Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hà Tây

báo cáo thực tập tổng hợp I. Giới thiệu về ngân hàng công thương Hà Tây Ngân hàng Công thương Hà Tây là một chi nhánh của ngân hàng Công thương Việt Nam có trụ sở tại thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây. Được thành lập tháng 6 năm 1988 và chính thức đi vào hoạt động tháng 8/1988 với nhiệm vụ huy động vốn trong xã hội và thực hiện những dịch vụ ngân hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận, ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Trước 1991 ngân hàng Công thương thuộc tỉnh Hà Sơn Bình và có tên

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là ngân hàng công thương Hà Sơn Bình, có trụ sở tại thị xã Hà Đông và một chi nhánh trực thuộc tại thị xã Hoà Bình, ở các huyện lị khác chỉ có chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình. Tháng 9/1991, tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình. Ngân hàng Công thương Hà Tây được thành lập lại, bàn giao chi nhánh Hoà Bình cho ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình. Ngân hàng Công thương Hà Tây được tách ra từ ngân hàng Nhà nước và đi vào kinh doanh thực sự trong nền kinh tế thị trường. Cùng với sự hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, bước đầu ngân hàng công thương Hà Tây không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng để tìm ra giải pháp kinh doanh có hiệu quả, do vậy, trong thời gian đầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao, số lượng khách hàng quan hệ tín dụng chưa nhiều, khả năng thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế còn thấp, chất lượng tín dụng và các hoạt động kinh doanh còn thấp. Cơ chế thị trường từng ngày từng giờ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự thích nghi, tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhận rõ điều đó, ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng công thương Hà Tây đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng bạn, tổng kết và rút ra kinh nghiệm khắc phục những mặt chưa đạt được, tận dụng các lợi thế về vốn, khoa học kỹ thuật của toàn hệ thống từ đó phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Với lợi thế nằm ngay tại trung tâm thị xã Hà Đông, nơi tập trung cơ quan đầu não của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp lớn, sát nách Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của cả nước, cho nên mọi thông tin về đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đối với ngân hàng công thương Hà Tây rất nhanh chóng và có điều kiện triển khai kịp thời. Khác với các ngân hàng khác, ngân hàng công thương Hà Tây không có các chi nhánh ở các huyện lị. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn ngân hàng mở rộng các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm ở thị xã Hà Đông và một phòng giao dịch tại thị xã Xuân Mai. Hội sở chính của Ngân hàng tại số 1 Trần Đăng Ninh thị xã Hà Đông. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Công thương Hà Tây được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến, tức là ban giám đốc quản lý tất cả các phòng ban tại hội sở và các phòng giao dịch. Các phòng ở hội sở chính quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh con. Nhờ cách quản lý này mà ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn và ít gặp rủi ro. Sơ đồ bộ máy tổ chức ngân hàng công thương hà tây Giám đốc P. tổ chức hành chính P. kinh doanh P. quản lý tiền gửi dân cư P. tiền tệ kho quỹ P. kế toán tài chính P. kinh doanh đối ngoại P. kiểm soát P. giao dịch số 1 Chi nhánh sông Nhuệ P. giao dịch số 4 P. giao dịch số 5 P. giao dịch Xuân Mai Quỹ tiết kiệm số... Quỹ tiết kiệm số... Quỹ tiết kiệm số... Quỹ tiết kiệm số... Quỹ tiết kiệm số... Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và 3 phó giám đốc trực tiếp ra quyết định thi hành, quản lý hoạt động của tất cả các phòng ban trong chi nhánh. Giám đốc là người trực tiếp ra các quyết định kinh doanh ký các văn bản, các hợp đồng liên quan đến hoạt động toàn chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây. Tại hội sở có 07 phòng chức năng: Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc các lĩnh vực: Công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, bố trí, sắp xếp, tuyển dụng cán bộ; Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên; Tổ chức về hoạt động hành chính, công tác hoạt động của cơ quan; Phòng kinh doanh: gồm trưởng phòng, 3 phó phòng và 17 nhân viên. Phòng kinh doanh được chia làm hai bộ phận: Bộ phận làm công tác thống kê tổng hợp, thông tin phòng ngừa rủi ro; Bộ phận làm công tác tín dụng. Chức năng của phòng kinh doanh đó là: Tham mưu cho ban giám đốc xây dựng chiến lược mục tiêu kế hoạch của toàn chi nhánh; Chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh; Trực tiếp tham gia các hoạt động đầu tư; Thống kê tổng hợp điều hành cân đối vốn kinh doanh. Phòng kế toán tài chính: Gồm 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 12 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ của phòng là tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính hạch toán kế toán theo quy định của ngân hàng công thương Việt Nam. Tổ chức hạch toán phân tích, hạch toán tổng hợp các loại tài khoản về nguồn vốn, các tài khoản về sử dụng vốn của toàn chi nhánh chỉ đạo kế toán các quỹ tiết kiệm, thực hiện hạch toán theo chế độ hạch toán báo cáo sổ. Theo dõi tiền gửi tiền vay, của các tổ chức kinh tế giao dịch tại các hội sở chính, tính lãi tiền vay... tổ chức thanh toán điện tử trong hệ thống, thanh toán bù trừ với các Ngân hàng trên địa bàn. Tham mưu cho giám đốc công tác kế toán thanh toán, lập kế hoạch tài chính năm, quý, tháng để làm cơ sở cho các bộ phận trong chi nhánh thực hiện, quản lý hướng dẫn công tác kế toán toàn chi nhánh. Phòng quản lý tiền gửi dân cư: gồm 1 trưởng phòng 2 phó phòng và 3 nhân viên. Chức năng của phòng là tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức thực hiện các hình thức huy động vốn tuyên truyền quảng cáo các hình thức huy động vốn. Tổ chức kiểm tra công tác huy động vốn tại các quỹ tiết kiệm trong toàn chi nhánh. Phòng kinh doanh đối ngoại: Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 nhân viên. Chức năng của phòng là tham mưu cho giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại lệ trên địa bàn, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế bao gồm cả thu hút và chi trả kiều hối Phòng tiền tệ cho quỹ: Chức năng của phòng là tham mưu cho giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân quỹ theo quy định quy chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức tốt việc thu chi tiền cho khách hàng giao dịch tại trụ sở và tại các đơn vị, đảm bảo an toàn tài sản. Phòng kiểm soát: Chức năng của phòng là tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch kiểm soát việc chấp hành các chế độ, chính sách, các thể lệ, quy chế trong hoạt động tín dụng, tiền tệ toàn chi nhánh. Kiểm tra kết quả thực hiện các kế hoạch của các phòng chức năng toàn chi nhánh báo cáo giám đốc. Tiếp dân, tiếp nhận các đơn khiếu nại tố cáo... trình giám đốc giải quyết, theo dõi việc sửa chữa sai sót. Bộ phận quan trọng là các phòng giao dịch và chi nhánh trực thuộc. Chi nhánh có tất cả 04 phòng giao dịch và 01 chi nhánh trực thuộc. Dưới mỗi phòng giao dịch (chi nhánh trực thuộc.) có các bộ phận huy động vốn đó là các quỹ tiết kiệm, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay; có bộ phận kế toán đảm nhận các công việc kế toán cho vay thu nợ; kế toán tiết kiệm thực hiện theo chế độ hạch toán báo sổ. Tuỳ theo tình hình kinh tế từng thời kỳ giám đốc có uỷ quyền mức quy định cho vay đối với các trưởng phòng và giám đốc chi nhánh trực thuộc cho phù