MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua để tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, nhà nước đã ta đã ra sức phát triển các hình thức đầu tư và đặc biệt là việc mở rộng nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Bên cạnh các nguồn vốn đã phát huy tác dụng thì vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đang dần dần tỏ rõ vai trò của mình đối với việc vực dậy các thành phần kinh tế cũng như các vùng, ngành nghề kém phát triển. Để nguồn vốn này phát huy tác dụng mạnh mẽ chính phủ đã thành
38 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập ngân hàng phát triển Việt Nam, một tổ chức chuyên quản và sử dụng nguồn vốn này của chính phủ.
Sau hơn hai năm thành lập và phát triển Ngân hàng phát triển Việt Nam đã tích cực hoạt động việc xây dựng bộ máy, cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Ngân hàng phất triển không những phát huy tác dụng ở tầm vĩ mô mà nó còn góp phần tăng trưởng kinh tế các vùng, miền trong cả nước thông qua hoạt động của 59 chi nhánh tại các tỉnh thành phố. Được đánh giá là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống, Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình đã có những đóng góp to lớn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn tín dụng nhà nước để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đưa Thái bình vươn lên thành một tỉnh có sự phát triển kinh tế năng động so với các tỉnh thành khu vự miền bắc. Là một sinh viên năm cuối khoa Đầu tư – Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, sinh ra và lớn lên tại tỉnh Thái Bình, được sự cho phép của nhà trường và quý cơ quan tôi đã được thực tập tại Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Thái bình, trong quá trình thực tập tại tỉnh nhà nhờ sự giúp đỡ và góp ý tận tình của giáo viên hướng dẫn Phạm Văn Hùng và quý cơ quan tôi đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp giới thiệu những nét chung nhất về hoạt động của Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THÁI BÌNH
I. Quá tình hình thành và phát triển của cả hệ thống và chi nhánh Ngân hàng phát triển từ năm 2000 đến nay
1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam
Trong quá trình phát triển của đất nước thời kì đổi mới, để vực dậy những nghành nghề, khu vực kinh tế kém phát triển chính phủ đã tận dụng tối đa nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Tuy nhiên nguồn vốn này chưa thực sự mang lại tác dụng như mong đợi do chưa có một tổ chức chuyên trách quản lý huy động và sử dụng nó; đứng trước yêu cầu cấp bách đó thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển và nguồn vốn này đã phát huy tác động tích cực qua hoạt động của hệ thống Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển được thành lập vào năm 2000. Sau hơn 7 năm hoạt động do hiệu quả to lớn mà hệ thống Quỹ Hỗ Trợ mang lại, cộng thêm sự cần thiết phải có một tổ chức chuyên nghiệp và quy mô hơn thực hiện chức năng hỗ trợ phát triển của chính phủ thủ tướng Phan Văn Khải cùng bộ Tài Chính đã ra quyết định thành lập Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (Việt Nam development bank - VDB) từ hệ thống Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển sau 6 năm hoạt động
1.1. Quá trình phát triển giai đoạn 2000-2006
Tiền thân là quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập theo nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999. Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức tài chính nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước thông qua việc cho vay. thu nợ các dự án đầu tư; bảo lãnh vay vốn đối với cá dự án ưu đãi của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành nghề lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của nhà nước và các vùng khó khăn cần hỗ trợ khuyến khích đầu tư. Quỹ được tiếp nhận vốn ngân sách nhà nước, vốn vay nợ và viện trợ nước ngoài của chính phủ; huy động vốn trung và dài hạn của các thành phần kinh tế và vốn nước ngoài; tổ chức việc thanh toán với khách hàng có quan hệ trực tiếp với hoạt động của quỹ. Trong hơn 6 năm hoạt động hệ thống quỹ đã không ngừng mở rộng quy mô về cả nhân lực lẫn nguồn vốn huy động và sử dụng. Hoạt động của quỹ đã mang lại nhiều thành tựu lớn trong công cuộc hỗ trợ các ngành nghề và các thành phần kinh tế khó khăn
1.2. Quá trình phát triển giai đoạn 2006 đến nay
Tại quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 chính phủ đã đồng ý thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện cả hai nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. Hoạt động và tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của ngân hàng.Việc chuyển đổi Quỹ hỗ trợ phát triển thành Ngân hàng Phát triển đã được tính đến từ lâu. Theo Bộ Tài chính, việc chuyển đổi này là cần thiết nhằm giúp nước ta tránh việc vi phạm các quy định của WTO. Bởi vì khi gia nhập WTO việc hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp như trước đến nay sẽ bị cấm. Trong giai đoạn 2006-2010, những hình thức hỗ trợ sẽ ngày càng giảm dần và tiến tới xóa bỏ hẳn.
