I) GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Việt Nam (AGRIBANK) được thành lập ngày 26/03/1988 hoạt động theo luật tổ chức tín dụng của ngân hàng, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam hiện là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, Agriba
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) - Chi nhánh đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nk rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống mạng lưới để mở rộng thị trường, thị phần, phát triển mạng lưới phục vụ gần dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng có chất lượng cao.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Hà Nội được thành lập theo quyết định số 170/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 02/07/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. là đại diện uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam, đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam.
Trụ sở của chi nhánh Đông Hà Nội được đặt tại 23B Quang Trung - một vị trí thuận lợi trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Địa điểm này do công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam bàn giao, nên thời gian đầu chưa thích hợp cho các hoạt động ngân hàng nhưng sau một thời gian sửa chữa, nâng cấp, hiện toà nhà mới được đưa vào sử dụng với cơ sở vật chất khang trang của một ngân hàng hiện đại.
Sau 6 năm hoạt động, Chi nhánh Đông Hà Nội đã tận dụng hiệu quả sự hỗ trợ của NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tài chính, ngân hàng trong nước và quốc tế cùng với những nỗ lực vượt bậc của mình để mở rộng hoạt động kinh doanh cả về mạng lưới và các sản phẩm dịch vụ. Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội mới đi vào hoạt động với nhiều khó khăn khi thành lập như: hạn chế về nhân lực và cơ sở vật chất. Tuy nhiên nhờ xác định chiến lược kinh doanh phù hợp, hiện nay Chi nhánh đã bắt đầu ổn định và thương hiệu của Chi nhánh đã được nhiều khách hàng có uy tín trên địa bàn đầu tư tín dụng như công ty XNK Tổng hợp, công ty Kim khí Hà Nội, công ty thiết bị phụ tùng Hà Nội, Công ty XNK An Phú......và một số tổ chức tín dụng có nguồn vốn lớn như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển, công ty cổ phần Bảo Hiểm Bưu điện, Bảo hiểm Prudential.
Tính tới thời điểm hiện nay, mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Đông Hà Nội bao gồm Hội sở chính tại 23B Quang Trung, và các phòng giao dịch Bà Triệu , Lý Thường Kiệt , Kim Mã, Nguyễn Công Trứ và Lê Ngọc Hân.
Bên cạnh việc chú trọng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đông Hà Nội, ban lãnh đạo Chi nhánh Đông Hà Nội luôn chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực vì đây là yếu tố quyết định tới sự thành công của Chi nhánh Đông Hà Nội hôm nay và sự phát triển bền vững của Chi nhánh Đông Hà Nội trong tương lai.Vì vậy cán bộ nhân viên Chi nhánh Đông Hà Nội đa số là cán bộ trẻ, khá năng động nhiệt tình với công việc, tuy nhiên do được điều chuyển từ nhiều đơn vị khác nhau và tuyển mới nên trình độ chuyên môn, nhận thức nghề nghiệp của cán bộ chưa đồng đều. Hiểu rõ tầm quan trọng về nhận thức của mỗi cá nhân trong tổ chức là rất quan trọng đối với quá trình phát triển của Chi nhánh Đông Hà Nội nên công tác đào tạo nhận thức cũng như việc liên tục đào tạo nhằm trau dồi kiến thức, kỹ năng tác nghiệp dược Ban Lãnh đạo Chi nhánh Đông Hà Nội cùng toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên luôn cố gắng tạo môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, thân thiện để mỗi thành viên tự giác cống hiến hết khả năng giúp cho chi nhánh phát triển bền vững.
Ban lãnh đạo Chi nhánh Đông Hà Nội cùng toàn thể cán bộ nhân viên luôn cố gắng tạo môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp để mỗi thành viên luôn tự giác cống hiến hết khả năng của mình giúp cho Chi nhánh Đông Hà Nội phát triển bền vững.