hợp. Trong hoạt động hàng ngày, giữa các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau để đạt cho được mục đích của toàn ngân hàng công thương Hà Tây là: Phát triển – An toàn – Hiệu quả. II. Hoạt động cơ bản của ngân hàng công thương Hà Tây. Quá trình đổi mới và phát triển của Ngân hàng công thương Hà Tây gắn liền với sự đổi mới của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và chỉ đạo thực hiện. Chuyển từ một chi nhánh Ngân hàng Nhà nước sang một chi nhánh Ngân hàng thương mại, Ngân hàng công thương Hà Tây đã phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, kết quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Ngân hàng công thương Hà Tây đã chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội vừa phát huy nghiệp vụ cổ truyền của ngân hàng, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh như kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh mua bán hàng, chuyển tiền nhanh trong cả nước, thanh toán quốc tế, chi lương cho công nhân sản xuất trong các nhà máy liên doanh, tổ chức thu tiền mặt tại các đơn vị có lương tiền mặt thu lớn... Sau 14 năm đi vào hoạt động đến nay Ngân hàng công thương Hà Tây đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta có xu hướng chững lại, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp có cả một số doanh nghiệp Nhà nước rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp sử dụng các thiết bị máy móc lạc hậu, năng suất chất lượng kém không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập và các sản phẩm của công ty liên doanh.Trình độ cán bộ quản lý còn non yếu. Thêm vào đó là khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực sự giảm sút tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại để giảm tác động xấu đối với nền kinh tế, Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất tiền vay, tiền gửi theo xu hướng lãi suất tiền vay giảm nhanh hơn lãi suất tiền gửi. Những thay đổi đó đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và ngân hàng công thương nói riêng. Mặc dù vậy, ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh từng bước khắc phục khó khăn, không ngừng phấn đấu đi lên. 1. Công tác huy động vốn Ngân hàng thương mại chỉ có thể đạt kết quả kinh doanh cao khi tổ chức tốt công tác huy động vốn. Trong những năm qua ngân hàng công thương Hà Tây đã nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng việc mở thêm các phòng giao dịch, mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm cho phù hợp với địa bàn dân cư xã Hà Đông và các khu vực giáp ranh với Hà Nội, tuyên truyền mở tài khoản cá nhân, áp dụng nhiều biện pháp gửi tiền vừa linh hoạt vừa hiệu quả, đơn giản hoá thủ tục tiền gửi... Nguồn vốn ngày càng tăng trưởng mạnh, trong đó số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ tương đối lớn làm thay đổi đáng kể lãi xuất bình quân huy động vốn, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh, kết quả huy động vốn được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng công thương Hà Tây Đơn vị: tỷ đồng Khoản mục 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 1. Tiền gửi các TCKT 56.153 72.832 92.521 167.433 225.468 + VND 50.123 70.433 80.968 145.549 169.064 + USD 6.030 2.399 11.553 21.884 54.604 2. Tiền gửi tiết kiệm 237.966 323.163 361.770 437.403 453.643 + VND 132.851 189.688 177.988 216.208 207.619 + USD 105.115 133.475 183.782 221.195 246.024 Tr.