Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) VN

Lời nói đầu Cùng với xu hướng mở rộng hoạt động thương mại, thị trường hối đoái đóng vai trò ngày càng quan trọng không chỉ đối với tổng thể nền kinh tế quốc dân mà còn đối với từng doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại với chức năng là tổ chức trung gian cung cấp các dịch vụ hoàn hảo nhất, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế đồng thời có vị trí trung tâm trong thị trường hối đoái cũng đã không ngừng phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoai tệ của mình để cân bằng sự dư thừa về cung và cầu ng

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại tệ trên thị trường. Một mặt để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, mặt khác tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường và mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. Với sự giúp đỡ của khoa ngân hàng tài chính trường đại học kinh tế quốc dân và Ngân hàng Ngoại thương việt nam, em đã về thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sau thời gian đầu thực tập, em đã tìm hiểu và nắm được tình hình tổng quát chung của Ngân hàng và hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này với những nội dung sau: Vài nét khái quát về ngân hàng ngoại thương việt nam. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phương hướng giải quyết trong thời gian tới. Qua đây em xin chân thành cảm ơn ngân hàng ngoai thương việt nam và sự giúp đỡ nhiệt tình của thây giáo Đàm Văn Huệ đã hướng dẫn em trong thời gian đầu thực tập và tạo điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo này. I. Vài nét khái quát về ngân hàng ngoại thương việt nam Sự ra đời và phát triển: Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt nam và Hiệp hội Ngân hàng Châu á. Tiền thân của ngân hàng ngoại thương việt nam là cục quản lí ngoại hốt với nhiệm vụ quản lí nhà nước về ngoại hối, ngoại tệ thì sự ra đời của ngân hàng ngoại thương với nhiệm vụ được giao lớn hơn về các mặt tín dụng xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, phục vụ mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, ngân hàng ngoại thương việt nam đã hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại kể từ ngày đó. Khi mới thành lập, Ngân hàng ngoại thương chỉ có 1 cơ sở ở Hà Nội và 1 chi nhánh ở Hải phòng. Ngày nay sau 40 năm hoạt động với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, Ngân hàng Ngoại thương được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính, ngan hàng quốc tế khác. Tính đến cuối năm 2002, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh bao gồm: *24 chi nhánh cấp 1 và 16 chi nhánh cấp 2 ở trong nước. *1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài. *2công ty trực thuộc. *góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3công ty kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng. *Tham gia 4 liên doanh với nước ngoài. Ngân hàng Ngoại thương hiện có quan hệ đại lý với hơn 1.200 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới,đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hóa thanh toán sử dụng mạng SWIFT, Ngân hàng Ngoại thương còn được coi là ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiên đại nhất Việt Nam.Quan trọng hơn cả, Ngân hàng ngoai thương đã xây dựng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ. Từ năm 1990, thực hiện việc cải tổ theo các pháp lệnh ngân hàng, VCB đã được tổ chức lại cho phù hợp với tính chất và chức năng của Ngân hàng thương mại quốc doanh để phục vụ đắc lực hơn cho công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước. Hoạt động của Ngân hàng không chỉ đóng khung trong những nghiệp vụ Ngân hàng đối ngoại mà bao gồm cả dịch vụ Ngân hàng đối nội, đầu