MỤC LỤC
MỘT SỐ THUẬT NGỮ
SMEDF: Quỹ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ
EC: Ủy ban châu Âu
DAF: Quỹ hỗ trợ phát triển
Ban UTĐT:.Ban Ủy thác đầu tư
Phòng NV: Phòng nguồn vốn
NHTM.: Ngân hang thương mại
UBCK: Ủy Ban chứng khoán
TMCP: Thương mại cổ phần
LỜI MỞ ĐẦU
Với chủ trương của nhà trường trong quá trình đào tạo là tạo điều kiện cho sinh viên có thể nắm vững được nhưng kiến thức đã học và biết cách vận dụng những kiến thức đó trong môi trường kinh doanh năng động như hiện nay nên nhữn
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sinh viên năm thứ tư được nhà trường tổ chức đi thực tập. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế đầu tư nên em đã chọn thực tập tại ngân hàng để phù hợp với ngành học của mình. Với những môn chuyên ngành đã được học, em đã xin vào phong Kinh doanh để có thể hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ ngân hàng, các trình tự của một hồ sơ tin dụng…
Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam nói riêng là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính - Tiền Tệ và dịch vụ ngân hàng, làm sao để đạt hiệu quả kinh doanh tạo ra lợi nhuận là một vấn đề lớn được đặt ra hàng đầu. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Techcombank đã phát huy tốt vai trò của mình góp phần thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu vốn cũng như cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ tiện ích cho người sử dụng và trở thành Ngân Hàng đô thị đa năng hàng đầu Việt Nam. Với nhứng lý do trên em đã nộp đơn xin thực tập tai Ngân hàng Techcombank.
Sau 3 tuần thức tập tại Chi nhánh Techcombank Lý Thường Kiệt, em đã có cơ hội hiếu biết hơn rất nhiếu về hoạt động của ngân hàng, có cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đặc biệt là được tham gia vào công việc của cán bộ tín dung. Và trong quá trính thực tập em đã hoàn thành xong bản báo cáo thực tập tổng hợp. Em xin chân thành cám ơn cô giáo Thạc sỹ Phan Thu Hiền cùng toàn thể các anh chị tại phong Kinh doanh Chi nhánh Techcombank Lý Thường Kiệt đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp.
Phần I: Thực trạng các hoạt động có liên quan đến đầu tư và quản lý đầu tư của Techcombank chi nhánh Lý Thường Kiệt
1.Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Techcombank
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Techcombank
1.1.1Quá trình hình thành :
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993: Theo giấy phép hoạt động số 0400/NH-GP do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 06/08/1993, giấy phép thành lập số 1534/QĐ-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp 04/09/1993, giấy phép kinh doanh số 055697 do Trọng tài kinh tế Hà Nội (nay là Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) cấp 07/09/1993, ngày 27/09/1993 NHTM Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được chính thức thành lập. NHTM Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những NHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
1.1.2.Các mốc phát triển :
Năm 1994-1995:
- Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
Năm 1996:
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội.
- Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh.
- Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
Năm 1998:
- Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
Năm 1999:
- Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng.
- Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
Năm 2001:
- Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng.
- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Năm 2002:
- Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nôi.
- Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng.
- Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng.
- Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội.
Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước.
- Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng..
Năm 2003:
- Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng.
- Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động.
- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004.
Năm 2004:
- Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng.
- Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng.
- Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng.
- Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng.
- Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.
Năm 2005:
- Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu.
- Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên
Năm 2006:
- Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia.
- Tháng 2/2006: Phát hành chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân.
- Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao.
- Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7.
- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.
- Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ..
Năm 2007:
- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD
- Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007.- HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank. .
- Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06.
- Là năm phát triển vượt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại.
- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường - Triển khai chương trình “Khách hàng bí mật” đánh giá chất lượng dịch vụ của các giao dịch viên và điểm giao dịch của Techcombank..
