Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty XNK tổng hợp Hà Nội: Lời nói đầu
Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước và đây cũng chính là hoạt động của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội.
Tôi may mắn được thực tập tại phòng tài chính- kế toán của công ty xuất nhập khẩu tổng hơpHà Nội-đây là một công ty xuất nhập khẩu nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại có uy tín nhất hiện nay.
Trong quá trình thực tập ,tôi đã cố gắng khảo sát tìm hiểu ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty XNK tổng hợp Hà Nội
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty XNK tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để hoàn thành Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp này với mong muốn có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi xin ghi nhận và cảm ơn những ý kiến góp ý phê bình của các độc giả.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Thị Hường cùng toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty Xuất Nhập Khẩu tổng hợp Hà Nội đã góp ý và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình viết bài.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI
I. lịch sử hình thành của công ty xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu hà nội
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội,tên giao dịch là GENIAL ERPORT IMPORT COMPANY.,LTD (viết tắt là GELEXIMCO)
Trụ sở chính đặt tại Số 64 Nguyễn Lương Bằng- quận Đống Đa- thành phố Hà Nội.
Là công ty trách nhiệm hữu hạn trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, được thành lập vào ngày 09/01/1993. Đây được coi là trung tâm xuất nhập khẩu của ngành Nội Thương ,có nhiệm vụ thông qua xuất nhập khẩu cải thiện cơ cấu quĩ hàng hoá do ngành Nội Thương quản lý ,đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu.
Để điều chỉnh các tổ chức kinh doanh trực thuộc Bộ Nội Thương ,ngày 22/10/1985 Hội Đồng Bộ Trưởng ra Ngị Định số 225/HĐBT chuyển công ty xuất nhập khẩu Nội Thương thành công ty Xuất Nhập Khẩu Nội Thương và Hợp Tác Xã .
Ngày 08/03/1993,căn cứ vào Nghị Định 38/HĐBT và theo đề nghị của Tổng Giám Đốc tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Nội Thương và Hợp Tác Xã ,Bộ Thương Mại đã ra quyết định tổ chức lại tổng công ty thành hai công ty trực thuộc Bộ là:
Công ty Xuất Nhập Khẩu Hàng Nội Thương và Hợp Tác Xã Hà Nội .
Công ty Xuất Nhập Khẩu Hàng Nội Thương và Hợp Tác Xã TP.Hồ Chí Minh.
Ngày 20/03/1995, Bộ Trưởng Bộ Thương Mại đã quyết định hợp nhất công ty Thương Mại Dịch Vụ Phục Vụ Việt Kiều và công ty Xuất Nhập Khẩu Hàng Nội Thương và Hợp Tác Xã Hà Nội thành công ty Xuất Nhập Khẩu Hàng Nội Thương và Hợp Tác Xã Hà Nội trực thuộc Bộ.
Ngày 22/03/1995,Bộ Trưởng Bộ Thương Mại ra quyết định số 496/ T M-TCCB đổi tên công ty Xuất Nhập Khẩu Hàng Nội Thương và Hợp Tác Xã Hà Nội thành công ty Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ Thương Mại ,tên giao dịch là Intimex. Việc đổi tên công ty đã phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường và nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Trên cơ sở đó ,căn cứ Nghị Định 95/CP ngày 04/12/1993 của chính phủ ,ngày 24/06/1995.Bộ Trưởng Bộ Thương Mại chính thức ra quyết định phê duyệt tổ chức và hoạt động của công ty Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ Thương Mại ,công nhận công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại có tên giao dịch đối ngoại là Foreign Trade Enterprise Intimex (viết tắt là Intimex ).
Công ty Intimex được thành lập từ ba công ty :
Công ty Xuất Nhập Khẩu Nội Thương
Hợp Tác Xã Hà Nội
Công ty Hữu Nghị trực thuộc Bộ Thương Mại .
Ngày 24/06/1995,Bộ Thương Mại ra quyết định số 540 TNM ,quyết định sáp nhập công ty Gevina vào công ty Intimex .
Tháng 06/1999,Bộ Thương Mại quyết định sáp nhập công ty Nông Thổ Sản 3 vào công ty Intimex .
Ngày 01/08/2000,Bộ Thương Mại ra quyết định số 1018/2000/QĐ-BTM quyết định đổi tên công ty xuất nhập khẩu dịch vụ thương mại thành công ty xuất nhập khẩu Intimex như hiện nay.
