Báo cáo Thực tập tại Cục Phát triển Doanh nghiệp

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trỏ thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, đây cũng là bộ phận có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Do đó, Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là một sự tất yếu. Cùng với sự đi lên của

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Cục Phát triển Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền kinh tế, sự hội nhập của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và để phù hợp với tình hình mới, năm 2008 Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đổi tên thành Cục Phát triển doanh nghiệp. Được sự cho phép của nhà trường và Lãnh đạo Cục Phát triển doanh nghiệp, hiện nay em đang là sinh viên thực tập tại Cục Phát triển doanh nghiệp. Qua một thời gian thực tập tổng hợp, em đã tìm hiểu khái quát về Cục Phát triển doanh nghiệp. Những vấn đề đó, sẽ được em trình bày trong báo cáo này. Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan chung về Cục Phát triển doanh nghiệp. Phần 2: Tình hình hoạt động trong năm qua của Cục Phát triển doanh nghiệp Phần 3: Một số thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Nhiệm vụ trong thời gian tới CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 1. Lịch sử hình thành. 1.1 Sự cần thiết. Cùng với sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã có vai trò ngày càng quan trọng hơn đối với nền kinh tế của Việt Nam. Các DNNVV với sự phát triển nhanh chóng đã đóng góp một phần đáng kể vào GDP chung của cả nước, là bộ phận thu hút hàng ngàn người lao động (phần lớn là lao động trình độ thấp), góp phần làm giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo. Do vậy, phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Từ sau khi Luật doanh nghiệp năm 2000 có hiệu lực, các DNNVV của Việt Nam đã phát triển nhanh về mặt số lượng cũng như loại hình, thành phần kinh tế tham gia. Xuất phát từ thực tế đặt ra, đòi hỏi phải có một cơ quan đảm nhận vai trò quản lý các DNNVV, hướng dẫn cho các DNNVV các thủ tục pháp lý cần thiết cũng như trợ giúp DNNVV trong quá trình kinh doanh. Theo quy đinh tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV, Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về chính sách, tổng hợp các vấn đề liên quan đến công cuộc phát triển DNNVV trong cả nước. Đồng thời, thành lập Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (ASMED) trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Cục Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (ASMED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện điều phối và thực thi chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời là thư ký của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm chủ tịch. Căn cứ theo Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 29 tháng 7 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Kế họach và Đầu tư ký Quyết định số 504/QĐ-BKH về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại quyết định này nhiệm vụ của Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các lĩnh vực xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đăng ký kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong nước, sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục. Theo Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 14/11/2008 quy định chức năng, quyền han, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (ASMED) đổi tên thành Cục Phát triển Doanh nghiệp (Enterprise Development Agency – EDA). 2. Chức năng, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Phát triển Doanh nghiệp được ghi trong Quyết định 504/QĐ-BKH ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (có điều này là do hiện nay chưa có văn bản mới quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phát triển Doanh nghiệp nên vẫn sử dụng Quyết đinh 504). 2.1 Chức năng. Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đăng ký kinh doanh; khuyến khích đầu tư trong nước và sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. 2.2 Nhiệm vụ. 1. