Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank)

Danh mục các chữ viết tắt Chữ viết tắt Được hiểu là VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam NHNN Ngân hàng nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NV Nhân viên A/O Tín dụng DN Doanh nghiệp TSBĐ Tài sản đảm bảo TD Tín dụng NV A/O DN Nhân viên tín dụng doanh nghiệp NV A/O/CN Nhân viên tín dụng cá nhân P.KTKT Phòng kế toán kiểm toán Lời mở đầu Thực tập tổng hợp là một giai đoạn của quá trình đào tạo, giúp sinh viên ứng dụng lí

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyết vào thực tiễn.nó cũng là hành trang cho công việc sau này của sinh viên. Hiện nay Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng thương mại chiếm tỉ trọng lớn về quy mô, tài sản, thị phần, và số lượng các Ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế.hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đều gửi tiền tại Ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò là người thủ quỹ cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế. Với tầm quan trong đó của Ngân hàng, tôi thiết nghĩ cần phải nghiên cứu và tìm hiểu cặn kẽ về mặt pháp lí loại hình tổ chức này để vận hành và quản lí có hiệu quả. Và thực tập ở VPBank là nơi giúp tôi có điều kiện để nghiên cứu, tiếp xúc với vấn đề trên . Sau đây là một số vấn đề tôi thu thập được từ chi nhánh Ngô Quyền của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank- Hà Nội sau 5 tuần thực tập. Trong thời gian thực tập với trình độ hiểu biết còn hạn chế em đã cố gắng hoàn thành bản báo cáo của mình với nỗ lực cao nhất.Em xin trân trọng cảm ơn:TS.Nuyễn Vũ Hoàng, TH.S.Nguyễn Hoàng Vân và các anh chị ở VPBank đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành báo cáo này! Em chân thành cảm ơn! I.Khái quát chung về ngân hàng VPBANK: Quá trình hình thành và phát triển: 1.1.Giới thiệu về ngân hàng: Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: vietnam join-stock commercial bank for private enterprises Tên viết tắt:VPBANK Trụ sở chính: số 8-Lê Thái Tổ,P.Hàng trống,Q.Hoàn Kiếm ,Hà Nội. Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK)được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm.Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tỏ chức kinh tế và dân cư; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn cua Ngân hàng; kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu ,trái phiếu và các chứng từ có giá khác; cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND .Sau đó do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đã đạt 500 tỉ đồng. Tháng 9/2006,VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC một ngân hàng lớn tại Singapo, theo đó vốn điều lệ được nâng lên trên 750 tỉ đồng .Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1000 tỉ đồng. Vào t7/2007 vốn điều lệ đã lên tới 1500 tỉ đồng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank đã luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưói hoạt động. Mạng lưới hoạt động: đến nay Ngân hàng đã có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả 3 miền Bắc – Trung- Nam. Thị trường mục tiêu: VPBank chú trọng việc cáp tín dụng cho các khách hàng thuộc đối tương sau: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh; Các cá nhân có mức thu nhập khá tại các đô thị. Số lượng nhân viên trên toàn hệ thống tính đến nay la 2600 người, trong đó phần lớn là cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi việt nam bước và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy trong những năm qua VPBank luôn quan tâm đến chất lượng công tác quản trị nhân sự. 1.2 Dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam(VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GĐ của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1994 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. -Ngày 19/9/1993: Ngày chính thức hoạt động VPBank chính thức mở cửa giao dịch với khách hàng -15/01/1998: Đại hội cổ đông thường niên VPBank 1997. Đại hội cổ đông thường niên 1997 đã bầu ra Hội Đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát mới cho nhiệm kì 1998-2001. -02/02/2002:Đại hội cổ đông thường niên 2001 đã bầu ra Hội đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát mới nhiệm kì 2002-2006. Các thành viên Hội đồng Quản Trị và Ban kiểm Soát mới nhiệm kì 2002-2006. Các thành viên HĐQT và BKS nhiệm kì này đều là những chuyên gia Ngân hàng có kinh nghiệm , trong đó có 3 thành viên thường trực HĐQT và 2 kiểm soát viên chuyên trách . 08/01/2004:Kí kết hợp đồng Ngân hàng đại lí thanh toán quốc tế mastercard international(cùng 10 ngân hàng khác gồm NH Kĩ Thương Việt Nam (Techcombanhk), NH Quân đội(MB), NHTMCP Nhà Hà Nội(HABUBANHK), NHTMCP Hàng Hải(MSB), NH Nhà HCM(Hóuing banhk), Ngân hàng quốc tế ,NH bắc á,…Dưói sự bảo trợ của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 25/11/2004 : Nâng vốn điều lệ lên 210 tỉ đồng Theo công văn số 689/NHNN-HAN7(25/11/2004). NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ từ 170 tỉ đồng lên 210 tỉ đồng. -12/01/2005: Được Union banhk ở California thuộc hệ thống Union bank thông báo VPBank đã đạt đựoc tỉ lệ STP rất cao-đây là một tiêu chuẩn quốc tế về độ chính xác của chuyển tiền trong thanh toán quốc tế )VPBanhk là một trong những ngân hàng có tỉ lệ STP cao nhất Vệt Nam và là một trong số ít Ngân hàng trong khu vực đạt tiêu chuẩn này. -25/11/2004: Nâng vốn điều lệ lên 210 tỉ đồng Theo công văn chấp thuân số 689/NHNN-HAN7 (25/11/2004) NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ từ 170 tỉ đồng lên 210 tỉ đồng. -Ngày 31/12/2005,nâng vốn điều lệ lên 310 tỉ đồng -Ngày 17/2/2006,VPBanhk chính thức khai trương trụ sở chính và phòng giao dịch hồ gươm tại số 8 Lê Thái Tổ ,Quận Hoàn Kiếm ,Hà Nội Sau nhiều năm phải đi thuê trụ sở chính ,kể từ nay VPBank đã có trụ sở chính của riêng mình .Đây là niềm tự hào của toàn thể CBNV VPBank. 2.Cơ cấu tổ chức,hệ thống quản lí,điều hành : (Theo báo cáo thường niên 2008 của Ngân hàng) Đại hội cổ đông Văn phòng hội đồng quản trị Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Hội đồng quản lí tài sản nợ,tài sản có. Phòng kiểm toán nội bộ ` Hội đồng tín dụng Ban điều hành Các ban tín dụng Phòng thanh toán quốc tế-kiều hối Phòng pháp chế Trung tâm tin học Trung tâm Western Union Văn phòng Phòng kế toán Phòng ngân quỹ Phòng tổng hợp và phát triển sản phẩm Trung tâm thẻ Trung tâm đào tạo Các chi nhánh Công ty chứng khoán VPBanhk Công ty quản lí tài sản VPBanhk Các phòng giao dịch Cũng như các Ngân hàng thương mại cổ phần khác VPBank có cơ cấu bộ máy tuân theo quy định của pháp luật và quy định trong điều lệ ngân hàng. Theo đó VPBank có cơ cấu Đại Hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong bộ máy Quản Trị. Bầu và bổ nhiệm ra Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát, các Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản lí tài sản nợ,… Với vị trí là cơ quan có thẩm quyền cao nhất Hội đồng cổ đông thường quyết định chủ trương, kế hoạch, giải pháp hằng năm tại các kì họp thường niên; Nhưng để có được sự chỉ đạo, ứng biến kịp thời với diễn biến của thị trường ủy quyền cho hội đồng Quản Trị quyết định tất cả các vấn đề mang tính chủ trương, giải pháp lớn làm căn cứ cho ban điều hành-Tổng Giám Đốc thực hiện, điều hành tác nghiệp các công việc hằng ngày. Ban điều hành- Tổng Giám Đốc VPBank luôn xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động phấn