Báo cáo Thực tập tại Maritime Bank

TỔNG QUAN VỀ MARITIME BANK Maritime Bank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thanh lập theo giấy phép số 0001/NH-GP và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 12/7/1991 với số vốn điều lệ ban đầu 40 tỷ đồng , đến năm 2005 là 200 tỷ đồng , trong năm 2006 số vốn điều lệ của Maritime Bank đạt mức 700 tỷ và hiện nay là 1.500 tỷ đồng . 16 năm phát triển , Maritime Bank đã thiết lập được mạng lưới hoạt động hiệu quả và thuận tiện cho khách hàng . Với hơn 20 chi nhánh ( năm 200

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3171 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Maritime Bank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 ) và điểm giao dịch trên toàn quốc , được trải dài từ Bắc vào Nam , từ Hải Phòng , Quảng Ninh , Hà Nội , Đà Nẵng , Nha Trang , Cần Thơ , TP Hồ Chí Minh tới Vũng Tàu . Các điểm giao dịch đều hoạt động đa năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu Khách hàng về dịch vụ của một ngân hàng hiện đại với các sản phẩm tiện ích đa dạng . Nguồn nhân lực trẻ , chất lượng cao , đoàn kết và tâm huyết đã tạo lên thế mạnh của Maritime Bank . Tổng số cán bộ nhân viên của Maritime Bank đã lên tới 599 người vào cuối năm 2006 và tiếp tục được đầu tư cả về chất lượng và số lượng cho các năm tài chính tiếp theo 2007 - 2010 . Công tác cán bộ luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu , được coi là chìa khóa mở ra thành công cho Ngân hàng với một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế và phương pháp tuyển chọn chuyên nghiệp . Với tôn chỉ “ Tại lập giá trị bền vững” , trên cơ sở thế mạnh của các cổ đông là các Tổng công ty lớn , Maritime Bank đã hoạch định chiến lược phát triển cân đối giữa thế mạnh nguồn vốn , đầu tư vào khách hàng doanh nghiệp tiềm năng ( các tập đoàn kinh tế mạnh ) , kết hợp với phát triển khách hàng cá nhân , đầu tư tài chính vào các khu vực kinh tế chủ đạo của Việt Nam . Thực hiện chiến lược đưa Maritime Bank trở thành một trong mười Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam trong 05 năm tới , ngay trong năm 2006 tổng tài sản của Maritime Bank đã có bước tăng trưởng vượt bậc , đạt trên 8.500 tỷ đồng , với mức tăng trưởng 194 % so với năm 2005 . Về chất lượng hoạt động , Maritime Bank được Ngân hàng Nhà nước đánh giá xếp loại A . Bên cạnh các nguồn lực về vốn và nhân lực , Maritime Bank còn có được thế mạnh hệ thống công nghệ tin học của một ngân hàng hiện đại , hệ thống quản lý dữ liệu tập trung , đảm bảo hoạt động nghiệp vụ phân tán tại các Chi nhánh và điểm giao dịch thông suốt , luôn tục và tức thời . Năm 2006 , Ngân hàng tiếp tục triển khai Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 , bằng việc ký kết Hợp đồng tư vấn với KPMG Singapore cho việc hỗ trợ triển khai dự án , đã tạo thế chủ động cho Maritime Bank bước vào hội nhập . Năm 2007 được coi là năm có nhiều chuyển biến đối với hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải nói riêng . Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam phát triển tương đối ổn định với mức tăng trưởng ấn định trung bình 8,2%/năm trong 5 năm gần đây , thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài , kim ngạch xuất khẩu đều đạt mức kỷ lục ; cùng với việc Việt Nam gia nhâp Tổ chức thương mại Thế giới , tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế lớn đã tạo môi trường kinh tế và pháp lý tích cực đối với hoạt động của nền kinh tế , trong đó có các ngân hàng thương mại . Tuy nhiên , hội nhập cũng là thách thức đối với sự phát triển của các ngân hàng , đặc biệt là các vấn đề về vốn , công nghệ và nguồn nhân lực . Với áp lực cạnh tranh từ các định chế tài chính nước ngoài , sự mở rộng về lượng và phát triển về chất của các Ngân hàng Việt Nam đã đặt ra cho Maritime Bank nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự mở rộng thị trường trong nước và khả năng vươn ra thị trường khu vực và thế