Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB)

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Ngày 4/11/1994, ngân hàng được thành lập với tên gọi đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội .Với 14 năm hình thành và phát triển là 14 năm MB khẳng định tên tuổi và vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu MB luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như thương hiệu mạnh Việt Nam, thương hiệu Việt Nam uy tín chất lượng, Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do Citigroup, Standard chartered group và nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng. Những thành công như vậy xuất phát từ một chiến lược nhất quán, những mục tiêu đã được hoạch định và những giải pháp linh hoạt được điều chỉnh phù hợp qua từng giai đoạn. Ngân hàng TMCP Quân đội đã có những bước phát triển vững chắc và trở thành một địa chỉ tin cậy về hoạt động tài chính cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Với những mục tiêu kinh doanh an toàn, tuân thủ tiệm cận với thống kê quốc tế về hoạt đông ngân hàng đã tạo ra cho MB sự ổn định minh bạch, hiệu quả và liên tục tăng trưởng. Trên thế giới cuộc khủng hoảng nền kinh tế đang diễn ra theo chiều hướng xấu: giá dầu mỏ có thời điẻm tăng đột biến đã đạt mức xấp xỉ 100USD/thùng và giá vàng cũng liên tục tăng cao và đạt mức giá kỷ lục trong vòng 30 năm qua. Ở trong nước nền kinh tế phaỉ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: nhập siêu tăng mạnh làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai; dòng vốn đầu tư nước ngòai tăng cao trong vòng nhiều năm trở lại đây, bên cạnh mặt tích cực là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng gây sức ép lớn đối với chính phủ trong việc điều hành tỷ giá và kiểm soát tổng phương tiện thanh toán; chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng cao và lạm phát ở mức cao nhất trong vòng 13 năm qua; thị trường bất động sản thị trường chứng khoán, thị trường liên ngân hàng có những biến động phức tạp… Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt cũng như hưởng không nhỏ tới kinh doanh ngân hàng. Mặc dù đối mặt với nhiều thử thách nhưng MB đã và đang nỗ lực để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MB 1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội là một Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo giấy phép hoạt động ngân hàng số 0054/NHGP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14 tháng năm 1994. MB có các cổ đông chính là các tổ chức thuộc các lĩnh vực công nghiệp, tài chính-ngân hàng, dịch vụ và khoảng hơn 7.000 cổ đông khác. Đến cuối năm 2007 MB có vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng và dự kiến con số này sẽ tăng lên đến 7.300 tỷ đồn vào năm 2010, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam. Năm 2008 là năm nền kinh tế trong và ngoài nước có rất nhiều biến động phức tạp và rất khó khăn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng do ảnh hưởng của chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán suy giảm sâu, kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu suy thoái… Tuy vậy đây là năm mà MB đã hoàn tất công cuộc cải tổ trong chiến lược phát triển 2004-2008 với tốc độ tăng trưởng đạt tối thiểu 1,2 đến 1,7 lần so với năm 2007, mạng lưới MB đã phát triển tối đa là 100 điểm giao dịch,tổng tài sản năm 2008 đạt trên 45.000 tỷ đồng. Là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu, MB luôn được ngân hàng nhà nước xếp hạng A và liên tục đoạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như Thương hiệu mạnh Việt Nam, Thương hiệu Việt uy tín chất lượng, Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, giải thưởng Sao vàng Đất Việt, giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do Citigroup, Standard chartered group và nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng. Đến cuối năm 2007, MB đã mở rộng mạng lưới họat động đến hầu hết các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước với 65 điểm giao dịch và gần 2.000 cán bộ nhân viên. Đến cuối năm 2008 con số này đạt 1.000 điểm giao dịch cùng 2.500 cán bộ nhân viên. MB cũng chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với gần 700 ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia trên thế giới. 