tư tín dụng không chỉ ngắn hạn đơn thuần mà cả trung dài hạn, không chỉ đầu tư cho kinh tế quốc doanh mà đã mở rộng ra cả khu vực ngoài quôc doanh. Công cuộc đổi mới của VCB bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ nhờ có những chủ trương chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước theo từng giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Bắt đầu từ năm 1988 thi hành Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng ( Nay là Hội đồng chính phủ ) số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 về tổ chức bộ máy Ngân hàng Việt Nam đã có những nghiên cứu, kiến nghị nội dung và phương hướng đổi mới các hoạt động của Ngân hàng. Nhưng trên thực tế Ngân hàng Ngoại thương vẫn là trung tâm tín dụng và thanh toán quốc tế, quản lý phần lớn ngoại tệ quốc gia. Vốn điều lệ của Ngân hàng chưa được xác lập. Giai đoạn 2: Từ sau khi có các pháp lệnh về Ngân hàng ( ban hành ngày 24/05/1990 ) chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong ngành ngân hàng được phân định. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam thực sự đổi mới trong mọi lĩnh vực về phương thức quản lý kinh doanh, về bộ máy tổ chức, về phong cách, lề lối, tác phong phục vụ khách hàng. Nhưng quan trọng nhất là đổi mới về cơ chế tài chính và bộ máy điều hành. Giai đoạn 3: Từ khi được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp ( 27/03/1993 ) đến nay, đây là thời kỳ đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc hơn nữa các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương. Cùng với sự chuyển đổi hợp lý từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước và chính sách kinh tế mở cửa đồng thời với tác động của việc chính phủ Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam ( ngày 03/02/1994 ) trong thời gian qua, hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam đã có những đổi mới và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng góp phần tích cực vào việc tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. 2.Cơ cấu tổ chức Hội đồng Tín dụng Ban Kiểm soát Hội đồng Quản trị Ban Tổng giám đốc Công ty tài chính (Hong Kong) Văn phòng đại diện (Paris,Moscow,Singapore Các công ty con Các chi nhánh Sở giao dịch Mạng lưới trong nước Mạng lưới nước ngoài Phòng Thông tin tín dụng Phòng pháp chế Phòng Báo chí Phòng Quản trị Văn phòng Phòng tổ chức CB & ĐT Phòng Tín dụng quốc tế Phòng QLLD&VPđại diện Phòng Quan hệ Quốc tế Phòng vốn PhòngTH&Phân tích KT Phòng tổng hợp thanh toán Phòng QL đề án công nghệ Trung tâm tin học Trung tâm thanh toán Phòng quản lý thẻ Phòng Kế toán quốc tế Phòng Kế toánTài chính Phòng khách hàng Phòng công nợ Phòngđầutư&chứngkhoán Phòng quản lý tín dụng Phòng kiểm tra nội bộ Trụ sở chính Sơ đồ tổ chức II.Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 1.Tình hình nguồn vốn và công tác huy động vốn. Nguồn vốn: Đến cuối tháng 12 năm 2002 tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương đạt 81.156 tỷ quy đồng, tăng 5,6% so với cùng thời điểm năm 2001 và 17,1% so với năm 2000. Năm 2002 đánh dấu sự kết thúc giai đoạn I của chương trình tái cơ cấu Ngân hàng Ngoại thương. Nhìn lại 3 năm qua có thể thấy công tác vốn của Ngân hàng Ngoại thương đang đi đúng hướng do Ban lãnh đạo đề ra và đã đạt được những kết quả bước đầu: Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân đạt 22%/năm, cao hơn mục tiêu đề ra trong chương trình tái cơ cấu (15-20%/năm). Tốc độ tăng trưởng vốn VND và ngoại tệ không cùng chiều: vốn VND tăng với tốc độ nhanh hơn qua các năm (bình quân 28,6%/năm) trong khi vốn ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng giảm dần (bình quân 16%/năm). Trong năm qua nguồn vốn VND tăng khá mạnh: + 6.799 tỷ đồng, tương đương với 33,2% so