Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Công thương Cầu Giấy

I-Tổng Quan về Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy: Quá trình thành lập, phát triển : Năm 2001 là năm mở đầu của thiên niên kỷ mới, năm có nhiều ý nghĩa lịch sử trọng đại, năm đầu tiên thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, thực hiện kế hoạch 5 năm của Đảng và nhà nước. Hoà nhập với sự phát triển kinh tế chung của cả nước , để phục vụ sự phát triển kinh tế trên địa bàn thủ đô, ngày 27/02/2001, được sự phê duyệt của thống đốc ngân hàng nhà nước, sự nhất trí của Uỷ ban Nhân Dân th

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Công thương Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phố Hà Nội và các cấp các ngành liên quan, Hội Đồng Quản trị Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã có quyết định số 018/QĐ-HĐQT/NHCT1 thành lập ngân hàng Công Thương Cầu Giấy-là đơn vị ngân hàng cấp 1 Trực thuộc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Với bộ máy tổ chức và cán bộ hoàn toàn mới mẻ, cơ sở vật chất và phương tiện hoạt đông còn nhiền khó khăn thiếu thốn, Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy lại nằm xa địa bàn trung tâm của thành phố, kinh tế trên địa bàn phát triển chưa mạnh, các đơn vị kinh tế không nhiều, ngoài ra còn phải chịu sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. do vậy hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy gặp không ít khó khăn. Ngày thành lập , chi nhánh chỉ có 1 quỹ tiết kiệm với tổng nguồn vốn huy động 128,797 triệu đồng nên không đáp úng được nhu cầu vốn trong kinh doanh. Sau một thời gian kinh doanh Chi nhánh mở thêm 3 quỹ tiết kiệm và nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng gấp 3 lần khi mới thành lập. Được tách ra từ ngân hàng công thương Ba Đình ban đầu Chi Nhánh chỉ có 6 phòng ban và một phòng giao dịch: Phòng kinh doanh Phòng kho quỹ Phòng kế toán Phòng hành chính Phòng kiểm soát Phòng tổng hợp nguồn vốn. Phòng giao dịch Cầu Diễn. Sau một năm hoạt động Chi nhánh đã tách phòng kinh doanh thành hai phòng khác nhau là Phòng kinh doanh đối nội và phòng kinh doanh đối ngoại(phòng thanh toán quốc tế). Năm đầu tiên đi vào hoạt động tốc độ tăng trương của chi nhánh đạt tốc độ lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Công Thương, và chi nhánh đã mở được 3 quỹ tiết kiệm với quỹ tiết kiệm ban đầu của phòng giao dịch Cầu Diễn. Năm thứ hai đi vào hoạt động chi nhánh tách phòng kinh doanh thành 2 phòng độc lập là kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại. Dư nợ của chi nhánh đến cuối năm thứ 2 là 800 tỷ, huy động vốn cũng tăng trưởng mạnh với việc mở rộng thành 5 quỹ tiết kiệm. Lợi nhuận của chi nhánh năm sau cao hơn năm trước, chi nhánh áp dụng chính sách linh hoạt lại suất bằng 4 ngân hàng thương mại trên địa bàn cho nên tốc độ tăng trưởng lớn. Năm thứ 3 tốc độ phát triển của chi nhánh vẫn đạt cao so với các chi nhánh trong cùng hệ thống dư nợ tín dụng đạt hơn 1000 tỷ đồng nhưng tốc độ huy động vốn vẫn chậm so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. 2-Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương cầu Giấy: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Cầu Giấy được mô tả tổng quát sơ đồ: Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Pgd Cầu Diễn KD đối nội KD đối ngoại P. Hành chính Tổng hợp -NV Kho quỹ Kiểm tra kiểm soát Kế toán Qtk 76 Qtk 75 Qtk 77 Qtk 78 Qtk 79 Qtk 80 Qtk 28 2.1-Ban giám đốc: Được sự phân công chỉ đạo của ngân hàng Công Thương Việt Nam, lãnh đạo của ngân hàng Công Thương Cầu Giấy hiện nay bao gồm 1 giám đốc là Ông Bùi Doãn Thuyết và hai phó giám đốc là Ông Trịnh Xuân Quý và bà Võ Kim Hồng. Chức năng của ban giám đốc chi nhánh là kiểm tra giám sát, chỉ đạo hoạt động của chi nhánh và đề ra các kế hoạch chiến lược phát triển cho chi nhánh. 