II. quá trình phát triển của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp hà nội
Tính đến nay công ty đã đi vào hoạt động được 12 năm. Tuy gặp nhiều khó khăn do là một công ty mới tham gia thị trường XNK, nhưng đến nay Công ty đã vượt qua được những trở ngại ban đầu và ngày càng phát triển. Uy tín trên thị trường của Công ty đã được nâng cao rõ rệt, thể hiện qua viêc công ty ngày càng nhận được nhiều hợp đồng XNK hơn, nhận XNK uỷ thác cho doanh nghiệp khác. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (GELEXIMCO) được thành lập theo giấy phép số 84 QĐ-UB ngày 09/01/1993 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nộivới số vốn điều lệ 2,5 tỷđồng. Qua nhiều lần bổ sung nghành nghề kinh doanh, vốn điều lệ của Công ty đến ngày 30/7/2004 đã tăng lên 150 tỷ đồng.
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, đầu tư, sản xuất và các đại lý dịch vụ. Trong 7 năm, tổng doanh thu của công ty liên tục tăng: năm 1997 tổng doanh thu của Công ty đạt 245,7 tỷ đồng, năm 1998 đạt 665,8 tỷ đồng, năm 1999 đạt 699 tỷ đồng, năm 2000 đạt 919,1 tỷ đồng, năm 2001 đạt 438,9 tỷ đồng, năm 2002 đạt 349,1 tỷ đồng, năm 2003 đạt 437,4 tỷ đồng, dự kiến năm 2004 tổng doanh thu sẽ đạt 545 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trong 7 năm (từ 1997 đến 2003) là 26,65%/ năm, nộp ngân sách hàng trăm tỷ đồng, đảm bảo vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh do Công ty đề ra. Đến nay, công ty đã có trên 3000 lao độngvới các chi nhánh tại Hưng Yên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Hiện tại, Công ty đang quản lý và khai thác một khu nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu (120ha tại Tiền Hải Thái bình); Nhà máy sản xuất bao bì PP tại Như Quỳnh, Hưng Yên; Khách sạn Thái Bình Dream; Đầu tư xây dựng các khu đô thị Cái Dăn(Quảng Ninh), Hoàng An(Tuyên Quang)…
Bên cạnh đó, Công ty còn đangg sở hữu nhiều cổ phần tại khách sạn Hạ Long Dream, khách sạn Sao Đỏ Đà Nẵng, nhà máy sản xuất phụ ting ôtô xe máy GMN(Hưng Yên), nhà máy xi măng Thăng Long(Quảng Ninh), nhà máy giấy An Hoà(Tuyên Quang), khu đô thị Thành phố giao lưu Hà Nội, khu đô thị Đầm Và(Vĩnh Phúc)…
Trong 6 năm qua, Công ty đã kết hợp tác kinh doanh với hàng chục công ty nhà nước, nước ngoài nhằm đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại đa dạng hoá sản phẩm, triển khai 7 đề tài cấp Công ty và đem lại hiệu quả cao, làm lợi cho công ty hàng chục tỷ đồng; một số sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật, Hoa Kỳv.v. Các sản phẩm này luôn đáp ứng được nhu cầu khắt khe nhất về chất lượng của nhiều khách hàng.
Công ty luôn áp dụng những thành tựu về khoa học công nghệ, môi trường, quản lý và điều hành, các cơ sở sản xuất không kể tự đầu tư hay liên kết, liên doanh đều dựa vào các thành tựu mới nhất về công nghệ chế biến, sản xuất; Gắn liền việc sản xuất sản phẩm với bảo vệ môi trường, môi sinh cũng như các điều kiện làm việc cho người lao động.
Công ty cũng đã thực hiện cơ chế khoán sản phẩm tới từng người, từng nhómngười nhằm nâng cao năng suất, tinh thần trách nhiệm và kỷ luật trong lao động. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ năng động, có năng lực, nâng cao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của tiến bộ kỹ thuật được thực hiện thường xuyên. Đồng thời giảm tối thiểu cán bộ quản lý, gắn cán bộ quản lý với các đội sản xuất nên không có sự phân biệt lớn giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Do đó tỷ lệ lao động gián tiếp trên toàn công ty chỉ chiếm 3%.