với năm 2001 và 29,9% so với năm 2000. Nguồn vốn ngoại tệ đạt 2,8 tỷ USD giảm 6,2%. Khó khăn trong công tác huy động vốn ngoại tệ bắt đầu từ năm 2001 khi Fed bắt đầu giảm lãi suất chỉ đạo từ mức 6,5%/năm và tiếp tục khó khăn hơn trong năm 2002, khi lãi suất giảm xuống mức 1,25%. Biểu 1. Tình hình nguồn vốn Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng nguồn Tăng trưởng tuyệt đối Tăng trưởng % 65.631 19.943 43,7 76.831 11.200 17,1 81.156 4.325 5,6 Tổng nguồn ngoại tệ USD (triệu) Tăng trưởng tuyệt đối Tăng trưởng % 3.321 977 41,7 3.740 419 12,6 3.507 - 233 - 6,2 Tổng nguồn VND Tăng trưởng tuyệt đối Tăng trưởng % 16.666 3.832 29,9 20.466 3.800 22,8 27.265 6.799 33,2 Tỷ trọng 25,39 26,64 33,60 b) Huy động vốn: - Tính đến 31/12/2002 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ngoại thương mại đạt mức 72700 tỷ, tăng 0,2%; Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư từ 34% năm 2001 lên 38% năm 2002, giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ LNH xuống còn 16% so với 19% của năm 2001. Như vậy, tính ổn định của nguồn vốn đã thay đổi theo chiều hướng thuận, song giá vốn đầu vào cũng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn ngoại tệ và vốn VND ở hai trạng thái trái ngược nhau. Huy động vốn VND từ nền kinh tế tăng +28%, vốn ngoại tệ giảm – 6%. Cơ cấu nguồn vốn quy đồng của NHNT năm 2000 - 2002 2. Sử dụng vốn. Tổng vốn sử dụng vào cuối tháng 6/2002 đạt 78.658 tỷ quy đồng. Cơ cấu sử dụng vốn có nhiều biến đổi, cụ thể như sau: Số dư tiền mặt và tiền gửi tại NHNN biến động thường xuyên. Tại thời điểm cuối tháng 6/2002 số dư này giảm 27,1% so với tháng 12/2001- đạt 3060 tỷ đồng. Sử dụng vốn trên thị trường I đạt 22.052 tỷ đồng, tăng 31,7% so với cuối năm ngoái. Tốc độ cao đã đưa tỷ trọng sử dụng vốn trên thị trường này trong tổng sử dụng vốn tăng từ 21,6% vào cuối năm ngoái lên 28,0%. Điều này cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng đã được tăng cường sử dụng trực tiếp cho nền kinh tế. Dư nợ tiền đồng đạt 14.487 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,7% tổng dư nợ cho vay khách hàng và tăng 31,8% so với cuối năm.Dư nợ ngoại tệ tăng 30,1% đạt 496 triệu USD. Sử dụng vốn trên thị trường II đạt 48.925 tỷ đồng, giảm 9,0% so với cuối năm ngoái. Tỷ trọng sử dụng vốn trên thị trường này trong tổng sử dụng vốn giảm từ 69,4% vào cuối năm ngoái xuống còn 62,2%. Nhìn chung quan hệ với NHNN và NSNN cùng với các tổ chức trong và ngoài nước đều giảm. Sử dụng vốn khác là 4.621 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,9% trong tổng sử dụng vốn, tăng 68,0% so với cuối năm 2001. 3. Công tác tín dụng. Trên cơ sở kết quả tích cực của năm 2001 trong việc xử lý nợ tồn đọng, củng cố và tăng cường công tác quản lý tín dụng, định hướng đầu tư hợp lý và trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc loại cao ở khu vực, nhu cầu vốn cho phát triển tăng mạnh, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung và NHNT nói riêng phát triển. Ban lãnh đạo NHNT đã quyết định lấy năm 2002 là năm “ Bứt phá tín dụng”, năm cất cánh trong lộ trình tái cơ cấu, chủ động hội nhập. Tổng doanh số cho vay năm 2002 đạt 71.116 tỷ VND tăng hơn 60% và tổng doanh số thu nợ đạt 44.506 tỷ VND tăng hơn 50% so với năm 2001. Tính đến 31/12/2002, Dư nợ cho vay hiện hành đạt 36.269 tỷ VND. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất kể từ năm 1992 trở lại đây. Biểu 2.Hoạt động tín dụng Đơn vị: Tỷ VND Năm 2001 Năm 2002 -Tín dụng ngắn hạn Dư nợ đầu năm Cho vay Thu nợ Dư nợ cuối năm 2.504 17.865 14.651 5.718 5.718 46.352 29.006 23.064 -Tín dụng trung dài hạn Dư nợ đầu năm Cho vay Thu nợ Dư nợ cuối năm 2.100 9.581 7.740 3.941 3.941 24.764 15.500 13.205 4. Hoạt động kinh doanh đối ngoại. a) Công tác bảo lãnh nước ngoài. Biểu 3 Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Số dư bảo lãnh Quá hạn 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2001 31/12/2002 Tổng số 34,2 63,0 13,2 16,7 - L/C trả chậm 18,5 42,0 13,2 12,7 - Thư bảo lãnh 15,7 21,0 0 4,0 Số dư bảo lãnh nước ngoài đến 31/12/2002 là 63,0 triệu USD, trong đó số dư nợ bảo lãnh L/C trả chậm đạt 42,0 triệu USD. Dư nợ quá hạn là 16,7 triệu USD trong đó có 12,7 triệu USD là các khoản bảo lãnh mở L/C trả chậm quá hạn. b) Công tác thanh toán quốc tế Thanh toán xuất nhập khẩu: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT năm 2002 đạt 9.092 triệu USD, giảm 4,1% so với năm 2001. Thị phần thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương so với kim ngạch XNK của cả nước là 29,3%, đạt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm (29%). Biểu 4.Thanh toán XNK Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 ± % Doanh số thanh toán xuất khẩu Dầu thô Thủy sản Gạo 4490 2336 384 244 3940 1656 503 136 -12,2% -21,9% 30,2% - 44,3% Doanh số thanh toán nhập khẩu Xăng dầu Máy móc, thiết bị Sắt thép 4994 1686 388 334 5152 1480 746 344 3,2% -12,2% 92,3% 3,0% Tổng số 9484 9092 - 4,1% Phát hành và thanh toán thẻ: Phát hành thẻ: Tổng số thẻ tín dụng do NHNT phát hành trong năm là 2.500 thẻ, tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm ngoái. Số tiền sử dụng là 85 tỷ đồng, tăng 35%. Đặc biệt từ tháng 4 năm 2002, NHNT đã triển khai dịch vụ thẻ rút tiền tự động ATM và đén tháng 10/2003 đã phát hành được 100.000 thẻ. Thanh toán thẻ: Doanh số thanh toán thẻ 6 tháng đầu năm 2002 đạt 50 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2001. Nguyên nhân tăng là do công nghệ thanh toán thẻ đã được cải thiện, mạng quản lý, thanh toán đã ổn định. 5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 5.1. Hoạt động cho vay ngoại tệ. - Đối tượng cho vay: + Cho vay để nhập khẩu vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước. + Góp vốn bổ sung liên doanh ( nếu có người trả nợ) + Cho vay bắt buộc trả nợ bảo lãnh đến hạn do Ngân hàng Ngoại thương bảo lãnh. + Cho vay tạm nhập tái xuất. + Chi trả chi phí vân tải, bảo hiểm. - Cách phát tiền vay: Tiền vay được phát bằng chuyển khoản, tiền mặt hoặc phương tiện thanh toán khác của Ngân hàng. Trường hợp đặc biệt có sự thỏa thuận giữa bên vay với Ngân hàng thì Ngân hàng có thể chuyển tiền vay vào tài khoản tiền gửi của bên vay. - Thu nợ: Bên vay nhận nợ bằng loại ngoại tệ nào thì trả nợ gốc và lãi bằng loại ngoại tệ đó. Nếu bên vay không có loại ngoại tệ thích hợp thì có thể dùng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác hoặc đồng VN quy đổi ra loại ngoại tệ cần thiết qua việc mua bán ngoại tệ theo tỷ giá mua bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương. 5.2. Thanh toán quốc tế. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế ra đời đã thúc đẩy rất nhiều sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Ngân hàng. Bởi vì thanh toán quốc tế gắn liền với nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng và Ngân hàng cần phải đáp ứng nhu cầu ấy. Ngược lại, hoạt động mua bán ngoại tệ tạo điều kiện để thanh toán quốc tế được hoàn thành, tạo uy tín cho Ngân hàng và thu hút khách hàng mới. Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đối với khách hàng vay để nhập khẩu đều phải thanh toán qua Ngân hàng. Ngân hàng kiểm soát được mục đích sử dụng tiền vay, thời gian hàng về…Từ đó đảm bảo cho việc thu nợ của Ngân hàng. Còn đối với khách hàng xuất khẩu đã xuất trình bộ chứng từ tại Ngân hàng để chiết khấu hoặc để nhờ đòi tiền hộ. Điều này giúp việc thu nợ của Ngân hàng rất thuận lợi và đây cũng là nguồn cung cấp ngoại tệ của Ngân hàng. 5.3.Nguồn mua ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoai thương Việt Nam có thể huy động nguồn mua ngoại tệ từ các doanh nghiệp, các Ngân hàng Thương mại khác, của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác, trong đó chủ yếu là mua của các doanh nghiệp, tiếp đến là Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại khác. - Mua từ các doanh nghiệp Lượng ngoại tệ mua được từ các khách hàng mà doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là tương đối lớn. Vả lại, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là ngân hàng truyền thống trong thanh toán xuất- nhập khẩu mà moi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều cần vốn ngoại tệ mạnh để thanh toán. - Mua từ Ngân hàng Nhà nước Đây là nguồn mua lớn của Ngân hàng Ngoại thươngViệt nam với tỷ giá thường thấp hơn so với tỷ giá trên thị trường ngoại tệ chính thức (tuy nhiên chênh lệch không đáng kể). Ngân hàng Nhà nước Việt nam cũng chỉ bán ngoại tệ cho Ngân hàng Ngoại thương Việt nam khi chương trình nhập khẩu một số mặt hàng nhất định mà Chính phủ quy đinh như xăng, dầu, phân bón…và hàng không. - Mua từ các Ngân hàng thương mại khác Đây là nguồn mua chủ yếu của Ngân hàng Ngoại thương. Tuy nhiên chỉ những Ngân hàng nào cân đối thừa ngoại tệ mới bán cho ngân hàng. Các ngân hàng này thường bán với giá kịch trần do NHNN quy định. 5.4.Nguồn bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Khách hàng mua ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương cũng không ngoài các doanh nghiệp, các Ngân hàng Thương mại, các tổ chức cá nhân và Ngân hàng Nhà nước. Khách hàng mua ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mua ngoại tệ thường là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nhập khẩu, có quan hệ lâu dài với Ngân hàng và họ cũng là những khách hàng chủ yếu vay ngoại tệ. Các doanh nghiệp này mua ngoại tệ để thanh toán L/C và trả nợ các khoản vay nước ngoài đến hạn trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. 5.5Kinh doanh ngoại tệ trong nước. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNT vẫn diễn ra trong hoàn cảnh mất cân đối cung cầu ngoại tệ. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giảm,tỷ giá gia tăng liên tục, cùng với việc hạ tỷ lệ kết hối ngoại tệ đã ảnh hưởng tới doanh số mua ngoại tệ của Ngân hàng. Doanh số mua ngoại tệ từ các doanh nghiệp và cá nhân năm 2002 giảm 1,9% so với năm 2001. Tuy nhiên, trong 4 tháng cuối năm 2002 doanh số mua ngoại tệ tăng mạnh, đạt mức bình quân 253 triệu USD/tháng so với mức mua ngoại tệ bình quân là 188 triệu USD/tháng trong 8 tháng đầu năm. Kết quả này đạt được là do việc đưa vào áp dụng các hình thức kinh doanh linh hoạt như hoán đổi, kỳ hạn; vừa mua bán giao ngay vừa cho giữ lại tiền đồng với mức lãi suất hấp dẫn; cho vay va ứng trước tiền đồng với lãi suất thấp. Trong năm 2002 Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ phía Ngân hàng Nhà nước trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu (1 222 triệu USD) và một số lĩnh vực khác như hàng không, điện lực. Năm 2002, Ngân hàng Nhà nước đã bán cho Ngân hàng Ngoại thương 1 240USD. Doanh số bán ngoại tệ năm 2002 đạt 3890 triệu USD tăng 4,7% so với năm 2001, trong đó bán cho các mặt hàng phi xăng dầu tăng mạnh: 16,7%. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian tới vẫn đứng trước thách thức do cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế tiếp tục mất cân đối và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một gia tăng Biểu 5. Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 ± % 1. Doanh số mua vào 3684 3885 5,5% + NHNN và TCTD 1115 1364 22,3% + Doanh nghiệp và cá nhân 2569 2521 - 1,9% 2. Doanh số bán ra 3721 3890 4,7% + NHNN và TCTD 174 60 - 65,5% + Doanh nghiệp và cá nhân 3547 3830 8,1% Tổng doanh số mua bán 7405 7775 5,0% (Ghi chú : Doanh số không bao gồm mua bán nội bộ và thị trường ngoài nước) 5.6.Kinh doanh ngoại tệ nước ngoài Song song với việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở thị trường trong nước, Vietcombank cũng đã nhanh chóng tiếp cận với thị trường hối đoái quốc tế, từng bước đảm bảo nhu cầu thanh toán đa dạng các loại ngoại tệ cho khách hàng như USD, JPY, AUD, , EUR…thực hiện chuyển đổi từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác với giá cả phù hợp sự biến động tức thời của tỷ giá trên thị trường. Trong năm 2002, do thị trường có nhiều rủi ro nên kinh doanh mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế cũng hạn chế hơn, các cán bộ kinh doanh đã cố gắng thực hiện nghiêm túc hạn mức giao dịch. Doanh số mua bán ngoại tệ nước ngoài của Ngân hàng Ngoại thương năm 2002 đạt 5.162 triệu USD, tăng 36,5% so với năm 2001. Do những biến động phức tạp trên thị trường tiền tệ quốc tế trong năm nên Ngân hàng Ngoại thương đã chuyển hướng kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro theo hướng giảm đầu tư kiếm lời để tập trung vào hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng. Biểu 6. Doanh số mua bán ngoại tệ nước ngoài Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 ± % Doanh số mua 1895 2586 + 36,5% Doanh số bán 1896 2576 + 35,9% Tổng 3791 5162 + 36,2% 6. Kết quả kinh doanh. Do lãi xuất ngoại tệ trong năm 2002 giảm mạnh tới mức thấp nhất trong vòng 40 năm qua đã tác động mạnh đến kết quả thu/chi của NHNT vốn là một ngân hàng có tỷ trọng vốn ngoại tệ chiếm trên 70% tổng nguồn vốn. Thu nhập năm 2002 đạt 4.005 tỷ VND, giảm 28,5%, trong khi chi phí đạt 3.676 tỷ VND, giảm 34% so với năm 2001. Trong năm 2002, mặc dù NHNT tăng chi khá lớn cho nhu cầu mở rộng mạng lưới, phát triển sản phẩm, nhưng nhờ có các giải pháp tăng cường quản lý thu chi và đẩy mạnh hoạt động tín dụng nên tốc độ giảm thu vẫn thấp hơn tốc độ giảm chi. Chính vì vậy, sau khi đã trích lập gần 1.000 tỷ VND vào quỹ dự phòng, lợi nhuận vẫn đạt 329 tỷ tăng 5,3% so với năm 2001. Công tác tài chính kế toán đã có nhiều cố gắng trong quản lý, giảm sát góp phần tích cực cho sự phát triển ổn định của toàn hệ thống. III. đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. 1.Đánh giá kết quả hoạt động. Môi trường kinh doanh trong năm 2002 có nhiều thuận lợi đem lại cơ hội cho kinh doanh tín dụng ngân hàng, một mặt do nền kinh tế tăng trưởng mạnh ở hầu hết các lĩnh vực, nhu cầu vay vốn gia tăng mạnh; mặt khác do môi trường kinh doanh tài chính Ngân hàng đang tiến dần đến hội nhập quốc tế nên các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động Ngân hàng nhất là hoạt động tín dụng cũng được tháo gỡ và tạo thuận lợi theo xu hướng tự do hóa như việc bãi bỏ biên độ đối với lãi xuất cho vay thỏa thuận VNĐ, ban hành Quy chế mới về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh sự gia tăng mạnh của hoạt động tín dụng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước, trong năm các Ngân hàng thương mại đã xử lý được số lượng lớn số lượng tồn đọng từ những năm trước; các Ngân hàng thương mại quốc doanh được bổ sung thêm vốn Điều lệ thông qua việc phát hành trái phiếu Chính Phủ đặc biệt, giúp các Ngân hàng thương mại Quốc doanh nâng cao năng lực tài chính. Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động Ngân hàng năm nay còn phải đối mặt với những thách thức về lĩnh vực huy động vốn, nhất là vốn ngoại tệ do tác động về lãi suất USD xuống thấp kéo dài từ năm trước. Với sự nỗ lực phấn đấu của mình và được sự chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ của Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước và các bộ ngành, Ngân hàng Ngoại thương đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu tài chính đề ra từ đầu năm và gặt hái được những thành tựu hết sức khả quan có ý nghĩa quyết định tạo đà tăng trưởng bền vững cho những năm sau. Với sự nỗ lực và linh hoạt trong công tác điều hành vốn, kết thúc năm 2002 tổng nguồn vốn tăng trưởng 6,1%, đạt 81,495 tỷ VNĐ. Tuy tốc độ tăng châm so với những năm trước nhưng nguồn vốn vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu vốn tín dụng gia tăng mạnh trong năm. Công tác huy động vốn được làm tốt là do Ngân hàng Ngoại thương đã chủ động làm tốt công tác khách hàng, tăng trưởng một bước trong công tác điều hành, quản trị vốn, lãi suất, quản trị rủi ro, thanh khoản và áp dụng một số sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ. Tỷ trọng vốn bằng VNĐ trong tổng nguồn vốn tăng mạnh (32,9%) trong năm 2002. Cơ cấu vốn được cải thiện theo hướng tích cực, tỷ trọng nguồn vốn trong VNĐ trong tổng nguồn vốn tăng từ 27% năm 2001 lên 34% tính đến 31/12/2002. Bên cạnh đó thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã phát hành thành công nhiều đợt kỳ phiếu và trái phiều nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn đang tăng cao. Có được kết quả trên phải kể đến nguyên nhân sau: - Hành lang pháp lý ngày càng được mở rộng, cải tiến phù hợp với hoạt động phát triển của Ngân hàng, của khách hàng, từng bước thiết lập cơ sở cho thị trường hối đoái hoàn chỉnh sau này. Các văn bản quy định về xác định tỷ giá, quản lý ngoại hối thường xuyên được sửa đổi cập nhật để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế. - Tình hình chính trị ổn định và nền kinh tế liên tục tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, qua đó ảnh hưởng tích cực tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Ngân hàng đã áp dụng chính sách khách hàng khá mềm dẻo và linh hoạt. Không gây sức ép cho khách hàng nhưng cũng rất nghiêm khắc, không dễ dãi, buông lỏng, luôn cố gắng tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển có hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng đã tập hợp và lập hồ sơ khách hàng một cách khoa học, cập nhật sau mỗi lần giao dịch với khách hàng. Từ đó, Ngân hàng giảm được thời gian và chi phí của khách hàng cũng như của bản thân Ngân hàng trong các lần giao dịch tiếp theo. - Ngân hàng Ngoại thương đã có định hướng phát triển hoạt động Ngân hàng đối ngoại, mở rộng nghiệp vụ Ngân hàng đại lý, trở thành thành viên chính thức của hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng toàn cầu (Swift) - Đầu tư trang thiết bị hiện đại, lắp đặt đầy đủ máy móc, thiết bị điện tử phục vụ việc theo dõi kịp thời các diễn biến trên thị trường hối đoái quốc tế, phát triển nhanh các nghiệp vụ đầu cơ, thực hiện nhanh chóng các giao dịch hối đoái với các thành viên trền thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. - Chú trọng việc tuyển chọn và đào tạo cán bộ có khả năng tiếp thu kiến thức mới, có trình độ ngoại ngữ cao, có trách nhiệm… 2.Những tồn tại, khó khăn. Việc xác định tỷ giá qua hai trung tâm giao dịch ngoại tệ (tại hội sở Vietcombank Trung ương và chi nhánh Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh) chưa phản ánh được thực chất và đúng với mối quan hệ cung cầu của thị trường do những mục tiêu và điều kiện đặc thù khác nhau của từng vùng lãnh thổ. Ngân hàng chưa có khả năng năm bắt kịp thời các thông tin quốc tế có giá trị áp dụng được vào hoạt động kinh doanh của mình. Doanh số hoạt động trên thị trường quốc tế còn thấp, chưa tận dụng được nhiều cơ hội để thu lợi nhuận và khả năng phòng ngừa rủi ro trên thị trường này chưa tốt. Việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra gay gắt đã làm Ngân hàng Ngoại thương mất dần thị phần trong nhiều mặt hoạt động. Ngân hàng Ngoại thương đang phải đối mặt với