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy định pháp luật, cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền. 2. Về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV): a) Xây dựng định hướng, kế hoạch xúc tiến phát triển DNNVV; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và giải pháp trợ giúp phát triển DNNVV trên địa bàn b) Xây dựng và tổng hợp các chương trình trợ giúp của Nhà nước; điều phối, hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi được duyệt. c) Theo dõi tình hình thực hiện chính sách trợ giúp DNNVV ở các Bộ ngành và địa phương. Định kỳ 6 tháng, tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển DNNVV và đề xuất giải pháp cần thiết để Bộ trưởng trình Chính phủ. d) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để cung cấp thông tin cần thiết và xúc tiến trợ giúp DNNVV trong việc tư vấn kỹ thuật và tiếp cận công nghệ, trang thiết bị mới, hướng dẫn đào tạo, vận hành, quản lý kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp thông qua các Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật DNNVV. đ) Làm nhiệm vụ thư ký thường trực của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3. Về đăng ký kinh doanh: a) Hướng dẫn nghiệp vụ và thủ tục về đăng ký kinh doanh, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền những văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ công tác đăng ký kinh doanh. b) Quy định chế độ báo cáo và kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương trong phạm vi cả nước; phối hợp xử lý vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền của Bộ c) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi cả nước, cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của Nhà nước theo định kỳ, cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. d) Phát hành bản tin công bố các thông tin về doanh nghiệp: doanh nghiệp thành lập, giải thể, phá sản, những nội dung thay đổi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Về khuyến khích đầu tư trong nước: a) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ và ưu đãi đầu tư. b) Quy định trình tự, thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư và cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. c) Trình Bộ trởng quyết định cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. 5. Về sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. a) Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ. b) Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệpp nhà nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ phân công để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ. Tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước. 6. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục. 7. Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuộc lĩnh vực phụ trách của Cục. 8. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. 9. Thực hiện các nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 3. Cơ cấu tổ chức. Theo Báo cáo tổng kết năm 2008 của Cục Phát triển Doanh nghiệp thì nhân sự của Cục như sau: Tại các đơn vị hành chính Cục hiện có 37 người, gồm 21 nữ và 16 nam. So với chỉ tiều Bộ giao, Cục còn thiếu 16 người (theo Quyết định số 104/QĐ-BKH ngày 2/2/2007 về việc giao chỉ tiêu biên chế các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, Cục Phát triển Doanh nghiệp được giao tổng số là 53 người). Phần lớn cán bộ, công chức của Cục được đào tạo cơ bản, có trình độ tốt, nhiệt tình trong công tác. Tại các đơn vị sự nghiệp: Căn cứ theo Quyết định số 103/QĐ-BKH ngày 2/2/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chỉ tiêu lao động cho các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ năm 2007, các Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật DNNVV được giao tổng số là 42 người, trong đó có 17 biên chế và 25 lao động hợp đồng - Tại Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật DNNVV ở Hà Nội: Tính đến hết tháng 12/2008, tổng số cán bộ, nhân viên của Trung tâm là 14, gồm 4 viên chức và 10 lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước. - Tại Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật DNNVV ở Đà Nẵng: Tính đến hết tháng 12/2008 số cán bộ, nhân viên là 09 người, gồm 3 viên chức và 6 lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. - Tại Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật DNNVV ở thành phố Hồ Chí Minh: Tính đến hết tháng 12/2008 tổng số cán bộ, nhân viên là 9 người trong đó cơ 4 viên chức và 5 lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước So với chỉ tiêu đựoc giao, các Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật còn thiếu 3 viên chức. Về bộ máy lãnh đạo Cục gồm có: 1 Cục trưởng và 4 Phó Cục trưởng. + Cục trưởng: Đ/c Nguyễn Văn Trung + Phó Cục trưởng: Đỗ Văn Hải. + Phó Cục trưởng: Hồ Sỹ Hùng. + Phó Cục trưởng: Nguyễn Trọng Hiệu. + Phó Cục trưởng:Lê Quang Mạnh. 3.1 Sơ đồ tổ chức. Cục trưởng Nguyễn Văn Trung Phó Cục trưởng Đỗ Văn Hải Phó Cục trưởng Hồ Sỹ Hùng Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Hiệu Phó cục trưởng Nguyễn Quang Mạnh Phòng hợp tác quốc tế Phòng sắp xếp và đổi mới DNNN Phòng tổng hợp và Khuyến khích đầu tư trong nước Phòng xúc tiến DNNVV 3 Trung tâm HTKT DNNVV VP Cục Phòng đăng ký kinh doanh TT thông tin DN 3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban. - Phòng Hợp tác Quốc tế: chịu trách nhiệm trong việc trợ giúp Lãnh đạo Cục trong lĩnh vực hợp tác quốc tế thuộc chức năng và nhiệm vụ của Cục. Nhiệm vụ của phòng như sau: + Quan hệ đối ngoại: Phòng chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động đối ngoại liên quan đến quảng bá vai trò của Cục và tăng cường hợp tác với nhà tài trợ đồng thời là đơn vị chủ trì/ điều phối thực hiện các cuộc gặp gỡ, hội thảo quốc tế của Cục; chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác như các hoạt động lễ tân, ngọai giao, tổ chức các chuyến đào tạo, nghiên cứu ngoài nước. + Lên kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động hợp tác quốc tế: Phòng là đơn vị đầu mối trong các hoạt động về DNNVV liên quan đến ASEAN – APEC, các tổ chức song phương và đa phương. Phòng chịu trách nhiệm phân tích tính hiệu quả của tài trợ quốc tế, theo dõi xu hướng các nhà tài trợ và hoạt động trong lĩnh vực phát triển DNNVV và khu vực tư nhân trong nước. Phòng cũng hỗ trợ các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp, và cơ quan địa phương thông qua đánh giá nhu cầu của họ về phát triển DNNVV và lượng hóa nhu cầu trợ giúp quốc tế cần thiết. - Phòng Sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước: tham mưu giúp Lãnh đạo Cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở cấp TW. Nhiệm vụ của phòng như sau: + Phòng Sắp xếp, Đổi mới DNNN là đơn vị trực thuộc Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) có trách nhiệm xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, sắp xếp, đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả DNNN. Phòng cũng làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định đế án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại DNNN. + Phòng tham gia xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược và định hướng chiến lược phát triển, đầu tư vốn, bổ sung vốn trong quá trình hoạt động đối với các Tổng Công ty do Thủ tướng quyết định thành lập và tham gia thực hiện các Đề án thực hiện mô hình Công ty mẹ - Công ty con, tham gia ý kiến vào xây dựng các Tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như theo dõi và tham gia thực hiện chuyển đổi DNNN xang công ty TNHH một thành viên. + Phòng chủ trì hoặc tham gia với các đơn vị khác thực hiện viêc nghiên cưu, tư vấn và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sáchvề DNNN liên quan đến hoạt động thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể DNNN, thành lập và quản lý các đơn vị phụ thuộc, mô hình tổ chức quản lý và chuyển DNNN thành công ty TNHH một thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp, các quy định về đa sở hữu... + Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện Chương trình cổ phần hóa tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 theo Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ; tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chuyển đổi công ty nhà nước xang tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Phòng Tổng hợp và Khuyến khích đầu tư trong nước: chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề chung của Cục và quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước. Nhiệm vụ của phòng như sau: + Tổng hợp: lập dự thảo báo cáo năm, kế hoạch hành động