Công ty luôn quan tâm cải thiện đời sống, đảm bảo thực hiện tốt mọi chế độ đối với cán bộ công nhân viên như bồi dưỡng độc hại, khám sức khoẻ định kỳ, chế độ thai sản, ốm đau, lên ngạch nâng lượng, quy chế dân chủ cơ sở luôn được thực hiện nghiêm túc.
Gđ1:Trước 1985-giai đoạn xây dựng và trưởng thành.
Trong giai đoạn này công ty kết hợp với ngành Ngoại Thương để thực hiện việcgiao hàng xuất khẩu và đã nhanh chóng đạt được thành công. Chỉ trong vòng 5 năm đi vào hoạt động công ty đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu từ 1 triệu Rúp chuyển nhượng năm 1980 lên 10 triệu Rúp -Đô la 1985. Từ một cơ sở nhỏ ở Minh Khai với cơ sở vật chất lạc hậu thì chỉ sau vài năm hoạt động công ty đã thêm được một số chi nhánh mới tại Hải Phòng ,Đà Nẵng,TP.Hồ Chí Minh và trở thành tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Nội Thương và Hợp Tác Xã .Từ chỗ chỉ có hai hay ba đối tác nước ngoài,công ty đã trở thành bạn hàng có uy tín của nhiều doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ,công ty đã mở rộng thị trường của mình vượt ra khỏi phạm vi Liên Xô cũ và Đông Âu sang một số nước trong khu vực Châu á khác. đồng thời công ty đã thực sự trở thành trung tâm xuất nhập khẩu của ngành Nội Thương và Hợp Tác Xã Việt Nam .
Gđ2:giai đoạn phát triển 1986-1990.
Trong giai đoạn này,công ty đã đạt được tốc độ tăng trưởng vượt bậc đặc biệt là sau khi công ty Hữu Nghị được sáp nhập vào công ty Intimex .Năm 1990 ,kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 33 triệu Rúp bằng 300% so với 1985. Hoạt động kinh doanh nội địa của công ty cũng có bước tăng trưởng đáng kể đánh dấu bằng sự xuất hiện một số sản phẩm mới của công ty như xà phòng kem,bột giặt,diêm và một số sản phẩm khác. Mặc dù chất lượng còn chưa cao nhưng nó đã được người tiêu dùng đón nhận và phần nào làm giảm bớt sự khan hiếm hàng hoá trong nước lúc bấy giờ.
Gđ3:từ 1990 đến nay.
Đây là giai đoạn có nhiều biến đổi và thách thức mới .Bước vào thập kỷ 90,công ty phải đối đầu với nhiều khó khăn thách thức mới. Thị trường truyền thống của công ty là Liên Xô cũ và Đông Âu bị thu hẹp và hầu như không còn,do những tác động của tình hình chính trị của Liên Xô cũ nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 thì thị trường của công ty bị giảm sút nghiêm trọng. Kim ngạch xuất khẩu năm 1991 chỉ đạt 7.5 triệu rúp giảm 77.3% so với năm 1990. Trong khi đó nền kinh tế trong nước cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước do đó công ty không tránh khỏi những lúng túng trong môi trường mới. Bản thân công ty cũng có những thay đổi về mặt tổ chức : Năm 1993 tách ra thành hai công ty là công ty Intimex Hà Nội và Intimex TP.Hồ Chí Minh do đó các nguồn lực :vốn,cơ sở vật chất kể cả thị trường đều bị phân chia gây khó khăn lớn cho công ty trong việc tìm kiếm thị trường mới. Tuy nhiên với sự nỗ lực chung của toàn thể công ty,năm 1995 công ty đã đạt được các kết quả đáng khích lệ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 17.5 triệu USD ,kinh doanh nội địa đạt 250 tỷ đồng. Trong năm 1995 công ty bắt đầu kinh doanh thêm mặt hàng mới như đá quí,máy móc thiết bị ,kho vận,thuốc lá ,rượu...đặc biệt đến năm 2000 với việc khôi phục lại thị trường Đông Âu thì hiệu quả kinh doanh của công ty đã được cải thiện rất nhiều. Điều này có thể thấy qua bảng số liệu sau:
Bảng1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex .
Đơn vị :USD
Năm
kim ngạch
2000
2001
2002
Xuất khẩu
50185784
56672415
63106201
Nhập khẩu
22786541
22874642
31079909
Nguồn :báo cáo xuất nhập khẩu .