nhiều ngân hàng, đăc biệt là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có ưu thế hơn trong lĩnh vực thông tin, kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường, cùng khả năng tài chính của họ. Tốc độ và quy mô mua bán ngoại tệ chưa tương xứng với khả năng và nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt nhu cầu ngoại tệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các hình thức kinh doanh ngoại tệ còn nghèo nàn, thiếu đa dạng. Trong kinh doanh mua bán ngoại tệ chủ yếu mới sử dụng nghiệp vụ mua bán giao ngay, rất hạn chế sử dụng nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn… IV. phương hướng và giải pháp trong thời gian tới. 1. tập trung vào triển khai giai đoạn II của chương trình tái cơ cấu (giai đoạn 1: 2001-2002; giai đoạn II: 2003-2005). Hoàn thiện những công việc của giai đoạn 1, tiếp tục triển khai mạnh mẽ theo lộ trình công việc của giai đoạn II: triển khai dần mô hình tổ chức hướng tới khách hàng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nâng cao quy trình hóa các nghiệp vụ theo mô thức quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế đặc biệt quan tâm đến quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng. 2. Đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn VNĐ và ngoại tệ, tìm kiếm mọi cơ hội để tăng nguồn vốn trung và dài hạn. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 11%, trong đó vốn huy động bằng VNĐ tăng 25%, vốn huy động bằng ngoại tệ tăng 8%. 3. Chú trọng và tăng cường phát triển mạng dịch vụ Ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, đặc biệt là dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, dịch vụ Ngân hàng tự phục vụ trên máy giao dịch tự động ATM, dịch vụ Ngân hàng điện tử (E- Bank) và Internet. 4. Đẩy mạnh phát triển tín dụng theo chiều sâu, tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư và quán triệt theo tinh thần “tiếp tục đẩy mạnh tín dụng, phát triển bền vững và nâng cao chất lượng tín dụng thêm một bước”. Phấn đấu tăng trưởng dư nợ tín dụng 27,1%, khống chế tỷ nợ quá hạn ở mức thấp hơn 3,5%. 5. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ 5% trở lên. Thực hiện các biện pháp để tăng thêm vốn điều lệ từ 1.000 tỷ VNĐ đến 1.500 tỷ VNĐ, đạt 5.000 đến 6.000 tỷ VNĐ vào năm 2005. Kết luận Nắm giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, Ngân hàng hơn bất cứ một doanh nghiệp nào luôn phải nghiên cứu và đi trước thời đại.Điều này không những tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước mà còn là nhân tố quyết định đến sự lớn mạnh của Ngân hàng. Giờ đây khi thị trường với nhiều nhân tố còn chưa ổn định, việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn và phức tạp nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta không thể không tiếp cận và làm chủ trong thời gian tới. Cũng với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, các hoạt động thương mại quốc tế không ngừng mở rộng nhiệm vụ đặt ra với ngân hàng ngày càng cấp bách. Việc đổi mới trong hệ thống cả về các văn bản ban hành, phát triển nghiệp vụ, hiện đại hóa cơ sở vật chất cũng như việc đào tạo đội ngũ nhân viên là các vấn đề phải được từng bước giải quyết kịp thời. Ngoài ra về phía Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ, các biện pháp về quản lý ngoại hối sát thực với tình hình cũng được tiến hành đồng bộ để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. Kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướng mở cửa, thị trường ngoại hối hoạt động không biên giới. Bởi vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ luồn phải được hoàn thiện để giúp nền kinh tế hòa nhập vào xu hướng phát triển chung của thế giới. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26993.doc