đó không kỳ hạn 5.386 4.012 5.824 8.286 7.539 3. Kỳ phiếu trái phiếu 27.072 2.130 18.296 112.653 + VND 18.509 12 18296 112.653 + USD 8.563 2.118 4. Nguồn huy động khác 7.596 12.285 45.799 +VND 4.677 29.214 + USD 7.596 7.608 16.585 Tổng 328.787 398.125 454.291 635.417 837.563 Nguồn tài liệu: Phòng kinh doanh NHCT Hà Tây Từ bảng trên ta thấy mức độ tăng trưởng của nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là năm 1999 tăng 69,312 tỷ so với năm 1998 hay mức tăng 21,07%. Năm 2000 tăng 56,162 tỷ so với năm 1999 hay mức tăng 11,41%. Năm 2001 tăng 181,126 tỷ so với năm 2000 hay mức tăng 39,87%. Năm 2002 tăng 202,146 tỷ so với năm 2001 hay mức tăng 31,81%. Đạt được kết quả trên là một sự cố gắng lớn của ngân hàng công thương Hà Tây bởi trên địa bàn thị xã Hà Đông có nhiều chi nhánh thuộc các ngân hàng khác nhau cạnh tranh gay gắt. Bảng 1 còn cho thấy cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng chậm lại. Năm 1999 đạt 323,6 tỷ tăng 35,8% so với năm 1998, mức tăng tuyệt đối là 85,18 tỷ. đến năm 2000 mức tăng có giảm, mức tăng là 11,94% so với năm 1999 số tuyệt đối là 38,55 tỷ. Đến năm 2001 mắc tăng có tăng, mức tăng là 20,91% so với năm 2000 số tuyệt đối mức tăng là 75,633 tỷ. Đến năm 2002 mức tăng có giảm, mức tăng là 3,71% so với năm 2001 số tuyệt đối là 16,24 tỷ. Tuy mức tăng có chậm lại nhưng tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi dân cư vẫn tương đối ổn định, chiếm tỷ lệ cao. Điều đó chứng tỏ ngân hàng công thương Hà Tây đã có được một kênh huy động vốn khá hiệu quả và an toàn. Trong quá trình hoạt động năm 2002 ngân hàng không phải vay thêm tiền từ ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trong 2 năm gần đây tăng trưởng khá cao và tương đối ổn định năm 2001 tăng 80,97% so với năm 2000 và năm 2002 tăng 34,66% so với năm 2001 đạt kết được quả này là do ngân hàng công thương Hà Tây đã tăng cường trang thiết bị công nghệ thực hiện việc đơn giản hoá thủ tục gửi tiền, hoàn thiện công tác thanh toán, theo hướng an toàn, hiệu quả tạo niềm tin cho các tổ chức kinh tế gửi tiền. Riêng kỳ phiếu trái phiếu là hình thức huy động vốn của ngân hàng khi có nhu cầu đột xuất về vốn nên mức tăng giảm là không ổn định là điều tất nhiên. 2. Hoạt động sử dụng vốn: Cho vay là hoạt động chính của ngân hàng, nó đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng nhưng đi kèm với nó là rủi ro cao do môi trường pháp lý chưa ổn định, tính chất khách hàng phức tạp, môi trường kinh tế nhiều biến động. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác cho vay, phòng kinh doanh luôn được coi là bộ phận mũi nhọn quan trọng nhất của ngân hàng công thương Hà Tây, nơi tập trung nhiều cán bộ giỏi có trình độ, có kinh nghiệm và cũng là bộ phận được ban giám đốc quan tâm chỉ đạo sát sao nhất. Với lợi thế về vị trí, chi nhánh thu hút được khá nhiều khách hàng ở địa bàn trong và ngoài tỉnh, trong đó có nhiều khách hàng thuộc các tổng công ty 90, 91 như Tổng công ty xây dựng Sông Đà và các đơn vị thành viên, các đơn vị Tổng công ty xây dựng giao thông 8, công ty máy kéo và máy nông nghiệp,... Do đó, trong thời gian qua chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây đã đạt được kết quả cho vay khả quan, thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Tình hình dư nợ tại NHCT Hà Tây Đơn vị: tỷ đồng Khoản mục Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Dư nợ cho vay theo TKPT 153.645 185.095 235.475 487.379 949.650 Quốc doanh 119.446 152.127 164.025 340.886 771.021 Ngoài quốc doanh 34.199 32.965 71.025 146.493 178.629 2. Nợ quá hạn 6.806 7.123 4.246 3.409 2.719 Quốc doanh 5.301 5.589 3.912 3.276 2.451 Ngoài quốc doanh 1.505 1.534 334 133 268 Nguồn tài liệu: Phòng kinh doanh NHCT Hà Tây Quan bảng 2 chúng ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng liên tục tăng trong những năm qua với mức tăng cao và tương đối ổn định. Nếu năm 1999 dư nợ tín dụng là 185,095 tỷ trăng 26,8% so với năm 1998 thì sang năm 2000 dư nợ tín dụng là 235,47 tỷ tăng 27,2% so với năm 1999, năm 2001 dư nợ tín dụng là 487,379 tỷ tăng 106,98% so với năm 2000, năm 2002 dư nợ tín dụng là 949.650 tỷ tăng 94,85% so với năm 2001. Chính việc tăng nhanh tốc độ dư nợ tín dụng của ngân hàng công thương Hà Tây đã giúp cho ngân hàng trong năm 2002 đạt lợi nhuận hạch toán nội bộ cao nhất từ trước đến nay, tăng 7 tỷ đồng so với năm 2001 (lợi nhuận hạch toán nội bộ năm 2001 đạt 900 triệu đồng). Bảng 3: Tình hình cho vay vốn NHCT Hà Tây theo phân tích thời gian Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Doanh số cho vay 320.732 299.071 419.011 686.737 1.200.950 Ngắn hạn 270.886 286.732 374.279 505.028 799.614 Trung dài hạn 49.846 18.839 44.732 181.709 401.336 2. Doanh số thu nợ 289.688 272.934 363.864 434.834 669.262 Ngắn hạn 267.233 2.565.111 332.864 396.690 531.920 Trung dài hạn 22.455 16.423 31.006 38.144 127.342 3. Dư nợ cho vay 31/12 153.645 185.092 235.476 487.379 949.650 Ngắn hạn 88.358 114.409 154.552 262.890 454.875 Trung dài hạn 65.287 70.683 80.924 224.489 515.499 Nguồn tài liệu: Phòng kinh doanh NHCT Hà Tây Bảng 3 cho thấy doanh số cho vay năm 1999 chỉ bằng 93,2% so với doanh số cho vay năm 1998. Sang năm 2000 tình hình cho vay có khả quan hơn nhiều, đạt 419,01 tỷ tăng 40,1% so với năm 1999, năm 2001 doanh số cho vay đạt 686.737 tỷ bằng 63,89% so với doanh số cho vay năm 2000. Năm 2002 doanh số cho vay đạt 1.200.950 tỷ bằng 74,88% so với doanh số cho vay năm 2001. Năm 1999 là năm đầy khó khăn của ngân hàng đây cũng là tình trạng chung của nền kinh tế doanh số thu nợ giảm so với năm 1998 đạt 261,2 tỷ. Năm 2000 đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế, doanh số thu nợ tăng lên đạt 366,86 tỷ. Doanh số thu nợ tăng một phần cũng là do các khoản nợ của ngân hàng cho vay từ các năm trước đã đến hạn. Dư nợ tín dụng liên tục tăng 1999 tăng 26,8% so với năm 1998, năm 2000 tăng 27,2% so với năm 1999. Năm 2001 tăng 106,98% so với năm 2000 năm 2002 tăng 94,85% so với năm 2001. Đây là kết quả cố gắng của ngân hàng trong những năm gần đây trong việc tìm kiếm khách hàng mới, áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt trong quá trình cho vay. Đối với cho vay ngắn hạn, đây là một trong những hoạt động sôi nổi nhất hiện nay trong công tác sử dụng vốn của ngân hàng. Nó phục vụ cho nhu cầu vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp, là nguồn thiết thực để tài trợ vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, bao thầu trong quá trình thi công. Với nguồn huy động cho vay ngắn hạn dồi dào, đội ngũ khách hàng đông đảo, mức lãi suất được điều chỉnh nhanh nhạy và hợp lý, ngân hàng công thương Hà Tây đã không ngừng phát triển doanh số đối với cho vay ngắn hạn. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng nhanh, năm 1999 tăng 30,9% so với năm 1998, năm 2000 tăng 35% so với năm 1999, năm 2001 tăng 70,10% so với năm 2000 năm 2002 tăng 65,15% so với năm 2001. Đạt được kết quả này là do ngân hàng đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ nhằm thu hút khách hàng như ngân hàng đã chỉ đạo cho các nhân viên giao dịch phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, quy định mặc đồng phục cho các nhân viên để tạo bộ mặt mới cho ngân hàng, tạo các điều kiện để cho khách hàng đến gửi tiền, rút tiền nhanh chóng tiện lợi và với chi phí thấp. 3. Một số hoạt động khác: a. Công tác kinh doanh đối ngoại - Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: Nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng ngày càng lớn đã và đang trở thành áp lực đối với ngân hàng. Trong khi đó các doanh nghiệp của tỉnh Hà Tây hoạt động xuất khẩu ít, quy mô nhỏ. Thời gian gần đây tuy hoạt động xuất khẩu trực tiếp mà chủ yếu xuất uỷ thác thông qua các doanh nghiệp của Hà Nội nên tỉnh Hà Tây mất một nguồn ngoại tệ lớn. Trước tình hình đó, ban giám đốc đã chỉ đạo phòng kinh doanh đối ngoại và các bộ phận có liên quan chủ động, linh hoạt tìm nhiều biện pháp khắc phục khó khăn về ngoại tệ nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho khách hàng. Doanh số mua bán 12 loại ngoại tệ chủ yếu đạt gần 40 triệu quy USD, tăng 7 triệu quy USD, tỷ lệ tăng 21% so với năm 2001. - Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: + Mở 194L/C trị giá 20 triệu USD để phục vụ khách hàng nhập máy móc thiết bị y tế, hoá chất, nguyên liệu dược, thiết bị thi công thuỷ điện Cần Đơn, đường hầm đèo Hải Vân, ... So với năm 2001 tăng 75 món, trị giá 9 triệu USD, tỷ lệ tăng 75%. + Thông báo và thanh toán 15 món L/C xuất khẩu trị giá 200.000 USD. + Nhận và xử lý kịp thời, chính xác 76 món nhờ thu nhập khẩu trị giá 1,35 triệu USD, việc thông báo và thanh toán luôn đảm bảo kịp thời, chính xác và được khách hàng trong nước và nước ngoài tín nhiệm. + Thực hiện chuyển tiền đi nước ngoài an toàn, chính xác 172 món trị giá 4,2 triệu USD, tăng 55 món trị giá 1,2 triệu USD. + Nhận và thanh toán 1.200 bảng thống kê thanh toán từ nước ngoài chuyển đến trị giá 7,7 triệu quy USD, tăng 270 món, trị giá 5,86 triệu quy USD. b. Công tác tiền tệ kho quỹ; - Kết quả thu - chi tiền mặt: + Tổng thu VND đạt 2.386 tỷ đồng, tăng 587 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 32,6% so với năm 2001. + Tổng chi đạt 2115 tỷ đồng, tăng 575 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 37,4% so với năm 2001. + Bội thu 271 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2001, nộp tiền mặt vào Ngân hàng Nhà nước đạt 272 tỷ đồng tăng 11 tỷ đồng so với năm 2001, tỷ lệ tăng 4,2%. + Tổng thu ngoại tệ đạt 16,2 triệu USD, tăng 45,5% so với năm 2001, tổng chi đạt 16,23 triệu USD, tăng 5,6% so với năm 2001. - Khối lượng tiền mặt, ngoại tệ chu chuyển qua quỹ lớn, tăng mạnh so với 2001 nhưng luôn đảm bảo an toàn, chính xác, góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng công thương Hà Tây. Công tác tuyển chọn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, phát hiện tiền giả được thực hiện tốt. Trong năm đã phát hiện và thu hồi 113 tờ tiền giả các loại trị giá 6.185.000 đồng nộp về Ngân hàng Nhà nước tỉnh theo đúng quy định, trả lại 365 món tiền khách hàng nộp thừa trị giá 87.937.000 đồng trong đó có món lớn nhất là 30 triệu đồng. - Công tác vận chuyển hàng đặc biệt và dịch vụ thu chi tiền, chi tiền lương tại trụ sở khách hàng được duy trì và thực hiện tốt việc vận chuyển tiền và ấn chỉ có giá từ hội sở tới các đơn vị trực thuộc và ngược lại được đảm bảo an toàn tuyệt đối, các xe vận chuyển đều có người áp tải, bảo vệ với trang bị công cụ hỗ trợ đúng quy định. Duy trì và thực hiện tốt việc thu chi lưu động đối với Sở Điện lực Hà Tây, nhà máy que hàn Việt Đức, Công ty TNHH Phương Đông và một số đơn vị khác với doanh số thu hoặc chi lưu động đạt trên 300 tỷ đồng đảm bảo an toàn, hiệu quả cho bạn hàng, dịch vụ chi lương cho người lao động của công ty VINECO, Công ty SUNGEIWAY được thực hiện khá hiệu quả. c. Công tác kế toán - điện toán: - Khối lượng giao dịch tăng mạnh như công tác kế toán thanh toán, kế toán cho vay và huy động vốn luôn được thực hiện đúng quy định của ngành và Nhà nước đồng thời đảm bảo phục vụ bạn hàng thuận tiện, an toàn và hiệu quả. - Từ quý III/2002, ngân hàng công thương Hà Tây đã tích cực triển khai đúng kế hoạch chương trình quản lý tín dụng trên máy vi tính với số lượng trên 1.700 hồ sơ tín dụng. Đến nay công tác quản lý hồ sơ tín dụng đã được thực hiện trên máy vi tính. - Tổ chức hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, luôn đảm bảo thực hiện thanh toán ngay trong ngày. Năm 2002 đã thực hiện thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ, thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước, thanh toán bằng tiền mặt và ngân phiếu thanh toán đạt 57.600 món với tổng trị giá thanh toán 9.050 tỷ đồng. - Trang bị đầy đủ máy vi tính và các thiết bị ngoại vi cần thiết cho các đơn vị trực thuộc để ứng dụng công nghệ tin học trong tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng. - Là ngân hàng duy nhất trên địa bàn triển khai thực hiện dịch vụ thẻ rút tiền tự động ATM đạt kết quả tốt. d. Công tác kiểm tra kiểm soát. Ngân hàng