Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank)

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu cho mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ mang lại rất nhiều cơ hội phát triển cho các lĩnh vực kinh tế của mình. Ngành ngân hàng trong thời gian qua đã chứng tỏ được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế. Trong đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Sứ mệnh phát triển của VPBank là một ngân hàng thương mại

doc44 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đô thị đa năng, hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. Bên cạnh đó, VPBank đang cố gắng, nỗ lực hết mình trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và nằm trong tốp những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy mà em muốn thực tập tại ngân hàng VPBank. Trong thời gian 3 tuần thực tập tại ngân hàng, em đã tìm hiểu một cách khái quát về toàn bộ hoạt động tại VPBank. Những vấn đề đó sẽ được trình bày trong báo cáo tông hợp của em. Báo cáo tổng hợp gồm ba phần: Phần 1: giới thiệu tổng quát về VPBank. Phần 2: tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank. Phần 3: khái quát về thẩm định dự án tại VPBank. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VPBANK. 1. Quá trình hình thành và phát triển VPBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (tên viết tắt Tiếng Việt - Ngân hàng Ngoài Quốc doanh), tên giao dịch Tiếng Anh: Vietnam Joint-stock Commercial Bank for Private Interpries - VPBank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH - GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm và chính thức bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. VPBank là một pháp nhân thành lập trên cơ sở tự góp vốn của các cổ đông là các cá nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển cho các thành viên của mình. Trải qua hơn 15 năm hoạt động VPBank bắt đầu từ con số hết sức khiêm tốn với vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đồng. Sau đó do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 2.000 tỷ đồng vào cuối năm 2007. Điều đó đã cho thấy VPBank đã nỗ lực tìm kiếm nhiều biện pháp nhằm nâng cao khả năng vốn tự có, bởi đây là những chỉ tiêu đo lường năng lực tài chính của một NHTM, là điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo được các chỉ tiêu tăng trưởng trong các lĩnh vực khác như tín dụng, thanh toán, tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế. Uy tín của VPBank ngày càng được củng cố và nâng cao trên thị trường. Đi cùng với sự tăng trưởng quy mô về vốn điều lệ, gắn liền với sự phát triển cơ cấu tổ chức và hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế lớn và thành phố trên cả nước đã cung cấp danh mục các dịch vụ đa dạng, đáp ứng mọi yêu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Về cơ cấu tổ chức: Qua từng giai đoạn phát triển, VPBank đã có những thay đổi về cơ cấu tổ chức cho phù hợp với điều kiện thực tế. Từ năm 2001 đến nay, VPBank được tổ chức theo mô hình được mô tả tại sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank. Qua sơ đồ trên ta có thể thấy mô hình tổ chức của VPBank khá chặt chẽ, có đầy đủ các phòng ban với các chức năng riêng biệt để vận hành hoạt động của ngân hàng. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên trong đó có 3 ủy viên thường trực gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch thứ nhất và một ủy viên thường trực kiêm Tổng giám đốc. Song song với việc cơ cấu lại mô hình tổ chức của Hội sở chính và các chi nhánh, các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị gồm: Hội đồng tín dụng là tổ chức do Hội đồng quản trị thành lập. Ngoài ra, Hội đồng quản trị còn thành lập các Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp 1. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhưng với các giới hạn tín dụng khác nhau. Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên, trong đó có 2 thành viên chuyên trách. Hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có do Tổng giám đốc làm chủ tịch. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank Hội đồng Tín dụng Các ban Tín dụng Phòng Kiểm toán nội bộ Ban Kiểm soát BAN ĐIỀU HÀNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Văn phòng Hội đồng quản trị Hội đồng quản lý TS nợ, TS có Phòng Kế toán - Tài chính Phòng Quản lý rủi ro Trung tâm Tin học Trung tâm Western Union Phòng Nhân sự - Đào tạo Trung tâm Thẻ Phòng Nguồn vốn Phòng Pháp chế - Thu hồi nợ Phòng Nghiên cứu - Phát triển Trung tâm thanh toán Các chi nhánh Các phòng Giao dịch Công ty Chứng khoán Công ty Quản lý Tài sản Về mạng lưới hoạt động: Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, việc mở rộng mạng lưới hoạt động luôn là một trong những biện pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của VPBank, đặc biệt là trong những năm gần đây VPBank tăng trưởng rất nhanh về quy mô và mạng lưới hoạt động. Trong 2 năm đầu hoạt động, mạng lưới hoạt động của VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch. Đến cuối năm 2007, hệ thống VPbank đã có 2 Công ty trực thuộc và 128 điểm giao dịch ngân hàng, bao gồm Hội sở chính, 34 Chi nhánh và 93 Phòng giao dịch. Tính riêng trong năm 2007, VPBank đã mở mới 12 chi nhánh và 67 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VPBank cũng chú trọng công tác mở rộng ngân hàng đại lý của mình tại các nước trên thế giới. Tính đến nay số lượng ngân hàng đại lý của VPBank là hơn 200 ngân hàng từ hơn 60 quốc gia trên thế giới, trong đó có các ngân hàng danh tiếng như: ABN AMRO bank NewYork, Citibank of N.A NewYork, Standard Chartered Bank NewYork, The Bank of Tokyo-Mitsubishi Ltd, Bank Gesellschaf Berlin AG, … Về cơ cấu nhân sự: Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có 2.681 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 77%). Chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu với các thử thách trong cạnh tranh, nhất là khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Nhận thức được điều này, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. Đại hội cổ đông năm 2006 được tổ chức vào tháng 2/2007, một lần nữa VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 ngân hàng dẫn đầu các NHTMCP trong cả nước. Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều khó khăn, đến nay VPBank đã trở thành một trong những NHTMCP có tốc độ phát triển nhanh và ổn định, đem lại các dịch vụ ngày càng hoàn hảo cho khách hàng, được khách hàng tin tưởng và tín nhiệm. 2. Các chức năng hoạt động chủ yếu VPBank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các tổ chức và cá nhân; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, huy động nguồn vốn từ nước ngoài, thanh toán quốc tế và các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt hệ thống chuyển tiền nhanh Western Union. Với tinh thần làm việc năng động, sáng tạo và am hiểu nhu cầu khách hàng, trong những năm gần đây VPBank đã liên tục cho ra đời rất nhiều sản phẩm dịch vụ mới, thu hút đáng kể lượng khách hàng đến với VPBank. Phát huy mạnh mẽ các chức năng hoạt động bằng việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới đảm bảo an toàn và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. VPBank đã đưa “Cuộc sống mới” đến với đông đảo người dân. Hiện tại, VPBank là một thương hiệu quốc gia được tạo nên bởi sự gắn kết chặt chẽ và hiệu quả giữa các bộ phận trong toàn hệ thống. Đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh để VPBank được bình chọn là “Nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia” trong 3 năm 2006, 2007 và 2008. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VPBANK 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank qua các năm VPBank đã từng đứng trong hàng “top” với tỷ suất lợi nhuận lớn ở những năm 1995, 1996. Tuy nhiên sau đó bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía VPBank đã gặp những khó khăn tưởng chừng không thể đứng dậy nổi. Với sự lãnh đạo sáng suốt của những con người nắm giữ bánh lái con thuyền, cùng với sức trẻ kỳ diệu VPBank đã thoát khỏi bờ vực phá sản, với những chỉ tiêu tài chính rất khả quan, tăng mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt năm 2000, đánh dấu một chuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển VPBank. Đó là việc Hội đồng quản trị quyết định lựa chọn mục tiêu chiến lược của VPBank trong vòng 10 năm tới là xây dựng VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và trong khu vực. Đặc biệt năm 2005, cũng là năm đầu tiên các cổ đông VPBank được chia cổ tức ở mức khá cao là 20%, cùng với sự góp vốn của ngân hàng OCBC (Singapore) tạo