MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÂN HÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- chi nhánh Thanh Xuân
Nhằm thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, ngành Ngân hàng đã có những bước chuyển biến tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình tr
13 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng nghèo nàn, lạc hậu, sánh vai cùng các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Bước chuyển biến đầu tiên lớn nhất của hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải kể đến đó là sự chuyển đổi từ hệ thống Ngân hàng một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp với sự phân biệt rõ ràng giữa hai chức năng; quản lý và kinh doanh tiền tệ. Sự chuyển biến này đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động của hệ thống Ngân hàng, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn góp phần vào sự phát triển chung của các Ngân hàng thương mại.
NHNo&PTNT Hà Nội ra đời cùng với Quyết định số 59/QĐ quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vào tháng 08/1988 chuyển hệ thống Ngân hàng một cấp thành hai cấp và thành lập 4 Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, ngày 01/04/1996 Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam ký Quyết định số 18/NHN-02 thành lập chi nhánh NHNo&PTNT quận Thanh Xuân, địa chỉ giao dịch tại 106 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Ngày 03/07/1996, Ngân hàng khai trương và chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một Ngân hàng cấp 4. Sau một thời gian hoạt động, ngày 01/01/1999 NHNo&PTNT quân Thanh Xuân được nâng lên thành Ngân hàng cấp 3, loại 2. Sau một năm hoạt động NHNo & PTNT quận Thanh Xuân được nâng lên thành Ngân hàng cấp 2 loại 4, trực thuộc NHNo&PTNT Chi nhánh Thành phố Hà Nội
Ngày 29/11/2007 theo quyết định của số 1292/QĐ/HĐQT-TCCB đã đổi đơn vị trực thuộc và đổi tên chi nhánh thành NHNN&PTNT- chi nhánh Thanh Xuân trực thuộc NHNN&PTNT VIỆT NAM.
2.2. Cơ cấu tổ chức của NHNN&PTNN chi nhánh Thanh Xuân
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của NHNN&PTNN
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán và ngân quỹ
Cơ cấu bao gồm các bộ phận, phòng ban sau:
* Ban giám đốc bao gồm:
Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh, tổ hành chính tổng hợp.
Phó giám đốc: Được sự uỷ quyền của giám đốc phụ trách phòng kế toán và ngân quỹ.
* Các phòng chức năng:
- Phòng kinh doanh bao gồm 10 người: Trong đó có hai phó phòng kinh doanh.
+ Chủ yếu đảm nhiệm nghiệp vụ tín dụng, có chức năng quản lý điều hành chỉ đạo thực hiện các chủ trương về công tác tín dụng.
+ Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô sản xuất vừa và lớn, tập trung các thông tin đã thu thập được để từ đó phân tích, đưa ra những phương hướng thực hiện công tác tín dụng tháng tới, cả năm và năm tới.
+ Đề xuất ý kiến cho vay hay không cho vay đối với các dự án thuộc quyền hạn của mình.
+ Cố vấn cho Ban Giám đốc trong quá trình đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay các dự án vượt quá quyền hạn của mình.
- Phòng kế toán và ngân quỹ bao gồm 18 người: Trong đó có một trưởng phòng, một phó phòng và bốn trưởng phòng giao dịch đảm nhiệm cả hai việc: kế toán nội bộ và kế toán giao dịch.
+ Kế toán nội bộ:
- Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như: chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí và công tác hành chính.
* Báo cáo tổng hợp thu - chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với Ban Giám đốc.
+ Kế toán giao dịch:
- Xử lý các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản.
- Tổ chức ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.
- Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên hàng.
- Lập bảng cân đối ngày, tuần, tháng, quý và cả năm.
- Hàng tháng tổng hợp báo cáo gửi lên Ngân hàng cấp trên
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NHNN&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh chung
Với nhiệm vụ được giao ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Thanh Xuân đã triển khai chiến lược kinh doanh cụ thể ở các mặt hoạt động sau:
Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tổ chức và dân cư
+ Phát hành các loại giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu dưới tên Ngân hàng đẩu tư và phát triển Việt Nam
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và đẩu tư
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu
+ Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các DN hoạt động tại Việt Nam
+ Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, TCTD trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật và của Ngân hàng Đẩu tư và phát triển Việt Nam
Thực hiện các dịch vụ ngân hàng
+ Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.
+ Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam với Lào
+ Đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, JCB Card, cung cấp séc du lịch, ATM.
+ Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.
+ Kinh doanh ngoại tệ.
+ Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh
+ Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư
2.2. Kết quả hoạt động của ngân hàng từ năm 2006 đến nay
Cũng giống như các NHTM khác, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Ngân hàng NHNo & PTNT quận Thanh Xuân. Hoạt động tín dụng được xem là hoạt động trọng tâm của Ngân hàng, với 3 mục tiêu cơ bản: Hiệu quả, an toàn và tăng trưởng.
Đồng thời với việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm mục đích thu hút được nguồn vốn tối đa với chi phí thấp nhất, Ngân hàng cũng nhanh chóng đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Ngân hàng, trong đó trọng tâm là công tác tín dụng (hoạt động cho vay). Với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh nên NHNo & PTNT quận Thanh Xuân đã thực hiện một bước nhảy vọt về tăng trưởng tín dụng. Các hình thức tín dụng đã được đa dạng, tín dụng ngắn hạn được củng cố, duy trì và ngày càng phát triển cả về số lượng khách hàng lẫn dư nợ, tín dụng đầu tư phát triển cũng được chú trọng đặc biệt. Điều này được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNN&PTNTVN-CN Thanh Xuân
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Theo đối tượng huy động
294.639.317.783
100
285.517.243.501
100
847.396.617.810
100
Tiền gửi của dân cư
294.366.807.515
91,01
285.395.270.412
99.06
808.848.229.410
95,45
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
272.510.168
0,09
121.973.089
0.04
38.548.388.400
4,55
Theo thời hạn
294.639.317.783
100
285.517.243.501
100
47.396.617.810
100
Nguồn vốn ngắn hạn
254.273731.244
86.3
250.113.105.303
87.6
746.556.420.275
89.1
Nguồn vốn trung, dài hạn
40.365.586.539
13.7
35.404.138.198
12.4
100.840.197.535
11.9
Theo đơn vị tiền tệ
294.639.317.783
100
285.517.243.501
100
847.396.617.810
100
Nguồn vốn bằng VND
283.443.023.693
96.2
271.526.898.145
95.1
795.705.424.116
93.9
Nguồn vốn bằng ngoại tệ
11.196.294.090
3.8
139.903.449.356
4.9
51.691.193.694
6.1
Nguồn vốn là một yếu tố sống còn đối với một Ngân hàng.Nhìn vào báo cáo tình hình huy động vốn trong 3 năm vừa qua của Chi nhánh ta có thể thấy nguồn vốn huy động gia tăng liên tục từ 294.639.317.783 đồng vào năm 2006 lên 847.396.617.810 đồng năm 2008 (tăng 135%).
Trong đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm phần lớn trong lượng vốn huy động, năm 2006 là 272.510.168 đồng (chiếm 91.01%), năm 2007 là 121.973.089 đồng (chiếm 99.06%), năm 2008 là 38.548.388.400 đồng (chiếm 95.45%).Tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi khác chiếm tỉ trọng nhỏ do thị trường tài chính của nước ta phát triển chưa hoàn chỉnh.
Cơ cấu theo thời hạn: Giống như các NHTM khác, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn của Chi nhánh.Năm 2006 là 254.273731.244 đồng (chiếm 86.3%) tăng lên 746.556.420.275 đồng (chiếm 89.1%)
Về cơ cấu theo đơn vị tiền tệ: Nguồn vốn huy động bằng VND tăng từ 283.443.023.693 đồng năm 2006 lên 271.526.898.145 đồng năm 2007 và đạt 795.705.424.116 đồng năm 2008. Nguồn vốn huy động bằng VND luôn chiếm chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh (96.2% năm 2006, 95.1% năm 2007 và 93.9% năm 2008). Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng không đáng kể (từ 3.8% năm 2006 lên 6.1% năm 2008).
Bảng 2: tình hình cho vay
Đơn vị: Đồng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Theo thời hạn
99.944.159.997
100
101.728.758.611
100
394.046.995.095
100
Cho vay ngắn hạn
59.422.726.579
59.46
65.441.684.111
64.33
197.109.194.531
61.44
Cho vay trung hạn
40.521.433.418
40.54
36.287.074.500
35.67
141.437.800.564
35.89
Cho vay dài hạn
0
0
0
0
10.500.000.000
2.67
Nguồn: Kế toán-Ngân quỹ
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, mặc dù cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt là năm 2008, đó là nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh đã tích cực tiếp thị khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ. Do vậy tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh trong những năm qua luôn tăng trưởng ở mức cao.Tổng dư nợ năm 2008 so với năm 2006 tăng 294.102.835.138 đồng ( tăng 294.67%), so với năm 2007 là 292.318.236.457 đồng ( tương ứng với 287,35%).