đã tăng cường kiểm tra, rà soát hồ sơ cho vay nhằm đảm bảo tính pháp lý và an toàn tín dụng ; tiếp dân, tiếp nhận các đơn khiếu nại tố cáo...trình giám đốc giải quyết, theo dõi việc sửa chữa sai sót chặt chẽ hơn... III. Phương hướng đổi mới kinh doanh của ngân hàng công thương Hà Tây năm 2003 Năm 2003, đứng trước tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, trước mặt là những thách thức khi gia nhập AFTA thì hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, ngân hàng công thương Việt Nam và chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây nói riêng đứng trước những thời cơ và thử thách lớn lao hơn nữa. Để vượt qua những thách thức đó, ngân hàng công thương Hà Tây quyết tâm thực hiện chương trình đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh trong năm 2003, thực hiện chủ trương tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của dịch vụ đã có, triển khai thực hiện một số dịch vụ mới với phương châm là "Hợp tác toàn diện, bình đẳng và cùng có lợi" ngân hàng công thương Hà Tây tiếp tục cung cấp các dịch vụ ngân hàng khép kín với chất lượng cao hơn nữa đồng thời phù hợp với nhu cầu của từng bạn hàng. Có nội dung cụ thể như sau: 1. Mục tiêu kinh doanh trọng tâm: - Nguồn vốn huy động tại chỗ đến 31/12/2003 đạt 1000 tỷ đồng, tăng 179 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 21,8% so với 31/12/2002. Trong đó vốn huy động bằng VND đạt 650 tỷ đồng, tăng 28,7% so với 31/12/2002. - Dư nợ cho vay đến 31/12/2003 đạt 1300 tỷ đồng, tăng 349 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 36,7% so với 31/12/2002 trong đó: + Đầu tư cho doanh nghiệp Nhà nước chiếm 80%/tổng dư nợ cho vay. + Đầu tư trung, dài hạn chiếm 50%/tổng dư nợ cho vay. - Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% / tổng dư nợ cho vay - Tỷ lệ thu dịch vụ chiếm 6%/ tổng thu nhập - Lợi nhuận hạch toán nội bộ đạt và vượt kế hoạch được giao. 2. Các biện pháp chủ yếu: * Nghiệp vụ đầu tư và cho vay: - Thường xuyên chủ động tổ chức tiếp xúc song phương giữa lãnh đạo ngân hàng với từng bạn hàng nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tháo gỡ khó khăn của các bên, xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện, bình đẳng, hiệu quả và bền vững. - Ngân hàng sẽ nghiên cứu và thực hiện giảm bớt, cải tiến một số thủ tục, đảm bảo thực hiện thẩm định và giải quyết cho vay, bảo lãnh với thời gian nhanh nhất. - Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng xuất khẩu đối với bạn hàng có giá trị xuất khẩu đạt tối thiểu 50% trở lên so với tổng doanh thu bán hàng của dự án, cam kết thanh toán và bán ngoại tệ cho Ngân hàng công thương từ nguồn thu xuất khẩu. Các ưu đãi này là giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ... - Thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá xuất khẩu. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo hạn mức, không phải thực hiện bảo lãnh theo từng món như hiện nay. * Nghiệp vụ kế toán: - Trong năm 2003, tất cả các chứng từ khách hàng gửi đến ngân hàng đều được xử lý ngay trong ngày, không để bất cứ một chứng từ nào sang ngày hôm sau. - Thực hiện dịch vụ chuyển tiền điện tử tức thời giữa các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam, giữa ngân hàng công thương với ngân hàng đầu tư và phát triển, giữa ngân hàng công thương và ngân hàng cân đối Đức: Nhận được tiền sau 15 phút (tối đa là 1 giờ trong trường hợp ngân hàng nơi nhận tiền chưa kịp truy cập vào trong mạng để xử lý thông tin). - Đối với chuyển tiền ngoài những ngân hàng nói trên, nếu khách hàng yêu cầu thì nhận được tiền ngay trong ngày nếu chuyển đi vào buổi sáng, không phải đợi đến ngày hôm sau. * Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại: + Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Ngân hàng công thương Hà Tây có lực lượng cán bộ giỏi đủ khả năng đáp ứng nhanh, chính xác mọi