cho Cục và trợ giúp Cục trưởng với vai trò Thư ký của Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV và hợp tác với các đơn vị khác của Cục. + Khuyến khích đầu tư trong nước: theo dõi tình hình thực hiện và kết quả thực hiện khuyến khích đầu tư trong nước, hơp tác với các địa phương và bộ ngành liên quan để đưa ra các quy chế về thủ tục giải quyết, tư vấn để bổ sung, chỉnh sửa luật và các quy định pháp lý. - Phòng xúc tiến DNNN: thực hiện chức năng điều phối, chuẩn bị chính sách và chương trình xúc tiến, phát triển DNNVV tại Việt Nam. Nhiệm vụ của phòng như sau: + Đóng góp vào dự thảo cơ cấu chính sách và pháp lý liên quan đến quá trình xúc tiến, phát triển DNNVV + Theo dõi tình hình thực hiện cơ chế, chính sách trợ giúp, phát triển DNNVV tại cấp bộ, cấp ngành và cấp địa phương; đề xuất các ý kiến cần thiết; xây dựng các kế hoạch và chiến lược thúc đẩy phát triển DNNVV. + Điều phối, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các chương trình trợ giúp của Chính phủ đối với DNNVV. + Lập dự thảo và thực thi các kế hoạch xây dựng năng lực đội ngũ cán bộ trong cơ cấu hỗ trợ DNNVV. + Điều phối các bộ, ngành và chính quyền địa phương để thiết lập các vườn ươm doanh nghiệp. + Phối hợp với Phòng Hợp tác quốc tế xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế về xúc tiến phát triển DNNVV bao gồm dự thảo báo cáo đánh giá các sáng kiến xúc tiến, phát triển DNNVV. + Cập nhật nội dung về các Lời khuyên cho DNNVV cho Cổng thông tin doanh nghiêp Việt Nam. + Theo dõi và giúp Lãnh đạo Cục chỉ đạo hoạt động của 3 Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật DNNVV. - 3 Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật: các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm trợ giúp DNNVV nâng cao công nghệ, cải thiện chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ của 3 Trung tâm như sau: + Theo Quyết định 290/QĐ-BKH, ba trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV về công nghệ và dựa vào dữ liệu của các nhà tư vấn, các nhà cung cấp công nghệ để đáp ứng nhu cầu của DNNVV. + Ba trung tâm này hoạt động chính nhằm cung cấp thông tin và lời khuyên cho DNNVV về công nghệ và dựa vào dữ liệu của các nhà tư vấn, các nhà cung cấp công nghệ để đáp ứng nhu cầu của DNNVV. Ba trung tâm sẽ tổ chức đào tạo và luôn thay đổi các khóa học với từng chủ đề liên quan đến công nghệ; xúc tiến hợp tác giữa DNNVV với doanh nghiệp quy mô lớn và hướng dẫn họ trong việc chọn lựa, duy trì và vận hành công nghệ mới. - Văn phòng Cục: tham mưu giúp Lãnh đạo Cục trong khâu tổ chức - cán bộ, hành chính – quản trị, văn thư, kế toán tài chính cho Cục. Nhiệm vụ của Văn phòng Cục như sau: + Xây dựng cơ cấu tổ chức theo từng thời kỳ, phân công công việc giữa các phòng, đánh giá nhu cầu và kỹ năng cần thiết về đội ngũ cán bộ công chức, thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức của Cục, tuyển dụng, đẩy mạnh hợp tác với các Sở KH-ĐT thực thi các nhiệm vụ phát triển cơ cấu tổ chức Cục. + Lập dự trù kế hoạch ngân sách hằng năm của Cục, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc (các trung tâm hỗ trợ của Cục) để lập dự trù ngân sách, tổng hợp, phân bổ ngân sách, thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính. + Lên kế hoạch chương trình hành động cho Lãnh đạo Cục và các phòng chức năng, trợ giúp lãnh đạo xử lý công việc trong từng giai đoạn, quản lý tài sản, tiếp nhận, xử lý và lưu giữ xử lý công văn tài liệu theo quy định của Bộ, đảm trách công việc hậu cần, điều phối xe cộ. - Phòng Đăng ký kinh doanh: thực hiện chức năng quản lý thống nhất toàn quốc về đăng ký kinh doanh cùng các quy định pháp lý liên quan nhằm cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc soạn thảo và cung cấp các quy định pháp lý tốt cho quá trình kinh doanh. Nhiệm vụ của phòng như sau: + Cải thiện môi trường kinh doanh – Soạn thảo các quy định pháp lý tốt cho doanh nghệp: a) Đăng ký kinh doanh: Nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống ĐKKD toàn quốc , Phòng ĐKKD soạn thảo các chính sách là văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ĐKKD để trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phòng đăng ký kinh doanh là nơi trao đổi chính sách liên quan đến ĐKKD, quy