LỜI NÓI ĐẦU
Học đi đôi với hành là câu thành ngữ từ xa xưa và cho đến nay điều này vẫn không hề thay đổi. Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại các trường Đại học mỗi sinh viên đều được các thầy cô giáo giảng dạy và đào tạo một hệ thống kiến thức cơ bản và đầy đủ, để từ đó mỗi người có mỗi người có thể tiếp cận với thực tiễn sao cho cã hiệu quả. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách khá xa, để có thể rút ngắn được khoảng cách đó, để khỏi bỡ ngỡ trong môi trường làm việc sa
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Thành phố Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u khi ra trường thì việc làm rất cân thiết là thực hành. Để từ đó mỗi một sinh viên đem những kiến thức đã được học tập, trau dồi ứng dụng vào công việc thực tế và học hỏi được những bài học, kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước, những người giàu kinh nghiệm hơn. Tích lũy kiến thức kinh nghiệm cần thiết cho bản thân để có thể làm tốt công việc sau này.
Để thực hiện được điều đó, các trường Đại học và cơ sở đã và đang tạo mọi điều kiện cần thiết để mỗi sinh viên có một khoảng thời gian thực tập tốt tại cơ sở để từng bước tiếp cận thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Vì vậy quá trình thực tập là khoảng thời gian hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên chúng em. Trong thời gian này, chúng em có cái nhìn ban đầu về cơ sở nơi mình thực tập, được tiếp xúc với công việc thực tế, đồng thời giúp chúng em kiểm tra lại một cách có hệ thống những kiến thức đã được trau dồi, tích lũy trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Và một điều quan trọng hơn, quá trình thực tập giúp chúng em có được một cách nhìn thực tế, sát sao hơn về các hoạt động của nền kinh tế , của các chính sách và sự thay đổi cuả đất nước, từ đó giúp chúng em có thể nắm bắt theo kịp những diễn biến trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Hiện nay em đang là sinh viên của khoa Đầu tư trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NHNo&PTNT) Thành phố Vinh_Nghệ An. Được sự cho phép của nhà trường và ban lãnh đạo NHNo&PTNT Thành Phố Vinh, em đã được thực tập, quan sát, nghiên cứu các hoạt động của ngân hàng, cung với sự chỉ bảo giúp đỡ của PGS-TS TỪ QUANG PHƯƠNG và các cô chú của NHNo&PTNT Thành Phố Vinh đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này.
Bản báo cáo tổng hợp của em gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Thành phố Vinh.
Chương 2: Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Thành phố Vinh
Chương 3: Phương hướng phát triển sắp tới của NHNo&PTNT Thành phố Vinh
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNo&PTNT
VIỆT NAM VÀ NHNo&PTNT THÀNH PHỐ VINH
1. NHNo&PTNT Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1988:Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay la Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ ngân hàng nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng, Vụ kế toán và một số đơn vị khác. Khi thành lập Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều khó khăn hơn các Ngân hàng thương mại khác.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế cho Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại(NHTM) đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chử, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Thánh 8/1990 Ban lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã xét duyệt và lựa chọn mẫu biểu trưng lôgô với 9 hạt lúa vàng uốn cong theo hình đất nước chữ S trên nền khung vuông hai màu xanh lá cây và màu nâu đất với dòng chữ viền 2 cạnh: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Nghị quyết kỳ họp lần thứ XXIV Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT VN đã công bố chính thức việc lựa chọn lôgô kể trên là biểu trưng của NHNo&PTNT Việt Nam trong nước và quốc tế.
Ngày 22/12/1992 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/ NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (SGD I tại Hà nội, SGD II tại văn phòng đại diện tại khu vực miền Nam, SGD III tại văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh, thành phố.