Các hoạt động chính của Chi nhánh Đông Hà Nội là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng; kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác…
Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội
-Chức năng:
Như mọi Ngân hàng thương mại khác, chi nhánh NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội cũng có 2 chức năng chính là huy động vốn và cho vay. Chi nhánh huy động vốn chủ yếu từ nguồn tiền gửi của các cá nhân tổ chức kinh tế. Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động cho vay, đối tượng cho vay đa số là Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty CP, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân, hộ gia đình, Doanh nghiệp tư nhân...
- Nhiệm vụ:
Theo Pháp lệnh ngân hàng và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Đông Hà Nội, chi nhánh có các chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Huy động vốn của các doanh nghiệp cá nhân, tổ chức kinh tế thông qua việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tài khoản séc, tài khoản vãng lai. Tiền gửi của khách hàng được chia làm hai loại: Tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Ngoài ra còn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, phiếu nợ trung và dài hạn tạo nguồn vốn tài trợ cho các dự án trung và dài hạn.
+ Cung cấp các sản phẩm tín dụng như: cho vay (bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của ngân hàng), chiết khấu, bảo lãnh...
+ Ngoài ra Chi nhánh còn thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như mở L/C, kinh doanh đối ngoại...Và một số dịch vụ khác như: thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ phát hành và thanh toán như thẻ ATM, dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư chứng khoán...
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội
Bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội được tổ chức theo kiểu trực tuyến, đứng đầu là Giám đốc Chi nhánh. Giám đốc trực tiếp điều hành và có quyền quyết định chiến lược phát triển Chi nhánh thông qua ý kiến tham mưu của hai phó Giám đốc và các cán bộ quản lý.
Giúp đỡ và tham mưu cho Giám đốc gồm 2 phó Giám đốc và các cán bộ quản lý quan trọng như: trưởng phòng Kế hoạch, Kế toán trưởng, trưởng phòng Hành chính nhân sự, trưởng phòng thẩm định…. Các trưởng phòng có quyền quản lý, điều hành hoạt động của phòng ban mình phụ trách, ngoài ra còn có trách nhiệm thường xuyên báo cáo tình hình, kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa chữa, cải tiến cơ cấu tổ chức, điều hành hoạt động của phòng ban mình.
Chi nhánh NHNo Đông Hà Nội là đại diện uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam; có các đơn vị trực là Phòng giao dịch. Bộ máy của Chi nhánh Đông Hà Nội được xây dựng như sau:
Bộ máy tổ chức của NHNo Đông Hà Nội
GIÁM ĐỐC
Các Phó Giám đốc
Phòng KTKT nội bộ
Phòng Kế toán Ngân quỹ
Phòng Hành chính Nhân sự
Phòng Nguồn vốn - KHTH
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng Tín dụng
Phòng Thẩm định
Phòng vi tính
Phòng giao dịch
: Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp
: Mối quan hệ phối hợp, liên kết
Quyết định 907/QĐ-NHNoĐHN-HCNS cũng chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như mối quan hệ giữa các phòng ban, các bộ phận trực thuộc Chi nhánh Đông Hà Nội, cụ thể như sau:
- Nhiệm vụ của phòng nguồn vốn- kế hoạch tổng hợp
+ Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn, trung, dài hạn của chi nhánh.
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, triển khai xây dựng kế hoạch quý, tổng hợp kiểm tra các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
+ Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
+ Đề xuất, tổ chức, thực hiện công tác huy động vốn; phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh để đưa ra đề xuất kinh doanh hiệu quả hơn.
- Nhiệm vụ của Phòng Tín dụng
+ Nghiên cứu thực hiện chiến lược, phân loại khách hàng, đề xuất chính sách ưu đãi với khách hàng.
+ Tổ chức phân tích kinh tế, lựa chọn biện pháp tín dụng tối ưu; tìm kiếm khai thác, tiếp cận để phát triển khách hàng mới; thẩm định và đề xuất cho vay dự án.