định pháp lý, trình tự thủ tục, báo cáo hiện trạng, tình hình thực hiện chính sách như việc cung cấp, theo dõi, đánh giá tình hình ĐKKD và sau ĐKKD cấp tỉnh và hướng dẫn địa phương xử lý các trường hợp vi phạm. Phòng Đăng ký kinh doanh trợ giúp các địa phương về đào tạo chuyên môn và đào tạo mới về ĐKKD, phối hợp với Trung tâm thông tin doanh nghiệp thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp để tin học hóa hệ thống ĐKKD toàn quốc. Ngoài ra, phòng ĐKKD có nhiệm vụ cung cấp, cấp bổ sung, thu hồi giấy phép ĐKKD đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cổ phần, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức tài chính khác, xử lý hồ sơ ĐKKD từ các doanh nghiệp có vốn ĐTNN do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý. b) Giấy phép đăng ký kinh doanh: Phòng ĐKKD gần đây đã hợp tác với trên 20 Bộ ngành, cơ quan nhằm tiến hành đánh giá trên 300 giấy phép ĐKKD để cụ thể hóa các điều kiện kinh doanh mà doanh nghiệp phải đáp ứng trong quá trình kinh doanh. Phòng có trách nhiêm điều phối và quản lý phát triển nội dung Các quy định về kinh doanh tại Cổng thông tin doanh nghiệp Việt Nam. + Tư vấn pháp lý: Theo như một phần nhiệm vụ về cải thiện quy định pháp lý về kinh doanh, Phòng ĐKKD là đơn vị đâu mối tiến hành Tư vấn pháp lý thông qua Cổng thông tin doanh nghiệp Việt Nam và Cơ sở dữ liệu phản hồi của DNNVV. - Trung tâm thông tin doanh nghiệp: là đơn vị cung cấp thông tin về ĐKKD của doanh nghiệp trên toàn quốc. Nhiệm vụ của trung tâm như sau: + Quản trị Cổng thông tin doanh nghiệp. + Quản trị Mạng thông tin doanh nghiệp quốc gia (NBIN), bao gồm 64 phòng ĐKKD cấp tỉnh/TP, trong đó có 10 tỉnh đã kết nối NBIN. + Tham gia phát triển chương trình thông tin cho DNNVV. + Tham gia xây dựng năng lực thông tin cho các thể chế về cơ sở hạ tầng hỗ trợ DNNVV cấp quốc gia và cấp tỉnh. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM QUA CỦA CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, năm 2008, Cục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện môi trưởng pháp lý, trong đó có việc xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản tiến hành cải cách thủ tục hành chính. Toàn thể cán bộ, công chức của Cục đã tích cực phấn đấu, tập trung sức lực, trí tuệ xây dựng, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục. Đây là công việc phức tạp, xong do cách tổ chức khoa học, linh hoạt, Cục đã huy động được trí tuệ của cả tập thể cán bộ, công chức hoàn thành tốt các Đề án, chương trình Bộ giao; phối hợp, tham gia xây dựng nhiều đề án quan trọng khác do các đơn vị trong và ngoài Bộ chủ trì cả về số lượng, chất lượng và tiến độ thời gian, được đánh giá cao. I. Chủ trì soạn thảo các Văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình, Đề án, Báo cáo. 1. Cục được Bộ phân công chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các bên liên quan các chuyên gia trong nước và quốc tế tiến hành nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP; dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 2 năm 2009 2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Công an soạn thảo trình Lãnh đạo ba Bộ: KHĐT, Tài chính, Công an ký ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 về việc hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. 3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký và sử dụng tên doanh nghiệp phù hợp với các quy định về sở hữu công nghiệp, hiện đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 4. Chủ trì soạn thảo dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/20/2006 của Bộ KHĐT hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, trình Bộ trưởng Bộ KHĐT vào tháng 12/2008. 5. Báo cáo một số nội dung thực hiện chính sách pháp luật về xử lý đất đai, mua bán cổ phiếu trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gửi Đoàn giám sát của Ủy ban Thường trực Quốc hội tại văn bản số 2632/BKH-PTDN ngày 14/4/2008. 