Báo cáo Thực tập tại ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Đầu tư nên em đã lựa chọn thực tập tại Ngân hàng và để phù hợp với ngành học của mình thì em đã xin vào thực tập tại phòng thẩm địn để có thế hiểu sâu hơn công tác thẩm định dự án đầu tư trên thực tế như thế nào. Là một ngân hàng chính sách, Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán. Ngân hàng Phát triể

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cho vay đầu tư phát triển; hỗ trợ sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư; cho vay xuất khẩu; bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh hợp đồng xuất khẩu. Ngân hàng đã có những chủ trương chính sách phát triển một cách hợp lý và sáng tạo. Với những lý do như thế nên em đã nộp đơn xin thực tập tại Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam Sau 3 tuần thực tập tại phòng Thẩm định –Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam, em đã có cơ hội hiểu biết hơn rất nhiều hoạt động của Ngân Hàng Phát Triển, về công tác thẩm định dự án đầu tư, cũng như cơ hội để áp dụng kiến thức học ở nhà trường vào thực tế. Nhờ đó, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp, để giới thiệu chung về đơn vị thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Mai Hoa và các anh chị tại phòng Thẩm định –Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như quá trình hoàn thành bản báo cáo của mình Phần I: Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng phát triển Việt Nam 1.1. Quyết định hình thành Quỹ Hỗ Trợ Phát triển 1.1.1. Căn cứ thành lập Quỹ - Căn cứ Luật tổ chức chính phủ ngày 30/09/1992 - Căn cứ NĐ Số 43/1999/ NĐ- CP ngày 29/06/1994 của Chính phủ về tìn dụng đầu tư phát triển của Nhà nước - Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Trưởng Ban Tổ Chức – Cán Bộ Chính Phủ và Bộ Trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ -> Quyết định ban hành NĐ Số 50/1999/ NĐ- CP về quyết định thành lập Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển 1.1.2. Chức năng của Quỹ - Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước ( bao gồm cả vốn trong và ngoài nước) để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước - Sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ - Cho vay đầu tư và thu hồi nợ - Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư - Thực hiện việc bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư; tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các quỹ đầu tư - Quỹ có thể uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay vốn đầu tư - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan theo quy định 1.1.3. Quỹ hỗ trợ phát triển có quyền - Kiểm tra và yêu cầu các chủ đầu tư cung cấp các tài liệu và giải trình những vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước - Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án đầu tư - Từ chối và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư về việc cho vay, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án không đúng đối tượng được hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước, không có hiệu quả, không đảm bảo điều kiện theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước - Đình chỉ việc hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước khi phát hiện chủ đầu tư vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng hỗ trợ lãi suất, hợp đồng bảo lãnh - Kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung sửa đổi các chính sách, cơ chế có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng và hoạt động của Quỹ - Thực hiện việc xử lý rủi ro, xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước - Khởi kiện đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo pháp luật hoặc khứu nại theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng, cam kết với Quỹ 1.2. Quyết định thành lập Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam 1.2.1. Các căn cứ thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân Hàng Phát Triển) được thành lập theo Quyết Định số 108/2006/QĐ- TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. Tên tiếng việt: Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank Tên viết tắt: VDB Ngân Hàng Phát Triển có tư cách pháp nhân, có con dấu. Vốn điều lệ của Ngân Hàng Phát Triển là 5.000 tỷ đồng ( năm nghìn tỷ đồng) từ nguồn vốn hiện có của Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển. Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc vào yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân Hàng Phát Triển và do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quết định. Hoạt động của Ngân Hàng Phát Triển không vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Ngân Hàng Phát Triển có trụ sở chính đặt tại Thủ Đô Hà Nội, có Sở giao dịch, chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài @ 61 Chi nhánh Ngân Hàng Phát Triển tại các tỉnh, thành phố Chi nhánh Ngân hàng Phát triển An Giang Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Kạn Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Giang Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Dương Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Phước Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bạc Liêu Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bà Rịa- Vũng Tàu Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bến Tre Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Định Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Thuận Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Cà Mau Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Cao Bằng Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đà Nẵng Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Điện Biên Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đồng Nai Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đồng Tháp Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Gia Lai Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hưng Yên Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hoà Bình Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Nam Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Tây Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Tĩnh Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khánh Hoà Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Kon Tum Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Kiên Giang Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lai Châu Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lạng Sơn Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lào Cai Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Long An Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nam Định Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Ninh Bình Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Ninh Thuận Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Yên Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Nam Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Ngãi Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Trị Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sóc Trăng Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tây Ninh Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tiền Giang Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Trà Vinh Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Vĩnh Phúc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Thọ Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Vĩnh Long Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Yên Bái Chi nhánh Ngân hàng Phát triển TP. Hồ Chí Minh Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu Vực Cần Thơ (tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang) Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu Vực Đăk Lăk (tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông) 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam 1.2.2.1. Hội đồng quản lý + Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch, Tổng Giám Đốc NHPT là thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài Chính, Kế hoạch và đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam + Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý: - Quản lý NHPT theo quy định tại Quyết định số 108/2006/QĐ –TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam, Điều lệ này và các quy định pháp luật khác có liên quan - Quyết định kế hoạch phát triển, định hướng các hoạt động của NHPT - Phê duyệt các hoạt động