Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Vĩnh Phúc - VPBANK

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời gian. Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế. Bảng 4: Tình hình cho vay và doanh số thu nợ. Bảng 5: Cơ cấu dư nợ. Bảng 6: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Bảng 7: Chi trả kiều hối. Bảng 8: Kết quả kinh doanh. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang vươn mình để hội nhập và với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới thì lĩnh vực tài chính ng

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Vĩnh Phúc - VPBANK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng đã và đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Sự tồn tại và phát triển của nghành tài chính ngân hàng là tất yếu và là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Đóng vai trò trung gian tài chính điều chuyển tiền tệ giữa các chủ thế ngành tài chính ngân hàng ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình. VP BANK là ngân hàng ngoài quốc doanh được thành lập từ năm 1993. Tuy thời gian thành lập chưa lâu so với các ngân hàng nhà nước, nhưng với sức trẻ và sự năng động VP BANK ngày càng khẳng định được vị trí vững chắc trong nền kinh tế, cũng như xây dựng được hình ảnh riêng trong tâm chí khách hàng. VP BANK chi nhánh Vĩnh Phúc là chi nhánh ngân hàng cấp 1 trực thuộc VP BANK. Kể từ khi được thành lập vào năm 2005 đến nay, VP BANK Vĩnh Phúc đã từng bước xây dựng củng cố và chuyển mình phù hợp với tiêu chí của nghành nói chung cũng như phù hợp với địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong thời gian vừa qua em đã có cơ hội thực tập tại VP BANK Vĩnh Phúc, trong khoảng thời gian này em có cơi hội để tìm hiểu cơ chế quản lí và hoạt động trong ngân hàng một cách rõ ràng nhất. Với những kiến thức đã học hỏi được cùng với sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của các cán bộ trong VP BANK Vĩnh Phúc em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn VP BANK Vĩnh Phúc đã cho em cơ hội thực tập để hiểu rõ hơn về thực tế, và em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ VP BANK Vĩnh Phúc đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Nội dung báo cáo gồm những phần sau; Phần 1: quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của VP BANK chi nhánh Vĩnh Phúc. Phần 2: thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VP BANK Vĩnh Phúc. Phần 3: nhận xét - kết luận và phương hướng sản xuất kinh doanh của VP BANK Vĩnh Phúc. Do thời gian thực tập và thu thập dữ liệu còn hạn chế, nên bản bảo cáo của tôi còn nhiều thiếu sót về nội dung cũng như cách thức trình bày. Tôi mong nhận được sự nhận xét, đóng góp cũng như hướng dẫn của cán bộ ngân hàng và các thầy cô để bảo cáo thực tập của tôi hoàn chỉnh hơn. Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh 1.Lịch sử hình thành và phát triển 1.1Vài nét về VP BANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Kể từ ngày 01/10/2008, vốn điều lệ của VPBank là 2.117.474.330.000 tỷ đồng. Địa chỉ liên lạc: Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 043.9288869 Fax: 043.9288867 Website: www.vpb.com.vn Email: customercare@vpb.com.vn Công ty trực thuộc: -Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC) -Công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS) Mạng lưới hoạt động: -VPBank đã có tổng số 130 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc: - Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 44 chi nhánh và phòng giao dịch - Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch. - Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 25 Chi nhánh và Phòng giao dịch. - Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch. - 