Hình 1: Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Intimex
III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY GELEXIMCO
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội là một Công ty TNHH hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực XNK, có tư cách pháp nhân, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo luật doanh nghiệp.
Công ty có các chức năng chính sau:
- Kinh doanh XNK các mặt hàng nông, lâm, hải sản, các sản phẩm công nghiệp thực phẩm, hàng tiểu thủ công nghiệp và công nghệ phẩm, hàng công nghiệp sựa vào điều kiện và khả năng thu gom hàng của mình.
- Nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, máy móc, thiết bị văn phòng, phương tiện vận chuyển, hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước.
- Quản lý nguồn vốn và tài sản theo chế độ quản lý tài chính do nhà nước quy định; quản lý tốt cán bộ, nhân viên của công ty, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên để giúp việc kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Góp phần phát triển sản xuất của đất nước thông qua liên doanh, liên kết tạo thên thị trường xuất khẩu thu ngoại tệ, nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ sản xuất trong nước, đẩy mạnh Quốc tế công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện tốt các chức năng của mình, Công ty phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng các kế hoạch liên doanh liên kết để sản xuất khai thác phục vụ cho các kế hoạch trên.
- Tự tạo nguồn vốn cho hoạt động của công ty, đảm bảo tự trang trải các chi phí, thu lợi nhuận, đổi mới TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn.
- Tuôn thủ các chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý hoạt động kinh doanh XNK và giao dịch đối ngoại, thực hiện các cam kết mà công ty đã ký. Quản lý sử dụng có hiệu quả đúng mục đích các nguồn vốn của mình.
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, lao động tiền lương để cán bộ, nhân viên làm việc có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho công ty.
- Tổ chức tốt công tác kho vận và dịch vụ, khai thác nguồn hàng đảm bảo đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
IV. Đặc điểm hoạt động của công ty XNK Tổng hợp Hà Nội.
Công ty XNK Tổng hợp Hà Nội là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực XNK. Công ty tiến hành các hoạt động XNK trực tiếp cũng như XNK uỷ thác cho các đơn vị kinh doanh khác tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh cụ thể.
Là loại hình công ty TNHH nên trong hoạt động kinh doanh của mình công ty phải tuôn theo những quy định của pháp luật cho loại hình doanh nghiệp này. Trong hoạt động kinh doanh XNK của mình đối với các đối tác làm ăn khác nhau, công ty đều ký kết các hợp đồng kinh tế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, đàm phán quyết định giá mua, bán một cách độc lập tự chủ với các tổ chức trong và ngoài nước.
Hiện nay tuy kinh doanh hàng hoá XNK vẫn là lĩnh vực kinh doanh chính nhưng công ty có mở rộng việc kinh doanh một số hướng khác như liên doanh sản xuất xe máy, đầu tư vào một số dự án xây dựng cơ bản… theo phạm vi được nhà nước cho phép.
V. Cơ cấu tổ chức của công ty XNK Tổng hợp Hà Nội:
Là một công ty TNHH có số thành viên góp vốn <7 người nên công ty XNK Tổng hợp Hà Nội có mô hình tổ chức khá đơn giản như sau:
Ban lãnh đạo: Gồm hai thành viên
-Tổng giám đốc: Ông Vũ Văn Tiền
- Phó tổng giám đốc: Ông Nguyễn Mạnh Đan
Các phòng: Gồm có 03 phòng
- Phòng kinh doanh: gồm 04 thành viên
Phòng kinh doanh có chức năng, nhiệm vụ là trực tiếp tiến hành các thương vụ kinh doanh của công ty; đại diện cho công ty đàm phán với các đối tác nước ngoài cũng như giao dịch kinh doanh XNK; quản lý và theo dõi tình hình kinh doanh của các chi nhánh.
Phòng kinh doanh chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc.
- Phòng tổ chức hành chính: có 02 thành viên
Phòng tổ chức hành chính có chức năng, nhiệm vụ quản lý, sắp xếp nhân sự; ban hành nội quy, ấn định chế độ lương thưởng theo sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc; tuyển nhân viên mới theo yêu cầu của các phòng ban; trực tiếp quản lý tổ bảo vệ; trực tiếp giao dịch với các cơ quan hành chính nhà nước (như UBND Quận, huyện, tỉnh, thành phố…)
- Phòng kế toán tài chính: Gồm 02 thành viên.
