1. Lịch sử hình thành, phát triển công ty XNK thủ công mỹ nghệ.
Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tên giao dịch đối ngoại là: Việt Nam National art and Handeraft produets Export - Import Company (viết tắt là: ARTEXPORT) được thành lập theo quyết định số 617/BNT - TCTB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương. Sau khi sát nhập hai Bộ Ngoại thương và Bộ Nội thương thành lập Bộ Thương mại thì công ty được thành lập lại theo quyết định số 334/TM - TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương Mại. Giấy p
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ Artexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hép đăng ký kinh doanh số 108474 ngày 14 14/05/1993 do trọng tài kinh tế Nhà nước cấp. ARTEXPORT là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động xuất nhập khẩu, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, có con dấu riêng, có tài sản và các quĩ tập trung được mở tài khoản trong và ngoài nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Tổng công ty.
Hiện nay công ty có các đơn vị hạch toán trực thuộc công ty:
- Tại Hải phòng: Công ty giao nhận và dịch vụ XNK thủ công Mỹ Nghệ.
- Địa chỉ: 23 phố Đà Nẵng - Hải Phòng
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện công ty XNK thủ công mỹ nghệ.
- Địa chỉ: 31 Trần Quốc Thảo - Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh
- Tại Đà nẵng: công ty XNK Đà Nẵng.
- Địa chỉ: 74 phố Trưng Nữ Vương - Đà Nẵng
- Tại Hà Nội: Trụ sở chính của công ty 31 - 33 Ngô quyền, quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội.
- Xưởng thêu Láng Hạ, Bạch Mai
- Xưởng gỗ Thanh Lâm, Thanh Trì Hà Nội
- Cửa hàng 37 Hàng Khay.
2. Thời kỳ từ1964 - 1989,
công tác XNK của công ty chủ yếu thực hiện xuất khẩu theo kim ngạch, theo nghị định thư. Thị trường xuất khẩu chính thời kỳ này là Liên xô cũ, các nước Đông Âu và một số rất ít các nước TBCN như Hồng Kông, Đan Mạch... Thời kỳ này để có nhiều hàng xuất khẩu bảo đảm chắc chắn nghị định thư, Nhà nước và Bộ Ngoại thương có chủ trương khuyến khích xuất khẩu. Do đó, kim ngạch xuất khẩu của Công ty thời gian này thực sự vững chắc và mỗi năm một tăng.
Thời ky từ năm 1989 - 1992 khi các nước Đông Âu sụp đổ thì Công ty đã mất khá nhiều bạn hàng do các nước Đông Âu đơn phương giảm và huỷ số lượng hàng của các hợp đồng theo kim ngạch, Nghị định thư. Tuy nhiên cùng với sự đổi mới của cơ chế kinh tế và chính sách mở cửa của Nhà nước, ngành kinh doanh nhập khẩu nói chung và công ty nói riêng đã có những bước tiến bộ nhất định. Công ty không những giữ được mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống mà còn mở rộng quan hệ với các bạn hàng ở các nước Châu Âu và Châu á nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh và nâng cấp cơ sở vật chất của Công ty.
Từ năm 1992, quan hệ buôn bán của công ty đã chuyển sang thị trường khu vực 2 và tập trung ở một số nước như: Nhật Bản, Hồng Kông, Pháp, Đức... Quan hệ mua bán với các nước Đông âu và Liên Xô cũ được chuyển sang kinh tế thị trường theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi theo giá thoả thuận và thanh toán ngoại tệ tự do chuyển đổi. Các hình thức xuất nhập khẩu trước đây như các Hiệp định thương mại, Nghị định thư không còn tồn tại nữa và thay vào đó là các hợp đồng mua bán thông thường.
Do vậy, việc tìm kiếm thị trường mới là một yêu cầu tất yếu đặt ra đối với Công ty. Công ty đã tiếp tục tìm kiếm, phát hiện thị trường mới, duy trì thị trường sẵn có để tăng kim ngạch XNK. Phương thức kinh doanh thời kỳ này được thay đổi một cách linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường. Cụ thể như sau:
+ Đối với cơ sở sản xuất trong nước: Công ty xác định lại đối tượng sản xuất, tổ chức có hiệu quả mạng lưới sản xuất, thu mua, đầu tư, mở rộng các đơn vị sản xuất có tiềm năng thực tế, nhằm vào vùng có nguyên liệu, có tay nghề truyền thống. Mở rộng các hình thức mua bán hàng xuất nhập khẩu như mua đứt, bán đoạn, uỷ thác xuất khẩu, hàng đổi hàng...