Năm 2008:
- 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn
- 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
- 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM
- 06/2008: Tài trợ cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2008
- 08/08/2008: Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC
- 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao tặng
- 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng
- 09/2008: Ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa
- 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng
Bảng 1: Vốn điều lệ, số lượng chi nhánh, số lượng nhân viên qua các năm:
Năm
1993
1996
1999
2002
2004
2006
2007
2008
2009
Vốn điều lệ (Tỷ đồng)
20
70
80,2
117,8
412
1.500
2.521
3.642
4.364
Số lượng CN, PGD và Hội sở
1
5
7
13
25
87
130
170
185
Số nhân viên (Người)
20
92
164
377
545
1584
2400
4000
5800
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2009 techcombank)
-Từ bảng trên ta thấy sau 16 năm thành lập và đi vào hoạt động Techcombank đã ngày càng lớn mạnh.Với sự phát triển tăng cả về lượng và chất, vị trí của Techcombank ngày càng được khẳng định.Tỷ lệ vốn điều lệ gia tăng mạnh trung bình hàng năm khoảng trên 60%.Hiện nay Techcombank là ngân hàng có vốn điều lệ đứng thứ 2 trong các ngân hàng cổ phần.Techcombank có mạng lưới rộng khắp cả nước.với 185 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Đội ngũ công nhân viên của Techcombank được chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ.Tuổi trung bình cán bộ công nhân viên của Techcombank là 28. Với đội ngũ lao động trẻ hóa và năng động đang là lợi thế lớn giúp Techcombank có thể cạnh tranh cùng các ngân hàng khác.Đặc biệt với việc coi khách hàng là trung tâm của sự phát triển.Techcombank chú trọng đến việc lắm bắt tâm lý của khách hàng, với nhiều dịch vụ đa dạng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.Điều đó góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng tín dụng của Techcombank.
1.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban Techcombank
1.2.1. Cơ cấu tổ chức:
Bảng 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hội sở chính của Ngân hàng Techcombank.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TECHCOM BANK
Ban
Quản lý Chất lượng
Ban Phát triển SP-DV Ngân hàng doanh nghiệp
Ban Đào tạo
Văn phòng
Phòng Tiếp thị Phát triển SP & Chăm sóc Khách hàng
Phòng Quản lý Tín dụng
Phòng Quản lý Nhân sự
Phòng
Kế toán Tài chính
Phòng Kiểm soát Nội bộ
Trung tâm Thẻ
Trung tâm Thanh toán QT & Ngân hàng Đại lý
Phòng Kế hoạch Tổng hợp
Phòng QL Nguồn vốn, Giao dịch tiền tệ và Ngoại hối
TCB Thăng Long
TCB Hoàn Kiếm
TCB
Chương
Dương
TCB Hải Phòng
TCB Hưng Yên
TCB Lào Cai
TCB Vĩnh Phúc
TCB
Đà Nẵng
TCB tp Hồ Chí Minh
TCB Bắc Ninh
Ban Tổng Giám Đốc
Nguồn: báo cáo thường niên Techcombank
Bảng 3:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Techcombank chi nhánh Lý Thường kiệt
Giám Đốc
Bán
Lẻ SME
Kho Quỹ
Kế Toán
Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp
Phòng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phòng kinh doanh
Nguồn.Techcombank Lý Thường Kiệt
1.2.2.Bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ các phòng ban Techcombank .
Bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động của Techcombank bao gồm : Ban Tổng Giám đốc, 13 phòng, ban nghiệp vụ và các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố.
Ban tổng giám đốc: Gồm 1 Tổng giám đốc và 4 phó Tổng giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó Tổng giám đốc là người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với mọi hoạt động của ngân hàng. Bốn phó Tổng giám đốc làm nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ của Tổng giám đốc.
Trung tâm Thẻ: Quản lý và phát hành các loại thẻ: ATM, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…
Trung tâm Thanh toán Quốc tế và Ngân hàng đại lý: Chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế như thanh toán chuyển tiền bằng điện đi nước ngoài để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu, thanh toán nhờ thu chứng từ, thanh toán thư tín dụng chứng từ ( L/C ), mua bán trao đổi ngoai tệ…
Phòng Kiểm soát Nội bộ: Chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, các quy định của NHNN nhằm đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của ngân hàng.
Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống, quản trị rủi ro tín dụng.
Phòng Kế toán Tài chính: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu từ các chi nhánh, lập các báo cáo tài chính hàng năm của toàn hệ thống, xây dựng các chỉ tiêu tài chính cho năm kế hoạch. Quyết toán các kế hoạch thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng các quỹ nghiệp vụ của ngân hàng.
Phòng Quản lý Nguồn vốn, Giao dịch tiền tệ và Ngoại hối: Quản lý nguồn vốn, cân đối điều hoà nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Quản lý nguồn tiền tệ, các giao dịch tiền tệ và nguồn ngoại hối.
Phòng Quản lý Nhân sự: Quản lý và theo dõi nhân sự, chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên cho ngân hàng, thực hiện các chế độ về bảo hiểm, trợ cấp…đối với người lao động.
Phòng Quản lý Tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng các chiến lược, kế hoạch tín dụng, đánh giá, thẩm định các dự án tín dụng, phân loại nợ, tìm biện pháp hạn chế tối thiểu nợ quá hạn, kiểm tra đôn đốc sát sao việc thu nợ.
Phòng Tiếp thị, Phát triển sản phẩm và Chăm sóc Khách hàng: Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá thương hiệu, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của ngân hàng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng như trao quà khuyến mãi, tư vấn miễn phí cho khách hàng…
Văn phòng: Là nơi thu thập các giấy tờ tài liệu cần thiết cho mọi hoạt động của ngân hàng, làm công tác hành chính, văn thư, lưu trữ…
Ban Đào tạo: Có nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, ngoài các lớp đào tạo nội bộ còn phối hợp đào tạo cán bộ với các Trung tâm đào tạo uy tín ở bên ngoài, để ngày càng năng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ của ngân hàng.
Ban Phát triển Sản phẩm - Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp: Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp như : dịch vụ mở tài khoản, tín dụng doanh nghiệp, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế…
Ban Quản lý Chất lượng: Triển khai và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 20002.
Các chi nhánh Techcombank: Làm nhiệm vụ huy động vốn từ các thành phần kinh tế, cho vay, mở tài khoản và cung ứng các dịch vụ ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng.
1.2.3. Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh Techcombank Lý Thường Kiệt
Huy động tiền gửi bằng sổ/tài khoản tiết kiệm với VND, vàng, ngoại tệ.
Nhận uỷ thác đầu tư và tài trợ các dự án đầu tư.
Cho vay vốn lưu động, vay đầu tư dự án bằng VND, vàng và ngoại tệ.
Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng: thấu chi, mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà, du học, mua ô tô.
Cho vay cổ phần hoá doanh nghiệp, kinh doanh chứng khoán, vay cầm cố chứng từ có giá.
Kinh doanh mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế; tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán; quyền chọn mua, bán ngoại tệ, hợp đồng tương lai hàng hoá.
Dịch vụ ngân quỹ, thanh toán và chuyển tiền nhanh trong nước, chuyển tiền nhanh Techcombank/Western Union/Xoom, trả lương qua tài khoản, bảo quản tài sản, xác nhận tài chính, trung gian mua bán nhà.
Phát hành thẻ tín dụng Master Card, Visa và thẻ thanh toán đa năng F@stAccess
Chiết khấu các chứng từ có giá Dịch vụ Internet Banking
Dịch vụ ngân hàng tự động Homebanking
Dịch vụ thanh toán từ xa cho doanh nghiệp Telebank.
2.Thực trạng các hoạt động liên quan đến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Ngân hàng Techcombank
2.1.Thực trạng các hoạt động có liên quan đến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Ngân hàng Techcombank
2.1.1.Hoạt động huy động vốn.
