Mục lục
Lời mở đầu
Thời gian vừa qua, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong lịch sử, nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải vươn mình “vượt bão” và cũng phải gánh chịu những tổn thất rất nặng nề. Hậu quả không tránh khỏi là xuất hiện các khoản nợ không có khả năng hoàn trả, tỷ lệ nợ xấu tăng cao do có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay phá sản. Là ngân hàng thương mại cổ phần đứng đầu trong khối Ngân hàng thương mại của Việt nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói c
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hung, Chi nhánh Hải Dương nói riêng vẫn vững vàng, mang đến những dịch vụ tài chính tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Với một nền tảng vững mạnh qua nhiều năm phát triển vượt bậc và vững chắc với định hướng chiến lược ổn định, đúng hướng, đồng thời dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Ngân hàng cùng tinh thần nhiệt huyết trong công tác, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hải Dương ngày một tăng trưởng mạnh.
Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Ái Liên, và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng Khách hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Hải Dương, qua 6 tuần thực tập tổng hợp tôi đã tìm hiểu nắm bắt được tình hình hoạt động nói chung và thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng nói riêng của Ngân hàng. Qua đó cũng đã học hỏi được rất nhiều về tác phong làm việc cũng như những kinh nghiệm và thực hành công tác thẩm định tín dụng của cán bộ thực tế. Trong giai đoạn này tôi cũng đã lựa chọn và viết được đề cương sơ bộ chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: “Tình hình thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô ThS. Nguyễn Thị Ái Liên và các anh chị trong phòng Khách hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương đã hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành Báo cáo này.
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (viết tắt : NHNT) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng nhà nước). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2008, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng 1 Hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh, 1 trung tâm đào tạo , 4 công ty con (3 công ty trong nước, 1 công ty tài chính ở Hồng Kông), 1 văn phòng đại diện, 209 phòng giao dịch và 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết với đội ngũ cán bộ gần 9.000 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2008 lên tới xấp xỉ 221.950 tỷ VND ( khoảng 12.434 tỷ USD), lợi nhuận trước thuế đạt 3.324 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 112.793 gần tỷ VND (6.318 tỷ USD), đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8,9% theo chuẩn quốc tế.
Quá trình phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương VN (VCB) được chia thành các giai đoạn chủ yếu như sau :
Giai đoạn 1963 - 1975 :
Trong giai đoạn này, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN mang tên Ngân hàng Ngoại Thương. NHNT đã hoàn thành nhiệm vụ đối nội và đối ngoại được Nhà nước giao phó : thực hiện chức năng ngân hàng đối ngoài độc quyền, tiếp nhận viện trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc giải phóng miền Nam.
Giai đoạn 1975 - 1990 :
Sau ngày giải phóng miền Nam, NHNT đã tham gia tiếp quản các ngân hàng cũ, hoán tất các thủ tục pháp lý, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao với vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định quyền sở hữu cề tài sản quốc gia đối với các tài sản là hàng hóa đặc biệt, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài.
Trong giai đoạn khó khăn của nền Kinh tế Việt Nam bị nước Mỹ cấm vận, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi, NHNT đã thực hiện chủ trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà nước ban hành các cơ chế khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thu ngoại tệ thông qua cơ chế thưởng ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu và lương thực.
Giai đoạn 1990 - 1996 :
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành chỉ thị số 43/CT chuyển NHNT theo nghị định 53/HĐBT ngày 23/6/1988 của hội đồng bộ trưởng thành NHTM quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt nam gọi tắt là Ngân hàng ngoại thương. Cùng với việc hội đồng nhà nước ban hành pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23 tháng 5 năm 1990, NHNT được chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM quốc doanh hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hình ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. Năm 1995, NHNT đã tham gia vào hệ thống thanh toán SWIFT và trở thành đầu mối thanh toán quốc tế quan trọng của cả nước.