2.2-Phòng Tổng hợp-nguồn vốn & tiếp thị : Phòng tổng hợp nguồn vốn và tiếp thị gồm bộ phận chỉ đạo trung tâm và 6 quỹ tiết kiệm là quỹ 75,76,77,78,79,80. Cơ cấu nhân sự của phòng bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 nhân viên ở bộ phận trung tâm; tại mỗi quỹ tiết kiệm bao gồm 1 trưởng quỹ, 1 kế toán, 1 thủ quỹ mỗi quỹ thường có khoảng 3 đến 5 người. Chức năng của phòng là : ->Tổng hợp các hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo định kỳ và nộp báo cáo tổng hợp lên cấp trên-ban giám đốc. ->Quản lý hoạt động huy động vốn của chi nhánh thông qua các quỹ tiết kiệm, và tiến hành các hoạt động tài chính dựa vào các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi do các quỹ tiết kiệm huy động được. ->Tiến hành các hoạt động tiếp thị các dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng về với chi nhánh thông qua mạng lưới quỹ tiết kiệm . ->Tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh trong điều hành vốn và xây dựng chính sách lãi suất. 2.3-Phòng Kinh doanh đối ngoại(Thanh toán quốc tế): Phòng thanh toán quốc tế bao gồm 12 người trong đó gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 10 nhân viên chức năng của phòng là tiến hành các nghiệp vụ: ->Bảo lãnh và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối gồm 2 nguời chuyên trách: các nghiệp vụ như mua bán kỳ hạn ngoại tệ; giao ngay. ->Nghiệp vụ thanh toán quốc tế gồm 5 người chuyên trách về các mảng như: mở thanh toán L/C nhập; thanh toán hàng xuất khẩu; nhờ thu đến, đi và các nghiệp vụ chuyển tiền. ->Kế toán ngoại tệ có 3 người đảm trách. 2.4-Phòng kế toán: Nhân sự phòng kế toán hiện nay bao gồm 21 người gồm 1 trưởng phòng, 3 phó phòng đảm trách các công việc: Điện toán; giao dịch; tổng hợp, với các nghiệp vụ như là: giao dịch, thanh toán, tài chính, chuyển tiền điện tử. Hiện tai phòng kế toán đang làm việc theo mô hình kế toán tập trung là Kế toán giao dịch->kiểm soát viên->kế toán tập trung(kế toán nội bộ), thanh toán viên đánh chứng từ kiểm tra và ra kẹnh có xuất hay không. Cơ cấu của phòng kế toán gồm: ->Bộ phận kế toán chuyển tiền gồm 3 người phụ trách các mảng: liên ngân hàng, bù trừ, chuyển tiền điện tử(đối với những chứng từ không phải nội bộ) ->Kế toán thanh toán ->Kế toán tập trung: tập trung chứng từ vào cuối ngày giao dịch ->Kế toán nội bộ: kế toán thu nhập chi phí. ->Bộ phận vi tính(trực thuộc phông kế toán): cập nhật các số liệu nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tiến hành tổng hợp cân đối vào cuối ngày giao dịch truyền số liệu về trung tâm xử lý ở ngân hàng Công Thương Việt Nam. 2.5-Phòng kinh doanh(phòng kinh doanh đối nội): Nhân sự của phòng kinh doanh bao gồm 20 người trong đó có 1 trưởng phòng và 2 phó phòng. Chức năng của phòng kinh doanh là thực hiện các nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh đối với các tổ chức cá nhân trong nước. Vì ngân hàng Công Thương Cầu Giấy là ngân hàng mới thành lập cho nên khách hàng biết đến ngân hàng đang còn ít và thường các khách hàng lớn đã có nơi giao dịch ổn định tại các ngân hàng lâu năm cho nên ban đầu Phòng phải tích cực tìm kiếm và áp dụng các chính sách ưu đãi nhăm thu hút khách hàng tới giao dịch với ngân hàng trong khi vẫn đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. II-Kết quả Hoạt động của ngân hàng Công Thương Cầu Giấy: 2.1-Năm 2001: 2.1.1-Công tác nguồn vốn: Cơ cấu tiền gửi đến 31/12/2001 là: (đơn vị: triệu đồng) Đạt được So với đầu năm Tỷ trọng VND 230.074 135% 61% Ngoại tệ 145.918 236% 39% Tiền gửi VND T/c kinh tế 92.001 40% Dân cư 138.072 60% Tiền gửi ngoại tệ T/c kinh tế 38.156 19,3% Dân cư 107.761 80,7% 2.1.2-Công tác sử dụng vốn: Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đến 31/12/2001 là 700.460 triệu đồng tăng 492.512 triệu đồng vượt kế hoạch 50.460 triệu đồng. Trong đó: (đơn vị: triệu đồng) Đạt được Tăng Tốc độ tăng Tỷ trọng C/V VND 642.624 442.710 221% C/V ngoại tệ 56.571 48.537 6 lần Ngắn hạn 599.712 414.568 85,8% Trung-dài hạn 99.484 71.700 14,2% K/t quốc doanh 569.952 371.792 188% 