Trong những năm gần đây Techcombank đã thực hiện việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo sát các biến động của lãi suât ngoại tệ trên thị trường quốc tế và lãi suất đồng Việt Nam tại thị trường trong nước. Đến hết tháng 12.2009, tổng tài sản của Techcombank đã đạt con số 59.523 tỷ đồng, tăng 42% so với cuối năm 2008. Vốn huy động từ khu vực dân cư đạt 29.733 tỷ đồng, tăng 80% so với cuối năm 2008, huy động từ khu vực tổ chức kinh tế tăng 11,8% so với đầu năm, đạt 11.358 tỷ đồng. Tổng tài sản của Techcombank năm 2008 đạt 17.326 tỷ đồng, năm 2009 đạt 39.542 tỷ đồng, tăng 128%. Năm 2006 và 2007 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, lượng vốn đổ vào thị trường chứng khoán cũng tăng lên đáng kể. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư rót vào thị trường chứng khoán tăng lên mạnh. Thực tế đó đã đặt ra thử thách không nhỏ cho công tác huy động vốn của Techcombank nói riêng và của các NHTM nói chung. Tuy nhiên, có thể nói công tác huy động vốn trong năm 2006 của Techcombank là điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Tăng trưởng huy động vốn từ khu vực dân cư:
Đơn vị:Tỷ VND
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Vốn huy động
3.891
8.695
14.452
21.873
29.733
( Nguồn:Techcombank chi nhánh lý thường Kiệt)
Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, huy động dân cư còn được thúc đẩy nhờ vào chính sách chăm sóc khách hàng và những cải tiến liên tục trong quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tăng thêm tiện ích cho khách hàng. Đặc biệt, nhờ chú trọng phát triển sản phẩm huy động tiết kiệm trên nền công nghệ tài khoản như Tiết kiệm đa năng, Tiết kiệm trả lãi định kỳ, Tiết kiệm giáo dục,… các sản phẩm huy động vốn cải tiền khác cũng đang dần dần thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của khách hàng. Các chương trình khuyến mại, tăng quà,… cũng góp phần quan trọng thúc đẩy công tác huy động vổn của Ngân hàng.
Tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp 2009 tăng 11,8% so với đầu năm 2008, đạt 11.358 tỷ đồng.
Tăng trưởng huy động vốn từ doanh nghiệp:
Đơn vị:Tỷ VND
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Vốn huy động
2.096
3.882
6.825
10.018
11.358
Nguồn.Báo cáo thường niên Techcombank năm 2009
2.1.2.Hoạt động tín dụng:
Trong năm 2009, những khó khăn trong hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng khiến cho hoạt động tín dụng của Techcombank cũng bị ảnh hưởng, giảm hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn thu lớn từ các dịch vụ ngân hàng, tài trợ thương mại đã giúp Techcombank duy trì được mức lợi nhuận khá cao so với các ngân hàng khác. Dự báo trong năm 2010, các hoạt động dịch vụ sẽ chiếm đến 67% lợi nhuận trước thuế của Techcombank và bù đắp cho hoạt động tín dụng, vốn có nhiều ảnh hưởng do Ngân hàng Nhà nước chủ trương thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát.Mặc dù tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhưng huy động vốn của Techcombank cũng tăng khá mạnh để duy trì sự an toàn thanh khoản của ngân hàng. Theo thống kê, tỷ số dư nợ /huy động vốn của ngân hàng vào khoảng 64%, chỉ cao hơn so với ACB, tương đương với STB và thấp hơn nhiều so với nhiều ngân hàng còn lại trong hệ thống. Đây được xác định là rủi ro lớn nhất của hệ thống ngân hàng trong năm 2010. Sự an toàn về tính thanh khoản là cơ sở để Techcombank duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong tương lai.Với dự báo lãi suất sẽ tăng trong năm 2010, Techcombank sẽ ít được hưởng lợi từ sự biến động giá trái phiếu như năm 2008. Techcombank có tỷ lệ dự phòng tín dụng/dư nợ cho vay ước tính ở mức 2.25% vào năm 2009, và là một tỷ lệ trích lập cao so với các ngân hàng có cùng mức tỷ lệ nợ xấu.
