Danh mục các chữ viết tắt
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
ABA
Asian Banks Association
Hiệp hội ngân hàng Châu Á
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á
APRACA
Asia-Pacific Rural and Agricultural Credit Association
Hiệp hội tín dụng nông nghiệp Châu Á Thái Bình Dương
ATM
Automatic Teller Machine
Máy rút tiền tự động
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CICA
Confederation for Agricultural Credit
Hiệp hội tín dụng nông nghiệp quốc tế
CNY
Đồng nhân dân tệ
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) chi nhánh Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung Quốc
CPI
Consumer Price Index
Chỉ số giá tiêu dùng
ESAF
Environmental and Social Assessment Framework
Chương trình điều chỉnh cơ cấu mở rộng
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Gross Domestic Product
tổng sản phẩm nội địa
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
KD
Kinh doanh
L/C
Letter of credit
Thư tín dụng
NHNN
Ngân hàng Nhà Nước
NHNo& PTNT
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
SBA
Stand-By Arrangements
Vay dự phòng
STF
Systemic Transformation Facility
thể thức chuyển đổi hệ thống
SWIFT
Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
Mạng viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế
TW
Trung ương
USD
United States dollar
Đôla Mỹ
VILC
Vietnam International Leasing Company Limited
Công Ty Cho Thuê Tài Chính Việt Nam
VND
Việt Nam Đồng
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
Danh mục bảng biểu
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng quát.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hệ thống tổ chức.
Bảng biểu
Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu Nguồn vốn- Sử dụng vốn
Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động
Bảng 2.3 : Phân tích cơ cấu đầu tư tín dụng
Bảng 2.4 : Phân tích tình hình nợ uxấu
Bảng 2.5 : Phân tích Thu nhập-Chi phí
Bảng 2.6: Sự tăng trưởng của tài sản, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế
LỜI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu
Từ năm 1991, hòa chung với quá trình đổi mới của nền kinh tế đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam, với tư cách là một doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế, đã có nhiều đổi mới không chỉ về mặt cơ cấu tổ chức mà cả về phương thức hoạt động. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam được phân thành hai cấp: Hệ thống Ngân hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng thương mại. Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã từng bước hoàn thiện và trưởng thành, đáp ứng được những đòi hỏi và nhu cầu cấp bách của nền kinh tế thị trường. Thực hiện chức năng là các trung tâm tài chính và kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Việt Nam đã ra nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11/01/2007. Theo xu thế hội nhập toàn cầu, hiện tại Agribank đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành cổ phần hoá trong năm 2007.
Kể từ ngày ra đời và đi vào hoạt động đến nay, Agribank đã có 20 năm hoạt động và phát triển. Trong đó, chi nhánh Hoàng Mai của Agribank tuy là một chi nhánh non trẻ, mới thành lập được 5 năm nhưng đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung đó. Hiện nay chi nhánh đã và đang có những bước phát triển đáng kể góp phần vào sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng nông nghiệp trên cả nước.
Sau một thời gian thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai, dựa trên những kết quả thu được, tôi xin trình bày một vài nét chính về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những thông tin và số liệu tập hợp được, bài báo cáo thực tập dưới đây sẽ làm rõ về các vấn đề:
Quá trình hình thành, phát triển; cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tình hình kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây.
Những thuận lợi, khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cơ cấu tổ chức và các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu
Bản báo cáo tập trung nghiên cứu về doanh thu của Ngân hàng nông nghiệp trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2007.
Phương pháp nghiên cứu
Bản báo cáo vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp
Kết cấu của bản báo cáo
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, bản báo cáo gồm có 3 chương:
Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai.
Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh của chi nhánh Hoàng Mai.
Chương 3: Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2008.
Chương 1:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI
Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai
Quá trình hình thành và phát triển của Agribank
Tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày nay là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam- được thành lập ngày 26/3/1988. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp được hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị khác. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp được thành lập để hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam cả về tài sản và mạng lưới hoạt động. Đến cuối 2007, vốn tự có của Ngân hàng đạt 7.702 tỷ VNĐ; tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ VNĐ; hơn 2.000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.429 cán bộ nhân viên.