Giai đoạn 1996 - 1999 :
Giai đoạn này NHNT tiếp tục đầu tư, phát triển mở rộng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng như hoàn thành hệ thống ngân hàng trực tuyến, hệ thống ngân hàng lõi – Core banking (Vietcombank vision 2010), trở thành thành viên của tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Visa card, Master card… Cũng trong giai đoạn này, NHNT cũng tham gia đầu tư một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của quốc gia như đường ống Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, thủy điện Yaly,…
Giai đoạn 1999 – 2007 :
Trong giai đoạn này, NHNT là 1 trong các thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội tài chính khác, như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Amex Express năm 2002. Tính đến thời điểm năm 2007, NHNT đã có quan hệ Ngân hàng đại lý với khoảng 1200 Ngân hàng và định chế tài chính ở 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, NHNT còn là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “The Banker” – tạp chí ngân hàng uy tín trong giới tài chính quốc tế của Anh Quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” liên tục trong các năm 2000-2004.
Giai đoan 2007 – nay :
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động Ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, NHNT đã từng bước tiếp cận và thích nghi nhanh chóng đối với nền Kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam và là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh daonh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNT tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia.
Năm 2007, theo quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26/09/2007 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN sẽ được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của 1 ngân hàng thương mại cổ phần. Từ đó đến nay, thương hiệu Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng của hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam.
1.1.2 Các thành tích đã đạt được
Năm 1993, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai.
Năm 1995, NHNT được tạp chí Asia Money – tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam năm 1995.
Năm 2003, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Năm 2003, NHNT được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam.
Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt".
Năm 2004: NHNT được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp.
Năm 2005: NHNT được trao giải thưởng Sao Khuê 2005 – do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông. NHNT là đơn vị ngân hàng duy nhất được nhận giải thưởng này.
Năm 2005: NHNT chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995-2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu".
Năm 2006: NHNT vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển hình sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam.
Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Châu Á.
Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng này.
Năm 2007, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn.
Ngày 09/07/2009 tại khách sạn Conrad - Hồng Kông, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự đón nhận giải thưởng "Best Local Trade Bank in Việt Nam năm 2009" - "Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về tài trợ thương mại năm 2009" do độc giả của tạp chí Trade Finance Magazine (TFM) bình chọn.
1.2 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Dương (Vietcombank Hải Dương) được thành lập ngày 4/9/2002 theo quyết định số 405/QĐ.NHNT-TCCB-ĐT của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNT Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/3/2003. Sau 8 năm hoạt động, Chi nhánh đã phát huy được thương hiệu uy tín Vietcombank trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các khu vực lân cận, tăng trưởng an toàn, bền vững, đạt hiệu quả kinh doanh cao. Trong 2 năm liên tục (2005- 2006) Chi nhánh đạt danh hiệu Đơn vị thi đua xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng toàn tỉnh do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương trao tặng, được thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2006.
Với mục tiêu cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại tới khách hang trên địa bàn, Chi nhánh đã nỗ lực phát triển mạng lưới hoạt động, đến cuối năm 2009 đã có mạng lưới bao gồm:
- Trụ sở chính (số 66 Đường Nguyễn Lương Bằng, Thành phố Hải Dương.
