LỜI MỞ ĐẦU.
Trong bối cảnh kinh tế 2008, nền kinh tế Việt Nam nói riêng thế giới đối mặt với nhiều biến động. Trong 9 tháng đầu năm tình hình lạm pháp tăng cao, liên tục giữ ở mức trên 20%, giá cả tăng cao. Ngược lại 3 tháng cuối năm nền kinh tế lại đối mặt với tình trang giảm phát, hàng hóa ứ đọng.Nền kinh tế gặp khó khăn. Đứng trước tình hình đó chính phủ buộc phải sử dụng sách tiền tệ linh hoạt, thắt chặt chi tiêu trong 9 tháng và phải kích cầu đầu tư trogn 3 tháng cuối. Và ngân hàng phát tr
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển chính là một công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách trên. Ngân háng phát triển với phương trâm hoạt động không vì lợi nhuận, vì sự ích lợi của xã hội. Ngân hàng đã giúp cho việc sử dụng vốn nhà nước đạt hiệu quả cao góp phần đưa kinh tế nước nhà ra khỏi cuộc khủng hoảng.
Là một sinh viên kinh tế đầu tư, trường đại học kinh tế quốc dân, sau một thời gian học tạp tại trường, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của cô giáo em đã được tiếp cận kiến thức đầu tư trên phương diện lý thuyết. trong quy trình đào tạo, trong thời gian 3 tháng từ tháng 1 – tháng 3 em thực tập tại chi nhán ngân háng phát triển Hải Phòng. Em nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của ngân hàng.
Sau một thời gian thực tập em đã có cái nhìn tổng quan về các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động đầu tư phát triển, thẩm định dự án nói riêng. Kết thúc quá trình thực tập, em đã hoàn thành báo cáo thực tập. Em rất cám ơn cô giáo và các cán bộ ngân hàng đã giúp đõ em hoàn thành báo cáo tỏng họp này.
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1. Lịch sử hình thành phát triển.
Ngày 19/5/2006 ngân hàng phát triển Việt Nam chính thức được thành lập theo quyết định 108/QĐ-TTG do thủ tướng chính phủ ban hành. Ngân hàng Phát triển có tên gọi quốc tế là The Vietnam Development Bank (tên viết tắt VDB), có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, có tư cách pháp nhân, vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.
Tiền thân của ngân hàng phát triển Việt Nam là quỹ hỗ trợ phát triển, được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999. Trong giai đoạn 1999-2006, quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động như đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách.
Năm 2006, đứng trước tình hình nước ta chuẩn bị gia nhập WTO, để tránh vi phạm các điều lệ bảo hộ đồng thời vẫn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, ngày 19/5/2006 Chính phủ đã đồng ý thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện cả hai nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. Hoạt động và tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước, các ngân hang thương mại trong và ngoài nước, được tham gia hệ thống thanh toán các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo yêu cầu quy định của pháp luật. Ngân hàng phát triển kế thừa mọi quyền lợi trách nhiệm từ Quỹ hỗ trợ phát triển.
Mặc dù chỉ mới thành lập được hơn hai năm nhưng ngân hàng đã có một nền móng khá vững chắc. Đến nay vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng từ 5000 tỷ( năm 2006), lên 10000 tỷ. Ngân hàng đã một hệ thống lớn mạnh bao gồm: trụ sở chính: 25A Cát Linh- Đống Đa - Hà Nội và hàng loạt các đơn vị trực thuộc như: Văn phòng đại diện( tại thành phố Hồ Chí Minh), ban quản lý các dự án, Sở giao dịch (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) và trên 60 chi nhánh khắp cả nước. Qua hai năm hoạt động tổng tài sản của ngân hàng tăng từ 115.235.210 triệu đồng lên 135.040.639 triệu đồng, lãi đạt được qua năm 2006: 454.620 triệu đồng, 2007: 271.911 triệu đồng.
2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng.
2.1. Huy động vốn, tiếp nhận vốn.
Ngân hàng huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quy định của chính phủ.
2.2. Ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển
a. Cho vay đầu tư phát triển.
b. Hỗ trợ sau đầu tư.
c. Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
2.3 Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu.
a. Cho vay xuất khẩu.
b. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.
c. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh hợp đồng xuất khẩu.
2.4 Nhận ủy thác quản lý vốn ODA được chính phủ cho vay lại,
Nhận ủy thác, cấp phát quản lý vốn ODA cho vay đầu tư và thu hồi nợ của các khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác từ các ngân hàng phát triển và các tổ chức ủy thác.