đấu mức cao hơn ,và phân bổ cho từng cơ sở thực hiện. Đó là quy chế , quy trình quản lí , điều hành mang lại nhiều thành công cho VPBank trong thời gian qua và sẽ được tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Hội đồng tín dụng (HĐTD) :Chức năng: Là cơ quan xét duyệt và quyết định cao nhất về các vấn đề cho vay, bảo lãnh và mở L/C trong và ngoài nước (sau đây gọi chung là bảo lãnh), gia hạn, miễn giảm lãi,…Trong toàn hệ thống của VPBank. Ban tín dụng (ban TD). Chức năng: Là cơ quan xét duyệt và quyết định cao nhất về các vấn đề cho vay , bảo lãnh và mở L/C trong và ngoài nước , gia hạn, miễn giảm lãi,…tại địa bàn nhất định theo quy định của VPBank, trong phạm vi quyền phán quyết được quy định trong quy chế này. Nhiệm vụ của Hội đồng Tín dụng và ban Tín dụng là: - Xem xét và quyết định việc cho vay,bảo lãnh,mở L/C của VPBank đối với khách hàng. - Ban Tín dụng tại các chi nhánh và các Hội Đồng Tín dụng có nhiệm vụ và thẩm quyền xem xét , quyết định việc miễn giảm lãi tiền vay, phí,… đối với các khách hàng theo quy chế miễn giảm lãi của VPBank. - Xem xét và kiến nghị HĐQT thay đổi chính sách tín dụng . - Xem xét và quyết định các vấn đề khác có liên quan đến tín dụng, đầu tư, bảo lãnh, thu hồi nợ của VPBank. 3. Quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác: +Đối với tổ chức Tín dụng khác : Quan hệ hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Quan hệ Tín dụng khi được Tổng Giám Đốc ủy quyền. Cùng phối hợp cho vay, đồng tài trợ và cung cấp dịch vụ Ngân hàng đối với khách hàng. Hợp tác và hỗ trợ trong việc phát triển kĩ thuật, nghiệp vụ và công nghệ Ngân hàng. Đối với khách hàng: Chịu trách nhiệm về kinh tế ,dân sự trong các cam kết của sở giao dịch với khách hàng. Giữ bí mật về tài liệu, số liệu, về tình hình hoạt động của khách hàng theo các quy định của pháp luật. Quan hệ bình đẳng,hợp tác cùng có lợi trong các giao dịch tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với khách hàng. 4.Đánh giá tình hình hoạt động , kinh doanh trong năm và những năm gần đây. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (% ) Số tiền Tỉ trọng (% ) Thu lãi cho vay 500,654 47,7 500,654 47,7 Thu lãi tiền gửi 150,438 14,35 150,438 14,35 Thu lãi góp vốn mua cổ phần 12,276 1,17 12,276 1,17 Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh thu phí dịch vụ thanh toán Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền 3,62 Thu phí dịch vụ ngân quý 500,654 47,7 500,654 0,34 Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lí 12,276 1,17 12,276 0,329 Thu từ các dịch vụ khác Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 0,9 Các khoản thu nhập bất thường Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền 5,37 Tổng thu 500,654 47,7 500,654 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng VPBank) Nhìn một cách tổng quát ta thấy: Tổng thu nhập năm 2007 là 1740,35 tỉ đồng, tăng so với tổng thu nhập của 2006 là 692,305 tỉ đồng, tăng so với tổng thu nhập của năm 2006 là 692,305 tỉ đồng, tương đương 66%. Trong tổng thu nhập của VPBank tăng cụ thể chủ yếu là: -Thu từ hoạt động tín dụng: Cũng như các NHTM khác, nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống từ VPBank vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Thu nhập từ hoạt động Tín dụng mà chủ yếu là lãi cho vay năm 2006 là 500,654 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 47,7% và năm 2007 khoản thu này là 975,658 tỉ đồng (chiếm tỉ trọng 56,12 %), so với năm 2006 thì thu từ hoạt động Tín dụng lên 475 tỉ đồng. - Thu từ lãi tiền gửi : Nhìn vào bảng số liệu cho thấy đây cũng là một khoản thu nhập chiếm vị trí lớn trong tổng thu nhập của VPBank số thu nhập này chủ yếu thu từ hoạt động huy động