+ Đối với nước ngoài : công ty chấn chỉnh lại phong cách bán hàng, bán những gì khách cần mua, biết chào hàng, biết bắt mối hàng biết giữ mối hàng. Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết, luôn luôn giữ uy tín của công ty bằng cách đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về mẫu hàng, chất lượng hàng, thời gian chào hàng... Công ty áp dụng các hình thức bán hàng trực tiếp, hàng đổi hàng, mua bán qua môi giới, đại lý gửi bán, có độc quyên hoặc giới hạn thị trường tiêu thụ. Công ty áp dụng phương thức thanh toán mở L/C thông thường, mở L/C thanh toán bằng điện, D/P trả chậm, D/A...
Việc kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng và phát triển làm cho các doanh thu của công ty mỗi năm một tăng và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
3. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
a. Nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện cho được muc đích và nội dung hoạt động của Công ty.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ thương mại và Nhà nước các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh.
- Tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời sự tạo các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối giữa xuất nhập khẩu, đảm bảo việc thực hiện sản xuất, kinh doanh có lãi và làm nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước.
- Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do Công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế luật pháp hiện hành của Nhà nước và của Bộ Thương mại.
b. Chức năng của doanh nghiệp
- Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng được Nhà nước và Bộ Thương mại cho phép.
- Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm công nghiệp, nông lâm hải sản, khoáng sản, công nghệ phẩm, dệt, da, may, các sản phẩm do các liên doanh, liên kết tạo ra và các mặt hàng khách theo quy định hiện hành của Bộ thương mại và Nhà nước.
- Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải...
- Được phép uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng Nhà nước cho phép.
- Làm đại lý, mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ các mặt hàng sản xuất trong và ngoài nước.
- Kinh doanh khách sạn, văn phòng làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Công ty được làm dịch vụ thương mại nhập khẩu tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh theo quy định của Nhà nước.
4. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành các phòng ban phù hợp với đặc điểm của công ty.
Đứng đầu là giám đốc công ty được tổ chức, điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng và đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và trước cơ quan quản lý của Nhà nước. Trong quá trình hoạt động, giám đốc và các phó giám đốc điều hành trực tiếp thủ trưởng các đơn vị, các phòng ban chức năng, kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh tiếp nhận các chỉ tiêu giao nộp cho giám đốc và đến cuối kỳ kinh doanh báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị mình với giám đốc. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp việc và chịu sự quản lý của giám đốc, cung cấp thông tin thuộc chức năng của mình, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ra các quyết định chỉ đạo đúng đắn kịp thời .
Đầu kỳ kinh doanh, mỗi đơn vị, phòng kinh doanh đều được giao các chỉ tiêu kế hoạch. Trong quá trình kinh doanh, đơn vị phải tự lo nguôn hàng, tự tổ chức kinh doanh. Đến cuối kỳ kinh doanh, đơn vị nào hoàn thành vượt kế hoạch mà công ty giao lúc đầu kỳ thì ngoài các khoản phải nộp nghiã vụ cho cấp trên theo quy định thì thu nhập của cán bộ công nhân viên trong đơn vị sẽ tăng thêm. Ngược lại, đơn vị nào kinh doanh không có hiệu quả, thu nhập thấp sẽ không đảm bảo nghĩa vụ với cấp trên, thu nhập của cán bộ công nhân viên của đơn vị đó sẽ thấp đi. Đây là động cơ khuyến khích cho các đơn vị ngày càng cố gắng phấn đấu kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Về mặt tổ chức, không kể các chi nhánh và các văn phòng đại diện, công ty gồm 32 phòng ban và được chia làm hai khối:
+ Khối các đơn vị quản lý và khối các đơn vị kinh doanh: Từng phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, những giữa các phòng ban đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ Khối các đơn vị quản lý: Để phục vụ cho việc thực hiện quy chế quản lý kinh tế, tài chính của công ty, các đơn vị quản lý được quy định các nhiệm vụ sau:
- Phòng tổ chức cán bộ: Giúp các đơn vị tổ chức, sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng nhân sự hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của công ty. Nghiên cứu các biện pháp và tổ chức thực hiện việc giảm các lao động gián tiếp của công ty. Nghiên cứu và xây dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối tiền lương thưởng trình giám đốc.