+ Tiếp nhận, thực hiện chương trình dự án thuộc các nguồn vốn.
+ Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, theo dõi, đánh giá và đề xuất phương án khắc phục.
- Nhiệm vụ của Phòng Thẩm định
+ Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; tham mưu trong việc lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
+ Thẩm định và đề xuất các khoản vay.
+Chấp hành các quy định về công tác thẩm định trong chi nhánh.
- Nhiệm vụ của Phòng Thanh toán quốc tế
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh đối ngoại trước ngày 15/11 của năm; triển khai xây dựng kế hoạch quý; tổng kết công tác đối ngoại, phân tích hiệu quả, đề xuất phương án phát triển dịch vụ đối ngoại.
+ Tham mưu xây dựng biểu phí dịch vụ kinh doanh đối ngoại hợp lý, đảm bảo khuyến khích khách hàng và cạnh tranh được với các TCTD khác.
+ Đảm nhận dịch vụ thanh toán quốc tế theo yêu cầu của khách hàng; tổ chức mua bán, thu đổi ngoại tệ theo đúng quy chế của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Làm dịch vụ ngoại tệ và thanh toán khác mà Nhà nước, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam cho phép; cân đối nguồn vốn ngoại tệ đảm bảo thanh toán theo yêu cầu của khách hàng và đảm bảo trạng thái ngoại tệ.
- Nhiệm vụ của Phòng Kế toán- Ngân quỹ
+ Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo quy định; xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính của chi nhánh.
+ Quản lý, giám sát và thực hiện chế độ chỉ tiêu
+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước; chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tiền mặt theo quy định
+ Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu, tổ chức thu chi tiền mặt
- Nhiệm vụ của phòng Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ
+ Kiểm tra công tác quản lý và điều hành theo quy định
+ Kiểm tra nhằm mục đích đảm bảo quy trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh theo quy định
+ Giám sát việc chấp hành các quy định, kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế - tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán.
+ Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn; đọc lập đánh giá kết luận, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán
- Nhiệm vụ của Phòng Hành chính - Nhân sự
+ Dự thảo quy ché, quy định, nội quy quản lý lao động, tài sản, phòng cháy chữa cháy và các quy định đảm bảo an ninh , trật tự, nội quy cơ quan
+ Theo dõi, quản lý mạng lưới chi nhánh; đề xuất viẹc mở rộng hoặc thu hẹp mạng lưới
+ Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương theo quy chế; thực hiện công tác quản lý cán bộ, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo
+ Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ; tham mưu và làm đầu mối công tác tổ chức ; ký hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo quy định
- Nhiệm vụ của phòng vi tính
+ Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động trên hệ thống mạng vi tính
+ Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
+ Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
+ Làm dịch vụ tin học
Tuân thủ và thực hiện những nhiệm vụ, chức năng trong quyết định thành lập, AGRIBANK Đông Hà Nội-một ngân hàng thương mại đa năng tiến hành các hoạt động nhằm phục vụ khách hàng trong nước và nước ngoài. cụ thể là các nghiệp vụ sau:
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có hỳ hạn
+ Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ từ mọi tổ chức và cá nhân
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu bằng nội ngoại tệ.
+ Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế.
+Chiết khấu các giấy tờ có giá
+ Cho vay tài trợ theo chương trình, dự án và kế hoạch của Chính phủ
+ Thực hiện bảo lãnh quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng đại lý
+ Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước thông qua mạng vi tính và mạng SWIFT
+ Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như: mua bán, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối; cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản, quản lý các giầy tờ có giá và các tài sản quý giá cho khách hàng, dịch vụ thu chi tiền mặt…
II) Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2006-2009.
Hoạt động huy động vốn.
Hoạt động huy động vốn là một trong những mặt mạnh của Chi nhánh,tuy nhiên gần đây do ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế nên hoạt động huy động vốn của chi nhánh gặp không ít khó khăn. Chi nhánh vẫn luôn xác định huy động vốn là công tác quan trọng thường xuyên và lâu dài vì vậy cần xây dựng những chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn khẳng định thế mạnh của chi nhánh.