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHUNG
Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Thanh Xuân
* Thuận lợi:
- Nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển cao và ổn định, GDP tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 7%, môi trường kinh tế được cải thiện tích cực, sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn.
- Các công cụ chính sách tiền tệ có sự chuyển biến đồng bộ phù hợp với quy luật thị trường, từng bước thực hiện theo thông lệ quốc tế. Các quy chế cho vay, quy định về đảm bảo tiền vay từng bước tạo thế chủ động trong hoạt động tín dụng. Việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng đã tạo được bước đột phá, làm lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng. Đặc biệt là NHNN&PTNNVN Chi nhánh Thanh Xuân có đội ngũ án bộ có kinh nghiệm bề dày công tác trong nghiệp vụ tín dụng và được sự chỉ đạo thống nhất sát sao trong công tác tín dụng của Ban giám đốc. Trình độ cán bộ tín dụng được nâng cao nhờ việc đào tạo được chú trọng, nguồn cán bộ tín dụng trẻ được tuyển dụng nghiêm túc nên có trình độ và năng lực
Thêm vào đó là gói kích cầu của Chính phủ mà các ngân hàng đang rất mong đợi. Dự kiến gói kích cầu với giá trị lên tới 1tỷ USD, tương đương 17.000 tỷ đồng của Chính phủ sẽ được đưa ra thị trường thông qua hệ thống ngân hàng. Khoản tiền này sẽ được Chính phủ cấp cho các ngân hàng, mà không kèm theo khoản lãi suất nào. Theo đó ngân hàng sẽ có khả năng cho vay với mức lãi suất thấp hơn. Như vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ rất mạnh về lãi suất. Các ngân hàng cũng dễ thở hơn trong giải ngân và kỳ vọng kiếm lời từ tín dụng là hoàn toàn có cơ sở
Ngoài ra, theo nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này đang nghiên cứu triển khai một cơ chế quản lý lãi suất mới, trong đó tồn tại song song cơ chế lãi suất thỏa thuận và cơ chế lãi suất trần. Có thể một vài nghiệp vụ cụ thể sẽ được áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. Đây thực sự là một tin vui với các ngân hàng và tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế, khi một cơ chế quản lý lãi suất linh hoạt hơn là tiên đề để khai thông dòng vốn ngân hàng
- Chi nhánh có hệ thống phòng giao dịch ở vị trí thuận lợi, ở trên các con phố chính, gần khu dân cư tập trung, gần các trung tâm thương mại
* Khó khăn:
- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội ngày càng khốc liệt, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại cổ phần, Chi nhánh cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó
Thị trường ngân hàng sẽ bắt đầu năm 2009 khi mà lãi suất chỉ còn xoay quanh mức 10%/năm, một mức thậm chí thấp hơn đầu năm 2008. Dù đã thấp như vậy, nhưng xu hướng biến động lãi suất chủ yếu trong năm 2009 được dự báo là tiếp tục giảm dần. Và khi biến động lãi suất chỉ trong một biên độ nhỏ, vài % , lại theo hướng đi xuống, NHNN&PTTNNVN Chi nhánh Thanh Xuân sẽ rất khó có thể thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động cho vay.
Trong đó, các doanh nghiệp trong nước nhiều khả năng sẽ còn gặp khó khăn hơn năm 2008 và điều này tác động giảm nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp còn có nguy cơ phá sản. Con số đó được chuyên gia kinh tế dự đoán là lên tới 30%, một con số đáng giật mình, bởi chưa ai có thể dự đoán được lượng vốn mà các doanh nghiệp có thể phá sản vay của ngân hàng. Và NHNN&PTTNNVN Chi nhánh Thanh Xuân cũng không thể lường được tổng thiệt hại mà các doanh nghiệp khách hàng bị phá sản.
Trong khi đó, viễn cảnh kinh tế thế giới cũng khá bi quan. Quỹ tiền tệ Quốc tế đã đưa ra dự báo ban đầu về mức tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2009 sẽ chỉ là 2.2%, thấp hơn khá nhiều so với mức 3.7% của năm 2008.Những nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đều có khả năng tăng trưởng “âm”. Đây cũng chính là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ gặp phải khó khăn trong việc tìm thị trường cho hàng xuất khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác tín dụng của ngân hàng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22797.doc