Báo cáo Thực tập tại Cục thuế Hà Nội

Lời mở đầu Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, thuế luôn được coi là vấn đề đại cục của nước nhà. Bởi lẽ thuế không những là một nguồn thu quan trọng của nhà nước, mà hơn nữa thuế còn là công cụ điều tiết và quản lý nền kinh tế. Chính vì tầm quan trọng lớn lao này nên đòi hỏi các nước phải có một hệ thống quản lý thuế ở các cấp. Nước ta cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Từ những năm 1954, nhà nước ta đã quan tâm đến công tác thu thuế và thành lập tổ chức thu thuế. Cùng với những đổi mới

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Cục thuế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của đất nước, ngành thuế cũng như tổ chức thuế ngày càng trở nên vững mạnh, góp phần không nhỏ vào sự đổi mới của đất nước. Đặc biệt, hiện nay nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện công tác và tổ chức thuế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền kinh tế càng phát triển, sự xuất hiện các tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh ngày càng đa dạng thì công việc quản lý và thu thuế ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Tình trạng trốn thuế và gian lận thuế đang là vấn đề bức xúc của nhà nước ta. Điều đó càng đòi hỏi cao hơn đối với nền kinh tế thị trường như nước ta hiện nay. Qua học tập tại trường, cũng như quá trình nghiên cứu của mình qua sách báo đã tạo cho em sự quan tâm đến lĩnh vực này. Để bổ sung thêm kiến thức cho mình về hệ thống chính sách và công tác quản lý thuế của nước ta hiện nay em đã chọn cho mình đơn vị thực tập đó là : Cục thuế Hà Nội. Dưới sự phân công và sắp xếp của phòng tổ chức tại Cục thuế Hà Nồi và sự chấp thuận ban lãnh đạo phòng quản lý doanh nghiệp, em đã được thực tập tại phòng quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua báo cáo tổng hợp, em xin giới thiệu sơ qua vài nét về cục thuế Hà Nội. Báo cáo tổng hợp bao gồm các phần sau: Chương I: Giới thiệu tổng quan về Cục thuế Hà Nội 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Cục thuế Hà Nội 1.2 Chức năngvà nhiệm vụ của các phòng ban tại Cục thuế Hà Nội Chương II: Kết quả hoạt động năm 2005, Đánh giá và nhận xét 2.1 Kết quả thực hiện công tác thuế năm 2005 2.2 Đánh giá và nhận xét Chương i: giới thiệu Tổng quan về Cục Thuế hà nội 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cục thuế Hà Nội: Ngày 19/8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Thủ đô đã tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhưng không bao lâu sau, giặc Pháp quay lại xâm chiếm nước ta, sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), quân ta rút khỏi Thủ đô để bảo toàn lực lượng và kháng chiến lâu dài. Thủ đô bị thực dân Pháp tạm chiếm. Sau 9 năm kháng chiến, ngày 10/10/1954 quân ta tiến về giải phóng Thủ đô. Trong đoàn quân chiến thắng về tiếp quản Thủ đo có đoàn thuế vụ Hà nội - những cán bộ đầu tiên của ngành thuế Hà nội, Từ 1954 đến 1975: Tổ chức đầu tiên của ngành thuế Hà nội sau ngày tiếp quản Thủ đô là phân sở thuế vụ Hà nội. Thời kỳ này, công tác thuế phục vụ cho công cuộc khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh. Cuối năm 1959 hệ thống thu thuế của Thủ đô sáp nhập nằm trong ngành tài chính. Thực hiện nhiệm vụ quản lý thu các loại thuế như thuế nông nghiệp, thuế doanh thu, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế hàng hoá, thuế buôn chuyến, thuế sát sinh, thuế rượu, thuế thổ trạch, thuế xuất nhập khẩu, thuế tồn kho, công tác thuế phục vụ tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ. Kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) đang thực hiện dang dở thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Công tác thuế Thủ đô hướng vào phục vụ nhiệm vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại, duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống cho nhân dân đồng thời chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Từ năm 1975 đến 1990: Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước sang một giai đoạn cách mạng mới. Chiến tranh kết thúc, viện trợ của các nước anh em không còn, việc xây dựng và phát triển đất nước phải dựa vào nội lực là chính, thuế trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, hệ thống chính sách, pháp luật được bổ sung, sửa đổi và ngày càng hoàn thiện. Tổ chức ngành thuế Thủ đô cũng được kiện toàn từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thu ngân sách ngày càng nặng nề. Năm 1983, Chi cục thuế CTN được thành lập và ở các quận huyện là phòng thuế công thương nghiệp để quản lý thu thuế CTN đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh CTN dịch vụ. Tuy tổ chức quản lý thuế vẫn nằm trong ngành tài chính nhưng có tính độc lập về tổc chức bộ máy, chỉ đạo nghiệp vụ, kinh phí hoạt động. Cán bộ thuế được bổ sung một số lực lượng bộ đội chuyển ngành, phục viên chưa qua đào tạo. Thời kỳ này nhiệm vụ thu ngân sách được thực hiện bởi các cơ quan: Chi cục thuế công thương nghiệp. Chi cục thuế quốc doanh - quản lý tài chính các xí nghiệp địa phương thuộc Sở Tài chính vật giá Hà Nội. Từ 1990 đến nay: - Tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ +Tổ chức bộ máy Kể từ sau đại hội Đảng VI, đất nước chuyển mình trong thời kỳ đổi mới, chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, nhiều sắc thuế đã được luật hoá nhằm nâng cao hiệu lực của công tác thu ngân sách. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thu ngân sách ngày càng nặng nề, phù hợp với yêu cầu cải cách thuế bước 1 và yêu cầu hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế, ngành thuế Thủ đô đã được tổ chức lại theo hệ thống ngành dọc thống nhất trong cả nước theo quy định tại thông tư số 38 TC/TCCB ngày 25/8/1990 hướng dẫn Nghị định 281/HĐBT về việc thành lập hệ thống thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chính. Tháng 10/1990 Cục thuế TP Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất các cơ quan thu ngân sách: Chi cục thuế CTN, Chi cục thu quốc doanh, phòng thuế nông nghiệp và phòng thu quốc doanh các xí nghiệp địa phương. Tổ chức bộ máy Cục thuế TP Hà Nội bao gồm: 13 phòng thuộc văn phòng Cục: phòng kế hoạch - kế toán - thống kê; phòng thanh tra và xử lý tố tụng về thuế; phòng thuế trước bạ và thu khác; phòng thuế khu vực kinh tế quốc doanh các ngành công nghiệp; phòng thuế khu vực kinh tế quốc doanh các ngành giao thông - bưu điện - xây dựng; phòng thuế khu vực kinh tế quốc doanh các ngành thương nghiệp - dịch vụ; phòng thuế khu vực kinh tế nông lâm - thuỷ lợi; phòng thuế khu vực kinh tế quốc doanh các ngành Văn hoá xã hội; phòng nghiệp vụ thuế nông nghiệp; phòng nghiêp vụ Ngoài quốc doanh; phòng Tổ chức cán bộ - đào tạo - thi đua tuyên truyền; phòng hành chính quản trị; phòng tại vụ. 16 cục thuế quận, huyện: Chi cục quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng, quận Đống Đa, huyện Thanh trì, huyện Từ Liêm, huyện Gia Lâm, huyện Sóc Sơn, … Tháng 3/1993 Phòng quản lý ấn chỉ được thành lập và đổi tên phòng nghiệp vụ Ngoài quốc doanh thành phòng Nghiệp vụ thuế. Tháng 7/1993 theo chỉ đạo của Tổng cục thuế, Bộ Tài Chính, Cục thuế TP Hà Nội tách bộ phận quản lý thu thuế các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài của phòng thuế các đơn vị kinh tế nông lâm - thuỷ lợi thành lập phòng quản lý thu thuế các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Tháng 7/1995 phòng Máy tính - Cục thuế TP Hà Nội được thành lập, tách từ một bộ phận của phòng kế hoạch - kế toán - thống kê. Ngày 29/11/1995 Bộ Tài Chính có quyết định số 1205 TC/QĐ/TCCB thành lập Chi cục thuế quận Tây Hồ, Ngày 21/12/1996 Bộ Tài Chính có Quyết định số 1174 TC/QĐ/TCCB thành lập Chi cục thuế Quận Thanh Xuân. Ngày 13/8/1997 Bộ Tài Chính có Quyết định số 582 QĐ/TC/TCCB thành lập Chi cục thuế quận Cầu Giấy. Thực hiện Thông tư số 110/1998/TT /BTC ngày 