81.52% K/t ngoài QD 129.243 119.455 12 lần 18.48% Các chương trình tín dụng: Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên chức đạt 308 món bằng 2.966 triệu đồng. Cho vay sinh viên(đối với sinh viên 3 trường sư phạm, mỏ địa chất, thương mại) với 560 sinh viên đạt 889 triệu đồng Về tín dụng ngắn hạn: doanh số cho vay 1.079.967 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ 668.643 triệu đồng, dư nợ ngắn hạn 599.712 triệu đồng. Các biện pháp để thu hút khách hàng: ->Thái độ , phong cách phục vụ tốt ->thực hiện chính sách khách hàng ->Tăng thị phần đầu tư cho khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả: tổng công ty cơ khí giao thông vận tải, công ty thiết bị phụ tùng Hà Nội… ->Đẩy mạnh tiếp thị, thu hút thêm được 46 khách hàng mới, mở rộng điều kiện tín dụng . Về tín dụng trung và dài hạn: doanh số cho vay đạt 88.134 triệu đồng, chi nhánh đầu tư thêm 27 dự án để mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp Cônng tác bảo lãnh: thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng ứng trước, tổng dư nợ bảo lãnh tính đến 31/12/2001 là 156 tỷ đồng với 496 món. 2.1.3-Kinh doanh đối ngoại: Huy động ngoại tệ và thanh toán quốc tế: tổng nguồn vốn huy động 145.918 triệu đồng tăng 115.181 triệu đồng tốc độ tăng 375 % Chi nhánh mở rộng mạng lưới khách hàng, thu hút thêm một số khách hàng lớn có quan hệ xuất nhập khẩu. Mở rộng thị phần thanh toán quốc tế: phát hành L/C nhập 217 món đạt 18.447,239 USD; phát hành L/C xuất 34 món đạt 241.084 USD; nhờ thu đến 66 món đạt 1.237.914 USD; nhờ thu đi 05 món đạt 74.774 USD; thanh toán chuyển tiền TTR 76 món đạt 2.402.980 USD Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: tổng số mua-bán ngoại tệ đạt 35.799.000 USD. Nghiệp vụ chi trả kiều hối: 135 món trong đó đạt 158.456 USD; 112.999 EUR; 499.725 JPY. Lượng khách hàng ban đầu chỉ là 80 khách hàng đến 31/12/2001 đã là 409 khách hàng với tổng số 1.688 tài khoản. Kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2001: hu phí dịch vụ: 2,133 tỷ đồng chiếm 6,643% tổng thu nhập. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro là1,214 tỷ đồng Trích lập quỹ bảo hiểm tiền gửi là 133 triệu đồng. 2.2-Năm 2002: 2.2.1-Công tác nguồn vốn: tổng nguồn vốn huy động 31/12/02 đạt 684 tỷ đồng(gồm VND và ngoại tệ chuyển đổi) so với năm 31/12/2003 tăng 272 tỷ đồng tốc độ tăng 72% đạt 112,5% kế hoạch năm 2002. Cơ cấu nguồn huy động: (đơn vị : tỷ đồng) Vốn huy động Tăng so với năm 2001 Tốc độ tăng Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn VND 453 223 97% 70% Ngoại tệ 195 49 34% 30% TGTC kinh tế 195 65 50% 30% TG dân cư 453 207 81% 70% Năm 2002 mức tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh đạt và vượt mức chỉ tiêu phấn đấu mà ngân hàng Công Thương Việt Nam đề ra(tốc độ tăng trưởng nguồn vốn toàn hệ thống đạt 22-24%) Phát hành kỳ phiếu hai đợt đều vượt quá chỉ tiêu ngân hàng Công Thương Việt Nam giao, và được ngân hàng trung ương khen thưởng vì hoàn thành suất sắc chỉ tiêu được giao. Đạt được các kết quả như trên là do toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh đã tích cực hoàn thành các giải pháp mà lãnh đạo chi nhánh đề ra: Củng cố khách hàng truyền thống , thu hút khách hàng mới, nắm bát tốt các nhu cầu của khách hàng, áp dụng lãi suất ưu đãi cho những khách hàng có tiền gửi lớn. Phát triển đảy mạnh công tác tiếp thị khách hàng đặc biệt là các khách hàng trong đại bàn. Mở rộng mạng lưới huy động tiết kiệm, trong năm 2002 chi nhánh đă đưa vào hoạt động thêm hai quỹ tiết kiệm vào hoạt động. Đến 31/12/2002 toàn chi nhánh đã có 5 quỹ tiết kiệm vầ một điểm huy động vốn tại phồng giao dịch cầu diễn. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng(100% các quỹ tiết kiệm chuyển sang sử dụng máy trong việc thực hiện nghiệp vụ) Tuy nhiên nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của chính ngân hàng: ->Nguồn vốn huy động VND chỉ đảm bảo 40% nhu cầu sử dụng vốn tại chỗ. ->Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ sử dụng không hết cho nên phải điều chuyển về ngân hàng Công Thương Việt Nam. 2.2.2-Sử dụng vốn: (đơn vị : tỷ đồng) Số tiền Tăng so với 2001 Tốc độ tăng trưởng Đạt Tổng dư nợ 1233 533 76% 93,3%/ kế hoạch Cho vay VND 1147 504 78% 93%/ tổng dư nợ Cho vay ngoại tệ chuyển đổi 83 26 46% 7%/ tổng dư nợ Bảng cơ cấu dư nợ: (đơn vị : tỷ đồng) Số tiền Tăng so với 2001 Tốc độ tăng trưởng Đạt Nợ ngắn hạn 969 369 62% 78% Nợ trung dài hạn 261 162 164% 22% Kinh tế quốc doanh 882 312 55% 72% Kinh tế ngoài quốc doanh 348 219 170% 28% Nợ quá hạn trong năm 2002 là 180 triệu đồng chiếm 0,0193% tổng dư nợ Trong đó cho vay có bảo đảm bằng tài sản chiếm 71,6% tổng dư nợ trong khi kế hoạch của ngân hàng Công Thương Việt Nam giao là 79% *,Thực hiện chương trình tín dụng ->Cho vay không đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên:367 món đạt 3,136 tỷ đồng. ->Cho vay sinh viên(Đại học mỏ địa chất, đại học sư phạm, thương mại, cao đảng công nghiệp): cho 576 sinh viên vay với số tiền 975 triệu đồng. *,Tín dụng ngắn hạn: Doanh số cho vay đạt: 1.915,095 tỷ đồng. Thu nợ cho vay đạt : 1.548,314 tỷ đồng. Dư nợ ngắn hạn: 969,155 tỷ đồng. Trong đó vòng quay vốn đạt 1,67 vòng, có 29 khách hàng trong đó có 8 khách hàng là đơn vị nhà nước 21 khách hàng là các tổ chức kinh tế khác, cho vay ngoài quốc doanh tăng đáng kể chiếm 28% tổng dư nợ *,Tín dụng trung và dài hạn: Doanh số cho vay đạt: 277,526 tỷ đồng Doanh số thu nợ đạt : 66,664 tỷ đồng. Dư nợ trung và dài hạn : 260,529 tỷ đồng. Khách hàng cho vay : công ty ôtô Ford Thăng Long, công ty cổ phần xây dựng đại học Mỏ Địa chất, công ty cổ phần vận tải trung ương, xí nghiệp may xuất khẩu của công ty dệt may Hà Nội, công ty cổ phần GT 118… *,Công tác bảo lãnh: Doanh số bảo lãnh đạt : 215 tỷ đồng. Dư nợ bảo lãnh : 262 tỷ đồng tăng 106 tỷ đồng so với năm 2001. Khách hàng được bảo lãnh: công trình xây dựng cầu Lănng Cô đường dẫn phía bắc, gói thầu 4 gồm 5 cầu đường sắt Hà Nội-Thành Phố Hồ Chí Minh, đoạn đường tránh R5-Hải Phòng, cầu Đá Bạc của công ty Xây Dựng Thăng Long, công trình đường Phú Hồ của công ty bê tông Hà Nội. 2.2.3-Kinh doanh đối ngoại: Thanh toán quốc tế: ngoại tệ khan hiếm, tỷ giá biến động mạnh, cạnh tranh ngân hàng gay gắt, tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của chi nhánh vẫn đạt hiệu quả cao. Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi 105 triệu USD tăng 2,2 lần so với năm 2001, trong đó: Doanh số mua vào: 39,66 triệu USD, 301 triệu JPY, 9,87 triệu EUR Doanh số bán ra : 40,06 triệu USD, 301 triệu JPY, 9,88 triệu EUR. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Tổng L/C quy đổi đã phát hành 338 món với gái trị 42,5 USD tăng 159 món so với 2001 tăng 188%. Thanh toán L/C và nhờ thu xuất khẩu được 228 món đạt 5,6 triệu USD tăng so với 2001 là 109 món tăng 191%. Thanh toán nhờ thu và thanh toán TTR tăng đáng kể. Tổng thu phí dịch vụ từ kinh doanh đối ngoại 2,772 tỷ gấp 2 lần so với năm 2001. 2.2.4-Kế toán thanh Toán: 31/12/2002: 661 khách hàng, tăng 252 khách hàng so với năm 2001, trong đó có 272 khách hàng là các tổ chức kinh tế. Doanh số thanh toán: 9.283 tỷ đồng với 73.145 món tăng 5.410 tỷ đồng so với năm 2001 tốc độ tăng trưởng thanh toán là 58% Thanh toán không dùng tiền mặt là 6.833 tỷ đồng với 46012 món chiếm 74% tổng doanh số thanh toán Công tác kế toán thanh toán của chi nhánh luôn đảm bảo tính nhanh nhạy, chính xác, đúng chế độ, triển khai giao dịch tức thời cho 4 quỹ tiết kiệm và phòng giao dịch Cỗu Diễn thực hiện tốt chương trình quản lý tín dụng trên máy. Kết quả tài chính: (đơn vị: tỷ đồng) Năm 2002 Năm 2003 Tổng thu nhập 76,924 114,529 Tổng chi phí 66,305 99,264 Lợi nhuận 10,618 15,265 Trong đó lập quỹ bảo hiểm tiền gửi 315 triệu đồng, lợi nhuận tăng 101% do với kế hoạch ngân hàng Công Thương Việt Nam giao cho chi nhánh. 