2.5. Ủy thác của các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng phát triển.
2.6. Cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế.
Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của ngân hàng phát triển theo quy định của pháp luật.
2.7 Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
2.8 Thực hiện nhiệm vụ khác do thủ tướng chính phủ giao.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của ngân hàng phát triển.
Ngân hàng phát triển có trách nhiệm và quyển hạn như sau;
3.1. Phải thực hiện quản lý và sử dụng vốn và tài sản mà chính phủ giao theo quy định
3.2. Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửu, vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng, kinh tế xã hội theo quuy định của pháp luật.
3.3. Ngân hàng phát triển được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà Nước và các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước khác theo quy định của pháp luật.
3.4. Bảo toàn vốn và áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn, chịu thất thoát của ngân hàng phát triển theo quy định pháp luật.
3.5 Thực hiện tín dụng đầu tư phát triển theo quy định.
Ngân hàng phát triển cũng được hưởng những quyền lợi sau:
a. Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đâug tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh.
b. Thẩm định và chịu trạch nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ khách hàng.
c. Ngân hàng cũng cố thể từ chối cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và xuất khẩu, các khoản vay không đảm bảo yêu cầu.
d. kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ khách hàng.
đ. Chấm dứt việc cho vay hoặc thu hồi nợ yêu phát hiện khách hàng có dấu hiệu không trung thực
e. Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
3.6 Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập, thực hiện công khai minh bạch về hoạt động và tài chính của ngân hàng phát triển và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
3.2 Bộ máy quản lý và ban điều hành.
Tính đến 31/12/2007 thành viên Hội đồng quản lý, Ban tổng Giám đôc, Ban Kiểm soát của ngân hàng phát triển như sau;
Hội đồng quản lý:
1. Ông Nguyễn Đức Kháng Chủ tịch.
2. Ông Nguyễn Quang Dũng Ủy viên kiêm Tổng Giám Đốc.
3. Ông Nguyễn Thanh Chuân Ủy viên kiêm Trưởng ban kiểm soát
4. Ông Trần Xuân Hà Thứ trưởng bộ tài nguyên - ủy viên
5. Ông Đặng Thanh Bình Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - ủy Viên
6. Ông Trương Văn Đoan Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư - Ủy viên
Ban kiểm soát
1. Ông Nguyễn Thanh Chuân Ủy viên hội đồng quản lý – Trưởng ban
2. Ông Nguyễn Công Nam Phó trưởng ban
Ban Tổng Giám Đốc
1. Ông Nguyễn Quang Dũng Tổng Giám Đốc
2. Ông Lại Văn Đạo Phó Tổng Giám Đốc thường trực
3. Bà Đào Dung Anh Phó Tổng Giám Đốc
4. Ông Đáo Văn Chiến Phó Tổng Giám Đốc
5. Ông Đào Ngọc Thắng Phó Tổng Giám Đốc
6. Ông Nguyễn Chí Trang Phó Tổng Giám Đốc
Trưởng ban tài chính kho quỹ
Ông Nguyễn Chính Tuấn
PHẦN II CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG
1. Phương pháp lập dự án.
Ngân hàng phát triển Việt Nam là một ngân hàng chính sách của chính phủ. Ngân hàng chịu sự chỉ đạo của chính phủ trong việc huy động và cho vay. Ngân hàng chỉ xem xét đánh giá các dự án, không trực tiếp tham gia lập dự án. Do đó ngân háng không có hệ thống lập dự án.
2. Công tác tổ chức thẩm định dự án.
Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng phát triển là cho các dự án vay. Do vậy công tác thẩm định dự án tại ngân hàng phát triển khá hoàn thiện và là một khâu quan trọng trong hệ thống ngân hàng.
- Mục tiêu thẩm định dự án: nhằm đưa ra kết luận khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án, khả năng trả nợ, nhưng rủi ro có thê xảy ra để phục vụ cho quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
- Là cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho chủ đầu tư, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu hồi nợ gốc, lãi đúng hạn, hạn chế rủi ro.
- Làm cơ sở để đánh giá tiền cho vay,thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giả ngân, tạo tiền đề cho khách hàng trả nợ, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động.
