MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng, tổ chức quan trọng nhất trong các tổ chức tín dụng trong thời gian vừa qua đã và đang là một sự trợ giúp đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – Maritime Bank là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phầng đầu tiên ở Việt Nam. Sau gần 20 năm thành lập và đi vào hoạt động,đến nay, Maritime Bank đã trở thành một thương hiệu uy tín tro
38 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lĩnh vực Ngân hàng ở nước ta.
Để có được những kiến thức trong môi trường thực tế làm việc sau này, trong thời gian vừa qua em đã chọn chi nhánh Hà Nội NH TMCP Hàng Hải là nơi thực tập cho mình. Được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các anh chị trong phong Khách hàng doanh nghiệp nói riêng cũng như các anh chị tại Maritime Bank Hà Nội nói chung và sự hướng dẫn của Ths. Trần Mai Hoa, em đã có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về lịch sử hình thành và quá trình phát triển cũng như về tình hình kinh doanh của Maritime Bank Hà Nội trong những năm gần đây.
Báo cáo thực tập tổng hợp của em được chia làm ba phần
- Phần 1: Tổng quan về NH TMCP Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội
- Phần 2: Tình hình hoạt động và kinh doanh của NH TMCP Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2006 -2009
- Phần 3: Đề xuất một số giải pháp cho những khó khăn và hạn chế còn tồn tại trong các hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư tại NH TMCP Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội
Phần I:TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HÀ NỘI
I. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Maritime Bank
1. Tổng quan
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải có hội sở chính tại
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 12/07/1991 Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.
2. Một số thành tích điển hình mà Maritime Bank đã đạt được trong những năm gần đây:
- Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2007.
- Giải thưởng Doanh nghiệp Dịch vụ được hài lòng nhất – năm 2008.
- Giải thưởng Thương mại Dịch vụ - Top Trade Service 2007 do Bộ Công thương trao tặng.
- Giải thưởng Thanh toán quốc tế do đại diện Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) trao tặng.
- Bằng khen vì đã “có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh” do Ngân hàng Nhà nước trao tặng.
- Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007, 2008 do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Thương Mại trao tặng.
- Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì “có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng năm 2008”.
- Danh hiệu Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế do CitiBank trao tặng.
- Danh hiệu Ngân hàng đạt tỷ lệ điện thanh toán chuẩn trong giao dịch Thanh toán Quốc tế do Wachovina Bank trao tặng.
- Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ vì đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2006 đến năm 2008, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Giải thưởng Sao vàng đất việt năm 2009 và được bầu chọn vào TOP200 thương hiệu tiêu biểu Việt Nam.
- Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2009 do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật VN và Tạp chí Thương hiệu Việt trao tặng.
- Giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín" 2009, Top 20 doanh nghiệp chưa niêm yết hàng đầu Việt Nam
- Giải thưởng “Top Trade Services Awards 2009”, Top 10 doanh nghiệp Thương mại dịch vụ xuất sắc hàng đầu Việt Nam.
II Giới thiệu về chi nhánh Hà Nội NH TMCP Hàng Hải
Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: 71 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Hà Nội được thành lập ngày 19/08/1991, là một trong những Chi nhánh đầu tiên của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2009, Chi nhánh có tổng số CBNV là 87 người với 07 phòng Giao dịch trực thuộc, trong đó 02 phòng sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2010. Đa số CBNV còn rất trẻ, tuổi đời dưới 30 chiếm 80%, trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 85%. Trong suốt gần 20 năm hoạt động, chi nhánh Hà Nội luôn được NH Hàng Hải quan tâm và tạo điều kiện phát triển hết sức nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh của hàng loạt các NH khác và các cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng chi nhánh Hà Nội vẫn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã được giao.