Bên cạnh việc tích cực duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ, chi nhánh còn không ngừng mở rộng thu hút thêm những khách hàng mới.
Tình hình thực hiện nguồn vốn giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng nguồn vốn
3012
2613
2392
1.Chia theo đồng tiền
Nội tệ
2732
2140
1877
Ngoại tệ
280
473
515
2.Chia theo thời gian
Không kì hạn
246
165
211
Dưới 12 tháng
337
220
339
Trên 12 tháng
2429
2228
1842
3.Chia theo thành phần
Dân cư
681
770
829
TCKT
2180
1589
1403
TCTD
451
254
160
(Nguồn: Báo cáo thường niên chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội)
* Về đối tượng:
Trong tổng nguồn huy động thì tiền gửi của TCKT chiếm chủ yếu, sau đó tiền gửi từ khu vực dân cư.Ngân hàng tiến hành huy động vốn của dân cư chủ yếu thông qua việc mở các tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Những nguồn từ khu vực dân cư có ưu điểm là ổn định, vì tiền gửi của dân cư thường là có kỳ hạn. Sở dĩ tiền gửi từ TCKT chiếm chủ yếu vì chi nhánh đã đặt quan hệ trực tiếp với các khách hàng tiềm năng như: Ban dự án NHNN Việt Nam, một số công ty thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Công ty dịch vụ dầu khí Sao Mai Bến Đình, công ty dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam).
* Về thời hạn nguồn
Nhìn chung thì cả nguồn có kỳ hạn trên 12 tháng là chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn. Nhờ có cơ cấu nguồn có kỳ hạn như vậy sẽ khiến cho ngân hàng có thể xem xét mở rộng các loại hình cho vay trung và dài hạn cho khách hàng của mình. Nguồn vốn huy động với cơ cấu có kỳ hạn chiếm chủ yếu là sẽ tạo ra nguồn vốn ổn định cho ngân hàng, nhưng mặt khác nó cũng làm cho chi phí huy động vốn của ngân hàng vẫn ở mức cao. Mặt khác sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất giữa các ngân hàng thương mại, đặc biệt là với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn nên làm chậm quá trình chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo lãi suất, gây ảnh hưởng việc huy động vốn của chi nhánh.
* Về cơ cấu theo loại tiền
Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền thì nội tệ bao giờ cũng cao hơn ngoại tệ tuy nhiên tốc độ huy động ngoại tệ của chi nhánh nhanh hơn tốc độ vốn huy động bằng đồng VNĐ, đó là do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và thế giới đồng Đôla lên giá so với VNĐ. Mỹ liên tục giảm lãi suất USD trên thế giới buộc NHNo cũng phải tăng lãi suất huy động USD của mình.
Trong công tác huy động vốn năm 2009, chi nhánh đã tận dụng triệt để những yếu tố thuận lợi và khắc phục những khó khăn . Công tác huy động vốn đã thu được những kết quả sau:
+ Tích cực khai thác các nguồn vốn rẻ, điều chỉnh và giảm dần các nguồn tiền gửi lãi suất cao nhằm giảm lãi suất đầu vào bình quân, đảm bảo có chênh lệch trong công tác huy động vốn.
+ Tích cực chuyển đổi cơ cấu nguồn theo hướng giảm dần tỷ trọng nguồn vốn của TCTD, tăng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư.
+ Việc điều hành công tác nguồn vốn về cơ bản được thống nhất từ hội sở đến PGD.
+ Trên cơ sở phân tích đánh giá cơ cấu nguồn vốn, chi nhánh đã xây dựng được trọng tậm khai thác nguồn vốn ổn định từ TCKT và dân cư, từ đó giao chỉ tiêu phát triển nguồn vốn đến từng phòng giao dịch.