2.1. Nội dugn thẩm định.
Chủ thể thẩm định dự án là ngân hàng phát triển, vốn là một ngân hàng chính sách. Do vậy ngân hàng quan tâm là hiệu quả xã hội mà dự án mang lại. Hiệu quả xã hội bao gồm hiệu quả tài chính của dự án mang lại và hiệu quả về mặt xã hội. Hồ sơ thẩm định dự án ngân hàng phát triển yêu cầu bao gồm:
- Thẩm định hồ sơ pháp lý( Đánh giá nâng lực pháp lý của chủ đầu tư)
- Đánh giá hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án và hồ sơ vay vốn.
- Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả dự án xin vay vốn.
- Thẩm định về điều kiện đảm bảo tiền vay của chủ đầu tư.
2.2. Các bước thẩm định một dự án đầu tư.
Bước 1: Đánh giá tính phù hợp với các quy định có liên quan của pháp luật
Bước 2: Kểm tra sự phù hợp đối với chinh sách quản lý rủi ro hiện hành.
Bước 3: Kiểm tra sự đày đủ số lượng giấy tờ, tính phù hợp của các loại giấy tờ đó.
Bước 4: Cho điểm tín dụng và phân loại giấy tờ đó.
Bước 5: Thẩm định rủi ro cụ thể.
Bước 6: lập báo cáo thẩm định rủi ro.
2.3. Phương pháp thẩm định.
Ngân hàng phát triển tùy theo quy mô tính chất đặc điểm của từng dự án mà có các phương pháp thẩm định khác nhau. Cán bộ thẩm định sẽ sử dụng các nội dung thẩm định ở mức độ hợp lý.
PHẦN III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
1. Ngân hàng Phát triển trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.
Trong năm 2008, nền kinh tế trong nước nói riêng và kinh tế thế giói nói chung có những biến động to lớn. Ngân hàng Phát triển một thành viên của tổ chức tài chính cũng không tránh khỏi những tác động khá lớn của cuộc khủng hoảng năm nay.
Thứ nhất: Trong nửa đầu của năm 2008, lạm pháp lên cao không ngừng. Do vậy chính sách kiềm chế lạm pháp là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Kênh cung ứng tiền đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng liên tục bị thu hẹp, chii cho đầu tư cà tiêu dùng hạn chế làm giảm tổng cầu. Hệ quả là các doanh nghiệp vừa thiếu vốn để sản xuất kinh doanh vừa không tiêu thụ được sản phẩm, do giá cả hàng hóa giảm dần do giảm phát. Với chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt này thì một lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phá sản gây một thiệt hại không nhỏ cho nển kinh tế.Như vậy tất yếu kéo theo chất lượng tài trợ vốn của ngân hàng tín dụng lâm vào tình cảnh khó khăn và có thể bị mất vốn. Trong hoàn cảnh này ngân hàng phát triển với chức năng chủ yếu là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp cũng không tránh khỏi khó khăn. Vì vậy cần phải có chính sách tài trợ tín dụng linh hoạt.
Thứ hai: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới dẫn đến hầu hết các nước thắt chặt tiền tệ, dẫn đến thì trường xuất khẩu giảm mạnh về quy mô, đặc biệt là thị trường EU và Mỹ. Bên cạnh đó kèm theo rủi ro về giá cả. Giá cả có thể giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ do chính sách thắt chặt tiền tệ đặc biệt là hàng nông sản thủy sản. Do đó một khối lượng doanh nghiệp có thể không vượt qua được giai đoạn này và không loại trừ đó là khách hàng của VDB.
Thứ ba: Sự đổ vỡ của các ngan hàng lớn và các định chế tài chính Ở Mỹ và Châu Âu làm giảm lòng tin của khối dân doanh đối với hoạt động ngân hàng, xuất hiện rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với nhà xuất khẩu ở khâu thanh toán tiền hàng.
Thứ tư: Việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài cả hình thức trực tiếp lẫn giám tiếp đều khó khăn và chắc chắn phải chịu lãi suất chống lạm phát cao
2. Tình hình hoạt động ngân hàng phát triển.
STT
Nội dung
Thực hiện đến 31/12/2008
1
Trái phiếu Chính Phủ
26.647
2
Bảo hiểm xã hội
570
3
Quỹ tích lũy tài nguyên thiên nhiên
1.214
4
Huy động tại chi nhánh
3.208
5
Tiết kiệm bưu điện
2.140
6
Huy động khác
6.451
Theo quyết định của chính phủ kế hoạch vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước do ngân háng phát triển thực hiện năm 2008 là: 40.280 tỷ đồng, trong đó vốn ODA cho vay lại: 9000 tỷ đồng, vốn trong nước: 31.280 tỷ đồng, bao gồm: cho vay đầu tư: 26900 tỷ đồng, dư nợ bình quân tín dụng xuất khẩu: 4.000, hỗ trợ đầu tư: 280 tỷ, bảo lãnh tín dụng đầu tư: 100 tỷ.