điều hòa vốn, chứng tỏ Ngân hàng đã thu hút được lượng vốn để cung ứng cho toàn hệ thống . Năm 2006 thu từ tiền lãi gửi chiếm tỉ trọng 14,35 % , năm 2007 tỉ trọng này là 14,75% trong tổng thu nhập. Tuy nhiên điều đó cũng cho thấy việc sử dụng nguồn huy động được để trực tiếp đầu tư tín dụng tại VPBank còn chiếm tỉ trọng chưa nhiều. - Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh: Bảo lãnh là một trong các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng, nó cũng góp một phần đáng kể vào thu nhập trong những năm qua với phương châm đa dạng hóa sản phẩm để hạn chế rủi ro và dáp ứng hơn nhu cầu của các khách hàng, dịch vu bảo lãnh của VPBank gồm bảo lãnh dự thầu , bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán …Năm 2006, thu nhập từ hoạt động bảo lãnh là 27,568 tỉ đồng chiếm 2,63 % trong tổng thu nhập tăng 67% so với năm 2006. Đây là kết rất tốt để tăng thu nhập từ hoạt động này. -Thu phí dịch vu thanh toán : Theo số liệu trong bảng cho thấy khoản thu nhập này năm 2007 là 58,436 tỉ đồng chiếm 3,36 trong tổng thu nhập tăng 59,4 % so với năm 2006. -Thu từ tham gia thị trường tiền tệ: Đây cũng là khoản thu chiếm vị trí thứ 2 trong tổng thu nhập VPBank. Khoản thu này trong năm 2006 là 146,256 tỉ đồng chiếm 14% trong tổng thu nhập. Đến 2007 thu từ tham gia thị trường tiền tệ là 250,256 tỉ đồng chiếm 14,38% trong tổng thu nhập ,tức tăng 71,2% sovới 2006. - Các khoản thu nhập bất thường: Nhìn vào bảng số liệu khoản thu này cũng chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng thu nhập. Năm 2006 thu nhập bất thường là 56,276 tỉ đồng chiếm 5,37% trong tổng thu nhập, năng 2007 là 98,45 tỉ đồng chiếm 5,6% trong tổng thu nhập ,tăng 75% so với 2006. Kết quả này phản ánh rất đúng tình hình thực tế hoạt động của VPBank trong năm 2007 vừa qua, Ngân hàng sẽ chuyển dịch theo xu hướng tăng dần các hoạt động dịch vụ để tăng các khoản thu phí bên cạnh các khoản thu truyền thống là hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các dịch vụ Ngân hàng mà VPBank cung cấp gồm có : Dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tư vấn nhà đất …Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu chăm sóc khách hàng thường xuyên chu đáo, tích cực tìm kiếm thông tin khách hàng mới nên số lượng khách hàng có quan hệ thanh toán với VPBank ngày một nhiều hơn. Hơn thế nữa VPBank còn sẵn sàng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm , tinh thần thái độ phục vụ, đặc biệt là dịch vụ có chất lượng cao để thu hút khách hàng. Có thể nói ,qua phân tích tình hình thu nhập của VPBank ta thấy, chỉ tiêu tổng thu nhập tăng là do thu lãi vay, thu lãi tiền gửi tăng mạnh, hầu hết các khoản thu khác đều tăng . Chi phí ngoài lãi: Năm 2006 là 210,25 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 29,1% tổng chi phí, đến năm 2007 chi phí này là 358,76 tỉ đồng chiếm 28,9 % trong tổng chi phí .Việc tăng chi phí ngoài lãi là do VPBank mở rộng chi nhánh cho nên số lương nhận viên làm việc tăng lên, công cụ tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh, quản lí theo đó mà tăng lên theo là hoàn toàn hợp lí .Còn khoản dự phòng trong năm do Ngân hàng đã định lượng được tương đối tốt về những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình cho nên đã giảm được số phải dự phòng để tận dụng được nguồn vốn vào kinh doanh, tiết kiệm chi phí một cách hợp lí . -Chi cho nhân viên, hoạt động quản lí tài sản và công cụ: Năm 2006 là 168,35 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 22,6% . - Chi phí về dịch vụ thanh toán : Năm 2006 là 3,21 tỉ đồng chiếm 0,45% , năm 2007 là 5,82 tỉ đồng chiếm 0,47% , tăng 81,3 % - Các khoản chi phí khác : Năm 2006 là 18,34 tỉ đồng , năm 2007 là 34,54 tỉ đồng