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union (tính đến 31/08/2009) Trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập VP BANK đã giành được nhiều bắng chứng nhận quốc gia cũng như quốc tế và đạt được nhiều cúp vàng do các tổ chức danh tiếng trên thế giới trao tặng. Đó là những bằng chứng ghi nhận sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng, qua đó hình ảnh ngân hàng ngày càng được xây dựng rõ nết trong tâm trí người dân. 1.2.Ngân hàng VP BANK Vĩnh Phúc 1.2.1.Khái quát lịch sử VP BANK Vĩnh Phúc VP BANK Vĩnh Phúc là chi nhánh cấp 1 trong mạng lưới chi nhánh phủ khắp cả nước cảu VP BANK. Được thành lập ngày 18/10/2009 theo quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị VP BANK. VP BANK Vĩnh Phúc đặt tại số 1 Mê Linh Vĩnh Yên Vĩnh Phúc. Nằm ngay trong trung tâm thành phố Vĩnh Yên, với diện tích mặt bằng rộng rãi, vị trí thuận tiện ngoài ra còn cùng đại bàn với nhiều chi nhánh của các ngân hàng khác như VIBANK , ngân hàng công thương, VCBANK, ngân hàng đầu tư và phát triển… điều này đã tạo ra môi trường cạnh tranh cho VP BANK Vĩnh Phúc nói riêng cũng như các ngân hàng nói chung. BANK Vĩnh Phúc được thành lập đúng lúc khi kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc bắt đầu có những chuyển mình lớn trở thành một tỉnh có khả năng thu hút đầu tư cao trong cả nước. Tuy thời gian thành lập chưa lâu nhưng VP BANK Vĩnh Phúc đã nắm được yêu cầu cũng như đặc tính của đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc do đó đã có được sự tin tưởng của khách hàng từ đó không ngừng trưởng thành và lớn mạnh trên tất cả các phương diện như quy mô, các hoạt động nghiệp vụ, cơ sở vật chất cũng như công nghệ. 1.2.2.Cơ quan chủ quản Cơ quan chủ quản: ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp Việt Nam. 1.3.Cơ cấu tổ chức 1.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức hội sở chính 1.3.2.Sơ đồ tổ chức chi nhánh VP BANK Vĩnh Phúc Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán máy Phòng tín dụng P. Hành chính tổng hợp P. Kiểm tra kiểm toán P. Thanh toán quốc tế Phòng giao dịch 1.4.Chức năng các phòng ban: 1.4.1.Ban giám đốc chinh nhánh: Ban giám đốc chi nhánh VP BANK Vĩnh Phúc hiện nay gồm 01 Giám đốc và 01 phó giám đốc phụ trách chuyên môn. Thức hiện công tác chỉ đạo hoạt động của chinh nhánh, đưa ra các quyết định và đề ra các chiến lược kinh doanh của chi nhánh. Ban giám đốc đồng thời định hướng, đưa ra các quy định để xây dựng và hoàn thiện môi trường văn hoá doanh nghiệp. Trực tiếp tiếp nhận các quy định, chỉ thị, của hội sở chính và phổ biến cho nhân viên chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh, có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Có đủ mọi quyền hạn theo quy định của pháp luật và hội sở chính. Phó giám đốc là người trợ giúp giám đốc, phụ trách điều hành một phần hoạt đọng kinh doanh của chi nhánh, và chịu trách nhiệm trước giám đốc cũng như trước pháp luật trong mọi quyết định điều hành. Chịu trách nhiệm điều hành chi nhánh khi giám đốc vắng mặt. Kí một số văn bản được theo uỷ quyền của giám đốc. Ban giám đốc điều hành công việc theo kế hoạch và quyết định và định hướng của của hội sở chính theo từng tháng, từng quí, và từng năm. 1.4.2.Phòng kế toán máy: VP BANK Vĩnh Phúc đã áp dụng kế toán máy hoàn toàn trong mọi nghiệp vụ của chi nhánh. Chức năng: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán của toàn chi nhánh: Kế toán tài chính: phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng, quí, năm) Kế toán quản trị: phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế tài chính. Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu cho giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế tài chính. Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp. Lưu trữ báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định. Nhiệm vụ: - Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính và quỹ tiền lương của chi nhánh. Tổ chức đôn đốc và theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính được đề ra. - Tổng hợp các số liệu, quyết toán lập các báo cáo thường niên theo quy định. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến các nghiệp vụ và hoạt động của chi nhánh. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Thường xuyên báo cáo giám đốc về tình hình tài chính, tài sản và nguồn vốn của chi nhánh. Chấp hành đúng các quy định an toàn về kho quỹ. 1.4.3.Phòng tín dụng: Chức năng: Phòng tín dụng là đơn vị thực hiện chuyên môn của chi nhánh, có chức năng giúp việc và tham mưu cho ban giám độc về nghiệp vụ cấp tín dụng. Tiếp xúc với khách hàng (các chủ đầu tư các dự án) để có thể tiến đến thực hiện kí kết các hợp đồng hợp tác, liên kết mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này. Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của chi nhánh như: Cho vay ngắn hạn. Cho vay trung và dài hạn. Các nghiệp vụ bảo lãnh tái bảo lãnh. Nhiệm vụ: Xây dựng các đề án tín dụng, tham mưu cho giám đốc đề ra các mục tiêu tín dụng của chi nhánh, các biện pháp phát triển tín dụng của chi nhánh. Xây dựng các chính sách về khách hàng, phân loại khách hàng. Đề ra các chiến lược ưu đãi thu hút khách hàng, giữ khách hàng trong quan hệ vay vốn. Tiến tới mở rộng khách hàng cũng như thị phần trên thị trường. Nghiên cứu triển khai đề xuất các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm. Kiểm tra chỉ đạo việc phân tích hoạt đông tín dụng nói chung, phân loại nợ, phân tích nợ, theo dõi nợ quá hạn. Tổng kết, phân tích hoạt động tín dụng, đánh giá hoạt động tín dụng của chi nhánh. 1.4.4.Phòng hành chính tổng hợp: Chức năng: Có chức năng tham mưu cho giám đốc các lĩnh vực: hành chính, văn thư, lễ tân. Thực hiện chức năng hành chính: quản lí kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của chi nhánh. Nhiệm vụ: Điều hoà và phối hợp công tác giữa các phòng ban, lập lịch sinh hoạt công tác. Tiếp nhận ,chuyển giao và lưu trữ giấy tờ, công văn. Đảm bảo công tác bảo mật giấy tớ và công văn. 1.4.5.Phòng kiểm tra kiểm toán: Chức năng: Trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra các hồ sơ, chứng từ, số liệu trên máy của các phòng ban nhằm phát hiện sai xót, gian lận. Và đề xuất biện pháp xử lí. Tham mưu cho giám đốc các phương án kiểm tả kiểm soát hoạt động của chi nhánh. Các phương án thẩm định trong nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng. Nhiệm vụ: Thu thập các số liệu, dữ liệu liên quan đến nghiệp vụ cảu chi nhánh, phân tích và xử lí. Đưa ra các biện pháp nâng cao tín dụng: như kiểm tra tìm hiểu khách hàng, nghiên cứu các dự án đầu tư. Giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh. Quyết định các kế hoạch kiểm toán hàng năm, và báo cáo cho giám đốc. Đề xuất các phương án kiểm tra giám sát, quy trình triểm tra. Tổng kết báo cáo kết quả kiểm tra kiểm soát hàng năm. 1.4.6.Phòng thanh toán quốc tế: Là phòng mới được thành lập vào cuối năm 2008 để đáp ứng nhu cầu khách hàng, cũng như để phát triển thanh toán quốc tế của chi nhánh. Chức năng: Tham mưu cho giám đốc các phương án phát triển giao dịch thanh toán quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ: thanh toán quốc tế, tài trợ cho vay xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế teo đúng quy đinh của VP BANK. Cho vay ngoại tệ với khách hàng. Tổ chức thực hiện uỷ thác các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước. Nghiên cứu triển khai các chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn. Phát triển các dịch vụ liên quan. 1.4.7.Phòng giao dịch: Chức năng: Phòng giao