2.1.Tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời gian gần đây.
2.1.1. Về tình hình huy động vốn của ngân hàng.
Trong năm 2008 ngân hàng đã huy động được 40.230 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu thông qua trái phiếu, chiếm 66% tổng số vốn huy động, bằng 133% kế hoạch đầu năm. Cụ thể tình hình huy động vốn của ngân hàng như sau:
Về việc huy động vốn ngoại tệ trong năm 2008 này ngân hàng đã huy động được 93 triệu USD.
Đánh giá về tình hình huy động vốn của ngân hàng khá tốt. Nguồn vốn huy động khá ổn định. Do tính chất của ngân hàng là một ngân hàng chính sách của chính phủ, nên nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là trái phiếu. Tuy nhiên trong năm 2008 này nguồn vốn huy động phong phú hơn. Cụ thể, ngân hàng đã huy động thêm từ các quỹ khác: ngoại tệ, các quỹ được ở mục 2,3,4,5.
2.2.2. Tình hình cho vay và thu nợ tín dụng đầu tư trong nước.
Với sự nỗ lực của toàn ngân hàng, trong năm 2008 toàn ngân hàng đã thẩm định và cho vay và đã giả ngân được 17.436 tỷ đồng, không kể việc giải ngân nhà máy lọc dầu Dung Quất 8.272 tỷ tương đương với 500 triệu usd, đạt 1025 kế hoạch chính phủ giao. Tuy nhiên trong năm 2008 này kế hoạch giải ngân chỉ bằng 80% so với năm 2007. Ngoài ra, ngân háng phát triển đã ký hợp đồng tín dụng chô vay 400 triệu USD để nhập thiết bị dự án Thủy điện Sơn La.
Về dự án trọng điểm, nhà máy lọc dầu Dung Quất, lũy kế cho đến năm 2008 số vốn cho vay 950 triệu USD, số còn lại 50 triệu USD dự kiến sẽ được giải ngân 2009.
Vấn đề thu nợ gốc của ngân hàng đạt được 8.592(trong đó có hơn 600 tỷ nợ thu được thu được của các dự án hạ tầng giao thông). So với tình hình năm 2008, kế hoạch thu lãi tuy không đạt tới 100% kế hoạch, nhưng đây là con số khả quan của ngân hàng. Do các dự án mà ngân hàng cho vay hoạt động khá hiệu quả.
Dư nợ năm 2008 đạt 61.930 tỷ đồng, tăng 16.5%. Con số khá khiêm tốn so với con số tăng trưởng của toàn ngành ngân hàng là 22%. Đây là một con số hoàn toàn dễ hiểu. Do năm 2008, chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ trong 9 tháng đầu năm.
Tình hình nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào: các dự án giao thông, chương trình đánh bắt xa bờ, nợ gốc các dự án thuộc diện rủi ro. Nguyên nhân là trong năm 2008 chi phí tăng cao dẫn đến hiệu quả đầu tư không mong đợi, đầu ra gặp khó khăn do đầu tư cà tiêu dùng giảm,phản ứng dây chuyền do lạm phát.
2.2.3. Tín dụng xuất khẩu.
Trong năm 2008, doanh số cho vay của ngân hàng là 22.540 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỹ năm 2007. Dư nợ bình quân cả năm 2008 đạt 10.235 tỷ, gấp2.55 lần so với kế hoạch đầu năm, bằng 136% so với kế hoạch điều chỉnh. Thu nợ gốc được 19.509 tỷ đòng, thu nợ lãi 746 tỷ đồng.
Hoạt động tín dụng xuất khẩu trong năm 2008 của ngân hàng phát triển đã đạt được mục tiêu đề ra thể hiện qua số liệu nghiệp vụ thời điểm: 31/11/2008 so với 21/11/2007 cho vay tăng mạnh đạt 23500 tỷ đồng( tăng 2.5 lần), dư nợ tăng 13.300 tỷ( tăng 2.3 lần), thu gốc tăng 3.5 lần. Dư nợ bình quân 11 tháng đầu năm đạt 9.977 tỷ,tăng 3.47 so với cả năm 2007.. Dư kiến cả năm sẽ đạt 10.500 tỷ đồng.
