LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi Việt Nam là thành viên WTO, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể sánh tầm với thế giới. Đối với hệ thống ngân hàng của nước ta, trong những năm qua đã có nhiều thành tựu quan trọng trong đổi mới, đã trưởng thành và lớn mạnh hơn nhiều so với trước đây, trong đó có Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống,V
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3271 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ietcombank đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng ... thông qua các công ty con và công ty liên doanh. Sau 45 năm hoạt động, Vietcombank đã phát triển thành một ngân hàng đa năng. Trở thành chi nhánh cấp 1 từ cuối năm 2006, sau 2 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Vietcombank Thăng Long) đã đạt được tiến bộ không ngừng về mọi mặt.
Sau một thời gian thực tập ở Vietcombank Thăng Long, được anh chị cán bộ giúp đỡ, với kiến thức của mình, em đã hoàn thành báo cáo thực tập này. Báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Vietcombank Thăng Long.
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long.
Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về Vietcombank Thăng Long.
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Từ tháng 5/1955, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cách mạng chuyển sang giai đoạn mới. Miền Bắc hòa bình tạo điều kiện thuận lợi cho sự thông thương rộng rãi với bên ngoài trên cả các mặt đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Các quan hệ chính trị, ngoại giao, văn hóa, kinh tế giữa nước ta với các nước lần lượt được mở rộng. Trong bối cảnh đó, các hoạt động ngoại hối, tín dụng và thanh toán quốc tế của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng và mang những nội dung mới. Để đáp ứng các yêu cầu mới, bộ máy Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cũng có sự tăng cường về tổ chức và nhân sự. Hàng loạt những nghiệp vụ mới đã đặt ra nhu cầu về tổ chức mới, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại hối. Ngày 20/1/1955, Sở quản lý ngoại hối được thành lập theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng chính phủ, tiền thân của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sở này là một loại hình ngân hàng đối ngoại vừa ở cấp vĩ mô vừa ở ngân hàng cấp cơ sở, nó thực hiện cơ chế ngân hàng một cấp ngay tại bộ máy của chính Ngân hàng quốc gia Việt Nam Trung ương.
Từ thập kỷ 60 trở đi, tình hình mới đòi hỏi phải có những thay đổi và chuyên môn hóa hơn nữa về mặt tổ chức. Cho đến năm 1960, Việt Nam đã có quan hệ với 141 ngân hàng ở 34 nước. Trong quan hệ đó, nếu nhập cuộc cả hai chức năng quản lý và kinh doanh ngoại tệ vào một đầu mối thì không còn thuận lợi cho việc giải quyết những quan hệ đã ngày càng đa dạng hơn và phức tạp hơn trước nhiều. Tại bộ máy Ngân hàng Nhà nước Trung ương cũng đã đến lúc đặt ra yêu cầu thành lập 1 ngân hàng chuyên nghiệp ngoại hối, có vị trí pháp lý và chức danh giao dịch trên thương trường Việt Nam và quốc tế, thay thế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đó là xu hướng chung của các nước lúc bấy giờ.
Ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương. Theo Quyết định nói trên, Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
+ Tên tiếng Anh:
Bank for Foreign Trade of Vietnam.
+ Tên viết tắt:
Vietcombank.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Nhà nước.
Là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất ở Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến như một ngân hàng đứng đầu về nguồn vốn và có uy tín trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế.
Cho đến nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống gồm 25 chi nhánh trong nước và 29 chi nhánh cấp 2, 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài, 1 công ty chứng khoán, 1 công ty thuê mua tài chính, 1 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, góp vốn cổ phần vào 5 doanh nghiệp và 7 ngân hàng, tham gia 3 liên doanh với nước ngoài.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là thành viên Ban Giám đốc Hiệp hội Ngân hàng Châu Á nhiệm kỳ 2000-2002. Đây là lần thứ tư liên tiếp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được bầu và cũng là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam trúng cử vào vị trí danh dự này.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã thiết lập quan hệ đại lý với 1500 ngân hàng tại gần 100 nước trên khắp các châu lục của thế giới; là đại lý chính thức của tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế MoneyGram; là đại lý thanh toán 5 loại thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard, JCB, American Express và Dinners Club đồng thời phát hành 3 loại thẻ: Vietcombank-Visa, Vietcombank-MasterCard và Vietcombank American Express.