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng tài chính
kế toán
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng giao dịch 1
Phòng giao dịch 3
Phòng giao dịch 4
Phòng giao dịch 5
Phòng giao dịch 6
Phòng giao dịch 7
Phòng giao dịch 2
Ban Giám đốc
3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
3.1. Phòng hành chính tổng hợp
Phòng hành chính tổng hợp là một trong những phòng chuyên môn thuộc chi nhánh Hà Nội – NHTMCP Hàng Hải có chức năng chính là tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác quản lý hành chính, nhân sự, tổ chức cán bộ trong chi nhánh theo luật và các quy định hiện hành của NHTMCP Hàng Hải và NH Nhà Nước. Các nhiệm vụ chính của phòng hành chính tổng hợp là
- Đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định của Ngân hàng.
- Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tổ chức, công tác cán bộ, quản lý nhân sự, xây dựng kế hoạch tền lương, thưởng…
- Thực hiện các chính sách về tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ trong chi nhánh.
- Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh quyết toán kế hoạch đến các phòng giao dịch trực thuộc
- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh trong quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Tổng hợp và báo cáo theo chuyên đề…
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất khác.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác quản lý hành chính, xây dựng cơ bản, xây dựng và sửa chữa nhỏ của chi nhánh
3.2 Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán có các nhiệm vụ sau
- Trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính của chi nhánh.
- Quản lý và sử dụng quỹ chuyên dùng, tổng hợp và lưu trữ hồ sơ về kế hoạch, kế toán, quyết toán
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
3.3 Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng dịch vụ khách hàng thực hiện các nhiệm vụ như
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị và giới thiệu các sản phẩm của Ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng từ đó đề xuất cải tiến các sản phẩm.
- Đề xuất với ban giám đốc về các chính sách phát triển dịch vụ, sản phẩm mới, cải tiến các quy trình giao dịch, xây dựng kế hoạch tiếp thị thông tin truyền thông…
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của Maritime Bank. Phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu không bình thường trong tình huống khẩn cấp
- Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch. Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng. Chịu trách nhiệm về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Maritime Bank.
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của Maritime Bank. Phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp
- Chịu trách nhiệm: kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch. Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soart nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng. Chịu trách nhiệm về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Maritime Bank.
3.4 Phòng Khách hàng doanh nghiệp
Nhiệm vụ của phòng khách hàng doanh nghiệp là
- Tham mưu, đề xuất chính sách lên ban giám đốc kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng
- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm đối với khách hàng thuộc lĩnh vực quản lý (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ... )
- Chịu trác nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng
- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng
- Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đề nghị miễn/ giảm lãi và chuyển cho phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định
- Tuân thủ các giới hạn, hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
+ Việc tìm kiếm khách hàng và phát triển hoạt động tín dụng
+ Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp báo cáo
+ Mọi điều khoản tín dụng được cấp phải tuân thủ đúng quy định, quy trình về quản lý rủi ro và mức chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
+ Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng
3.5 Phòng khách hàng cá nhân:
- Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể của từng nhóm sản phẩm
- Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của Maritime Bank.
Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân
- Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của Maritime Bank
- Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng
- Chịu trách nhiệm về sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hóa doanh thu nhằm mục tiêu lợi nhuận
Phần II:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KINH DOANH CỦANH TMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2009
I. Hoạt động huy động vốn
1. Tổng vốn huy động theo thành phần kinh tế
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2009 mặc dù tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động phức tạp gây khó khăn rất lớn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, song Chi nhánh với sự chỉ đạo, điều hành kiên quyết, linh hoạt của ban Giám đốc cùng sự nỗ lực làm việc và tinh thần quyết đương đầu với khó khăn của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh không những đã hoàn thành mà còn hoàn thành vượt mức các mục tiêu phát triển đã đề ra.