Ngân hàng phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng phát triển kế thừa mọi quyền lợi và nghĩa vụ từ Quỹ hỗ trợ phát triển
2. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thuộc châu thổ sông Hồng với dân số đông và diện tích đất nông nghiệp thuộc loại lớn trên cả nước, từ những đặc điểm trên Thái Bình đã có những bước phát triển mạnh về kinh tế, tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được phát triển kinh tế ở Thái Bình vẫn còn nhiều yếu kém như: kinh tế phát triển chưa bền vững, nhịp độ tăng trưởng thấp so với các tỉnh trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Sản xuất nông nghiệp chậm chuyển sang sản xuất hàng hóa, quy mô nhỏ lẻ phân tán, hiệu quả thấp. Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ, chủ yếu là công nghiệp của địa phương, thiết bị công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu, trình độ tay nghề người lao động không cao, không có những điều kiện địa lí thuận lợi để thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ cho đầu tư phát triển của địa phương cũng như cho phát triển công nghiệp và các ngành nghề phục vụ công nghiệp. Hoạt động tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh. Đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đưa Thái Bình trở thành một địa phương có nền công nghiệp phát triển thì việc chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động tại đây Theo quyết định số 03/QĐ-NHPT của tổng giám đốc ngân hàng phát triển Việt Nam quỹ hỗ trợ phát triển chi nhánh Thái Bình đã chính thức được tổ chức lại thành ngân hàng phát triển chi nhánh Thái Bình. Trong những năm hoạt động, chi nhánh đã hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế thấp như chăn nuôi, đóng tàu loại nhỏ và trung, nuôi trồng thủy hải sản tại vên biển Tiền Hải; vực dậy nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thốn chưa có điều kiện về vốn để phát triển như làng nghề dệt vải xã Thái Phương huyện Hưng Hà hay nghề trồng đâu nuôi tằm chế biến sợi thô phục vụ xuất khẩu tại huyện Vũ Thư...; các doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn tại khu công nghiệp đang cần vốn để thay đổi dây chuyền công nghệ hiện đại thay cho các công nghệ cũ lạc hậu. Do có sự đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương nên kể từ khi thành lập chi nhánh đã phát triển cả về quy mô nhân lực cũng như tổng vốn hoạt động.
II. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình
Tại quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của thủ tướng chính phủ đã quy định chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng phát triển: huy động, tiếp nhận nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước và một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật .
Hoạt động của Ngân hàng phát triển không vì mục tiêu lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng không phần trăm. Ngân hàng phát triển được chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của Ngân hàng phát triển là 5.000 tỉ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của quỹ hỗ trợ, thời gian hoạt động là 99 năm kể từ khi quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 có hiệu lực.
Ngày 20/12/2006 Chính phủ ban hành nghị định số 151/2006/NĐ-CP về công tác tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Có thể nói Ngân hàng Phát triển là một tổ chức tín dụng đặc biệt được chính phủ giao thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu cho nhà nước bao gồm cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Hoạt động của Ngân hàng phát triển không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí.
