Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Hoàn cảnh ra đời Quá trình phát triển Cơ cấu bộ máy, tổ chức của SGD I Cơ cấu tổ chức của SGD Chức năng chung của các phòng Nhiệm vụ của phòng Quan hệ khách hàng (Nơi em được hướng dẫn thực tập) Những kết quả tổng quan của SGD trong gần 20 n

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm qua PHẦN II : HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Hoạt động huy động vốn Hoạt động tín dụng Hoạt động dịch vụ PHẦN III : ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Khó khăn Thuận lợi Định hướng hoạt động 5 năm 2006 – 2010 KẾT LUẬN PHẦN I TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày 26/4/1957 theo quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) và là một trong hai ngân hàng ra đời sớm nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch Nhà nước. Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam chính thức đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với một nhiệm vụ mới: tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Từ 1/1/1995 đến nay, BIDV đã có sự thay đổi cơ bản: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Đây được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Hoàn cảnh ra đời Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, hệ thống ngân hàng có những thay đổi mang tính bước ngoặt. Theo 2 Pháp lệnh về ngân hàng, hệ thống ngân hàng được chia thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng còn các ngân hàng thương mại trực tiếp kinh doanh. Đối với Ngân hàng Đầu tư, sự đổi mới về tín dụng dài hạn bắt đầu từ đầu năm 1990 khi Chính phủ giao cho Ngân hàng thí điểm chống bao cấp tín dụng dài hạn trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Cũng vào năm 1990, Nhà nước có quyết định đổi tên Ngân hàng Đầu tư xây dựng thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với ý tưởng là ngân hàng này phải phục vụ đắc lực cho công tác phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới bằng quyết định số 401/CT của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) ngày 14/10/1990. Đầu năm 1991, thực hiện các quyết định của Nhà nước và Thống đốc NHNN, BIDV triển khai hoạt động theo mô hình tổ chức mới. Ban lãnh đạo BIDV xác định: Vốn là mặt trận phía trước, tín dụng là trung tâm với phương châm “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”. Đồng thời bước đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế, đi vào tin học. Song song với việc ổn định tổ chức và đào tạo cán bộ, BIDV cũng bước đầu mơt thêm một số linh vực hoạt động nghiêp vụ mới như: Huy động vốn; Phát hành kỳ phiếu bảo đảm giá trị theo giá vàng, Thanh toán quốc tế; Cho vay xuất nhập khẩu; Cho vay làm nhà ở;… Trước những yêu cầu của nhiệm vụ mới, Ban lãnh đạo BIDV đã bàn bạc kỹ về đặc điểm của lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đặc điểm của BIDV cũng như đặc điẻm về khách hàng của BIDV nhất là trong giai đoạn bắt đầu thực hiện nhiệm vụ mới của một NHTM…Từ đó đã đi đến quyết định rằng cần thiết phải xin phép Thống đốc NHNN Việt Nam thành lập Sở giao dịch (SGD) để giải quyết một cách tổng thể những vấn đề sau: Một là: trong đầu tư phát triển có những dự án trải dài khắp toàn quốc hoặc theo tuyến (như dự án đường sắt, đường giao thông, điện lực, bưu chính viễn thông,…). Các dự án này không chia khúc theo địa bàn, lại đòi hỏi phải có sự kiểm tra, thẩm định một cách thống nhất nên nếu phân chia theo chi nhánh sẽ không thỏa mãn yêu cầu quản lý theo đặc điểm của dự án và yêu cầu đòi hỏi của khách hàng. Hai là: trong xây dựng cơ bản, có những tổ chức xây lắp hoạt động trogn cả một vùng hoặc cả nước như các Tổng công ty xây lắp, san nền, điện lực, bưu chính viễn thông,… nên việc phục vụ và quản lý đòi hỏi cần có một đơn vị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển phục vụ theo đặc thù riêng biệt này trong lĩnh vực xây dựng. Ba là: BIDV mới bước vào hoạt động thương mại nên cần phải có một “chi nhánh đặc biệt” bên cạnh BIDV Trung ương để có thể làm thử nghiệm các mặt nghiệp vụ mới, qua đó rút kinh nghiệm, chỉ đạo triển khai trong toàn hệ thống. Bốn là: việc