Tuy nhiên sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân tăng lên, nhu cầu của các cá nhân về sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng cao và tinh tế hơn. Thói quen tích lũy đang dân thay thế bởi một hành vi tiêu dùng mới, thay vì tích lũy người dân dã quen với các sản phẩm tín dụng ngân hàng, tạo lập một cuộc sống tiện nghi ngay băng nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng. Các sản phẩm của Techcombank đưa ra đã được chuyên biệt hóa, phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng, không chỉ đơn thuần là các sản phẩm đơn lẻ mà đã được tăng cường sự hỗ trợ công nghệ trong quy trình, bán chéo sản phẩm, như: Thẻ thanh toán, dịch vụ tài khoản, sản phẩm huy động, cho vay nhà, tín dụng tiêu dùng... Techcombank đã trở thành một trong số ít ngân hàng có tỷ trọng thu dịch vụ trong doanh thu và lợi nhuận cao, tránh phụ thuộc nguồn thu tập trung lớn vào tín dụng và hoạt động đầu tư có mức độ rủi ro cao.Điều này hướng tới sự phát triển bền vững của Techcombank.
2.1.3. Hoạt động thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế tiếp túc là thế mạnh của Techcombank trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng TMCP có thị phấn cao nhất về thanh toán quốc tế. Chất lượng thanh toán quốc tế ổn định với tỷ lệ điện chuẩn đạt mức 99,1% được nhiều định chế tài chính uy tín trên thế giới công nhân trong nhiều năm liên tục như Citibank, the Bank of NewYork, Vachovia,… Ngoài ra, Techcombank cũng được khách hàng công nhận là ngân hàng đạt hiệu quả cao trong thanh toán quốc tế cũng như tài trợ thương mại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tính nhanh chóng và chính xác.
Techcombank là ngân hàng năng động nhất trong lĩnh vực tài trợ thương mại và đóng góp tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Techcombank đang phục vụ gần 20.000 doanh nghiệp trong cả nước. Nhiều tổ chức quốc tế đã tín nhiệm và lựa chọn Techcombank là ngân hàng giải ngân cho nhiều dự án lớn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: IFC, WB, ADB, SECO,... Doanh số phát vay tài trợ Thương mại của Techcombank năm 2009 đạt 15.000 tỷ đồng, doanh số Thanh toán Quốc tế đạt 3.357 triệu USD. Với nhiều gói sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn trong đó nổi bật là: Tài trợ xuất khẩu và thanh toán quốc tế, Techcombank hướng tới cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn nước ngoài, chi phí cạnh tranh với cả ngân hàng ngoại và ngân hàng trong nước, đồng thời có những đổi mới mạnh mẽ để phù hợp với tình hình biến đổi trên thị trường tài chính và nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó Techcombank cũng chú trọng và hỗ trợ tích cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bằng việc trở thành ngân hàng ủy thác thanh toán cho Sàn Giao dịch cà phê đầu tiên tại Việt Nam và gói dịch vụ Cho vay nông sản nhiều ưu đãi. Với dịch vụ “24h để vay” Techcombank còn đồng hành thân thiết với các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế.
2.1.4.Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng
Techcombank vẫn tiếp tục là một ngân hàng có hoạt động tích cực trên thị trường tiền gửi liên ngân hàng. Tính đến thởi điểm 31/12/2009 số dư tiền gửi của Techcombank tại các tổ chức tín dụng là 10.602 tỷ đồng (tăng 118% so với thời điểm cùng kỳ năm 2008) trong đó 1.298 tỷ đồng là tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và 9.304 tỷ đồng là tiền gửi tại các ngân hàng khác.
Tiền gửi và tiền ủy thác của các ngân hàng tại Techcombank cũng đạt con số 8.459 tỷ đồng tăng 3388 tỷ đồng so với cuối năm 2008, tốc độ tăng trưởng là 67%.
Trên thị trường kinh doanh chứng từ có giá, Techcombank cũng đạt sự tăng trưởng tốt. Nghiệp vụ kinh doanh các giấy tờ có giá vượt hơn 26% so với kế hoạch. Đến cuối năm 2009 số dư của nghiệp vụ này là 6.842 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm 2008.