Năm 1995, Ngân hàng TMCP Ngoại thương là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được tạp chí AsiaMoney bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam".
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng TMCP Ngoại thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Từ năm 1996-2001, sáu năm liên tiếp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được Ngân hàng JP Morgan Chase của Hoa Kỳ tặng giải thưởng "Chất lượng dịch vụ tốt nhất" trong giao dịch thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương cũng vinh dự được tạp chí The Bankers thuộc tập đoàn tài chính quốc tế Financial Times của Anh Quốc trao tặng danh hiệu "Ngân hàng tốt nhất" năm 2000, 2001, 2002 và 2003.
Năm 2003 nhận giải thưởng "Ngân hàng có chất lượng dịch vụ thanh toán tốt nhất" của The Bank Of New York, "Giải thưởng vàng về quản lý tiền mặt và chất lượng thanh toán toàn cầu" của HSBC chi nhánh Hoa Kỳ và "Giải thưởng Ngân hàng có chất lượng thanh toán Đôla Mỹ tốt nhất" của Deutsche Bank trao tặng năm 2004.
Trong những năm qua, bằng những nỗ lực vượt bậc và được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã giữ vững là ngân hàng thương mại có mức tăng trưởng vào bậc nhất ở Việt Nam.
Năm 2008, sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với việc chuyển đổi hoạt động sang cơ chế cổ phần. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.
1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy được thành lập ngày 3/3/2003 là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Hà nội.
Đến ngày 18/12/2006, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 1/8/2007, chi nhánh Thăng Long đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long theo quyết định số 567/QĐ-NHNT-TCCB-ĐT ban hành ngày 11/7/2007 và có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2007. Từ đó đến nay, ngân hàng hoạt động với tên giao dịch chính thức bằng tiếng việt là:
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:
Bank for Foreign Trade of Việt Nam – Thang Long Branch.
Trụ sở chi nhánh:
Số 98 – Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội.
Vietcombank Thăng Long là một trong những chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam áp dụng hệ thống thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ tự động hóa cao như thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền ATM, thẻ ATM connect 24,... hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và có 2 phòng giao dịch nhằm đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank Thăng Long là một mô hình hiện đại, bao gồm các phòng ban như: phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, phòng kế toán thanh toán và dịch vụ ngân hàng, phòng ngân quỹ, phòng quan hệ khách hàng, phòng hành chính nhân sự, phòng thanh toán quốc tế, tổ kiểm tra nội bộ, .. với hơn 65 cán bộ nhân viên. Việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Chính vì vậy, có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình sau:
Phòng giám đốc
Phòng
phó giám đốc
Phòng
Thanh toán
Quốc tế
Phòng
hành chính
nhân sự
Phòng
Quan hệ
Khách hàng
Phòng
Ngân
Quỹ
Phòng kế toán thanh toán và dịch vụ ngân hàng
Phòng
giao dịch
Lạc Long
Quân
Tổ
Kiểm tra
Nội bộ
Phòng
giao dịch
Lê Văn
Lương
Phòng
giao dịch
Kim Liên –
Ô Chợ Dừa
- Phòng kế toán thanh toán và dịch vụ ngân hàng:
Chức năng của phòng là thu thập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của ngân hàng theo đối tượng, quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác.
Về dịch vụ ngân hàng, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn, thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, chi trả kiều hối, dịch vụ bảo lãnh, chức năng marketing về thẻ.
- Phòng ngân quỹ:
Thực hiện thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam, giám định tiền thật, tiền giả; chuyển tiền mặt, séc du lịch; quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá; điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ ngân hàng.
- Phòng quan hệ khách hàng:
Chức năng của phòng là đầu mối trong quan hệ với khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu, xác định giới hạn tín dụng với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng; phối hợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như thẻ tín dụng, cho vay, ATM, ...
- Phòng hành chính nhân sự:
Chức năng của phòng là thực hiện quản lý cán bộ nhân viên trong ngân hàng; bố trí, điều động, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng cán bộ; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên trong ngân hàng; thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng; Quản lý các nhiệm vụ về công tác hành chính, quản lý, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị cho ngân hàng; thực hiện quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh, quản lý lễ tân, phục vụ, bảo vệ ngân hàng; trực tiếp quản lý con dấu của ngân hàng, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, telex, in ấn và fax. Ngoài ra phòng còn quản lý tài liệu mật và bảo quản các tài liệu được lưu trữ tại kho của ngân hàng.