3/8/1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung cơ cấu bộ máy Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục thuế TP Hà Nội sáp nhập phòng thuế nông nghiệp vào phòng nghiệp vụ thuế và thành lập thêm 2 phòng mới để quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và quốc doanh quận huyện là phòng quản lý thu thuế các doanh nghiệp NQD số 1 và số 2 Ngày 15/3/2000 Bộ trưởng Bộ Tài Chính có Quyết định số 039/2000/QĐ-BTC thành lập phòng quản lý thu thuế đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính, ngân hàng thuộc Cục thuế TP Hà Nội. Ngày 5/7/2002 Bộ Tài Chính có Quyết định số 87/2002/ QĐ - BTC thành lập phòng Hỗ trợ tổ chức và người nộp thuế thuộc Cục thuế TP Hà Nội. Ngày 23/12/2003 Bộ Tài Chính có Quyết định số 217, 218/2003/QD - BTC Thành lâp Chi cục thuế quận Long Biên và Chi cục thuế quận Hoàng Mai. Bộ máy quản lý thu thuế của ngành thuế Thủ đô không ngừng được củng cố và hoàn thiện theo sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế, phù hợp với yêu cầu cải cách bước 2, phù hợp với cơ chế doanh nghiệp tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế. Thực hiện quyết định số 189/2003/QĐ - BTC Ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, bộ máy của ngành thuế Hà Nội hiện nay bao gồm: Văn phòng Cục: Lãnh đạo cục và 18 phòng 14 Chi cục thuế quận, huyện + Công tác đào tạo cán bộ: Coi trọng công tác đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ thuế. Khi mới thành lập, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thuế còn thấp, một số lượng không nhỏ cán bộ thuế là bộ đội phục viên chuyển ngành chưa qua đào tạo. Năm 1991, số cán bộ thuế chưa đào tạo chiếm tới 37% tổng số cán bộ thuế. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thu thuế trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu của hội nhập quốc tế, vẫn để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thuế trở nên cấp bách và được ngành thuế Hà Nội hết sức coi trọng. Hơn 10 năm qua ngành thuế Hà Nội đã phôi hợp với trường Đai học Tài Chính kế toán tổ chức 2 lớp đại học tại chức chuyên ngành thuế cho 180 cán bộ; phối hợp với Trung học kinh tế Hà Nội tổ chức 12 lớp trung học tài chính chuyên ngành thuế cho trên 700 cán bộ; bồi dưỡng ngoại ngữ trình đô A, B cho hàng trăm cán bộ; đào tạo tin học cho trên 300 cán bộ và tổ chức trên 1000 lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ trong ngành đã được nâng cao; Hiện tại ngành thuế Hà Nội có 1856 cán bộ công chức, trong đó: 13 người có trình độ trên đại học (0,7%), 1167 người có trình độ đại học (63%), 641 người có trình độ trung cấp (34,5%), còn lại chỉ có 35 người có trình đọ sơ cấp và chưa qua đào tạo (1,8%) làm các công việc tạp vụ, bảo vệ… Đồng thời với việc chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế, ngành thuế Hà Nội cũng hết sức coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ thuế, chấp hành nghiêm chính sách pháp luật của Nhà nước và 10 điều kỷ luật của ngành - Thực hiện nhiệm vụ chính trị. Từ khi thành lập đến nay được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của thành uỷ, HĐND,UBND TP Hà Nội, Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế, sự phối hợp hỗ trợ của chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, ngành thuế Hà Nội đã khắc phục mọi khó khăn, chấp hành nghiêm các luật thuế, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm với số thu cao hơn năm trước. Công tác quản lý thuế: chấp hành nghiêm các quy trình quản lý thu thuế, thực hiện thu thuế qua kho bạc, công khai thuế, thu thuế tách 3 bộ phận theo quy định của ngành…Đã xoá bỏ cơ chế chuyên quản, xóa bỏ kiểu quản lý khép kín, hình thành quản lý theo chức năng: bộ phận tuyên truyền hỗ trợ tổ chức cá nhân nộp thuế giúp họ nắm vững và thi hành đúng chính sách chế độ; bộ phận xử lý dữ liệu tin học tính thuế, theo dõi xử lý tờ khai, tính nợ; bộ phận quản lý đôn đốc nộp thuế, bộ phận thanh tra kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế… phù hợp với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế mới: doanh nghiệp tự tính, tự khại, tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước, chống thất thu có hiệu quả đồng thời hạn chế tiêu cực trong quá trình hành thu. 1.2 chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban trong cục thuế Sơ đồ bộ máy tổ chức cục thuế hà nội Cục trưởng Cục thuế Phòng Tổng hợp và Dự toán Phòng Tuyên Truyền và hỗ trợ tài chính và cá nhân nộp thuế Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế Phòng Quản lý doanh nghiệp Phòng Thuế thu nhập cá nhân Phòng Quản lý ấn chỉ Phòng Thanh tra Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Lưu trữ thuộc Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh Phòng Hành chính quản trị tài chính Phòng Thu lệ phí trước bạ và thu khác Sau đây là chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban cụ thể: 1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tổng Hợp Dự Toán: Giúp cục trưởng cục thuế: tổng hợp, xây dựng, phân bổ, tổ chức chỉ đạo thực hiện dự toán thu thuế, phí, lệ phí và thu khác( sau đây gọi chung là thuế) do Cục Thuế quản lý; triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ quản lý thu thuế của Cục Thuế. Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng, tổng hợp dự toán thu thuế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông báo dự toán thu thuế cho các Chi Cục thuế, các Phòng Quản lý thuộc Cục Thuế sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Trình lãnh đạo Cục Thuế việc tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc cơ quan thuế cấp dưới trong việc thực hiện dự toán thu; tổng hợp; đánh giá tiến độ thực hiện dự toán, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu, đề xuất các biện pháp khai thác nguồn thu và chống thất thu Ngân Sách Nhà nước; - Xây dựng các chương trình, biện pháp quản lý thu thuế; trình lãnh đạo Cục thuế việc hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra thực hiện chính sách thuê, các chế độ quản lý, các biện pháp, quy trình nghiệp vụ thuế trong nội bộ; - Chủ trì trong việc xây dựng các đề án quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trình cấp có thẩm quyền ban hành; chủ trì hoặc tham gia với các ngành trong việc khảo sát, điều tra doanh thu, thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế khu vực ngoài quốc doanh; - Chủ trì đánh giá, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất, báo cáo chuyên đề và kết quả thực hiện các luật thuế trên địa bàn, tổ chức công tác sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động chung, công tác thu thuế và thu khác của Cục thuế; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách và quản lý thuế, dự kiến giải pháp tháo gỡ, báo cáo Tổng cục; đề xuất hoàn thiện các văn bản chính sách hoặc các biện pháp, quy trình nghiệp vụ thu; - Duyệt bộ tổng hợp thuế ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất… của các Chi cục Thuế; - Hướng dẫn thực hiện chế độ thống kê, kế toán thuế, chế độ thông tin báo cáo theo quy định: - Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của các tổ chức và cá nhân nộp thuế thuộc Chi cục Thuế quản lý, trình lãnh đạoc Cục thuế quyết định; - Cung cấp thông tin số liệu về thuế cho các cơ quan, ban ngành liên quan và UBND tỉnh( thành phố) tham gia với các ngành, các cấp về chủ trương biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế địa phương, chống buôn lậu, chống kinh doanh trái phép… - Biên soạn và tham gia biên soạn tài liệu, tổ chức các lớp bỗi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thuế; Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực phòng quản lý theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp Thuế (gọi tắt là Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ): Giúp Cục trưởng Cục thuế; tuyên truyền, giáo dục Pháp luật về