- Phòng kế toán - kế hoạch: Khai thác mọi nguồn vốn cho các đơn vị hoạt động, tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập, chủ động tổ chức việc thực hiện nghĩa vụ làm hàng trả nợ cho cả nước. Trong đó cần quan tâm đến các việc sau: Làm rõ khả năng sản xuất kinh doanh của công ty, phân phối hợp lý các chỉ tiêu kim ngạch được giao, xây dựng và tính tỷ giá, thu tiền hàng và thanh hoá kịp thời cho khách hàng.Kiểm tra kỹ lưỡng các số liệu và thể thức, thủ tục cần thiết cho bộ chứng từ và việc thanh toán tiền hàng. Nếu để sơ xuất thì phòng Tài chính kế hoạch phải chịu trách nhiệm liên đới cùng các đơn vị. Phạm vi và mức độ của phòng này do Tổng giám đốc quyết định tuỳ theo nội dung và tính chất của sự thiếu sót. Hình thành một tổ khoán, phó kế toán trưởng phụ trách, thực hiện các nhiệm vụ sau: Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án sản xuất kinh doanh và kiểm tra quá trình thực hiện các phương án đó. Việc tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án cần được tính toán cân nhắc xem xét toàn diện và chu đáo, đồng thời phải tiến hành khẩn trương. Tổ quản lý khoán phải báo cáo ý kiến của mình về phương án cho giám đốc tối đa không quá 1 ngày kể từ khi nhận phương án của đơn vị. Hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị mở sổ sách theo dõi tài sản, hàng hoá nguyên vật liệu, chi phí, thu thập, các khoản phải thu, phải nộp ngân sách và nộp công ty, theo dõi công nợ, thanh toán hợp đồng và lập quyết toán của đơn vị theo định kỳ. Mở sổ sách theo dõi tưng đơn vị nhằm đối chiếu và kiểm tra tính chính xác của số liệu: xác nhận các bản thanh lý hợp đồng và báo cáo quyết toán định ky, xác định số lãi (lỗ) và phân phối lãi của từng đơn vị.
- Phòng thị trương hàng hoá: Tìm kiếm khách hàng và thực hiện các biện pháp giữ khách. Theo dõi chặt chẽ việc chi tiêu cho từng khoản chi phí cho việc đưa đón, tiếp khách, fax, telex... phục vụ cho việc liên hệ, ký kết hợp đồng. Việc giới thiệu khách hàng liên hệ và ký kết hợp đồng. Việc giới thiệu hàng kinh doanh mà công ty giao cho đơn vị đó. Chỉ trong các trường hợp được giám đốc chỉ đạo mới được phép giới thiệu cho các đơn vị khác.
- Văn phòng:Quản lý tài sản chung của công ty và của các đơn vị. Theo dõi tình hình sử dụng tài sản. Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí thuộc phạm vi chi tiêu của văn phòng. Phân bổ chi phí sử dụng ô tô, điện thoại, fax, telex, chi phí tiếp khách cho các đơn vị thuộc công ty.
+ Khối các đơn vị kinh doanh:
- Trên cơ sở các mặt hàng được giao, các chỉ tiêu kim ngạch được phân bổ, các đơn vị trực tiếp tiếp cận thị trường tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng để xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và biện pháp trình giám đốc.
- Trưởng đơn vị kinh doanh, trên cơ sở các phương án sản xuất kinh doanh đã được duyệt, được giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng kinh tế theo đúng pháp lệnh của hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm đầy đủ về việc ký kết và thực hiện hợp đồng từ khâu đầu đến khâu cuối, bao gồm cả việc thanh toán tiền hàng và việc khách hàng từ chối giao nhận hàng và khiếu nại đòi bồi thường.