Phòng kế toán tài chính có chức năng nhiệm vụ là thực hiện công tác kế toán sổ sách chứng từ theo luật định: Quản lý các hoạt động tài chính của công ty; quản lý các tài khoản ngân quỹ; tiến hành nghiệp vụ thanh toán, thu, chi của công ty; trực tiếp giao dịch với các tổ chức tài chính.
Phòng kế toán tài chính chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc.
- Các chi nhánh:
Công ty có 04 chi nhánh tại các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Cạn, Quảng Ninh và Thành phố HCM.
+ Chi nhánh Lạng Sơn: có nhiệm vụ kinh doanh XNK trực tiếp, thực hiện các thương vụ kinh doanh như uỷ thác XNK, quá cảnh chủ yếu là với các bạn hàng là Trung Quốc. Ngoài ra công ty còn có 01 liên doanh lắp ráp xe máy ở đâ và cũng thuộc sự quản lý của chi nhánh Lạng Sơn.
+ Chi nhánh Bắc Cạn: nhận đặt hàng uỷ thác XNK, có cơ sở khai thác, chế biến quặng để xuất khẩu.
+ Chi nhánh Quảng Ninh: Có nhiệm vụ kinh doanh XNK trực tiếp, uỷ thác với bạn hàng chính là Trung Quốc.
+ Chi nhánh Thành phố HCM, có nhiệm vụ thu gom hàng XK ở các tỉnh phía nam, xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác qua cảng Sài Gòn.
Các chi nhánh đều hạch toán độc lập với công ty và nộp một phần lợi nhuận về cho công ty.
Ta có thể khái quát cách tổ chức bộ máy của công ty qua sơ đồ sau :
III. chức năng nhiệm vụ quyền hạn của công ty Intimex .
1.Chức năng.
Theo điều lệ của công ty thì công ty có 4 chức năng cơ bản sau:
Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm hải sản, thực phẩm chế biến ,tạp phẩm,thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do công ty sản xuất gia công chế biến hoặc liên doanh liên kết tạo ra.
Trực tiếp nhập khẩu và uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư,nguyên liệu , hàng tiêu dùng,phương tiện vận tải kể cả tạm nhập tái xuất hàng hoá .
Tổ chức sản xuất ,lắp ráp ,gia công liên doanh liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng.
Dịch vụ phục vụ người Việt Nam định cư ở nước ngoài(chi trả kiều hối),kinh doanh nhà hàng ,khách sạn và du lịch ,bán buôn,bán lẻ các mặt hàng thuộc phạm vi công ty kinh doanh sản xuất ,gia công lắp ráp.
2. Nhiệm vụ.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn ,ngắn hạn về sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ thương mại kinh doanh khách sạn ,du lịch ,liên doanh đầu tư trong và ngoài nước,phục vụ người Việt Nam định cư ở nước ngoài,kinh doanh ăn uống...theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương Mại
Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động ,áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải tiến nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Xây dựng các phương án kinh doanh sản xuất và dịch vụ phát triển theo kế hoạch và mục tiêu của công ty
Chấp hành pháp luật của Nhà nước ,thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn,vật tư,tài sản,nguồn lực,thực hiện hạch toán kinh tế ,bảo toàn và phát triển vốn,thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước .
Thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Quản lý toàn diện và đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật và chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty .
Chăm lo đời sống tạo điều kiện lao động cho người lao động và thực hiện vệ sinh môi trường,giữ gìn trật an ninh chính trị an toàn xã hội theo qui định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của công ty
3. Quyền hạn.
Kinh doanh theo mục đích thành lập doanh nghiệp và theo ngành nghề đã đămg ký kinh doanh
Chủ động trong sản xuất kinh doanh,trong ký kết các hợp đồng kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước về kinh doanh hợp tác đầu tư,về nghiên cứu,ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh đúng chế độ của nhà nước.
Được giao và quản lý,sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn,tài sản ,nguồn lực,được huy động các nguồn vốn khác trong và ngoài nước theo luật pháp hiện hành để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Được tiếp thị ,tham gia triển lãm hội thảo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước và mời các đoàn nước ngoaì vào Việt Nam để đàm phán ký kết hợp đồng theo qui định của nhà nước.