+ Xác định việc mở rộng khách hàng là rất quan trọng, bộ phận nguồn vốn đã được sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc trong việc đặt quan hệ với khách hàng tiềm năng như: Ban dự án NHNN Việt Nam, một số công ty thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Công ty dịch vụ dầu khí Sao Mai Bến Đình, công ty dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam).
+ Tiếp tục nhận được sự ủng hộ của một số khách hàng truyền thống nên đã đàm phán giảm được lãi suất của một số HĐTD đã ký trước đó.
Tuy nhiên công ty huy động vốn cũng vấp phải một số hạn chế:
+ Việc điều hành nguồn vốn trong năm qua luôn trong tình trạng bị động bởi những thay đổi về cơ cấu điều hành về nguồn vốn, về lãi suất điều vốn … của No&PTNT
+ Sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất giữa các NHTM, đặc biệt là với các NHTM CP trên địa bàn nên làm chậm quá trình chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo lãi suất, gây ảnh hưởng đến kết quả tài chính trên toàn chi nhánh
+ Khả năng thích ứng, tiếp cận thị trường còn thiếu, tính chủ động tham mưu trong công tác nguồn vốn còn chưa kịp thời.
+ Công tác chỉ đạo điều hành nguồn vốn còn lúng túng. Sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ, các phòng giao dịch còn nhiều bất cập.
+ Tính chủ động trong huy động vốn và nắm bắt thị trường tại các PGD chưa cao.
+ Cán bộ làm việc đôi khi còn lơi là, chủ quan, chưa theo dõi sát sao, chưa bám sát thị trường.
+ Chưa vận dụng triệt để phương pháp quản lý dòng tiền, dẫn tới không chủ động đàm phán trước với khách hàng khi những hợp đồng tiền gửi lớn đến hạn.
+ Sự phối hợp giữa các bộ phận marketting và bộ phận nguồn vốn chưa chặt chẽ, dẫn tới chưa có nhiều chương trình khuyến mại quảng cáo sản phẩm mới của chi nhánh, chưa tạo được sức hấp dẫn đối với khách hàng.
Hoạt động sử dụng vốn
Mỗi ngân hàng có nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn, nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng, nền tảng cho sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Hoạt động tín dụng từ trước đến nay vẫn là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Nhưng trước những tình hình diễn biến của tình hình kinh tế trong và ngoài nước nên tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh đã và đang có những thay đổi rõ rệt.
Tình hình thực hiện dư nợ giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng dư nợ
1300
1688
1561
Dư nợ thông thường
1078
1588
1452
1. Chia theo đồng tiền
Nội tệ
1162
1244
1109
Ngoại tệ
138
344
343
2. Chia theo thời gian
Ngắn hạn
769
1027
757
Trung hạn
297
251
323
Dài hạn
234
310
372
(Nguồn: Báo cáo thường niên chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ tăng cao trong năm 2008, sau đó lại giảm đi trong năm 2009. Đó là do năm 2009, nền kinh tế của nước ta chịu ảnh hưởng lớn của khủng hoảng kinh tế. Dư nợ trong ngắn hạn luôn chiếm tỉ lệ cao. Dư nợ trong ngắn hạn thì ít rủi ro hơn, tuy nhiên lại mang lại thu nhập thấp hơn so với dư nợ trung hạn và dài hạn.
Trong năm 2009 thì tình hình dư nợ có những diễn biến sau: Những tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên những tháng cuối năm 2009, do việc thực hiện nới lỏng tín dụng không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tăng trương tín dụng toàn hệ thống cao hơn tăng trưởng về nguồn vốn. NHNN, NH No&PTNT Việt Nam đã có các văn bản chỉ đạo các đơn vị về việc giảm dư nợ. Đây là một khó khăn cho chi nhánh trong thời điểm cuối năm khi mà nhu cầu giải ngân của các doanh nghiệp tăng cao. Việc phải hoàn thành kế hoạch giảm dư nợ có ảnh hưởng đến cơ cấu nợ toàn chi nhánh làm cho nợ xấu tăng cao.
