LỜI NÓI ĐẦU
Năm 2008, ngành ngân hàng đã góp phần kiềm chế thành công lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý và ngăn ngừa tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động tiền tệ, ngân hàng nói riêng.
Phát huy vai trò là một ngân hàng thương mại chủ lực, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông ( AgriBank) đã tích cực thực thi các giải pháp chỉ đạo của Chính Phủ, chính sách tiền tệ c
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5723 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) - Chi nhánh Đông Triều -Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Ngân hàng nhà nước (NHNN) nhằm hỗ trợ phục vụ tốt nhất cho ổn định phát triển kinh tế đất nước; đã có nhiều cố gắng nỗ lực vượt bậc, hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống phát triển, ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững; Các chỉ tiêu kinh doanh, tài chính và mọi mặt hoạt động đều có sự tăng trưởng, đạt kết quả tốt.
Chính vì những lí do trên, nên em đã chọn một ngân hàng nằm trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm nơi thực tập, nghiên cứu. Cụ thể Ngân hàng em đã lựa chọn là:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Đông Triều -Quảng Ninh.
Trong khoảng 4 tuần thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Đông Triều dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên của Ngân hàng, em đã hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của Ngân hàng, cùng một số nghiệp vụ ngân hàng trong thực tế.
Qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với thực tế hoạt động của Ngân hàng, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp. Trong bài báo cáo này em sẽ trình bày các nội dung chính sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Đông triều.
Chương 2: Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua.
Chương 3: Phương hướng hoạt động trong thời gian tới và các giải pháp.
Giám Đốc
Phụ lục 1: Cơ cấu tổ chức quản lý
Phòng hành chính
PGD Mỏ
Phó giám đốc phụ trách kế toán
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách Phòng giao dịch Mạo Khe
Phòng kế toán kho quỹ
Phòng kinh doanh
Phòng giao dịch Mạo Khê
Các Phòng giao dịch khác
PGD Thủy An
PGD Bình Khê
PGD Đông Triều
Phụ lục 2: Nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
I.Tổng nguồn vốn huy động
339861
100.00%
446660
100.00%
31.42%
619358
100.00%
38.66%
1.Nội tệ
320590
94.33%
420788
94.21%
31.25%
586412
94.68%
39.36%
Tiền gửi dân cư
261285
76.88%
357085
79.95%
36.66%
512700
82.78%
43.58%
Tiền gửi tổ chức kinh tế
19437
5.72%
27574
6.17%
41.86%
38484
6.21%
39.57%
Tiền gửi Kho bạc
39585
11.65%
34374
7.70%
-13.16%
35038
5.66%
1.93%
Tiền gửi tổ chức tín dụng
283
0.08%
1755
0.39%
520.14%
190
0.03%
-89.17%
2. Ngoại tệ
19271
5.67%
25872
5.79%
34.25%
32946
5.32%
27.34%
dân cư
18351
5.40%
24888
5.57%
35.62%
31962
5.16%
28.42%
tổ chức kinh tế
920
0.27%
984
0.22%
6.96%
984
0.16%
0.00%
Phụ lục 3: Báo cáo dư nợ
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
1.Nợ ngắn hạn
154715
100.00%
267558
100.00%
336549
100.00%
nợ nhóm 1
146598
94.75%
257921
96.40%
312169
92.76%
nợ nhóm 2
7645
4.94%
6562
2.45%
19450
5.78%
nợ xấu
472
0.31%
3075
1.15%
4930
1.46%
2.Nợ trung hạn
183534
100.00%
224318
100.00%
275902
100.00%
nợ nhóm 1
156002
85.00%
214226
95.50%
259382
94.01%
nợ nhóm 2
25988
14.16%
8543
3.81%
13678
4.96%
nợ xấu
1544
0.84%
1549
0.69%
2842
1.03%
3. Nợ dài hạn
20196
100.00%
14798
100.00%
8818
100.00%
nợ nhóm 1
20196
100.00%
14798
100.00%
8818
100.00%
nợ nhóm 2
0
0.00%
0
0.00%
0
0.00%
nợ xấu
0
0.00%
0
0.00%
0
0.00%
Báo cáo dư nợ theo thời hạn
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
Chênh lệch %
số tiền
tỷ trọng
Chênh lệch %
Tổng dư nợ
358445
100.00%
506674
100.00%
41.35%
621269
100.00%
22.62%
1.Nợ ngắn hạn
154715
43.16%
267558
52.81%
72.94%
336549
54.17%
25.79%
2.Nợ trung hạn
183534
51.20%
224318
44.27%
22.22%
275902
44.41%
23.00%
3. Nợ dài hạn
20196
5.63%
14798
2.92%
-26.73%
8818
1.42%
-40.41%
Báo cáo dư nợ theo chất lượng tín dụng:
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
Tổng dư nợ
358445
100.00%
506674
100.00%
41.35%
621269
100.00%
22.62%
nợ nhóm 1
322796
90.05%
486945
96.11%
50.85%
580369
93.42%
19.19%
nợ nhóm 2
33633
9.38%
15105
2.98%
-55.09%
33128
5.33%
119.32%
nợ xấu
2016
0.56%
4624
0.91%
129.37%
7772
1.25%
68.08%
Báo cáo dư nợ theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
Chênh lệch %
số tiền
tỷ trọng
Chênh lệch %
1. Dư nợ cho vay DNNN
30356
100.00%
28791
100.00%
-5.16%
45869
100.00%
59.32%
nợ nhóm 1
30356
100.00%
25918
90.02%
-14.62%
42870
93.46%
65.41%
nợ nhóm 2
0
0.00%
0
0.00%
0
0.00%
nợ xấu
0
0.00%
2873
9.98%
2999
6.54%
4.39%
2.Dư nợ DN ngoài QD
131957
100.00%
214823
100.00%
62.80%
251203
100.00%
16.93%
nợ nhóm 1
107752
81.66%
210440
97.96%
95.30%
246739
98.22%
17.25%
nợ nhóm 2
24205
18.34%
4383
2.04%
-81.89%
4464
1.78%
1.85%
nợ xấu
0
0.00%
0
0.00%
0
0.00%
3.Dư nợ sx
196133
100.00%
263060
100.00%
34.12%
284197
100.00%
8.04%
nợ nhóm 1
184689
94.17%
250587
95.26%
35.68%
250760
88.23%
0.07%
nợ nhóm 2
9428
4.81%
10722
4.08%
13.73%
28664
10.09%
167.34%
nợ xấu
2016
1.03%
1751
0.67%
-13.14%
4773
1.68%
172.59%
Phụ lục 4: Báo cáo thu chi
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
Chênh lệch %
số tiền
tỷ trọng
Chênh lệch %
A.Thu
42785
100.00%
76446
100.00%
78.67%
90276
100.00%
18.09%
1.Thu lãi cho vay
42004
98.17%
53331
69.76%
26.97%
89039
98.63%
66.96%
2.Thu dịch vụ
479
1.12%
677
0.89%
41.34%
866
0.96%
27.92%
3.Thu rủi ro tín dụng
302
0.71%
22438
29.35%
7329.80%
371
0.41%
-98.35%
B.Chi
31546
100.00%
64998
100.00%
106.04%
81542
100.00%
25.45%
1.Trả lãi tiền gửi
21369
67.74%
29648
45.61%
38.74%
57128
70.06%
92.69%
2.Trả lãi vay vốn
731
2.32%
181
0.28%
-75.24%
4791
5.88%
2546.96%
3.Chi lãi hoạt động KD
180
0.57%
296
0.46%
64.44%
418
0.51%
41.22%
4.Chi hoạt động KD ngoại hối
0
0.00%
0
0.00%
22
0.03%
5.Chi HĐ KD khác
30
0.10%
50
0.08%
66.67%
63
0.08%
26.00%
6.Chi nộp thuế và lệ phí
103
0.33%
102
0.16%
-0.97%
105
0.13%
2.94%
7. Chi cho cán bộ CNV
4908
15.56%
7019
10.80%
43.01%
6591
8.08%
-6.10%
Lương V1+V2
3208
10.17%
4963
7.64%
54.71%
4690
5.75%
-5.50%
Thêm giờ
539
1.71%
691
1.06%
28.20%
1253
1.54%
81.33%
khác
1161
3.68%
1365
2.10%
17.57%
648
0.79%
-52.53%
8.Chi phí hoạt động quản lý
1844
5.85%
2166
3.33%
17.46%
2618
3.21%
20.87%
9. Chi phá sản
1553
4.92%
1391
2.14%
-10.43%
1974
2.42%
41.91%
10.Chi dự phòng
828
2.62%
24145
37.15%
2816.06%
7832
9.60%
-67.56%
Dự phòng rủi ro tín dụng
532
1.69%
23687
36.44%
4352.44%
7233
8.87%
-69.46%
Bảo hiểm tiền gửi
296
0.94%
458
0.70%
54.73%
599
0.73%
30.79%
C.Chênh lệch thu - chi
11239
11448
8734
MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Chi nhánh Đông triều
1.1. Quá trình hoạt động và phát triển
