẽ chính thức đưa hệ thống vào sử dụng, áp dụng trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 – QĐ 493 của NHNN và trở thành NHTMCP đầu tiên quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Cùng với những kết quả kinh doanh là việc tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật, tính minh bạch trong hoạt động, hài hòa lợi ích của cổ đông, người lao động, khách hàng và cộng đồng đã giúp MB có được những bước đi vững chắc hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Năm 2008 là một năm đầy khó khăn và biến động đối với nền kinh tế Việt Nam núi chung và đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng. Tuy vậy, MB vẫn đạt được những kết quả khả quan, bước đầu thực hiện tốt mục tiêu giữ vững ổn định, vượt qua khó khăn để phát triển, hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 Tổng tài sản của MB tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 42.000 tỷ đồng. Huy động vốn từ thị trường 1 đạt trên 27.000 tỷ đồng, tăng 54% so với thời điểm cuối năm 2007. Lợi nhuận trước thuế của MB nằm trong tốp 5 ngân hàng cổ phần cú mức lợi nhuận cao nhất, lợi nhuận ròng ngân hàng vượt 28% chỉ tiêu kế hoạch, doanh thu từ hoạt động dịch vụ năm 2008 của MB tăng 82% so với năm 2007. Nợ xấu được kiểm soát ở mức nhỏ hơn 2%. MB đó hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 3.400 tỷ đồng, trong đó có 500 tỷ đồng là phát hành cổ phiếu mới cho các đối tác chiến lược. Năm 2008, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là khó khăn về thanh khoản. Tuy vậy, nhờ có chính sách hợp lý và sự quyết tâm cao của cả hệ thống, MB đã trở thành một trong số rất ít các ngân hàng cổ phần có thanh khoản tốt nhất. Nhờ những cố gắng đó, năm 2008 MB đó được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích “tham gia thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển và xuất khẩu, bảo đảm an sinh xã hội”. Đó chính là sự ghi nhận một cách đầy đủ nhất sự quyết tâm và cố gắng không biết mệt mỏi của cả hệ thống MB cho mục tiêu giữ vững ổn định, tăng cường quan hệ hợp tác với khách hàng, vượt qua khó khăn để cùng phát triển.  Chiến lược phát triển của MB Trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào: Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn. Tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân. Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn. Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư. Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh.. MB dành mọi nỗ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính-ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mĩ mãn. Chương II: Tổng quan về chi nhánh Bắc Hải Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Bắc Hải và chức năng nhiệm vụ của chi nhánh với toàn hệ thống của ngân hàng quân đội Vốn là chi nhánh Lê Chân địa chỉ ở 266 Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng, là chi nhánh cấp 2, chi nhánh trực thuộc chi nhánh MB Hải Phòng. Ngày 17/03/2008, chi nhánh đã được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc hội sở và đổi tên thành chi nhánh Bắc Hải và đổi địa điểm về 57 Điện Biên Phủ Hải Phòng. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh được biểu diễn thông qua hình dưới: GIÁM ĐỐC Phòng giao dịch Phòng kế toán và DVKD Kế toán Teller Quỹ Bộ phận hành chính TH Phòng quan hệ khách hàng: Bộ phận KHDN Bộ phận KHCN Bộ phận hỗ trợ Bộ phận quản lý tín dụng Trong đó bộ phận hành chính tổng hợp có 3 người bao gồm 1 cán bộ công nghệ thông tin, 1 lái xe và 1 trưởng phòng hành chính. Đây là phòng ban chuyên quản lý các công việc hành chính sự nghiệp của chi nhánh, đồng thời phòng cũng là lơi quản lý hệ thống dữ liệu của chi nhánh. Kế tiếp là bộ phận quản lý tín dụng (QLTD), bộ phận này của chi nhánh tính đến thời điểm hiện nay chỉ có 2 người. Đây là phòng ban chuyên kiểm tra, quản lý tình hình tín dụng của chi nhánh, đặc biệt là công tác quản lý nội bộ đối với phòng quan hệ khách hàng. Phòng QLTD có chức năng kiểm tra giám sát các khoản tín dụng của chi nhánh do phòng quan hệ khách hàng cấp nhằm tìm kiếm những vi phạm và hạn chế những rủi ro tín dụng có thể xẩy ra. Bên cạnh đó phòng QLTD còn phải tiến hành khâu tái thẩm định trong quy trình tín dụng của chi nhánh, sau khi phomg quan hệ khách hàng nhận đơn xin vay ủa khách hàng và tiến hành thẩm định kế hoạch vay vốn của khách hàng, lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng sau đó sẽ nộp sang cho phòng QLTD. Khi đó phòng quản lý tín dụng sẽ tiến hành thẩm định lại dư án, kế hoạch vay vốn của khách hàng. Tiếp đến là phòng kế toán và dịch vụ kinh doanh. Nhìn trên sơ đồ ta có thể nhận thấy nhân viên của phòng được chia ra làm 3 công việc khác nhau đó là kế toán, teller và nhân viên quản lý quỹ. Về nhân sự phòng có 7 người, bao gồm có 2 teller, 2 nhân viên quản lý quỹ trong đó có 1 trưởng quỹ và cuối cùng là 3 nhân viên kế toán trong đó có 1 kế toán trưởng đồng thời cũng là trưởng phòng. Về chức năng của phòng, đây là phòng ban chuyên tiến hành giao dịch với khách hàng, là lơi nhận tiền gởi cũng như rút tiền của khách hàng. Đồng thời với 2 nhân viên quỹ, đây cũng là nơi quản lý ngân quỹ của ngân hàng, là nơi các khoản tiền vào và ra khỏi chi nhánh. Đây cũng là nơi ghi chép các tài khoản kế toán của chi nhánh. Về phòng quan hệ khách hàng em xin giới ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22802.doc
Tài liệu liên quan