Được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới sản xuất kinh doanh,phục vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao và có hiệu quả.
Quản lý và sử dụng đội ngũ lao động theo đúng pháp luật và chế độ của nhà nước,qui định và sự phân cấp quản lý của Bộ.
Được quyền tố tụng ,khiếu nại trước cơ quan pháp luật về vụ việc vi phạm chế độ chính sách của nhà nướcđể bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và của nhà nước
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN SUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
I. ĐÁNH GIÁ MỌI MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX .
1. SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG
Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, các mặt hàng và thị trường kinh doanh của công ty rất phong phú và đa dạng bao gồm hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất, hàng nông lâm thuỷ hải sản, các mặt hàng điện máy tiêu dùng... Ngoài ra công ty còn có các hoạt động dịch vụ như: dịch vụ quá cảnh , gia công sản xuất, xuất khẩu hàng hoá, thu gom ngoại tệ của người lao động nước ngoài để chuyển hoặc đổi thành hàng hoá trả cho nhân thân họ. Hiện nay công ty đang theo đuổi chính sách đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường, do đó ngoài các sản phẩm truyền thống thì công ty còn tích cực tìm kiếm thị trường và bạn hàng để mở rộng sang kinh doanh một số mặt hàng mới như năm 1995 công ty kinh doanh thêm mặt hàng: đá quý, thuốc lá điếu, rượu ngoại. Năm 2000 kinh doanh thêm mặt hàng thuỷ hải sản nhằm tăng cường các hoạt động kinh doanh cả trong nước và nước ngoài phục vụ cho nhu cầu phát triển ngày càng mạnh của công ty.
1.1. Mặt hàng và thị trường nhập khẩu.
a. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty rất đa dạng với khoảng 60 mặt hàng khác nhau có thể chia thành 4 nhóm sau: ôtô, xe máy , hoá chất, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, trong đó nhóm hàng vật tư máy móc thiết bị là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty.
Bảng 2: Các mặt hàng nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex
Đơn vị:USD
Stt
Nhóm hàng
2000
2001
2002
Gt
Tt(%)
Gt
Tt(%)
Gt
Tt(%)
1
ôtô,xemáy
Trung quốc
Nhật bản
Thái lan
Lào
Hàn quốc
Thị trường #
2114380
0
172280
644800
0
455300
842000
9.28
2216553
581885
0
0
678942
114600
841126
9.69
3978228
289570
123000
250000
774956
235750
2304952
12.8
2
Mm,tb,vt,nvl
Singapo
Trung quốc
Mỹ
Hàn quốc
Nhật bản
Đài loan
thị trường #
10650429
2040528
1009444
2035753
1161211
375238
677913
3350342
46.74
10780819
1954763
952750
759683
1720380
852875
975380
3564988
47.13
15446714
2640528
1227710
1218672
1935305
1204655
1553600
5666244
49.7
3
Hàngtiêudùng
Singapo
Hàn quốc
Nhật bản
Thái lan
Malaysia
Thị trường ¹
6364281
925441
1230127
146325
532875
706687
2882826
27.93
6329413
1021669
1083749
157000
1182461
797637
2086897
27.67
6588941
482240
566233
348195
1123012
799478
3269783
21.2
4
Hoá chất
Nhật bản
Trung quốc
Thị trường ¹
3657239
120000
1240087
3197152
16.05
3547856
0
956444
2591412
15.51
5066025
536000
939461
3590564
16.3
5
Tổng
22786541
100
22874642
100
31079909
100
Hình 2: Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu theo nhóm hàng của Công ty XNK Intimex
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy kim ngạch nhập khẩu các nhóm hàng nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm nhưng không đồng đều giữa các nhóm hàng. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty: năm 2000, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là 10650429 USD, chiếm tỷ trọng 46,74%. Năm 2001 là 10780819 USD, chiếm tỷ trọng là 27,67%. Năm 2002 tăng lên 15446714 USD chiếm tỷ trọng 49,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty.