- Phòng thanh toán quốc tế:
Thực hiện các nghiệp vụ như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, chuyển tiền ra nước ngoài, thanh toán xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, chiết khấu chứng từ, ...
- Tổ kiểm tra nội bộ:
+ Kiểm tra kiểm toán nội bộ một cách định kỳ hoặc đột xuất.
+ Thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ đối với Doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài Chính ban hành.
+ Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, cơ quan pháp luật, cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động của chi nhánh ngân hàng.
Ngoài ra, Vietcombank Thăng Long còn có 3 phòng giao dịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như thu hút nhiều khách hàng hơn, tiếp cận dễ dàng với các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh mình.
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long.
2.1. Kết quả đạt được.
Tự hào là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank Thăng Long đã và đang cố gắng phát huy thế mạnh của Vietcombank mong muốn xứng tầm với thương hiệu “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”.
- Tình hình huy động vốn:
Năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam có nhiều biến động, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Chi nhánh Thăng Long đã bám sát các chỉ tiêu điều hành của Vietcombank để đưa ra những lộ trình đúng đắn trong mọi hoạt động của mình. Xác định công tác huy động vốn là một trong những trọng tâm hàng đầu của hoạt động kinh doanh, lãnh đạo chi nhánh đã đặt công tác huy động vốn là tiêu chí thi đua đối với toàn thể cán bộ nhân viên. Để thu hút khách hàng, Vietcombank Thăng Long liên tục đưa ra những sản phẩm huy động vốn với mức lãi suất hấp dẫn, phong phú về thể loại, cam kết cung cấp dịch vụ tiền gửi an toàn và sinh lời nhất. Để đưa dịch vụ ngân hàng của Vietcombank đến với nhiều người dân và tổ chức hơn nữa, chi nhánh đã tập trung mọi nguồn lực mở rộng mạng lưới giao dịch, tới nay Vietcombank Thăng Long đã có 3 phòng giao dịch tại 40 Đê La Thành, 18T2 Lê Văn Lương và 218 Lạc Long Quân.
Bảng 1: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Thăng Long. ( giai đoạn 2007 -2008).
2007
2008
Tổng nguồn vốn huy động
1260 tỷ đồng
2050 tỷ đồng
Huy động VND
640 tỷ đồng
1230 tỷ đồng
Huy động ngoại tệ
39 triệu USD
54 triệu USD
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietComBank giai đoạn 2007-2008)
Đến ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2050 tỷ đồng tăng 63% so với tổng vốn huy động năm 2007 (1260 tỷ đồng), trong đó huy động VND đạt 1230 tỷ đồng chiếm 60% tổng nguồn vốn huy động. Huy động ngoại tệ đạt 54 triệu USD tăng 38% so với năm 2007 và chiếm 43% trong tổng số vốn huy động năm 2008.
Các chỉ tiêu trong cơ cấu huy động gia tăng đồng bộ đảm bảo cung cấp đủ vốn cho nhu cầu kinh doanh của chi nhánh. Trong cơ cấu trên, ta cũng thấy rằng lượng vốn huy động bằng VND tăng mạnh hơn so với lượng vốn huy động bằng ngoại tệ (quy VND). Điều này cũng phản ánh rõ tình hình kinh tế trong nước trước diễn biến của sự suy thoái toàn cầu, đặc biệt là sự suy thoái của nền kinh tế hàng đầu, nước Mỹ.
Một lượng vốn huy động được với lãi suất khá cao, có thời điểm lên trên 17%/năm đã đẩy lãi suất cho vay lên cao. Do vậy các doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận được với nguồn vốn vay với lãi suất mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được; hoặc các doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay thì cũng sẽ khó khăn trong việc trả nợ, đặc biệt là trong tình hình kinh tế như hiện nay.
- Tình hình sử dụng vốn:
Năm 2008, tổng số vốn sử dụng là 2700 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư tín dụng là 1755 tỷ quy VND chiếm 65% tổng số vốn sử dụng, tiền gửi tại TW là 945 tỷ quy VND chiếm 35% tổng số vốn sử dụng.
Trong năm 2008, mục tiêu hoạt động tín dụng của Vietcombank là nâng cao hiệu quả tín dụng, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và an toàn. Kết quả năm 2008, hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng trưởng mạnh mẽ: Dư nợ cho vay đạt 1755 tỷ quy VND tăng 60% so với năm 2007, vượt 40% kế hoạch TW giao cho.
- Công tác kinh doanh dịch vụ:
Về hoạt động thẻ, Ngân hàng Ngoại thương vẫn là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh phát triển dịch vụ thẻ, có thị phần thẻ lớn nhất thị trường. Cùng với việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại với mức phí dịch vụ hợp lý như thẻ connect 24, thẻ MTV, visa debit, thẻ ATM, ..., Chi nhánh Thăng Long đã thu hút được một lượng lớn khách hàng mở tài khoản thanh toán.
Năm 2008, số lượng tài khoản thanh toán đạt 30.000 tài khoản tăng 78,2% so với năm 2007, trong đó tài khoản của tổ chức kinh tế đạt 1200 tài khoản, tăng 72% so với năm 2007. Tài khoản cá nhân tại chi nhánh đạt 28.800 tài khoản tăng 78,5% so với năm 2007.
Năm 2008, Chi nhánh Thăng Long đã phát hành được 17.000 thẻ ghi nợ trong nước, bao gồm thẻ ATM và SG24, tăng 90% so với năm 2007, đạt 133% chỉ tiêu do TW đề ra cho chi nhánh.
Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế đạt 2.200 thẻ, tăng 185% so với 31/12/2007, đạt 190% chỉ tiêu TW giao cho chi nhánh.
- Công tác thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ:
Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu.
Năm 2008, doanh số xuất nhập khẩu tại chi nhánh đạt 140 triệu USD, đạt 140% so với năm 2007, vượt 33% kế hoạch chỉ tiêu TW giao cho chi nhánh.
Doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh tăng trưởng khá cao đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng. Tổng doanh số mua ngoại tệ đạt 120 triệu USD tăng 126% so với năm 2007, chủ yếu phục vụ đối tượng thanh toán hàng nhập khẩu và trả nợ tiền vay.
- Công tác ngân quỹ:
Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu chi tiền mặt đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng, đảm bảo đưa ra lưu thông các loại tiền đủ tiêu chuẩn, tuyển chọn và nộp các loại tiền kịp thời, tồn quỹ hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Năm 2008, số lượng thu chi tiền mặt qua quỹ như sau:
+ Thu VND đạt 4800 tỷ tăng 113% so với cùng kỳ năm 2007.
+ Chi VND đạt 4750 tỷ tăng 114% so với cùng kỳ năm 2007.
+ Thu ngoại tệ ( quy USD) đạt 75 triệu USD bằng 135 % so với năm 2007.
+ Chi ngoại tệ ( quy USD) đạt 75 triệu USD bằng 137 % so với năm 2007.
Doanh số thu, chi qua quỹ trung bình của chi nhánh đạt 39,8 tỷ đồng và 0,625 triệu ngoại tệ quy USD/ ngày. Ngoài ra, tổng thu và chi EUR, séc du lịch cũng như các ngoại tệ khác đều tăng mạnh.
Bên cạnh đó, trong năm 2008, chi nhánh cũng phát hiện và tịch thu 35.040.000 VND tiền giả.
- Kết quả kinh doanh.
Từ năm 2006, Vietcombank Thăng Long đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh vốn, tăng trưởng tín dụng như: quả trị rủi ro tín dụng, quản trị thanh khoản, quản trị lãi suất…. đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của từng nhóm khách hàng. Thông qua các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và cung cấp dịch vụ, chi nhánh đã gặt hái được các kết quả vượt bậc. Năm 2008, tổng thu nhập của chi nhánh đạt 250 tỷ đồng và tổng chi phí đạt 209,3 tỷ đồng. Chính vì vậy, kết quả lãi ròng của chi nhánh là 40,7 tỷ đồng.
2.2. Hạn chế.
Tự hào là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank Thăng Long với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động đã đạt được những kết quả nhất định về mọi mặt. Song bên cạnh đó, chi nhánh vẫn còn một số hạn chế.
