Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) chi nhánh Bắc Hà Nội

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây thị trường tài chính Việt Nam đang ngày một phát triển hệ thống ngân hàng cũng có những bước tiến đáng kể. Nếu như trước đây trong hệ thống chỉ là sự cạnh tranh đơn thuần giữa những ngân hàng quốc doanh lớn thì giờ đây sự cạnh tranh đã được mở rộng và nâng cao bởi sự gia tăng không ngừng của các ngân hàng ngoài quốc doanh và cả các ngân hàng nước ngoài. Trong xu thế đó với hơn 51 năm xây dựng và trưởng thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vươ

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) chi nhánh Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lên không ngừng giữ vững vai trò là Ngân hàng hàng đầu trong vấn đề cho vay đầu tư phát triển, hướng tới trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Sở giao dịch I. Chi nhánh thành lập từ năm 2002 liên tục phát triển với tốc độ cao những năm qua. Hiện nay chi nhánh là một trong những chi nhánh có kết quả hoạt động tốt nhất trong tổng số 200 chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Kết quả đó là sự tổng hợp của rất nhiều hoạt động như huy động vốn, sử dụng vốn, dịch vụ, hoạt động đầu tư phát triển, công tác kiểm soát rủi ro và thẩm định dự án đầu tư… Để có thể đi sâu hơn về các hoạt động của chi nhánh, em xin trình bày cụ thể qua Báo cáo thực tập tổng hợp dưới đây. Báo cáo của em được chia làm 3 phần: Phần 1: Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. Phần 2: Thực trạng hoạt động tại chi nhánh Bắc Hà Nội Phần 3: Những mặt thành công và hạn chế của chi nhánh Bắc Hà Nội. Đề xuất đề tài nghiên cứu. Dưới đây là sự cụ thể hóa các phần chính của báo cáo, kính mong thầy giáo góp ý giúp em hoàn thiện thêm nữa báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Phần 1 Quá trình hình thành, phát triển, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Hà Nội. I. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của đơn vị 1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất và lâu đời nhất ở Việt Nam. Lịch sử 50 năm xây dựng và hình thành phát triển ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn phục vụ cho công cuộc tái thiết và đầu tư phát triển đất nước. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26-4-1957 theo Nghị Định số 177/TTG của Thủ tướng Chính phủ - được thành lập trực thuộc bộ tài chính. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đến ngày 26/4/1981ngân hàng được đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là: cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.Đến ngày 14/11/1990, Hội đồng bộ trưởng đã ký quyết định số 401 - CP về việc chuyển ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhiệm vụ cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp đầu tư phát triển. Tên đầy đủ là : Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam (viết tắt: BIDV) Tên giao dịch quốc tế: Bank for investment and Development of Viet Nam Trụ sở chính : Tháp A, tòa nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 1.2 Cơ cấu tổ chức HỘI SỞ CHÍNH HEAD OFFICE KHỐI CÔNG TY KHỐI NGÂN HÀNG KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHỐI LIÊN DOANH KHỐI ĐẦU TƯ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH I CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ơ CÔNG TY BẢO HIỂM CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN CÔNG TY ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐẦU TƯ CÔNG ĐOÀN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN 3 SỞ GD 103CN CẤP 1 400 ĐIỂM GD 700 MÁY ATM TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÂN HÀNG VID-PUBLIC NGÂN HÀNG LÀO – VIỆT NGÂN HÀNG VIỆT – NGA CÔNG TY LIÊN DOANH QUẢN LÝ QUỸ CÔNG TY LIÊN DOANH THÁP NHĐT&PT * CTY CHUYỂN MẠCH TC QUỐC GIA * CTY CP ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KTHUẬT HCM * CTY CO THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN * CTY CP VĨNH SƠN – SÔNG HINH * NH TM CP NHÀ HN * NH TM CP PHÁT TRIỂN NHÀ TP HCM * NH TMCP NÔNG THÔN ĐẠI Á * QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TW 1.3 Những thành tựu gần đây của BIDV 1/1/1995 là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Ngân hàng không chỉ huy động và cho vay như một ngân hàng đầu tư mà được phép kinh doanh tổng hợp như một ngân hàng thương mại.Từ đó đến nay BIDV không ngừng lớn mạnh về mọi mặt: *Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao : Đến 30/6/2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt một quy mô hoạt động vào loại khá, với tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng, quy mô hoạt động của NHĐT&PTVN tăng gấp 10 lần so với năm 1995. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tư phát triển bằng việc ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện cùng phát triển bền vững với hơn tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước. phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước. BIDV cũng đã chú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền khách hàng đã đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu và ngành nghề * Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn: BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trong dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng. * Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt: BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế.. Năm 2006, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. * Đầu tư phát triển công nghệ thông tin: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng được nền móng công nghệ cơ bản cho một ngân hàng hiện đại đa năng, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ, tiến tới trình độ của các ngân hàng trong khu vực. BIDV đã gia tăng hơn 40 sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, thoả mãn được các nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, hiện đại hoá cũng mở ra những cơ hội mới cho công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo hướng tập trung, minh bạch, hiệu quả và kịp thời. * Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm: Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2004 - 2005, BIDV đã thực hiện triển khai một cách bài bản quy hoạch và có kế hoạch đầu tư hệ thống tháp Văn phòng BIDV với tổng diện tích sàn trên 600.000m2, vận hành dự án BIDV Tower tại 194 Trần Quang Khải, Hà nội. Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng. Đến nay BIDV đã có 103 chi nhánh cấp 1 với gần 200 phòng giao dịch trên toàn quốc. * Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của các thành viên… * Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới. Song song với việc tiếp tục duy trì các mối quan hệ truyền thống với các định chế tài chính, các tổ chức ngân hàng quốc tế, trong một vài năm trở lại đây, BIDV đã bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác sang thị trường mới. Các hoạt động thanh toán quốc tế cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể. Liên tục trong 5 năm từ 2001- 2005, BIDV đều được các ngân hàng lớn trên thế giới trao tặng chứng nhận Chất lượng thanh toán qua SWIFT tốt nhất của Citibank, HSBC, Bank of NewYork, Amex… Từ năm 2002, BIDV trực tiếp quản lý, triển khai bán buôn các dự án tài chính nông thôn do WB uỷ nhiệm. Trong quá trình quản lý các dự án này, BIDV đã được WB và các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao, liên tục trong 2 năm 2004 - 2005, BIDV đã được nhận 3 giải thưởng: “Tài trợ phát triển giảm nghèo”; “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Phát triển kinh tế địa phương”… Những giải thưởng Quốc tế này đã góp phần nâng cao đáng kể hình ảnh của BIDV trong con mắt của các đối tác quốc tế. 2. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. 2.1. Quá trình hình thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội khu vực Bắc Hà Nội được thành lập vào ngày 31/10/1963. Tiền thân của chi nhánh là phòng cấp phát 3, sau đó chuyền thành chi điếm 3 Ngân hàng Kiến Thiết thành phố Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Khi đó chi điếm chỉ gồm 25 cán bộ cấp phát vốn 2 huyện Gia Lâm và Đông Anh. Đến năm 1981, Chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 3 thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 1990, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Gia Lâm thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội và đến Tháng 8 năm 2000 chi nhánh lại chuyển đổi trực thuộc Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam. Ngày 15/10/2002, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lâm chính thức tách khỏi Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội theo quyết định số 80/HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên gọi( viết đầy đủ): Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: Bank for investment and Development of Vietnam, Northern Hanoi Branch. Viết tắt: Chi nhánh NHĐT & PT Bắc Hà Nội. Gọi tắt: Chi nhánh Bắc Hà Nội. Trụ sở đặt tại : Số 558 – Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Gia Thụy – Quận Long Biên – Hà Nội. Địa vị pháp lý: Đơn vị trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được tổ chức theo mô hình Chi nhánh cấp I của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 80/QĐ – HĐQT ngày 1/10/2002 của hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu riêng có bảng cân đối kế toán. 2.