Bảng 1:
Tình hình huy động vốn các năm 2006 – 2009 (theo thành phần kinh tế)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số dư lũy kế đến 31/12
Số dư luỹ kế đến 31/12
% So với năm trước
Số dư luỹ kế đến 31/12
% So với năm trước
Số dư luỹ kế đến 31/12
% So với năm trước
Tổng nguồn vốn huy động
785.367
3.452.000
147
3.452.000
147
4.072.300
118
Huy động từ TCKT
691.107
2.645.000
118
2.645.000
118
2.825.400
110
Tiết kiệm Dân cư
94.260
807.000
817
807.000
817
1.246.900
154
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH)
Số vốn huy động được của chi nhánh tăng không ngừng qua các năm. Từ 785.367 triệu đồng năm 2006 lên tới 4.072.300 triệu đồng trong năm 2009. Tăng hơn 518%. Đây đúng là một thành công lớn của chi nhánh, được Maritime Bank đánh giá rất cao. Vốn được huy động chủ yếu vẫn là từ các tổ chức kinh tế, chiếm hơn 80% tổng vốn huy động trong suốt các năm 2006, 2007, 2008. Tuy nhiên sang đến năm 2009, số vốn huy động từ khu vực dân cư, thông qua các tài khoản tiết kiệm cá nhân đã chiếm tỷ trọng cao hơn các năm khác trong tổng vốn huy động được, con số này vào khoảng 30%.
Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh diễn ra theo chiều hướng khả quan, năm sau tăng hơn năm trước và được dự báo trong tương lai khả năng huy động vốn tại Chi nhánh sẽ vẫn tiếp tục tăng lên do Chi nhánh áp dụng hình thức tăng mức lãi suất huy động vốn.
2. Tổng vốn huy động theo loại tiền gửi
Trong tổng vốn huy động được, chiếm chủ yếu vẫn là Việt Nam đồng qua các năm tỷ trọng này luôn giữ ở mức trên dưới 75%
Bảng 2:
Tình hình huy động vốn các năm 2006 – 2009 (theo loại tiền gửi)
Đơn vị: Triệu đồng
Loại tiền gửi
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tiền Việt Nam đồng (%)
75.1
74.3
72.4
71
Tiền ngoại tệ (%)
24.9
25.7
27.6
29
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH)
Tiền gửi là Việt Nam đồng có xu hướng giảm trong cơ cấu huy động vốn từ 75.1% năm 2006 xuống 71% năm 2009. Cùng với điều này, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ tăng, tuy nhiên sự tăng và giảm này là không lớn.
II. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng vì nó đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Tại Maritime Bank Hà Nội hoạt động này đem lại 70% lợi nhuận. Nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao.
1. Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế
Khách hàng chủ yếu của chi nhánh cũng giống như đa số các chi nhánh của Maritime Bank nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung vẫn là các doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn cho vay của NH cho các doanh nghiệp luôn chiếm trên 87%. Tuy nhiên đến năm 2009, vốn vay của khu vực tư nhân tăng đột ngột và chiếm trên 32%. Khách hàng cá nhân chủ yếu vay với mục đích kinh doanh cá thể hoặc hỗ trợ tiêu dùng.
Bảng 3:
Dư nợ của Maritime Bank – Hà Nội (Theo TPKT)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số dư luỹ kế đến 31/12
Số dư luỹ kế đến 31/12
Số dư luỹ kế đến 31/12
Số dư luỹ kế đến 31/12
Tổng dư nợ cho vay
313.307
460.190
728.678
1.822.000
Cho vay DN
301.946
403.646
699.429
1.236.000
Tỷ trọng (%)
96.37
87.72
95.98
67.83
Cho vay cá nhân
11361
56.544
29.249
586.000
Tỷ trọng (%)
3.63
12.28
4.02
32.17
Cho vay HTLS (DN)
18.300
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH)
2. Tổng dư nợ các năm theo loại tiền gửi
Bảng 4:
Dư nợ của Maritime Bank – Hà Nội (Theo loại tiền gửi)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số dư luỹ kế đến 31/12
Số dư luỹ kế đến 31/12
Số dư luỹ kế đến 31/12
Số dư luỹ kế đến 31/12
Tổng dư nợ cho vay
313.307
460.190
728.678
1.822.000
Cho vay VNĐ
239.774
322.134
533538
1.302.000
Tỷ trọng (%)
76.53
70.05
73.22
71.46
Cho vay ngoại tệ
73.533
138056
195.140
520.000
Tỷ trọng (%)
23.47
29.95
26.78
28.54
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH)
Cho vay nội tệ vẫn là chủ yếu trong hoạt động tín dụng của Maritime Bank – Hà Nội, luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ.