Chất lượng tín dụng được nâng cao, ngân hàng duy trì tăng trưởng ổn định và hạn chế được tối đa nợ quá hạn. Tỷ lệ nớ quá hạn cuối thấng 11/2008 chiếm 0.98%, trong khi đó tổng dư nợ tăng mạnh. Kết quả cho thấy trong năm 2008 ngân hàng đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra giải ngân 7000- 8000 tỷ đồng do chính phủ giao.
Trong đó trong năm 2008 ngân hàng phát triển đã huy động vốn giải ngân cho các chương trình xuất khẩu lớn của chính phủ: Quản lý thu nợ các khoản vay vốn đóng tàu xuất khẩu của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin 1446.359), các khoản vay hiệp định liên chính phủ Việt Nam – Cuba. Một số doanh nghiệp tài trợ vốn tín dụng xuất khẩu theo chương trình này như: Tổng công ty lương thực Miền Bắc,Công ty cổ phần phích nước Rạng Đông, công ty điện tử Hà Nội.
Mặt khác một số chính sách tín dụng của ngân hàng phát triển đưa ra năm 2008 cũng mang tính chất hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng. Ngân hàng phát triển đã bơm vốn hỗ trợ cho một số lĩnh vực trọng yếu như thủy sản, đặc biệt là cá tra cá basa gặp khó khăn nghiêm trọng trong đầu năm 2008. Chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến tình trạng thừa nguyên liệu trong dân mà doanh nghiệp không có vốn để mua. Số vốn ngân hàng phát triển cho doanh nghiệp cá tra cá basa vay lên tới 4.184 tỷ đồng.
Trước diễn biến phức tạp của thị trường, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản, ngân hàng phát triển đã bơm một lượng tiền không nhỏ vào thị trường. Số doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn vào khoảng 220, dư nợ xấp xỉ 5200 tỷ đồng.
Đối với khách hàng mới, ngân hàng tích cực hợp tác với bên thông tin tín dụng để khai thác thông tin thức hiện thẩm định trước khi cho vay. Tính từ đầu năm ngân hàng phát triển đã thu hút được hơn 90 khách hàng mới vay vốn tín dụng xuất khẩu, phân bố rộng khắp các địa bàn trong đó có các khách hàng lớn như: công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên đóng tàu Phà rừng, xuất nhập khẩu Thiên Mã.
2.2.4. Vốn ODA cho vay lại.
Năm 2006 : Số dự án hiện đang cho vay là 327 dự án, với số vốn vay theo hợp đồng tín dụng 6546.57 triệu USD. Dự nợ vay ODA 44.760,5 VND.
Cụ thể, Việc thực hiện quỹ quay vòng ủy thác:
Quỹ quay vòng:
Quỹ đầu tư cho ngành giống ( Vốn vay Đan Mạch trị giá 8.4 tỷ USD). Số dự án thẩm định và cho vay 6 dự án, số vốn chấp thuận là 16.33 tỷ đồng. Lũy kế vốn giải ngân: 6.56 tỷ đồng, dư nợ vốn vay: 6.33 tỷ đồng. Lũy ké nợ đã thu 425.98 triệu trong đó nợ gốc 229.26 triệu đồng, không có nợ quá hạn. Đến nay hợp đồng đã chuyển về quỹ đầu tư ngành giống với tổng số tiền là 18.873 triệu đồng. NHư vậy tổng số vốn duyệt cho đầu tư ngành giống đạt 86.5% tổng nguồn vốn hiện có và tỷ lệ gải ngân đạt 35%
Quỹ Phà: Số dự án thẩm định và chấp thuận cho vay: 8 dự án, số vốn chấp thuận cho vay là 187 tỷ đồng. Lũy kế giải ngân 104 tỷ đồng, dư nợ vốn vay 89,18 tỷ đồng. Lũy kế nơ đã thu 29.73 triệu đồng, trong đó nợ gốc 14.82 triệu và lãi vay 11.23 triệu đồng, không có nợ vay quá hạn.