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội Trong năm 2008 toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã hoàn thành đổi mới cơ cấu tổ chức theo mô hình TA2. Chi nhánh Bắc Hà Nội cũng đã hoàn thành chuyển đổi cơ cấu vào tháng 3 năm 2008. Mô hình tổ chức mới của ngân hàng đã phân tách hợp lý giữa được các khối Quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, tác nghiệp, quản lý nội bộ, tác nghiệp. Bộ máy mới được tổ chức theo hướng tinh giảm gọn nhẹ nhưng linh hoạt khắc phục được việc chồng chéo không phân tách rõ 3 chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp của mô hình cũ. Đồng thời khâu quản lý rủi ro được thực hiện tập trung có hệ thống hơn. BAN GIÁM ĐỐC KHỐI QHKH KHỐI QLRR KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QLÝ NỘI BỘ P. QHKH 1 ( QHKH cá nhân) KHỐI TRỰC THUỘC PHÒNG QLRR P QUẢN TRỊ TÍN DỤNG Phòng DVKH DN Phòng DVKH cá nhân P. Qlý và d/vụ kho quỹ Phòng Tài chính - KT Phòng TC- HC Phòng KH –TH PGD Long Biên PGD Ngọc Lâm P.QHKH 3 ( Doanh nghiệp lớn) Phòng Điện toán PGD Ngọc Thụy PGD Bồ Đề P. QHKH 2 ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ) Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội. II. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong chi nhánh 1. Chức năng chung của các Phòng Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp thuộc chức năng nhiệm vụ của mình. Triển khai các nhiệm vụ được giao một cách tích cực chủ động, linh hoạt. Phối hợp với các đơn vị thuộc chi nhánh thực hiện nhiệm vụ được giao. Lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin theo đúng quy trình, yêu cầu của Chi nhánh, của BIDV và các cơ quan quản lý Nhà nước … Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo cán bộ vững mạnh. Xây dựng tập thể vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động… Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp nhằm phát triển chi nhánh. 2. Chức năng cụ thể các Phòng trong chi nhánh 2.1. Nhiệm vụ chính của các Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Đề xuất chính sách, kế hoạch phát trỉên khách hàng Tiếp thị và bán sản phẩm Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng Công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động cùa khách hàng Phân Loại, rà soát phát hiện rủi ro Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động TD DN 2.2. Nhiệm vụ chính của phòng Quan hệ khách hàng cá nhân 2.2.1. Tiếp thị và phát triển khách hàng: Đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV 2.2.2. Bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng Chịu trách nhiệm về bán sản phẩm, nâng cao thị phần 2.2.3. Công tác tín dụng: Tiếp xúc, tìm hiểu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập báo cáo thẩm định Soạn thảo các hợp đồng liên quan Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, lập đề xuất giải ngân Kiểm tra, giám sát khách hàng/khoản vay Lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng Chịu trách nhiệm: Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, tính chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng 2.3. Nhiệm vụ chính của phòng Quản lý rủi ro 2.3.1. Công tác quản lý tín dụng: Đề xuất chính sách, biện pháp phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Quản lý, giám sát phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh Đầu mối nghiên cứu, đề xuất phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn Đầu mối đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Đầu mối thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định. Thu thập quản lý thông tin về tín dụng. Thực hiện việc xử lý nợ xấu 2.3.2. Công tác quản lý rủi ro tín dụng: Đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rui ro tín dụng Đề xuất, trình phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tại trợ thương mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền Phối hợp với phòng QHKH để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. 