Ngân hàng Nông nghiệp luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại phục vụ công tác quản trị kinh doanh; phát triển sản phẩm và dịch vụ mới; mở rộng mạng lưới: đã kết nối mạng vi tính từ Trụ sở chính đến các chi nhánh trong toàn quốc; thực hiện thanh toán song biên với Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; thiết lập một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp hoàn toàn có đủ năng lực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng lớn, có uy tín trên thế giới: Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). Ngân hàng Nông nghiệp hiện là phó chủ tịch Hiệp hội APRACA và dự kiến là Chủ tịch Hiệp hội vào đầu năm 2007.
Ngân hàng Nông nghiệp giữ vị trí hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cơ quan Phát triển Pháp. Đến cuối 2007 đã tiếp nhận và quản lý có hiệu quả 86 dự án với tổng số vốn 3.016 triệu USD, số vốn qua Ngân hàng Nông nghiệp 2.140 triệu USD, đã giải ngân 995 triệu USD.
Với những thành tựu to lớn, Ngân hàng Nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước, được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Hoàng Mai
Mô hình tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm: Trụ sở chính, hệ thống các chi nhánh cấp 1, các chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1 và hệ thống các phòng giao dịch.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai (dưới đây gọi tắt là Chi nhánh Hoàng Mai), có trụ sở tại 831 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, được thành lập năm 2002. Chi nhánh Hoàng Mai là ngân hàng cấp 2 trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
Dù chỉ mới thành lập được 5 năm, Chi nhánh Hoàng Mai đã có mức tăng trưởng liên tục trong các hoạt động ngân hàng kể cả về quy mô và chất lượng.
Công tác huy động vốn
Trong năm 2007, chi nhánh đã có 6 phòng giao dịch trong nội thành Hà Nội. Các phòng giao dịch này bước đầu đã có những hoạt động có hiệu quả. Công tác huy động vốn của Chi nhánh đến cuối năm 2007 đạt 1.832 tỷ VND, trong đó
Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên đạt 546,945 tỷ đồng, chiếm 42,56% tổng nguồn vốn.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 576,265 tỷ đồng, chiếm 44,83% tổng nguồn vốn.
Tiền gửi không kỳ hạn là 162,129 tỷ đồng, chiếm 12, 61% tổng nguồn vốn.
Công tác cho vay
Trong năm 2007 dư nợ của chi nhánh theo thành phần kinh tế như sau
Dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước: 16,537 tỷ đồng, giảm 12,463 tỷ đồng so với năm 2006, chiếm 2,22% tổng dư nợ.
Dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 589,725 tỷ đồng, tăng 194,425 tỷ đồng so với năm 2006, chiếm 79,15% tổng dư nợ.
Dư nợ của các hợp tác xã: 0,2 tỷ
Dư nợ của hộ gia đình, cá nhân: 138,815 tỷ đồng, chiếm 19,63% tổng dư nợ.
Tổng doanh số cho vay là 1.740 tỷ đồng; tổng doanh số thu nợ là 1.708 tỷ đồng; dư nợ đến ngày 31/12/2007 là 976 tỷ đồng.
Tổng số dư bảo lãnh là 66,487 tỷ đồng; Chi nhánh chưa phải thực hiện nghĩa vụ đối với bất kì khoản bảo lãnh nào.
Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 69,53 triệu USD (2.642 món)
Về kinh doanh dịch vụ và kế toán: đến ngày 31/12/2007:
Có 987 đơn vị mở tài khoản và 14.570 tài khoản cá nhân mở tại Chi nhánh.
Việc áp dụng các hình thức thanh toán điện tử liên ngân hàng (CITAD) đã tạo điều kiện duy trì chất lượng thanh toán, đồng thời, doanh số thanh toán qua ngân hàng tăng, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thu cho ngân hàng: Chi trả kiều hối đạt 20,488 triệu USD; tổng số thẻ tín dụng Chi nhánh đã phát hành lên đến 962 thẻ, doanh số thanh toán thẻ là 11,598 tỷ đồng; phát hành 7.564 thẻ ATM, tăng 173,07% so với năm 2006, nâng tổng số thẻ lên: 13.256 thẻ, doanh số rút tiền tại máy ATM do Chi nhánh quản lí là 177,526 tỷ đồng.
Ước tính doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 đạt 78,8 triệu USD (trong đó: doanh số mua là 37,8 triệu USD và doanh số bán là 41 triệu USD)
Thanh toán quốc tế: kết quả tài chính của dịch vụ này (lãi luỹ kế từ đầu năm 2007 đến hết tháng 12/2007) là 696,750 triệu đồng, tăng 36% so với năm 2006.