hàng năm của NHPT theo đề nghị của Tổng Giám Đốc - Chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhật, hợp nhất. giải thể Sở giao dịch, Chi nhánh và văn phòng đại diện của NHPT ở trong nước và nước ngoài theo yêu cầu của Tổng giám đốc - Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của NHPT, gồm; Phó tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng theo yêu cầu của Tổng giám đốc - Thông qua quy hoạch và chấp thuận để Tổng giám đốc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh: Trưởng các Ban nghiệp vụ tại Hội sở chính, Giám đốc các Chi nhánh, Sở giao dịch, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài - Giám sát, kiểm tra cơ quan điều hành trong việc thực hiện các quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, điều lệ của NHPT và các quy định của Hội đồng quản lý - Phê duyệt kế hoạch hoạt động của Ban kiểm soát, xem xét báo cáo kết quả kiểm soát và kết quả thẩm định quyết toán tài chính của Ban kiểm soát - Báo cáo Bộ trưởng Bộ nội vụ để trình Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc và các thành viên Hội đồng quản lý - Chịu trách nhiệm về các quyết định của Hội đồng quản lý trước Thủ tướng Chính phủ 1.2.2.2. Ban kiểm soát + Ban kiểm soát có tối đa là 07 thành viên chuyên trách là các chuyên gia am hiểu về các lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư… hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật + Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát: - Kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng quản lý - Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hoạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của NHPT - Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của NHPT khi xét thấy cần thiết để báo cáo Hội đồng quản lý, Bộ tài chính và các cơ quan có liên quan - Báo cáo Hội đồng quản lý về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của NHPT - Thông qua nhiệm vụ kiểm soát, kiến nghị với Hội đồng quản lý các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật 1.2.2.3. Bộ máy điều hành Bao gồm: - Hội Sở Chính đặt tại Thủ Đô Hà Nội - Sở giao dịch I, II - Chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam - Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ - Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: Cho vay đầu tư phát triển; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư - Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu; Tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu - Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; Nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác - Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển - Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế nhằm phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo qui định của pháp luật - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao 1.2.4. Trách nhiệm và quyền hạn của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam 1.2.4.1. Trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển - Quản lý và sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển theo qui định của pháp luật - Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh doanh xã hội theo qui định của pháp luật - Được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại khác trong nước và ngoài nước theo qui định của pháp luật; mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật - Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm về thất thoát vốn của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật - Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Điều lệ này và các qui định khác có liên quan - Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Ngân hàng Phát triển và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định - Uỷ thác, nhận uỷ thác trong hoạt động của Ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ 1.2.4.2. Ngân hàng Phát triển được quyền: - Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh - Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng - Từ chối cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay theo qui định của Phần II: Tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam trong thời gian qua 2.1. Tình hình huy động vốn và tiếp