thuế, thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho tổ chức và cá nhân nộp thuế trong việc thực hiện Pháp luật thuế; Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng kế hoạch, chương trình về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, công tác hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp thuế do Cục thuế quản lý; - Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về thuế cho tổ chức và cá nhân nộp thuế; - Cung cấp thông tin, hướng dẫn, trả lời về chính sách thuế, các thủ tục về thuế(như đăng ký, kê khai thuế, nộp thuê, lập hồ sơ xin miễm thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế…) cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế; - Hướng dẫn tập huấn cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế về chính sách thuế, thủ tục thu nộp thúê, chế độ kế toán; chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ thuế…; - Chủ trì trong việc tổ chức các cuộc toạ đàm, đối thoại với các tổ chức và cá nhân nộp thuế, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện luật thuế từ đó đề xuất, báo cáo Tổng cục Thuế sửa đổi, bổ sung chính sách thuế và quản lý thu thuế; - Tổng hợp, báo cáo đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền và hoạt động phục vụ, hỗ trợ các tổ chức cá nhân nộp thuế của cơ quan Thuế; - Cung cấp thông tin cảnh báo, trợ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro, thiệt hại trong sản xuất kinh doanh và các thông tin hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp thuế khác trên cơ sở hệ thống thông tin do ngành thuế quản lý(các hoá đơn không còn giá trị sử dụng, các doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp mất tích…) - Biên soạn và tham gia biên soạn tài liệu, tập huấn cho cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp thuế; - Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế: Giúp cục trưởng Cục thuế; ứng dụng, quản lý, phát triển công tác tin học của Cục thuế, xử lý dữ liệu và thống kê thuế. a, Nhiệm vụ về tin học: - Tổ chức quản lý và phát triển công tác tin học tại Cục thuế theo chỉ đạo của Tổng cục thuế. Đề xuất kế hoạch, nhu cầu phát triển ứng dụng tin học vào công tác quản lý của Cục thuế với Tổng Cục thuế. Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, triển khai và vận hành hệ thống tin học của Cục thuế; - Tổ chức triển khai hệ thống thông tin học theo đúng các quy định của ngành Thuế gồm: lắp đặt trang thiết bị tin học, cài đặt phần mềm hệ thống và các chương trình ứng dụng thống nhất trong ngành; trực tiếp vận hành, quản trị hệ thống mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống mạng truyền thông kết nối với các Chi cục Thuế trực thuộc và kết nối thông tin với Tổng cục Thuế, đảm bảo an toàn hệ thống và dữ liệu. - Quản lý hệ thống trang thiết bị tin học: thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống mạng thiết bị tin học tại Cục thuế và Chi cục Thuế theo quy định của Tổng cục Thuế; tổ chức quản lý các bản quyền sử dụng phần mềm hệ thống và các phần mềm ứng dụng trong ngành theo đúng quy định của Tổng cục Thuế và ngành Tài chính; - Hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc thực hiện nhịêm vụ tin học; hỗ trợ Chi cục Thuế về công tác tin học như: xử lý các vấn đề về kỹ thuật tin học, sữa chữa thiết bị, giải quyết các vướng mắc khi thực hiện chương trình ứng dụng; tập hợp và thông báo lỗi về xử lý thông tin tại các phần mềm ứng dụng của ngành về Tổng cục Thuế; b, Nhiệm vụ xủ lý dữ liệu: - Tổ chức công tác đăng ký thuế: tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, kiểm tra tờ khai, nhập dữ liệu, cấp mã số thuế…; lập danh bạ tổ chức và cá nhân nộp thuế; - Tiếp nhận tờ khai thuế, kiểm tra, nhập chính xác, đầy đủ, kịp thời các dữ liệu về quản lý thuế bao gồm dữ liệu trên tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế và các thông tin liên quan đến việc xử lý tính thuế của các tổ chức và cá nhân nôp thuế do Cục thuế trực tiếp quản