giới . Ngay từ đầu năm 2007 Maritime Bank đã chuyển mình nhanh chóng, triển khai một loạt các giải pháp kinh doanh tích cực, tham gia sâu rộng trên thị trường liên hàng, đẩy mạnh hoạt động tín dụng an toàn và ổn định, tăng cường công tác quản lý rủi ro tập trung tại trung tâm điều hành, công tác huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế tăng đều qua các quý, số điểm giao dịch của ngân hàng tăng từ 18 đến 20 đơn vị, số lượng nhân sự tăng 24% so với đầu năm và đặc biệt công chúng biết đến Maritime Bank với một hình ảnh mới của một ngân hàng thương mại đa năng. Với kết quả đáng khích lệ trong năm, Maritime Bank đã vui mừng được đón nhận bằng khen của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập. Phát huy thành công trong hoạt động năm 2007, định hướng phát triển Maritime trong năm 2008 như sau: Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, đẩy mạnh tốc độ phát triển mạng lưới nhằm phát huy thế mạnh của các cổ đông, khách hàng thuộc các ngành hàng hải, Bưu chính, Viễn thông, Hàng không… Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cổ đông và khách hàng trên cơ sở cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Đẩy mạnh tiến độ triển khai các năng lực quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống kiểm soát chặt chẽ nhằm đẩy mạnh kính doanh trên cơ sở kiểm soát được rủi ro. Chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, tăng cường cơ chế đãi ngộ thích hợp nhằm thu hút, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho những người có năng lực, có nhiệt huyết làm việc tại Maritime Bank. Vốn điều lệ tăng tối thiểu nên 2.200 tỷ đồng. Tổng tài sản cuối năm đạt 14.000 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế 268 tỷ đồng Triển khai tốt dự án hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 2, xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng phòng chống thảm họa và thiên tai, hệ thống an ninh mạng và hệ thống ngân hàng điện tử và đặc biệt phổ cập thẻ ATM Maritime Bank với toàn thể công chúng. Đầy mạnh hoạt động quảng cáo, tuyên truyền rộng rài hình ảnh Maririme Bank trong nước và quốc tế. Nâng cao vị thế thương hiệu Maritime Bank Tạo giá trị gia tăng cho các cổ đông và từng bước tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Năm 2007 cũng là năm bắt đầu hoạt động nhiệm kỳ mới - Hội Đồng Quản Trị nhiệm kỳ 4, là một năm dánh dấu sự khởi sắc của một nhiệm kỳ mới và là bước ngoặt quyết định sự phát triển và trưởng thành của ngân hàng. Trong nhiệm kỳ 05 năm yêu cầu đặt ra đối với hội đồng quản trị là hết sức khó khăn, hoạt động của hội đồng quản trị đồng thời phải đáp ứng được hai yêu cầu song song. Một mặt tập trung vào việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ, tổ chức củng cố, khắc phục và xử lý những tồn tại yếu kém trước đây, đồng thời phải tạo đà tăng trưởng, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh cả về vốn và mạng lưới giao dịch, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng. THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ông: Trần Anh Tuấn Phó CT HĐQT Ông: Lưu Tường Giai Phó CT HĐQT Ông: Lưu Thanh Bình Ủy Viên HĐQT Ông: Nguyễn Hữu Đức Ủy viên HĐQT Ông: Nguyễn Cao Thắng Kiểm soát viên Ông: Phạm Trọng Hiếu Kiểm soát viên Bà: Bùi Thị Thu Hương Kiểm soát viên Bà: Lê Thị Liên CT HĐQT Ông: Bùi Việt Hoài Ủy viên HĐQT Ông: Bùi Đức Miện Trưởng BKS THÀNH VIÊN BAN ĐIỀU HÀNH Ông: Vũ Đức Nhuận Tổng Giám Đốc Ông: Trần Bá Vinh Phó Tổng Giám Đốc Ông: Dương Thế Sơn Phó Tổng Giám Đốc Ông: Đỗ Trung Thành Phó Tổng Giám Đốc Ông: Nguyễn Minh Đức Phó Tổng Giám Đốc Ông: Trần Xuân Quảng Phó Tổng Giám Đốc HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007 Phát triển khách hàng Trong năm 2007, công tác khách hàng đã được Maritime Bank quan tâm hàng đầu và được quán triệt đến từng cán bộ nhân viên. Việc thực hiện các chính sách khách hàng đã có định hướng rõ rệt, linh hoạt và điều chỉnh kịp thời; các chương