nhận vốn Đơn vị: tỷ đồng TT Nội dung Thực hiện đến 30/9/2008 Tổng số: 40.230 1 Trái phiếu Chính phủ 26.647 2 Bảo hiểm xã hội 570 3 Quỹ tích luỹ TNNN 1.214 4 Huy động tại Chi nhánh 3.208 5 Tiết kiệm bưu điện 2.140 6 Khác 6.451 Trong đó, vốn huy động chủ yếu là thông qua phát hành trái phiếu, chiếm 66,24% tổng số vốn huy động, đạt 88% kế hoạch huy động bằng trái phiếu của NPPT là 30.281 tỷ đồng. Về việc huy động vốn bằng ngoại tệ: đã huy động được gần 93 triệu USD (tại các Chi nhánh Hưng Yên, Bắc Ninh, Sở Giao dịch I, Lào Cai và Thái Bình). Đã có được một nguồn vốn mới từ đối tác mạnh (Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC) 2.2. Tình hình thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển + Trong năm 2008, toàn ngành đã giải ngân được 17.436 tỷ đồng (không kể giải ngân Nhà máy lọc dầu Dung Quất 8.272 tỷ đồng), đạt 102% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; bằng 80% so với năm 2007. Ngoài ra NHPT đã ký HĐTD cho vay 400USD để nhập khẩu thiết bị dự án Thuỷ điện Sơn La + Về cho vay đầu tư dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Luỹ kế số vốn giải ngân đến hết năm 2008 là 950 triệu USD. Số vốn còn lại (50 triệu USD) dự kiến giải ngân trong quý I/2009 và thực hiện vận hành thương mại vào cuối tháng 2/2009 2.3. Tình hình thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu + Doanh số cho vay trong năm 2008 là 22.540 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2007. Dư nợ bình quân cả năm 2008 là 10.235 tỷ đồng gấp 2,55 lần so với kế hoạch được giao đầu năm, bằng 136% so với kế hoạch điều chỉnh. thu nợ gốc được 19.509 tỷ đồng; thu nợ lãi được 746 tỷ đồng + Dư nợ 12.556 tỷ đồng, tăng hơn 2,44 lần so với 31/12/2007; nợ quá hạn 98,6 tỷ đồng chiếm 0,78% dư nợ, tăng 53,6 tỷ đồng so với 31/12/2007; lãi quá hạn 37 tỷ đồng, tăng 31 tỷ đồng so với 31/12/2007 2.4. Nhận uỷ thác và quản lý nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay lại + NHPT đang quản lý cho vay lại 387 dự án với số vốn theo Hợp đồng tín dụng đã ký tương đương là 21.169 triệu USD. Số vốn giải ngân trong năm là 7.802 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch năm 2008 + Thu nợ gốc được 3.413 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch của NHPT, bằng 137% kế hoạch năm đăng ký với Bộ Tài Chính; thu lãi, phí 1.638 tỷ đồng đạt 100,7% kế hoạch của NHPT, bằng 121% kế hoạch năm đăng ký với Bộ Tài Chính. Tổng dư nợ vay 54.622 tỷ đồng; nợ quá hạn chỉ chiếm 0,6% dư nợ + Ngoài ra, đang quản lý cho vay gần 100 dự án vay vốn từ Quỹ quay vòng, uỷ thác như: Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ với dư nợ vay gần 300 tỷ đồng, Quỹ phà, Quỹ đầu tư ngành giống 2.5. Hỗ trợ sau đầu tư + Toàn ngành đã cấp được 240 tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch năm Thủ tướng Chính phủ giao. Năm 2008 đã tiếp nhận và chấp thuận ký hợp đồng HTSĐT cho 32 dự án với số tiền hỗ trợ theo hợp đồng cho cả đời dự án là 71,5 tỷ đồng, nâng tổng số dự án được ký hợp đồng lên 2.848 dự án với số vốn hỗ trợ cho cả đời dự án là 3.599 tỷ đồng 2.6. Tình hình thẩm định Tại Hội sở chính đã tiếp nhận thẩm định hồ sơ của 72 dự án (không thuộc diện phân cấp) xin vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, trong đó: 24 dự án nhóm A và 48 dự án nhóm B,C. Trong đó: 15 dự án NHPT từ chối cho vay và 25 dự án yêu cầu Chi nhánh và Chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục Giám sát phân cấp đối với 250 dự án của 57 Chi nhánh với tổng mức đầu tư 32.979 tỷ đồng; tổng số vốn đề nghị vay tín dụng đầu tư của Nhà nước 16.154 tỷ đồng. Qua giám sát phân cấp, Hội sở chính đã thực hiện 265 lần cảnh báo đối với 184 dự án 2.7. Cho vay vốn thí điểm Tổng số vốn cho vay trong năm 2008 là 6.834 tỷ đồng; dư nợ tại 31/12/2008 là 3.024 tỷ đồng; thu nợ gốc: 4.786 tỷ đồng; thu nợ lãi: 317 tỷ đồng; Nợ gốc quá hạn: 16,43 tỷ đồng, chiếm 0,54% dư nợ; nợ lãi quá hạn: 7,65 tỷ đồng 2.8. Tình hình xử lý nợ Trong năm 2008, NHPT đã được cấp có thẩm quyền đồng ý xử lý rủi ro cho 04 dự án, với tổng số tiền là 151 tỷ đồng (trong đó, khoanh nợ gốc 56,7 tỷ đồng; Xoá nợ gốc là 66,7 tỷ đồng và xoá nợ lãi 27,5 tỷ đồng). Hiện tại đã trình Liên Bộ xử lý rủi ro: + Khoanh nợ, xoá nợ cho 92 dự án (chưa kể Chương trình