3. Dư nợ theo kỳ hạn vay
Trong cơ cấu nợ của chi nhánh, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với dư nợ dài hạn.
Bảng 5:
Dư nợ của Maritime Bank – Hà Nội (Theo kỳ hạn vay)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số dư luỹ kế đến 31/12
Số dư luỹ kế đến 31/12
Số dư luỹ kế đến 31/12
Số dư luỹ kế đến 31/12
Tổng dư nợ cho vay
313.307
460.190
728.678
1.822.000
Dư nợ ngắn hạn
224.014
355.266
546.945
1.322.000
Tỷ trọng (%)
71.5
77.2
75.06
72.56
Dư nợ dài hạn
89.293
104.924
181.733
500.000
Tỷ trọng (%)
28.5
22.8
24.94
27.44
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH)
Dư nợ ngắn hạn tăng nhanh trong năm 2007 từ 71.5% năm 2006 lên 77.2% năm2007. Tuy nhiên sau đó, dư nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm, 75.06% năm 2008 và tiếp tục giảm xuống 72.56% năm 2009.
Qua các bảng thống kê trên, ta thấy khách hàng của chi nhánh đa số là các doanh nghiệp trong nước với quy mô vừa và nhỏ
III. Công tác thẩm định dự án đầu tư ở Maritime Bank - Hà Nôi
1. Quy trình thẩm định
Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư Maritime Bank - Hà Nôi
Phòng dịch vụ khách hàng
Cán bộ thẩm định
Các phòng khách hàng
Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Chưa đủ cơ sở để thẩm định đinhđịnh
Nhận hồ sơ để thẩm định
Thẩm định
Bổ sung, giải trình
Chưa rõ
Lập báo cáo thẩm định
Kiểm tra, kiểm soát
Chưa đạt yêu cầu
Lưu hồ sơ, tài liệu
Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
Đạt
Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư (DAĐT) được tiến hành qua các bước chính như sau:
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa có đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
Trên cơ sở đối chiếu các quy định , thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, CBTĐ tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị CBTD hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.
CBTĐ lập báo cáo thẩm định dự án đầu tư trình Trưởng phòng thẩm định xem xét.
Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu CBTĐ chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
CBTĐ hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định trình Trường phòng thẩm định thông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho Trưởng phòng tín dụng.
2. Nội dung thẩm định
Đối với khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp, cá nhân vay để thực hiện các dự án, nội dung thẩm định sẽ như sau
2.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn:
Mục đích của công việc này là kiểm tra tính pháp lý và quan trọng hơn là sự đầy đủ của các tài liệu trong hồ sơ vay vốn. Tính đầy đủ ở đay là sự đầy đủ của các tài liệu cần thiết cho công tác thẩm định như: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, quyết định đầu tư…
2.2. Thẩm định khách hàng vay vốn
Thẩm định các yếu tố phi tài chính: Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét năng lực pháp lý của chủ đầu tư. Ở phần này, cán bộ thẩm định sẽ kiểm tra các nội dung như tên, địa chỉ, giấy phép hoạt động, giấy phép đầu tư….của chủ đầu tư (khách hàng vay vốn). Không những vậy, các yếu tố phi tài chính của khách hàng còn bao gồm việc xem xét mối quan hệ của khách hàng với Maritime Bank và cả các tổ chức tín dụng khác.