chiếm 2,8% tăng 88% - Chi phí dự phòng rủi ro: Năm 2006 là 20,35 tỉ đồng chiếm 2,81% trong tổng chi phí,năm 2007 là 39,04 tỉ đồng chiếm 3,16% trong tổng chi phí, tăng 85,7 % Như vậy sau khi đã phân tích tình hình thực tế chi phí của VPBank qua hai năm 2007-2008 có thể đánh giá khái quát được rằng trong điều kiện lĩnh vực ngân hàng mang tính cạnh tranh ngày càng gay gắt .VPBank đã chịu ảnh hưởng không nhỏ của biến động thị trưòng .Tuy nhiên Ngân hàng đã luôn tìm biện pháp hợp lí để kiểm soat và tiết kiệm chi phí nhằm đảm bảo được sự ổn định trước biến động của thị trường. Tuy nhiên Ngân hàng đã luôn tìm biện pháp hợp lí dể kiểm soát và tiết kiệm chi phí nhằm đảm bảo đựoc sự ổn định trong hoạt động kinh doanh. Hơn thế hầu hết các mặt nghiệp vụ của ngân hàng đều có xu hướng phát triển tốt, uy tín của VPBank ngày càng được khẳng định trên thị trường. b.Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank : báo cáo hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính quan trọng của Ngân hàng hay bất cứ doanh nghiệp nào khác .Qua việc phân tích các chỉ tiêu: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận chúng ta mới có thể đánh giá chính xác về tình hình kinh doanh của Ngân hàng qua các năm là tốt hay không. Để đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao lợi nhuận kinh doanh của VPBank, chúng ta cần xem xét tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng đã dạt được trong những năm gần đây nhất : Bảng kết quả kinh doanh của VPBank: (đơn vị: tỉ đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ tăng trưởng 2007/2006 2008/2007 Tổng thu 1740,35 1048,045 529,381 60,22% 30,42% Tổng chi 1235,2 722,22 446,061 58,47% 36,11% Lợi nhuận Trước thuế 505,15 325,825 230 64,5% 45,53% (Nguồn: các chỉ tiêu tài chính năm 2006, 2007, 2008 của VPBank) Theo số liệu của bảng trên ,nhìn chung lợi nhuận của VPBank năm sau cao hơn năm trước .Năm 2006 lợi nhuận trước thuế là 325,825 tỉ đồng tăng 242,505 tỉ đồng so với 2005.năm 2007, sau khi lấy thu nhập trừ đi các khoản chi phí thì lợi nhuận trước thuế thu được là 505,15 tỉ đồng, tăng hơn 179,325 tỉ đồng so với 2006. Xét cụ thể trên phương diện chi phí thì ta thấy chi phí liên tục tăng cao trong các năm, nhưng do số lượng tăng của chi phí vẫn nhỏ hơn só lượng tăng của thu nhập cho nên lợi nhuận của Ngân hàng vẫn gia tăng mạnh qua các năm (lượng tăng chi phí của năm 2008 là 713 tỉ đồng, còn thu nhập tăng là 901,7 tỉ đồng. Với lợi nhuận tăng cao như vậy sẽ giúp VPBank có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động cũng như trích lập các quỹ, nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường. Có được kết quả này là do Ngân hàng đã tận thu được các khoản thu, đồng thời tiết kiệm được một số khoản chi trong quản lí kinh doanh nên luôn đạt đuợc mục tiêu đề ra, tạo nguồn lực tài chính đảm bảo quỹ thu nhập cho toàn Ngân hàng. Tóm lại ,từ kết quả kinh doanh trên của VPBank cho ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank rất tốt. II.Các vấn đề pháp lí chung của chi nhánh 1.quá trình hình thành của chi nhánh : Tên gọi : Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam-Chi nhánh Ngô Quyền. Trụ sở: Tòa nhà Vinaplat-39 Đường Ngô Quyền-Quận Hoàn Kiếm –thành phố Hà Nội. Chi nhánh Ngô Quyền được thành lập theo quyết định số :1267/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước. 2.Cơ cấu tổ chức ,chức năng ,nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh 2.1.Cơ cấu tổ chức, chức năng , nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của chi nhánh : Ban giám đốc Tín dụng cá nhân Hành chính ,lái xe Phòng tín dụng doanh nghiệp Phòng giao dịch kho quỹ Ban Giám Đốc bao gồm: Một giám đốc và một phó giám đốc. Ban