- 9 Phòng Giao dịch
- 36 máy ATM
Phát huy lợi thế trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, các dịch vụ tài chính, công nghệ tiên tiến của Ngân hang Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hang Ngoại thương Hải Dương trong 6 năm qua đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cung cấp dịch vụ tự động hoá cao: VCB Online, Thanh toán điện tử iên ngân hang, VCB Money, InternetBanking, SMS Banking, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, thẻ Vietcombank Connect 24, Vietcombank MTV, Vietcombank SG 24, Vietcombank Connect 24 Visa thanh toán trong và ngoài nước…hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hang trên thế giới, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
Để chủ động hội nhập và phát triển, nguồn nhân lực luôn là yếu tố coi trọng hang đầu. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Dương đã xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động, nhiệt tình. Với 33 nhóm tiêu chuẩn phục vụ khách hàng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và Hệ thống tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ ngân hàng theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh do Chi nhánh soạn thảo, ban hành áp dụng thống nhất trong toàn Chi nhánh, đội ngũ cán bộ nhân viên Vietcombank Hải Dương đã được đào tạo nghiêm túc, rèn luyện tính tuân thủ và kỷ luật cao, hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp, góp phần xây dựng văn hoá Vietcombank Hải Dương, nâng cao uy tín và thương hiệu
1.2.2 Cơ cấu tổ chức củaVietcombank Hải Dương
Vietcombank Hải Dương
Phó Giám đốc
Giám đốc
Phó Giám đốc
Mạng lưới
Khối tổng hợp
Phòng Giao dịch số 1
Phòng Giao dịch số 2
Phòng Kiểm tra nội bộ
Phòng Tổng hợp
Phòng Hành chính nhân sự
Phòng quản lý nợ
Phòng kế toán
Phòng Ngân quỹ
Phòng Giao dịch Lê Thanh Nghị
Phòng Giao dịch Thanh Bình
Phòng Giao dịch Sao Đỏ
Phòng Giao dịch Bình Giang
Phòng Giao dịch Kinh Môn
Phòng Giao dịch Gia Lộc
Phòng Giao dịch Phúc Điền
Khối kinh doanh
Phòng Khách hàng
Phòng Kinh doanh dịch vụ và thẻ
Phòng Thanh toán quốc tế
1.2.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
1.2.3.1 Phòng khách hàng
Phòng khách hàng thực hiện các chức năng nhiệm vụ như sau:
- Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu
- Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng.
- Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng.
- Nghiên cứu, phân tích quản lý rủi ro của thị trường cũng như của khách hàng nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn hiệu quả
(Trước đây là Phòng Tín dụng Tổng hợp được thành lập từ năm 2003 đến nay là Phòng Khách hàng)
* Các thành tích đã đạt được:
- 4 năm liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc
- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương năm 2004, 2006
- Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng nhà nước năm 2005.
1.2.3.2 Phòng Kinh doanh dịch vụ và thẻ:
Phòng kinh doanh dịch vụ và thẻ có các chức năng nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, phát triển dịch vụ bán lẻ tiện ích
- Mở tài khoản, phát hành thẻ.
1.2.3.3 Phòng Thanh toán quốc tế
Các chức năng nhiệm vụ của Phòng Thanh toán quốc tế như sau:
- Thanh toán quốc tế
- Mua các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi
- Chấp nhận thanh toán tiền mặt, các loại thẻ tín dụng quốc tế và thẻ của Ngân hang Ngoại thương.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền VNĐ và ngoại tệ trong nước và quốc tế theo quy định hiện hành.
* Hai phòng Thanh toán quốc tế và phòng Kinh doanh dịch vụ và thẻ được tách ra từ Phòng Thanh toán quốc tế và kinh doanh dịch vụ (đầu năm 2009 bắt đầu tách).
1.2.3.4 Phòng Tổng hợp
Phòng Tổng hợp có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế địa phương
- Lên kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh
- Xây dựng kế hoạch vốn ,sử dụng vốn, điều hoà vốn
- Lập, công bố và lưu giữ các loại giá mua bán sản phẩm
- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện chế độ thong tin báo cáo
- Xây dựng công tác thong tin tuyên truyền, hoạt động báo chí, quảng cáo, quản lý trang Web.
* Thành tích đã đạt được:
- Giấy khen của Tổng giám đốc NHNT Việt Nam năm 2006
- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương năm 2007
1.2.3.5 Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng kiểm tra nội bộ thực hiện các chức năng nhiệm vụ sau:
- Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ và tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn trong kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Đánh giá mức độ bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Giám sát các hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh và chế độ kho quỹ theo quy định của Ngân hang Ngoại thương Việt Nam, của Ngành, Nhà nước…
1.2.3.6 Phòng quản lý nợ
Phòng quản lý nợ trước là phòng quản lý rủi ro thành lập năm 2006. Chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý nợ là nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro của thị trường cũng như của khách hàng nhằm đảm bảo tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn hiệu quả.