1.2.Cơ cấu tổ chức hoạt động
1.2.1.Tổ chức nhân sự
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý
1.3. Tổ chức hoạt động kinh doanh.
1.3.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Chi nhánh.
1.3.1.1. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
1.3.1.2.Lợi thế và khó khăn của Chi nhánh.
1.3.1.3. Tr ình độ, cở sở vật chất kỹ thuật
Chương 2: Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh
2.2, Kết quả thực hiện
2.2.1, Công tác nguồn vốn
2.2.2. Công tác đầu tư cho vay
2.2.3, Công tác quản lý thu chi tài chính
2.2.4, Thực hiện chuyển đổi chương trình giao dịch IPCAS
Chương 3: Phương hướng hoạt động trong thời gian tới và các giải pháp thực hiện.
3.1. Chỉ tiêu năm 2009
3.2. Biện pháp chủ yếu thưc hiện kế hoạch năm 2009
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG TRIỀU
1.1. Quá trình hoạt động và phát triển
Tên ngân hàng: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Đông Triều
Tên Giao dịch Tiếng Anh: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development – Đông Triều Brach
Trụ Sở chính: Số 2 Khu 2 Thị trấn Đông Triều- Đông Triều- Quảng Ninh
Được thành lập theo quyết định thành lập các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Quảng Ninh. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Đông Triều (NHNo&PTNT Đông Triều) được thành lập vào ngày 23/04/1988. Tiền thân là chi nhánh ngân hàng nhà nước.
Từ khi ra đời NHNo&PTNN Đông triều với cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đầy đủ, nhưng với nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo NHNo&PTNT Đông Triều đã từng bước thay đổi, đến nay NHNo&PTNN Đông Triều không ngừng lớn mạnh cả về quy mô, cơ cấu và cơ sở vật chất, kỹ thuật.
1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động:
1.2.1.Tổ chức nhân sự:
Cơ cấu lao động
Tổng số nhân viên: 70 Trong đó:
Nhân viên quản lý:16
Nhân viên nghiệp vụ: 50
Bộ phận phụ trợ:4
Cụ thể:
Bảng 1: Cơ cấu lao động
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
1
Tổng số Lao động
72
100
72
100
70
100
2
LĐ Trực tiếp
65
90.3
65
88.15
66
94.81
3
LĐ Gián tiếp
7
9.7
5
11.85
4
5.19
4
LĐ Nam
23
31.9
20
31.58
14
38.96
5
LĐ nữ
49
68.1
52
68.42
56
61.04
Trình độ lao động:
Bảng 2: Trình độ lao động
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
1
Đại học
48
66.7
54
75.2
55
78.57
2
Cao đẳng
11
15.3
10
13.8
8
11.43
3
Trung cấp
8
11.1
5
6.9
4
5.71
4
Phổ thông
5
6.9
3
4.1
3
4.29
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý: (Phụ lục 1-Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý)
Ban Giám đốc là bộ phận lãnh đạo cao nhất trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của cơ quan, các phòng ban tham mưu cho Ban giám đốc theo chức năng và nhiệm vụ.