2. Các dấu mốc lịch sử quan trọng và thành tựu đạt được + Năm 2004: _Tổ chức thành công lễ bán đấu giá cổ phiếu, MB là ngân hàng đầu tiên bán đấu giá cổ phần với tổng giá trị 20 tỷ đồng. _Phát hành thẻ Active plus: Đây là sản phẩm thẻ ghi nợ đầu tiên trên thị trường mà chủ thể được bảo hiểm an toàn cá nhân với mức bảo hiểm lên tới 10 triệu đồng. _Triển khai cấu trúc mô hình tổ chức: Đây là chuyển dịch theo mô hình quản lý mới theo hướng tách hoạt động quản lý và hoạt đông kinh doanh, hướng tới khách hàng và từng bước hoàn chỉnh quy trình, quy chế… nhằm mang lại hiệu quả hoạt động ngày càng cao cho MB. _Được thống đốc ngân hàng nhà nước trao tặng bằng khen vì đã có thành tích hoạt đông tốt năm 2003. + Năm 2005: _Ngày 28/3/2005, khánh thành toà nhà Hội sở Ngân hàng Quân đội, khai trương Sở giao dịch tại Số 3 Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội. _Ngày 9/4/2005, Đại hội cổ đông, bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát mới. _Ngày 18/10/2005, thoả thuận 3 bên giữa MB, Vietcombank và Viettel. _Ngày 21/11/2005, mở rộng quan hệ hợp tác giữa Công ty Chứng khoán Thăng Long với Golden Bridge (Hàn Quốc). _Ngày 16/11/2005, thoả thuận mở rộng hợp tác với Citibank. Năm 2005 là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự mở rộng hợp tác với nhiêù đối tác uy tín trong và ngoài nước góp phần nâng cao vị thế của MB trên thị trường tài chính tiền tệ. Năm 2005 cũng là năm MB hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra với mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Tổng tài sản của Ngân hàng đạt 8.214 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 148,7 tỷ đồng. Với mức lợi nhụân này MB đãc trở thành ngân hàng có mức lợi nhuận bình quân cao nhất trong khối NHCP. + Năm 2006: _Ngày 18/1/2006, ký kết hợp đồng và triển khai phần mềm quản trị ngân hàng với tập đoàn Temenos - Thụy Sỹ. _Ngày 6/4/2006, tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, đại diện của ban lãnh đạo MB đã vinh dự đón nhận Cúp và giấy chứng nhận “ Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” từ ban tổ chức chương trình. MB là 1 trong 5 thương hiệu ngân hàng được nhận danh hiệu này trong năm 2006. _Tháng 5/2006, MB là 2 trong số 10 ngân hàng TMCP tham gia ứng cử và được tổ chức CIDA của Canada lựa chọn để tài trợ trong chương trình chẩn đoán, cải thiện hệ thống quản lý rủi ro nằm trong chương trình hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức này. _ Ngày 1/6/2006 và ngày 1/9/2006 MB đã lần lượt triển khai 2 dịch vụ tiện ích miễn phí dành cho khách hàng là Mobile banking thông qua tổng đài 8077 và Internet banking thông qua trang web _Tháng 11/2006, tại Việt Nam, MB vinh dự tài trợ và tham gia tuyên truyền sự kiện lớn nhất Việt Nam 2006 - APEC 14. _Ngày 29/11/2006, thành lập Công ty Quản lý quỹ đầu tư Hà Nội (HFM) và Quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội (HaNoi fund). _Trong năm 2006, MB tăng vốn điều lệ từ 450 tỷ đồng lên 1.045,2 tỷ đồng và phát hành 220 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. _Cũng trong năm 2006 MB đã mở thêm 13 Chi nhánh và Phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch lên con số 38. _Trong năm 2006 MB đã hợp tác chặt chẽ với Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác từ thiện xã hội. +Năm 2007: _Triển khai thành công dự án hiện đại hoá công nghệ, chính thức vận hành hệ thống core banking - là phần mềm hiện đại được cung cấp bởi tạp đoàn Temenos Thụy Sĩ, thực hiện giao dịch trực tuyến. _Triển khai thực hiện đề án xếp hạng tín dụng nội bộ với sự tư vấn của Công ty Earnst and Young Viet Nam _Khai trương 35 điểm giao dịch trên toàn quốc _Ngày 7/2/2007, ký kết thoả thuận hợp tác với công ty chứng khoán dầu khí (PVS) cung cấp trọn gói sản phẩm chứng khoán ngân hàng cho khách hàng cả hai bên. _Tháng 3/2007, chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng Châu Á (Asian Bankers Association – ABA). _Ngày 9/4/2007, tổ chức thành công đại hội cổ đông 2007, trong đó thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 7.300 tỷ đồng vào cuối năm 2010. _Ngày 4/5/2007, ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện với Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). _Ngày 18/5/2007, trở thành ngân hàng đại chúng đầu tiên