Thẩm định các yếu tố tài chính của khách hàng: Phần này có mục đích là kiểm tra tình hình doanh thu, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của khách hàng trong một số năm gần đây. Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp như: Cơ cấu vốn (vốn tự có, vốn vay, vốn tài trợ…), khả năng cân đối vốn của khách hàng, tình hình và khả năng thanh toán. Một phần khá quan trong là xem xét tình hình công nợ của khách hàng. Ngoài ra trong khâu này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét tình hính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính của DOANH NGHIệP trong một số năm gần nhất. Số năm đựơc xem xét thì tuỳ theo quy định của mỗi NH (có thể là hai năm hoặc ba năm)
2.3 Thẩm định Dự án vay vốn:
Ơ khâu này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét đánh giá tất cả những gì có liên quan đến dự án bao gồm
a) Thẩm định tính cấp thiết và mục tiêu của dự án:
Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không: nếu ở mức khiêm tốn quá so với năng lực tài chính, yêu cầu thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãng phí hay không? Ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững của dự án trên thị trường như thế nào
b) Thẩm định về thị trường của dự án:
Khi thẩm định khía cạnh này, Maritime Bank Hà Nội quan tâm đến các nội dung như
- Sản phẩm của dự án phục vụ nhu cầu trong nước hay để xuất khẩu phục vụ nhu cầu ngoài nước?
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh khác đã và sẽ có trên thị trường?
- Cầu về sản phẩm của dự án trong tương lai biến động ra sao?
- Đặc điểm chủ yếu của thị trường của dự án là gì (mức sống, thu nhập, phong tục tập quán…)
c) Thẩm định về kỹ thuật công nghệ của dự án
Kỹ thuật công nghệ được sủ dụng cảu dụ án là phần quan trọng, quyết định đến các số liệu về chi phí, sản lượng, doanh thu. Do vậy có ảnh hưởng lớn đến mặt tài chính của dự án. Thẩm định khâu này là tiền đề cho việc thẩm định tài chính của dự án. Khi thẩm định, người thẩm định sẽ quan tâm đến các định mức kỹ thuật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, kiểm ta các thông số đầu vào đầu ra của dây truyền công nghệ như sản lượng, mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu…
d) Thẩm định tài chính dự án
Ở cấp độ thẩm định là NH, thẩm định về tài chính của dự án là khâu quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng, cũng có nghĩa là khả năng thu hồi vốn của NH. Đây là khâu được chú ý một cách đặc biệt. Trong bước này, cán bộ thẩm định tại chi nhánh sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, như NPV, IRR, B/C…trong điều kiện bình thường cũng như trong trường hợp xảy ra các rủi ro. Từ đó đưa ra kết luận có cho khách hàng vay hay không. Các nội dung khi thẩm định tài chính dự án
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
- Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
- Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:
+ Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ).
+ Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm:
Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50 -70%tổng lợi nhuận sau thuế).
Khấu hao cơ bản.
Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án (nếu có).
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
* Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: NPV, IRR.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.
Nguồn trả nợ hàng năm.
Thời gian hoàn trả vốn vay.
DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án).
e) Thẩm định nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của dự án ở đây bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý khi xây dựng dự án, đội ngũ cán bộ quản lý khâu vận hành dự án, và tất nhiên có cả thị trường lao động của dự án. Một dự án có đội ngũ lao động lành nghề nhưng cán bộ quản lý lại không tốt thì không thể hoạt dộng có hiệu quả được, dễ thất thoát lãng phí. Và ngược lại nếu cán bộ quản lý tốt nhưng đội ngũ lao động thiếu chuyên môn thì cũng không thể có hiệu quả. Do vậy khi thẩm định, ta phải chú ý đến cả hai.
f) Đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa
Trong quá trình thực hiện dự án, có thể sẽ xảy ra nhiều rủi ro, người thẩm định sẽ phải xem xét các rủi ro cũng như các biện pháp phòng ngừa của doanh nghiệp.
g) Thẩm định các biện pháp bảo đảm nợ vay
Không một dự án nào vay được vốn tại Maritime Bank nói riêng và tại các NHTM nói chung mà không có các biện pháp bảo đảm nợ vay. Các biện pháp bảo đảm nợ vay giup cho NH tránh được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Vì vậy khi thẩm định các biện pháp bảo đảm nợ vay, các cán bộ thẩm định sẽ hết sức chú ý đến các giấy tờ sở hữu tài sản của khách hàng.