Trong khi đó mặt hàng tiêu dùng này có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Điều này phản ánh tình hình kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh và đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nên nhu cầu về các mặt hàng máy móc thiết bị vật tư nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất xây dựng tăng mạnh, bên cạnh đó nhà nước có chính sách khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng này để thúc đẩy phát triển nền kinh tế thông qua chính sách thuế ưu đãi nên mặt hàng này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty là điều dễ hiểu, còn các mặt hàng tiêu dùng thì sản xuất trong nước đã dần đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa, bên cạnh đó công ty phải cạnh tranh gay gắt với nhiều doanh nghiệp khác nên thị phần bị giảm sút đồng thời nhà nước đánh thuế cao các mặt hàng này để bảo hộ sản xuất trong nước nên giá cả còn khá cao khiến cho nhu cầu các mặt hàng này có xu hướng giảm. Do đó tỷ trọng mặt hàng này trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty giảm.
A1. Ôtô-xe máy.
Đây là một trong những mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty trong nhiều năm qua. Cùng với các đơn vị xuất nhập khẩu khác hàng năm công ty nhập khẩu trung bình từ 3000-4000 chiếc xe máy. Ô tô thì ít hơn chỉ có 50 chiếc công ty nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Thái lan, Lào, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Xe máy: Nhập dưới nhiều hình thưc như: nguyên chiếc, CKD, IKD trong đó CKD chiếm tỷ trọng cao nhất
Mặt hàng này được nhà nước quản lý bằng hạn ngạch nên bộ phân bổ bao nhiêu thì công ty nhập khẩu bấy nhiêu. Năm 1995 hạn ngạch xe máy được cấp là 5000 chiếc, 1996 là 3000 chiếc, từ 1997 đến nay mỗi năm được cấp 1000 chiếc.
Năm 1993 công ty xây dựng một xưởng lắp ráp xe máy ở láng hạ đống đa Hà Nội để lắp ráp xe máy dưới dạng CKD có công xuất 9000 đến 10000 một năm và đi vào hoạt động từ cuối tháng 5 năm 1994.
Các chủng loại xe máy nhập khẩu gồm: DreamII,DreamIII, hon daC70, Viva, Dealim vv... trong đó tiêu thụ mạnh nhất là Dream các loại.
Hiện nay nhà nước đang khuyến khích phát triển sản xuất xe máy trong nước thông qua chính sách thuế ưu đãi nhập khẩu xe máy và bộ linh kiện theo các loại hình lắp ráp nhằm khuyến khích thực hiện nhanh chóng chương trình chuyển giao công nghệ, từng bước nội địa hoá sản xuất xe máy nên sang năm 2003 và các năm tới kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của công ty sẽ giảm mạnh.
A2. Máy móc thiết bị vật tư, nguyên liệu.
Nhu cầu máy móc, thiết bị vật tư nguyên vật liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nên việc nhập khẩu nhóm mặt hàng này đang được nhà nước khuyến khích.
Sớm nhận biết được xu hướng này của thị trường trong nước và định hướng của nhà nước, công ty đã và đang cố gắng tìm kiếm khách hàng và nguồn hàng để đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng này.
Cơ cấu mặt hàng này rất đa dạng các thiết bị bao gồm các loại thiết bị giáo dục, văn phòng, điện, xây dựng vật tư nguyên liệu chủ yếu là vật liệu xây dựng: sắt, thép , xi măng...
Thiết bị vật tư nguyên vật liệu mà công ty nhập khẩu chủ yếu là những loại mà trong nước chưa sản xuất được hoặc nếu có nhưng chất lượng chưa cao.
Kim ngạch mặt hàng này có xu hướng tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty. Năm 1999, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là 6093147USD chiếm 43,42%, năm 2000 là 10650429 USD chiếm 46,74% và bằng 174,8% so với năm 1999 , năm 2001 là 10780819 USD chiếm 47,13% và bằng 101,12% so năm 2000, năm 2002 là 15446714USD chiếm 49,7% và 143,3% so với 2001. Trong đó thiết bị cho giáo dục, thiết bị máy móc và thiết bị điện cao thế có kim ngạch cao nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhóm hàng này.