đánh bắt cá xa bờ) với tổng số tiền 526 tỷ đồng + Bán nợ 05 dự án với số dư nợ là 109,5 tỷ đồng + Riêng Chương trình đánh bắt cá xa bờ: NHPT đã báo cáo liên bộ và đề nghị trình Thủ tướng Chính phủ xoá nợ với tổng số tiền đề nghị xoá là 1.179 tỷ đồng của 905 con tàu (trong đó: nợ gốc 705 tỷ đồng; nợ lãi 474 tỷ đồng) Phần III: Đánh giá tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam trong thời gian qua 3.1. Đánh giá tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư trong thời gian qua 3.1.1. Những thành tựu đạt được 3.1.1.1. Về điều hành - Điều hành rất quyết liệt và linh hoạt; đây là một nhân tố quyết định đối với việc hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của NHPT trong thời gian qua. Các giải pháp đưa ra ngay từ đầu Quý I và tiếp tục bổ sung trong Quý II là đúng hướng và rất kịp thời. Điều đó góp phần quan trọng đảm bảo tính thanh khoản của NHPT. Trong tình hình tính thanh khoản của thị trường giảm sút, nhiều ngân hàng thương mại không giải ngân được theo hợp đồng tín dụng, việc NHPT vẫn đảm bảo giải ngân và quản lý tốt các dự án sử dụng vốn uỷ thác (kể cả ODA) đã có ý nghĩa quan trọng nâng cao uy tín của NHPT trên thị trường; được các Bộ, ngành, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao - Việc điều hành kế hoạch, lãi suất và nguồn vốn trong năm 2008 đã linh hoạt hơn các năm trước rất nhiều. Trong những tháng cuối năm, NHPT đã linh hoạt nới lỏng tín dụng được thực hiện rất nhanh (giảm các điều kiện tín dụng, điều chỉnh lãi suất…), tăng nhanh kế hoạch giải ngân 3.1.1.2. Về chính sách nghiệp vụ Các quy định và hướng dẫn nghiệp vụ đã liên tục được bổ sung và hoàn thiện khá cơ bản thông qua các sổ tay nghiệp vụ và tập huấn. Tạo điều kiện cho việc học tập, kiểm tra và đánh giá nội bộ 3.2.1.3. Về huy động vốn Huy động vốn đạt khá cao, đảm bảo các nguồn vốn và giữ vững an toàn thanh khoản; đã mở thêm các quan hệ nguồn vốn; 3.1.1.4. Về hoạt động tín dụng - Giải ngân tín dụng đầu tư thực hiện rất linh hoạt và đúng chủ trương trong các thời kỳ; hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tổng vốn giải ngân tín dụng của NHPT năm 2008 chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 6,5% so với năm 2007 - Tín dụng xuất khẩu tăng trưởng mạnh, góp phần tích cực vào đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập siêu cho nền kinh tế; Cho vay thí điểm đạt kết quả cao và vượt mức kế hoạch về tài chính. Cùng với tín dụng xuất khẩu, cho vay thí điểm là một điểm sáng trong hoạt động tín dụng của NHPT năm 2008 - Tổng dư nợ của NHPT tăng từ 10% trong toàn ngành ngân hàng vào 31/12/2007 lên 10,75% vào 31/12/2008; Tổng nợ quá hạn các loại của NHPT (3.697 tỷ đồng) chỉ chiếm 2,76% tổng dư nợ (133.648 tỷ đồng) thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng (3.5%). Trong nợ quá hạn của NHPT có một phần nợ quá hạn tạm thời nhưng vẫn thống kê để phục vụ tính toán; đồng thời một phần lớn nợ thuộc diện được nhà nước xử lý rủi ro hoặc NSNN đảm bảo chưa loại bỏ trong tính toán này 3.1.1.5. Về quản lý cho vay vốn ODA và các hoạt động uỷ thác - Công tác quản lý cho vay, thu nợ vốn ODA ổn định và đi vào nề nếp. Kết quả thu nợ (gốc + lãi + phí) đạt cao làm tăng uy tín của NHPT đối với các Bộ, ngành và các nhà tài trợ - Việc cấp hỗ trợ sau đầu tư và quản lý các nguồn vốn uỷ thác (kể cả dự án Thuỷ điện Sơn La) được thực hiện ổn định 3.1.1.6. Về tài chính - Kế hoạch tài chính đạt cao: so với năm 2007 thu nhập gấp 1,37 lần; Chi phí gấp 1,24 lần; Chênh lệch Thu –Chi có lương gấp 2.67 lần; Chênh lệch Thu –Chi chưa có lương gấp 2,94 lần - Chính sách thắt chặt chi tiêu được thực hiện tốt. Trong điều kiện nền kinh tế bị lạm phát cao 22%, NHPT đã thực hiện giảm chi phí. Tổng chi phí quản lý (không kể lương) năm 2008 thực hiện là 154,7 tỷ, năm 2007 là 151 tỷ đồng. Năm 2008 chỉ tăng 2,4% so với năm 2007 thấp hơn nhiều so với tốc độ lạm phát của nền kinh tế 3.1.1.7. Các vấn đề khác - Công tác kiểm tra và tự kiểm tra đã được tăng cường và ngày câng được hoàn thiện; ý thức của các đơn vị được nâng cao; công tác kiểm tra nội bộ đã được mở rộng về phạm vi. Số lượng các sai sót năm 2008 ít hơn các năm trước; chế độ thông tin báo cáo về kết quả kiểm tra và chấn chỉnh, khắc phục sau kiểm tra