được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng và chính thức được chấp thuận chào bán cổ phiếu ra công chúng năm 2007 ngày 15/6. _Ngày 1/6/2007, ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện với Tổng công ty phát triển nhà Hà Nội (Handico). _Ngày 20/6/2007, phát hành trái phiếu chuyển đổi đợt 1/2007. _Ngày 18/7/2007, tổ chức hội thảo “MB với các nhà quản trị xuất nhập khẩu Đà Nẵng”. _Ngày 14/8/2007, ký kết thảo thuận hợp tác toàn diện giữa MB và Công ty xăng dầu Quân đội MIPECO. _Ngày 12/9/2007, ký kết thoả thuận hợp tác với Sacombank. _Ngày 22/10/2007, ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược với Vietcombank. _Ngày 13/11/2007, tổ chức hội thảo “Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất nhâp khẩu” tại Hà Nội. _Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đầu tháng 12 năm 2007, MB đã phát hành thành công cổ phiếu đợt 2/2007 cho các cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ từ 1.547,2 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng theo đúng kế hoạch tăng vốn đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua vào tháng 4/2007. +Năm 2008: _Ngày 20/01/2008, nhận giải thưởng “Quả cầu vàng 2007”. MB là một trong 5 Ngân hàng vinh dự nhận giải thưởng này. _Ngày 23/02/2008, nhận chứng nhận danh hiệu "Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất - năm 2008” do người tiêu dùng cả nước và độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị (đơn vị tổ chức) bình chọn. _Ngày 12/3/2008, ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN). _ Ngày 29/3/2008, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhận giải thưởng “Thương Hiệu mạnh Việt Nam năm 2007”. Đây là năm thứ 3 liên tiếp MB giành được giải thưởng uy tín này. _Tháng 5, nhận giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc do Ngân hàng HSBC – Mỹ trao tặng. MB là một trong những ngân hàng đã đạt được tỉ lệ thanh toán thẳng (STP) cao, đồng thời là ngân hàng quản lý vốn và thanh toán quốc tế xuất sắc. _Ngày 15/5/2008, công bố triển khai thành công hệ thống Core Banking - T24 sau gần một năm chạy chính thức. _Từ ngày 6/5 đến ngày 6/7/2008, phát hành sản phẩm kỳ phiếu bằng USD. Đây cũng là lần đầu tiên MB phát hành kỳ phiếu USD trong năm 2008. _Ngày 19/5/2008, tập thể MB được trao tặng Bằng khen vì “đã có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng năm 2006-2007” theo Quyết định số 982/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN. _Ngày 13/06/2008, tại Trung tâm quốc tế Hà Nội, MB là một trong 2 ngân hàng đã vinh dự được trao “Giải thưởng Trí tuệ” do Tạp trí Trí tuệ Việt Nam phối hợp cùng các bộ ngành và Hiệp hội tổ chức. _Ngày 27/07/2008, phối hợp với Thành đoàn TP. HCM tổ chức “Lễ thắp nến tại các nghĩa trang liệt sĩ TP Hồ Chí Minh”. _Ngày 15/8/2008, ký kết hợp đồng tài trợ dự án đóng tầu xuất khẩu 3.300 tấn với Công ty đóng tầu Hồng Hà - Bộ Quốc phòng. _Ngày 23/09/2008, Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội (HFM) và Công ty chứng khoán Thăng Long (TSC) đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Saigon Asset Management Corporation (SAM). _Ngày 19/10/2008, tại khách sạn Melia, Hà Nội, được trao tặng Cúp vàng Giải thưởng “Thương hiệu Chứng khoán uy tín” và “Công ty Cổ phần hàng đầu Việt Nam” năm 2008. _Ngày 12/10/2008, được Ban tổ chức “Chương trình bình chọn 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam và doanh nhân tiêu biểu” lần I-2008 trao giải thưởng cho Top 100 thương hiệu hàng đầu. _Ngày 25/11/2008, ký kết thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ & Vừa Việt Nam (VINASME). _Ngày 4/12/2008, ký kết thỏa thuận hợp tác tòan diện với tập đoàn Mai Linh. _Là 1 trong 3 ngân hàng TMCP được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen đột xuất, và cũng vinh dự được NHNN xếp loại A. Ngày 25/12, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý theo Công văn số 8822/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về nguyên tắc Viettel sẽ nắm 15% vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Được biết, dự kiến MB cũng sẽ hoàn tất thủ tục đăng ký mức vốn điều lệ mới là 3.400 tỷ đồng vào ngày 29/12/2008. 