2.3.3. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp 2.3.4. Công tác phòng chống rửa tiền 2.3.5. Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO 2.3.6. Công tác kiểm tra nội bộ 2.4. Nhiệm vụ chính của phòng quản trị tín dụng 2.4.1. Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ giải ngân/cấp bảo lãnh và các điều kiện giải ngân/cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký, lập Tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân/cấp bảo lãnh. Kiểm tra, rà soát các đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo quy định Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn 2.4.2. Thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng QHKH 2.4.3. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng. 2.5. Nhiệm vụ chính của phòng dịch vụ khách hàng 2.5.1. Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng Trực tiếp thực hiện, xử lý tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ...) và các dịch vụ khác. Tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; bán hàng tại quầy, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. 2.5.2. Thực hiện công tác chống rửa tiền: 2.5.3. Chịu trách nhiệm: Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền về bảo mật Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch 2.6. Nhiệm vụ chính của phòng thanh toán quốc tế 2.6.1. Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại: Xử lý tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợ thương mại trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt; thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế trong hạn mức (đối với các chi nhánh được giao hạn mức). Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về tài trợ thương mại xuất khẩu, chuyển tiền quốc tế ngoài thẩm quyền của chi nhánh. Kiểm tra hồ sơ và gửi về Ho theo quy định. Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển khách hàng. Chịu trách nhiệm về phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh: 2.7. Nhiệm vụ chính của phòng/tổ quản lý dịch vụ kho quỹ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/ nhập quỹ Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ Quản lý quỹ (thu/chi, xuất/nhập) Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện an toàn kho quỹ, phát triển các dịch vụ kho quỹ. 2.8. Nhiệm vụ chính của Phòng kế hoạch – tổng hợp 2.8.1. Công tác kế hoạch - tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh Tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh Giúp GĐ chi nhánh quản lý, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2.8.2. Công tác nguồn vốn Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ Thu thập, báo cáo những thông tin liên quan Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh 2.8.3. Các nhiệm vụ khác 2.9. Nhiệm vụ chính của phòng/tổ điện toán Tổ chức thực hiện công tác điện toán theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình tại chi nhánh Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin/phòng Công nghệ thông tin khu vực Đảm bảo vận hành hệ thống tin học tại chi nhánh liên tục, thông suốt Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ và những vấn đề liên quan 2.10. Nhiệm vụ chính của phòng tài chính – kế toán Quản lý và thực hiện công tác kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính Đề xuất, tham mưu về hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định trong công tác kế toán và chi tiêu tài chính Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời … của số liệu kế toán và các báo cáo liên quan Quản lý thông tin và lập báo cáo Thực hiện quản lý thông tin khách hàng 2.11. Nhiệm vụ chính của phòng tổ chức nhân sự Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức Tham mưu, đề xuất về triển khai công tác tổ chức – nhân sự tại chi nhánh Hướng dẫn các phòng/tổ và các đơn vị trực thuộc tại chi nhánh thực hiện công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ của chi nhánh (đương chức/nghỉ hưu) Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập/chấm dứt hoạt động của phòng GD/QTK Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho việc mở rộng mạng lưới Quản lý hồ sơ cán bộ III. Các sản phẩm, dịch vụ của BIDV Bắc Hà Nội. Là một trong những chi nhánh năng động nhất BIDV Bắc Hà Nội cung cấp các loại dịch vụ đa dạng phục vụ các nhóm đối tượng khác nhau như khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, kinh doanh ngoại tê. Ngân hàng hiện cung cấp hơn 40 loại hình dịch vụ có chất lượng cao. Các dịch vụ tiêu biểu như: Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư trong nước và nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ. Cung cấp các dịch vụ chứng khoán như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán…. Phát hành các loại thẻ thanh toán trong nước và quốc tế, như các loại thẻ ATM, thẻ, thẻ Master và Visa card… Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của ngân hàng nhà nước và qui định của . Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước và NHĐT&PT Việt Nam. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế như thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo L/C xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ theo qui định của NHĐT&PT Việt Nam. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối, thanh toán séc. Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng, đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán chính xác kịp thời. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn, các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng. Thế mạnh của Chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội là hoạt động tín dụng. Dư nợ tín dụng hàng năm tăng trưởng khá cao và đều đặn. Chi nhánh chủ yếu cho vay trong các lĩnh vực như đóng và kinh doanh tàu biển, khai thác quặng, khoáng sản, dệt, xe sợi phục vụ trong và ngoài nước. Phần 2 Thực trạng hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội. I. Tổng tài sản và tình hình quản lý sử dụng tài sản ở chi nhánh Chính thức được thành lập từ năm 2002 trải qua 7 năm hoạt động liên tục chi nhánh Bắc Hà Nội đạt được tốc độ tăng trưởng tài sản khá nhanh và đều đặn. Trong cơ cấu của tổng tài sản ta thấy chủ yếu là hoạt động cho vay. Bảng 1: Diễn biến tổng tài sản và cơ cấu tài sản ( 2005-2008) Nguồn: Phòng kế hoạch – Tổng hợp chi nhánh Bắc Hà Nội( Đơn vị: tỷ đồng) 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Tổng tài sản(TTS) 2180 2998 4500 5930 Cho vay(DN) 2000 2800 4350 5800 Các khoản khác 180 198 150 130 Tỷ trọng(DN/TTS) 91.74% 93.4% 96.67% 97.81% Biểu 1: Diễn biến tổng tài sản và cho vay (2005-2008) Quan sát trên biểu đồ ta có thấy tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng tài sản trong 4 năm gần đây trung bình khoảng 39.8% đặc biệt vào cuối năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 50.1%. Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản khá nóng nhưng vẫn chậm hơn so với tăng trưởng cho vay. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ trung bình 4 năm vừa qua là 42.9%, cuối năm 2007 con số này lên đến 55.36%.Như vậy trong cơ cấu tài sản của chi nhánh khoản mục quan trọng nhất và có ý nghĩa quyết định là khoản mục cho vay. II.Tổng nguồn vốn và tình hình huy động vốn ở chi nhánh Bắc Hà Nội Bảng 2: Diễn biến tổng nguồn vốn và huy động vốn (2005-2008) Nguồn: Phòng kế hoạch – Tổng hợp chi nhánh Bắc Hà Nội( Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Tổng nguồnvốn (TNV) 2180 2998 4500 5930 Tổng nguồn vốn huy động(HĐ) 1500 2100 2500 2950 Tỷ trọng (HĐ/TNV) 68.8% 70.05% 55.56% 49.74% Tốc độ tăng trưởng TNV 37.52% 50.1% 31.78% Về mặt con số tuyệt đối ta thấy nguồn vốn huy động được các năm vẫn tăng nhưng về tỷ trọng so với tổng nguồn vốn có xu hướng giảm điều này là do tốc độ huy động vốn có tăng nhưng tăng không kịp so với tốc độ tăng trưởng quá nóng của hoạt động cho vay( dư nợ tín dụng). Vì thế để đáp ứng nhu cầu cho vay ngân hàng phải đi vay vốn thêm mà chủ yếu là vay từ trụ sở chính của BIDV. Trên thực tế từ khi thành lập đến nay Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội luôn nỗ lực để tăng nguồn vốn huy động với các hình thức khác nhau. Bảng 3: Cơ cấu huy động vốn (2005-2008) Nguồn: Phòng kế hoạch –Tổng hợp chi nhánh Bắc Hà Nội( Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Tổng nguồn vốn huy động 1500 % 2100 % 2500 % 2950 % Theo nguồn huy động Từ dân cư Từ tổ chức 1500 360 1140 24 76 2100 410 1690 19.5 80.5 2500 510 1990 20.4 79.6 2950 635 2315 21.5 78.5 Theo kỳ hạn <12 tháng >12 tháng 1500 690 810 46 54 2100 1155 945 55 45 2500 1375 1225 55 45 2950 1667 1283 56.5 43.5 Theo loại tiền tệ VND Ngoại tệ quy đổi 1500 840 660 56 44 2100 1281 819 61 39 2500 1525 975 61 39 2950 1859 