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những chủ trương của ngân hàng nhằm đa dạng hoá các hình thức dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình. Với mục tiêu phục vụ một cách tốt nhất nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách hàng, chi nhánh đã tiến hành tăng cường đổi mới các mặt, các tiện ích đi kèm với dịch vụ của ngân hàng.
Kết quả hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng doanh số XK
5 426 442
7 886 511
4 662 853
Tổng doanh số NK
46 158 220
50 824 304
38 813 489
Tổng doanh số XNK
51 584 662
58 710 815
43 476 342
Phí TTQT
1721
1833
1932
Doanh số mua ngoại tệ
43 458 124
51 497 658
40 522 423
Doanh số bán ngoại tệ
45 125 458
52 515 550
41 911 237
Doanh số mua bán ngoại tệ
88 583 582
104 013 208
82 433 660
Lãi kinh doanh ngoại tệ
2308
2993
4142
Tổng phí và lãi thu được
3561
4826
6074
(Nguồn: Báo cáo thường niên chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội)
Ta thấy lãi kinh doanh ngoại tệ va tổng phí và lãi thu được tăng qua các năm.
Năm 2009, hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ gặp nhiều khó khăn khách quan do thị trường đem lại: Ngoại tệ khan hiếm, chính sách tỷ giá không thu hút được nguồn ngoại tệ vãng lai từ khách hàng; Nguồn mua chủ yếu từ Sở giao dịch, do vậy không chủ động mua được với những mặt hàng không ưu tiên từ sở giao dịch; Bán ngoại tệ cho khách hàng nhưng với kì hạn khá dài, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn; Chính sách thắt chặt tín dụng cuối năm.
Dịch vụ và sản phẩm mới
Tình hình phát triển thẻ giai đoạn 2008-2009
Đơn vị
2008
2009
Thẻ nội địa
Thẻ quốc tế
Tổng
Thẻ nội địa
Thẻ quốc tế
Tổng
Hội sở
5397
97
5494
10399
346
10745
Lê Ngọc Hân
432
0
432
Kim Mã
643
39
682
Nguyễn Công Trứ
509
2
511
Bà Triệu
1311
0
1311
2750
37
2787
Lý Thường Kiệt
81
0
81
959
29
988
Tổng
6789
97
6886
15692
453
16145
(Nguồn: Báo cáo thường niên chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội)
Năm 2009, công tác phát triển sản phẩm mới có nhiều thuận lợi: Chủ trương của chính phủ về việc trả lương qua tài khoản thẻ cho cán bộ công nhân viên các đơn vị hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước và các chính sách khuyến khích thị trường không dùng tiền mặt; Việc hiện đại hóa ngân hàng đã được thực hiện, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng hơn; Lượng khách hàng có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ mới có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của NHTM trong thời gian qua cũng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về sản phẩm giữa các ngân hàng và vẫn còn những rủi ro phát sinh từ các sản phẩm dịch vụ mới, đây là những yếu tố không thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm mới.
III) Dự kiến tên đề tài.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng thông qua hoạt dộng của mình đã không ngừng mở rộng quan hệ với các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn, tạo nguồn vốn dồi dao, chất lượng cao đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước dang là vấn đề được quan tâm và tìm biện pháp thực hiện.
Năm 2009 hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, tổng nguồn vốn huy động được giảm so với năm 2008. Trong khi tăng trưởng tín dụng tăng cao hơn tăng trưởng về nguồn vốn. Điều này đặt ra đòi hỏi cấp thiết phải tăng cường việc huy động vốn tại chi nhánh.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Đông Hà Nội, em chọn đề tài:
“Giải pháp tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Đông Hà Nội”
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26032.doc