Ngày 30/07/1994 tại quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/ Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: cấp tham mưu và cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng của NHNo&PTNT VN sau này
Ngày 15/11/1996, được thủ tướng chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỹ Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, NHNo&PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm, thủy sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Một sự kiện lớn được đánh giá rất cao là việc NHNo&PTNT Việt Nam được CUCA(hiệp hội tín dụng tài chính nông nghiệp thế giới) chọn vf Chính phủ cho phép tổ chức hội nghị toàn thể CUCA lần thứ 31 tại Hà Nội tháng 11/2001 với sự có mặt của Thủ tướng Phan Văn Khải, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, nhiều vị Bộ, Thứ trưởng quan chức Việt Nam, hàng trăm Chủ tịch, TGĐ các ngân hàng lớn trên thế giới và hàng chục đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Hội nghị đã thành công tốt đẹp. Vị thế và uy tín cuả NHNo&PTNT được nâng cao cả trong và ngoài nước. TGĐ Lê Văn Sở được bầu vào ban chấp hành CUCA và APRACA.
Năm 2001 đề án tái cơ cấu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 10 năm 2001-2010 trên cơ sở những thành tựu qua hơn 10 năm đổi mới và những vấn đề tồn tại được Chính phủ phê duyệt tháng 10/2001 gồm các nội dung chính là: Đánh giá thực trạng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tầm nhìn 10 năm tới, lộ trình cơ cấu lại nợ và lành mạnh hoá tài chính, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp, xác định lộ trình và kinh phí.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được khảng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam.
Với những thành tích xuất sắc trong thời kỳ đổ mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn, Chủ tịch nước CHXHXNVN đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2. Lịch sử hình thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh:
NHNo&PTNT Thành phố Vinh được thành lập vào ngày 1/12/1995 theo quyết định số 556/QĐ-NHNo của TGĐ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chính thức đi vào họat động vào ngày 1/1/1996 và từng bước phát triển đến nay.
NHNo&PTNT Thành phố Vinh được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và kinh doanh chủ yếu trên địa bàn Thành phố Vinh, trực tiếp kinh doanh và chịu sự quản lý , có trụ sở chính tại 364 Nguyễn Văn Cừ_ thành phố Vinh
Với mạng lưới hoạt động bao gồm 66 điểm giao dịch trải rộng trên toàn tỉnh, phục vụ thị trường chính nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Agribank Nghệ An giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên thị trường tài chính nông thôn… Nét nổi bật trong hoạt động tín dụng của Agribank Nghệ An là vốn cho vay đã phủ sóng đến tất cả các vùng, miền trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2009, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, Agribank Nghệ An tiến hành cho vay 1658 tỷ đồng đối với 22.500 khách hàng là doanh nghiệp, hộ sản xuất vay, phục vụ mục đích chi phí sản xuất ngắn hạn, mua 56 máy gặt, máy tuốt lúa, máy sấy; 187 máy cày, máy kéo, máy máy xới, máy làm đất; 112 xe tải nhẹ, tải trọng dưới 5 tấn. Nguồn vốn vay ngân hàng được Chính phủ hỗ trợ lãi suất như luồng sinh khí mới đến với hàng vạn hộ nông dân, hàng ngàn doanh nghiệp, vượt qua khó khăn, ổn định, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đảm bảo việc làm, ổn định đời sống tăng năng suất lao động qua đó góp phần thực hiện tốt chủ trương “kích cầu” của Chính phủ, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Song song với việc mở rộng đầu tư tín dụng, Agribank Nghệ An tích cực đổi mới công nghệ phát triển các sản phẩm dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đơn vị thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng. Đảng bộ 13 năm liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh được Tỉnh uỷ tặng Bằng khen... Để có đủ thế và lực đứng trong thời kỳ kinh tế hội nhập khu vực và quốc tế, Agribank Nghệ An quyết tâm tự đổi mới mình một cách toàn diện, tạo dựng một hình ảnh đẹp, mang đặc trưng văn hoá doanh nghiệp Agribank trên quê hương xứ Nghệ.
Agribank Nghệ An đã nhiều năm liên tục là đơn vị xuất sắc được cấp trên và Nhà nước tặng thưởng. Năm 2009 được UBND tỉnh tặng bằng khen là một trong 11 doanh nghiệp tiêu biểu.
3. Chức năng và nhiệm vụ
3.1 Chức năng của NHNo&PTNT thành phố Vinh
_Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
_Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
_Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ của NHNo&PTNT thành phố Vinh:
_Huy động vốn:
v Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ
_ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
_Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền.
_Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết, trình NHNo&PTNT cấp trên xét duyệt.
_Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép.
_Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt, két sắt, nhận cất giữ các giấy tờ trị giá được bằng tiền; thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ khác được Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định.
_Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo.
_Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
_Thực hiện kiểm tra kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, thể chế nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.
_Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
_Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy đinh và theo yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT cấp trên.
_Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT cấp trên giao
4.Cơ cấu tổ chức:
NHNo&PTNT thành phố Vinh là một NHTM trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An. Bộ máy tổ chức được áp dụng theo phương pháp trực tuyến, tức là Ban giám đốc quản lý tất cả các phòng ban, các phòng quản lý về mặt nghiệp vụ và giữa các phòng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Hiện nay, NHNo&PTNT thành phố Vinh có 26 cán bộ công nhân viên (CBCNV), ngoài Ban giám đốc con 3 phòng ban chức năng là Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng kế toán - ngân quỹ, Phòng hành chính nhân sự và 8 Phòng giao dịch . Hoạt động của Ngân hàng nhìn chung có nhiều thuận lợi, ổn định và có hiệu quả. Ban giám đốc gồm 4 người có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý đề ra phương án và chỉ đạo cơ quan thực hiện.
5.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
Căn cứ quyết định số 169/QĐ/HĐQT ngày 7/9/2000 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo&PTNT thành phố có 3 phòng nghiệp vụ sau:
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh.
- Phòng kế toán – ngân quỹ
- Phòng hành chính nhân sự
(*) Sau đây là chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban thuộc NHNo&PTNT thành phố Vinh.
1. Phòng nghiệp vụ kinh doanh.
1. Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.
2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
3. Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.
4. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên cùng địa bàn.
5. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
6. Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
7. Tổng hợp báo cáo, kiểm tra chuyên đề theo quy định
8. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
9. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
10. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
11. Thẩm đinh các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
12. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịchvụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, các ngành khác, các tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước.
13. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao cho….
2. Phòng Kế toán – Ngân quỹ.
Trực tiếp hạch toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tai liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định.
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT.
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhịệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao cho.
3. Phòng hành chính nhân sự.
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhành và có trách nhiêm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT phê duyệt.
Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc NHNo&PTNT.
Tư vấn pháp chê trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp nhân sự, hùnh sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên vầ tài sản của chi nhánh NHNo&PTNT.
Thực thi pháp luật co liên quan đen an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan.
Lưu trữ các van bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT.
Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh NHNo&PTNT.
Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh NHNo&PTNT.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách nhà nghỉ của cơ quan.
Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo , tiếp thị theo chỉ đạoc ủa Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa - tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên.
Thực hiện các nhịệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao cho.
Bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại NHNo&PTNTthành phố vinh thuộc phòng hành chính nhân sự. Dưới đây là chức năng và nhiệm vụ của bộ phận này:
Kiểm tra công tác điều hành cảu chi nhánh NHNo&PTNT và các đơn vị trực thuộc theo theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy đinh của pháp luật và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Giám sát việc chấp hành các quy đinh của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy đinh của Nhà nước, ngành ngân hàng.
Báo cáo Tổng giám đốc NHNo&PTNT, Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm tồn tại.
Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh NHNo&PTNT.
Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT, trưởng ban kiểm toán, kiểm tra nội bộ giao cho.
CHƯƠNG 2.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT THÀNH PHỐ VINH MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY.
Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thực hiện mục tiêu dân giàum nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, tiến tới hòa nhập váo cộng đồng kinh tế thế giới. Đóng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chung đó là hệ thống NHTM với chức năng là trung gian tài chính, trung gian chu chuyển vốn, là cầu nối giữa các thành phần trong nền kinh tế lại với nhau.
Thành phố Vinhlà một địa bàn có tiềm năng kinh tế lớn, đa dạng, phong phú so với các huyện khác trong địa bàn thành phố. Ngành nghề chính của huyện là sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và nuôi trồng thuy sản. Ngoài ra, huyện còn có cả các mô hình kinh tế trang trại đang được hình thành và phát triển. Nhìn chung tiềm năng kinh tế của thành phố rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.