Ban Giám Đốc: Gồm 4 thành viên: 01 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giám đốc có thể uỷ quyền cho các phó giám đốc thực hiện những công việc trong phạm vi quyền hạn của họ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban trực thuộc Ngân hàng. Các phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc, và chỉ đạo về mặt nghiệp vụ các phòng chức năng của Ngân hàng theo sự phân công.
Các phòng ban:
Đứng đầu các phòng ban là trưởng phòng và phó phòng, chịu sự chỉ đạo của giám đốc và dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của phó giám đốc được phân công; Lãnh đạo các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm tổ xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch công tác của phòng, kiểm soát và trực tiếp thực hiện hoạt động chuyên môn và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ của phòng.Gồm có các phòng chức năng sau:
-Phòng kế toán - kho quỹ: Gồm 12 người, trong đó 01 trưởng phòng, 01 phó phòng. Thực hiện công tác kế toán ngân quĩ, huy động vốn, các dịch vụ ngân hàng và tài chính cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Hậu kiểm (đối chiếu kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng tại Chi nhánh.
Bộ phận kho quỹ gồm 5 người. Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ: Quản lý quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh; thu chi tiền mặt; Quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; Quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố; thực hiện xuất- nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho Chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng.
- Phòng tổ chức- hành chính: Gồm 06 người, 01 trưởng phòng phụ trách.
+ Công tác tổ chức cán bộ: tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và nguời lao động. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của Chi nhánh . Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của Chi nhánh. Tham mưu cho giám đốc việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự. Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên. Quản lý thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên. Tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Chi nhánh. Bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo theo quy định.
+ Công tác hành chính quản trị: Thực hiện công tác hành chính, công tác hậu cần cho chi nhánh như: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, ấn chỉ, quản lý tài sản.... phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
+Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho con người, tài sản, tiền bạc.
- Phòng kinh doanh: Gồm 12 người, 01 trưởng phòng, 01 phó phòng.Nhiệm vụ:
+Thiết lập và duy trì các mối quan hệ với khách hàng vay vốn; trực tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng; Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các Ban, phòng liên quan để thực hiên theo chức năng; Phân tích khách hàng vay, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan; Quản lý hậu giải ngân; Duy trì và nâng cao chất lượng khách hàng. Đề xuất ph ư ơng án cho vay đối với từng khách hàng.Chăm sóc toàn diện khách hàng. Quản lý khoản vay, xem xét và mở tài khoản tiền vay, nhập và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của giao dịch, chuẩn bị số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của Sở giao dịch, của NHNo&PTNT VN và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp thông tin báo cáo cho lãnh đạo phục vụ chỉ đạo, điều hành.
+Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh ( trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn; tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dung ngắn hạn. Thẩm định đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng. Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. Thư ký hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro ... Giám sát chất lượng khách hàng xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. Quản lý, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn bộ Chi nhánh.. Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng. Phân tích hoạt động, các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối tham mưu xây dựg các chính sách tín dụng. Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rui ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu. Giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định và chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về tín dụng và các quy định chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng. Thu thập, cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Đầu mối tổng hợp và thực hiền các loại báo cáo tín dụng.
+ Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược, các chính sách kinh doanh, chính sách marketting, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn... Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt đông kinh doanh. Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh. Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng.
Bộ phận kiểm tra nội bộ: Gồm 01 người. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ. Thực hiện các chức năng kiểm toán nội bộ. Tư vấn cho Giám đốc những vấn đề liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, giúp Chi nhánh hoạt động có hiệu quả cao và đúng pháp luật. Kiểm tra đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra nội bộ.
- Các phòng giao dịch: Gồm 5 phòng
+ Phòng giao dịch Thủy An gồm 08 người: 01 giám đốc, 7 cán bộ nghiệp vụ.
+ Phòng giao dịch Mạo Khê gồm 15 người, 01 phó giám đốc ngân hàng huyện trực tiếp làm giám đốc, 01 phó giám đốc và 13 CBCNV.
+ Phòng giao dịch Đông Triều gồm 04 người, 01giám đốc và 03 nhân viên.
+ Phòng giao dịch Bình Khê gồm 05 người: 01 giám đốc và 04 nhân viên.
+ Phòng giao dịch Mỏ Mạo Khê: có 01 giám đốc và 03 nhân viên.