Với đội ngũ cán bộ trẻ, chi nhánh đôi lúc còn xảy ra lúng túng trong việc xử lý các nghiệp vụ với khách hàng. Dù đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ của chi nhánh đều là những người có trình độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngũ, sử dụng thành thạo máy vi tính nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Chính vì vậy, đôi khi mắc một số lỗi trong giao dịch với khách hàng, hoặc lúng túng khi gặp phải một số nghiệp vụ hơi khác biệt so với nghiệp vụ thông thường.
Cùng với mục tiêu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là phát triển ngân hàng điện tử đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng, chi nhánh đã thu hút một lượng lớn khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng mình. Song những sự cố liên quan đến thẻ vẫn không thể tránh khỏi như việc một số khách hàng gặp trục trặc khi sử dụng ATM. Tuy số khách hàng gặp trục trặc không lớn nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng.
2.3. Nguyên nhân.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008, không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: Lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm. Cũng vì lẽ đó, hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới. Với lạm phát cao cùng tình hình kinh tế khó khăn, đã làm cho lãi suất huy động và lãi suất cho vay có những thời điểm tăng rất cao gây khó khăn cho chi nhánh. Cùng với đó việc gia tăng tín dụng cũng có thể dẫn đến khả năng rủi ro rất cao. Đặc biệt là gia tăng tín dụng với các doanh nghiệp khi mà họ đang gặp nhiều khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tín dụng cá nhân tuy điều kiện cũng như thủ tục cho vay thuận lợi, song cũng gặp phải khó khăn do giá cả hàng hóa trong nước tăng cao, lạm phát cao, người dân cũng tiêu dùng ít hơn.
- Việc thực thi chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát, ngăn ngừa khủng hoảng kinh tế của Ngân hàng Nhà nước cũng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã có những phản ứng chính sách kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng. Điều này đã làm cho chi nhánh có lúc thiếu vốn trong cho vay, đồng thời có lúc phải huy động vốn với lãi suất cao. Trước những tín hiệu khả quan về kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát của nước ta từ tháng 7/2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế. Khi mà các ngân hàng, trong đó có chi nhánh đã phải huy động một lượng vốn với lãi suất cao trong thời gian dài cũng đẩy lãi suất cho vay lên khá cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn vay cũng khó có khả năng vay được với lãi suất cao như vậy.
- Mặc dù Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã trở thành ngân hàng cổ phần song cơ chế quản lý còn mang tính nhà nước, chưa có những quyết định nhanh chóng và chính xác trong thời gian ngắn. Hầu hết các khó khăn đều cần phải thông qua các cấp lãnh đạo.
- Với mục tiêu phát triển ngân hàng hiện đại nên các nghiệp vụ ngày một đa dạng và phức tạp nên các cán bộ của chi nhánh chưa thể đáp ứng được một số giao dịch phức tạp, hay gặp ách tắc với các giao dịch “có sự khác biệt” với các giao dịch khác.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long.
3.1. Định hướng phát triển của Vietcombank Thăng Long trong thời gian tới.
Là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với mục tiêu xây dựng Ngân hàng Ngoại thương trở thành một ngân hàng lớn, hiện đại không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế, Vietcombank Thăng Long đã đặt mục tiêu và định hướng phát triển như sau:
- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của chi nhánh bao gồm cả hoạt động ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ. Mở rộng các mối quan hệ với mọi thành phần khách hàng, đặc biệt là với các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Mở rộng nâng cấp mạng lưới và các kênh hoạt động ngân hàng trên địa bàn cùng với đó là phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương trên cơ sở công nghệ hiện đại.
- Tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ, thị trường xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ.
- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ cho chi nhánh, nhằm tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao của chi nhánh, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Xây dựng trụ sở và tạo lập không gian giao dịch ngân hàng hiện đại, khang trang, không ngừng hoàn thiện nâng cao ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ngân hàng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh và đa dạng hóa khách hàng.
- Cơ cấu lại tổ chức và hệ thống quản lý theo mô hình hướng tới khách hàng và theo chuẩn mực của ngân hàng hiện đại. Lành mạnh hoá hệ thống tài chính và tiến tới đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long.