1.2.3.7 Phòng ngân quỹ
Chức năng nhiệm vụ của phòng Ngân quỹ là:
- Thực hiện thu, chi đồng VNĐ, Ngân phiếu, tiền mặt, sec du lịch
- Đầu mối tiếp nhận và lưu giữ các tài liệu về kho quỹ
- Thực hiện lệnh điều chuyển hàng đặc biệt
- Trực tiếp quản lý kho tiền
- Xử lý các loại tiền mặt đã hết hạn lưu hành
- Xử lý thong tin, lưu giữ và cung cấp thông tin đã nhận hoặc phát hiện cho các phòng…
1.2.3.8 Phòng Kế toán:
Phòng kế toán có các chức năng nhiệm vụ sau:
-Tổ chức hạch toán, kế toán và quản lý tài sản chi nhánh theo đúng chế độ
- Thực hiện đúng chế độ chứng từ theo đúng quy định của pháp luật
- Thực hiện chế độ bảo mật dữ liệu thông tin trên máy tính cũng như chạy thong suốt các chương trình phân mềm máy tính
- Thực hiện các nghiệp vụ công việc phía sau Back end của chương trình Ngân hàng bán lẻ (Silverlake), tính lãi thu các khoản tiền gửi.
- Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay tại Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương TW cũng như các tổ chức tín dụng khác
- Theo dõi và quản lý các tài khoản tiền vay của khách hàng, thực hiện nghiệp vụ kế hoạch tiền vay cho khách hàng
1.2.3.9 Phòng Hành chính nhân sự
Các chức năng nhiệm vụ của Phòng Hành chính nhân sự như sau:
Tham mưu cho Giám đốc trong việc tiếp nhận, tuyển dụng và bố trí điều động cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ.
-Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm
-Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng nhấn sự, tiền lương, xây dựng quy hoạch lãnh đạo của Chi nhánh
-Nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ theo quy định của NHNT TW
-Xấy dựng kế hoạch và thực hiện công tác hành chính, quản trị xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, công cụ vật liệu
1.2.3.10 Các Phòng Giao dịch
NHNT chi nhánh Hải Dương có tất cả 9 phòng Giao dịch. Các phòng này ở các vị trí khác nhau nhưng có các chức năng nhiệm vụ tương tự nhau:
-Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là cá nhân, phát triển dịch vụ bán lẻ tiện ích
-Tiếp nhận hồ sơ đăng ký mở tài khoản và thực hiện nghiệp vụ liên quan đến tài khoản cá nhân
-Mua các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi của khách vãng lai
-Chấp nhận thanh toán tiền mặt, các loại thẻ tín dụng quốc tế và thẻ của NHNT
-Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền VNĐ và ngoại tệ trong nước theo quy định hiện hành.
1.2.4 Các thành tích đã đạt được
Được thành lập từ năm 2002 đến nay, với sự nỗ lực của mình Chi nhánh đã đạt được rất nhiều thành tích.
- Hai năm liền, Chi nhánh đạt danh hiệu đơn vị thi đua xuất sắc do UBND tình Hải Dương trao tặng (năm 2005, 2006).
- Hai năm liền, Chi nhánh đạt danh hiệu đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng (năm 2006, 2007)
- Năm 2006, Chi nhánh đạt Danh hiệu đơn vị dẫn đầu công tác huy động vốn do NHNT Việt Nam trao tặng.
- Năm 2007: Chi nhánh đạt giải nhất Ngày hội Văn hoá Doanh nghiệp trẻ do Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương tổ chức.Trong năm này, Chi nhánh cũng đạt danh hiệu đơn vị vững mạnh xuất sắc công tác Đoàn và phong trào Thanh niên do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh BCH Thành phố Hải Dương trao tặng.