dịch là nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Có thể coi là bộ mặt của chi nhánh. Thực hiện chức năng giao dịch với khách hàng. Chịu trách nhiệm về hoạt động tại phòng giao dịch trước pháp luật cũng như ngân hàng. Nhiệm vụ: Thực hiện và quản lí hoạt động giao dịch. Quản lí các nghiệp vụ nhận tiền gửi của khách hàng. Quản lí hoạt động xuất tiền cho khách hàng. Quản lí‎, vận chuyển tiền mặt các tài sản quí và giấy tờ có giá. Nhận xét: Thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh VP BANK Vĩnh Phúc, có thể thấy: Bộ máy chi nhánh phù hợp với yêu cầu hoạt động và thực trạng của chi nhánh, không bị trùng lặp các nghiệp vụ giữa các phòng ban. Mỗi phòng ban đều có quy định về chức năng và nhiệm vụ rõ ràng. Các cán bộ được phân công công việc phù hợp với trình độ, năng lực bản thân. Bảo đảm hoạt động của từng phòng nói riêng cũng như toàn chi nhánh nói chung, mọi nghiệp vụ đều được chuyên môn hoá cũng như được kiểm tra kiểm soát và thực hiện theo mục tiêu chung. Nhằm đảm bảo mọi hoạt động trong ngân hàng luôn thông suốt. Ban lãnh đạo đều có trình dộ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Luôn cập nhật kiến thức cũng như tiệp nhận và vận dụng linh hoạt chỉ thị của ngân hàng cấp trên. Lắng nghe những ‎ kiến đóng góp của cấp dưới. Cán bộ chi nhánh VP BANK Vĩnh Phúc có ưu điểm về sức trẻ và sự năng động. Dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới, luôn luôn có ‎ thức trau dồi kinh nghiệm cũng như kiến thức của bản thân. Tao được bộ mặt thân thiên của chi nhánh với khách hàng thông qua thái độ tích cực và thân thiện. Chi nhánh VP BANK Vĩnh Phúc đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện các nghiệp vụ. Đảm bảo thời gian thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng chính xác. Phần 2: thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh VP BANK Vĩnh Phúc 2.1.Các nghiệp vụ chủ yếu của VP BANK Vĩnh Phúc: Dịch vụ tiền gửi: Chi nhánh Láng Hạ thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn Dịch vụ tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các dự án trong nước và quốc tế. Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, CNV và các đối tượng khác Dịch vụ thanh toán trong nước: Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các cá nhân và tổ chức kinh tế Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước. Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án. Thu, chi hộ đơn vị. Chi trả lương qua tài khoản,..... Dịch vụ kinh doanh đối ngoại: Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A,DP,CAD), chuyển tiền (TTR). Mua bán ngoại tệ, Thanh toán phi thương mại. Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu. Thanh toán, chuyển tiền biên giới Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế Thu đổi ngoại tệ. Các sản phẩm dịch vụ khác: Dịch vụ gửi, rút tiền nhiều nơi. Thu tiền tận nơi theo yêu cầu của Khách hàng khi số dư tiền gửi đạt 100 triệu đồng. Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho Cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức. Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa SUCCESS và quốc tế VISA, MASTER CARD. Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác.... 2.2.Hoạt động thanh toán chuyển tiền điện tử: Xã hội ngày càng phát triển, việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán trao đổi ngay càng được hạn chế do bộc lộ nhiều sự bất tiện. Do vậy các hình thức chuyển tiền cũng như thanh toán hiện đại ngày càng phát triển và mở rộng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng ngân hàng đưa ra nhiều hình thức thanh toán hiện đại và nhanh chóng. 