Nguồn vốn KFW Đức( Trị giá 7 triệu EUR) Số dự án thẩm định và hấp thuận cho vay: 12 dự án, số vốn chấp thuận là 115, 96 tỷ đồng. Số dự án hợp đồng tín dụng đã ký 11 dự án, với số vốn đã giải ngân5.2 tỷ đồng, dư nợ vốn vay 5.2 tỷ.
Qũy quay vòng cấp thoát đô thị. Số dự án đã đăng ký 24 dự án, với tổng số vốn đề nghị vay là 364 tỷ. Số dự án đã tiếp nhận và tổ chức thảm định cho vay la4. Nhưng hiện tại chưa có dự án nào được giải ngân.
Quỹ Ủy Thác.
Bao gồm các gói sau: Hiệp định 27 triệu USD –ODA Ấn Độ, dự án nông thôn 2 329.5 triệu USD, quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài,chương trình phát triển khu vực tư nhân, dự án cấp nước vệ sinh nong thôn.
Đên nay năm 2008 ngân háng phát triển hiện đang quản lý và cho vay lại 387 dự án với số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký tương đương là 21.169 triệu USD. Số vốn đã giải ngân 7.802 tỷ đồng.
Thu nợ gốc được 3.413 tỷ đồng, đạt 98.6% kế hoạch, bằng 1375 kế hoạch đăng ký với bộ tài chính, thu lãi và phí: 1.638 tỷ đồng, đạt 100.7 kế hoạch. Tổn dư nợ vay:54.622 tỷ đồng.
Ngoài ra ngân hàng đang quản lý và cho vay 50 dự án vay vốn từ quỹ quay vòng, ủy thác như: Quỹ đầu tư ngành giống, quỹ phà, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ với số giải ngân trực tiếp: 881 tỷ, thu nợ gốc 11 tỷ, phí 8.3 tỷ, dư nợ vay 874 tỷ đồng.
2.2.5. Hỗ trợ sau đầu tư.
Tình hình hỗ trợ sau đầu tư của ngân hàng phát triển như sau: toàn ngành đã cấp được 240 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch thủ tướng giao. Trong năm 2008, ngân hàng đã tiếp nhận và ký hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư là 32 dự án, số tiền cấp cho cả đời dự án là 71.5 tỷ đồng, nâng tổng số dự án ngân hàng đã cấp hỗ trợ đầu tư là 2848 dự án.
Trong năm 2008 này ngân hàng cũng tài trợ cho một dự án trọng điểm là xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La. Việc cấp phát vốn của ngân hàng khá kịp thời giúp cho dự án hoàn thành đúng kế hoạch tiến độ đề ra. Cụ thể việc xây dựng nhà máy 1534 tỷ đồng, dự án di dân: 1.797, dự án giao thông tránh ngập lụt 190 tỷ đồng.
Tổng việc cấp phát theo ủy nhiệm cả năm 2008: 3.283 tỷ đồng.
2.2.6. Thẩm định.
Trong năm 2008, tại hội sở chính đã tiếp nhận và thẩm định được 72 dự án ( không thuộc diện phân cấp) xin vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, trong đó 24 dự án nhóm A và 48 dự án nhóm B,C. trong đó có 15 dự án ngân hàng từ chối cho vay.
Ngân hàng đã thực hiện giám sát phân cấp đối với 250 dự án cảu 57 chi nhánh với tổn mức đầu tư 32.979tyr đồng. tổng số vốn đề nghị vay tín dụng đầu tư của nhà nước là 16.154 tỷ đồng.
2.2.7. Tình hình cho vay thí điểm.
Tổng số cho vay trng năm 6.972 tỷ đồng., dư nợ: 3024 tỷ đồng, thu nợ gốc: 4.921 ỷ đồng.
2.2.8. Tình hình tài chính kế toán.
Trong năm 2008 này, thu nhập của ngân hàng đạt 7398 tỷ đồng, đạt 103% so với kế hoạch đề ra là 7200 tỷ, và so với tình hình thực hiện năm 2007 là 137%. Chi phí năm 2008 giảm so năm 2007, 6308 tỷ, giảm được 9% so với chi phí kế hoạch. Khoản chênh lệch thu chi năm 2008 là 1365 tỷ đồng, tăng 275 % so với kế hoạch, bằng 294% so với năm 2007.
Trong khoản tổng thu nhập, một khoản thu có tỷ trọng lớn là thu lãi tín dụng đầu tư: 2.849 tỷ đồng,chiếm 38.5% tổng thu nhập, Thu lãi tiền gửu: 1800 tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng thu nhập, vượt mức kế hoạch tài chính đầu năm.