1.2.5 Hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
1.2.5.1 Hoạt động huy động vốn
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, số lượng tài khoản mở tại Ngân hàng không ngừng tăng nhanh, tích cực thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp và dân cư. Với sự nỗ lực trong chính sách khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao thương hiệu, thực hiện chính sách ưu đãi phù hợp, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã có tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể: Năm 2009, Vietcombank Hải Dương đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kinh doanh: Tổng tài sản đạt 3.178.460 tỷ đồng, tăng 5,4 lần so với ngày đầu hoạt động (2003), tăng 52,9% so với năm trước; vốn huy động tại chỗ đạt 1.895.805 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2008, gấp 21 lần so với năm 2003, vượt chỉ tiêu kế hoạch 18%.
Bảng 1: Nguồn vốn huy động vào Chi nhánh giai đoạn 2006-2009
Năm
2006
2007
2008
2009
Vốn huy động từ khách hàng
485.606
691.915
1.186.416
1.895.905
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
1.2.5.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng của Chi nhánh tiếp tục phát triển bền vững và hiệu quả, cuối năm 2009 dư nợ đạt 2.640.130 tỷ đồng, tăng 44,7% so với năm 2008. Đứng đầu trên địa bàn thị phần dư nợ cho vay bằng ngoại tệ. Điều thành công nhất trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh đó là không có nợ quá hạn, nợ xấu, chất lượng tín dụng đảm bảo. Hết năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh bằng 0.
Bảng 2: Tình hình dư nợ của Chi nhánh giai đoạn 2006-2009
Năm
2006
2007
2008
2009
Dư nợ cho vay khách hang
1.186.645
1.461.328
1.823.887
2.640.130
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
1.2.5.3 Hoạt động thanh toán quốc tế
Dịch vụ thanh toán quốc tế là dịch vụ có thế mạnh và nổi trội của Vietcombank Hải Dương trên địa bàn, trong 6 năm qua, Chi nhánh luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong phát triển dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu trong hệ thống NHTM trên địa bàn (chiếm thị phần trên 50%).
Bảng 3: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu giai đoạn 2006-2009
Năm
2006
2007
2008
2009
Doanh số thanh toán XK
6.387
7.965
89.819
219.396
Doanh số thanh toán NK
59.098
58.835
118.181
127.182
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
1.2.5.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng được đánh giá là một trong những nghiepẹ vụ năng động của Chi nhánh. Doanh số mua bán ngoại tệ và doanh số xuất nhập khẩu đạt tốc độ tăng trưởng trên 30%, đứng đầu thị phần trong hệ thống các ngân hàng trên địa bàn, trong 5 năm qua đã tích cực hỗ trợ và đáp ứng kịp thời nhu cầu về ngoại tệ của doanh nghiệp và nhân dân.
Bảng 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2006-2009
Năm
2006
2007
2008
2009
Doanh số mua ngoại tệ
75.736
98.259
136.941
146.401
Doanh số bán ngoại tệ
75.134
98.266
136.948
146.420
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
1.2.5.5 Hoạt động kinh doanh thẻ
Năm 2003 - thời điểm đầu Chi nhánh về hoạt động chưa có tổ chức tín dụng trên địa bán lắp đặt máy ATM và phát hành thẻ thanh toán. Phát huy lợi thế, kinh nghiệ của NHNT trong lĩnh vực về thẻ, Vietcombank Hải Dương xây dựng và khởi tạo nền móng cho thị trường thẻ trên địa vàn, phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản, được khách hàng và nhân dân đón nhận và đánh giá cao. Trong năm 2009, Chi nhánh đã phát hành 36.703 thẻ, nâng tổng số thẻ lên gần 93.005 thẻ các loại, tổng số máy ATM đang hoạt động là 17 máy, đồng tích cực thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt và trả lương qua tài khoản với các đơn vị hành chính công. Đến nay chi nhánh tiếp tục là đơn vị dẫn đầu ngành ngân hàng trên địa bàn về thị phần phát hành và thanh toán thẻ với 81% thị phần thẻ và 45% thị phần máy ATM.