Giám Đốc trực tiếp ra quyết định thi hành , quản lí hoạt động của tất cả các phòng ban trong chi nhánh . Giám Đốc: Hoàng Thị Mai Thảo Là người trực tiếp ra các quyết định kinh doanh, kí các văn bản, các hợp đồng liên quan đến hoạt động của toàn chi nhánh Ngô Quyền. Cụ thể: -xây dựng chiến lược,mục tiêu phương hướng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo từng thời kì từng năm phù hợp với chiến lược phát triển, phương hướng nghiệp vụ của ngân hàng và thực tế tại địa phương. -Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo sự ủy quyền của tổng giám đốc về các mặt và nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh; chịu trách nhiệm trước pháp luật, hội đồng quản trị, tổng giám đốc về các quyết định của mình. -quy định chức năng,nhiệm vụ cụ thể của đối với các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh, phù hợp với quy định của ngân hàng thương mại cổ phần VPBank và yêu cầu các hoạt động của chi nhánh nhưng không trái với quy định của quy chế ngân hàng VPBank và quy định của pháp luật. Trưởng phòng là anh: Nguyễn Văn Hương: Có nhiệm vụ điều hành chung cả phòng, đôn đốc việc nhân viên thực hiện đúng chỉ đạo của lãnh đạo. Tìm kiếm phát triển khách hàng. Là ủy viên của ban tín dụng VPBank Ngô Quyền. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và Phó Giám Đốc phụ trách về mọi hoạt động của khu vực mình. Đa số cán bộ ở đây là trẻ và nhiệt tình, có trình độ, phấn đấu vì sự phát triển của VPBank. Chức năng, nhiệm vụ nói chung của phòng tín dụng cá nhân và phòng tín dụng doanh nghiệp: Là đầu mối tham mưu đề xuất với giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín. Phòng tín dụng là nơi phân loại khách hàng, thẩm định và đánh giá các dự án và đề xuất các dự án cho vay.phòng cũng là nơi tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. -Phòng Tín dụng Doanh Nghiệp: Quy trình này áp dụng cho khách hàng là Doanh nghiệp có nhu cầu là tín dụng (vay vốn, bảo lãnh, mở L/C) phục vụ sản xuất kinh doanh , gồm các bước theo sơ đồ sau: 3b. P. Thẩm định tài sản đảm bảo thực hiện định giá TSĐB và lập tờ trình. 3a.NV A/O DN thẩm định khách hàng về mọi mặt ,trừ TSBĐ. 2.Tiếp nhận hồ sơ vay -NV A/O DN làm việc với k/h,hướng dẫn làm thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ k/h -NV A/O DN chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo sang phòng thẩm định tài sản đảm bảo và xem xét báo cáo tài chính . 1.Tiếp xúc với k/h,hướng dẫn lập hồ sơ -NVA/O DN tiếp thị,giới thiệu SP -khách hàng đến NH để vay vốn 4.Tập hợp hồ sơ trình ban TD/Hội đông TD NV A/O DN tập hợp hồ sơ do k/h cung cấp và tờ trình ở các bộ phận lập để trình Ban TD/Hội đồng TD quyết định 5.Hoàn thiện hồ sơ tín dụng -P.Thẩm định TSBĐ, lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng ,nhận bàn giao tài sản (nếu có ) -NV A/O DN nhập kho hồ sơ TSBĐ,sau đó lập và trình hồ sơ TD để ban GĐ chi nhánh kí duyệt. 6.Thực hiện quyết định cấp tín dụng Giải ngân /phát hành BL/mở L/C 8.tất toán HĐTD. 7.Kiểm tra và xử lí nợ vay -NV A/O DN chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích sử dụng -Vốn và tình hình tài chính ,hoạt động của khách hàng , -P.Thẩm định TSBĐ kiêm tra về tài sản BĐ -A/O DN theo dõi thu gốc ,lãi ,phân tích rủi ro theo từng đối tượng ;khu vực k/h… -kiểm tra lại việc thu lãi(số tiền ,thời hạn) giao P.KTKT Nội bộ. (Nguồn: Tài liệu về chính sách tín dụng của Ngân hàng VPBank) Phòng tín dụng cá nhân : Khách hàng là cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng ,làm kinh tế gia đình hoặc vay kinh doanh cá thể, gồm 8 bước theo sơ đồ sau 1.Ngân hàng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phòng thẩm định TSBĐ thực hiện định giá TS bảo đảm và lập tờ trình 2.Khách