2.2.5-Công tác tiền tệ kho quỹ: Bảng thu chi tiền mặt tính đến 31/12/02: (đơn vị : tỷ đồng) Năm 2002 Tăng so với 2001 Tốc độ tăng Tổng thu 1197 554 86% Tổng chi 1193 545 84% Trong đó thu tiền mặt ngoại tệ đạt 17,54 triệu USD , 719 nghìn EUR. Chi tiền mặt bằng ngoại tệ đạt 17,56 triệu USD , 723 nghìn EUR. Trong năm 2002 tổng số tiền thừa trả lại cho khách hàng : 53,730 triệu đồng và 3200 USD với 47 món. 2.2.6-Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Chi nhánh đã kiểm tra 100% đơn vị có quan hệ tín dụng, 100% quỹ tín dụng và phòng giao dịch cầu diễn. 2.2.7-Tổ chức hành chính: Kế hoạch đào tạo cán bộ: Chi nhánh đã cử 150 cán bộ đi học tập trong 42 khoá học, nâng lương hàn năm cho cán bộ và có chính sách khen thưởng kịp thời với các cán bộ đạt được các thành tích suất sắc trong công tác. Hành chính quản trị: chi tiền sửa chữa mua các thiết bị công tác mới, đưa các quỹ tiết kiệm 77, 78 vào hoạt động 2.2.8-Đánh giá kết quả kinh doanh: Hoạt động kinh doanh tăng trưởng cao cả về nguồn vốn và dư nợ, cơ cấu dư nợ được cải thiện, Cho vay trung hạn và dài hạn chiếm 22% tổng dư nợ (năm 2001 chỉ là 14%); tăng trưởng trong cho vay có đảm bảo bằng tài sản; không có nợ quá hạn phát sinh, lợi nhuận đạt 10,618 tỷ đồng(đạt 101% so với kế hoạch). Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của chi nhánh vẫn chưa cao do còn một số hạn chế như: Nguồn vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh: 42% nguồn vốn sử dụng tại chi nhánh phải nhận vốn điều hoà từ ngân hàng Công Thương Việt Nam(bình quân mỗi năm nhận vốn điều hoà là 607,3 tỷ đồng) Ngoại tệ hoạt động không sử dụng hết mà phải nộp về ngân hàng Công Thương Việt Nam.( bình quân hàng năm phải nộp 129,97 tỷ đồng). Về việc còn những lý do hạn chế trên do chi nhánh còn một số tồn tại như: Mạng lưới kinh doanh và quy mô kinh doanh còn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng trung ương giao Nguồn vốn hoạt đông chưa đáp ứng được nguồn vốn tại chỗ cho nên chưa chủ động được trong kinh doanh. Cơ cấu tín dụng ngắn và trung dài hạn đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu mà ngân hàng Công Thương Việt Nam đề ra cho chi nhánh. Trang thiết bị phương tiện dùng cho việc kinh doanh của ngân hàng còn thiếu và lạc hậu so với yêu cầu thực tế. 2.3-Năm 2003: 2.3.1-Hoạt động huy động vốn(31/12/2003): tổng nguồn vốn: 1348 tỷ đồng. Tăng 700 tỷ đồng so với 331/12/2002 Tốc độ tăng trưởng: 108% đạt 121,4 % kế hoạch năm 2003 (đơn vị: tỷ đồng) Phân theo thành phần kinh tế Số dư đến 31/12/2003 % tổng nguồn vốn hoạt động So với 31/12/2002 (+/-) Tốc độ tăng trưởng 1. tiền gửi củ`a tổ chức kinh tế 621 46% 426 169% 2.Tiền gửi dân cư 727 54% 274 138% (đơn vị: tỷ đồng) Phân theo đơn vị tiền tệ Số dư đến 31/12/2003 % tổng nguồn vốn hoạt động So với 31/12/2002 (+/-) Tốc độ tăng trưởng 1.VND 802 60% 349 77% 2.Ngoại tệ 546 40% 351 180% (trong khi đó tốc độ tăng trưởng của toàn hệ thống ngân hàng công thương năm 2003 là 17%). Ngân hàng công thương Cỗu Giấy có được thành quả trên là đảng uỷ và ban lãnh đạo ngân hàng đã có những giải pháp tích cực sau: Củng cố khách hàng truyền thống, thực hiện tốt chính sách khách hàng, thu hút khách hàng mới, lãi suất linh hoạt trong giới hạn cho phép, hoàn thiện công tác tiếp thị Mở rộng mạng lưới huy động tiết kiệm trên địa bàn , năm 2003 đưa thêm một quỹ tiết kiệm vào hoạt động.hiện tại ngân hàng có 7 quỹ tiết kiệm đang hoạt động trên địa bàn. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, 100% quỹ tiết kiệm hoạt độ.. Nguồn VND chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng phải điều chuyển về 320 triệu đồng. Cơ cấu dư nợ cho vay: Chỉ tiêu Số dư đến 31/12/2003 % tổng dư nợ So với 31/12/2002 (+/-) Tốc độ tăng trưởng 1.theo thành phần kinh tế ->DNNN ->Dn ngoài quốc doanh 803 467 63% 37% -79 119 -9% 34% 2.theo đơn vị tiền tệ ->VND ->ngoại tệ 1043 227 82% 18% -104 144 -9,1% 173% 3.theo kỳ hạn ->ngắn hạn ->trung&dài hạn 928 342 73% 27% -41 83 -4,2% 32% Tổng dư nợ và đầu tư cho vay đến 31/12/2003: 1272 tỷ đồng trong đó hoạt động cho vay nền kinh tế chiếm 1270 tỷ đồng chiếm 99,84% hoạt động cho vay của ngân hàng( so với 31/12/2002 tăng 40 tỷ đồng tốc độ: 6,5%, đạt 92,4% kế hoạch năm ) Hoàn thành việc chuyển toàn bộ dư nợ cho vay sinh viên sang ngân hàng chính sách Dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản chiếm 35% tổng dư nợ(kế hoạch của ngân hàng công thương trung ương giao là 40%) Tiến hành rà soát lại toàn bộ khách hàng, chi đầu tư choi nhiều khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng, đầu tư tập trung cho một số doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnhnhư: công ty Xuân Hoà, công ty hoá dầu, tổng công ty cơ khí GTVT, tổng công ty xây dựng Thăng Long(thực hiện theo chỉ đạo của ngân hàng công thương trung ương) Với các doanh nghiệp yếu kém tập trung thu nợ đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có nợ quá hạn mới phát sinh. +>thu nợ hết công ty trách nhiệm hữu hạn Lý Hồng 2 tỷ đồng +> thu nợ hết công ty cổ phần Hương Giang 16 tỷ đồng +>giảm dư nợ công ty GT 118, công ty cầu 12, công ty cầu 7, công ty tinh dầu. Bên cạnh các hoạt động cho vay ngắn hạn ngân hàng còn xúc tiến kịp thời việc thịnh, khai thác các dự án đầu tư khả thi. +>Dự án đầu tư thiết bị chuyên dùng và máy móc của công ty may chiến thắng +>Đầu tư hệ thống lọc nước cho côngty cổ phần Thăng Long +>Dự án gạch Coto Bình Dương đưa vào hoạt động tốt và bắt đầu trả nợ đúng hạn * Nợ quá hạn: Đến 31/12/2003 nợ quá hạn chiếm 34,2 tỷ đồng, tăng 3,99 tỷ so với 31/12/2002 chiếm 2,69% tổng dư nợ, trích dự phòng rủi ro 6,37 tỷ đồng Trong năm phát sinh 81,2 tỷ đồng nợ quá hạn, chinh nhánh đã tích cực xử lý và thu được 47,2 tỷ đồng nợ quá hạn. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan còn có các nguyên chủ quan như: cán bộ tín dụng sơ sài, công tác kiểm soát trước trong và sau cho vay chưa đạt yêu cầu, theo dõi nợ và thu nợ của một số khách hàng vay chưa kịp thời *,Công tác bảo lãnh: Đến 31/12/2003 doanh số bảo lãnh của chi nhánh đạt 620 tỷ đồng, tăng 40,5 tỷ so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2003 là 253 tỷ đồng. Trong năm chi nhánh bảo lãnh một số chương trình lớn như chương trình: 5 cầu đường sắt, nút giao thông Nam Thăng Long, cầu Yên Lệnh. 2.3.3-Kinh tế đối ngoại: ->nghiệp vụ thanh toán quốc tế : Tổng số L/C đã phát hành là 284 món với giá trị 57 triệu USD, nghiệp vụ thanh toán L/C và nhờ thu xuất khẩu là 338 món có giá trị 12,8 triệu USD so với 31/12/2002 tăng 151 món với giá trị 7,29 triệu USD tăng 167%. Thanh toán chuyển tiền 227 món với số tiền 15,8 triệu USD, sự tăng trưởng về hàng xuất khẩu đạt 40% so với hàng nhập khẩu(có sự mất cân bằng giữa hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu cho nên NHCTVN phải hỗ trợ cho chi nhánh về mặt ngoại tệ) ->nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ-dự trả kiều hối: Dù tỷ giá ngoại tệ có biến động mạnh (EUR,JPY) và khách hàng thanh toán hàng xuất khẩu còn thấp nhưng ngân hàng vẫn bảo đảm đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh oán cho khách hàng, không để cho trạng thái kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh bị âm, kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh luôn có lãi Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi ra USD tính đến hết ngày 31/12/2003 là: 122.811.740 USD tăng 17,8 triệu USD, đạt 117% so với 31/12/2002 Thực hiện chi trả kiều hối đến 31/12/2003 là 155 món, giá trị 596 nghìn USD Tổng phí thu được từ kinh doanh ngoại hối năm 2003 là 3,680 tỷ đồng. 2.3.4-Công tác kế toán thanh toán: ->Có 828 khách hàng mở tài khoản tăng 167 tài khoản so với 31/12/2003 (Trong đó có 354 tài khoản của các tổ chức kinh tế, 474 tài khoản của các doanh nghiệp tư nhân cá thể) ->Doanh số thanh toán 2003: 15.173 tỷ đồng với 96.791 món +,Thanh toán không dùng tiền mặt: 11.764 tỷ đồng với 66.144 món chiếm 77,5% tổng doanh số thanh toán. +,Quản lý tiền vay được theo dõi