2.1.5.Hoạt động thẩm định dự án.
2.1.5.1.Quy trình thẩm định dự án:
Bảng 4: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án.
Tiếp nhận hồ sơ khách hàng
Chuyên viên khách hàng
lãnh đạo phòng
Lãnh đạo chi nhánh
Kí hợp đồng
Giải ngân thu nợ
Phê duyệt
-Các bước chính thực hiện như sau:
Bước 1- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ, vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
Bước 2- Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị Cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoắc giải trình rõ thêm.
Bước 3- Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án, trình trưởng phòng thẩm định xem xét.
Bước 4- Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
Bước 5- Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng phòng thẩm định thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kém Báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng
2.1.5.2.Nội dung thực hiện thẩm định dự án tại ngân hàng techcombank.
Một dự án chỉ được chấp nhận cho vay khi ngân hàng đã tin tưởng chắc chắn vào thái độ sẵn sàng trả nợ của khách hàng. Để có được quyết định chính xác trong việc cấp tín dụng ngân hàng tiến hành thẩm định những nội dung và các bước sau:
- Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu của dự án.
- Thẩm định nội dung thị trường của dự án.
- Thẩm định nội dung kỹ thuật của dự án.
- Thẩm định nội dung tài chính của dự án.
- Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
- Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội.
Để công tác thẩm định và cho vay đạt được hiệu quả cao nhất thì các ngân hàng nói chung cũng như Techcombank Lý Thường Kiệt nói riêng đều phải sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp thẩm định sau:
- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu.
Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động.
Trong việc sử dụng phương pháp so sánh cần lưu ý các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, cần hết sức tranh thủ ý kiến của cơ quan chuyên môn, chuyên gia (kể cả thông tin trái ngược), tránh khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc.
- Phương pháp thẩm định theo trình tự.
Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luân sau.
Thẩm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính phù hợp, tính hợp lý của một dự án.
Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lỷ dự án dự kiến. Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thỏa mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung.
Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật – công nghệ - môi trường, kinh tế… phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tùng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước.
- Phương pháp thẩm định dựa trên việc phát triển độ nhạy cảm của dự án.
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai với dự án, như vượt chi phí đầu tư, không đạt công suất thiết kế, giá các chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi… khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vồn của dự án.
- Phương pháp dự báo.
Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án.
- Phương pháp triệt tiêu rủi ro.
Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro phát sinh ngoài ý muốn chủ quan. Để đảm bảo tính vững chắc và dự án có hiệu quả, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.
Hiên nay một số loại rủi ro trên đã được quy định bắt buộc phải có biện pháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng.
2.1.6.Hoạt động cho vay theo dự án tín dụng trung và dài hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bảng 5: Sơ đồ quy trình cho vay
TRÁCH NHIỆM
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
THAM CHIẾU
BAN UỶ THÁC ĐẦU TƯ
Thông báo về nguồn SMEDF
Xem điểm 1
PHÒNG NGUỒN VỐN
BACK-OFFICE
Tiếp nhận và quản lý vốn vay
Xem điểm 2
CHI NHÁNH
Gửi hồ sơ
Xem điểm 3
BAN ỦY THÁC ĐẦU TƯ
Kiểm soát
Xem điểm 4
PHÒNG THẨM ĐINH & QLRR TÍN DỤNG
Kiểm tra lại
Xem điểm 5
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Phê duyệt
Xem điểm 6
BAN UỶ THÁC ĐẦU TƯ
Thông báo kết quả đến chi nhánh
Xem điểm 7
PHÒNG NGUỒN VỐN
BACK-OFFICE
Hạch toán cho chi nhánh/
Theo dõi
Xem điểm 8
CHI NHÁNH
Cho khách hàng vay
Xem điểm 9
BAN ỦY THÁC ĐẦU TƯ
Theo dõi nguồn/Yêu cầu thông tin báo cáo
Xem điểm 10
CHI NHÁNH
Thực hiện chuyển trả vốn vay nguồn quỹ SMEDF
Xem điểm 11
BAN ỦY THÁC ĐẦU TƯ
P.THẨM ĐINH&QLRR
Tổng hợp báo cáo nộp SMEDF
Xem điểm 12
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Ký duyệt
Xem điểm 13
PHÒNG NGUỒN VỐN
BACK-OFFICE
Trả vốn/lãi cho SMEDF
Xem điểm 14
Điểm 1. Thông báo về nguồn vốn SMEDF
Ban Uỷ thác Đầu tư gửi thông báo về đợt rút vốn từ nguồn vốn của SMEDF đến Phòng nguồn vốn kèm theo Thông báo rút vốn, Giấy nhận nợ và Cam kết thanh toán theo các Mẫu MB-SMEDF/01, MB-SMEDF/02, MB-SMEDF/03.