thành lập SGD sẽ thỏa mãn điều kiện là tồn tại một bộ phận phụ trách kinh doanh bên cạnh sự quản lý chung của BIDV. Vì vậy, ngày 28/3/1991 Tổng giám đốc BIDV đã ký quyết định số 76 QĐ/TCCB chính thức thành lập SGD. Theo quyết định này, SGD là đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, từng bước trở thành đơn vị chủ lực trong hệ thống BIDV về quy mô và doanh số hoạt động. Đồng thời SGD cũng là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới, triển khai công nghệ mới, thực hiện những nhiệm vụ phục vụ khách hàng đặc biệt, là môi trường đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ cho Hội sở chính. 1.2.2. Quá trình phát triển Trong quá trình hình thành và phát triển, hoạt động của SGD trải qua hai thời kỳ: Thời kỳ 1991 – 1995: SGD nhận nhiệm vụ quản lý, cấp phát vốn ngân sách và giám sát kiểm tra sử dụng vốn tiết kiệm, đúng mục đích, đúng địa chỉ cho các dự án của các Bộ, ngành. Đó là các dự án trải dài theo tuyến như bưu điện, điện lực, đường sắt, đường bộ,…; những dự án trải rộng như dự án của ngành Lâm nghiệp, chè, cà phê,… với số vốn cấp phát lên đến hàng trăm tỷ đồng. Thời kỳ 1995 đến nay: SGD chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động tự trang trải. Bằng việc mở rộng mạng lưới các Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm và thực hiện tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, mở rộng khách hàng, SGD đã đạt được những kết quả quan trọng, xác lập được vị thế, hình ảnh trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. SGD cũng được biết đến như một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các Tổng công ty 90, 91, các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao như thanh toán trong nước, thah toán quốc tế, bảo lãnh,… Cơ cấu bộ máy, tổ chức của SGD I Cơ cấu tổ chức của SGD I Từ ngày đầu thành lập, SGD có 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ; chủ yếu làm nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách đầu tư cho các dự án. Giai đoạn tiếp theo 1996 – 2000: Với 167 cán bộ nhân viên, SGD đã có 12 phòng nghiệp vụ, 1 chi nhánh khu vực, 2 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư. Từ 2001 – 2005: SGD đã thực hiện tách nâng cấp mở 04 chi nhánh cấp I trên địa bàn Hà Nội đó là: chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2002, chi nhánh Hà Thành năm 2003, chi nhánh Đông Đô năm 2004 và chi nhánh Quang Trung năm 2005. Cơ cầu lại SGD theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận lợi cho khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. Ngày 3/9/2008, Hội đồng quản trị BIDV đã có quyết định số 680/QĐ-HĐQT phê duyệt mô hình tổ chức mẫu của chi nhánh BIDV. Theo đó, SGD BIDV được tổ chức với 5 khối theo sơ đồ sau: Khối QHKH P. Quan hệ KH 1 P. Quan hệ KH 3 P. Quan hệ KH 2 Khối QL rủi ro P. Quản lý RR 1 P. Quản lý RR 2 P. DVKH cá nhân P. Thanh toán quốc tế P. Tài trợ dự án P. Quản trị tín dụng P. DVKH DN 1 P. DVKH DN 2 P. QL&DV kho quỹ Ban giám đốc Khối tác nghiệp Khối QL nội bộ P. Kế hoạch-Tổng hợp P. Điện toán P. Tài chính Kế toán P. Tổ chức nhân sự P. Văn phòng Khối trực thuộc P. Giao dịch 1 P. Giao dịch 3 Mô hình tổ chức của SGD đang tiếp tục được hoàn thiện theo hướng ngân hàng hiện đại trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để hình thành kênh phân phối sản phẩm tín dụng, huy động vốn, dịch vụ,… 1.3.2. Chức năng chung của các phòng Đầu mối đề xuất, tham mưu giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh xực nghiệp vụ được giao. Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của SGD. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn, chính xác, trung thực các quy định, quy trình, chế độ nghiệp vụ đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của SGD. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong SGD thực hiện theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm vụ về ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của SGD. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xủa lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật , cung cấp,…) tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của SGD, của BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước. Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Giữ uy tín, tạo ấn tượng và hình ảnh tốt đẹp về SGD/BIDV. Nghiên cứu, đề xuất nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ mà phong được giao quản lý, thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ được phân công. Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng SGD vững mạnh. Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn nhân lực của SGD. 1.3.3. Nhiệm vụ của phòng QHKH (Nơi em được hướng dẫn thực tập) * Công tác tiếp thị và quản lý khách hàng - Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng. - Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (Sản phẩm bán buôn, tài trựo thương mại, dịch vụ,…) - Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng. * Công tác tín dụng - Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. - Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý. - Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thựchiện xếp hàng tín dụng nội bộ cho khách hàng, phân loại nợ theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn giảm lãi và chuyển phòng Quản lý rủi ro 1 xử lý tiếp theo quy định. - Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng. - Chịu trách nhiệm đầy đủ về: + Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng (doanh nghiệp), mức tăng trưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng (doanh nghiệp) của SGD. + Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp báo cáo để phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng. + Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng. + Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng. * Các nhiệm vụ khác: - Quản lý thông tin - Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing,…) - Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của phòng. - Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của SGD theo chức năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, …) - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc SGD. 1.4. Những kết quả tổng quan của SGD trong gần 20 năm qua SGD là đơn vị chủ lực trong việc thực hiện xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với các Tập đoàn, Tổng công ty; thực hiện phục vụ đầu tư hát triển các dự án lớn và trọng điểm của đất nước. SGD là đơn vị đi đầu triển khai thành công hệ thống công nghệ hiện đại, dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán; triển khai mô hình tổ chức mới theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh và góp phần quảng bá thương hiệu BIDV. SGD đã thực hiện xuất sắc kế hoạch kinh doanh hàng năm. Là hạt nhân trong công tác phát triển mạng lưới trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Mười năm liền được kiểm toán bởi PwC, Ernest and Young. Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu của hệ thống, gắn bó tâm huyết với ngành. Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; Công đoàn cơ sở xuất sắc; Chi đoàn thanh niên tiến tiến. Đến 31/12/2008, Tổng tài sản đạt 30.125 tỷ đồng, chiếm 10% Tổng tài sản của toàn hệ thống. Là đơn vị thành viên lớn nhất của BIDV, đóng góp nhiều nhất vào kết quả kinh doanh của toàn ngành. PHẦN II HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Hoạt động huy động vốn Với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng gửi tiền. Ngay từ năm đầu thành lập, SGD đã là đơn vị thử nghiệm phương thức phát hành kỳ phiếu đảm bảo giá trị theo giá vàng để huy động vốn dài hạn 3 năm, 5 năm phục vụ đầu tư phát triển, hình thức tiết kiệm xây dựng nhà ở, phát hành trái phiếu. Hiện nay với hệ thống công nghệ hiện đại, SGD đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn mới đó là: TK lãi suất bậc thang, TK dự thưởng, TK ổ trứng vàng,… Đến năm 2008, nguồn vốn huy động đã đạt 28919 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động được liên tục tăng trưởng là kết quả tổng hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, không ngừng phát triển sản phẩm, tiện ích, phong cách giao dịch văn minh của người cán bộ ngân hàng. Bảng 1 : Tình hình huy động vốn