trình hợp tác, liên kết đã được xây dựng thành các sản phẩm cụ thể và từng bước triển khai đến khách hàng thông qua các đơn vị kinh doanh Maritime Bank. Công tác triển khai khách hàng được chuyên nghiệp hóa thông qua việc phân định quản lý theo các khối khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân từ trụ sở chính xuống từng đơn vị kinh doanh Maritime Bank. Đối với khách hàng doanh nghiệp Maritime Bank vẫn tiếp tục duy trì và tăng cường hợp tác đối với khách hàng truyền thống thuộc các ngành Hàng hải, Bưu chính viễn thông, dệt may, sản xuất thép và khai thác than… đông thời chủ động mở rộng, timg kiếm các khách hàng mơi, trong đó đặc biệt quan tâm tới các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, nhằm đa dạng hóa cơ cấu khách hàng, Maritime Bank đã tập trung hơn tới các khách hàng cá nhân để phát triển cân đối và bền vững. Đến hết năm 2007, số lượng khách hàng toàn hệ thống Maritime Bank đã tăng trưởng mạnh đạt 121,9% so với năm 2006. NGUỒN VỐN Năm 2005 2006 2007 Tỷ trọng 2007 Tăng/giảm 2007 Vốn CSH 213 245 795 9% 225% Tiền gửi TCKT & CN 2.015 3.334 3.986 47% 20% Tiền gửi và tiền vay của TCTD 384 605 3.581 41% 481% Nguồn vốn khác 88 195 221 3% 14% Tổng nguồn vốn 2.700 4.379 8.520 100% 95% HUY ĐỘNG TỪ TỔ CHỨC KINH TẾ VÀ DÂN CƯ Với định hướng phát triển Maritime Bank thành một ngân hàng thương mại đa năng, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh của tổng tài sản đồng thời cân đối vốn phục vụ các nhu cầu sử dụng vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ Maritime Bank đã tập trung mọi nguồn lực sẵn có để duy trì và tăng cường huy động nguồn vốn này, thể hiện qua sơ đồ cơ cấu nguồn vốn huy động: Năm 2004 (2.399 tỷ) 25% 59% Dân cư Tổ chức KT TCTD 16% Năm 2005 (3.939 tỷ) 23% 61% Dân cư TC kinh Tế TCTD 16% Năm 2006 (7.504 tỷ) Dân cư 33% 20% TC kinh Tế TCTD 47% Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế luôn là thế mạnh của Maritime Bank trong nhiều năm qua với tỷ trọng 63% trên số vốn huy động của riêng hạng mục này. Tại thời điểm 32/12/2006 số nguồn vốn tăng 3,26% so với năm 2005 trong đó tỷ trọng huy động có kỳ hạn tăng 34% so cùng kỳ năm trước. Tỷ VNĐ (số quy đổi) Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư Năm Nguồn vốn huy động dân cư đã tạo được mức tăng trưởng ấn tượng là 63% so với năm 2005 chiếm 37% trên tổng huy động hạng mục này do Maritime Bank sử dụng hiệu quả các công cụ quảng cáo, triển khai những sản phẩm huy động vốn đặc thù, hấp dẫn cùng việc phát triển mạng lưới giao dịch đã từng bước tạo dựng hình ảnh và lòng tin bền vững đối với công chúng. VỐN HUY ĐỘNG THỊ TRƯỜNG LIÊN HÀNG Với mục tiêu đa dạng hoá các hoạt động Maritime Bank , ngay từ đầu năm các giao dịch vốn trên thị trường liên hàng đã được Maritime Bank tập trung các nguồn lực. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh trong năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho Maritime Bank trong khả năng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. với tốc độ tăng trưởng trên 400% so với năm 2005 khẳng định vị thế của Maritime Bank trên thị trường liên hàng Việt Nam và cũng đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp của chiến lược phát triển Maritime Bank trở thành một Ngân hàng thương mại theo đúng chuẩn mực quốc tế. VỐN CHỦ SỞ HỮU Thực hiện chiến lược phát triển quy mô Maritime Bank trở thành một ngân hàng hợp chuẩn theo tiêu chí quốc tế của một ngân hàng thương mại hiện đại cùng với lộ trình tăng vốn tới 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Maritime Bank đã xây dựng cho mình kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu khoa học, bền vững và phù hợp nhất, cụ thể trong năm 2006 Maritime Bank đã nâng vốn chủ sở hữu từ 200 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng nhưng Maritime Bank vẫn đảm bảo được các mục tiêu cơ bản và các hệ số an toàn lao động. SỬ DỤNG VỐN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN Hoạt động tín dụng của Maritime Bank duy trì nhịp độ tăng trưởng ổn định về khối lượng tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, bên cạnh đó ngay từ đầu năm Maritime Bank đã bắt tay vào việc củng cố chất lượng tín dụng, thực hiện đổi mới về cơ bản công tác quản trị điều hành trong hoạt động tín dụng nhằm tăng cường năng lực quản trị tập trung về rủi ro tín dụng. Tính đến thời điểm 31/12/2006, dư nợ tín dụng cho vay tăng trưởng 24% so với năm 2005 trong đó tỷ trọng cho vay Khách hàng là doanh nghiệp chiếm 87,5% và cho vay Khách hàng cá nhân chiếm 12,5% trên tổng dư nợ. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn luôn được cân đối tương ứng với kỳ hạn của nguồn vốn khả dụng; tín dụng trung và dài hạn luôn được giữ ở mưc bình quân là 30% trên tổng dư nợ. Mặc dù tăng trưởng tín dùng là mục tiêu phát triển nhưng Maritime Bank luôn giữ nguyên tắc tăng trường tín dụng an toàn, giám sát đảm bảo chất lượng tín dụng tốt. Các khoản nợ nhóm II và nợ xấu chủ yếu là các khoản vay phát sinh trước năm 2006. Trong năm Maritime Bank đã thực hiện trích lập dự phòng theo đúng QD493/2005-NHNN với tỷ lệ trích lập dự phòng chung tăng từ 0,075% lên 0,3%. Cho vay khách hàng Doanh nghiệp và Cá nhân Tỷ VNĐ (số quy đổi) Năm ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Năm 2006 Maritime Bank đã đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của mình trên thị trường tài chính liên ngân hàng, với số dư tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng tại thời điểm 31/12/2006 tăng 186% so với thời điểm 31/12/2005. Hoạt động đầu tư này không những đảm bảo khả năng thanh khoản cho Maritime Bank đồng thời đã tối đa lợi nhuận trong công tác sử dụng vốn. Vốn tiền gửi đảm bảo thanh khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn được Maritime Bank duy trì ở mức tối ưu nhất. Tỷ VNĐ (số quy đổi) Tiền gửi Ngân hàng và cho vay các Định chế tài chính Năm Song song với việc tăng cường đầu tư tiền gửi Ngân hàng và để đa dạng hoá danh mcụ đầu tư của mình nhằm cân đối giữa mục tiêu hiệu quả và an toàn Maritime Bank tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các chứng khoán của các tổ chức tín dụng, tài chính khác đạt mức tăng trưởng trên 546% so với năm 2005. Các khoản chứng khoán đầu đầu tư của Maritime Bank tập trung chủ yếu vào các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao và an toàn tuyệt đối. Hoạt động góp vốn mua cổ phần trong năm 2006 của Maritime Bank chiếm 1,5% vốn chủ sở hữu tại Công ty cổ phần Bào hiểm Nhà Rồng, Công ty cổ phần vận tải biển Hải Âu và Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương. Tỷ VNĐ (số quy đổi) Đầu tư tài chính Năm KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 Hoạt động kinh doanh của Maritime Bank tiếp tục ổn định và không ngừng phát triển. Kết thúc năm 2006 tổng tài sản của Maritime Bank tăng trưởng 94,6% so với năm 2005. Các chỉ số hoạt động luôn đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước. Kết quả kinh doanh trong năm đạt được cao nhất so với những năm trước nhờ sự phát triển trên tất cả các nghiệp vụ ngân hàng. Cụ thể, tổng thu thuần từ hoạt động đầu tư tín dụng năm 2006 tăng 84% so với năm 2005; thu thuần từ hoạt động dịch vụ Maritime Bank tăng 42% so vớ năm 2005; Chênh lệch thu chi trước trích lập tăng 49% so với năm 2005 và lợi nhuận trước thuế tăng 143% so với lợi nhuận năm 2005. Năm 2006 với sự phát huy tối đa nội lực của mình cùng với các điều kiện thuận lợi của sự phát triển trong môi trường ngân hàng tài chính, Maritime Bank đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh và đây sẽ là điều kiện và động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong những năm tới. Đơn vị tính: Triệu VNĐ 2004 2005 2006 % Tăng/Giảm 2006 so 2005 TỔNG THU THUẦN HOẠT ĐỘNG 80,930 162,185 233,555 44% Thu thuần đầu tư thu lãi 60,441 113,520 208,776 84% Doanh thu thu lãi 117,591 225,950 565,021 150% Chi trả lãi và phí huy động vốn 