6. Báo cáo một số nội dung về đổi mới và phát triển doanh nghiệp năm 2008, định hướng 2009 để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 của Bộ. 7. Báo cáo đánh giá tình hình đầu tư của các Tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 8. Báo cáo tình hình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước năm 2008 và kế hoạch năm 2009 trình Lãnh đạo Bộ. 9. Chủ trì triển khai nghiên cứu Đề án thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước xang mô hình công ty cổ phần trước và sau khu Luật doanh nghiệp ra đời, hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. 10. Chủ trì xây dựng Báo cáo đánh giá về tình hình và thực chất sản xuất kinh doanh năm 2008 của các doanh nghiệp trình Lãnh đạo Bộ và Văn phòng thủ tướng Chính phủ. 11. Chủ trì xây dựng Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển DNNVV 2006 – 2010 trên cơ sở Khung theo dõi đánh gía kết quả thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 đã đựợc Bộ trưởng ký ban hành tại Quyết định số 555/2007/QĐ-BKH ngày 30/5/2007. 12. Chủ trì xây dựng Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV năm 2008 báo cáo Văn phòng Chính phủ tại văn bản số 7357/BC-BKH và 7358/BC-BKH ngày 9/10/2008. 13. Xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV theo Quyết định 1347/2004/QĐ-BKH đã được Bộ trưởng ký ban hành tại Quyết định số 552/QĐ-BKH ngày 5/5/2008. 14. Tổng kết Xây dựng Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV giai đoạn 2004 – 2008 theo Quyết định 143/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ tháng 12/2008. 15. Tổng hợp và Xây dựng Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 22/2007/CT ngày 26/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển doanh nghiệp dân doanh, trình Thủ tướng Chính phủ tháng 10/2008. 16. Làm đầu mối xây dựng Báo cáo phục vụ Hội nghị ngành Kế toán năm 2008, Báo cáo của Bộ tại các cuộc họp Chính phủ và các báo cáo khác. 17. Chủ trì Xây dựng Báo cáo thường niên DNNVV Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở xây dựng sách trắng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam năm 2008. II. Phối hợp với các đơn vị xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình, Đề án. Cục đã tích cực tham gia công tác soạn thảo, đóng góp ý kiến nhiều văn bản pháp quy, Chương trình, Đè án quan trọng do các đơn vị trong và ngoài Bộ chủ trì soạn thảo như: 1. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản. 2. Dự thảo Luật đăng ký Bất động sản. 3. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. 4. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. 5. Tham gia góp ý đối với Dự án Luật Thuế doanh nghiệp sửa đổi. 6. Nghị định về Quản lý kinh doanh dịch vụ Bảo vệ. 7. Tham gia góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. 8. Góp ý dự thảo Nghị định quy định về ché độ công khai thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. 9. Tham gia Tổ thư ký xây dựng Nghị định lập, theo hõi, đánh giá thực hiện kế hoạhc kinh tế - xã hội. 10. Góp ý dự thảo Nghị định quy định thi hành Luật thuế giá trị gia tăng 13/2008/QH 12. 11. Góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư để khai thác, kinh doanh các quỹ đất của nhà nước. 12. Tham gia góp ý dự thảo Thong tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 78/2007/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư thưo hình thức BOT, BTO, BT. 13. Tham gia góp ý dự thảo Thong tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đầu tư. 14. Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân. 15. Tham gia góp ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về việc áp dụng một số cam kết gia nhập WTO liên quan đến đầu tư. 16. Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. 17. Tham gia xây dựng Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp xử lý vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và một số cải cách hành chính đối với doanh nghiệp. 18. Tham gia xây dựng Chương trình hành động của Bộ KHĐT thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2007-2012, được ban hành tại Quyết định số 304/QĐ-BKH ngày 19/3/2008 của Bộ trưởng Bộ KHĐT. 19. Tham gia xây dựng Báo cáo các nguyên tắc rà soát để đình hoãn hoắc giãn tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản năm 2008. 20. Tham gia xây dựng dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009. 