3. Cơ cấu tổ chức của MB: Công ty quản lý quỹ đầu tư HN Đại Hội đồng cổ đông Côngty chứng khoán Thăng Long Ban Kiểm soát Công ty AMC Phòng đầu tư & dự án Hội đồng quản trị Khối Treasury Các uỷ ban cao cấp Khối Khách hàng cá nhân Khối Khách hàng doanh nghiệp Sở Giao dịch và các Chi nhánh Phòng KHTH & Pháp chế khối quản lý doanh nghiệp Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ Tổng Giám đốc Phòng Nghiên cứu phát triển & Xây Dựng chính sách Phòng tài chính kế toán Tổ chức - Nhân sự - Hành chính Trung tâm Công nghệ thông tin 4. Các hoạt động chủ yếu của MB: 4.1. Hoạt động huy động vốn: Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như: cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng… Theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại nhằm cụ thể hoá việc thi hành luật của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức vốn sau đây: _Nhận tiền gửi của tổ chức, các nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và cá loại tiền gửi khác. _Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, các nhân trong và ngoài nước. _Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại việt nam và của toỏ chức tín dụng nước ngoài _Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước theo quy định của luật ngân hàng nhà nước. _Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước. 4.2. .Họat động tín dụng: MB được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN; trong đó, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. +Cho vay: Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dươí các hình thức sau: _Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. _Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. +Bảo lãnh: MB được bão lãnh vay, bão lãnh thanh toán, bão lãnh đấu thầu và các hình thức bão lãnh bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bão lãnh. Mức bão lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của ngân hàng (MB) không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng . +Chiết khấu: MB được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân, có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. +Cho thuê tài chính: MB được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. 4.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, MB được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua ngân hàng nhà nước, MB phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước nơi MB đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dữ trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của MB được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của MB bao gồm các dịch vụ sau: _Cung cấp các phương tiện thanh toán; _Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hang; _Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ; _Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng nhà nước; _Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được ngân hàng nhà nước cho phép; _Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hang; _Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được ngân hàng nhà nước cho phép. 4.4. Các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, MB còn có thể thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm: _Góp vốn và mua cổ phần: MB được dùng vốn điều lệ và quỹ dữ trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp lụât. Ngoài ra, MB còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. _Tham gia thị trường tiền tệ: MB được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của ngân hàng nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. _Kinh doanh ngoại hối: MB được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. _Uỷ thác và nhận uỷ thác: MB được uỷ thác, nhận uỷ thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác, đại lý. _Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: MB được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để thành lập công ty bảo hiểm theo quy định của pháp luật. _Tư vấn tài chính: MB được cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng. _Bảo quản vật quý giá: MB được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý giá, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. 5. Bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp: 5.1. Bộ máy quản lý điều hành: a. Hội đồng quản trị (HĐQT): _Hội đồng quản trị gồm những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và có hiểu biết về hoạt động ngân hàng, hội đồng quản trị là bộ máy quyền lực cao nhất của MB. Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra, từ 3-11 người với nhiệm kỳ từ 2 đến 5 năm theo cách thức trực tiếp bỏ phiếu kín. Đại hội cổ đông đầu tiên phải có số nhóm cổ đông đại diện ít nhất 2/3 số cổ phần mới được coi là hợp lệ. _ Hội đồng quản trị có chức năng: +Quản trị mọi mặt hoạt động của ngân hàng phù hợp với luật pháp. +Chủ tịch và các thành viên khác trong hội đồng quản trị không được uỷ quyền cho ngừơi khác ngoài thành viên hội đồng quản trị để thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của mình. +Chủ tịch hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc ngân hàng thương mại. +Chủ tịch Hội đồng quản trị không được phép tham gia hoặc tham gia điều hành một tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng này là một công ty của ngân hàng thương mại. b. Ban điều hành: Điều hành hoạt động ngan hàng đặt dưới quyền của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Tổng giám đốc (Giám đốc), các Phó tổng giám đốc (Phó giám dốc) do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y. Trong đó thành viên Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm Ban điều hành. Theo quy định của Luật ngân hàng thì Tổng giám đốc (Giám đốc) phải hội đủ hai điều kiện cơ bản: _Phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm _Có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành một ngân hàng thương mại. _Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, để điều hành mọi hoạt động của ngân hàng thương mại phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của mình, phù hợp với quy định của luật pháp. c. Ban kiểm soát: Cũng được bổ nhiệm hoặc chuẩn y như ban điều hnàh,có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính,giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán,hoạt động của hệ thống kiểm tra,kiểm toán nội bộ của ngân hàng.Theo quy định ban kiểm soát tối thiểu phải có 3 người, trong đó có một trưởng ban,còn lại một nửa là chuyên trách.Thành viên ban kiểm soát vưà có trình độ chuyên môn vừa phải là người có đạo đức nghề nghiệp.Bố mẹ,vợ chồng con,anh em ruột của thành viên hội đồng quản trị,tổng giám đốc không được cơ cấu vào ban kiểm soát,kế toán trưởng của cùng ngân hàng. 5.2. Thành viên hội đồng quản trị,ban điều hành ,ban kiểm soát: a. Thành viên Hội đồng Quản trị: _Ông Phạm Tuân _Chủ tịch hội đồng quản trị _Ông Phạm Viết Thích _Phó chủ tịch hội đồng quản trị _Ông Lê Văn Bé _Phó chủ tịch hội đồng quản trị _Ông Lê Văn Đạo _Phó chủ tịch hội đồng quản trị _Bà Nguyễn Thị Bảo _Thành viên hội đông quản trị _Ông Đậu Quang Lành _Thành viên hội đồng quản trị b. Thành viên Ban kiểm soát: _Ông Nguyền Đình Kham _Trưởng ban kiểm soát _Ông Nguyễn Tiến Hùng _Thành viên ban kiểm soát _Ông Nguyễn Xuân Trường _Thành viên ban kiểm soát _Bà Lê Thị Đươn _Thành viên ban kiểm soát c. Thành viên Ban điều hành: _Ông Lê Văn Bé _Tổng giám đốc _Ông Lê Công _ Phó tổng giám đốc _Ông Đỗ Văn Hưng _Phó tổng giám đốc _Ông Lê Văn Minh _Phó tổng giám đốc _Ông Đặng Quốc Tiến _Phó tổng giám đốc _Bà Vũ Thị Hải Phượng _Phó tổng giám đốc _Bà Cao Thị Thuý Nga _Phó tổng giám đốc _Bà Phạm Thị Tỷ _Giám đốc tài chính PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MB I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA MB: 1. Vốn và nguồn vốn đầu tư: 1.1. Nguồn vốn của MB: Tổng nguồn vốn của MB hiện nay bao gồm tiền mặt, giấy tờ có giá, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tài sản khác thuộc sở hữu của MB. Năm 2007 tổng tài sản của ngân hàng tăng 117,6% so với năm 2006. Mặc dù trong năm 2007 việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, MB vẫn hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng (MB) tại ngày 31/12/2007 Đơn vị: Triệu VNĐ 31/12/2007 31/12/2006 31/12/2005 Tài sản Tiền mặt, giấy tờ có giá khác 352.321 157.321 89.390 Tiền gửi tại NHNN Việt Nam 191.318 307.699 118.460 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác 13.214.064 5.724.716 2.951.282 Chứng khoán tự doanh 290.547 331.364 Chứng khoán đầu tư 2.475.726 668.454 477.933 Cho vay và ứng trước cho khách hàng 11.468.742 5.836.049 4.218.138 Đầu tư góp vốn 811.115 215.421 123.302 Tài sản cố định 234.445 167.867 107.508 Bất động