yêu cầu của bạn hàng. Hiện nay, ngân hàng công thương Hà Tây là ngân hàng thanh toán quốc tế loại I. Mọi hoạt động thanh toán chuyển tiền, mở và thanh toán L/C, nhờ thu, .... đều được thực hiện trực tiếp với hơn 400 ngân hàng nước ngoài. Vì vậy tốc độ thanh toán và luân chuyển chứng từ rất nhanh. Khi khách hàng có đủ điều kiện và có nhu cầu mở L/C nhập khẩu thì ngân hàng sẽ phát hành L/C gốc cho người thu hưởng ở nước ngoài đảm bảo nhanh chóng và thuận lợi. Tiếp tục thực hiện và mở rộng nghiệp vụ tư vấn cho các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ mua bán ngoại thương - nhất là các doanh nghiệp của tỉnh bước đầu xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi trong quan hệ thương mại với khách hàng nước ngoài, tăng cường khả năng xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài, hạn chế uỷ thác xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động. + Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western union: Là hình thức chuyển tiền nhanh nhất trên thế giới do công ty Western union thực hiện và ngân hàng công thương Việt Nam là đại lý chính ở Việt Nam, ngân hàng công thương Hà Tây là đại lý duy nhất ở Hà Tây. Người thân ở bất kỳ nước nào trên thế giới chỉ cần mang tiền đến điểm giao dịch có tên Western union để gửi tiền về Việt Nam và gọi điện về cho người thân ở Việt Nam để cung cấp thông tin. Thông qua mạng Internet, chỉ vài phút sau, ở tất cả các chi nhánh của Ngân hàng công thương đã có đầy đủ thông tin về khoản tiền đó. Khách hàng có thể đến bất kỳ chi nhánh ngân hàng công thương nào gần nhất để nhận tiền. + Dịch vụ thanh toán thẻ VISA Card và Master Card đây là các thẻ tín dụng ghi tên một khách hàng cụ thể do một ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng cho một khách hàng cụ thể để chi tiêu trước, khách hàng có thể dùng thẻ của mình rút tiền mặt ở ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây hoặc ở các đại lý của ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây. + Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Niêm yết công khai biểu phí dịch vụ và tỷ giá tại tất cả các điểm giao dịch của ngân hàng công thương Hà Tây bằng bảng điện tử hoặc các bảng thông báo. Mặc dù tỷ giá biến động nhanh, nguồn ngoại tệ rất khan hiếm nhưng ngân hàng công thương Hà Tây áp dụng nhiều hình thức mua bán mua giá nào bán giá đó nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho bạn hàng. * Nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ: - Thực hiện dịch vụ thu lưu động theo yêu cầu của khách hàng, kể cả phục vụ ngoài giờ hành chính. - Thực hiện dịch vụ thu, chi tại chỗ. Trước mắt, thực hiện đối với những món lớn, chưa thu phí dịch vụ. - Tiếp tục thực hiện thu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do khách hàng nộp vào quỹ ngân hàng, khách hàng không phải chịu phí. - Tiếp tục thực hiện dịch vụ chi lương đến từng người lao động theo yêu cầu của khách hàng. kết luận Trong quá trình thực tập tại ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây tôi thấy hoạt động cảu ngân hàng hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của toán tỉnh. Ngân hàng không những huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức, đơn vị hoạt động kinh doanh để cho các đơn vị tổ chức cần vốn vay để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình mà còn thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh mua bán hàng, chuyển tiền nhanh trong cả nước... để thu lợi nhuận. Như vậy hoạt động của ngân hàng không những thu được lợi nhuận mà còn đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh đồng thời khẳng định vai trò vị trí của ngân hàng trong sự nghiệp phát triển kinh tế thời kỳ, CNH - HĐH. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hồng Minh và các cán bộ trong Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25198.doc
Tài liệu liên quan