2.2.1.Quy trình nghiệp vụ thanh toán tiền điện tử: Bộ phận lưu trữ Trưởng phòng kế toán Thanh toán điện tử Trung tâm thanh toán ngân hàng VP BANK Thanh toán viên Khách hàng 2.2.2.Mô tả quy trình thanh toán điện tử: (1) Khách hàng nộp chứng từ thanh toán cho thanh toàn viên. Thanh toán viên tiền hành kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của chứng từ. Kiểm tra số dư trên tài khoản của khách hàng nếu đủ điều kiện thanh toán sẽ xử lí. (2) Thanh toán viên sau khi xử lí chuyển chứng từ sang bộ phận thanh toán điển tử. Bộ phận thanh toán điện tử nhận chứng từ tiến hành chuyển hoá chứng từ giấy thành chứng từ điển tử cùng thể thức thanh toán (uỷ nhiện chi, séc bảo chi…) mỗi chứng từ thanh toán được chuyển hoá thành một lệnh chừng từ điển tử. (3) Bộ phận thanh toán điện tử in chừng từ điện tử rồi nộp cho trường phòng kế toán. Trưởng phòng kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gốc và chứng từ được in ra và chứng từ trên máy tính. Nếu khớp đúng sẽ tính kí hiệu mật cho chứng từ được lưu trước khi chuyển đi. (4) Chứng từ gốc, chứng từ thanh toán điện tử được chuyển lại cho thanh toán viên. (5) Thanh toán viên hạch toán lưu trữ chứng từ gốc, chứng từ thanh toán điện tử. (6) Lệnh thanh toán điện tử được chuyển đến trung tâm thanh toán ngân hàng VP BANK. 2.3.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VP BANK Vĩnh Phúc: 2.3.1.Tình hình huy động vốn: Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng đối với tất cả các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn có được từ việc huy động chính là khởi nguồn cho mọi hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trong lớn trong quy mô vốn của ngân hàng, do vậy có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh khác. Đồng thời do nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ kinh doanh trong ngân hàng có mối quan hệ qua lại mật thiết do đó kết quả hoạt động kinh doanh tốt sẽ là điều kiện hay cơ sở để ngân hàng huy động vốn có hiệu quả. VP BANK Vĩnh Phúc nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ này nên luôn luôn chú trọng và không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn. sau đây là tình hình huy động vốn của ngân hàng trong hai năm 2007 và 2009. Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời gian (Đơn vị: tỉ đồng) STT Nội dung 2007 2008 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) 1. Nguồn vốn không kì hạn 3,719 2,24% 6,988 3,81% 2. Nguồn vốn có kì hạn dưới 12 tháng 64,8 39,1% 61,677 33,7% 3. Nguồn vốn có kì hạn trên 12 tháng 97,2 58,66% 114,543 62,49% Tổng 165,72 100% 183,208 100% (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008) Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền. (Đơn vị: tỉ đồng) STT Nội dung 2007 2008. Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) 1. Nội tệ VND 161,118 97,22% 178,291 97,32% 2. Ngoại tệ 2,761 1,67% 2,95 1,61% 3. Vàng 1,841 1,11% 1,967 1,07% Tổng 165,72 100% 183,208 100% (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008) Bảng 3:Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị: tỉ đồng) STT Nội Dung 2007 2008 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) 1. Nguồn vốn dân cư 28,34 17,1% 18,5 10,1% 2. Nguồn vốn tổ chức kinh tế 113,55 68,52% 150,83 82,33% 3. Nguồn vốn tiền gửi tiền vay tổ chức tín dụng. 23,83 14,38% 13,878 7,57% Tổng: 165,72 100% 183,208 100% (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh VP BANK Vĩnh Phúc đã tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Từ 165,72 tỷ năm 2007 tăng lên đến 183,208 tỷ vào năm 2008, tăng 17,488 tỷ tương ứng 10,55% so với năm 2007. Như vậy mặc dù mới thành lập vào tháng 10 năm 2005 và qua năm 2008 một năm tình hình kinh tế đầy biến động nhưng VP BANK Vĩnh Phúc vẫn gia tăng được nguồn vốn huy động, đây là tín hiệu dự báo được sự gia tăng quy mô hoạt động của chi nhánh và sự tăng trưởng cao. Phân loại theo thời