Ban Uỷ thác Đầu tư thông báo nguồn vốn và điều kiện vay vốn đến các Chi nhánh và Phòng thẩm định và Quản lý rủi ro tín dụng-Khối quản lý khách hàng doanh nghiệp.
Điểm 2. Tiếp nhận vốn vay
Phòng Nguồn vốn/bộ phận Back-Office chịu trách nhiệm tiếp nhận đủ nguồn vốn giải ngân của quỹ SMEDF.
Điểm 3. Gửi hồ sơ
Nếu có nhu cầu nguồn vốn trung dài hạn cho các khoản vay đã được duyệt, các Chi nhánh có nhu cầu vốn gửi hồ sơ đến Ban Uỷ thác Đầu tư.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao Tờ trình thẩm định cho vay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tờ trình sử dụng nguồn vốn SMEDF: trình Ban Tổng Giám đốc phê duyệt, nội dung nêu rõ số tiền đề nghị sử dụng, thời hạn, tiến độ giải ngân và phải phù hợp với Tờ trình thẩm định (theo mẫu MB-SMEDF/04).
Điểm 4. Kiểm soát các điều kiện khoản vay
Ban Ủy thác Đầu tư kiểm soát hồ sơ theo các điều kiện của khoản vay theo các điều kiện lựa chọn dự án cho vay lại đồng thời kiểm tra số dư của nguồn vốn này vẫn còn, chuyển hồ sơ đến Phòng thẩm định và Quản lý rủi ro tín dụng-Khối quản lý khách hàng doanh nghiệp. Nếu không đủ điều kiện, nêu rõ lý do và chuyển trả lại Chi nhánh.
Điểm 5. Kiểm tra lại các điều kiện khoản vay
Phòng Thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng-Khối quản lý khách hàng doanh nghiệp kiểm soát hồ sơ, nếu khoản vay đủ điều kiện theo theo các điều kiện lựa chọn dự án cho vay lại. Nếu không đủ điều kiện, nêu rõ lý do và chuyển trả lại Chi nhánh. Nếu đủ, chuyển cho Ban Uỷ thác đầu tư. Sau đó, Ban Uỷ thác đầu tư trình Ban Tổng Giám đốc phê duyệt.
Điểm 6. Phê duyệt
Ban Tổng Giám đốc phê duyệt các khoản vay được sử dụng nguồn vốn SMEDF. Nếu không đồng ý, chuyển lại cho Ban Uỷ thác đầu tư để chuyển lại cho Chi nhánh.
Điểm 7. Thông báo kết quả đến các bộ phận liên quan
Sau khi được phê duyệt, Ban Uỷ thác Đầu tư thông báo kết quả đồng thời đến Phòng Nguồn vốn và đến Chi nhánh các khoản vay được Ban Tổng Giám đốc phê duyệt.
Điểm 8. Chuyển vốn cho chi nhánh
Ban Uỷ thác đầu tư ký hợp đồng với chi nhánh, nội dung cho chi nhánh vay lại với lãi suất SMEDF cho vay và thời hạn giải ngân, thời hạn cho vay là lịch trả nợ theo phê duyệt của Ban Tổng Giám đốc.
Đồng thời, Ban Uỷ thác đầu tư chuyển hợp đồng đã ký cho P._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26239.doc