Bảng 5: Tình hình kinh doanh thẻ giai đoạn 2006-2009
Năm
2006
2007
2008
2009
Số lượng thẻ ATM
11696
23077
32772
36322
Số lượng thẻ tín dụng
187
313
130
381
Tổng lượng thẻ phát hành
11883
23390
32902
36703
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN NGÀNH ĐÃ HỌC
2.1 HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA CHI NHÁNH
2.1.1 Mục đích của thẩm định
Tất cả các Ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình đều phải thẩm định trước khi cho vay một dự án nào đó để đảm bảo dự án khả thi và có khả năng trả nợ Ngân hàng. VCB cũng không ngoại lệ. Mục đích của thẩm định dự án vay vốn là đưa ra các quyết định tài trợ vốn đúng đắn, tránh tài trợ cho những dự án không khả thi hoặc không có khả năng trả nợ đồng thời không bỏ qua những dự án khả thi và có khả năng trả nợ nhằm giảm thiểu rủi ro mang lại lợi nhuận cao nhất có thể cho ngân hàng
2.1.2 Các căn cứ thẩm định dự án vay vốn
2.1.2.1 Hồ sơ dự án do khách hàng cung cấp và các tài liệu thông tin liên quan đến dự án cán bộ thẩm định thu thập được
Hồ sơ dự án là tài liệu phản ánh đầy đủ nhất các thông tin về dự án vay vốn. Cán bộ thẩm định cần bám sát vào các nội dung trong hồ sơ dự án để tiến hành thẩm định. Vì thế nội dung hồ sơ dự án càng đầy đủ thì cán bộ thẩm định càng có cái nhìn toàn diện và chính xác về dự án. Để đảm baả các thông tin thống nhất trong quá trình thẩm định, Chi nhánh yêu cầu chủ đầu tư nộp hồ sơ dự án vay vốn phải có đầy đủ phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở.
2.1.2.2 Các căn cứ pháp lý
Các hoạt động của mọi đối tượng diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy khi thẩm định dự án, Chi nhánh đã luôn xem xét kỹ lưỡng mặt pháp lý của dự án dựa trên các căn cứ như: chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, địa phương và của ngành; các văn bản pháp luật có liên quan. Ngoài ra, các quy định của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng cho vay về tín dụng, về hạn mức vay, về các quy định trích lập phòng ngừa rủi ro là cơ sở để cán bộ thẩm định xác định hạn mức tín dụng đối với dự án vay vốn.
2.1.2.3 Các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cụ thể.
Đây là các căn cứ được các cán bộ thẩm định của Chi nhánh sử dụng thường xuyên để thẩm định khía cạnh kỹ thuật công nghệ của dự án, đồng thời là cơ sở để tính toán chi phí cho dự án, từ đó thẩm định mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ thực hiện dự án.
2.1.2.4 Các quy ước, thông lệ quốc tế
Các hoạt động kinh tế sau khi đất nước hội nhập, ngoài việc tuân thủ luật trong nước còn phải tuân thủ các điều ước và các thông lệ quốc tề như các điều ước chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay giữa Nhà nước với Nhà nước…Nếu dự án chỉ tuân theo luật trong nước mà vi phạm các điều ước đó thì có thể sẽ bị kiện dẫn đến phá sản không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Chính vì vậy mà các cán bộ thẩm định của Chi nhánh đã thường xuyên theo dõi và cập nhật các quy ước, điều ước thông lệ mới làm căn cứ để thẩm định các dự án vay vốn góp phần giảm rủi ro và tăng lợi nhuận cho đơn vị.
2.1.2 Quy trình thẩm định cho vay dự án
Căn cứ vào quy trình tín dụng của VCB Hải Dương thì quy trình thẩm định dự án vay vốn của chi nhánh được tiến hành qua các bước sau:
Công việc
Phòng thực hiện
Bước 1: Cán bộ phòng khách hàng xem xét tối thiểu các nội dung sau:
-Tính đầy đủ và hợp lệ về hình thức bề ngoài của hồ sơ.
-Thông tin cập nhật về những thay đổi quan trọng của Khách hàng so với thời điểm được xác định Giới hạn tín dụng nếu có.
