LỜI MỞ ĐẦU
Ngành ngân hàng Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân và cũng để phù hợp với quá trình hội nhập của đất nước. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong những năm qua tuy nhiên ngành ngân hàng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có thể sánh tầm thế giới. Sau nhiều năm phát triển rất nhanh và nóng với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trên 30%/ năm, nửa cuối năm 2007 đầu năm 2008, Việt Nam đã bắt đầu có d
19 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (TechcomBank) Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu hiệu lạm phát trầm trọng. Đến cuối năm 2007, lạm phát so với cùng kỳ năm 2006 là 12.6%. Những tháng đầu năm 2008, lạm phát vẫn tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng một loạt chính sách thắt chặt tiền tệ dồn dập nhằm kiềm chế lạm phát dẫn tới tình trạng thiếu thanh khoản của rất nhiều ngân hàng. Điều này dẫn đến cuộc đua lãi suất đã làm náo loạn thị trường ngân hàng trong một khoảng thời gian ngắn buộc ngân hàng nhà nước phải sử dụng các biện pháp kiểm soát mang nặng tính hành chính ( áp dụng trần lãi suất ) để ổn định. Cho đến nửa cuối năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế càng rơi vào tình trạng khó khăn mặc dù tỷ lệ lạm phát giảm. Có thể nói, năm 2008 vửa qua là một năm hết sức khó khăn đối với ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank, với tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý của mình, đã vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển vươn xa hơn trong tương lai.
Là sinh viên năm cuối của Khoa Ngân hàng – Tài chính trường đại học Kinh tế quốc dân, em đang thực hiện chương trình thực tập cuối khóa tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank chi nhánh Đông Đô. Trong 5 tuần thực tập tại đây, em đã có cơ hội được tìm hiểu khái quát về chi nhánh. Em sẽ trình bày những vấn đề đó trong báo cáo thực tập tổng hợp dưới đây với các nội dung chính sau:
Phần 1: Giới thiệu chung về Techcombank Đông Đô.
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Techcombank Đông Đô.
Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Đông Đô.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về Techcombank Đông Đô
1.1. Giới thiệu chung về Techcombank
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Các cột mốc lịch sử: 1994-1995- Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng.- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
1996- Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội.- Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh.- Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
1998- Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội.- Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
1999- Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng.- Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
2000- Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội.
2001- Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng.- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
2002- Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nôi.- Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng.- Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng.- Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước.- Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng.- Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng.
2003- Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.- Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng.- Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động. - Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004.
2004- Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng.- Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng.- Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng. - Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng.- Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.
2005- Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu.- Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (Hà Nội).- 21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng.- 29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus.- 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5.
2006- Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia.- Tháng 2/2006: Phát hành chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân.- Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao.- Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7.- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.- Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ.- Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ.- Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.- Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.
2007
- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD
- Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007.
- HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank.
- Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập Khối Quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân.
- Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06.
- Là năm phát triển vượt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại.
- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường
- Triển khai chương trình “Khách hàng bí mật” đánh giá chất lượng dịch vụ của các giao dịch viên và điểm giao dịch của Techcombank.
- Ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới: như các chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tín dụng tiêu dùng, các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như Tài trợ nhà cung cấp; các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như F@st i-Bank, sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay.
- Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng.
2008
- 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn
- 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
- 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM
- Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800 588 822, …
- 06/2008: Tài trợ cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2008
- 08/08/2008: Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC
- 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao tặng
- 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng
- 09/2008: Ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa
- 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng.
1.2. Giới thiệu về NHTMCP kỹ thương Techcombank - chi nhánh Đông Đô
- Tên đầy đủ của tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ
- Địa chỉ liên hệ: Tầng 1, tòa nhà 18T1 Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Số điện thoại:04.2511032 Fax: 04.2511035
- Quyết định thành lập số: 2419/GP – UB
Cơ quan cấp: UBND TP. Hà Nội, cấp ngày 23 tháng 04 năm 1996.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 305022
Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, cấp ngày 15 tháng 05 năm 1996.
Một số thành tích đã đạt được trong những năm qua:
- Hoàn thành xuất sắc phát hành chứng chỉ Phát Lộc đầu xuân năm 2006
- Được đánh giá là một trong những chi nhánh có thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình nhất toàn Techcombank năm 2007
1.3. Cơ cấu tổ chức của Techcombank – chi nhánh Đông Đô
Mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank Thăng Long là một mô hình hiện đại, bao gồm các phòng ban như: phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, phòng kế toán thanh toán và d ịch vụ ngân hàng, phòng ngân quỹ, phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng thanh toán quốc tế, tổ kiểm tra nội bộ,... Việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm.