của SGD I BIDV (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Huy động vốn 10.110.926 15.304.462 28.919.460 1. Tiền gửi tổ chức 7.284.959 12.760.106 26.485.352 - TG không kỳ hạn 1.645.390 3.768.506 7.953.210 - TG có kỳ hạn 5.639.569 8.991.600 18.532.142 2. Tiền gửi dân cư 2.791.400 2.491.021 2.355.873 - TG tiết kiệm 2.290.055 2.130.000 1.865.230 - Kỳ phiếu 122.200 125.350 95.023 - CCTG, Trái phiếu 379.145 235.671 395.620 3. Huy động khác 34.567 53.335 78.235 Đến năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đựơc đạt xấp xỉ 28.920 tỷ đồng, tăng 89% so với năm 2007. Trong đó, đáng kể nhất là mức tăng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế với 108%, từ 12.760 tỷ đồng năm 2007 lên 26.485 tỷ đồng năm 2008. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay cũng đã tác động phần nào đến tâm lý của đại bộ phận dân cư. Mọi người dân có xu hướng chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản,… làm nguồn vốn huy động từ bộ phận này giảm dần trong 2 năm gần đây. Hàng tháng, SGD vẫn duy trì công tác phân tích tài sản Nợ - Có, phân tích tình hình huy động vốn tại SGD, theo dõi thường xuyên chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước để đưa ra các giải pháp kịp thời, phù hợp với diến biến thị trường. Tình hình cơ cấu lại tài sản Nợ - Có đã chuyển biến tích cực, sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đã giảm, hiệu suất sử dụng nguồn ÚD đã tăng lên. Cơ cấu về sử dụng loại tiền này đã được thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Tuy nhiên cơ cấu về thời hạn cho vay chưa có nhiều thay đổi. 2.2. Hoạt động tín dụng Tăng trưởng liên tục Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới chuyển hoạt động sang kinh doanh đa năng tổng hợp, có thể nói, tín dụng là một hoạt động then chốt của Ngân hàng, và là tiếp nối của hoạt động huy động vốn. Hoạt động tín dụng thực sự phát triển lớn mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu góp phần thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển, mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại. Bảng 2 : Dư nợ cho vay tại SGD I BIDV (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 II. Tín dụng 5.000.752 5.099.321 5.807.045 1. Cho vay ngắn hạn 1.959.934 2.059.282 2.915.632 2. Cho vay trung dài hạn TM 623.713 1.095379 1.035.021 3. Cho vay đồng tài trợ 1.894.594 1.512.000 1.584.230 4. Cho vay kế hoạch NN 256.478 161.000 18.520 5. Cho vay ủy thác, ODA 266.034 271.660 253.642 Nhìn vào kết quả chung ta thấy mặc dù đứng trước bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế trong nước nhưng hoạt động tín dụng tại SGD I vẫn liên tục tăng, đạt chất lượng tốt. Năm 2008 dư nợ tín dụng đạt hơn 5.807 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2007, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là cho vay ngắn hạn, đạt 2.915.632 triệu đồng, tăng 42% so với năm 2007 và chiếm 50,2% Tổng dư nợ. Tín dụng trung và dài hạn thương mại sau 1 năm tăng đột biến 76% năm 2007 đã sụt giảm 6% năm 2008. Điều đó đã phản ánh đúng thực tế đang xảy ra trong các doanh nghiệp. Kinh tế khủng hoảng, mức sinh lời không còn hấp dẫn như vài năm trước buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm các khoản đầu tư trung và dài hạn để trông chờ vào sự vực dậy của nền kinh tế. Cho vay đồng tài trợ có xu hướng tăng lên. Song song với đó, cho vay kế hoạch Nhà nước lại có xu hướng giảm dần. Có thể thấy, chính sách tín dụng của SGD I đã có sự thay đổi một cách đáng kể, tự chủ hơn, linh hoạt hơn. Mở rộng quan hệ khách hàng Đi đôi với việc phục vụ tốt khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, SGD còn chú trọng đến công tác mở rộng quan hệ khách hàng trên nguyên tắc “Hợp tác – Phát triển - Bền vững” và mục tiêu “Cùng hướng tới khách hàng” Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng Với phương châm “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng”. Các sản phẩm tín dụng của SGD ngày càng được đa dạng hóa nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đó là: Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư Cho vay đối ứng bằng tiền