Ngân hàng phát triển được tiếp nhận nguồn vốn từ ngân sách nhà nước gồm: vốn điều lệ của ngân hàng phát triển, vốn ngân sách nhà nước cấp cho các dự án theo kế hoạch hàng năm, vốn ODA được chính phủ giao; vốn huy động từ phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật, vay tiết kiệm bưu điện, Quỹ bảo hiểm xã hội, các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước; nhận tiền gửi của các tổ chức trong và ngoài nước; vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, tổ chức trong và ngoài nước; vốn nhận ủy thác, cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế xã hội, các hiệp hội trong và ngoài nước; các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật
Đối tượng phục vụ của Ngân hàng phát triển là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có dự án thuộc diện vay vốn đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có hợp đồng tín dụng xuất khẩu hoặc các tổ chức nước ngoài thuộc diện vay vốn, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu nhà nước.
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của ngân hàng phát triển cũng được quy định rõ ràng trong quyết định trên :
1. Huy động, tiếp nhận vốn
Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quy định của chính phủ.
2. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:
a) Cho vay đầu tư phát triển;
b) Hỗ trợ sau đầu tư;
c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
3. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
a) Cho vay xuất khẩu;
b) Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
c) Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
4. Nhận ủy thác quản lí nguồn vốn ODA
Nhận ủy thác quản lí nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay lại, nhận ủy thác cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa ngân hàng phát triển với các tổ chức ủy thác.
5. Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng phát triển.
6. Cung cấp các dịch vụ thanh toán
Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động của ngân hàng phát triển theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
III. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng phát triển
1. Cơ cấu tổ chức hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam
Theo điều lệ của Ngân hàng phát triển được chính phủ chấp thuận cơ cấu tổ chức của ngân hàng phát triển bao gồm:
- Hội đồng quản lý
- Ban kiểm soát
- Bộ máy điều hành gồm:
+ Hội sở chính đặt tại thủ đô
+ Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước
1.1. Sơ đồ tổ chức tại hội sở chính
Hội đồng quản lý
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc phụ trách các nghiệp vụ
Các ban liên quan đến hoạt động tín dụng
Lãnh đạo sở giao dịch và chi nhánh
Các phòng ban liên quan thuộc sở giao dịch, chi nhánh
Khách hàng
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại hội sở chính
1.2.1. Ban thẩm định
a) Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện công
tác thẩm định dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển và công tác phòng ngừa ruie ro
b) Nhiệm vụ:
- Trình bày văn bản bổ sung, sửa đổi các văn bản liên quan đến hoạt dộng quản lí đầu tư
- Trình bày quy chế thẩm định lên tổng giám đốc
- Chỉ đạo kiểm tra công tác thẩm định
- Thẩm định các dự án nhóm A
- Phối hợp với các đơn vị trong hệ thống tổ chức thực hiện thu thập tổng hợp tin tức cung cấp cho việc thẩm định dự án và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống
- Tổng hợp báo cáo định kì cho công tác phòng ngừi rủi ro và tín dụng
1.2.2. Ban nguồn vốn
a) Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác huy động vốn, tiếp nhận, quản lý, điều hành nguồn vốn, tổ chức thực hiện công tác huy động vốn, cân đối nguồn và sử cụng nguồn vốn cho toàn hệ thống
b) Nhiệm vụ: tổng hợp báo cáo tham mưu cho tổng giám đốc các kế hoạch định kì của tất cả các chi nhánh trong cả nước, chỉ đạo việc huy động, sử dụng vốn trong toàn hệ thống. tham gia công tác thẩm định cùng với ban thẩm định
1.2.3. Ban tín dụng trung ương
a) Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án thuộc kinh tế trung ương.
b) Nhiệm vụ: Báo cáo xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay, tham gia thẩm định dự án nhóm A, dự án sử dụng vốn ODA, chủ trì thẩm định tài chính với dự án nhóm B, C; tổng hợp, rà soát nhu cầy vay tín dụng đầu tư phát triển.