sản đầu tư 114.838 17.023 Tài sản khác 470.466 185.405 128.920 Tổng tài sản 29.623.582 13.611.319 8.214.933 Nợ phải trả Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác 4.922.934 1.171.230 1.049.186 Vay từ NHNN Việt Nam 68.547 30.000 226.701 Nguồn vốn vay khác 290.126 88.568 82.013 Tiền gửi của khách hàng 17.784.837 10.312.619 6.069.812 Giấy tờ có giá đã phát hành 2.020.000 220.000 Dự phòng chung cho các cam kết đã phát hành 53.565 9.849 5.079 Nợ phải trả khác 774.621 380.560 128.315 Dự phòng thuế phải nộp 89.086 17.581 17.229 Tổng nợ phải trả 26.073.716 12.230.407 7.578.335 Vốn chủ sở hữu Vốn cổ phần 2.000.000 1.045.200 450.000 Thặng dư vốn cổ phần 815.946 57.596 23.975 Lợi nhuận để lại 537.732 195.854 105.350 Các quỹ 125.843 82.262 57.273 Tổng vốn CSH thuộc về các cổ đông của NH 3.479.521 1.380.912 636.598 Lợi ích cổ đông thiểu số 70.345 Tổng vốn chủ sở hữu 3.549.866 1.380.912 636.598 Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 29.623.582 13.611.319 8.214.933 Các khoản mục ngoại bảng Thư tín dụng trả ngay 10.196.649 3.230.504 2.867.480 Bảo lãnh tài chính 2.788.197 1.297.873 1.159.878 Các hợp đồng ngoại hối 127.367 2.763 111.655 Cam kết cho vay chưa giải ngân 850.403 346.347 275.996 1.2. Tình hình huy động vốn của MB: Trước các biến động về giá huy động vốn trên thị trường, MB đã chủ động áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt dựa trên cơ sở cung–cầu thị trường về vốn. Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suât đối với cá nhân, doanh nghiệp cả VND và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động của thị trường đối với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn, và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tính đến 30/12/2005, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng quân đội đạt 7.046,68 tỷ đồng, tăng 42,8% so với đầu năm, bằng 117,4% kế hoách năm. Cơ cấu huy động vốn tiếp tục được đảm bảo theo chiều hướng tốt. Trong đó, lượng vốn huy động được từ dân cư tăng trưởng khá, tăng 160% so với đầu năm. Đây là một kết quả có được từ những thành công của hai chương trình”tiết kiệm dự thưởng”và “tiết kiệm có thưởng’’ và rất nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu của MB. Trong năm 2005, MB còn tham gia khá tích cực trên thị trường liên ngân hàng với mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận và nâng cao được tính thanh khoản. Những kết quả đạt được của MB trên thị trường liên ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước đánh gía cao. Tính đến 31/12/2006 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 11.511,42 tỷ đồng,tăng 64% so với đầu năm, bằng 125% kế hoạch năm. Đây là một kết quả tăng trưởng rất khá, thể hiện uy tín và hình ảnh tốt của ngân hàng quân đội đối với khách hang. Đặc biệt lượng tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân tăng trưởng cao đạt 158,31 tỷ đồng,tăng 165,8% so với đầu năm. Trong năm, ngân hàng đã triển khai thành công chương trình tiết kiệm dự thưởng “Du xuân cùng MB”, góp phần mang lại cho ngân hàng lượng tiền gửi lớn, đồng thời quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng. Tiền gửi của các TCKT tính đến 31/12/2006 đạt 5.174,92 tỷ đồng, tăng 66% so với đầu năm. Trong năm 2006, thị trường vốn liên ngân hàng có sự dư thừa.Tuy vậy,ngân hàng đã tham gia tích cực trên thị trường liên ngân hàng,nâng ssố dư tiền gửi tại các tổ chứctín dụng lên 5.716 tỷ đồng và đã tạo ra nguồn thu đáng kể từ hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng.Với các kết quả như trên,tổng tài sản của ngân hàng đến ngày 31/12/2006 đạt 13.529 tỷ đồng,tăng 64,7% so với năm 2005.Tỷ lệ an toàn vốn đạt trên 8% theo quy định của ngân hàng nhà nước. Bước sang năm 2007,việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường,MB vẫn hoàn thành xuất sắc mục tiêu đặt ra. Tính đến 31/12/2007 tổng vốn huy động vốn của MB đạt23.136,4 tye đồng, tăng gần gấp đôi so với đầu năm ,bằng 140,2% kế hoạch đề ra.Trong đó, vốn huy động từ dân cư đạt 7.501,39 tỷ đồng,tăng 64% so với đầu năm. Vốn huy động từ TCKT đạt 10.283,45 tỷ đồng, tăng 179,3%.Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng đạt 5.351,6 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với đầu năm. 2. Tình hình đầu tư phát triển của ngân hàng: 2.1.