NHNo&PTNT thành phố Vinh là một NHTM trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An, trụ sở của ngân hàng nằm ngay ở trung tâm thành phố Vinh, bên cạnh các khối cơ quan sự nghiệp chủ chốt của huyện như UBNN, HĐNN, KBNN, công an huyện, chi cục thuế.. nên rất thuận tiện cho việc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình an ninh rất đảm bảo.
1. Tình hình huy động vốn
NHNo&PTNT thành phố Vinh là một NHTM đóng trên địa bàn thành phố, nền kinh tế phát triển rất phong phú đa dạng, đồng thời có sự cạnh tranh rất lớn từ một số ngân hàng khác trong thành phố như Ngân hàng công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng chính sách xã hội và một số NHTM Cổ phần khác hoạt động trên địa bàn. Họ có thể mạnh hơn NHNo&PTNT thành phố Vinh về nhiều mặt như nguồn vốn lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn, kinh nghiêm kinh doanh….Do đó, để tồn tại và phát triển đòi hỏi NHNo&PTNT Thành phố Vinh cần phải có chiến lược đúng đắn, hợp lý. Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm gần đây NHNo&PTNT thành phố Vinh đã đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng … nên hoạt động của chi nhánh đã thu hút được đông đảo lượng khách hàng, huy động được nguồn vốn, chủ động đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triển chung nền kinh tế của cả thành phố. Trong những năm gần đây, uy tín và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng được nâng cao và khẳng định trên thị trường tài chính cuả thành phố.
Tính đến 1/1/2006, số dư nguồn vốn đạt 134.849 triệu đồng, tăng so với giữa năm 2005 là 23.312 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,9%.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT thành phố Vinh
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Khoản vay
Số
tiền
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
So với 2003
Số tiền
So với 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Theo kỳ hạn
- TG không KH
- TG KH < 12T
- TG KH>12T
100.135
46.433
19.432
34.060
111.537
54.026
15.930
41.581
+11.402
+7.592
-3.502
+7.521
+12,8
+16,4
-18
+22,1
134.894
60.255
16.511
58.093
+23.213
+6.229
+581
+16.502
+20,9
+11,5
+3,6
+39
2.Theo loại NV
-TG của dân cư
-TG TCKT,KB
58.278
53.259
74.903
59.946
+16.625
+6.687
+28,5
+12,6
3.Theo loại tiền
- Nội tệ
- Ngoại tệ
100.135
0
108.457
3.080
+9.549
+3.080
+9,5
+100
126.194
8.655
+17.737
+5.575
+16,3
+181
4.Bình quânNV trên 1 CBCNV
3.851
4.131
+330
5.394
+1263
Cùng tồn tại và hoạt động trên địa bàn co nhiêu NHTM cạnh tranh nên việc huy động vốn của ngân hàng gặp không ít khó khăn. Song với sự cố gắng, kết hợp với các biện pháp hữu hiệu, ngân hàng đã huy động được nguồn vốn tương đối khả quan, tạo thế chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Qua bảng ta thấy năm 2004 tăng so với năm 2003 là 11.402 triệu đồng (tỷ lệ tăng la 12,8%), năm 2005 tăng so với năm 2004 là 23.312 triệu đồng (tỷ lệ tăng 20,9%). Như vậy là tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động thì NHNo&PTNT thành phố VInh huy động vốn chủ yếu là từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư (chiếm tỷ trọng từ 52% đến 56% tổng nguồn) của các năm 2004 và 2005. Có được sự tăng lên là do ngân hàng đặc biệt quan tân và tìm nhiều biện pháp huy động tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư thông qua các hình thức huy động như: tiết kiệm trả góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trả lãi trước…kết hợp với uy tín của minh qua nhiều năm hoạt động, ngân hàng đã huy động được lượng vốn tương đối lớn. Từ đó giúp ngân hàng chủ động về vốn để đầu tư cho vay, một phần đảm bảo khả năng thanh toán và hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Còn nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tuy tỷ trọng có giảm nhưng về số lượng lại tăng lên. Đó là do ngân hàng đã làm tốt công tác thanh toán, tạo được sự tin tưởng của khách hàng nên đã có nhiều khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, từ đó lượng tiền gửi tại ngân hàng tăng lên rõ rệt. Những đơn vị có giao dịch và lượng tiền gửi lớn tại ngân hàng như: Kho bạc Nhà nước, công ty trách nhiện hữu hạn Trường Sơn, công ty TNHH Cây xanh, Nhà máy nước thành phố Vinh,công ty chè Nghệ An,…
Về hình thức huy động vốn: Đối với các TCKT Ngân hàng áp dụng các hình thức thanh toán nhanh gọn, đảm bảo an toàn cho khách hàng nhằm thu hút lượng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thực hiện thanh toán. Trong thanh toán đã áp dụng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng với thái độ phục vụ lịch sự, nhẹ nhàng, với khẩu hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Đối với loại tiền gửi dân cư: NHNo&PTNT thành phố Vinh đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn mặt khác thường xuyên tuyên truyền hình thức huy động vốn cũng như lãi suất huy động và việc thanh toán thuận lợi mỗi khi khách hàng co nhu cầu rút tiền tới các tầng lớp dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời cơ chế lãi suất huy động vốn cũng rất linh hoạt phù hợp với từng thời gian khác nhau. Những khách hàng có tiền gửi tại ngân hàng luôn được ưu tiên cho vay khi khách hàng có nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh.