Các phòng giao dịch chịu trách nhiệm tổ chức huy động nguồn vốn, cho vay, thu nợ và các dịch vụ ngân hàng theo sự phân công trong phạm vi địa bàn quản lý
Nhận xét: Kiểu cơ cấu quản lý của Chi nhánh là cơ cấu trực tuyến chức năng, gồm 3 cấp: Cấp 1 là cấp Giám đốc, các phó giám đốc; cấp 2 là cấp các phòng. Các phòng ban nghiệp vụ chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và các Phó giám đốc; cấp 3 là các phòng giao dịch. Kiểu quản lý này đã giúp cho Chi nhánh hoạt động thông suốt trong các công việc, thông qua bộ máy Giám đốc chỉ đạo thông qua bộ máy giúp việc và có thể chỉ đạo trực tiếp tới từng phòng ban khi thấy cần thiết. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý như vậy là hợp lý, nó phát huy cao nhất sự năng động, sáng tạo, dân chủ của cán bộ giúp việc vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của giám đốc, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.
1.3. Tổ chức hoạt động kinh doanh.
1.3.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Chi nhánh.
1.3.1.1. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Đông Triều là ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Hiện nay Chi nhánh cung cấp các sản phẩm dịch vụ chính :Tín dụng (ngắn hạn, trung dài hạn, bảo lãnh); huy động vốn, nhận tiền gửi; thanh toán tiền mặt và không dùng tiền mặt trong nước, thanh toán quốc tế; các dịch vụ ngân hàng: thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử....
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Chi nhánh luôn hướng tới việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng cao, nâng cao tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và coi đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển, thông qua thái độ phục vụ tận tình chu đáo, văn minh lịch sự, luôn lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu, tiếp thu ý kiến khách hàng không ngừng cải tiến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đạt chất lượng cao.
1.3.1.2.Lợi thế và khó khăn của Chi nhánh.
Chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Đông Triều được thành lập với những cơ sở tiền đề còn nhiều khó khăn, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những thuận lợi nhất định để phát triển .
- Vị trí địa lý: Chi nhánh đóng ngay trên địa bàn phía Tây của Tỉnh Quảng Ninh- một khu vực được đánh giá là có tốc độ công nghiệp hoá cao, thị trường sôi động. Đây là địa bàn tập trung đông dân cư một số khu đô thị mới, khu công nghiệp, nằm giữa tam giác kinh tế Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương và có nguồn tài nguyên than mỏ, nguyên liệu cho phát triển ngành công nghiệp gốm, vật liệu xây dựng phong phú ...Tất cả đem lại một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn về huy động, cho vay và cho các dịch vụ ngân hàng.
- Khả năng cạnh tranh: Cùng xu hướng chung của hệ thống các Ngân hàng thương mại và do môi trường kinh tế xã hội trên địa bàn phía Tây Quảng Ninh đang trở nên sôi động, hệ thống mạng lưới của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn phát triển mạnh mẽ tạo nên sự cạnh tranh ngày càng lớn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng. Tuy nhiên do thâm niên trên 20 năm trên địa bàn nên lực lượng cán bộ rất am hiểu và gắn bó với khách hàng. Những khách hàng có quan hệ tiền vay, tiền gửi truyền thống đã tạo cho Chi nhánh những tiền đề cần thiết khi được nâng cấp lên hoạt động độc lập. Song để đứng được trên đôi chân của mình, thì nền khách hàng mỏng và chưa đa dạng như vậy là một thử thách không nhỏ. Cụ thể: Về lãi suất, chịu sự cạnh tranh lớn của các ngân hàng cổ phần, lãi suất huy động vốn cao trong khi lãi suất cho vay lại thấp chính vì vậy Chi nhánh gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn. Để cạnh tranh được Chi nhánh phải điều chỉnh lãi suất phù hợp nhưng lại làm ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh.