Đầu tư phát triển của ngân hàng : 2.1.1. Tài sản cố định,tài sản vô hình: Các chính sách kế toán chủ yếu : a. Tài sản cố định hữu hình : _Nguyên giá: Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá ban đầu của tài sản cố định hữu hình gồm giá mua của tài sản,bao gồm cả thuế nhập khẩu,các loại thuế đầu vào khôbng được hoàn lại và chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái và vị trí hoạt động cho mục đích sử dụng dự kiến.Các chi phí phát sinh sau khi tài sản ccó định hữu hình đã đi vào hoạt động như chi phí sửa chữa,bảo dưỡng và đại tu thường được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm phát sinh chi phí.Trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng các chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu đợc từ việc sử dụng tài sản cố định hữu hình vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn đã được đánh giá ban đầu,thì các chi phí này được vốn hoá như một khoản nguyên giá tăng thêm của tài sản cốđịnh hữu hình. _Giá trị hao mòn: Giá trị hao mòn được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định hữu hình.Thời gia nứuc tính hữu dụng như sau: nhà cửa và cơ sở hạ tầng 17-28 năm thiết bị văn phòng 2-7 năm phương tiện vận chuyển 4-7 năm tài sản khác 3-5 năm tài sản cố định 31/12/2007 31/12/2006 (triệu VND) (triệu VND) 167.867 b.Tài sản cố định vô hình: _Quyền sử dụng đất : Quyền sử dụng đất bao gồm các chi phí phát sinh để mua quyền sử dụng đất chính thức.Nguyên giá ban đầu của quyên sử dụng đất được tính dựa trên các chi phí phat sinh và giá rị đất được chính phủ phê duyệt tại thời điểm mua.Quyền sử dụng đất với thời hạn không xác định không được phân bổ.Quyền sử dụng đất với thời hạn xác định được phân bổ trong suốt thời hạn của quyền sử dụng đất. _ Phầm mềm vi tính: Giá mua phần mèm vi tính mới,mà phần mềm vi tính này không phải là một bộ phận không thể tách rời của phần cứng có liên quan thì được vốn hoá và được hạch toán như đối với tài sản cố định vô hình,phần mềm vi tính đưcợ phân bổ theo phương pháop đường thẳng trong vòng từ 3 đến 5 năm. 2.12.Về phát triển nguồn nhân lực: Về nhân sự,tính đến 31/12/2007, toàn hệ thống ngân hàng có 1.885 nhân viên,tăng 817 người so với đầu năm,trong đó cán bộ nhân viên của ngân hàng là 1.480 người.Về cơ cấu theo trình độ,trên 90% nhân viên cuỉa MB có trình độ đại học và trên đại học,được tuyển dụng và đào tạo chuyên nghiệp. Trong năm 2007,MB đã tổ chức 58 khoá đào tạo cho cán bộ nhân viên,cử nhiều lượt cán bộ nhân viên đi đào tạo tại nước ngoài,nâng tổng số lượt cán bộ được đào tạo lên trên 1.200 lượt. 2.1.3.Đầu tư cho việc phát triển công nghệ và phát triển sản phẩm dịch vụ: + Về mặt công nghệ: Với hề thống phần mềm mới T24 được triển khai thành công trong năm 2007,MB đã tạo một bbước chuyển biến trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng,đảy nhanh thời gian xử lý giao dịch cua các giao dịch viên,phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại,thông minh, linh họat và thích hợp,có thể đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ của ngân hàng. + Về phát triển sản phẩm dịch vụ: Trong xu thế chung nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng,năm 2007 đã đánh dấu những bước tién rõ rệt của MB trong công tác nghiên cứu và phât triển sản phẩm mới.Cụ thể : MB đã ban hành các sản phẩm như cho vay dựa trên khoản phải thu và hàng tồn kho,cho vay chứng khoán,cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán,cho vay nhà mua chung cư và đất dự án,cho vay tín chấp cán bộ nhân viên,cho vay bác sỹ,cho vay mua ôtô mới và cũ… Các sản phẩm liên kết giữa MB với các công ty bảo hiểm như sản phẩm bảo hiểm tín dụng thương mại,sản phẩm liên kết ngân hàng-chứng khoán…cũng đang trong quá trình nghiên cứu và tiến hnàh hoàn thiện.Với những thành quả đạt được,MB đang dần tạo được vị thậongỳ càng vững chắc trên mảng thị trường bán lẻ. MB đang tiếp tục mở rộng mạng lưới,chủ động chiếm lĩnh thị trường cũng là một mục tiêu mà MB không ngườn nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.rong năm 2007,MB đã khai trương thêm 26 chi nhánh và phòng giao dịch,đưa tổng số điểm giao dịch lên 65 điểm. 2.1.4.Đóng góp với cộng đồng: Song song với hoạt động kinh doanh,tr._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22866.doc
Tài liệu liên quan