Đạt được kết quả trên là do sự cố gắng rất lớn của tập thể Ban giám đốc, các phòng ban cùng tập thể CBCNV trong cơ quan đã đoàn kết một lòng quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Ngay tư đầu năm, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT thành phố Vinh đã họp bàn và xác định nguồn vốn là một vấn đề mấu chốt quan trọng để quyết định quy mô hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm khơi tăng nguồn vốn như:
- Giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng bộ phận, từng phòng ban, từng CBCNV theo từng tháng, có liểm định chỉ tiêu thực hiện theo từng tháng và là cơ sở để tính lương kinh doanh.
- Quan tâm và chú trọng công tác quảng bá tiếp thị, các thể thức tiết kiệm được phổ biến sâu rộng đến từng thôn xóm thông qua các cuộc họp dân, các tổ chức đoàn thể và các phương tiện thông tin đại chúng của đài truyền hình Nghệ An... Thông báo kịp thời các mức lãi suất huy động, các loại tiền gửi, các đợt huy động tiền gửi tiết kiện dự thưởng bằng vàng, phát tờ rơi đến tận người dân có giải thích.
- Các phòng giao dịch đã đi vào hoạt động được hơn 1 năm, đến nay đã có số dư tiền gửi trên 205 tỷ đồng (kể cả ngoại tệ quy đổi)
- Làm tốt chiến lược khách hàng, đã vận động được số đông khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Tính đến 31/12/2005 đã có 1670 đơn vị và cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại NHNo&PTNT thành phố Vinh
Với các biện pháp hữu hiệu trên, nguồn vốn ngày càng nâng lên đã tạo cho NHNo&PTNT thành phố Vinh có được thế chủ động trong kinh doanh, đưa quy mô hoạt động ngày càng mở rộng.
2. Công tác tín dụng
Công tác tín dụng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT thành phố Vinh luôn chú trọng đến công tác tín dụng.Trên tinh thần mở rộng tín dụng nhưng phải an toàn về vốn.
Tính đến 31/12/2005, tổng doanh số cho vay cả năm đạt 208.956 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 163.461 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 45.495 triệu đồng.
Đi kèm với doanh số cho vay tăng là tổng dư nợ cả năm cũng tăng lên, đến 31/12/2005 tổng dư nợ đạt 152.786 triệu đồng, trong đó dư nợ trong hạn là 151.875 triệu đồng.