gian huy động vốn: Tiền gửi không kì hạn: chiếm tỉ trọng nhỏ, và có xu hướng gia tăng từ 3,719 vào năm 2007 tăng lên 6,988 vào năm 2008. Tăng 3,269 tỷ tương ứng với 87,9%. Tuy nguồn huy động không kì hạn gia tăng đến 87,9% nhưng do tổng nguồn huy động cũng gia tăng lớn nên nguồn không kì hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Tiền giửi có kì hạn dưới 12 tháng: chiếm tỷ trọng lớn, và có xu hướng giảm. Năm 2007 là 64,8 tỷ tăng lên đến 61,677 tỷ vào năm 2008 giảm 3,123 tỷ tương ứng 4,82%. Tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng gia tăng từ 97,2 tỷ năm 2007 tăng lên đến 114,543 tỷ năm 2008. Tăng 17,343 tỷ tương ứng 17,84%. Phân loại theo loại tiền gửi: Tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động chiếm đến 97,22% vào năm 2007 và 97.32% vào năm 2008. Tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều tương ứng 1,67% và 1,11% vào năm 2007, 1,61% và 1,07% vào năm 2008. Mức gia tăng của các nguồn này vào năm 2008 so với năm 2007 không lớn: tiền gửi bằng nội tệ tăng 17,173 tương ứng 10,66%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 189 triệu tương ứng 6,84%, tiền gửi bằng vàng tăng 126 triệu tăng 6,9%. Phân theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn từ dân cư: năm 2008 nguồn vốn này giảm so với năm 2007, giảm 9,84 tỷ tương ứng với 34,13%. Năm 2007 chiếm 17,1% năm 2008 giảm còn 10,1%. Nguồn vốn tổ chức kinh tế: năm 2008 tăng cả về lượng lẫn tỷ trọng trong nguồn vốn huy động so với năm 2007. Tăng 37,28 tỷ tương ứng với 32,835%. Nguồn vốn từ tổ chức tín dụng: giảm mạnh trong năm 2008, từ 23,83 tỷ năm 2007 giảm xuống còn 13,878 tỷ vào năm 2008. Giảm 9,952 tỷ tương ứng 41,76%. Do mới thành lập nên trong những năm đầu VP BANK Vĩnh Phúc chưa nằm được thị trường tại tỉnh Vĩnh Phúc cũng như chưa có sự tín nhiệm của khách hàng, cùng với đó dưới tác động của suy thoái kinh tế và sự tụt dốc của thị trường đã gây tác động đến khả năng huy động vốn của VP BANK Vĩnh Phúc. Trong thời kì bất ổn về tài chính khách hàng đều rất thận trọng trong việc sử dụng vốn của mình, họ hướng đến các mức lãi suất tiền gửi cao để tránh các rủi ro về sự mất giá của tiền. Cùng với đó sự chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng đã làm suy giảm nguồn vốn huy động từ dân cư. Đặc biệt nguồn vốn từ tổ chứ tín dụng giảm mạnh, là do thị trường không ổn định, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán đã gây tác động xấu đến hầu hết các tổ chức tín dụng và họ trở nên rè dặt trong việc sử dụng và đầu tư vốn. Nhưng VP BANK Vĩnh Phúc đã đưa ra những ưu đãi, và các chương trình tiết kiệm đặc biệt do đó nguồn vốn huy động có kì hạn trên 12 tháng của chi nhánh vẫn tăng , đặc biệt nguồn vốn từ tổ chức kinh tế tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn vốn huy động này là nguồn có lãi suất thấp góp phần tạo sự chênh lệch là thu nhập của chi nhánh. Điều đó chứng tỏ uy tín của chi nhánh ngày một được nâng cao. 2.3.2.Tình hình cho vay: Hoạt động cho vay và huy động vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu hoạt động cho vay tốt thì hoạt động huy động vốn mới phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó hoạt động cho vay đem lại phần lớn thu nhập trong tổng thu nhập của các ngân hàng. Nguồn thu nhập từ việc cho vay tạo điều kiện để duy trì hoạt động cũng như là cơ sở để phát triển của ngân hàng. Nó còn phản ánh được quy mô phát triển của ngân hàng. 2.3.2.1.Tình hình cho vay và thu nợ: Bảng 4: tình hình cho vay và doanh số thu nợ. Đơn vị: tỉ đồng. Năm Chỉ tiêu 2007 2008 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Tổng cho vay 225,325 100% 219,851 100% Ngắn hạn 120,229 53,36% 114,788 52,21% Trung hạn 85,198 37,81% 85,716 39% Dài hạn 19,898 8,83% 19,347 8,79% Tổng thu nợ 