1.3.1.3. Tr ình độ, cở sở vật chất kỹ thuật
Với đặc thù kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trang thiết bị của Chi nhánh phục vụ chủ yếu cho công tác thông tin giữa Chi nhánh với toàn bộ hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam,các phòng ban trực thuộc Chi nhánh, Chi nhánh sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu tập trung, mọi thông tin khách hàng đều được quản lý trên máy chủ APICAS tại ngân hàng No & PTNT Việt Nam, sự đảm bảo thông suốt và tính bảo mật cao của nó sẽ giúp cho công tác quản lý được thuận lợi, trong nội bộ chi nhánh có tổng số 60 máy vi tính với công nghệ cao giúp cho việc điều hành và quan hệ chặt chẽ giữa bộ máy quản lý với các phòng ban, và các phòng ban với nhau. Tiến tới hiện đại hoá ngân hàng, Chi nhánh có nhiều kênh để cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mình như: Hệ thống máy giao dịch tự động (ATM), Internet banking, Home banking...Nhưng không thể thiếu một kênh rất quan trọng nữa là giao dịch trực tiếp với khách hàng. Hệ thống APICAS chính là chương trình phục vụ cho giao dịch viên tiến hành giao dịch trực tiếp với khách hàng và một số hoạt động nghiệp vụ khác của Chi nhánh. Với chương trình mới mà Chi nhánh đang áp dụng thì mọi số liệu giao dịch của tất cả các khách hàng trên toàn quốc sẽ được truyền trực tuyến về một máy tính lớn đặt tại Hội sở chính. Các giao dịch của giao dịch viên với khách hàng như gửi tiền, rút tiền, phát tiền vay, thu nợ, chuyển tiền ... sẽ thông qua chương trình APICAS để truyền về hội sở chính. Tại đó, máy tính trung tâm sẽ xử lý các giao dịch và thông báo kết quả xử lý cho giao dịch viên. Có thể hình dung một cách đơn giản rằng chương trình cài trên các máy trạm để nhập số liệu cho máy tính trung tâm xử lý các giao dịch kinh doanh và quản lý Ngân hàng. APICAS được thiết kế với 4 chức năng cơ bản để có thể hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng tại Chi nhánh. Có thể khái quát 4 chức năng đó như sau:
Giao dịch: APICAS giúp thực hiện hầu hết các giao dịch giữa Chi nhánh và khách hàng như gửi tiền, rút tiền, phát tiền vay, thu nợ, chuyển tiền, huỷ giao dịch , vấn tin tài khoản...Các màn hình giao dịch được thiết kế chi tiết cho từng loại nghiệp vụ cụ thể, giao dịch viên chỉ cần chọn đúng màn hình chứ không cần định khoản. Bên cạnh đó APICAS cũng cho phép thực hiện các giao dịch có liên quan đến các tài khoản sổ cái của Chi nhánh.
Quản lý hệ thống: Gồm các chức năng bắt đầu ngày, kết thúc ngày, tạo nhóm người sử dụng, tạo mật khẩu, mã số cho người sử dụng, tạo các hạn mức cho người sử dụng, tải các tham số cần thiết ( tỷ giá, tiền tệ...) cho chương trình từ máy chủ về Chi nhánh; cài đặt máy in, quản lý bảng tính phí dịch vụ, quản lý các ấn chỉ như séc, sổ tiết kiệm... Chương trình quản lý người sử dụng rất chặt chẽ, mỗi mã truy cập chỉ có quyền vào chương trình một lần, mọi hoạt động của người dùng đều được ghi vào nhật ký của chương trình giúp cho việc truy vấn rất thuận tiện.
Quản lý các thông tin phi tài chính: Là phần dùng để quản lý và chỉnh sửa các thông tin phi tài chính của khách hàng, của tài khoản và của hợp đồng như: Tên, địa chỉ khách hàng, lãi suất của tài khoản, kỳ hạn, cách tính lãi, cách trả nợ của các khoản vay...Phần này tương đối quan trọng trong việc tao ra các sản phẩm đa dạng để phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau.
Báo cáo: Cung cấp các nhật ký về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh, của từng giao dịch viên trong ngày. Các thông tin được cung cấp trong báo cáo tương đối cụ thể như chi tiết các giao dịch đã thực hiện, số giao dịch, số tiền đã thực hiện, các mục trong chương trình mà người sử dụng đã vào, thời điểm vào. Trong phần này tồn tại hai báo cáo là số liệu tại Chi nhánh đã hạch toán, một báo cáo là số liệu mà máy tính chủ tại Hội sở chính đã cập nhật dùng để đối chiếu các giao dịch đã thực hiện.