điều kiện cho VPBank nâng cao vốn điều lệ cũng như được ngân hàng bạn cung cấp kinh nghiệm quản lý, quản trị rủi ro, công nghệ hiện đại đưa dần VPBank trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, tạo cơ sở tin cậy cho khách hàng tới gửi tiền, tham gia các dịch vụ cũng như vay vốn ở VPBank. Năm 2005, đánh dấu sự trở lại “thương trường” thật ấn tượng của VPBank, nợ quá hạn dưới 1%, ROE đạt 24% đứng thứ 2 ở phía Bắc (sau Techcombank) và đứng thứ 3 toàn quốc (sau Techcombank, ACB). Khách hàng tiềm năng quan trọng nhất của ngân hàng sẽ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư. Việc xác định lại mục tiêu chiến lược nói trên là một quyết định táo bạo và kiên quyết của Hội đồng quản trị, dựa trên những phân tích khoa học xác đáng. Theo đó mọi sản phẩm dịch vụ và nghiệp vụ của VPBank đều được thiết kế lại cho phù hợp với chiến lược đã chọn. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn do hậu quả của những quyết định quản trị sai lầm từ những năm 1996 - 1997, song đến nay VPBank đã tạo dựng được một hình ảnh về một NHTMCP năng động và hiệu quả hàng đầu trên thị trường tài chính tiền tệ. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của ngân hàng không ngừng được cải thiện, mức tăng trưởng và lợi nhuận hằng năm tương đối cao, quy mô tài sản quản lý không ngừng tăng trưởng. Trong những năm gần đây, kết quả kinh doanh của VPBank nhìn chung là rất khả quan, biểu hiện ở mức tăng trưởng tương đối ổn định của mức lợi nhuận hàng năm. Giai đoạn 2003 - 2007, lợi nhuận của VPBank có sự tăng trưởng liên tục với mức bình quân trên 50%/năm. Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong 5 năm 2003 - 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu\ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng thu nhập hoạt động 185.147 286.170 470.226 995.003 1.834.731 Tổng chi phí hoạt động 144.497 286.170 394.017 838.195 1.520.242 Lợi nhuận trước thuế 42.828 60.078 76.209 156.808 313.523 Lợi nhuận sau thuế 30.836 43.256 54.870 113.420 226.721 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank, năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007) Lợi nhuận tăng trưởng mạnh qua các năm. Với sự bứt phá ngoạn mục của năm 2002 lợi nhuận tăng gấp gần 110% so với năm 2001. Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2003 mức lợi nhuận đó lại được VPBank tăng lên là 42,8 tỷ đồng vượt dự kiến mà Hội đồng quản trị phê duyệt đầu năm là 24 tỷ đồng, mức thu này cao gấp 2 lần lợi nhuận năm trước. Năm 2004, mức lợi nhuận này là 60tỷ đồng, tăng 17,2 tỷ đồng so với năm 2003 và vượt 70% kế hoạch. Kết thúc năm 2006, VPBank đạt lợi nhuận trước thuế và dự phòng là 168,17 tỷ đồng, tăng 84,5 tỷ đồng so với năm 2005. Sau khi trích dự phòng 11,36 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế và sau thuế dự phòng còn lại là 156,8 tỷ đồng, vượt 36% kế hoạch. Năm 2007 đánh dấu sự khởi sắc của ngành ngân hàng nói chung và của VPBank nói riêng. Mức lợi nhuận năm 2007 đạt 313,5 tỷ đồng, tăng gần 200% so với năm 2006. Tổng tài sản mà VPBank quản lý đã tăng lên qua các năm, từ 2.491 tỷ đồng năm 2002 lên đến hơn 18.000 tỷ đồng năm 2007. Khối lượng cho vay đối với nền kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn huy động. Bảng 1.2: Các chỉ tiêu về tài sản qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu\Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng tài sản có 2.491.867 4.149.288 6.090.163 10.111.216 18.137.433 Tiền huy động 2.192.945 3.872.813 5.638.001 9.055.935 15.448.002 Cho vay 1.525.212 1.865.364 3.297.883 5.006.598 13.323.681 Vốn cổ phần 174.900 198.409 309.386 750.000 2.000.000 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank, năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007) Cho đến thời điểm hiện tại, VPBank đang quản lý một khối lượng tài sản trên 18.000 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với thời điểm năm 2005 và gấp hơn 4,5 lần so với năm 2004, với tốc độ phát triển bình quân của tổng tài sản là trên 90%/năm. Các tỷ lệ bảo đảm an toàn được VPBank duy trì theo đúng quy định của ngân hàng Nhà nước. Sở dĩ VPBank có sự vượt trội trong các tỷ lệ đảm bảo an toàn so với tiêu chuẩn là do chính sách thận trọng, bảo thủ của các nhà lãnh đạo ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Đây cũng là điều dễ hiểu nhằm tạo nên một hình ảnh VPBank vững chắc và hiệu quả trong đánh giá của khách hàng. Bảng 1.3: Các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong giai đoạn 2003-2007 Loại tỷ suất Tiêu chuẩn 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng cho vay trung dài hạn (%) < 40% 1,6 1,5 0,4 2,66 4,12 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (%) > 8% 11,2 8,2 15 26 33 Tỷ lệ khả năng chi trả (%) > 1% 191,6 247,3 108 332 476 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank, năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007) 3. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, đảm bảo tính thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để. Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt trong năm 2005, cuộc chạy đua tăng lãi suất của các NHTM diễn ra rất mạnh. Năm 2006, mức độ cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng không còn sôi động như những năm trước, nhưng các ngân hàng lại tăng cường các chiến dịch khuyến mãi với cơ cấu quà tặng phong phú, thậm chí có giá trị rất lớn như nhà ở biệt thự, căn hộ chung cư cao cấp, ôtô… Thêm vào đó, sự phát triển khá sôi động của thị trường chứng khoán cũng đồng thời làm dịch chuyển luồng vốn dân cư và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khoán. Bảng 1.4: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn năm 2003-2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu\Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn vốn huy động 2.192.945 3.858.967 5.638.011 9.065.194 15.448.002 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Ngắn hạn 1.796.800 3.202.943 4.397.641 7.252.155 11.756.345 Tỷ trọng (%) 81,94 83,01 78,00 79,98 76,71 Trung, dài hạn 396.145 656.024 1.240.360 1.813.039 3.599.139 Tỷ trọng (%) 18,06 16,99 22,00 20,02 23,29 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank, năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007) Từ năm 2003 đến năm 2007, xu hướng tăng trưởng vốn huy động ngắn hạn và trung dài hạn, trong đó vốn dài hạn ngày càng tăng. Qua bảng trên ta thấy sự tăng trưởng liên tục về vốn huy động. Năm 2004, vốn trung dài hạn và ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng, mặc dù đây là năm tài chính khó khăn cho toàn hệ thống NHTM, nền kinh tế lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng 9,5%, tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế có xu hướng tăng nhanh hơn vốn huy động, đã tạo sức ép chạy đua tăng lãi suất huy động giữa các NHTM. Đạt kết quả trên là nhờ vào việc VPBank tiếp tục tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Công tác huy động vốn rất được VPBank chú trọng, đã đưa một số sản phẩm huy động vốn mới phục vụ thuận tiện và đem lại lợi ích cao cho khách hàng. VPBank luôn ở trong nhóm các ngân hàng có lãi suất huy động hấp dẫn trên thị trường thể hiện trong 6 tháng cuối năm 2005 VPBank đã có hai lần tăng lãi suất ở tất cả các loại hình huy động. Tiền gửi của cá nhân và các tổ chức kinh tế tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động thanh toán của VPBank ngày càng mở rộng, đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng, được khách hàng tin tưởng. VPBank được xếp vào ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các sản phẩm huy động vốn độc đáo, hấp dẫn, phù hợp với tâm lý người dân. Mặc dù có những tác động trên nguồn vốn huy động của VPBank vẫn tăng trưởng cao. Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm huy động, cùng với các chương trình khuyến mãi và quà tặng hấp dẫn. Mặt khác, trong những năm gần đây, VPBank đã tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động đồng thời thương hiệu ngân hàng cũng chiếm được vị trí vững chắc trong tiềm thức dân cư và các doanh nghiệp do vậy việc huy động vốn cũng trở nên thuận lợi hơn. Đến cuối những năm 2006, nguồn vốn huy động đạt 9.065 tỷ đồng, tăng gấp 7,5 lần so với cuối năm 2003, đặc biệt năm 2004 nguồn vốn tăng gấp hơn 3 lần so với cuối năm 2003. Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn đạt 15.448 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007 và tăng 6.393 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 70%). Bình quân giai đoạn 2003 - 2007 nguồn vốn huy động của VPBank đạt mức tăng trưởng 68%. Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của VPBank (khoảng 80%). Việc huy động vốn từ thị trường 1 (từ các tổ chức kinh tế và dân cư) trong thời gian gần đây tăng mạnh, cuối năm 2007 đạt 12.764 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006. Nguồn vốn thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) cũng được VPBank chủ động điều chỉnh cho phù hợp với khả năng sử dụng vốn. Bảng 1.5: Tình hình huy động vốn theo thị trường năm 2003-2007 Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu\Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn vốn huy động 2.192.945 3.858.967 5.638.011 9.065.194 15.448.002 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Thị trường 1 1.242.884 1.847.711 3.209.771 5.678.458 12.764.366 Tỷ trọng (%) 55,77 47,88 56,93 62,64 84,21 Thị trường 2 970.080 2.011.256 2.398.230 3.386.736 2.439.615 Tỷ trọng (%) 44,23 52,12 43,07 37,36 15,79 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank, năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007) Trong điều kiện khó khăn, VPBank vẫn tích cực thực hiện phương châm huy động vốn trong mọi thành phần kinh tế cũng như trong tầng lớp dân cư, đưa ra những hình thức huy động hợp lý. Trong đó riêng tiền tiết kiệm huy động được từ dân cư qua các năm đều tăng, năm 2004 đạt 1.847.711 triệu đồng chiếm 48% đến năm 2006 đạt 5.678.458 triệu đồng chiếm 63%. Vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng năm 2004 đạt 2.011.256 triệu đồng chiếm 52%, đến năm 2006 đạt 3.386.736 triệu đồng chiếm 37%. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu cho thanh khoản hàng ngày và giải ngân tín dụng ngày một tăng nhanh, nhất là trong điều kiện huy động tiết kiệm còn nhiều hạn chế như hiện nay. Trong những năm tới, VPBank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, đưa ra thêm nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng và thực hiện các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiền nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động huy động vốn. 4Hoạt động cho vay Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước và trong khu vực, VPBank chú trọng vào đối tượng khách hàng là các doanh ngiệp ngoài quốc doanh nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình. Ngoài việc hoàn thiện cơ chế tín dụng, VPBank cũng tiếp tục triển khai một số sản phẩm mới trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng như cho vay trả góp mua nhà - sửa chữa nhà, cho vay trả góp mua ô tô, cho vay du học… Thông qua việc quảng bá các sản phẩm mới, các khách hàng tín dụng đến với ngân hàng ngày càng đông. Bảng 1.6: Tình hình cho vay tại VPBank năm 2003-2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu\Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng vốn huy động 2.192.945 3.858.967 5.638.001 9.065.194 15.448.002 Tăng trưởng huy động (%) 0 48,6 46,1 60,8 70,6 Dư nợ vay 1.525.212 1.865.363 3.014.209 5.031.190 13.323.681 Tăng trưởng tín dụng (%) 0 22,3 61,6 66,9 164,8 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 69,6 48,3 53,5 55,5 86,2 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank, năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007) Hoạt động cho vay của VPBank qua các năm đều tăng rõ rệt phát triển về số lượng và chất lượng tín dụng. Doanh số cho vay cũng như dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng trưởng đạt mức trên 20%. Mức dư nợ cho vay năm 2003 đạt 1.525.212 triệu đồng tăng 22,3% so với năm 2002 đến năm 2005 dư nợ cho vay đạt 3.014.209 triệu đồng tăng trên 60% so với năm 2004. Đặc biệt trong năm 2007, dư nợ cho vay của VPBank đã đạt 13.323.681 triệu đồng, gấp 2,6 lần năm 2006. Hoạt động cho vay của VPBank có mức tăng trưởng cao nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, nợ quá hạn từ mức hai con số này đến năm 2005 chỉ còn 0,75% so với tổng dư nợ và đến cuối năm 2007 giảm xuống còn 0,49%. Đặc biệt công tác thu hồi nợ đã được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết. Từ năm 2003 đến nay nhờ có những chủ trương sáng suốt và linh hoạt, cùng với sự giúp đỡ hiệu quả của ngân hàng nhà nước và các cơ quan hữu quan nên công tác thu hồi và xử lý nợ khó đòi của VPBank đã được những kết quả vượt bậc hơn trước, cả trong lĩnh vực thu hồi nợ quá hạn trong nước và xử lý trách nhiệm bảo lãnh