MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính, ngân hàng là huyết mạch, là phong vũ biểu phản ánh sức khoẻ của mỗi nền kinh tế. Đối với Việt nam - nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, hệ thống tài chính, ngân hàng càng có vai trò quan trọng hơn, đặc biệt trong huy động, khai thác mọi nguồn lực nhàn rỗi để đầu tư hiệu quả vào các lĩnh vực, các ngành kinh tế đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm
41 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3473 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chí vận động theo những xu hướng trái chiều, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói chung và của PGD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hai Bà Trưng nói riêng vẫn khá là ổn định. Thực hiện phương hướng và mục tiêu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp trên, PGD Hai Bà Trưng vừa có đóng góp tích cực cho nỗ lực chung của toàn xã hội trong kiềm chế lạm phát ở các tháng đầu năm và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế trong các tháng cuối năm vừa hoàn thành các nhiệm vụ kinh doanh.
Mặc dù, có nhiều khó khăn, thách thức, song đội ngũ cán bộ PGD Hai Bà Trưng vẫn luôn nỗ lực phấn đấu nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh và hiệu quả đầu tư cao nhất.
Được sự giúp đỡ của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội, em được thực tập tại PGD Hai Bà Trưng. Trong quá trình thực tập tổng hợp, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của ThS. Trần Mai Hoa, sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ, nhân viên PGD Hai Bà Trưng.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Mai Hoa và các cán bộ, nhân viên PGD Hai Bà Trưng đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này.
Do giới hạn về kiến thức, tài liệu, bản báo cáo không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, các cán bộ, nhân viên PGD Hai Bà Trưng và các bạn.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
I. Khái quát về Ngân hàng No&PTNT Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1 Giai đoạn 1988-1990
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
Trụ sở Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam: số 7, Lê Lai, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam ra đời trong bối cảnh kinh tế- xã hội hết sức khó khăn. Do hậu quả của hơn 30 năm chiến tranh, chính sách cấm vận của Mỹ và đóng cửa biên giới của Trung Quốc từ năm 1979, cũng với cơ chế tập trung bao cấp, nền kinh tế đã rơi vào khủng hoảng.
Khi thành lập, Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, công cụ làm việc rất nghèo nàn lạc hậu. Ở các tỉnh, thành phố, Trụ sở Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam thường phải ở các vị trí xa trung tâm, nhà cửa chật chội.
Khi Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam ra đời, kiến thức và kinh nghiệm về Ngân hàng thương mại hiện đại hoạt động theo cơ chế thị trường hầu như chưa có. Đội ngũ cán bộ nhân viên được tiếp nhận trên 36.000 người, phần đông có trình độ thấp. Lúc đó, toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ có 2 phó tiến sỹ, 10% số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, khoảng 50% trung cấp, còn lại là sơ cấp và chưa được đào tạo. Số người biết tiếng Anh ở mức giao dịch giản đơn chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Tuy đã hình thành hệ thống, có tư cách pháp nhân, con dấu, vốn riêng nhưng trong giai đoạn 1988-1990, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam vẫn do Ngân hàng Nhà nước điều hành trực tiếp, hoạt động tín dụng vẫn nặng bao cấp, cho vay theo chỉ định chủ yếu kinh tế quốc doanh và tập thể. Song Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam bước đầu đã có những giải pháp để chuyển hoạt động theo hướng Ngân hàng thương mại tự chủ: tập trung cho vay kinh doanh lương thực chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long; thí điểm cho vay trực tiếp hộ nông dân tại một số chi nhánh An Giang, Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cần Thơ…; thiết lập cơ chế tài chính nội bộ theo nguyên tắc có thu mới có chi thay cho cấp phát. Tuy nhiên, vẫn phải thực hiện cơ chế lãi suất âm.
Trong bối cảnh kinh tế- xã hội, ngân hàng như trên, Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đã đứng vững và tạo dựng nền móng để tồn tại và phát triển.
1.2. Giai đoạn 1990-1996
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) đã ký Quyết định số 400/CT về việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có trụ sở: số 4, Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Năm 1991, sau gần 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có khả quan hơn trước. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều xí nghiệp làm ăn thua lỗ, lao động thiếu việc làm, sản phẩm ứa đọng. Trong nông nghiệp, các hợp tác xã phá sản, tự tan rã. Tình trạng nợ nần dây dưa, nợ đọng ngân hàng lớn không có khả năng thanh toán. Trong hoạt động ngân hàng, do việc cấp phép và quản lý lỏng lẻo, nhiều quỹ tín dụng được thành lập không đủ điều kiện, hoạt động chạy theo lợi nhuận, bị lợi dụng, dẫn đến mất khả năng chi trả, đổ vỡ hàng loạt vào các năm 1990-1991, gây xao động không nhỏ trong xã hội và ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng.