Chính vì vậy, có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình sau:
Phòng giám đốc
Phòng phó giám đốc
Phòng phó giám đốc
Phòng kế toán thanh toán và dịch vụ
ngân hàng
Phòng ngân quỹ
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính nhân sự
Phòng thanh toán quốc tế
- Phòng kế toán thanh toán và dịch vụ ngân hàng:
Chức năng của phòng là thu thập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của ngân hàng theo đối tượng, quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác.
Về dịch vụ ngân hàng, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn, thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, chi trả kiều hố i, dịch vụ bảo lãnh, chức năng marketing về thẻ.
- Phòng ngân quỹ:
Thực hiện thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam, giám định tiền thật, tiền giả; chuyển tiền mặt, séc du lịch; quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá; đ iều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ ngân hàng.
- Phòng kinh doanh:
Chức năng của phòng là đầu mố i trong quan hệ với khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu, xác định giới hạn tín dụng với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng; phối hợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như thẻ tín dụng, cho vay, ATM, ...
- Phòng hành chính nhân s ự:
Chức năng của phòng là thực hiện quản lý cán bộ nhân viên trong ngân hàng; bố trí, điều động, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng cán bộ; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên trong ngân hàng; thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng; Quản lý các nhiệm vụ về công tác hành chính, quản lý, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị cho ngân hàng; thực hiện quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh, quản lý lễ tân, phục vụ, bảo vệ ngân hàng; trực tiếp quản lý con dấu của ngân hàng, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, telex, in ấn và fax. Ngoài ra phòng còn quản lý tài liệu mật và bảo quản các tài liệu được lưu trữ tại kho của ngân hàng.
- Phòng thanh toán quốc tế:
Thực hiện các nghiệp vụ như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, chuyển tiền ra nước ngoài, thanh toán xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, chiết khấu chứng từ, ...
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Techcombank Đông Đô
2.1. Kết quả đạt được
- Tình hình huy động vốn
Năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam có nhiều biến động, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Techcombank Chi nhánh Đông Đô đã bám sát các chỉ tiêu đ iều hành của Techcombank để đưa ra những lộ trình đúng đắn trong mọi hoạt động của mình. Xác định công tác huy động vốn là một trong những trọng tâm hàng đầu của hoạt động kinh doanh, lãnh đạo chi nhánh đã đặt công tác huy động vốn là tiêu chí thi đua đối với toàn thể cán bộ nhân viên. Để thu hút khách hàng, Techcombank liên tục đưa ra những sản phẩm huy động vốn với mức lãi suất hấp dẫn, phong phú về thể loại, cam kết cung cấp dịch vụ tiền gửi an toàn và sinh lời nhất. Chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn trong chương trình Phát lộc đầu xuân và giải thưởng 1 tỷ đồng. Đặc biệt là khách hàng của chi nhánh đã may mắn trúng giải nhất, nhì và khuyến khích. Tổng vốn huy động đạt 690 tỷ đồng.
- Công tác kinh doanh dịch vụ
Số thẻ phát hàng mới trong năm 2008 của chi nhánh lên tới con số 15000 thẻ, tăng 200% so với 2007. Tiếp tục thực hiện theo chỉ thị trả lương qua thẻ cho nhân viên của chính phủ đã tạo điều kiện cho Techcombank có thêm nhiều khách hàng mới như Tòa án nhân dân tối cao, trường học và một số doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ khác.
- Dịch vụ cho vay tiêu dùng tín chấp
Chi nhánh liên kết với các siêu thị như Nguyễn Kim, nội thất nhà Xinh, hãng điện thoại NOKIA, cửa hàng xe máy trên địa bàn Hà Nội nhằm tăng dịch vụ cho vay tiêu dùng tín chấp. Đến cuối năm 2008, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 113.8% so với 2007.
- Dịch vụ cho vay mua nhà
Mặc dù năm 2008 có nhiều biến động về nên kinh tế, thị trường bất động sản dường như đóng băng nhưng dư nợ cho vay mua nhà của chi nhánh vẫn hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra đạt 120 tỷ đồng.
- Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp
Số lượng khác hàng là tổ chức kinh tế tăng mạnh khoảng gần 200 tổ chức. Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp đạt 380 tỷ đồng, tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp đạt 300 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ nhóm 3-5 liên tục giảm qua các năm và đang ở mức 1,2%.
- Thanh toán quốc tế
Đây cũng là một thế mạnh của Techcombank. Tuy nhiên, những công việc chính chủ yếu lại tập trung ở hội sở, do đó chi nhánh chỉ gần như chỉ làm những công việc nhỏ như bảo lãnh L/C, ủy nhiệm chi…
2.2. Hạn chế
Tự hào là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, Techcombank Đông Đô với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động đã đạt được những kết quả nhất đ ịnh về mọ i mặt. Song bên cạnh đó, chi nhánh vẫn còn một số hạn chế.
Với đội ngũ cán bộ trẻ, chi nhánh đôi lúc còn xảy ra lúng túng trong việc xử lý các nghiệp vụ với khách hàng. Dù đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ của chi nhánh đều là những người có trình độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ, sử dụng thành thạo máy vi tính nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Chính vì vậy, đôi khi mắc một số lỗi trong giao dịch với khách hàng, hoặc lúng túng khi gặp phải một số nghiệp vụ hơi khác biệt so với nghiệp vụ thông thường.
Cùng với mục tiêu của Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Techcombank là phát triển ngân hàng đ iện tử đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng, chi nhánh đã thu hút một lượng lớn khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng mình. Song những sự cố liên quan đến thẻ vẫn không thể tránh khỏ i như việc một số khách hàng gặp trục trặc khi sử dụng ATM. Tuy số khách hàng gặp trục trặc không lớn nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng.
2.3. Nguyên nhân
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008, không những phải đối mặt với những d iễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nộ i tại: Lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm. Cũng vì lẽ đó, hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới. Với lạm phát cao cùng tình hình kinh tế khó khăn, đã làm cho lãi suất huy động và lãi suất cho vay có những thời đ iểm tăng rất cao gây khó khăn cho chi nhánh. Cùng với đó việc gia tăng tín dụng cũng có thể dẫn đến khả năng rủi ro rất cao. Đặc biệt là gia tăng tín dụng với các doanh nghiệp khi mà họ đang gặp nhiều khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tín dụng cá nhân tuy điều kiện cũng như thủ tục cho vay thuận lợi, song cũng gặp phải khó khăn do giá cả hàng hóa trong nước tăng cao, lạm phát cao, người dân cũng tiêu dùng ít hơn.
Việc thực thi chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát, ngăn ngừa khủng hoảng kinh tế của Ngân hàng Nhà nước cũng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã có những phản ứng chính sách kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, đ iều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hố i và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng. Điều này đã làm cho chi nhánh có lúc thiếu vốn trong cho vay, đồng thời có lúc phải huy động vốn với lãi suất cao. Trước những tín hiệu khả quan về kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát của nước ta từ tháng
7/2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế. Khi mà các ngân hàng, trong đó có chi nhánh đã phải huy động một lượng vốn với lãi suất cao trong thời gian dài cũng đẩy lãi suất cho vay lên khá cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn vay cũng khó có khả năng vay được với lãi suất cao như vậy.
Với mục tiêu phát triển ngân hàng hiện đại nên các nghiệp vụ ngày một đa dạng và phức tạp nên các cán bộ của chi nhánh chưa thể đáp ứng được một số giao dịch phức tạp, hay gặp ách tắc với các giao dịch “có sự khác biệt” với các giao dịch khác.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của Techcombank chi nhánh Đông Đô
3.1. Định hướng phát triển của Techcombank chi nhánh Đông Đô trong thời gian tới.
Là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Techcombank, với mục tiêu xây dựng Ngân hàng Techcombank trở thành một ngân hàng lớn, hiện đại thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả, Techcombank chi nhánh Đông Đô đã đặt mục tiêu và các định hướng phát triển như sau:
- Mở rộng nâng cấp mạng lưới và các kênh hoạt động ngân hàng trên địa bàn cùng với đó là phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trên cơ sở công nghệ hiện đại.
- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ cho chi nhánh, nhằm tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao của chi nhánh, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Xây dựng trụ sở và tạo lập không gian giao d ịch ngân hàng hiện đại, khang trang, không ngừng hoàn thiện nâng cao ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ngân hàng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh và đa dạng hóa khách hàng.