Bên cạnh việc hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ hệ thống quản lý và giao dich, Chi nhánh cũng đầu tư để mở rộng mạng lưới bằng việc lấp đặt được máy ATM tại các địa bàn tiềm năng: 1 máy tại phòng giao dịch thị trấn Đông Triều, sắp tới sẽ có kế hoạch tăng thêm, góp phần tăng nguồn thu từ dịch vụ thẻ.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh:
- Năm 2008, năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, là năm mà tình hình kinh tế - xã hội thế giới và trong nước biến động phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo chiều hướng trái chiều. Những tháng đầu năm thế giới phải đương đầu với nguy cơ khủng hoảng năng lượng, lương thực. Giá cả hầu hết các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là lương thực và dầu mỏ, gây ra lạm phát trên phạm vi toàn cầu. Từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng sang hầu hết các nước và mang tính toàn cầu. Khủng hoảng có xu hướng ngày càng trầm trọng và lan truyền sang tất cả các ngành kinh tế. Từ tình trạng lạm phát cao, thế giới và trong nước phải đương đầu với nguy cơ giảm phát, nguy cơ suy giảm tăng trưởng sâu.
Trước tình hình trên, những tháng đầu năm Chính phủ đã lựa chọn mục tiêu ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Và từ giữa tháng 9 Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách là: ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Giải pháp là: tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; huy động các nguồn lực để kích cầu đầu tư và tiêu dùng; bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo; thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài chính tích cực, hiệu quả; tập trung điều hành quyết liệt, linh hoạt và phù hợp với thực tế tình hình. Giải pháp thuộc về ngành NH những tháng đầu năm là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ - thu giảm lượng tiền trong lưu thông, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng; những tháng cuối năm chính sách tiền tệ đã được lới nỏng, lãi suất đã giảm nhiều và trở lại mức lãi suất đầu năm, tín dụng đã được mở cho sản xuất kinh doanh và cả cho tiêu dùng. Giải pháp đó đã chi phối và định hướng cho hoạt động của các TCTD nói chung và NHNo ĐT nói riêng.
- Đối với địa phương ngoài ảnh hưởng chung trên, thì thực hiện chỉ đạo tăng cường quản lý khai thác và kinh doanh than đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế địa phương nói chung và hoạt động KD của NH nói riêng.
Tuy năm 2008 nền kinh tế gặp những khó khăn, thách thức vô cùng to lớn trên, song chúng ta đã thành công trên nhiều mặt và tăng trưởng kinh tế tuy không đạt mục tiêu nhưng vẫn là nước có tốc độ trăng trưởng cao: Tổng sản phẩm trong nước(GDP) tăng 6,23 %, giá trị SX CN tăng 14,6%, giá trị SX nông- lâm- thủy sản tăng 5,6%, xuất khẩu tăng 29,5%, nhập khẩu tăng 27,5%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 19,9%, vốn đầu tư nước ngoài cả đang ký mới và thực hiện cao kỷ lục từ trước tới nay.