Từ cơ chế bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh phải giải quyết một loạt vấn đề lớn. Vào thời điểm đó, ban lãnh đạo nhận rõ rằng Ngân hàng Nông nghiệp, ngoài ưu thế có mạng lưới chi nhánh rộng và đội ngũ cán bộ nhân viên đông, chiếm lĩnh được thị trường nông thôn, thì Ngân hàng Nông nghiệp vẫn là ngân hàng có nhiều khó khăn nhất trong hệ thống ngân hàng do chi phí quá lớn vì phải tiếp nhận toàn bộ bộ máy cũ với hơn 32.000 người. Để xây dựng ngân hàng có hiệu quả, việc đầu tiên phải làm là sắp xếp tổ chức, tinh giảm bộ máy, biên chế. Đây là một việc rất khó khăn, nhưng chỉ trong vòng hơn một năm (1992-1993) đã giảm được trên 10.000 người.
Về tín dụng đã chuyển mạnh sang cho vay trực tiếp hộ nông dân. Trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 202/CT ngày 28/06/1991 và Nghị định 14/CP ngày 02/03/1993, xác định cho vay hộ nông dân là chính sách lớn của Nhà nước. Ngày 02/09/1993, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp đã ban hành Quy định số 499A/NHNo-TDNT về biện pháp nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất, đặt dấu ấn quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp. Từ đó đến nay, hộ nông dân được Ngân hàng Nông nghiệp tập trung cho vay với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 50%/năm.
Từ năm 1992, Ngân hàng Nông nghiệp mở ra hoạt động kinh doanh đối ngoại gồm cả cho vay ngoại tệ và thanh toán quốc tế, đồng thời là ngân hàng thương mại đầu tiên thực hiện dự án của các tổ chức quốc tế.
Ngân hàng Nông nghiệp đã thực hiện những thay đổi căn bản trong cơ chế tài chính theo hướng kinh doanh thương mại, kích thích mọi đơn vị và cá nhân kinh doanh có lãi. Năm 1992, Ngân hàng Nông nghiệp bắt đầu áp dụng cơ chế lãi suất thực dương, cả đối với cho vay hộ nông dân. Nhờ vậy, từ năm 1993, bắt đầu kinh doanh có lãi.
Cũng trong giai đoạn này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 18/NH-QĐ ngày 01/03/1991 thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàng Nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn- tỉnh Bình Định.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch ( Sở giao dịch I tại Hà Nội, Sở giao dich II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch III tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
Là ngân hàng thương mại, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp rất quan tâm đến đầu tư cho hộ nghèo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo.
Năm 1994, Ngân hàng Nông nghiệp thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo. Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân hàng Nông nghiệp tiếp tục đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đề xuất được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Ngày 31/08/1995 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng phuc vụ người nghèo trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp. Ngân hàng phục vụ người nghèo được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, từ năm 2003 chuyển thành Ngân hàng Chính sách Xã hội.
1.3. Giai đoạn 1996-đến nay
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Trụ sở chính Ngân hàng No&PTNN Việt Nam: số 2, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản…góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là Ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trong năm 1998, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ tồn đọng cũ và quản lý chặt chẽ hơn công tác thẩm định, xét duyệt các khoản cho vay mới, tiến hành các biện pháp phù hợp để giảm nợ thấp quá hạn.
Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Ngân hàng No&PTNT đã chú trọng tới việc đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước, chú trọng tiếp nhận, thực hiện tốt các dự án nước ngoài uỷ thác, cho vay các chương trình dự án lớn có hiệu quả, đồng thời mở rộng cho vay hộ sản xuất, hợp tác sản xuất.
Ngày 25/05/1999, Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về quy định quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Nội dung chính của Quyết định là tập trung thanh toán quốc tế về Sở giao dịch Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, thay cho việc một ngân hàng có 2 đầu mối thanh toán quốc tế làm phá vỡ tính thống nhất, tập trung trong quản lý, điều hành vốn. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, thay cho trước đây phải duy trì 2 tài khoản NOSTRO làm phân tán tiền gửi ngoại tệ của Ngân hàng No&PTNN Việt Nam. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh, thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Quyết định 234/HĐQT-08 đã thực sự mở ra cuộc cách mạng trong kinh doanh đối ngoại.