chặt chẽ trên máy, hàng tháng sao kê giấy nhận nợ để đảm bảo thu nợ đến hạn được kịp thời. ->Công tác điện toán: Chính xác kịp thời, làm tốt chương trình quản lý tài sản lưu động , quản lý mẫu trên máy vi tính, thực hiện đầy đủ kịp thời các báo cáo đối với NHCTVN. ->Công tác tài chính: Đảm bảo chi tiêu tiết kiệm đúng chế độ, thực hiện đúng quy chế tài chính, đảm bảo chỉ tiêu tài chính do NHCTVN giao. Chấp hành tốt quy chế tài chính của hội đồng quản trị của ngân hàng Công Thương Việt Nam. ->Kết quả kinh doanh đến 31/12/2003: +, Lợi nhuận thực thu năm 2003: đạt 102% kế hoạch năm. +, Thu phí dịch vụ: đạt 5,610 tỷ đồng chiếm 4,9% tổng thu nhập. 2.3.5-Công tác tiền tệ kho quỹ: Luôn luôn kịp thời không để tồn đọng để khách hàng chờ, đảm bảo kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển chứng từ an toàn không để hư hỏng mất mát. ->Số lượng thu chi bằng tiền mặt đến 31/12/2003: +,Tổng thu tiền mặt: 1.775 tỷ đồng tăng 378 tỷ đồng so với năm 2002 tốc độ tăng 48%. +,Tổng chi tiền mặt: 1.775 tỷ đồng tăng 582 tỷ đồng so với năm 2002 tốc độ tăng 49% +,Tổng thu ngoại tệ: thu 17.472.000 USD & 428.000 EUR. +,Chi ngoại tệ: chi 17.078.000 USD & 471.000 EUR. ->Phát hiện và thu hồi 21 triệu đồng tiền giả. ->trả lại tiền thừa cho khách hàng:105 triệu đồng & 200USD( 68 món). 2.3.6-Công tác kiểm soát nội bộ: ->Kiểm tra 60 hồ sơ khách hàng vay vốn trên tổng số 200 khách hàng có dư nợ(chiếm 30%) với dư nợ đã được kiểm tra 697 tỷ đồng trên tổng dư nợ 1260 tỷ đồng(chiếm 55%) ->Hỗu hết khách hàng chấp hành đúng quy chế vay của ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng công thương việt nam. Tuy nhiên còn một số thiếu hồ sơ, thiếu các điều kiện để cho vay, cho vay ngoài địa bàn, vượt quá thẩm quyền, tài sản thế chấp chưa chặt chẽ. ->Thực hiện kiểm tra chế độ quản lý ngoại hối: kiểm tra hồ sơ mở L/C được 59 món, kiểm tra mua bán ngoại tệ đạt 975 món, kiểm tra trong thanh toán chi trả kiều hối. ->kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành đảm bảo thanh toán, kiểm tra an toàn kho quỹ, kiểm toán kho quỹ tiền gửi dân cư cũng được tiến hành kiểm tra thường xuyên. ->Kiểm tra 9937 chứng từ kế toán, đă phát hiện và chấn chỉnh bổ sung nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện: thiếu chữ ký trên chứng từ, truy thu 86 món với tổng số tiền là 9703 ngàn đồng, thoái thu 12 món thu thừa số tiền là 9412 ngàn đồng. ->Kiến nghị bổ sung khắc phục kịp thời cụ thể đối với công ty TNHH Lý Hồng Linh, công ty cổ phần cơ điện Hà Giang đến nay đã thu hết nợ. 2.3.7-Công tác tổ chức hành chính: ->Tham gia các khoá đào tạo,nâng bậc lương, đảm bảo các chế độ cho người lao động theo quyết định của nhà nước. ->Trong năm 2003 mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao và phối hợp với các trung tâm đào tạo tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý tín dụng. ->Tổ chức hội thi tay nghề nhân kỷ niệm 15 năm thành lập ngành cho các nghiệp vụ: thanh toán quốc tế, tiền gửi dân cư, tín dụng, tin học. ->Chuẩn bị cơ sở vật chất để nâng cấp phòng giao dịch cầu giấy lên chi nhánh cấp II thuộc ngân hàng Công Thương Cầu Giấy. ->Công tác hành chính quản trị: tổ chức tốt các hội nghị gặp mặt khách hàng và ngân hàng. Tổng kết 2 năm thành lập chi nhánh, bổ sung các thiết bị làm việc. Hoàn thành thủ tục tách quỹ tiết kiệm tại phồng giao dịch Cỗu diễn thành quỹ tiết kiệm số 80. 