lý thu, các dữ liệu về số thu nộp vào tài khoản tạm giữ, tài khoản nộp Ngân sách từ kết quả thanh tra, kiểm tra về thuế; - Thực hiện tính thuế, thông báo thuế, thông báo phạt nộp chậm, ấn định thuế; - Thực hiện kế toán, thống kê thuế, in và truyền các báo cáo kế toán, thống kê thuế về Tổng cục Thuế; - Thực hiện điều phối thông tin trực tiếp từ cơ sở dữ liệu có trên mạng máy tính của Cục thuế để đáp ứng các yêu cầu của lãnh đạo Cục thuế; - Thực hiện hướng dẫn Chi cục Thuế việc đối chiếu biên lai thuế, phí, lệ phí với bộ thuế; - Thực hiện các thủ tục hoàn tiền thuế cho đối tượng nộp thuế sau khi có quyết định hoàn thuế của Cục trưởng Cục thuế; theo dõi và dế toán tài khoản tạm giữ, tài khoản quỹ hoàn thuế; - Phối hợp với các đơn vị trong hệ thống tài chính để xây dựng chương trình khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế; - Tổ chức công tác bảo quản, lưu giữ hỗ sơ tài liệu như các tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế của tổ chức và cá nhân nộp thuế, các báo cáo kế toán, thống kê thuế của các Chi cục Thuế, các tài liệu và văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định; c, Các nhiệm vụ khác: - Biên soạn và tham gia biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thuế về tin học, sử dụng máy tính và sử dụng các chương trình ứng dụng phục vụ công tác quản lý của Cục thuế. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý doanh nghiệp: Giúp Cục trưởng Cục thuế: quản lý đôn đốc việc kế khai, nộp thuế đối với các doanh nghiệp thuộc phân cấp quản lý của Cục thuế; các tổ chức thu phí( đối với các Cục thuế không rõ tổ chức Phòng thu lệ phí trước bạ và thu khác); quản lý thu nợ đọng thuế; quản lý thúê thu nhập cá nhân đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn(với các Cục thuế đã có Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập cá nhân của mọi đối tượng( đối với các Cục thuế không có Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân). Nhiệm vụ cụ thể: - Theo dõi tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố liên quan đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tổng hợp tình hình thành lập, hoạt động, giải thể, phá sản… đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; - Xây dựng dự toán thu thuế thuộc doanh nghiệp do phòng quản lý để tổng hợp vào dự toán thu cua Cục thuế; - Tổ chức quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp được phân công: Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế; lập biên bản các trường hợp vi phạm, xử lý và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật. - Xem xét, kiểm tra các hồ sơ đề nghị, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp được phân công quản lý, lập tờ trình và dự thảo quyết định miễn, giảm, hoàn thuế trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Thực hiện kiểm tra quyết toán thuế các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý tại cơ quan Cục thuế; phối hợp với phòng thanh tra trong việc thanh tra các hồ sơ hoàn thuế, quyết toán thuế tại doanh nghiệp. - Quản lý, theo dõi số thuế nợ đọng và lập danh sách các doanh nghiệp nợ đọng thuế, các vụ việc cần thanh tra chuyển phòng thanh tra, - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ của doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý: báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế, các quyết định, biên bản, phiếu xác minh hoá đơn, phiếu điều chỉnh kết quả kiểm tra quyết toán, các chứng từ, tài liệu khác có liên quan vào hồ sơ doanh nghiệp nộp thuế phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra thuế và ẩt cứu tài liệu phục vụ cho công tác quản lý. - Lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Cục thuế, Tổng cục Thuế, phân tích đánh giá công tác quản lý để bổ sung, hoàn thiện quy trình quản lý thuế, pháp luật thuế; - Thực hiện việc xác minh hoá đơn( trong phạm vi quản lý) theo yêu cầu của Phòng Quản lý ấn chỉ và chuyển kết quả