Trong khoản tổng chi phí, khoản chi có tỷ trọng lớn nhất là trả lãi huy động: 5.306 tỷ đồng, chiếm 81% tổng chi phí.
2.2.9. Các công tác khác.
Về mặt kiểm tra nội bộ: trong năm 2008 ngân hàng đã tiến hành kiểm tra 55/62 ngân hàng.
Về việc vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ: Ngân hàng liên tục mở các lớp đào tạo nghiệp vụ tín dụng cho toàn hệ thống. Ngoài ra ngân hàng còn tổ chức các lớp nghiệpvụ khác như: đào tạo về thị trường bất động sản, đấu thầu, hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tài chính dự án.
Về công tác tổ chức cán bộ, công tác tổ chức bộ máy và cán bộ tại hội sở chính và các chi nhánh được đánh giá từng bước kiện toàn. Bộ máy tổ chức được cơ cấu lại các ban: Kiểm tra nội bộ, ban quản lý vốn nhà nước và ban quan hệ quốc tế, tạp chí hỗ trợ phát triển, ban tài chính kế toán. Trong năm chi nhánh Hà Tây được sát nhập vào sở giao dịch, thành lập đại diện Tổng Giám Đốc Bắc Trung Bộ.
3. Đánh giá tình hình hoạt động năm 2008.
3.1. Mặt điều hành.
Có thể nói trong năm 2008, ngân hàng đã diều hành rất quyết liệt và linh hoạt. Đây là một nhân tố quyết định việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2008. Các giải pháp được đưa ra hết sức linh hoạt và kịp thời góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn, tín dụng của ngân háng phát triển.Trong tình hình tính thanh khoản của thị trường giảm sút, rất nhiều ngân hàng thương mại không giải ngân được vốn tín dụng, nhưng riêng ngân hàng phát triển vẫn đảm bảo được kế hoạch giải ngân theo hợp đồng tín dụng. Việc ngân háng phát triển vẫn đảm bảo và quản lý tốt số vốn ủy thác ODA có ỹ nghĩa quan trọng nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường, được các bộ ngành, chính phủ đánh giá cao.
Trong quý IV/2008 thực hiện chủ chương kích cầu, ngân háng phát triển đã có biện pháp tạo điều kiện tín dụng cho khách hàng ( ví dụ bảo đảm tiền vay, nâng mức tạm ứng vốn, linh hoạt về hinh thức hỗ trợ…). Ngoài ra ngân hàng cũng tạo diều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn sản xuất kinh doanh.
Việc điều hành kế hoạch, lãi suất và nguồn vốn đã linh hoạt hơn các năm trước. Trong những tháng cuối năm, ngân hàng phát triển đã điều hành linh hoạt đối với hoạt động tín dụng ( giảm điều kiện tín dụng, điều chỉnh lãi suất), tăng kế hoạch giải ngân.
3.2. Về chính sách nghiệp vụ
Ngân hàng có các quy định và hướng dẫn nghiệp vụ riêng. Các quy định và hướng dẫn luôn được linh hoạt hoàn thiện và bổ sung thông qua sổ tay nghiệp vụ và tập huấn.
3.3. Về huy động vốn.
Qua các năm, ngân hàng đã huy động được nguồn vốn khá, và đảm bảo. Việc bảo toàn vốn và giữ vững được an toàn thanh khoản tốt. Ngân hàng cũng liên tục tìm kiếm và mở mang thêm các nguồn vốn khác. Việc điều hành nguồn vốn gắn kết với việc điều hòa kết quả tài chính tương đối tốt. Nó có ỹ nghĩa khá quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng.
3.4. Về quản lý và cho vay vốn ODA và cốn ủy thác.
Trong các năm hoạt dộng năm 2006, 2007, 2008 công tác cho vay quản lý nợ, thu nợ vốn ODA ổn định và đi vào nề nếp. Kết quả thu nợ đạt kết quả cao. Điều này khẳng định uy tín của ngân háng phát triển đối với nhà tài trợ, Bộ và Chính phủ.
Việc hỗ trợ sau đầu tư và quản lý các nguồn vốn ủy thác khá ổn định. Ngân hàng cũng luôn chú trọng công tác kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời và xử lý vướng mắc.