2.3.8-Công tác khác: ->Các hoạt động đảng bộ, công đoàn, đoàn thanh niên được chú trọng phát triển. ->Tổ chức học tập nghị quyết đại hội Đảng IX, các nghị quyết của ban chấp hành trung ương Đảng, thành uỷ, quận uỷ. ->Phát phần thưởng cho các cháu có thành tích học tập nhân ngày 1/6. ->Phát động các đợi thi đua ngắn ngày theo từng mục tiêu cụ thể, tham gia hội diễn văn nghệ, hội thao, thăm hỏi sức khoẻ cán bộ công nhân viên khi ốm đau. 2.3.9-Tồn tại cần khắc phục: ->Nguồn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu tại chỗ cho nên chi nhánh chưa chủ động được trong kinh doanh. ->Cơ cấu tín dụng trung hạn còn thấp so với mục tiêu NHCTVN đề ra, hoạt động tín dụng chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động tại chỗ(trong điều kiện chi nhánh thiếu vốn) ->Do nôn nóng tăng trưởng lợi nhuận cho nên chi nhánh nới lỏng một số điều kiện tín dụng làm cho nợ quá hạn gia tăng. ->Một số cán bộ còn thụ động chưa nắm bắt được các văn bản chế độ, tuân thủ chưa đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng, tinh thần trách nhiệm chưa cao. ->Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa nhịp nhàng. ->Công tác kiểm tra kiểm soát chưa phát hiện kịp thời nhiều sai sót, đặc biệt là trong công tác tín dụng. ->Một số phồng ban còn thiếu lãnh đạo cho nên khi có một số cán bộ xin nghỉ phép, việc đảm bảo công tác chung gặp khó khăn đặc biệt là các quỹ tiết kiệm. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu kinh doanh trong 3 năm 2001,2002, 2003: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Huy động vốn 375.990 647.969 1.348.454 T/G DN 130.157 195.186 621.161 T/G dân cư 245.833 452.778 727.288 T/G TCTD# 5 5 Sử dụng vốn 699.196 1.229.685 1.269.591 C/V ngắn hạn 599.892 969.335 928.064 C/V trung hạn 48.337 80.199 90.351 C/V dài hạn 50.967 180.231 251.176 2.4-Phương hướng hoạt động kinh doanh 2004: 2.4.1- Mục tiêu phấn đấu: Tổng nguồn vốn hoạt động: 1500 tỷ đồng. Tổng cho vay và đầu tư kinh doanh: 1450 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 40% tổng dư nợ. Lợi nhuận hạch toán tăng 10% so với năm 2003. 2.4.2-Biện pháp tổ chức thực hiện: 2.4.2.1-Về công tác huy động vốn: Đẩy mạnh công tác huy động vốn, tích cực tiếp thị để để khai thác các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế-xã hội. Thông qua việc mở rộng quan hệ thanh toán và các tiện ích ngân hàng, nguồn vốn đầu vào với lãi suất thấp để tăng khả năng cạnh tranh, tạo lợi thế cho ngân hàng. Phấn đấu mở rộng và hiện đại hoá các quỹ tiết kiệm, phấn đấu trong năm 2004 mở thêm được 1 đến 2 quỹ tiết kiệm và đến cuối năm có thể tự túc được hoàn toàn được vốn tại chỗ. Thực hiện động viên khen ngợi kịp thời các cá nhân tổ chức trong và ngoài ngành có kết quả hoạt động kinh doanh tốt với lãi suất hợp lý đạt hiệu quả cao. 2.4.2.2-Về công tác đầu tư, tín dụng: Nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát phân loại chất lượng doanh nghiệp để có quyết định đàu tư đạt hiệu quả cao, tập trung khai thác triệt để thị phần vốn đầu tư tại các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng, đồng thời kiên quyết giảm dư nợ đối với các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, tình hình tài chính yếu kém, dự án không khả thi. Tập trung khai thác các dự án đầu tư mới có hiệu quả, mở rộng thị phần ở những nơi có khách hàng khai thác là các tổ chức kinh tế vay vốn mới ngoài hệ thống NHCTVN, đặc biệt là các doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnh, các dư án khả thi. Phát triển các nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn, các hình thức chi vay có đảm bảo bằng tài sản, cho vay ngoại tệ nhằm thu hút khai thác tối đa nguồn vốn ngoại tệ tại chỗ. Đẩy mạnh việc cho vay kinh tế ngoài quốc doanh cho vay các xí nghiệp vừa và nhỏ tập trung vào các xí nghiệp xản suất tạo ra các mặt hàng xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ cho chi nhánh đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tích cực tìm kiếm các giải pháp thiu hồi nợ quá hạn, phối hợp với các cơ quan pháp luật và các cơ quan thi hành án để giải quyết các tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Khắc phục và chỉnh sửa kịp thời những tồn tại sau thanh tra kiểm tra, tuân thủ chặt chẽ các quy trình tín dụng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ngân hàng Công Thương Việt Nam. 2.4.2.3-Các mặt công tác khác: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội b._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC810.doc
Tài liệu liên quan