1.2.4. Ban tín dụng địa phương
a) Chức năng: Tham mưu, chỉ đạo thực hiện công tác cho vay, bảo lãnh tín dụng đối với các dự án thuộc kinh tế địa phương
b) Nhiệm vụ: Tham gia thẩm định các dự án nhóm A thuộc kinh tế địa phương, thẩm định tài chính nhóm C,D thuộc kinh tế địa phương
1.2.5. Ban kế hoạch tổng hợp
a) Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc trong viêc tổng hợp, phân tích kinh tế xã hội, thị trường tài chính, tiền tệ , hoạch định kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế cũng như kế hoạch hoạt động chung của cả hệ thống.
b) Nhiệm vụ: Tổng hợp báo cáo từ các chi nhánh để lên kế hoạch hoạt động cho toàn bộ hệ thống
1.2.6. Ban quản lý vốn nước ngoài và quan hệ quốc tế
a) Chức năng: Tham mưu tổ chức chỉ đạo công tác quản lý cho vay lại vốn nước ngoài và cộng tác quan hệ quốc tế theo chiến lược phát triển của toàn hệ thống
b) Chức năng: Tham gia tạo mối quan hệ, liên kết với các tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng trên khắp thế giới nhằm thu hút nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của ngân hàng
1.2.7. Ban pháp chế
a) Chức năng: Chỉ đạo thực hiện công tác pháp chế, bảo về quyền lợi của Ngân hàng phát triển
b) Nhiệm vụ: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và quản lí các vấn đề liên quan đến pháp lý trong quá trình hoạt động của Ngân hàng.
1.2.8. Trung tâm xử lí nợ
a) Chức năng: Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác xử lý rủi ro, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của toàn hệ thống
b) Nhiệm vụ: Quản lý rủi ro và các vấn đề liên quan đến tài sản đảm bảo tín dụng của khách hàng
2. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh Thái Bình
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại chi nhánh
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ
Phó giám đốc phụ trách khách hàng
Phòng tổng hợp
Phòng tín dụng
Phòng tài chính
Phòng hành chính
Khách hàng
2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh
2.2.1. Phòng tổng hợp
a) Chức năng: Tham gia cùng với giám đốc trong công tác thẩm định dự án các nhóm thuộc kinh tế địa phương, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ các hoạt động chung của chi nhánh
b) Nhiệm vụ:
- Phối hợp tham gia ý kiến về nghiệp vụ thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay
- Chủ trì phối hợp với các phòng ban chức năng khác tham mưu về quyết định cho vay tín dụng đầu tư phát triển với các dự án được phân cấp hay trình tổng giám đốc đối với các dự án chưa được phân cấp
- Lập kế hoạch hoạt động cho cả chi nhánh
- Huy động vốn và điều hành nguồn vốn
- Thực hiện kiểm tra giám sát nội bộ
- Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng các thủ tục lập và thẩm định dự án
2.2.2. Phòng tín dụng
a) Chức năng: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ cho tín dụng, đầu tư trong nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự án trong và ngoài nước sử dụng vốn của chi nhánh.
b) Nhiệm vụ:
- Tham gia thẩm định các dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước ra nước ngoài
- Thực hiện công tác cho vay ngắn và dài hạn đối với các doanh nghiệp và các cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển trong và ngoài tỉnh Thái Bình
- Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ sau đầu tư như hỗ trợ lãi suất cho các dự án cho vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
- Thực hiện giám sát khách hàng về khả năng trả nợ và đảm bảo thanh toán nợ xấu
2.2.3. Phòng tài chính kế toán
a) Chức năng: Thực hiện hạch toán kinh doanh của ngân hàng và quản lý các hoạt động thu chi của ngân hàng
b) Nhiệm vụ:
- Phối hợp cùng các phòng ban thẩm định tài chính các dự án vay vốn tại ngân hàng
- Thực hiện giao dịch, quản lí các tài khoản tiền gửi của các cá nhân tại ngân hàng
- Phân loại và quản lí các khoản thu chi của ngân hàng
- Liên kết với các ngân hàng khác cùng hoặc không cùng hệ thống nhằm huy động vốn cũng như tận dụng đầu tư các nguồn vốn nhàn rỗi.