gửi Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ Cho vay tiêu dung đỗi với cán bộ công nhân viên Cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá Cho vay mua nhà, ôtô trả góp Cho vay phục vụ đầu tư, phát triển Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Đồng tài trợ các dự án Cơ cấu khách hàng Cơ cấu khách hàng có quan hệ tín dụng với SGD trong những năm gần đây cũng đã có sự thay đổi nhất định. Cho vay doanh nghiệp Nhà nước giảm đáng kể, trong khi cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay cá nhân liên tục tăng Bảng 3 : Cơ cầu khách hàng của SGD I BIDV (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số KH vay vốn 13.078 13.631 14.157 17.169 Doanh nghiệp Nhà nước 185 152 146 119 DN ngoài quốc doanh 475 594 661 801 KH cá nhân 12.378 12.867 13.350 14.125 Nâng cao chất lượng phục vụ SGD không ngừng cải tiến quy trình giao dịch, thực hiện thẩm định xét duyệt, cho vay theo quy trình ISO và luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ. Thực hiện bán chéo sản phẩm để khách hàng có được hiệu quả bằng việc kết hợp giữa gửi tiền, cho vay vốn đầu tư, cho vay vốn động, bảo lãnh thanh toán, chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ, tư vấn, bảo hiểm và cho thuê. Tham gia ý kiến với khách hàng từ khâu lựa chọn sản phẩm, lựa chọn công nghệ, phương án đầu te và xây dựng phương án tài chính hợp lý. 2.3. Hoạt động dịch vụ Hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại hiện đại, SGD luôn chú trọng công tác phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ chính: Thanh toán trong nước và quốc tế Chuyển tiền kiều hối toàn cầu Dịch vụ thẻ, séc Home banking, phone banking Máy rút tiền tự động ATM 24/24 Đại lý bảo hiểm Dịch vụ ngân quỹ Trả lương tự động Mua bán chuyển đổi ngoại tệ Các loại bảo lãnh ngân hàng Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác Đặc biệt, SGD là Ngân hàng cung cấp dịch vụ phục vụ Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 (2004) và Hội nghị APEC (2006) Bảng 4 : Kết quả hoạt động dịch vụ tại SGD I BIDV (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tuyệt đối %TT Tuyệt đối %TT Thu dịch vụ ròng 49.512 76.850 55 115.000 50 Lợi nhuận trước thuế 184.858 321.000 74 428.000 33 Tổng tài sản 14.141.538 17.999.521 27 30.125.642 67 Như vậy, với chính sách kết hợp giữa phí dịch vụ hợp lý và các dịch vụ hỗ trợ tư vấn, thu dịch vụ ròng của SGD và lợi nhuận trước thuế liên tục tăng qua các năm. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối ngày một phát triển. Số lượng tiền chuyển từ nước ngoài về cho thân nhân Việt Nam ngày một nhiều, đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối từ Đài Loan về đem lại nguồn thu đáng kể cho SGD và nâng cao uy tín của SGD tại thị trường Đài Loan. Sang năm 2007, 2008 SGD đã mở rộng thị trường sang các nước khác trong khu vực và một số nước châu Âu như Anh, Pháp, Bỉ,… SGD đã đề xuất và được Hội sở chính phê duyệt cho phép chiết khấu bộ chứng từ thu hàng xuất đối với những khách hàng có uy tín, có hạn mức tín dụng thường xuyên tại SGD trên cơ sở bộ chứng từ có khả năng đòi tiền cao. CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CHÍNH SỞ GIAO DỊCH Dự thầu TÍN DỤNG Thực hiện hợp đồng Hoàn trả tiền ứng trước Bảo hành chất lượng sản phẩm Nộp thuế Mua thiết bị trả chậm Bảo lãnh Vay vốn nước ngoài Thanh toán Đối ứng Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung dài hạn Cho vay cán bộ công nhân viên Cho vay mua nhà, ôtô Cho vay cầm cố chứng từ có giá HUY ĐỘNG VỐN Tiết kiệm thông thường Tiết kiệm dự thưởng Tiết kiệm bậc thang LC hàng xuất LC hàng nhập Nhờ thu đi Thanh toán quốc tế Nhờ thu Nhờ thu đến Nhờ thu séc Chuyển tiền Chiết khấu ATM Ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh nhận hàng Home banking Thanh toán trong nước Thấu chi (Thẻ ATM Power) DỊCH VỤ Dịch vụ khác Dịch vụ thu chi hộ Thu đổi ngoại tệ, tiền mặt BIDV Smart@ccount Dịch vụ ngân quỹ, tiền mặt Chuyển tiền kiều hối Trả lương tự động Tóm lại, với những nỗ lực không ngừng trong mọi hoạt động, SGD đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Mặc dù còn nhiều khó khăn và tồn tại nhưng SGD I