2.2, Kết quả thực hiện:
2.2.1, Công tác nguồn vốn: (Phụ lục 2)
Năm 2008, chúng ta đã thực hiện tốt chỉ đạo của ngân hàng cấp trên về đa dạng hoá các hình thức huy động; sự chỉ đạo lãi suất linh hoạt, phù hợp với mặt bằng lãi suất chung trên địa bàn; đặc biệt công tác kế hoạch hoá, cơ chế khoán và phân phối tiền lương kinh doanh tác động làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ CNV trước yêu cầu, đòi hỏi của công tác kinh doanh- ý thức, trách nhiệm, phong cách phục vụ nhanh chóng văn minh, lịch sự của cán bộ ngày càng được nâng cao; công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng nhanh chóng, thuận tiện; nhu cầu tiền mặt hợp lý được đáp ứng đầy đủ, kịp thời và công tác đầu tư tín dụng được mở rộng đã tạo môi trường thuận lợi thu hút nguồn vốn nhàn rỗi địa phương. Kết quả, công tác huy động vốn năm 2008 đã thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
- Thực hiện vượt mức kế hoạch được giao: tổng nguồn vốn huy động tại địa phương thực hiện đến 31-12 2008 là 619 tỷ, bằng 107% kế hoạch giao, tăng 39% so đầu năm (trong đó nguồn vốn nội tệ 586 tỷ, tăng 40%so cùng kỳ, tăng 8% so KH; ngoại tệ 33 tỷ, tăng 27% so cùng kỳ)
- Nguồn vốn nội tệ duy trì tốc độ cao hơn năm 2007 là 27% - năm 2007 tăng 30%. Nguồn vốn huy động nội tệ từ dân cư 204 tỷ, tăng 63% so cung kỳ, tăng 6% so KH( năm 2007 tăng 37%); là năm có tốc độ tăng cao chưa từng có - thường các năm chỉ tăng từ 25 đến 37 %.
- Xử lý tốt, hạn chế rủi ro lãi suất đầu vào. Trước sự biến động không bình thường của lãi suất, Ban lãnh đạo đã quyết định không huy động hình thức tiết kiệm bậc thang từ tháng 5 năm 2008. Chính vì vậy đến 31 - 12 - 2008 chỉ còn 50tỷ dư tiền gửi bậc thang, chiếm 10% tổng dư tiền gửi dân cư và đến tháng 7, 8 năm 2009 sẽ hết hạn. Tổng nguồn vốn lãi suất cao của năm 2008 chuyển sang năm 2009 phải trả lãi suất cao BQ là 65 tỷ, chiếm 11 % tổng nguồn vốn dân cư.
- Các nguồn vốn lãi suất thấp được duy trì và tăng trưởng tốt: tiền gửi TCKT 6 tháng cuối năm duy trì BQ từ 24 - 25 tỷ, tiền gửi TCTD 1000 tr. Tiền gửi Kho bạc duy trì ổn định ở mức cao - BQ 6 tháng 90 tỷ
- Tận dụng tốt nguồn vốn các chương trình uỷ thác đầu tư, đến 31-12-08 tổng nguồn vốn uỷ thác được cấp là 33 tỷ, các chương trình uỷ thác đầu tư đều được tận dụng tốt, góp phần đảm bảo cân đối, đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn và tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Vấn đề cần quan tâm trong công tác nguồn vốn:
- Huy động nguồn vốn ngoại tệ không những không tăng mà còn giảm so cùng kỳ.
- Cân đối vốn trên địa bàn thiếu quá lớn, bình quân nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng được 80 - 85% dư nợ cho vay, thiếu vay cấp trên 15 - 20%, vì đó thiếu chủ động trong đầu tư .
- Thu dịch vụ 866 triệu, tăng 28% so 2007( trong đó thu chuyển tiền trong nước 697 tr, tăng 80 tr, tỷ lệ tăng 22%; thu dịch vụ kiều hối, WU 119 tr, tăng 15tr, tăng 14% và thu kinh doanh ngoại hối 50 tr, tăng 42tr, tăng 525% so năm 2007). Tuy nhiên mới chỉ chiếm 2% so tổng thu nhập ròng ( mức phấn đấu của toàn ngành là 10%).
2.2.2. Công tác đầu tư cho vay: ( phụ lục 3)
a, Kết quả đạt được:
- Đầu tư tín dụng đúng hướng, dư nợ 621tỷ, đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng ngày càng thuận lời, nhanh chóng, kịp thời vốn cho phát triển kinh tế và đời sống địa phương. Tổng dư nợ tăng 23%, nợ ngắn hạn tăng 26%, trung hạn tăng 23%, nợ ủy thác giảm 35%. Phân theo thành phần kinh tế, dư nợ doanh nghiệp 337 tỷ, tăng 38%; kinh tế hộ dư nợ 284 tỷ, tăng 8%, số hộ còn dư nợ 11156, giảm 4,5% so 31/12/2007.
- Trong điều kiện n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21940.doc