Đối với tài sản là sở hữu của khách hàng, khách hàng sẽ phải cung cấp bản chính giấy tờ sở hưu. Nếu có nghi ngờ, cán bộ thẩm định sẽ đến cơ quan cấp giấy để kiểm tra. Không những vậy, cán bộ thẩm định còn phải kiểm tra xuất xứ của tài sản thế chấp, kê khai hiện trạng của tài sản. Khách hàng sẽ phải ký nhận là đang không có tranh chấp về tài sản.
Việc đánh giá giá trị của tài sản thế chấp được căn cứ vào giá thị trường của tài sản tại địa phương vào thời điểm đó
Nếu biện pháp bảo đảm là bảo lãnh vay vốn, người bảo lãnh phải là pháp nhân, tổ hợp tác, cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Nếu là bảo lãnh bằng tài sản thế chấp thì cũng phải đảm bảo các điều kiện như bên trên.
Đối với khách hàng là các cá nhân vay vốn để hỗ trợ tiêu dùng
Khi thẩm định đối với các khoản vay này, cán bộ thẩm định sẽ tập chung chủ yếu vào hai khía cạnh đó là
- Mục đích sử vay vốn là gì? Vốn vay liệu có được sử dụng đúng mục đích hay không?
- Các biện pháp bảo đảm nợ vay của khách hàng như thế nào, có đạt yêu cầu hay không.
- Trong khi sử dụng vốn liệu có rủi ro nào có thể xẩy ra, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ không.
3. Phương pháp thẩm định
Tại chi nhánh Hà Nội – NH TMCP Hàng Hải, có 2 phương pháp thẩm định được sử dụng đó là phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp đánh giá so sánh các chỉ tiêu
3.1 Phương pháp đánh giá so sánh các chỉ tiêu
Với phương pháp này, cán bộ thẩm định tại chi nhánh sẽ tiến hành so sánh các chỉ tiêu như: So sánh NPV với 0, so sánh IRR với igiới hạn , so sánh B/C với 1….Phương pháp này được dùng đối với các dự án có quy mô vốn nhỏ.
3.2. Phương pháp phân tích độ nhạy
Đây là phương pháp được Maritime Bank Hà Nội quan tâm đặc biệt. Vì phân tích độ nhạy chính là vịêc đưa dự án vào các tình huống bất lợi có thể xảy ra trong thực tế, từ đó xem xét tính hiệu quả của dự án trong những tình huống như thế. Việc thực hiện một dự án không thể tránh khỏi sẽ gặp các rủi ro. Tại chi nhánh, khi họ cho dự án vay tiền, họ sẽ phải tính toán rất kỹ các rủi ro để đảm bảo sự hiệu quả của dự án và cũng là đảm bảo khả năng trả nợ của dự án.
Cán bộ thẩm định khi thẩm định dự án theo phương pháp này sẽ tính đến sự thay đổi của các yếu tố như giá cả nguyên vật liệu đâu vào, giá bán sản phẩm dầu ra, cung cầu, sự thay đổi về các yếu tố như doanh thu, chi phí…Sau khi lập các bảng này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét xem sự thay đổi của các yếu tố trên tác động đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (chủ yếu là 2 chỉ tiêu NPV và IRR) của dự án như thế nào, hay chính là xem xét độ nhạy cảm của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
Bảng phân tích độ nhạy hai chiều (xét dự án khi cho đồng thời hai trong số các yếu tố thay đổi). Ví dụ ở đây là giá bán sản phẩm và giá nguyên vật lệu đầu vào thay đổi
Sự thay đổi
của giá
nguyên vật liệu
đầu vào
NPV của phưong án gốc
NPV = ….