xác minh cho phòng Quản lý ấn chỉ theo dõi và gửi trả lời. Xử lý các trường hợp qua xác minh có chênh lệch, dự thảo quyết định truy thu, bồi thường phạt; - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.5 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng thuế thu nhập cá nhân: Giúp Cục trưởng Cục thuế: quản lý thu thuế các cá nhân có thu nhập cao làm việc tại các Văn phòng đại diện, những cá nhân hành nghề tự do, các cá nhân làm việc ở những đơn vị không thuộc diện kê khai nộp thuế theo phương thức uỷ nhiệm thu( khấu trừ tại nguồn) Nhiệm vụ cụ thể: - Theo dõi tình hình phát triển kinh tê - xã hội của tỉnh, thành phố liên quan đến thu nhập của các cá nhân nộp thuế thuộc phạm vi quản lý phòng; Xây dựng dự toán thu thuế thu nhập cá nhân của các đối tượng nộp thuế do Phòng quản lý để tổng hợp vào dự toán thu của Cục thuế. - Tổ chức quản lý thu thuế đối với cá nhân được phân công: Phối hợp với các ban, ngành địa phương để quản lý cá nhân nộp thuế, lập danh sách đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân phải quản lý trên địa bàn, - Đôn đốc việc kê khai đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế. - Xem xét các hồ sơ miễm giảm, hoàn thuế(nếu có) của các đối tượng nộp thuế được phân công quản lý, trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân; lập biên bản các trường hợp vi phạm và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật. - Lập danh sách các cá nhân vi phạm về thuế thu nhập cá nhân, các vụ việc cần thanh tra, chuyển Phòng Thanh tra và tham gia thanh tra các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý. - Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ cá nhân nộp thuế, lập danh sách đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân phải quản lý trên điạ bàn. - Đôn đốc việc kê khai đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế. - Xem xet các hồ sơ miễn giảm thuế, hoàn thuế(nếu có) của các đối tượng nộp thuế, lập danh sách đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân phải quản lý trên điạ bàn. - Đôn đốc việc kê khai đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế. - Xem xét các hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế(nếu có) của các đối tượng nộp thuế được phân công quản lý, trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân; lập biên bản các trường hợp vi phạm và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật, - Lập danh sách các cá nhân vi phạm về thuế thu nhập cá nhân, các vụ việc cần thanh tra, chuyển phòng thanh tra và tham gia thanh tra các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý. - Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ cá nhân nộp thuế, lưu giữ các thông tin, tài liệu cần thiết vào hồ sơ cá nhân nộp thuế phục vụ cho việc kiểm tra quyết toán thuế, xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân nộp thuế. - Biên soạn tài liệu và tập huấn nghiệp vụ thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ liên quan đến thúe thu nhập cá nhân của Cục thuế. - Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.6 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý ấn chỉ: Giúp Cục trưởng Cục thuế: Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về ấn chỉ thuế Nhiệm vụ cụ thể: - Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý ấn chỉ thuế đối với các Chi cục Thuế, các cơ quan thu và các tổ chức cá nhân nộp thuế; - Tiếp nhận bảo quản và cấp phát ấn chỉ thuế cho các Chi cục Thuế, các đơn vị được nhà nước giao nhiệm vụ thu thuế; các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh có nhu cầu sử dụng ấn chỉ theo quy định; - Thực hiện kế toán, thanh toán, kiểm kê, thanh huỷ, xử lý tổn thất các loại ấn chỉ thuế theo quy định; - Tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế, xây dựng kế hoạch sử dụng ấn chỉ hàng năm của Cục thuế; tổ chức in ấn các loại ấn chỉ đã được Tổng cục Thuế phân cấp; -Nhận, tổng hợp, theo dõi và trả