2.2.4. Phòng hành chính, nhân sự
- Thực hiện quản lí, điều phối nhân sự, tổ chức các hoạt động sinh hoạt chung cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng
- Thực hiện giao dịch với khách hàng
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐẨU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THÁI BÌNH
I. Tình hình kinh doanh và đầu tư của cả hệ thống Ngân hàng phát triển trong hai năm gần đây 2007-2008
Tính từ thời điểm chuyển đổi thành Ngân hàng phát triển năm 2006 trong toàn bộ hệ thống đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Tổng lượng vốn tín dụng huy động trung bình hai năm 2007-2008 đã tăng trên 200% so với cùng kì năm 2005-2006. Hoạt động giải ngân vốn cho tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu đã tiến triển nhanh hơn. Công tác thẩm định đã được cải thiện cả về chất lượng và thời gian. sau đây là một số con số cụ thể biểu hiện sự tăng trưởng của cả hệ thống.
1. Công tác huy động vốn và tiếp nhận vốn
Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng phát triển Việt Nam năm 2007-2008
TT
Nội Dung
Thực hiện 2007(tỷ đồng)
Tỷ trọng 2007(%)
Thực hiện 2008(tỷ đồng)
Tỷ trọng 2008(%)
1
Trái phiếu chính phủ
24.095
68,18%
26.647
66,23%
2
Bảo hiểm xã hội
570
1,41%
3
Quỹ tích lũy TNNN
1.214
3,02%
4
Huy động tại chi nhánh
6.756
19,11%
3.208
7,97%
5
Tiết kiệm bưu điện
2.140
5,31%
6
Khác
4.448
12.71%
6.451
16,03%
7
Tổng số
35.339
100%
40.230
100%
Từ các số liệu trên ta nhận thấy nguồn vốn huy động năm 2008 đã tăng và các nguồn huy động vốn cũng phong phú hơn. Tuy nhiên nguồn vốn huy động chỉ tập trung vào phát hành trái phiếu, các nguồn khác chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Về việc huy động vốn bằng ngoại tệ: đã huy động được gần 93 triệu USD chỉ riêng trong năm 2008 tại các chi nhánh Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Lào Cai và Sở giao dịch I
2. Công tác giải ngân, thu nợ vốn tín dụng đầu tư trong nước
2.1. Công tác giải ngân
Trong hai năm 2007-2008 toàn ngành đã giải ngân tăng hơn 180% so với khi còn là quỹ hỗ trợ. Năm 2007 giải ngân 14.634 tỷ đồng, năm 2008 giải ngân được 17.436 tỷ đồng
2.2. Công tác thu nợ
Năm 2007:
- Thu nợ gốc: 7.104 tỷ đồng đạt 94% kế hoạch, tăng 1.438 tỷ đồng so với năm 2006
- Thu nợ lãi: 2.193 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch. tăng 515 tỷ đồng so với năm 2006
- Dư nợ : 53.163 tỷ đồng tăng 17,2% so với năm 2006
- Nợ quá hạn: 3.084 tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ, giảm 152 tỷ đồng so với năm 2006
Năm 2008:
- Thu nợ gốc: 8.592 tỷ đồng (trong đó thu từ các dự án hạ tầng giao thông là 600 tỷ chiếm gần 7% tổng thu nợ cả năm) đạt 80% kế hoạch.
- Thu nợ lãi: 2.849 tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch
- Dư nợ: 61.930 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2007
- Nợ quá hạn: 3.254 tỷ đồng chiếm 5,26% tổng dư nợ tăng hơn 15% so với năm 2007 và tập trung chủ yếu vào các dự án hạ tầng giao thông và chương trình đánh cá xa bờ và nợ gốc các dự án thuộc diện xử lý rủi ro.
Bảng 2: Tình hình dư nợ theo các nhóm nợ
Nhóm nợ
Năm 2007
Năm 2008
Dư nợ bình thường
46.299 tỷ đồng
Chiếm 87.5% dư nợ
50.726 tỷ đồng
Chiếm 81,91% dư nợ
Dư nợ có khó khăn tạm thời
3.434 tỷ đồng
Chiếm 6,45%dư nợ
6.230 tỷ đồng
Chiếm 10,06% dư nợ
Dư nợ khó thu
2.252 tỷ đồng
Chiếm 4,25% dư nợ
2.110 tỷ đồng
Chiếm 3,57% dư nợ
Dư nợ không có khả năng thu
949 tỷ đồng
Chiếm 1,8% dư nợ
1.009 tỷ đồng
Chiếm 1,63% dư nợ
3. Công tác thẩm định tại hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam
Trong hai năm 2007-2008 tại hội sở chính đã tiếp nhận thẩm định hồ sơ của 110 dự án không thuộc diện phân cấp xin vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, trong đó có 45 dự án nhóm A và 75 dự án nhóm B, C. Trong đó có 15 dự án bị từ chối cho vay và 25 dự án yêu cầu chi nhánh và chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục.