Sự thay đổi giá bán
-5%
-10%
-15%
-20%
5%
10%
15%
20%
4. Những hạn chế
a) Hạn chế về phương pháp thẩm định
- Việc đánh giá dự án trong điều kiện rủi ro được thực hiện nhưng chưa kỹ lưỡng và sâu sắc. Tuy đã có một số phương pháp đánh giá rủi ro được đưa vào áp dụng, nhưng hai phương pháp này đều là các phương pháp cũ, chưa đánh giá được tác động của sự thay đổi nhiều nhân tố đến dự án, và các kết quả có thể xảy ra nếu co nhiều rủi ro cùng xảy ra một lúc…Không những vậy, khi phân tích rủi ro, cán bộ thẩm định lại chỉ xét đến sự thay đổi của các yếu tố như giá cả, sản lưọng, chi phí…mà chưa tính đến sự thay đổi của các yếu tố khác như thuế, cung cầu sản phẩm.
b) Hạn chế về đội ngũ cán bộ thẩm định
- Do mới được thành lập chưa lâu nên đội ngũ cán bộ tại chi nhánh nói chung và đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng đa số còn chưa có kinh nghiệm, đặc biệt là chuyên môn về thẩm định. Khả năng ngoại ngữ và tin học chưa cao dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các phưong pháp thẩm định mới cũng như trong việc thẩm định các dự án có yếu tố nước ngoài.
c) Hạn chế về thông tin và thu thập thông tin
- Hầu hết thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định đều là các thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn và trong báo cáo nghiên cứu khả thi nên khó có thể tránh khỏi tình trạng các số liệu trong hồ sơ sẽ bị sửa đổi, sai lệch so với thực tế. Nếu những sửa đổi này không quá lớn thì ảnh hưởng của nó đến tính hiệu quả của vốn sẽ không lớn, nhưng nếu khách hàng sửa đổi nhiêu thì thậm chí có thể biến một dự án không khả thi thành khả thi.
5 Nguyên nhân của những hạn chế kể trên
a) Nguyên nhân chủ quan (từ phía NH)
Thứ nhất: Ngyên nhân từ đội ngũ cán bộ thẩm định
Như đã đề cập ở trên, chủ yếu đội ngũ cán bộ còn trẻ cả về tuồi đời và tuổi nghề, kinh nghiệm chưa nhiều. Không những vậy khả năng ngoại ngữ, vi tính lại chưa cao
Thứ hai: Nguyên nhân từ nội dung thẩm định
- Thẩm định tổng vốn đâu tư, cán bộ thẩm định ít xem xét đến yếu tô vốn lưu động của dự án vì thế xảy ra tình trạng thiếu vốn khi triển khai dự án. Không những thế điều này còn dẫn đến tổng vốn đầu tư sai, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sai
- Thẩm định doanh thu – chi phí: Chi phi, giá bán sản phẩm của dự án được áp dụng, tính toán cho cả đời dự án, không thay đổi. Điều này hoàn toàn không hợp lý đối với nền kinh tế đang biến động ngày một mạnh mẽ, và nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay.
b) Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống thông tin giữa các NH chưa phát triển nên việc kiểm ta thông tin về tình hình nợ, quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng chưa thật sự đạt hiệu quả cao.
- Đơn vị xin vay vốn nhiều khi cung cấp thông tin sai lệch cho NH dẫn đến kết quả thẩm định không chính xác.
IV. Công tác đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án vay vốn
Phần lớn lượng vốn cho vay của chi nhánh là để thực hiện các dự án đầu tư (khoảng 70%). Mặt khác các dự án đầu tư lại rất dễ gặp phải những rủi ro. C._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26366.doc