Công tác ngân quỹ:
Tổng doanh số thu chi VND đạt 5.819 tỷ đồng. Tổng doanh số thu chi ngoại tệ đạt 172,554 triệu USD. Phát hiện tiền giả là 14,92 triệu đồng. Trả lại tiền thừa cho khách hàng là 166,84 triệu đồng và 1.800 USD.
Hoạt động tin học:
Hiện nay, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Hoàng Mai đã được trang bị 6 máy, thông qua công tác tiếp thị các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư, các máy rút tiền tự động ATM được lắp đặt ở những vị trí thuận tiện taị một số phòng giao dịch và Hội sở của chi nhánh nên đã bước đầu phát huy được hiệu quả. Tích cực tiếp cận việc phát hành thẻ ATM cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nhất là trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Về nhân sự:
Đến ngày 31/12/2007 tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh là 85 người; gồm 56 cán bộ nữ và 29 cán bộ nam với trình độ chuyên môn:
Trên đại học : 02 người, chiếm tỷ trọng 2,38%
Đại học : 68 người, chiếm tỷ trọng 80,95%
Cao đẳng : 02 người, chiếm tỷ trọng 2,38%
Trung cấp : 08 người, chiếm tỷ trọng 9,52%
Chưa có bằng cấp chuyên môn: 05 người, chiếm tỷ trọng 4,76%.
Trong năm qua, chi nhánh đã cử cán bộ đi học các lớp đào tạo do Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tổ chức (như Nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, chứng khoán, nghiệp vụ thanh toán quốc tế…) và chi nhánh đã tự tổ chức nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về tín dụng, kế toán kho quỹ, kế hoạch, Ipcas…
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có sơ đồ tổng quát và hệ thống tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng quát.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban kiểm soát hội đồng quản trị
TỔNG GIÁM ĐỐC
Các bộ phận giúp việc hội đồng quản trị
CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Hệ thống các ban, phòng chức năng tại trụ sở chính
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hệ thống tổ chức.
TRỤ SỞ CHÍNH
Công ty trực thuộc
Đơn vị sự nghiệp
Văn phòng đại diện
Chi nhánh cấp 1
Sở giao dịch
Chi nhánh
Chi nhánh cấp 2
Phòng giao dịch
Chi nhánh cấp 2
Phòng giao dịch
Phòng giao dịch
Chi nhánh cấp 3
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh Hoàng Mai
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai là một chi nhánh cấp 2, tức là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp_bao gồm các chi nhánh được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp hạng 2 và các chi nhánh chưa được xếp hạng, có các chi nhánh hoạt động hạn chế phụ thuộc và các phòng giao dịch trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý điều hành của chi nhánh Hoàng Mai bao gồm 85 người, được sắp xếp, bố trí như sau:
Giám đốc: 1 người
Phó giám đốc: 2 người
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: chi nhánh có 7 phòng nghiệp vụ sau:
Phòng Kế hoạch, Kinh doanh: 9 người
Phòng Kế toán và Ngân quỹ: 11 người
Phòng Hành chính và Nhân sự: 7 người
Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: 3 người
Phòng Thanh toán quốc tế: 5 người
Phòng Dịch vụ và Marketing: 19 người
Phòng Điện toán: 9 người
Phòng giao dịch trực thuộc: 16 người
Chi nhánh loại 3
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng Kế hoạch, Kinh doanh
Phòng Kế hoạch, Kinh doanh có các nhiệm vụ sau:
Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.
Đầu mối, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.
Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định.
Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn).
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy đinh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Kế toán và Ngân quỹ
Nghiệp vụ kế toán tổng hợp:
a. Chức năng:
Tổ chức công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Chi nhánh theo đúng luật kể toán, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam.
b. Nhiệm vụ:
- Theo dõi, quản lý và hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ, thuế, tài sản cố định và công cụ lao động theo đúng quy chế tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Thành viên Ban quản lý kho quỹ và thực hiện kiểm quỹ theo quy định.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp quỹ, hoàn quỹ, quản lý tiền mặt.