BIDV vẫn đang vững bước đi lên, tự khằng đinh mình như một địa chỉ, một thương hiệu uy tín, xứng đáng là “cánh chim đầu đàn” trong toàn hệ thống. PHẦN III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Dư nợ tín dụng thương mại tăng trưởng hơn 10% qua các năm. Cơ cấu tín dụng thương mại được chuyển dịch theo hướng tích cực. Đó là đã có bước cơ cấu chuyển dịch mạnh sang phục vụ cộng đồng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hướng trọng tâm trọng điểm là phục vụ các doanh nghiệp then chốt như khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, công trình giao thông trên địa bàn… tăng tỷ trọng cho vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tích cực tìm kiếm các dự án có hiệu quả. SGD I luôn luôn quan tâm chú trọng đến sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng, thường xuyên 3.1. Khó khăn - Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại cổ phần và sự xâm nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài. - Lĩnh vực xây dựng cơ bản bộc lộ mặt trái của mình trong khi khách hàng của SGD I hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực này làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của Sở - Là đơn vị chủ lực của hệ thống nên yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng và điều kiện tín dụng chặt chẽ đã khiến cho việc mở rộng tín dụng thương mại gặp khó khăn. 3.2. Thuận lợi - Nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển cao và ổn định, GDP tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 7%, môi trường kinh tế được cải thiện tích cực, sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. - SGD I luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội. - Các công cụ chính sách tiền tệ có sự chuyển biến đồng bộ phù hợp với quy luật thị trường, từng bước thực hiện theo thông lệ quốc tế. Các quy chế cho vay, quy định về đảm bảo tiền vay từng bước tạo thế chủ động trong hoạt động tín dụng. Việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng đã tạo được bước đột phá, làm lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng. Đặc biệt là SGD I có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, bề dày công tác trong nghiệp vụ tín dụng và được sự chỉ đạo thống nhất sát sao trong công tác tín dụng của Ban giám đốc. Trình độ cán bộ tín dụng được nâng cao nhờ việc đào tạo được chú trọng, nguồn cán bộ tín dụng trẻ được tuyển dụng nghiêm túc nên có trình độ và năng lực. 2.4. Định hướng hoạt động 5 năm 2006 – 2010 Cùng với ngành Ngân hàng bước vào giai đoạn phát triển bền vững và hội nhập, SGD cũng bước vào kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Năm 2009 là năm quyết định trong thành công chung của giai đoạn này. Định hướng hoạt động của SGD là: Phát huy tốt vai trò đơn vị chủ lực, phấn đấu và xứng đáng đi đầu của BIDV trong hội nhập Phát huy tốt vai trò đầu mối trong tổ chức triển khai thỏa thuận hợp tác toàn diện với khách hàng Tập đoàn, Tổng công ty lớn, các Định chế tài chính của toàn ngành. Đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, giáo dục phẩm chất đạo đức cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động ngân hàng thời kỳ mới. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo thực hiện tốt phương châm phát triển an toàn - hiệu quả - bền vững và phấn đầu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu chính: Tăng trưởng bình quân huy động vốn 22-25%/năm; tăng trưởng dư nợ vay bình quân 18-20%/năm; trích đủ dự phòng rủi ro, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách và đảm bảo doanh lợi ngân hàng. KẾT LUẬN Sau gần 20 năm hoạt động, những thành tựu đã đạt được, những kết quả kinh doanh, những bài học kinh nghiệm đã tổng kết được là minh chứng hùng hồn về vai trò, vị trí lịch sử của SGD trong mô hình tổ chức hoạt động của toàn hệ thống. Có thể nói, được thực tập tại SGD I BIDV đã cho em nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu, góp phần bổ sung vào kiến thức lý thuyết chung được học ở trường. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Th.S Hoàng Lan Hương đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22699.doc