Thực hiện giám sát đối với 300 dự án của 57 chi nhánh với tổng mức đầu tư 50.564 tỷ đồng , tổng số vốn đề nghị vay tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là 23.434 tỷ đồng.
4. Tình hình tài chính - kế toán và thanh toán
Bảng 3: Tình hình thu chi của cả hệ thống NHPT năm 2007-2008
TT
Nội dung
(đơn vị:tỷ đồng)
Năm 2007
Năm 2008
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ %KH
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ %KH
1
Thu nhập
5.400
6.778
125%
7.200
7.398
137%
2
Chi phí
5.087
6.235
123%
6.917
6.308
124%
3
Chênh lệch thu chi chưa có lương
345
966
280%
495
1.365
294%
4
Chênh lệch thu chi có lương
256
732
286%
283
1.089
267%
Trong tổng thu nhập một số khoản thu có tỷ trọng lớn là: thu lãi từ tín dụng đầu tư chiếm 40,2% tổng thu nhập, thu lãi tiền gửi chiếm 25,4% tổng thu nhập.
II. Tình hình kinh doanh và đầu tư của chi nhánh Ngân hàng phát triển Thái Bình
1. Công tác huy động vốn
1.1. Công tác huy động vốn giai đoạn 2000-2006
Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của hệ thống Ngân hàng phát triển khi còn là quỹ hỗ trợ phát triển, những giai đoạn đầu khả năng huy động vốn của ngân hàng còn hạn hẹp chỉ dừng lại ở những nguồn vốn trong nước, cụ thể là nguồn vốn nhàn rỗi từ các đơn vị.
Giai đoạn năm 2000-2004 để thực hiện tốt những nhiệm vụ của nhà nước giao, cùng với nguồn vốn từ quỹ trung ương chuyển về chi nhánh đã tích cực tìm và khai thác các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các đơn vị, tổ chức kinh tế dể cho vay. Đặc biệt nhờ sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, kho bạc nhà nước tỉnh, tổng công ty bảo hiểm Việt Nam và các cấp, nghành trong tỉnh, Mặc dù mới được triển khai nhưng trong 5 năm từ năm 2000-2004 Chi nhánh đã huy động được trên 136 tỷ đồng trong đó đã huy động được 20 tỷ có kỳ hạn 10 năm và 51 tỷ có kì hạn 5 năm, số còn lại là kì hạn dưới 1 năm.