Bảng 3: Các máy móc thiết bị ,vật tư,nguyên vật liệu nhập khẩu chủ yếu của công ty Intimex
Đơn vị:USD
stt
Mặt hàng/TT
2000
2001
2002
Kn
Tt(%)
Kn
Tt(%)
Kn
Tt(%)
1
Thiết bị máymóc
Mỹ
Nhật
Hàn quốc
Đài loan
Trung quốc
Thị trường #
2722936
271971
205780
742560
428233
594000
480392
25.56
2730849
195670
355630
950765
507636
432748
288400
25.33
3584050
331961
499732
977650
950740
527670
296297
23.2
2
Thiết bị PTN
Mỹ
ITalya
Thị trường khác
1939696
1270798
140028
528870
18.21
1599435
264300
358960
976175
14.84
1630050
534670
206742
888638
10.55
3
Vật liệu xâydựng
Singapo
Trung quốc
Nhật
Thị trường #
1075680
305550
325630
151458
293042
10.1
1782440
270775
556320
214850
740495
16.53
2995370
490756
732450
395065
1377099
19.4
4
Thiết bị điện
Mỹ
Đức
Pháp
Thị trường khác
2415651
492984
551731
374179
996757
22.68
1938565
299713
1102260
266172
270420
17.98
2015641
536710
732257
107749
638925
13
5
Nguyên liệu SX
Singapo
Hàn quốc
Thị trường khác
1932550
1301240
298651
332659
19.14
1955320
1256723
321516
377081
18.14
2230946
1573560
432560
224826
14.44
6
Các loại khác
563916
5.29
774210
7.18
2990657
19.36
7
Tổng
10650429
100
10780819
100
15446714
100
Nguồn: Báo cáo nhập khẩu của Công ty XNK Intimex
Trong những năm tới, công ty dự kiến khai thác hơn nữa các nguồn hàng này từ thị trường các nước như: Nics, ASEAN. Vì trình độ phát triển của các nước này khá cao, ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật và sản xuất hơn nữa, gía cả và chất lượng khá phù hợp với điều kiện của nước ta.
A3. Hàng tiêu dùng
Trước đây, mặt hàng này có kim ngạch và tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty. Cơ cấu mặt hàng trong nhóm hàng này có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng kim ngạch của công ty. Cơ cấu mặt hàng này cũng có sự thay đổi. Công ty chỉ nhập khẩu chủ yếu là mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước như: Bàn là, Tủ lạnh, máy giặt...thay vì nhập khẩu từ cái "kim "như trước đây
Bảng 4: Các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu chủ yếu
stt
Mặt hàng /TT
2000
2001
2002
Kn
Tt(%)
Kn
Tt(%)
Kn
Tt(%)
1
Tủ lạnh,máy lạnh
Nhật
Singapo
Thái lan
Hàn quốc
Thị trường khác
1638500
107330
560485
236192
675650
58843
25,75
2065730
75000
597660
565000
470600
357470
32,64
2300781
125000
235070
632540
212818
1095353
34,92
2
Bếp ga
Nhật
Hàn quốc
Thị trường khác
1107456
85000
554477
0
17,4
950478
32000
558172
360306
15
532260
96375
353415
82470
8,08
3
Máy giặt
Italya
Singapo
Thái lan
Malaysia
Thị trường khác
738338
180338
134956
16800
120350
285894
11,6
598830
0
209750
0
259997
129083
9,46
653840
0
101550
0
358400
193890
9,92
4
Máy điều hoà
Malaysia
Singapo
Nhật
Thái lan
Thị trường khác
1479800
560500
197000
53995
196498
417812
23,25
1297800
537640
251434
50000
356170
102556
20,5
1315678
145620
126820
490472
552766
1786382
19,97
5
Các mặt hàng #
1400187
22
1416575
22,4
1786382
27,11
6
Tổng
6364281
100
6329413
100
6588941
100
Năm 1999 kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đạt 3995535 USD chiếm 28,4% năm 2002 đạt 6588941USD chiếm 2,2% tổng kim ngạch nhập khẩu , tăng 4,1%.
Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng tính đến năm 2002 thì vẫn có xu hướng tăng nhưng tốc độ và tỷ trọng giảm dần. Đó là do nhu cầu trong nước về các mặt hàng này vẫn tăng do thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhưng do cạnh tranh của hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài và do nhà nước đánh thuế cao để bảo hộ sản xuất trong nước nên công ty cũng phải hạn chế nhập khẩu mặt hàng này.
A4. Hoá chất
Công ty chỉ có nhập khẩu hoá chất là chất thơm và sút ăn da phục vụ cho sản xuất của hai nhà máy: nhà máy hoá chất Đức Giang và nhà máy hoá chất Việt Trì. Đây là hai đối tác công ty hợp tác kinh doanh. Ng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12970.doc