ngày càng hoàn thiện - Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học đã được đẩy mạnh hơn - Tổ chức bộ máy và cán bộ tiếp tục được kiện toàn - Công tác hỗ trợ pháp lý đã tường bước được nâng cao - Các hoạt động về xây dựng cơ bản và trang bị kỹ thuật cơ bản thực hiện đúng kế hoạch vốn 3.1.2. Những mặt còn hạn chế 3.1.2.1. Về cơ chế, chính sách nghiệp vụ + Chính sách của Nhà nước chưa thật ổn định và có nhiều điểm chưa phù hợp (lãi suất, huy động vốn, xử lý rủi ro…), nên tác động tới các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ của NHPT, bị động. Chính sách nghiệp vụ của NHPT có những khoảng thời gian còn thể hiện ở nhiều văn bản hướng dẫn, không thuận lợi cho việc tra cứu, theo dõi và thực hiện + Quy chế, quy trình đã ban hành nhưng còn chưa thật đồng bộ. Công tác phân loại nợ chưa được hướng dẫn và thực hiện phù hợp với thông lệ ngân hàng + Cơ chế tiền lương và các chính sách khuyến khích người lao động còn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa thực sự tạo thành động lực nhằm nâng cao tính trách nhiệm và sáng tạo của người lao động 3.1.2.2. Chất lượng tín dụng + Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng đầu tư gia tăng: Nợ gốc quá hạn tăng 170 tỷ đồng so với 31/12/2007; Lãi quá hạn 1.799 tỷ đồng, tăng 496 tỷ đồng so với 31/12/2007 3.1.2.3. Tổ chức cán bộ + Bộ máy và lực lượng cán bộ vẫn đang trong quá trình từng bước kiện toàn; chưa thực sự thích ứng với sự biến động nhanh và ngày càng phức tạp của thị trường, thích ứng chưa nhanh với nghiệp vụ mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập. Tính chuyên nghiệp của cán bộ NHPT chưa cao, còn nặng tính thụ động hơn so với các NHTM + Năng lực quản trị rủi ro chưa theo kịp với sự phát triển về quy mô. Thông tin khách hàng và giám sát tín dụng đối với khách hàng, dự án cón yếu; chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thống nhất về thông tin khách hàng + Sự phối hợp và trao đổi thông tin giữa Hội sở chính –Chi nhánh và giữa các đơn vị tại Hội sở chính đã có tiến bộ song vẫn chưa đồng bộ 3.1.2.4. Công nghệ + Hệ thống thông tin số liệu yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành, đặc biệt là công tác quản lý tín dụng, điều hành nguồn vốn và thông tin phục vụ lãnh đạo; phục vụ rất hạn chế việc đánh giá và phân tích + Các vấn đề tồn tại về số liệu, tổng hợp số liệu chưa được khắc phục. Đây là một rủi ro tiềm ẩn lớn đối với công tác quản lý hiện nay và sẽ nguy hiểm hơn khi mở rộng các giao dịch về ngoại tệ. 3.1.2.5. Các vấn đề khác + Công tác huy động vốn còn nhiều khó khăn do chính sách huy động chưa được tháo gỡ, thị trường diễn biến phức tạp và vẫn đang trên đà giảm sút, chưa phục hồi + Kiểm tra nội bộ vẫn còn trùng lặp, còn một số Chi nhánh được kiểm tra hơn 1 lần trong năm + Việc kiểm tra công tác tài chính kế toán chưa thực hiện được từ đầu năm; một số đơn vị báo cáo kế toán chưa kịp thời, đầy đủ + Triển khai một số dự án trọng điểm của NHPT chưa đáp ứng tiến độ + Việc học tập và nghiên cứu khoa học ở các cán bộ, đặc biệt các cán bộ trẻ, chưa trở thành một phong trào rộng khắp, có ý nghĩa quan trọng nâng cao chất lượng cán bộ 3.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của NHPT trong thời gian tới 3.2.1. Nhiệm vụ năm 2009 3.2.1.1. Kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao Theo Quyết định số 1675/QĐ –TTg ngày 19/11/2008 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế -xã hội năm 2009 và Quyết định số 1676/QĐ –TTg ngày 19/11/2008 về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước năm 2009 là: 45.680 tỷ đồng bao gồm: - Vốn ODA cho vay lại: 9.500 tỷ đồng - Vốn trong nước: 36.180 tỷ đồng, trong đó: + Cho vay đầu tư: 25.870 tỷ đồng + Dư nợ bình quân cho vay TDXK: 10.000 tỷ đồng + Bảo lãnh TDDT: 100 tỷ đồng + Hỗ trợ sau đầu tư: 210 tỷ đồng 3.2.1.2. Kế hoạch của NHPT + Về tín dụng đầu tư: Phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. NHPT đã có Công văn số 4515/NHPT –KHTH ngày 25/12/2008 thông báo kế hoạch giải ngân vốn tín dụng đầu tư (nguồn vốn trong nước) Quý I/2009 và dự kiến cả năm chi tiêt đền từng dự án để các đơn vị thực hiện; tổng số vốn dự kiến cả năm đã thông báo (26.520 tỷ đồng, chưa kể KCHKM) được xác định là kế hoạch giải ngân năm 