Trong đó:
+ Năm 2000 huy động được: 3.456 triệu đồng
+ Năm 2001 huy động được: 4.254triệu đồng
+ Năm 2002 huy động được: 5.154triệu đồng
+ Năm 2003 huy động được: 41.000 triệu đồng
+ Năm 2004 huy động được: 82.323 triệu đồng
Giai đoạn từ năm 2005-2006 hoạt động huy động vốn của quỹ đã có nhiều tiến bộ đáng kể, số vốn huy động được tăng thêm nhờ nguồn vốn không kì hạn với các kết quả cụ thể như sau:
Bảng 4: kết quả huy động vốn tại chi nhánh năm 2005-2006
đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Số dư huy động đến 31/12
99,516
100%
120,234
100%
Kỳ hạn 10 năm
20
20,1%
32
26,6%
Kỳ hạn 5 năm
57
57,3%
60
50%
Kỳ hạn 1 năm
4,350
4,4%
8,325
6,9%
Kỳ hạn dưới 1 năm
2,5
2,5%
3,2
2,7%
Không kỳ hạn
15,666
15,7%
16,709
13,8%
1.2. Công tác huy động vốn giai đoạn 2007-2008
Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng đánh dấu hai năm đầu tiên chi nhánh chính thức hoạt động trong vai trò là một ngân hàng hỗ trợ chính thức của chính phủ. Nhờ sự chuyển đổi chính thức này đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho chi nhánh trong việc tham gia huy động vốn phục vụ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, là một trong 4/59 chi nhánh của toàn hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện liên hệ và huy động thành công vốn nước ngoài. Tình hình huy động vốn hai năm gần đây trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 5: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2007-2008 (Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Doanh số vốn huy động nội tệ (VNĐ)
158.000
328.000
Doanh số vốn huy động ngoại tệ (USD)
20
10
Số dư huy động nội tệ (VNĐ)
274.803
524.000
+Số dư không kỳ hạn
17.803
42.100
+Số dư có kỳ hạn
257.000
481.900
Số dư huy động ngoại tệ (USD)
20
10
Với nguồn vốn huy động được trong hai giai đoạn trên chi nhánh đã thực hiện có sự tính toán điều chỉnh kịp thời hàng năm đến từng dự án cho vay và cấp HTSĐT. Không xảy ra tình trạng ách tắc vốn và thiếu nguồn phục vụ công tác tín dụng đầu tư.
2. Công tác cho vay, thẩm định dự án
2.1. Giai đoạn 2000-2006
Trong các năm từ 2000-2004 Chi nhánh đã tiến hành giải ngân 385.940 triệu đồng trên tổng số kế hoạch được giao thực hiện là 422.400 triệu đồng. Chi nhánh đã thẩm địn và chấp nhận cho vay 57 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư 866.361 triệu đồng, trong đó vốn vay là 540.416 triệu đồng, đã ký hợp đồng tín dụng và cho vay tổng số 47 dự án với số vốn giải ngân là 401.938 triệu đồng.
Vốn đầu tư cho vay tập trung vào lĩnh vực kinh tế : dệt may, chế biến nông lâm hải sản, nghành công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi, vận tải, làng nghề, kiên cố hóa kênh mương , xây dựng, y tế giáo dục.
Trong hai năm 2005-2006 tổng số dự án được thẩm định và tiến hành cho vay không tăng tuy nhiên quy mô các dự án và tổng số tiền vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của các dự án đã lớn hơn nhiều so với giai đoạn từ năm 2000-2004.
Riêng năm 2005 Chi nhánh đã tiến hành tiếp nhận và thẩm định 12 dự án có tổng vốn đầu tư 434.120 triệu đồng với tổng số vốn vay là 174.853 triệu đồng trong đó 2 dự án không đủ điều kiện cho vay, 1 dự án đã thẩm định xong và từ chối cho vay, 7 dự án đã thẩm định xong và trình quỹ trung ương xin kế hoạch giải ngân có tổng vốn đầu tư là 46.583 triệu đồng, vốn xin vay là 23.500 triệu đồng đã được quỹ trung ương thông báo kế hoạch giải ngân.
Năm 2006 chi nhánh tiếp nhận hồ sơ của 18 dự án có tổng vốn đầu tư 512.235 triệu đồng với tổng số vốn vay là 254.231 triệu đồng, trong đó chỉ có 6 dự án đủ diều kiện cho vay với tổng số vốn vay là 58.265 triệu đồng đã trình kế hoạch và được quỹ trung ương chấp nhận giải ngân.
2.2. Giai đoạn 2007-2008
Kết quả năm 2007 chi nhánh đã tiếp nhận 47 dự án mới, đã lựa chọn thẩm định và quyết định cho vay và kí họp đồng được 19 dự án trong đó có 17 dự án thuộc đối tượng cho vay theo nghị định 151/NĐ-CP với tổng vốn đầu tư 1.296 tỷ đồng với số vốn vay là 752,5 tỷ đồng. Đến 31/12/2007 theo kế hoạch giải ngân của trung ương đưa xuống, kết hợp với các chủ đầu tư thì bên cạnh việc hoàn thành chỉ tiêu giải ngân chương trình kiên cố hóa kênh mương 20.000 triệu đồng chi nhánh còn thực hiện giải ngân được 88.792 triệu đồng hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch ; so với cùng kì năm 2006 tổng số vốn giải ngân chỉ đạt 63,2% kế hoạch thì đến năm 2007 tỷ lệ giải ngân đạt 195% kế hoạch.