Năm 2000, cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, Ngân hàng No&PTNT tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhận được sự tài trợ của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế như: WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên. Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả 50 dự án nước ngoài với tổng số vốn trên 1300 triệu USD chủ yếu đầu tư vào khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn. Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, Ngân hàng No&PTNT đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống, tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức, mạng lưới kinh doanh theo hướng tinh giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh.
Năm 2001 là năm đầu tiên Ngân hàng No&PTNT triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế, đổi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin hiện đại.
Năm 2002, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ quốc tế. Đến cuối năm 2002, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã trở thành thành viên của APRACA, CICA và ABA. Trong đó, Tổng Giám đốc Ngân hàng No&PTNT là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA.
Năm 2003, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đưa hoạt động của ngân hàng phát triển với quy mô lớn, chất lượng cao. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiêp-nông thôn, Chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định số 226/2003/QĐ/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng No&PTNT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn đọng. Mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn.
Từ năm 2006, bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (Agribank) đã thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động.
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có tính chất quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực.
Sáng ngày 03/01/2009, Agribank vinh dự đứng thứ 2 trong số 104 doanh nghiệp được nhận giải “Doanh nghiệp phát triển bền vững”.
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức Agribank Việt Nam
Hội đồng quản trị
Ban Kiểm soát
Ban quản lý rủi ro
Bộ phận giúp việc HĐQT
Tổng giám đốc
Các phó Tổng giám đốc
Hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ
Kế toán trưởng
Hệ Thống Ban chuyên môn nghiệp vụ
Sở Quản lý KD vốn và ngoại tệ
Chi nhánh
Sở giao dịch
Văn phòng đại diện
Đơn vị sự nghiệp
Công ty trực thuộc
Ngoài trụ sở chính nằm tại số 2, Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội, Agribank còn có 3 văn phòng đại diện: miền Nam, miền Trung và văn phòng đại diện Campuchia.
Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ và Sở giao dịch nằm ngay tại trụ sở chính.
Agribank còn có 5 trung tâm: trung tâm Công nghệ thông tin, trung tâm đào tạo, trung tâm thẻ, trung tâm thanh toán, trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro và 8 công ty trực thuộc: Công ty cho thuê tài chính I, Công ty cho thuê tài chính II, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty In thương mại và dịch vụ ngân hàng, Công ty kinh doanh mỹ nghệ Vàng bạc Đá quý, Công ty Vàng bạc Đá quý TP.HCM, Công ty du lịch thương mại Agribank, Công ty kinh doanh lương thực và đầu tư phát triển và 1800 chi nhánh trên toàn quốc.
II. Khái quát về Ngân hàng No&PTNT Hà Nội và PGD Hai Bà Trưng
1. Khái quát về Ngân hàng No&PTNT Hà Nội
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thành phố Hà Nội, nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội- gọi tắt là Agribank Hà Nội được thành lập theo quyết định số 51-NH/QĐ ngày 27/06/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77, Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Khi mới thành lập, Agribank Hà Nội đã có nhiều khó khăn. Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn đọng. Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Agribank Hà Nội đã sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn. Không những thế, khi mới thành lập, Agribank Hà Nội luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt, những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung ương, Agribank Hà Nội cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của Liên hiệp các Công ty Lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầu tiền mặt chi lương cho các doanh nghiệp.
Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức, kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, Agribank Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp, nhờ vậy chỉ sau hơn 2 năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi, Agribank Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng.
Thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 499A của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà nội đã phối hợp với Hội Nông đân, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố đã đẩy mạnh cho vay phát triển các sản phẩm Nông Nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò sữa, gia súc, gia cầm, phát triển vùng chuyên canh rau, hoa cây cảnh...nhờ vậy thu nhập và đời sống nông dân ngoại thành đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ khá và gia tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể.
Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phú Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúc và Hà Tây. Sau đó, thực hiện mô hình 2 cấp từ tháng 10 năm 1995, Agribank Hà Nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thành Trì, Từ Liêm, Gia Lâm. Từ tháng 11 năm 2004 đến nay, tiếp tục bàn giao các chi nhánh Chương Dương, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thành Xuân về Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Lúc này, Agribank Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng Nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành phần kinh tế không mang dáng dấp của sản xuất nông nghiệp giữa nội đô Hà Nội.
Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, Agribank Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành.
Sau 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, Agribank Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rông quan hệ đối ngoại, phát triển đa dạng hoá dịch vụ đặc biệt chi trả lương ngân sách qua thẻ ATM và các hoạt động khác.
Cùng với vịêc tích cực tìm mọi giải pháp để huy động vốn nhất là tiền gửi từ dân cư và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Từ năm 1995, Agribank Hà Nội triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chỉ sau 11 năm đã có thể giao dịch với gần 900 Ngân hàng và đại lý các tổ chức tín dụng Quốc tế, với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm từ 200 đến 250 triệu USD, đông thời hàng năm đã khai thác được hàng trăm triệu USD, JPY, EURO, DM và nhiều loại ngoại tệ khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hoạt động thanh toán quốc tế đã nhanh chóng tạo được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong và ngoài nước, đến nay, Agribank Hà Nội đã mở rộng thanh toán biên mậu với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc, thực hiện các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối…
Ngoài những nhiệm vụ chính, Agribank Hà Nội đã quan tâm mở rộng các loại hình dịch vụ tiện ích như: chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, mở L/C nhập khẩu, Phonebanking, thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ, tư vấn trong thanh toán Quốc tế, thu tiền tại nhà…mở mang nhiều tiện lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập trong khu vực và quốc tế, Agribank Hà Nội đã từng bước hiện đại hoá hoạt động Ngân hàng mà trọng tâm là công tác thanh toán, chuyển tiền điện tử cho khách hàng, đến nay, mọi nhu cầu chuyển tiền cho khách hàng trong và ngoài hệ thống được thực hiện ngay trong ngày làm việc, thậm chí chỉ trong thời gian rất ngắn với độ an toàn và chính xác cao.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, bên cạnh việc mở rộng hoạt động kinh doanh, cán bộ viên chức Agribank Hà Nội đã tích cực hưởng ứng các công tác xã hội như: ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, ủng hộ người nghèo, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tổ chức thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sĩ, ủng hộ xây nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách…
Với những cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế Thủ đô cũng như sự phát triển của ngành ngân hàng, từ ngày thành lập đến nay, Agribank Hà Nội luôn đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, được nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương lao động hạng Nhì, 1 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huân chương chiến công hạng Ba, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 37 Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam, 33 Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, 39 Chiến sỹ thi đua, 1266 lượt lao động giỏi cấp cơ sở.
Phát huy truyền thống hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế trong quá trình hội nhập, Agribank Hà Nội sẽ phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm bước đầu trong quản lý điều hành kinh doanh, đồng thời được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành cũng với sự nỗ lực, đoàn kết phấn đầu của tập thể cán bộ, viên chức, Agribank Hà Nội sẽ phát triển bền vững và giánh được nhiều thành tích to lớn hơn nữa.
1.2. Mô hình tổ chức Ngân hàng No&PTNT Hà Nội
BAN GIÁM ĐỐC
Các Phòng, tổ nghiệp vụ
- Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
- Phòng tín dụng
- Phòng Thẩm định
- Phòng Kế toán - Ngân quỹ
- Phòng Thanh toán quốc tế
- Phòng vi tính
- Phòng hành chính
- Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo
- Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
- Tổ tiếp thị
- Tổ nghiệp vụ thẻ
Chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch trực thuộc
- Phòng tín dụng
- Phòng Kế toán - Ngân quỹ
2. Sự hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng
2.1. Sự hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng
Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Chợ Hôm (nay là PGD Hai Bà Trưng) được thành lập theo quyết định số 12-TCCB-DT ngày 01/08/1994 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, tại địa chỉ: số 60, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội, với 4 PGD cấp dưới:
PGD số 12 ở địa chỉ: 207 Trương Định
PGD số 14 ở địa chỉ: 142 Lò Đúc
PGD số 40 ở địa chỉ: 109 Lê Thanh Nghị
PGD số 52 ở địa chỉ: 102A3 Đầm Trấu
Việc thành lập chi nhánh Chợ Mơ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung, huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế, phát triển mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp.
Ngày 19/06/1998, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký quyết định số 340/QĐ-NHNN-02 về việc đổi tên chi nhánh Chợ Hôm thành chi nhánh Hai Bà Trưng.