- Chấm đối chiếu, quản lý các số phụ trội, ngoại bảng liên quan đến tiền gửi, tiền vay của doanh nghiệp và cá nhân, các tài khoản tiền gửi, tiền vay của chi nhánh tại Hội sở chính của NHNo&PTNT; các tài khoản thu nhập và chi phí của chi nhánh.
- Tập hợp, chấm đối chiếu và hạch toán chứng từ thanh toán bù trừ, chuyển tiền điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng, IBT_Online.
- Tập hợp các sổ, đóng và gửi lưu trữ chứng từ kế toán theo chế độ quy định.
- Thực hiện công tác báo cáo, thống kê định kỳ theo quy định của NHNo, Ngân hàng Nhà nước và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xử lý các nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán kế toán.
Nghiệp vụ quản lý nợ:
a. Chức năng:
Bộ phận quản lý nợ có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. Đảm bảo lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước trong quy trình tín dụng.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
- Kiểm soát tính tuân thủ.
- Nhập dữ liệu vào hệ thống.
- Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng.
- Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn.
- Lập các báo cáo dữ liệu của khoản vay.
- Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi.
- Tham gia góp ý sửa đổi chương trình quản lý nợ vay cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dung theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Hành chính và Nhân sự
Công tác tổ chức cán bộ:
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp.
- Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc bố trí, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ thuộc diện quản lý của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong việc xây dựng quy hoạch cán bộ theo yêu cầu của NHNo&PTNT, Ngân hàng Nhà nước, Thành phố và của Thành uỷ Hà Nội.
- Hàng năm nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp.
- Lưu giữ quản lý hồ sơ cán bộ theo chế độ quy định.
- Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác quân sự của cơ quan.
- Thường trực công tác thi đua khen thưởng.
- Lập báo cáo thống kê lao động, tiền lương và công tác quản lý nhân sự theo quy định của NHNo.
- Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định.
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc phân công.
Công tác hành chính quản trị:
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan.
- Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương và với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng nông nghiệp.
- Phân tích đánh giá văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về những vấn đề chung của công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu, điện nước, điện thoại, sửa chữa và xây dựng nhỏ của cơ quan.
- Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan. Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, in ấn, telex, fax.
- Chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu hỷ của cán bộ nhân viên.
- Dự thảo quy định lề lối làm việc trong cơ quan. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi việc thực hiện nội quy lao động. Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo.
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Có nhiệm vụ sau:
Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra của NHNo và kế hoạch của đơn vị nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi Tổ kiểm tra, kiểm soát, Văn phòng đại diện và Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Là đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh.
Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra vụ việc theo quy định; thực hiện quản lý thong tin và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định.
Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do giám đốc chi nhánh ban hành. Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng theo chức năng nhiệm vụ của phòng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra kiểm soát nội bộ hoặc của Giám đốc giao.
Phòng Thanh toán quốc tế
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như mua, bán, chuyển đổi.
Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT của NHNo.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và bảo lãnh của khách hàng là tổ chức.
+ Hàng nhập: Nhận hồ sơ mở L/C đã được duyệt từ cán bộ quan hệ khách hàng, thực hiện mở L/C, kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán với nước ngoài, thông báo bộ chứng từ nhờ thu nhận từ ngân hàng nước ngoài và thanh toán với nước ngoài khi khách hàng chấp nhận. Trực tiếp nhận hồ sơ và mở L/C ký quỹ 100%.
+ Hàng xuất: Thông báo L/C hàng xuất khẩu nhận từ nước ngoài, kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất do khách hàng xuất trình, thực hiện gửi chứng từ thuộc L/C hoặc chứng từ nhờ thu hàng xuất đi đòi tiền, hạch toán tiền báo có cho khách hàng.
Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng là tổ chức.
Trực tiếp nhận hồ sơ và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và nước ngoài, L/C trả chậm đối với trường hợp ký quỹ 100%. Phát hành thư bảo lãnh đối với các hồ sơ bảo lãnh có mức ký quỹ dưới 100% đã được duyệt do bộ phận QHKH chuyển đến.
Nhận điện từ Trung tâm Thanh toán của NHNo, chuyển điện cho các phòng ban liên quan. In bảng kê điện đã nhận.
Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các Ngân hàng nước ngoài.
Thực hiện công tác báo cáo, thống kê định kỳ theo quy định của NHNo, Ngân hàng Nhà nước và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc.
Thực hiện các nghiệp vụ khác do Ban Giám đốc giao.