3.5. Giải ngân tín dụng.
Các hoạt động tín dụng được giải ngân đã được thực hiện rất linh hoạt và đúng chủ trương trong các thời kỳ. Ngân hàng luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Tổng giải ngân của ngân háng phát triển chiếm 8.8% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, tăng so với mức 6.5 % năm 2007.
Tín dụng xuất khẩu tăng trưởng mạnh, góp phần đẩy mạnh tích cực xuất khẩu và giảm nhập siêu cho nền kinh tế. Cho vay thí điểm đạt kết quả khá và vượt mức kế hoạch về tài chính. Cùng với tín dụng xuất khẩu, cho vay thí điểm đã mở ra một tín hiếu đáng mừng trong 2009.
Tổng dư nợ ngân hàng phát triển tính cho điểm năm 2008 tăng 12% tăng so với năm 2007 là 10%. Tổng nợ gốc các loại 3.679 tỷ đồng, chiếm 2.76% tổng dư nợ.thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 3.5 %. Nợ quá hạn trong năm 2008 ngày tỷ lệ giữ được ở mức chấp nhận được.
3.6. Giải ngân tín dụng.
Trong năm 2008 ngân háng phát triển được chính phủ giao cho kế hoạch cao hơn năm 2007. Tuy nhiên ngân hàng vẫn hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Thu nhập tăng 1.37 lần, chi phí gấp 1.24 làn. Chênh lệch thu chi có lương gấp 2.67 lần, chênh lệch thu chi chưa có lương là 2.94 lần.
Trong bối cảnh năm 2008, chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu, ngân hàng vẫn thực hiện khá nghiêm túc sự chỉ đạo của chính phủ đồng thời vẫn hoàn thành đúng được chỉ tiêu đề ra. Ngân háng phát triển luôn ý thức tiết giảm chi phí. Và thực tế tổng chi phí quản lý năm 2008 chỉ tăng 2.4% so với năm 2007, trong điều kiện lạm pháp tăng cao tới 22%.
PHẦN IV: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG.
Trong năm 2009, ngân hàng phần đấu hoàn thành và vượt mức kế hoạch chính phủ giao. Dự kiến tổng số vốn được xác định kế hoạch giải ngân năm 2009 cho các chi nhánh địa phương là 26.570 tỷ đồng.
- Tín dụng xuất khẩu phấn đấu hoàn thành 150% kế hoạch tdxxk cảu thủ tướng đề ra.
- Vốn ODA hoàn thành 100% kế hoạch.
- Cho vay thí điểm phấn đâus đạt dư nợ bình quân 6000 tỷ đồng.
- Cấp hỗ trợ sau đầu tư: hoàn thành kế hoạch được giao. Giải ngân vốn ủy thác thủy điện Sơn La, Dung Quất
- Kế hoạch huy động vốn khoản 440.000 tỷ đồng., trong đó trái phiếu là 70%.
- Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt khoảng 1000 tỷ.
PHẦN V: ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI
Thông qua việc tìm hiểu các hoạt động thực tế tại chi nhánh ngân hàng, em có nhìn nhận như sau.
Ngân hàng hoạt đống khá chuyên nghiệp. Một bộ máy được tổ chức hợp lý với 7 phòng ban chuyên môn. Mỗi phòng ban được giao nhận một nhiệm vụ cụ thể.
Hệ thống cơ sỏ vật chát khá đầy đủ và đẹp. Ngân hàng trang bị đầy đủ các công cụ hiện đại: hệ thống máy tính, mạng nội bộ, máy in…
Nhân viên trong ngân hàng là những người có trình độ và kỹ năng khá tốt.
Ngân hàng luôn đề cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Qua một số nhìn nhận về công tác nghiệp vụ của ngân hàng, em nhận thấy khâu thảm định về dự án là khá quan trọng. Do ngân hàng chủ yếu là làm việc với các doanh nghiệp nên hồ sơ xin vay vốn chủ yếu là các sự án. Việc định các dự án là khá quan trong trước khi quyết đinh cho vay hay từ chội. Do đó em sẽ tập trung nghiên cứu đề tài thẩm đinh trong chuyên đề tới.
Tại chi nhánh ngân háng phát triển hải phòng em sẽ đi sâu vào thẩm định tài chính dự án hoặc thẩm định về các dự án tầu biển hải phòng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Tạp chí hỗ trợ phát triển.
2. Chuyên đề nghiên cứu của ngân hàng phát triển.
3. Báo cáo thường niên.
4. www. Vdb.gov.com
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22032.doc