Bảng 2: Dư nợ của NHNo&PTNT thành phố Vinh qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
+/- % so với 2003
Số tiền
Tỷ trọng
+/- % so với 2004
DN trong hạn
DN EC+RAP
DN ủy thác
116.870
1.408
8.187
92,4
1,1
6,5
136.204
911
0
99,3
0,7
0
+16,5
-35,3
-100
151.875
911
0
99,4
0,6
0
11,4
0
0
Tổng dư nợ
126.465
137.115
8,4
152.786
11,4
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT thành phố Vinh
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
+/- % so với 2003
Số tiền
Tỷ trọng
+/- % so với 2004
1.Theo kỳ hạn
-DN ngắn hạn
-DN trung hạn
63.092
53.788
54
46
78.776
57.428
58
42
+23,8
+7,8
85.389
66.486
56
44
+8,4
+15,8
2.Theo TPKT
-DN Doanh nghiệp
-DN HTX
-DN Hộ sản xuất
-DN CBCNV
74.548
5.670
26.471
10.181
63,8
4,9
22,6
8,7
84.932
9.160
29.630
12.482
62,3
6,7
21,8
9,2
+13,8
+61,6
+11,9
+2,3
102.428
5.765
43.682
0
67,4
3,8
28,8
0
+20,6
-37,1
+47,4
-100
3.Số dư TD bq 1 CBCNV
4.864
5.078
4,4
5.841
15,3
Qua các bảng trên ta thấy việc sử dụng vốn của NHNo&PTNT thành phố Vinh ngày càng tăng. Năm 2004 tăng 16,5% o với năm 2003 và năm 2005 tăng 11,4% so với năm 2004.
Với khối lượng đầu tư trên ngân hàng đã kịp thời nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đầu tư, mở rộng tín dụng, đáp ứng kịn thời nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế tại địa phương, góp phần tích cực vào việc thực hiện cơ cấu đầu tư trong nông nghiệp cũng như mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong huyện.
Về cơ cấu dư nợ thì NHNo&PTNT thành phố Vinh cho vay đối với mọi thành phần kinh tế nhưng chủ yếu là doanh nghiệp và hộ sản xuất. Qua bảng ta thấy tỷ trọng cho vay 2 thành phần trên chiếm chủ yếu và tang nhanh qua mỗi năm. Đó là do tình hình thị trường có nhiều biến chuyển, các doanh nghiệp làm an có hiệu quả, năng lực sản xuất được nâng cao do đó nhu cầu vốn lớn.
Song song với việc mở rộng tín dụng thì ngân hàng còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng. Vì nếu chỉ có tăng trưởng tín dụng mà không có chất lượng tín dụng thì cũng không mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, Ban lãnh đạo ngân hàng luôn yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải thực hiện tốt và nghiêm chỉnh quy trình cho vay, tăng cường khâu quản lý món vay, tích cực thu hồi nợ, không để phát sinh nợ quá hạn. Ban lãnh đạo thường xuyên cùng với cán bộ tín dụng phân tích thực trạng dư nợ đến hạn, quá hạn, tiến hành phân loại để đề ra biện pháp xử lý.
Với những kết quả trên,NHNo&PTNT thành phố Vinh đã vươn lên tự khảng định mình, đời sống CBCNV ngày một nâng cao và năm 2003 đơn vị đã đạt được danh hiệu đơn vị lá cờ đầu của NHNo&PTNT thành phố Vinh
(*) Kết quả hoạt động kinh doanh và một số hoạt động khác
1. Công tác tài chính
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT thành phố Vinh có quy moo hoạt độngngày càng mở rộng và kinh doanh có hiệu qủa nên công tác tài chính đạt được tương đối tốt, lợi nhuận tăng dần qua các năm.
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT thành phố Vinh
Đơn vị: triệu đồng
2003
2004
2005
Số tiền
Số tiền
+/- % so với 2003
Số tiền
+/- % so với 2004
Thu nhập
11.044
12.371
+12
17.244
+39,3
Chi phí
6.115
7.035
+15
10.788
+53,2
Chênh lệch thu chi
4.928
5.066
+28
6.466
+27,6
Hệ số lương làm ra
1,47
1,45
2.28
Lãi suất đầu ra
0,4%
0,46%
0,55%
Lãi suất đầu vào
0,81%
0,83%
1%
Chênh lệch lãi suất
+0,41%
0,37%
+0,45%
2. Công tác kế toán ngân quỹ
Trong công tác, cán bộ ngân hàng luôn nghiêm chỉnh chấp hành các pháp lệnh và chế độ quy định, đảm bảo chính xác kịp thời việc ghi chép sổ sách kế toán rõ ràng. Ngân hàng đã áp dụng 100% công nghệ tin học vào thanh t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31799.doc