Sau khi Quyết định 888/2005/QĐ/NHNN ngày 16-06-2005 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại có hiệu lực, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No&PTNT đã có nhiều biến động. Ngày 31/01/2008, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký quyết định số 138/QĐ-NHNN-TCCB về việc điều chỉnh chi nhánh Hai Bà Trưng từ chi nhánh cấp 2 thành PGD Hai Bà Trưng.
Được thành lập khi mà tên cũng như uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp đã được nhiều cá nhân, tổ chức biết đến, lại nằm ngay ở trung tâm đông dân cư, PGD Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng đã có những thuận lợi bước đầu. Song ngay từ khi mới thành lập, PGD Hai Bà Trưng đã sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng, các chi nhánh Ngân hàng khác đã có bề dày hoạt động kinh doanh.
Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần vào việc đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội, PGD Hai Bà Trưng đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp.
Bên cạnh việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từ năm 1995, PGD Hai Bà Trưng đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, góp phần vào việc khai thác nhiều loại ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Ngoài những nhiệm vụ chính: huy động vốn, cho vay ngắn, trung, dài hạn…PGD Hai Bà Trưng còn thực hiện các loại hình dịch vụ tiện ích như: chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng, bảo lãnh hoàn thanh toán, mở L/C, thẻ tín dụng nội địa…tăng thêm nhiều tiện lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho ngân hàng.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập trong khu vực và quốc tế, với trọng tâm hàng đầu mà mọi thành viên của Agribank Hà Nội nói chung và PGD Hai Bà Trưng nói riêng đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối cùng, đặc biệt là chất lượng tín dụng, tập thể cán bộ PGD Hai Bà Trưng luôn nỗ lực, đoàn kết phấn đấu, phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm bước đầu trong quản lý điều hành kinh doanh, góp phần vào việc phát triển hệ thống Ngân hàng, đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
2.2. Nhiệm vụ của PGD Hai Bà Trưng
Huy động vốn:
Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bằng Đông Việt Nam
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân bà hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền.
Hướng dẫn khách hàng lập dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết, trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên quyết định.
Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc Ngân hàng No&PTNT cho phép.
Kinh doanh dịch vụ: Thu, chi tiền mặt; thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp quy định.
Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn trong quy định.
Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
2.3. Cơ cấu tổ chức Phòng giao dịch Hai Bà Trưng
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Ngân quỹ
Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế
Phòng Kế toán và giao dịch
Trước ngày 31/01/2008, chi nhánh Hai Bà Trưng có tất cả 40 cán bộ công nhân viên. Sau ngày 31/01/2008, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No&PTNT có nhiều thay đổi. Tổng số cán bộ công nhân viên của PGD Hai Bà Trưng là: 18 người. Trong đó:
Trình độ Đại học: 16 người
Trình độ cao đẳng: 1 người
Trình độ trung cấp: 1 người
Được bố trí và sắp xếp như sau
Ban Giám đốc gồm: + 1 Giám đốc
+ 2 Phó giám đốc
Phòng kế toán-giao dịch: 5 người
Phòng Ngân quỹ: 3 người
Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế: 5 người
Bảo vệ: 2 người
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
2.3.1. Ban Giám đốc
Ban Giám đốc có nhiệm vụ chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của chi nhánh, quyết định cho vay, bảo lãnh trong thẩm quyền của mình.
2.3.2. Phòng kế toán và giao dịch
Nhận tiền giử bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân.
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ đối với các thành phần kinh tế, cho vay ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Cho vay phục vụ đời sống đối với cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định
Cho vay thông qua hình thức cầm cố trái phiếu kho bạc, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm có kỳ hạn.
Thực hiện các dịch vụ ngân hàng bao gồm:
+ Mở L/C và thanh toán quốc tế
+ Kinh doanh, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền đi và nhận trả tiền qua thanh toán chuyển tiền toàn quốc
+ Dịch vụ thu hộ, chi hộ, chi trả lương cán bộ công nhân
+ Chuyển tiền điện tử toàn quốc
+ Giao dịch tự động bằng máy ATM
- Thực hiện các công tác hạch toán, kế toán, theo dõi và phản ánh tình hình hoạt động các loại vốn, quỹ và tài sản tại chi nhánh. Lập và tổ chức chấp hành kế hoạch thu, chi tài chính của chi nhánh.
2.3.3. Phòng ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định
Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định
2.3.4. Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế
Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22890.doc