L/C trả chậm quá hạn với nước ngoài. Mặc dù xác định cho vay và nhận tiền gửi là một trong những nguồn thu chính nhưng không vì thế mà VPBank không chú trọng đến các hoạt động của một ngân hàng hiện đại. VPBank luôn đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình theo xu hướng thị trường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng nhằm đem lại thu nhập cho ngân hàng. 5. Các hoạt động dịch vụ khác Hoạt động ngân quỹ Năm 2005 - 2006, thị trường liên ngân hàng có sự tham gia của một số ngân hàng mới thành lập hoặc được nâng cấp từ các ngân hàng nông thôn, do vậy các giao dịch liên ngân hàng diễn ra khá sôi động. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán ngày càng hấp dẫn và ngày càng có nhiều công ty chứng khoán ra đời nên đã có sự dịch chuyển một phần nguồn vốn của các ngân hàng sang các công ty chứng khoán. Vì thế, vào những tháng cuối năm 2006 nguồn tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng lại trở nên khan hiếm. Năm 2006 cũng là năm có tỷ giá USD/VND tương đối ổn định. Mức độ mất giá VND so với USD chỉ ở mức 1%. Sự biến động thấp của tỷ giá có phần hạn chế khả năng khai thác thu lãi kinh doanh từ chênh lệch lãi suất. Tuy có những khó khăn nhất định, song hoạt động ngân quỹ trong năm 2006 đạt kết quả hết sức khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu hoạt động ngân quỹ đều đạt và vượt kế hoạch từ 30 - 40%. Các quan hệ liên ngân hàng cũng được duy trì và phát triển tốt. Hầu như tất cả các NHTMCP đều đã thiết lập quan hệ và có hạn mức giao dịch với VPBank. Các NHTM quốc doanh liên tục điều chỉnh tăng hạn mức giao dịch nói chung và hạn mức tín chấp nói riêng cho VPBank. Hoạt động ngân quỹ đã làm tốt công tác điều hòa vốn, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho toàn hệ thống. Tận dụng các cơ hội chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và đồng USD để kinh doanh thu lãi. Trong năm 2006 tổng doanh số mua ngoại tệ là 389 triệu USD, tổng doanh số bán là 327 triệu USD. Doanh số mua kỳ phiếu trái phiếu năm 2006 là 1.380 tỷ đồng, giảm 615 tỷ đồng so với năm 2005. Bước sang năm 2007, thị trường liên ngân hàng có những biến động rất trái chiều. Cụ thể: trong 6 tháng đầu năm nguồn cung tiền tương đối dồi dào, lãi suất trên thị trường tương đối thấp, VPBank đã phải hạn chế huy động vốn từ một số đối tượng khách hàng đặc thù. Từ giữa năm 2007, tình hình lạm phát diễn biến khá phức tạp đã buộc Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi, cùng với tăng trưởng tín dụng cao ở hầu hết các NHTMCP đã dẫn đến sự căng thẳng nguồn vốn trong những tháng cuối năm. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tại nhiều thời điểm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã vượt lãi suất cho vay tín dụng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, VPBank đã có những biện pháp điều chỉnh kịp thời như: tăng lãi suất huy động ngắn hạn (1-3 tháng); tăng lãi suất cho vay ngắn hạn trong giai đoạn cuối năm nên vẫn đảm bảo cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn, khả năng thanh toán luôn được đảm bảo. Hoạt động thanh toán - Hoạt động thanh toán quốc tế: Năm 2002 hoạt động thanh toán của VPBank duy trì ổn định và tăng trưởng. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt trên 50 triệu USD. Ngoài ra năm 2002, VPBank đã giải quyết cơ bản toàn bộ giá trị L/C trả chậm của khách hàng còn tồn đọng với các đối tác nước ngoài từ những năm trước với giá trị trên 30 triệu USD. Với những khó khăn trong hoạt động kinh doanh nên trong năm 2003 thu từ hoạt động thanh toán chỉ bằng 70% so với năm 2002. Nhận thức được điều này, cán bộ VPBank cũng đã tích cực đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng mạng lưới thanh toán, nâng cao công nghệ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cung cách phục vụ nên năm 2004 các hoạt động thanh toán quốc tế đã có xu hướng tăng. Thu từ dịch vụ thanh toán năm 2004 đạt 7.183 triệu đồng tăng 18.6% so với năm 2003, năm 2005 đạt 8.156 triệu đồng tăng 13,5%. Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong những năm gần đây tăng trưởng khá tốt. Trị giá L/C nhập khẩu mở trong năm 2006 đạt hơn 61 triệu USD tăng 60% so với năm 2005. Từ khi phát triển mạng lưới chi nhánh trên phạm vi cả nước nhằm thu hút khách hàng và là kênh thanh toán hiệu quả, VPBank đã giúp khách hàng thực hiện thanh toán thuận tiện và nhanh chóng. - Hoạt động thanh toán trong nước: cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng, việc chuyển tiền trong nước thông qua VPBank ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Doanh số chuyển tiền năm 2006 đạt 7.331 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2005. Phí dịch vụ chuyển tiền trong nước năm 2006 là 2 tỷ đồng, tuy vẫn là con số khá khiêm tốn nhưng cũng lại đạt được những tăng trưởng nhất định. Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union VPBank đánh giá đây là thị trường tiềm năng, bởi lẽ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, với chính sách xuất khầu lao động của Đảng và nhà nước, lực lượng lao động làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng. Do đó, lượng ngoại tệ hàng năm chuyển về Việt Nam ngày càng lớn. VPBank chính thức khai trương từ 29/7/2002 thực hiện nhiệm vụ chuyển tiền nhanh từ nước ngoài vào Việt Nam và đã đi vào hoạt động ổn định, từng bước mở rộng được địa bàn hoạt động và tăng được rất nhiều đại lý chi trả trên toàn quốc. Tính đến năm 2008 sự phát triển mạng lưới của VPBank đã tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao doanh số chuyển tiền, góp phần thiết lập các mối quan hệ truyền thống với khách hàng và bạn hàng. CHƯƠNG III: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK. 1. Quy trình thẩm định dự án. Quy trình thẩm định dự án của VPBank gồm 4 bước: Củ thể: * Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay: Cán bộ nhân viên VPBank tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án, nhân viên hướng dẫn khách hàng cách lập hồ sơ xin vay vốn và các giấy tờ cần thiết có liên quan. Chủ đầu tư theo đó lập hồ sơ hợp lệ gửi tới VP Bank. * Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, hồ sơ thẩm định (đề nghị thẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi được coi là hợp lý khi được chủ đầu tư thụ lý theo yêu cầu thông tư số 06/1999/TT- BKH- ĐT ngày 24/11/1999 hướng dẫn về nội dung, tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư, báo cáo đầu tư và thông tư số 07/2000/TT- BKHĐT ngày 3/7/2000 về sửa đổi bổ xung thông tư số 06 * Bước 3: Thẩm định dự án: Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư về moi phương diện: tài chính, kinh tế- xã hội, kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro, khả năng trả nợ của dự án, tình hình pháp lý của chủ đầu tư,… (trừ tài sản đảm bảo), từ đó tập hợp tài liệu lập thành tờ trình thẩm định. Tờ trình là kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng về khách hàng vay vốn trong đó có ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng. Toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định sau đó được chuyển lên trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa, bổ sung. Cán bộ thẩm định có thể thực tế đến tận điểm xây dựng của doanh nghiệp, xem xét, hỏi ý kiến của các đơn vị có liên quan và các trung tâm thông tin về tình hình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ... của chủ đầu tư. Phòng tài sản có nhiệm vụ thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản thế chấp cầm cố, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản cầm cố thế chấp, thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị tài sản thế chấp cầm cố đảm bảo cho khoản vay. * Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền: Cán bộ tín dụng hoàn chỉnh nội dung tờ trình, trình trưởng phòng ký thông qua, sau đó có nhiệm vụ trực tiếp trình lên ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng. Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng (tuỳ thuộc vào từng dự án) sẽ xem xét lại hồ sơ, ý kiến của cán bộ thẩm định từ đó quyết định có cho dự án vay vốn hay không. Nếu đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án và sẽ thực hiện giải ngân theo sự thoả thuận của 2 bên. Định kỳ sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, giám sát quá trình tiến hành dự án dể đảm bảo khả năng thanh toán của dự án. Đối với những dự án nhỏ, vay từ 2 tỷ đồng trở xuống và có tài sản thế chấp, bảo lãnh thì chỉ cần lập ban tín dụng, ban này sẽ chịu trách nhiệm thẩm định và quyết định cho vay vốn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22896.doc