- Cơ cấu lại tổ chức và hệ thống quản lý theo mô hình hướng tới khách hàng và theo chuẩn mực của ngân hàng hiện đại. Lành mạnh hoá hệ thống tài chính và tiến tới đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Techcombank Đông Đô.
- Tăng cường đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng nhằm nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao cho chi nhánh. Nguồn nhân lực luôn được coi là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Hệ thống ngân hàng ngoại thương nói chung và chi nhánh Thăng Long nó i riêng cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi, tinh thông về nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Đặc biệt những cán bộ phòng tín dụng có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc sẽ là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của chi nhánh. Bên cạnh đó, cần phải có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc. Vì vậy, chi nhánh không ngừng tiến hành đào tạo, đào tạo lại cũng như tuyển dụng mới cán bộ nhằm xây dựng cán bộ chất lượng cao, tạo thuận lợi cũng như thiện cảm cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Cán bộ tín dụng trình độ cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình thẩm định cho vay và chất lượng của tín dụng.
- Tăng cường tín dụng hợp lý với từng ngành nghề, nâng cao hiệu quả thẩm định dự án, quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng đối với từng doanh nghiệp. Với tình hình kinh tế hiện nay, việc quản lý hạn mức tín dụng cũng như tăng cường tín dụng luôn là đ iều khiến ngân hàng phải quan tâm. Với việc tăng cường tín dụng hợp lý với từng ngành nghề kinh doanh phù hợp với giai đoạn kinh tế hiện nay và nâng cao hiệu quả thẩm định sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng tín dụng, đồng thời hạn chế được rủi ro tín dụng xảy ra đối với chi nhánh.
- Mở rộng tín dụng tiêu dùng nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, giải quyết một phần “vốn ế” và góp phần kích cầu tiêu dùng như mục tiêu Chính phủ đặt ra. Với tình hình kinh tế hiện nay, khi mà doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, việc cho vay với các doanh nghiệp của chi nhánh cũng thận trọng hơn thì cho vay tiêu dùng s ẽ giải quyết được việc ứ đọng vốn huy động cũng như góp phần thực hiện mục tiêu kích cầu tiêu dùng mà chính phủ đã đặt ra.
- Tạo lập không gian giao dịch hiện đại, hoàn thiện công nghệ trong quản lý nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như đa dạng hóa khách hàng của chi nhánh. Với không gian hiện đại, cung cách làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm d ịch vụ của ngân hàng, đồng thời sẽ tạo thiện cảm, lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng mà họ đến giao dịch. Có như vậy sẽ giúp cho chi nhánh thực hiện được mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm d ịch vụ và khách hàng.
- Đẩy mạnh công tác Marketing nhằm giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cũng như hình ảnh của chi nhánh tới khách hàng; tạo lập mối quan hệ hai chiều giữa chi nhánh với khách hàng, tức là chi nhánh không chỉ giới thiệu sản phẩm d ịch vụ, hình ảnh chi nhánh tới khách hàng mà còn lắng nghe những mong muốn, góp ý của khách hàng tới chi nhánh.
3.3. Kiến nghị
- Kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung những qui định chưa đồng bộ giữa các bộ luật nhằm tạo mô i trường thuận lợi không chỉ cho chi nhánh mà cho toàn hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, bền vững. Cụ thể là tập trung xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật G iám sát an toàn hoạt động ngân hàng; tập trung nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các qui định về ngoại hối,về đảm bảo an toàn, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng... phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên thị trường tiền tệ quốc tế. Từ đó, hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam sẽ vươn xa hơn và đa dạng hơn trên thị trường quốc tế, được quốc tế biết đến và mở rộng hợp tác làm ăn với Ngân hàng Việt Nam hơn, trong đó có Techcombank, một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam.
LỜI KẾT
Năm 2008 khép lại với b iết bao sự kiện, d iễn b iến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới. Đối với Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Techcombank chi nhánh Đông Đô, năm 2008 bên cạnh một số hạn chế đã đạt được những thành công nhất đ ịnh về nhiều mặt và dần khẳng định được vai trò của mình trong khu vực.
Đã bước sang năm 2009, nhìn lại những gì mà chi nhánh Đông Đô đã đạt được cũng như hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm, chúng ta có thể tin tưởng rằng, chi nhánh sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt kế hoạch mà Ngân hàng TMCP kỹ thương Techcombank giao cho, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong năm 2009.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ phòng kinh doanh tại Techcombank Đông Đô đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22642.doc