- Tăng cường hiệu quả bộ máy chi nhánh đi đôi với nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của giám đốc chi nhánh nhằm giải quyết tốt các vấn đề mang tính nhanh chóng chính xác trong thời gian ngắn. Tuy đã trở thành ngân hàng cổ phần nhưng hoạt động của ngân hàng ngoại thương Việt Nam vẫn mang tính nhà nước, các quyết định của chi nhánh nhiều khi phải thông qua các lãnh đạo của Ngân hàng ngoại thương. Chính vì vậy, việc nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của giám đốc cũng như củng cố bộ máy cán bộ tại chi nhánh sẽ giúp chi nhánh hoạt động hiệu quả và nhanh chóng hơn, đáp ứng được cung cách làm việc của một ngân hàng cổ phần hiện đại.
- Tăng cường đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng nhằm nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao cho chi nhánh. Nguồn nhân lực luôn được coi là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Hệ thống ngân hàng ngoại thương nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi, tinh thông về nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Đặc biệt những cán bộ phòng tín dụng có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc sẽ là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của chi nhánh. Bên cạnh đó, cần phải có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc. Vì vậy, chi nhánh không ngừng tiến hành đào tạo, đào tạo lại cũng như tuyển dụng mới cán bộ nhằm xây dựng cán bộ chất lượng cao, tạo thuận lợi cũng như thiện cảm cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Cán bộ tín dụng trình độ cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình thẩm định cho vay và chất lượng của tín dụng.
- Tăng cường tín dụng hợp lý với từng ngành nghề, nâng cao hiệu quả thẩm định dự án, quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng đối với từng doanh nghiệp. Với tình hình kinh tế hiện nay, việc quản lý hạn mức tín dụng cũng như tăng cường tín dụng luôn là điều khiến ngân hàng phải quan tâm. Với việc tăng cường tín dụng hợp lý với từng ngành nghề kinh doanh phù hợp với giai đoạn kinh tế hiện nay và nâng cao hiệu quả thẩm định sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng tín dụng, đồng thời hạn chế được rủi ro tín dụng xảy ra đối với chi nhánh.
- Mở rộng tín dụng tiêu dùng nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, giải quyết một phần “vốn ế” và góp phần kích cầu tiêu dùng như mục tiêu Chính phủ đặt ra. Với tình hình kinh tế hiện nay, khi mà doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, việc cho vay với các doanh nghiệp của chi nhánh cũng thận trọng hơn thì cho vay tiêu dùng sẽ giải quyết được việc ứ đọng vốn huy động cũng như góp phần thực hiện mục tiêu kích cầu tiêu dùng mà chính phủ đã đặt ra.
- Tạo lập không gian giao dịch hiện đại, hoàn thiện công nghệ trong quản lý nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như đa dạng hóa khách hàng của chi nhánh. Với không gian hiện đại, cung cách làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời sẽ tạo thiện cảm, lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng mà họ đến giao dịch. Có như vậy sẽ giúp cho chi nhánh thực hiện được mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và khách hàng.
- Đẩy mạnh công tác Marketing nhằm giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cũng như hình ảnh của chi nhánh tới khách hàng; tạo lập mối quan hệ hai chiều giữa chi nhánh với khách hàng, tức là chi nhánh không chỉ giới thiệu sản phẩm dịch vụ, hình ảnh chi nhánh tới khách hàng mà còn lắng nghe những mong muốn, góp ý của khách hàng tới chi nhánh.
3.3. Kiến nghị.
- Kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung những qui định chưa đồng bộ giữa các bộ luật nhằm tạo môi trường thuận lợi không chỉ cho chi nhánh mà cho toàn hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, bền vững. Cụ thể là tập trung xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng; tập trung nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các qui định về ngoại hối,về đảm bảo an toàn, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng... phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên thị trường tiền tệ quốc tế. Từ đó, hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam sẽ vươn xa hơn và đa dạng hơn trên thị trường quốc tế, được quốc tế biết đến và mở rộng hợp tác làm ăn với Ngân hàng Việt Nam hơn, trong đó có Vietcombank, một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, ....
LỜI KẾT
Năm 2008 khép lại với biết bao sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Thăng Long, năm 2008 bên cạnh một số hạn chế đã đạt được những thành công nhất định về nhiều mặt và dần khẳng định được vai trò của mình trong khu vực.
Đã bước sang năm 2009, nhìn lại những gì mà chi nhánh Thăng Long đã đạt được cũng như hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm, chúng ta có thể tin tưởng rằng, chi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32147.doc