1092 63 37 Theo hình thức huy động Tiết kiệm Kỳ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ tiền gửi Tiền gửi thanh toán Tiền gửi có kỳ hạn của TCTD 1500 319 19 12 10 530 610 21.3 35.3 40.6 2100 359 24 10 17 734 956 17 35 45.5 2500 440 30 15 25 820 1170 17.6 32.8 46.8 2950 500 30 15 90 1042 1273 16.9 35.3 43.2 Theo nguồn huy động: Chi nhánh nằm trong địa bàn Gia Lâm nơi thành phố đang có chủ trương mở rộng về phía Bắc nên có khá nhiều doanh nghiệp tổ chức hoạt động và ngày càng sầm uất hơn. Vì thế lượng huy động từ các tổ chức tăng lên không ngừng và chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng nguồn huy động.Tiền gửi từ dân cư cũng tăng dần tỷ trọng lên trong tổng nguồn huy động.Điều này chứng tỏ ngân hàng đã không ngừng nỗ lực nâng cao niềm tin trong dân chúng bằng nhiều hình thức khác nhau như nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, thái độ tác phong của các cán bộ giao dịch tại quầy, đa dạng hóa hình thức gửi tiền với nhiều kỳ hạn, lãi suất khác nhau. Theo kỳ hạn: Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn tương đối đều nhau nhưng huy động ngắn hạn có xu hướng tăng. Điều này là do đợt chạy đua lãi suất của toàn hệ thống ngân hàng lãi suất tiết kiệm ngắn hạn rất hấp dẫn. Theo loại tiền tệ: Tiền gửi bằng ngoại tệ khá ổn định tăng đều qua các năm nhưng tốc độ gửi bằng đồng nội tệ vẫn có tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao hơn ngoại tệ. Theo hình thức huy động: Hai loại hình Tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn của TCTD vẫn có tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn huy động ( trung bình khoảng 78% tổng nguồn huy động).Hình thức huy động bằng tiết kiệm có xu hướng giảm. Thay vào đó huy động bằng phát hành công cụ nợ có xu hướng tăng cao. Chi nhánh Bắc Hà Nội phát hành nhiều đợt kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn, chứng chỉ tiền gửi kèm theo dự thưởng nhiều chương trình quảng cáo khuyến mại hấp dẫn. Vì thế l lượng vốn huy động được nhờ công cụ nợ càng ngày càng tăng. Đây là một hướng tăng huy động nguồn vốn hợp lý vì nó chủ động hơn so với các hình thức huy động khác, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng khi các loại hình cũ đã trở nên quá quen thuộc. III. Hoạt động tín dụng ở chi nhánh 1. Thực trạng hoạt động tín dụng: 3.1.1. Thị phần tín dụng: Như đã phân tích ở phần tổng tài sản chúng ta có thể thấy cho vay là khoản mục chủ yếu áp đảo trong cơ cấu tài sản của ngân hàng. Thế mạnh của chi nhánh chính là tín dụng và tăng trưởng tín dụng mà hoạt động mạnh mẽ nhất là hoạt động cho vay.Mặc dù trên địa bàn quận Long biên - Gia Lâm hiện nay có khá nhiều đối thủ cạnh tranh với sự góp mặt của hầu hết các NHTMQD và cổ phần lớn như: Vietcombank, Viettinbank, Agribank, ACB, Teachcombank, VIB bank, Ngân hàng hàng hải…nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn không ngừng tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng. Thị phần trong khu vực của chi nhánh khá ổn định và tăng đều qua các năm. Bảng 4: Thị phần tín dụng của Ngân hàng trên địa bàn quận Long Biên: Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm (2005-2008).Đơn vị: % Năm 2005 2006 2007 2008 Thị phần tín dụng 23% 29% 29,5% 31% Ta thấy thị phần tín dụng tăng đột phá nhất là trong năm 2006 ( tăng hơn năm 2005 là 5%), năm 2007 và 2008 tăng nhẹ. Điều này là ngân hàng luôn mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay với các ngành nghế khác nhau, cung cấp các sản phẩm rẻ và đảm bảo chất lượng. Ngân hàng rất chú trọng công tác khách hàng đặc biệt là các khách hàng truyền thống. Chi nhánh Bắc Hà Nội chuyên cho vay trong lĩnh vực khai thác, chế biến quặng, cho vay đóng, sản xuất tàu, cho vay sản xuất xe sợi. Chi nhánh có mối quan hệ tốt với nhiều doanh nghiệp trên khắp cả nước và thị phần cho vay ngoài địa bàn nhiều khi cao hơn cho vay trong địa bàn quận Long Biên – Gia Lâm. 3.1.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng Tín dụng ở chi nhánh mà chủ yếu là hoạt động cho vay tăng trưởng liên tục và khá nóng trong 4 năm qua: Biểu 2: Diễn biến dư nợ và cấu trúc dư nợ ( 2005-2008) Như ta đã đề cập ở phần trước dư nợ tín dụng tăng trưởng trung bình 42,9 % một năm, riêng năm 2007 con số này là 55,36%. Dư nợ ở thời điểm năm 2002 chỉ khoảng 800 tỷ đến cuối năm 2008 con số này đã xấp._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22824.doc
Tài liệu liên quan