2009 của các Chi nhánh. Đối với các Chi nhánh chưa đăng ký kế hoạch giải ngân năm 2009 cần bám sát yêu cầu nhiệm vụ, có kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp để tiếp nhận và thẩm định dự án, hoàn thiện thủ tục và giải ngân được cho tối thiểu 01 dự án mới trong năm 2009 + Về tín dụng xuất khẩu: Phấn đấu hoàn thành 150% kế hoạch tín dụng xuất khẩu được Thủ tướng Chính phủ giao + Về vốn ODA: Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch (cả vốn ODA được uỷ thác quản lý và các dự án vay vốn ODA được NHPT giải ngân trực tiếp) + Về cho vay thí điểm: Phấn đấu đạt dư nợ bình quân khoảng 6.000 tỷ đồng + Về hỗ trợ sau đầu tư: Hoàn thành 100% kế hoạch được giao; Giải ngân vốn uỷ thác Thuỷ điện Sơn La, Lọc dầu Dung Quất hoàn thành theo tiến độ chuyển vốn và thực hiện đầu tư + Về huy động vốn: Huy động mới khoảng 44.000 tỷ đồng; trong đó trái phiếu chiếm 70% + Về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Phấn đấu thực hiện khoảng 1.000 tỷ đồng 3.2.2. Định hướng và Chiến lược thực hiện 3.2.2.1. Quan điểm chung: - Hoạt động song song 2 cơ chế: Chính sách và Thị trường - Phát triển hoạt động phải phù hợp với khả năng quản lý (quản trị rủi ro) nhằm đảm bảo khả năng an toàn (các công cụ hỗ trợ phải đáp ứng tương xứng) - Điều hành theo hướng linh hoạt phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thị trường 3.2.2.1. Chiến lược thực hiện @ Về cơ chế chính sách nghiệp vụ: + Ban hành Quy chế và sổ tay nghiệp vụ về bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ngay sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ có liên quan về cơ chế này; Phối hợp với Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội Ngân hàng và Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa để hoàn thiện cơ chế và tổ chức triển khai ngay trong đầu năm 2009 + Xây dựng, báo cáo các Bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách cần thiết để triển khai một số Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; Chương trình đầu tư Nhà máy xử lý chất thải… Xây dựng các quy chế nghiệp vụ để thực hiện các nghiệp vụ này + Tiếp tục hoàn thiện câc quy chế nghiệp vụ theo hướng đơn giản hoá, cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi nhiều hơn cho khách hàng @ Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn (cả nội tệ và ngoại tệ) + Huy động các nguồn vốn trong phạm vi quy định của Bộ Tài Chính: Trái phiếu Chính phủ, vốn vay Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện; các nguồn vốn khác… để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của hệ thống (Cho vay đầu tư; Cho vay xuất khẩu; Cho vay theo Hiệp định Chính phủ) + Huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường: - Ngoài nguồn vốn huy động TKĐB, báo cáo Tài chính cho NHPT tận dụng mạng lưới huy động vốn của Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện để khai thác tối đa các nguồn vốn với lãi suất sát lãi suất thị trường - Mở rộng quan hệ huy động vốn với các tổ chức tài chính, tín dụng và các tập đoàn lớn trong đó tập trung chủ yếu vào các tổ chức tài chính có tiềm năng về nguồn vốn như SCIC, Bảo hiểm xã hội, Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt và một số ngân hang thương mại lớn + Triển khai đề án phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ trong nước đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư nhập khẩu thiết bị; nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu để thực hiện hợp đồng xuất khẩu + Cơ chế điều hành nguồn vốn: Quản lý vốn tập trung; tăng cường kỷ cương, kỷ luật về chuyển và sử dụng nguồn vốn của Chi nhánh. Quản lý tập trung toàn bộ nguồn vốn của hệ thống thông qua cơ chế lãi phí, thanh toán tập trung theo lộ trình: tập trung toàn bộ các nguồn vốn huy động tại Chi nhánh; tập trung thanh toán toàn bộ các khoản giải ngân, thu nợ bằng ngoại tệ; tập trung giải ngân tại Hội sở chính; tập trung thu nợ tại Hội sở chính @ Tín dụng đầu tư + Tập trung và phối hợp với chủ đầu tư để hoàn thành kế hoạch năm 2009; đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các dự án/khoản vay và các dự án trọng điểm cảu ngành như: Dự án đường cao tốc Hà Nội -Hải Phòng…._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22008.doc
Tài liệu liên quan