-Thông tin liên quan đến nhu cầu tín dụng cụ thể đang đề cập, phương án kinh doanh, nguồn trả nợ, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết và biện pháp bảo đảm tiền vay;
-Sự phù hợp của nhu cầu tín dụng đối với chính sách tín dụng, giới hạn tín dụng và các điều kiện đã được duyệt
Phòng Khách hàng
Bước 2: Thẩm dịnh đề xuất tín dụng
a)Căn cứ các thông tin thu thập được để thẩm định rủi ro đối với đề xuất cấp tín dụng của khách hàng. Các nội dung tối thiểu cần thẩm định bao gồm:
-sự phù hợp của việc cấp tín dụng với giới hạn tín dụng đã duyệt (nếu có), các quy định có liên quan của pháp luận và chính sách quản lý rủi ro.
-Tính khả thi, hiệu quả và mức độ rủi ro (nếu có) liên quan đến phương án kinh doanh của khách hàng;
-Khả năng trả nợ của khách hàng;
-Biện pháp bảo đảm tín dụng.
b)Lập báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng theo mẫu
-Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng phải có ý kiến của cán bộ thẩm định và trưởng phòng Khách hàng;
-Phản ánh đầy đủ, rõ ràng, trung thực đề nghị cấp tín dụng của Khách hàng.
-Thẩm định rủi ro của khoản tín dụng;
-Thể hiện mạch lạc, rõ rảng không tẩy xoá;
-Kết luận rõ ràng:
+Trị giá cấp tín dụng;
+Phương thức cấp tín dụng;
+Các điều kiện cấp tín dụng khác;
+Biện pháp bảo đảm tín dụng.
Phòng Khách hàng
Bước 3: Phê duyệt tín dụng
Căn cứ những nội dung và đề xuất cho vay, cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt vào báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, ý kiện phê duyệt tín dụng phải thể hiện rõ ràng trên báo cáo thẩm địnhvà đề xuất tín dụng, trong đó kết luận rõ ràng đồng ý/không đồng ý/đồng ý nhưng bổ sung điều kiện đối với ý kiến của Phòng Khách hàng.
Giám đốc/Cấp có thẩm quyền
Khách hàng
Phòng Khách hàng
Người có thẩm quyền quyết định cho vay
Yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu
Hồ sơ
Lập báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng
Thẩm định chi tiết dự án
Thu thập thông tin
Nhận hồ sơ
Xét duyệt cho vay
2.1.3 Các phương pháp thẩm định dự án vay vốn
Việc thẩm định một dự án là một công việc rất quan trọng và phức tạp. Dự án đầu tư chỉ được thẩm định một cách đầy đủ và chính xác khi có phương pháp khoa học, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn và nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo các phương pháp khác nhau tuỳ theo từng nội dung và yêu cầu của các dự án mà sử dụng phương pháp thẩm định cho phù hợp. Hiện nay, VCB Hải Dương đang sử dụng các phương pháp thẩm định sau
2.1.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự
Đây là phương pháp được tiến hành theo trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Thẩm định tổng quát chỉ cho một cái nhìn khái quát về dự án mà không thể đưa ra kết luận đồng ý hay không đồng ý cho vay vốn, quyết định tài trợ vốn hay không chỉ được đưa ra sau khi tiến hành thẩm định chi tiết.
2.1.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng phổ biến trong quá trình thẩm định. Phương pháp này được dung để so sánh các chỉ tiêu của dự án đang xem xét với các dự án tương tự trong quá khứ hoặc so với các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, quy định đã được đề ra. Việc so sánh này giúp cán bộ thẩm định có cái nhìn tổng quát về hiệu quả và tính khả thi của dự án. Biên pháp này được VCB Hải Dương thường xuyên sử dụng trong quá trình thẩm định dự án vay vốn.
2.1.3.3 Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này được dung để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả của dự án, nhằm xem xét độ nhạy cảm của các chỉ tiêu tính toán đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Phân tích độ nhạy giúp Ngân hàng có thể lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao để tài trợ vốn. Đồng thời, thông qua phân tích độ nhạy mà cán bộ thẩm._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26395.doc