21. Tham gia rà soát, chỉnh sửa và góp ý Báo cáo số liệu, đánh giá chỉ tiêu, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 của Bộ gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội. 22. Góp ý dự thảo Đề án thành lập Khu hành chính – kinh tế Phú Quốc. 23. Góp ý Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2020. III. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thi hành các văn bản quy phạm pháp luật. Song song với công tác xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, năm 2008, Cục đã hoàn thành một khối lượng công việc chuyên môn như sau: 1. Ban hành hoặc trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành hơn 410 văn bản hướng dẫn xử lý vướng mắc, kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, của doanh nghiệp; trong đó 280 công văn liên quan đến lĩnh vực đăng ký kinh doanh; 70 văn bản trả lời, hướng dẫn doanh nghiệp về sắp xếp đổi mới, trong đó có 12 ý kiến tham gia vào các Đề án thành lập công ty TNHH một thành viên, Tổng công ty, Đề án Cổ phần hóa Tổng công ty nhà nước, Đề án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuôc Bộ, ngành; 68 văn bản liên quan đến khuyến khích đầu tư trong nước. 2. Tích cực chuẩn bị các thủ tục cần thiết để triển khai Chương trình cải cách tổng thể công tác đăng ký kinh doanh trên toàn quốc. 3. Tham gia ban soạn thảo Nghị định hình thành, tổ chức, hoạt đọng và quản lý đối với tập đoàn kinh tế Nhà nước. 4. Tham gia Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiêp và Luật Đầu tư. 5. Tham gia Tổ công tác liên ngành Báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Chính phủ biện pháp xử lý các ưu đãi đầu tư trái pháp luật do các tỉnh, thành phố trực thuôc Trung ương ban hành theo Quyết định số 1378/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (công văn số 226/BKH-PC ngày 27/10/2008 của Bộ KHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ). 6. Tham gia tập huấn các nội dung của Luật Doanh nghiệp và nghiệp vụ đăng ký kinh doanh theo chương trình tập huấn của Bộ tại các địa phương như Bắc Giang, Huế, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh. 7. Hướng dẫn các Hiệp hội, Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật DNNVV tại Hà Nội và Đà Nẵng triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV. 8. Theo dõi tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm (2006 – 2010) ở một số Bộ, ngành và địa phương, cụ thể: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bô Công an, Bộ Tài chính... đã và đang thực hiện các nhiêm vụ được giao theo lộ trình và 10 địa phương (Đắc Lắc, Bình Thuận, An Giang, Lào Cai, Vĩnh Long, Hà Nội, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, thành phố Hồ Chí Minh) đã xây dựng triển khai kế hoạch 5 năm phát triển DNNVV trên địa bàn. 9. Triển khai thực hiện Chỉ thị 40/2006/CT-TTg về hệ thống trợ giúp xúc tiến DNNVV; đã thành lập được phòng thông tin đầu mối ở tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Bình Thuận, Quảng Ninh. 10. Trong năm Cục đã bảo vệ thành công 3 đề tài cấp Bộ. IV. Hoạt động hợp tác quốc tế. Năm 2008, Cục đã thực hiện các mảng công việc lớn về Hợp tác quốc tê như sau: - Đóng góp ý kiến cho các thỏa thuận, điều ước, chương trình, báo cáo hợp tác quốc tế. - Trực tiếp tham gia hoặc trợ giúp Lãnh đạo Bộ tham gia các hoạt động đa phương về DNNVV. - Tăng cường hợp tác song phương về DNNVV. - Điều phối, triển khai các dự án của nhà tài trợ. - Phổ biến các thông tin, kinh nghiệp quốc tế, - Đầu mối thông tin xử lý đoàn quốc tế về DNNVV. 1. Trong lĩnh vực tham gia góp ý kiến cho các thỏa thuận, điều ước quốc tế, chương trình, báo cáo hợp tác quốc tế do các diễn đàn quốc tế, Bộ ta các Bộ ngành chủ trì soạn thảo, Cục đã đóng góp ý kiến cho các văn bản quan trọng như: - Tuyên bố Hội nghị cấp cao ASEM 7 (Tuyên bố Chủ tịch và Tuyên bố Bắc Kinh về phát triển bền vững của Hội nghi Cấp cao ASEM 7). - Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng DNNVV APEC lần thứ 15. - Quy chế hoạt động của các Hội đồng cấp Bộ trưởng ASEAN. - Quy chế phối hợp giữa các Cơ quan tham gia hợp tác ASEAN. - Sáng kiến liên kết ASEAN. - Chức năng và nhiệm vụ của Nhóm công tác các cơ quan phụ trách DNNVV của ASEAN. - Hiệp định Hợp tác vùng Lombaria (Bỉ). - Biên bản ghi nhớ hợp tác với Đức về Chương trình đào tạo nhà quản lý doa._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22735.doc
Tài liệu liên quan