184,295 100% 180,648 100% Ngắn hạn 104,206 56,54% 101,461 56,16% Trung hạn 66,918 36,31% 67,673 37,46% Dài hạn 13,171 7,15% 11,514 6,38% (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008) Doanh số cho vay năm 2008 có xu hướng giảm so với năm 2007, từ 225,325 tỷ năm 2007 giảm xuống còn 219,851 tỷ năm 2008: giảm 5,474 tỷ tương ứng 2,42%. Mặc dù nguồn vốn huy động gia tăng nhưng doanh số cho vay lại suy giảm, thoạt nhìn có thể là điều bất hợp lí nhưng nếu xem xét tình hình nền kinh tế năm 2008 một năm có tỷ lệ lạm phát tăng cao toàn thể nền kinh tế đều có xu hướng thắt chặt tiền tệ. Do tác động của nền kinh tế các dự án đầu tư hầu như đều chững lại, các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp đều có xu hướng thu hẹp sản xuất, bên cạnh đó các ngân hàng nói chung cũng như VP BANK Vĩnh Phúc nói riêng đều trở nên thận trọng với các dự án vay vốn. Để đảm bảo giảm rủi ro trong việc cung cấp tín dụng ngân hàng luôn xem xét kĩ các dự án cẩn trọng khi cấp vốn. Tuy nền kinh tế bất ổn doanh số cho vay có giảm nhưng chỉ giảm 2,42% so với năm 2007, một mức giảm không lớn. Có thể giải thích điều này là do ngân hàng mới thành lập nên trong những năm đầu doanh số chưa cao, các năm sau khi ngân hàng đã có uy tín hơn nên dù kinh tế không ồn định doanh số cho vay của ngân hàng không bị suy giảm mạnh. Cơ cấu doanh số cho vay chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, chiếm đến hơn 50% trong cả hai năm, doanh số cho vay trung hạn có tăng nhưng không nhiều xấp xỉ 3%, doanh số cho vay dài hạn giảm vào năm 2008. Có thể giải thích điều này như sau: - Do yêu cầu của việc kiểm soát tín dụng, trong khi các nguồn huy động chủ yếu là nguồn ngắn hạn hay có kì hạn khoảng hai năm thì các khoản vay trung hạn rở thường là từ ba năm trở lên. Do vậy ngân hàng trở nên thận trọng với các khoản vay trung và dài hạn. Mức cho vay được xem xét để phù hợp vơi nguồn huy động trung và dài hạn để cân đối giữa nguồn huy động và cho vay của ngân hàng. Đảm bảo các yêu cầu về an toàn tín dụng. - Năm 2008 khi chỉ số lạm phát tăng cao, lãi suất có sự biến động liên tục nên việc cho vay ngắn hạn có lợi hơn so với việc cho vay trung và dài hạn. Cho vay ngắn hạn sẽ tránh được sự chênh lệch về lãi suất giữa các thời kì, và có thời gian quay vòng vốn nhanh hơn phù hợp với sự thay đổi về lãi suất. (Biểu đồ tình hình thu nợ năm 2007, 2008 của chi nhánh VP BANK Vĩnh Phúc) Tình hình thu nợ năm 2008 của VP BANK Vĩnh Phúc giảm so với năm 2007 do doanh số cho vay giảm: giảm 3,647 tỷ tương ứng 2%. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn giảm so với năm 2007 do tổng cho vay giảm, giảm 3,647 tỷ tương ứng với 1,97%. Thu nợ cho vay trung hạn tăng 755 triệu tương ứng 1,13%, thu nợ dài hạn giảm 1,657 tỷ tương ứng 12,8%. Như đã phân tích ở trên do tác động của nền kinh tế nên các khoản cho vay ngắn hạn dễ thu hồi hơn so với các khoản vay trung và dài hạn. Các khoản thu nợ ngắn hạntuy giảm nhưng giảm tướng ứng với mức giảm của tổng cho vay, điều này chứng tỏ chi nhánh vẫn duy trì được công tác thu hồi nợ, không để nợ quá hạn và khó thu hồi. Các khoản thu nợ vay trung hạn có tăng nhưng không nhiều. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khách hàng chính của các khoản vay trung và dài hạn gặp khó khăn trong việc xoay sở vốn để trả nợ cho ngân hàng. 2.3.2.2.Cơ cấu dư nợ của ngân hàng: Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bảng 5: Cơ cấu dư nợ. Đơn vị: tỉ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Tổng dư nợ đến 31/12 136,423 100% 157,158 100% Theo thời gian vay 136,423 100% 157,158 100% Ngắn hạn 73,542 53,9% 86,020 54,73% Trung hạn 49,985 36,64% 55,024 35,01% Dài hạn 12,896 9,46% 16,114 10,26% Theo thành phần kinh tế 136,423 100% 157,158 100% Hộ SXKD, tư