lời các yêu cầu về xác minh hoá đơn; Duyệt hồ sơ, Mẫu hóa đơn, phiếu vé, trình lãnh đạo Cục thuế giải quyết cho doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in; - Kiểm tra, đối chiếu việc ghi chép, sử dụng các loại hoá đơn ấn chỉ thuế của cán bộ thuế và tổ chức cá nhân sử dụng ấn chỉ thuế; kiểm tra xác minh các chứng từ, hoá đơn có nghi vấn (mua, bán hóa đơn, hóa đơn giả…); xử lý các vi phạm về ấn chỉ thuế; - Biên soạn tài liệu và tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về ấn chỉ để huấn luyện, bồi dưỡng cho cán bộ ngành Thuế và phối hợp với phòng Tuyên truyền hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp thuế tập huấn cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế sử dụng ấn chỉ thuế; - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.7 Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng Thanh tra: Giúp Cục trưởng Cục thuế: thực hiện và hướng dẫn chỉ đạo các Chi cục Thuế thực hiện công tác thanh tra các tổ chức và cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ ngành thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế và các quy định của ngành; Công tác cưỡng chế về thuế; giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế; Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng kế hoạch thanh tra các tổ chức và cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ ngành thuế; - Hướng dẫn chỉ đạo Chi cục Thuế thực hiện công tác thanh tra đối tượng nộp thuế và thanh tra nội bộ, cưỡng chế thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo; - Trực tiếp thanh tra các đối tượng nộp thuế do cục thuế quản lý, các đối tượng nộp thuế vượt quá khả năng và phạm vi thanh tra của Chi cục Thuế, thanh tra trong nội bộ Cục thuế theo kế hoạch và đột xuất; theo dõi, đôn đốc thực hiện các quyết định sau thanh tra; - Thực hiện các thủ tục cưỡng chế về thuế theo luật định; - Thực hiện giám định các sai phạm về thuế theo yêu cầu của cơ quan pháp luật; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế đối với các tổ chức và cá nhân nộp thuế thuộc thẩm quyền và những vụ việc được uỷ quyền giải quyết; - Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thuế, các cấp, cơ quan chức năng nhà nước trong công tác thanh tra các vụ việc có liên quan đến thuế; - Lập hồ sơ gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp vi phạm nghiêm trọng luật thuế; theo dõi kết quả xử lý của các cơ quan pháp luật đối với các hồ sơ đã gửi. - Định kỳ tổng hợp đánh giá kết quả, kinh nghiệm thanh tra để bổ sung, hoàn thiện các quy trình thanh tra, các kinh nghiệm chống trốn lậu thuế, kiến nghị, bổ sung sửa đổi chính sách thuế. - Biên soạn tài liệu và tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, xử lý khiếu nại về thuế để tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ ngành thuế; Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu thanh tra và các văn bản pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 1.2.8 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổ chức Cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế: Về công tác tổ chức quản lý cán bộ, đào tạo, biên chế, tiền lương và công tác thi đua khen thưởng của Cục thuế. Nhiệm vụ cụ thể: - Hướng dẫn thực hiện các văn bản, chế độ, quy trình về công tác tổ chức cán bộ của nhà nước và của ngành; - Sắp xếp bộ máy Cục thuế theo quy định tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Thực hiện quy hoạch, sắp xếp, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ… theo quy định của nhà nước và phân cấp quản lý; quản lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ theo quy định của nhà nước; - Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị và một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác cho cán bộ, công chức thuộc Cục thuế theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế; - Thực hiện tuy._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC369.doc