Năm 2008 ngoài 19 dự án quyết định cho vay với tổng số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký là 2.105 tỷ đồng, được trung ương chấp nhận duyệt vay 1 dự án thuộc chương trình nước Phần Lan. Trong tháng 10 năm 2008 thực hiện công điện 13/NHPT-VP của tổng giám đốc, văn bản 3063/NHPT-TĐ chi nhánh đã rà soát lại toàn bộ các dự án đang và sẽ giải ngân trong năm, cuối năm 2008 đã tiến hành rà soát và cho vay 12 dự án với tổng số vốn vay là 1.022 tỷ đồng, còn lại 24 dự án tiếp tục rà soát.
3. Công tác thu nợ vốn vay tín dụng đầu tư
3.1. Giai đoạn 2000-2006
Thu hồi vốn đầu tư là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo nguồn vốn tái đầu tư cho các dự án tiếp theo. Xác định được vấn đề đó chi nhánh đã tích cực triển khai đè ra nhiều biện pháp đôn đốc thu nợ, thànl lập tổ mũi nhọn bám sát và nắm bắt tình hình cụ thể, đề ra biện pháp tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời thu hồi vốn về cho nhà nước
Trong 6 năm quỹ hỗ trợ hoạt động tổng nợ thu được là 225.619 triệu đồng trong đó thu lãi là 56.554 triệu đồng. Giai đoạn này vốn tín dụng đầu tư phát triển đã phát huy tác dụng lớn trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Thái bình. Nhiều dự án đầu tư đã phát huy tốt hiệu quả kinh tế.
3.2. Giai đoạn 2007-2008
Năm 2007 tổng thu nợ gốc là 72.296 triệu đòng đạt 119% kế hoạch đặt ra trong năm , tổng thu lãi là 10.567 triệu đồng đạt 101% kế hoạch năm.
Năm 2008 tổng thu nợ gốc là 85.562 triệu đồng đạt 103% kế hoạch năm 2008 và tổng thu nợ lãi là 12.567 triệu đồng đạt 98% kế hoạch.
Nhìn chung công tác thu nợ hai năm gần đây sau khi chi nhánh chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thì tổng số thu nợ gốc và lãi đã tăng đáng kể so với giai đoạn trước đó. Trung bình hai năm gần đây tổng thu nợ gốc và lãi đã chiếm hơn 35% tổng số thu nợ gốc và lãi 6 năm hoạt động trước. Đây là bước tiến bộ đáng kể đánh dấu sự chuyên nghiệp hóa của hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
4. Tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu
4.1. Giai đoạn 2000-2006
Cùng với tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, loại hình tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu đã góp phần lớn vào việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu. Từ đó thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Tuy chính sách hỗ trợ xuất khẩu mới được triển khai từ năm 2002 nhưng chi nhánh đã kịp thời triển khai tích cực, doanh số cho vay không ngừng gia tăng đáng kể cụ thể:
Bảng 6: Tình hình tín dụng xuất khảu 2002-2006
đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh số cho vay
22,946
40,827
100
101,903
95,466
Số hợp đồng tín dụng xuất khẩu đã thực hiện
20
31
25
31
19
Thu nợ
21,25
39,125
89,54
98,456
99,41
Dư nợ đến 31/12
7,45
12,54
28,245
32,145
23,967
4.2. Giai đoạn 2007- 2008
Bước sang năm 2007 mặc dù số đơn vị có mặt hàng thuộc đối tượng cho vay ngắn hạn xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã bị thu hẹp, tuy nhiên doanh số thu được là khá cao, cụ thể như sau:
Bảng 7: Tình hình tín dụng xuất khẩu 2007-2008
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
Doanh số cho vay
70.849
85.265
Số hợp đồng tín ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22812.doc