hàng đến NH để xin vay vốn NV A/O cá nhân làm việc với k/h,hướng dẫn thủ tục và nhận hồ sơ từ k/h 3.Thẩm định hồ sơ NV A/O cá nhân chuyển hồ sơ tài sảnbảo đảm sang phòng thẩm định TSBĐ --NV A/O cá nhân tự tiến hành thẩm định chung về khách hàng. 4.NV A/O cá nhân lạp hồ sơ trình ban TD /hội đồng TD -Tờ trình thẩm định TSBĐ -Tờ trình của NV A/O cá nhân -Hồ sơ khách hàng cung cấp. 5.Hoàn thiện hồ sơ TD -P.thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng ,nhận bàn giao tài sản (nếu có) -NV A/O cá nhân nhập kho hồ sơ TSBĐ,lập HĐTD,khế ước …trình lãnh đạo kí . 6.NV A/O cá nhân chuyển HĐTD và khế ước vay đến bộ phận giao dịch để giải ngân 7.Kiểm tra và xử lí nợ vay -NV A/O cá nhân chịu trách nhiệm kiểm mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính ,h.động của k/h ;theo dõi thu gốc,lãi … -P.thẩm định TSBĐ kiểm tra về tài sản BĐ -Kiểm tra lại việc thu lãi (số tiền ,thời hạn )giao P.KTKT nội bộ. 8.Tất toán HĐTD (Nguồn: tài liệu về chính sách tín dụng của VPBank) Phòng giao dịch kho quỹ: -Chức năng, nhiệm vụ là: + Huy động vốn + Kho quỹ + Hoạt động tài khoản. Phòng hành chính ,lái xe. Là phòng thực hiện tất cả các thủ rục hành chính của chi nhánh.phòng là nơi trực tiếp quản lí con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư,phương tiện giao thông, bảo vệ của chi nhánh.phòng còn có nhiệm vụ tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế,lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. -Chức năng, nhiệm vụ: +Quản lí lao động +Quản lí giấy tờ ,sổ sách liên quan đến hành chính . + Điều xe khi cần thiết . 2.2.Mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau: Sự phân chia rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng phòng có tác dụng giới hạn nghĩa vụ, quyền hạn trên cơ sở đó thực hiện chuyên môn hóa sâu trên một lĩnh vực hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên, sự phân chia không thể là tuyệt đối vì các phòng đều có quan hệ hữu cơ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cường nhau. Mỗi phòng trong ngân hàng là độc lập tương đối, chuyên môn hóa trong lĩnh vực của mình để tham mưu từng phần cho Giám đốc trong các kế hoạch, chính sách kinh doanh. Các phòng thống nhất với nhau về một mục đích chung là cùng đóng góp vào quá trình tối đa hóa lợi nhuận của chi nhánh và sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Ngân hàng VPBank đã giao cho. Đây cũng là đặc trưng của Ngân hàng thương mại, mục tiêu cao nhất là lợi nhuận.(Theo luật các tổ chức tín dụng) 2.3.Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây: a. Kết quả kinh doanh: Chỉ tiêu 2007 2008 1.thu nhập từ lãi 17,779,194,915 14,344,457,646.763 1.1.thu lãi 48,652,905,330 119,222,868,431,925 1.2.chi lãi 30,873,710,414 104,888,410,785,162 2.thu nhập ngoài lãi 89,133,167 1,001,983,278,843 2.1.thu ngoài lãi 890,871,210 1,005,494,340,672 2.2.chi ngoài lãi 2,133,043 3,511,061,829 3.thu nhập trước thuế 8,371,184,970 9,567,688,486 4.dự phòng rủi ro 511,803,249 1,546,230,000 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2007, 2008 của chi nhánh Ngô Quyền) Qua kết quả kinh doanh ta thấy nhin chung chi nhánh đã đạt và vượt kế hoach kinh doanh đối với hầu hết các chỉ tiêu đựoc giao năm 2008. Về hiệu quả kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế đến 31/12/2008 đạt đạt 9,56 tỉ VND. Vượt 15% kế hoạch được giao b. Huy động vốn. Chỉ tiêu 2007 2008 Tổng nguồn huy động 303,786,475,251,30 695,291,167,952,64 1. Theo kì hạn - - 1.1. Ngắn hạn 30,378,647,525,13 83,434,940,154.32 1.2. Trung và dài hạn 273,407,827,726.17 611,856,277,798.32 2. Tiền tệ - 2.1. VNĐ 255,503,732,189.86 584,784,060,000.00 2.2 ngoại tệ 48,282,743,061.44 110,507,107,952.64 