Phòng Dịch vụ và Marketing
a. Chức năng:
Phòng Dịch vụ và Marketing có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triên kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Chi nhánh.
b. Nhiệm vụ:
Bộ phận Marketing
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫ thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…) tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài long của khách hàng.
- Đề xuất tham mưu vơi Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.
- Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, apphích theo quy định.
- Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng.
- Tổ chức việc đánh giá thực hiện chính sánh khách hàng định kỳ, nhằm kịp thời đề xuất điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn trong trường hợp cần thiết.
- Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng là tổ chức.
- Tuỳ theo đặc điểm riêng đối với từng khách hàng, phối hợp cùng các phòng ban khác thiết kế các loại sản phẩm “may đo” hoặc sản phẩm “trọn gói” phù hợp và có tính hấp dẫn đối với khách hàng.
- Thẩm định và định giá tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Bộ phận Thông tin khách hàng:
- Tiếp nhận, mở tài khoản và quản lý hồ sơ khách hàng, các yêu cầu thay đổi về thông tin khách hàng.
- Tiếp nhận, quản lý và giải quyết các yêu cầu về tài khoản như: uỷ quyền, giải quyết số dư tài khoản, chuyển quyền sở hữu, xác nhận số dư tài khoản.
- Giải đáp các yêu cầu của khách hàng, trực tiếp trả lời các thông tin đến khách hàng theo đúng quy định.
- Cung cấp séc trắng.
- Tập hợp và trả sao kê, sổ phụ chứng từ cho khách hàng.
- Phản ánh tình hình giao dịch và đề xuất chính sách thu hút khách hàng.
Bộ phận dịch vụ khách hàng:
- Xử lý các nghiệp vụ tạm ứng tiền mặt cho chủ thẻ tín dụng.
- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
- Xử lý các nghiệp vụ tạm ứng tiền mặt cho chủ thẻ tín dụng.
- Xử lý nghiệp vụ mua, bán, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch cho cá nhân.
- Chi trả kiều hối.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc trong từng thời kỳ.
Bộ phận thẻ:
Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT.
Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp.
- Quản lý hồ sơ ký quỹ, thế chấp, cầm cố.
- Gửi sao kê tài khoản thẻ cho khách hàng, quản lý công tác cho vay, thu nợ khách hàng sử dụng thẻ.
- Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.
- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.
- Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc.
Bộ phận cho vay thể nhân:
- Thực hiện cho vay cầm cố, thế chấp, tín chấp theo quy định hiện hành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc trong từng thời kỳ.
Phòng Điện toán
Chức năng:
Thực hiện công tác triển khai ứng dụng về công nghệ thông tin phục vụ tốt cho hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh.
Nhiệm vụ:
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
- Quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của Chi nhánh. Bảo mật các số liệu trong máy tính và mạng theo quy chế của Ngân hàng.
- Tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của NHNo&PTNT để triển khai tại Chi nhánh và có trách nhiệm quản lý các phần mềm như các tài sản khác của cơ quan.
- Xây dựng kế hoạch vật tư, trang bị mới và bảo hành thiết bị tin học, nhằm phục vụ cho hoạt động hàng ngày và phát triển kỹ thuật tin học tại Chi nhánh.
- Là đầu mối quan hệ với phòng tin học của Ngân hàng nông nghiêp và các Ngân hàng khác trong lĩnh vực công nghệ Tin học.
- Thực hiện công tác công nghệ tin học. Quản lý các chuẩn về mẫu tin, mã hoá đối với các Ngân hàng trên địa bàn về công tác thanh toán và thông tin báo cáo.
- Thực hiện quản trị mạng của toàn bộ hệ thống mạng; cài đặt các chương trình phần mềm hệ thống mạng, thiết lập hệ thống bảo mật của hệ thống mạng theo chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp và Ban Giám đốc.
- Truyền và tiếp nhận thông tin trong nội bộ cơ quan theo chế độ quy định của Ngân hàng nông nghiệp và Chi nhánh.
- Chịu tránh nhiệm phổ biến và hướng dẫn nghiệp vụ tin học cho các phòng ban khi cần thiết và khi có quy trình mới.
- Làm dịch vụ tin học.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Chi nhánh phân công.
Chương 2:
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI
2.1. Một số sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
2.1.1. Tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện có một hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch r._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24627.doc