nhân cá thể 109,124 80% 120,476 76,66% Tổ chức kinh tế 24,725 18,1% 33,959 21,61% Nợ xấu 2,574 1,9% 2,723 1,73% (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm2007, 2008) Nhận xét: Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, tổng dư nợ của ngân hàng cũng có sự biến động. Theo thời gian vay: Ngắn hạn: năm 2008 dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 12,478 tỷ tương ứng 16,97% . Trung hạn: năm 2008 dư nợ tín dụng tăng 5,039 tỷ tương ứng với 10,08%. Dài hạn: tổng dự nợ tín dụng năm 2008 tăng 3,218 tỷ tương ứng với 24,95%. Theo thành phần kinh tế: Năm 2007: tổng sư nợ đạt 136,423 tỷ trong đó dư nợ của hộ SXKD và tư nhân cá thể là 109,124 tỷ chiếm 80%. Dư nợ của tổ chức kinh tế là 24,725 tỷ tương ứng 18,1%. Năm 2008 tổng dư nợ đạt 157,158 tăng 20,735 tỷ so với năm 2007 tương ứng 15,2%. Trong đó dư nợ của hộ SXKD và tư nhân cá thể là 120,476 tỷ chiếm 76,66%. Dư nợ của tổ chức kinh tế là 33,959 tỷ chiếm 21,61%. Những con số trên cho thấy sự gia tăng của tổng dư nợ, phù hợp với doanh thu cho vay và tổng thu nợ. Dư nợ của hộ SXKD và tư nhân cá thể chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với tỷ trọng của cho vay ngắn hạn và trung hạn trong tổng doanh số cho vay, do hộ SXKD và tư nhân cá thể là khách hàng chủ yếu của của loại vay này. Từ đó cũng thấy được sự phát triển của thành phần kinh tế này trên đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tình hình nợ xấu tại ngân hàng: Tổng nợ xấu năm 2007 là 2,574 tỷ chiếm 1,9% tổng dư nợ năm 2007, năm 2008 là 2,723 tỷ chiếm 1,73% tổng dư nợ cùng năm, tăng 149 triệu tương ứng 5,8%. Năm 2008 do các biến động của nền kinh tế nên nợ xấu tăng so với năm 2007. Do tác động của nền kinh tế nên nhiều tổ chức vay nợ của ngân hàng gặp thua lỗ tức thời, tình hình tài chính khó khăn nên không có khả năng trả nợ và lãi vay đúng hạn đó là lí do nợ xấu năm 2008 tăng so với năm 2007. Trong thời kì này ngân hàng cũng đã đưa ra các biện pháp nhắm hạn chế nợ xấu, các chính sách thắt chặt kiểm tra kiểm soát kĩ các khoản cho vay. Ngân hàng cũng tập trung vào việc thu hồi nợ đến hạn và gia hạn nợ phù hợp cho khách hàng. 2.3.3.Các hoạt động kinh doanh khác: Ngân hàng VP BANK Vĩnh Phúc luôn chú ‎ đến việc mở rộng csc sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao do đó việc đa dạng hoá các dịch vụ sẽ giúp ngân hàng gia tăng thu nhập. tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ trong thu nhập, hướng đến việc không quá phụ thuộc vào thu từ cung cấp tín dụng luôn luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Đó cũng là định hướng trở thành ngân hàng hiện của VP BANK Vĩnh Phúc. 2.3.3.1.Kinh doanh ngoại tệ Bảng 6: hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm Mua ngoại tệ Bán ngoại tệ Tổng 2007 30.435,812 31.764,902 62.200,714 2008 56.261,723 55.125,109 111.386,832 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008) Hiện nay hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VP BANK Vĩnh Phúc chưa phát triển, nhưng có sự gia tăng mạnh giữa năm 2008 và 2007: Năm 2007 tổng doanh số kinh doanh ngoại tệ là 62200,714 USD trong đó doanh số mua ngoại tệ là 30435,812 USD và doanh số bán là 31764,902 USD. Năm 2008 tổng doanh thu mua bán ngoại tệ là 111386,832 USD tăng 49186,109 USD tương ứng 79% so với năm 2007. Trong đó doanh số mua là 56261,723 USD tăng 25825,911 USD tương ứng 84,85%, doanh số bán là 55125,109 USD tăng 23360,207 USD tương ứng 73,54%. 2.3.3.2.Chi trả kiều hối: Bảng 7: chi trả kiều hối. Đơn vị: USD Năm Phương tiện 2007 2008 Qua kênh Western Union 45.271,812 58.903,034 Qua tài khoản cá nhân 78.462,771 98.327,000 Tổng 123.734,583 157.230,034 (Nguồn báo cáo kết quả ho._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26172.doc
Tài liệu liên quan