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động vốn của chi nhánh Ngô Quyền năm 2007, 2008) Huy động vốn : Ngoài sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để kinh doanh,VPBank thực hiện huy động vốn như sau: Đạt 695,291 tỉ, chiếm khoảng 77% trên tổng nguồn vốn. Đến 31/12/2008: Vay từ các tổ chức kinh tế (công ty BIC,bảo hiểm tiền gửi việt nam) là 24 tỉ đồng. Tiền kí quỹ của khách hàng đến 31/12/2008 là 8 tỉ đồng. c. Hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu 2007 2008 Tổng dư nợ 782,210,000,000.00 631,893,460,000 1.Theo chất lượng tín dụng - 1.1 .Nợ nhóm I 776,270,000,000 623.228.190.000 1.2. Nợ nhóm II 2,640,000,000.00 3,163.250,000 1.3. Nợ xấu (nhóm III-V) 3,300,000,000.00 5,502,020,000 2. Theo tiền tệ - 2.1.VNĐ 540,210,000,000.00 492,913,960,000 2.2. Ngoại tệ 242,000,000,000.00 138,979,500,000 3. Theo kì hạn - 3.1. Cho vay ngắn hạn 421,300,000.000.00 294,636,540,000 3.2 .Cho vay trung hạn 187,000,000,000.00 169,554,990,000 3.3. Cho vay dài hạn. 173,910,000,000.00 167,701,930,000 ( Nguồn: báo cáo kết quả của hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngô Quyền năm 2007, 2008) Trong năm 2008, mặc dù diễn ra nhiều biến động kho khăn chung nhưng chi nhánh đã rất nỗ lực trong công tác kiểm soat nợ xấu, bám sát tình hình chi nhánh tích cực thu hồi nợ. Tỉ lệ nợ xấu là 0,87%. VPBank cũng là ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống Ngân hàng. Năm 2008 công ty tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính bằng việc kiên quyết trong việc thu hồi ,xử lí nợ xấu . Tích cực thu hồi, bán tài sản, truy hồi tài sản và thu được: Công ty Hoàng Anh 5 tỉ đồng, công ty TNHH Đức Nguyên : 2,2 tỉ,… Tích cực phối hợp với cơ quan thi hành án để thu hồi nợ. 3.Vấn đề pháp lí trong quan hệ lao động: 3.1.Tình hình chung về lao động, nhân sự trong chi nhánh Ngô Quyền. Số lượng người làm việc: Toàn chi nhánh có khoảng 48 người. Đội ngũ nhân viên ở đây chủ yếu là những người trẻ,có trình độ từ đại học trở lên, năng động,nhiệt tình, làm việc hết lòng vì sự phát triển của VPBank. Không chỉ thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao mà để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên,VPBank đã thành lập trung tâm đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Hợp đồng lao động :VPBank thực hiện việc kí kết hợp đồng lao động theo 3 loại sau: -Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: Áp dụng cho trường hợp tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự; Nghỉ theo chế độ thai sản, nghỉ ốm theo chỉ định của thầy thuốc; người lao động bị tam giữ, tạm giam hoặc cho công việc có tính chất không thường xuyên. -Hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng: Áp dụng cho các trường hợp tuyển mới. -khi hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên sẽ kí kết hợp đồng lao động mới. Trong trường hợp hai bên kí kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì chỉ được kí thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì Hợp đồng lao động đương nhiên chuyển thành lại không xác định thời hạn. -Hợp đồng không xác định thời hạn: Áp dụng cho các trường hợp sau: Người lao động làm việc cho VPBank từ đủ 18 tháng trở lên, tính đến khi thoả ước lao động này có hiệu lực. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ kh hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc và hợp đồng lao động mới không được kí kết hợp đồng đã kí kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn; 3.2. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, làm thêm giờ: a.Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: + Thời giờ làm việc đối với người lao đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22823.doc
Tài liệu liên quan