57,150 112,430 356,245 217% Thu thuần dịch vụ 16,008 15,929 22,668 42% Tổng thu dịch vụ 18,610 19,288 27,404 42% Tổng thu dịch vụ 2,602 3,359 4,736 41% Thu thuần bất thường 4,481 32,736 2,111 -94% CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 38,147 60,530 82,474 36% LỢI NHUẬN GỘP 42,783 101,655 151,081 49% Trích dự phòng rủi ro 42,783 56,681 41,645 -27% LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 0 44,974 109,436 143% Tăng trưởng tổng tài sản: Cùng với kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 700 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2007, trong lộ trình đưa Maritime Bank trở thành một trong số 10 ngân hàng mạnh của Việt Nam vào năm 2010, tổng tài sản của Maritime Bank dự kiến tăng lên 14.000 tỷ đồng vào cuối năm 2007 tương đương với tốc độ tăng trưởng 35% so đầu năm. Cơ cấu tài sản có: Tổng tài sản tăng trên cơ sở tập trung vào hoạt động đầu tư tín dụng với tốc độ tăng trưởng trên 90% so với đầu năm sẽ đạt dư nợ 5.500 tỷ đồng vào cuối năm 2007; Hạng mục đầu tư tài chính bao gồm: Đầu tư chứng từ có giá, góp vốn cổ phần, tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính sẽ được duy trì ổn định với mức tăng 5% so đầu năm, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản. Tăng trưởng nguồn vốn huy động: Cân đối với tốc độ tăng trưởng đầu tư tín dụng nguồn vốn huy động thị trường từ tổ chức kinh tế và dân cư phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng 43% so đầu năm và đạt số luỹ kế cuối năm 5.600 tỷ đồng; trong đó chủ yếu tăng từ huy động dân cư tăng 70%, tổ chức kinh tế tăng 25% và nguồn huy động thị trường liên ngân hàng sẽ tăng 18% so với đầu năm. Vốn điều lệ 2007: Dự kiến tăng lên 2.000 tỷ đồng theo đúng lộ trình để kịp thời tạo vốn đối ứng phục vụ tăng trưởng các hoạt động tín dụng và đầu tư tài chính của Maritime Bank, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn trung và dài hạn trong cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn và đảm bảo các hệ số an toàn hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức và phát triển mạng lưới: Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chuẩn mực quốc tế với sự tài trợ của Quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế của Chính phủ Thuỵ Sĩ (SECO) Maritime Bank sẽ thực hiện đầu tư mới 23 điểm giao dịch trên các địa bàn hiện tại của mình đồng thời phát triển mới tại một số khu vực kinh tế tiềm năng khác. Phát triển nguồn nhân lực: Để đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới, tăng cường nguồn nhân lực bổ sung cho các đơn vị kinh doanh hiện tại dự kiến tổng số nhân sự của Maritime Bank tăng lên 917 người vào cuối năm 2007. Phát triển sản phẩm: Để tăng cường năng lực cạnh tranh của Maritime Bank, bên cạnh việc phát triển mở rộng mạng lưới Maritime Bank rất quan tâm tới việc phát triển sản phẩm ngân hàng theo định hướng của một ngân hàng bán lẻ. Một loạt sản phẩm mới đã được hoàn thiện và sẽ được cung cấp cho khách hàng của ngân hàng thuộc mọi đối tượng. Đặc biệt, sản phẩm thẻ Maritime Bank với nhiều tiện ích sẽ được triển khai trên diện rộng là mục tiêu trọng tâm trong phát triển sản phẩm của Maritime Bank trong năm 2007. Phát triển thương hiệu: Để hỗ trợ việc phát triển mạng lưới, phát triển sản phẩm, Maritime Bank đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu với bộ nhận diện thương hiệu mới nhàm thống nhất hình ảnh của Maritime Bank trước công chúng. Công tác phát triển thương hiệu sẽ được thực hiện chuyên sâu trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đưa hình ảnh Maritime Bank ngày càng lại gần gũi với các Khách hàng hiện hữu và tiềm năng trong và ngoài nước. Tổng thu thuần hoạt động: Với kế hoạch phát triển tổng thể nêu trên, năm 2007 Maritime Bank phấn đấu tăng tổng thu thuần hoạt động 90% so với năm 2006; trong đó tập trung vào phát triển các hoạt động đầu tư tín dụng với hoạt động đầu tư tín dụng với kế hoạch tăng 98% so năm 2006, chủ yếu thông qua việc mở rộng Khách hàng tín dụng, quản lý tốt chất lượng tín dụng nhằm khống chế nợ xấu dưới 1% trên tổng dư nợ vào cuối năm 2007; chất lượng dịch vụ được nâng cao trên cơ sở hệ thống tin học hiện đại nhằm hỗ trợ Khách hàng một cách tối đa trong việc sử dụng dịch vụ của Maritime Bank. Lợi nhuận trước trích dự phòng: Dự kiến tăng trưởng 145% so với năm 2006. Lợi nhuận trước trích thuế: Dự kiến tăng trưởng 145% so với năm 2006. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VNĐ Tài sản Năm 2006 Năm 2005 I. Tiền mặt và chứng từ có giá 43.291.846.953 45.495.014.813 II. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 64.675.541.257 152.869.636.988 III. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước 3.788.573.973.417 1.347.773.428.148 IV. Cho vay các tổ chức tín dụng khác 555.572.490.000 173.708.480.000 1. Cho vay các tổ chức tín dụng khác 557.244.220.000 173.708.480.000 2. Trừ dự phòng nợ khó đòi (1.671.730.000) V. Cho vay các Tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước 2.851.488.760.783 2.316.692.559.700 1. Cho vay các TC kinh tế cá nhân trong nước 2.888.129.711.876 2.332.738.652.902 2. Trừ dự phòng nợ khó đòi (36.640.951.093) (16.046.093.202) VI. Các Khoản đầu tư 1.028.554.600.000 193.165.000.000 VII. Tài sản 88.314.960.551 74.267.851.731 1. Tài sản cố định hữu hình 39.149.328.593 33.362.703.501 -Nguyên giá 64.801.964.711 53.943.031.416 -Hao mòn luỹ kế (25.652.636.118) (20.580.327.915) 2. Tài sản cố định vô hình 48.647.979.603 40.266.637.081 -Nguyên giá 58.893.367.158 45.783.675.478 -Hao mòn luỹ kế (10.245.387.555) (5.517.038.397) 3. Tài sản khác 517.652.355 638.511.149 VIII. Tài sản có khác 99.577.168.502 74.559.533.264 1. Các khoản phải thu 28.471.911.475 12.514.397.458 2. Các khoản lãi cộng dồn dự thu 69.824.927.091 17.528.862.917 3. Tài sản có khác 2.516.255.100 44.516.272.889 4. Các khoản dự phòng rủi ro khác (1.235.925.164) Tổng cộng tài sản 8.520.049.341.463 4.378.531.504.644 Nguồn vốn Năm 2006 Năm 2005 I. Tiền gửi của các TC tín dụng khác 3.492.545.430.269 576.370.345.163 II. Vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác 25.974.374.758 28.323.146.300 1. Vay Ngân hàng Nhà nước 25.974.374.758 28.323.146.300 2. Vay các tổ chức tín dụng khác - - III. Tiền gửi của các TC kinh tế và dân cư 3.673.529.895.683 3.333.608.424.461 IV. Phát hành giấy tờ có giá 312.409.882.399 - V. Tài sản nợ khác 220.535.103.814 194.736.564.974 1. Các khoản phải trả 156.206.043.777 121.532.023.490 2. Các khoản lãi cộng dồn dự trả 64.030.490.792 29.241.686.230 3. Tài sản nợ khác 298.569.245 43.962.855.254 VII. Vốn và các quỹ 795.054.654.540 245.493.023.746 1. Vốn điều lệ của tổ chức tín dụng 700.607.108.552 200.607.108.552 -Vốn điều lệ 700.000.000.000 200.000.000.000 -Vốn khác 607.108.552 607.108.552 2. Quỹ của tổ chức tín dụng 15.197.546.950 12.316.819.134 3. Lãi/lỗ kỳ trước 182.115.651 - 4. Lãi/lỗ năm nay 79.067.883.387 32.569.096.060 Tổng cộng nguồn vốn 8.520.049.341.463 4.378.531.504.644 CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 I. Bảo lãnh thanh toán 17.480.766.167 11.607.189.199 II. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 53.503.058.915 24.310.030.434 III. Bảo lãnh dự thầu 16.586.808.547 8.361.042.400 IV. Bảo lãnh thanh toán L/C trả chậm 112.006.756.480 162.067.027.945 V. Bảo lãnh thanh toán L/C trả ngay 350.137.964.617 177.874.073.005 VI. Bảo lãnh và cam kết khác 11.612.751.118 12.543.163.364 VII. Cam kết giao dịch hối đoái 302.564.800.000 223.246.000.000 Cộng 862.892.905.844 620.008.526.347 CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2006 Phần I: Lãi, Lỗ Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 I. Thu từ lãi 565.020.953.991 22.595.030.220 1. Thu lãi cho vay 303.185.702.733 185.322.573.864 2. Thu lãi tiền gửi 215.130.624.368 36.179.612.329 3. Thu lãi góp vốn mua cổ phần 746.808.000 645.000.000 4. Thu khác về hoạt động tín dụng 45.957.818.890 3.803.116.008 II. Chi trả lãi 354.988.477.772 111.748.377.726 1. Chi trả lãi tiền gửi 345.885.431.289 109.673.909.972 2. Chi trả lãi tiền đi vay 1.808.113.192 2.074.467.754 3. Chi trả lãi tiền gửi 7.294.933.291 III. Thu nhập rộng 210.032.476.219 114.201.924.475 IV. Thu ngoài lãi 29.515.286.979 52.025.584.691 1. Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 1.158.540.343 608.569.982 2. Thu phí dịch vụ thanh toán 16.746.826.858 15.203.786.850 3. Thu phí dịch vụ ngân quỹ 14.561.843 7.304.580 4. Thu từ thạm gia thị trường tiền tệ 2.026.457.556 5.152.000 5. Lãi từ kinh doanh ngoại hối và chuyển đổi ngoại tệ 6.114.123.616 2.136.618.256 6. Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý 232.931.855 260.496.443 7. Thu từ các dịch vụ khác 1.110.403.264 1.067.414.351 8. Các khoản thu nhập bất thường 2.111.441.644 32.736.242.229 V. Chi phí ngoài lãi 130.112.217.160 121.252.820.194 1. Chi về hoạt động huy động vốn 22.604.573 106.872.640 2. Chi về phí dịch v ụ thanh toán và ngân quỹ 4.713.687.148 3.193.956.592 3. Chi về tham gia thị trường tiền tệ 10.917.337 4. Chi về hoạt động khác 58.182.034 5. Chi nộp thuế 4.038.637.521 2.446.840.091 6. Chi nộp các khoản phí và lệ phí 266.800.459 241.936.946 7. Chi cho nhân viên 33.582.986.112 22.216.846.622 8. Chi hoạt động quản lý và công cụ 22.349.027.264 15.213.228.212 9. Chi phí khấu hao tài sản cố định 10.330.075.846 8.851.237.359 10. Chi khác về tài sản 11.629.360.323 10.747.472.728 11. Chi phí dự phòng nợ khó đòi 41.644.534.165 56.681.058.137 12. Chi nộp bảo hiểm tiền gửi 1.246.177.734 681.979.873 13. Chi bất thường khác 277.408.678 813.212.960 VI. Thu nhập ngoài lãi ròng (100.596.930.181) (69.227.235.503) VII. Thu nhập trước thuế 109.435.546.038 44.974.688.972 VIII. Thuế thu nhập doanh nghiệp 30.367.662.651 12.405.592.912 IX. Thu nhập sau thuế 79.067.883.387 32.569.096.060 Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Số phải nộp đầu năm Số phát sinh năm 2006 Số phải nộp cuối năm Số phải nộp Số đã nộp I. Thuế 6913907525 34346161481 27957575477 13302493529 - Thuế Giá trị Gia tăng (VAT) 165922090 2411642337 2313990388 263574039 - Thuế thu nhập doanh nghiệp 6620412525 30367662651 24050412525 12937662651 - Thuế nhà đất - 54819158 54819158 - - Tiền thuê đất - 340000 340000 - - Các loại thuế khác 12572910 1511697335 1538013406 101256839 II. Các khoản phải nộp khác - 29703850 29703850 - - Các khoản phụ thu - - - Các khoản phí, lệ phí- - 29703850 29703850 - Tổng cộng 6913907525 34375865331 27987279327 1330249352 QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI MSB Hồ sơ của khách hàng a. Nếu khách hàng là tổ chức kinh tế * Hồ sơ pháp lý của khách hàng: - Quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy phép đầu tư) - Giấy chứng nhận đăng ký thuế - Điều lệ hoạt động doanh nghiệp - Danh sách cổ đông hoặc thành viên công ty sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên, danh sách thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành, Ban quyết định - Quyết định về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Kế toán trưởng. - Quy chế tài chính (Nếu có) - Giấy phép đối với ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có Giấy phép kinh doanh - Chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy định. - Các văn bản pháp luật khác có liên quan. * Hồ sơ tài chính của khách hàng. - Báo cáo tài chính 03 năm liền kề (hoặc năm gần nhất trong trường hợp thời gian hoạt động của khách hàng < 3 năm) theo quy định của Bộ Tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. - Báo cáo nhanh tìm tài chính đến ngày cuối tháng của tháng trước liền kề thời điểm xin vay (theo Mẫu số 02/CVTL - MSB) - Các tài liệu khác liên quan đến tài chính, tài sản của khách hàng (nếu có) - Các tài liệu, chứng từ chứng minh nhu cầu vay bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. - Các tài liệu khác có liên quan đến nhu cầu vay vốn của khách hàng (nếu có) * Hồ sơ tài sản bảo đảm: - Các giấy tờ thể hiện quyền quản lý hoặc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với tài sản và giấy tờ xác định giá trị hiện hành của tài sản dự kiến dùng để đảm bảo tiền vay (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, giấy phép đăng ký xe, chứng nhận bảo hiểm xe hoặc nhà xưởng, tờ khai hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị, hoá đơn thuế.......). b. Nếu khách hàng là cá nhân/hộ kinh doanh cá thể - Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu MSB) - Giấy CMND, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu - Giấy phép kinh doanh - trong trường hợp hộ kinh doanh cá thể (nếu có) - Giấy phép hành nghề (Với ngành nghề cần giấy phép) - Phương án vay vốn - trả nợ (Phải trình bày rõ mục đích vay, thời hạn vay, khả năng hoàn trả). - Bản kê khai tình hình tài chính. - Báo cáo nhanh tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thu nhập ở cuối tháng trước khi đề nghị vay vốn ở ngân hàng (trường hợp hộ kinh doanh cá thể có sổ sách theo dõi). - Giấy tờ thể hiện quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp đối với tài sản và giấy tờ xác định giá trị hiện hành của tài sản dự kiến dùng làm đảm bảo tiền vay (Như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, giấy phép đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm xe hoặc nhà xưởng, tờ khai hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị, hoá đơn thuế...) - Các tài liệu khác liên quan đến tài chính, tài sản của khách hàng (nếu có) Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và thu thập thông tin. - Cán bộ hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra và đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ. Các tài liệu thuộc hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài chính cần phù hợp với từng đối tượng khách hàng. - Cán bộ tín dụng thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính khác có liên quan đến khách hàng đề nghị vay vốn thông qua các giao dịch của khách hàng đó tại MSB và thông qua trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh thông tin khác. - Đối với bộ hồ sơ pháp lý, nếu khách hàng đã có giao dịch tài khoản hoặc giao dịch tín dụng với MBS, thì sử dụng những hồ sơ pháp lý sẵn có và bổ sung cập nhật thông tin mới. - Đối với bộ hồ sơ tài chính, tổ chức cho vay đảm bảo có được báo cáo tài chính (Đã được kiểm soát nếu có) trong 03 năm gần nhất của khách hàng hoặc từ khi thành lập nếu hoạt động chưa được 03 năm. Lập báo cáo kết quả kiểm tra khách hàng trước khi cho vay: - Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp cho ngân hàng đầy đủ các hồ sơ về khoản vay và cán bộ tín dụng đã kiểm chứng những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. - Cán bộ tín dụng lập "Báo cáo kết quả kiểm tra khách hàng trước khi cho vay" trình Trưởng phòng tín dụng và Giám duyệt đồng ý cho thẩm định khách hàng. Thẩm định tình hình Khách hàng: - Kiểm tra trên hồ sơ và thực tế, xác định và đánh giá năng lực pháp luật của khách hàng theo quy định tại các điều 3, 14 và 24 Quy định số 13/QĐ -HĐQT bao gồm: Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, người đại diện theo pháp luật của khách hàng, năng lực dân sự và năng lực hành vi dân sự của người đại diện, thời gian hoạt động còn lại của khách hàng theo đăng ký kinh doanh. - Kiểm tra, xác định và đánh giá uy tín của khách hàng trong hoạt động kinh doanh, bao gồm: Xu hướng phát triển của ngành nghề mà khách hàng sản xuất kinh doanh, cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp, cách thức, trình độ năng lực quản lý và điều hành của Tổng Giám đốc, Giám Đốc, chủ doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ quản lý, chiến lược kinh doanh, xu hướng phát triển, uy tín và lợi thế kinh doanh của khách hàng trên thị trường, tình hình cơ sở vật chất như trụ sở giao dịch, nhà xưởn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24631.doc
Tài liệu liên quan