Sau khi phương án kinh doanh được giám đốc duyệt, phòng tài chính kế hoạch có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ vốn cho đơn vị. Trưởng đơn vị hoặc người trưởng đơn vị uỷ quyền được phép chi tiêu trong phạm vi phương án đã được duyệt với đầy đủ các chứng từ hợp pháp và hợp lý.
Trong quá trình kinh doanh, các đơn vị phải tự trang trải tất cả các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi. Đơn vị phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển tiền vốn, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
- Khối đơn vị phải mở các sổ sách theo dõi tài sản quản lý: Chi phí phát sinh và thu nhập của từng hợp đồng kinh tế, công nợ phải thanh toán và tình hình phân phối thu nhập. Thực hiện quyết toán quý (hàng tháng) và báo cáo cho công ty (qua phòng tài chính - kế hoạch).
5. Tình hình lao động tiền lương của công ty.
a. Tổng số và kết cấu lao động của doanh nghiệp:
Lao động là một trong những nguồn lực của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp là nhân tố con người. Nói một cách cụ thể hơn là toàn bộ hoạt động nhân sự của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tuyển dụng và chính sách đào tạo phải thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp, chính mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi những cán bộ quản trị kinh doanh phải có các tiêu chuẩn cao. Khi tuyển chọn nguồn lao động doanh nghiệp phải căn cứ vào loại công việc. Khi tuyển chọn nguồn lao động doanh nghiệp phải căn cứ vào loại công việc, số lượng người cần tuyển và trình độ cụ thể của từng loại cán bộ, CNV chỉ xét tuyển những lao động có ngành nghề phù hợp, có kỹ thuật nghiệp vụ để đổi mới cơ cấu lao động đáp ứng nhiệm vụ của sản xuất. Để đảm bảo đội ngũ CNV có chất lượng, công ty đã áp dụng hình thức thử việc, ký hợp đồng lao động trứơc khi nhận chính t hức.
Nền kinh tế thị trường mở ra, song cũng giống như các doanh nghiệp khác công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, tìm kiếm các bạn hàng, muốn vậy đội ngũ cán bộ của công ty phải có trình độ quản lý tốt, nắm bắt được thông tin nhanh nhạy, đội ngũ công nhân phải có tay nghề cao, phù hợp với công việc mà mình đảm nhận.
Bảng 4: Cơ cấu lao động trong sản xuất kinh doanh của công ty XNK thủ công mỹ nghệ.
Năm
Tổng số CBCNV
Trong đó
Trong biên chế
Hợp đồng
Đại học trên đại học
Hệ dài hạn chuyên tu tại chức
Trung học chuyên nghiệp
1996
387
137
149
101
303
34
1997
381
154
137
90
345
27
1998
367
233
97
37
353
14
b. Thu nhập của cán bộ công nhân:
Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian làm việc theo thời gian và khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Với khái niệm đó có thể hiểu rằng đối với doanh nghiệp tiền lương là một khoản chi phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Còn đối với người lao động tiền lương là một bộ phận của thu nhập mà người đó được hưởng. Trong quản lý, tiền lương có ý nghĩa là đòn bẩy kinh tế của kết quả sản xuất, qua đó mà nâng cao năng suất lao động của họ. Vì vậy không thể đặt vấn đề tiết kiệm tiền lương một cách đơn giản như các khoản chi phí khác.
Muốn thanh toán tiền lương tốt thì một vấn đề không thể thiếu được là hạch toán lao động về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Vì lao động là kết quả và căn cứ để tính trả lương cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp hay nói cách khác muốn hạch toán tiền lương thì phải hạch toán lao động. Hiện nay công ty có các hình thức trả lương như sau:
- Đối với cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật, hành chính ở văn phòng chủ yếu là lương được trả theo thời gian dựa vào bằng cấp, cấp bậc và số ngày làm việc của cán bộ cùng với mức độ hoàn thành công việc được giao để phân chia.
- Đối với công nhân thì lương được trả theo sản phẩm căn cứ vào số lượng và chất lượng công tác giao khoán mà công nhân hoàn thành trong kỳ.
Theo quy định hiện nay, cùng với tiền lương phải trả trực tiếp cho từng người lao động còn phải tính một khoản chi về công tác bảo hiểm xã hội cho những người ở diện trợ cấp như: Hưu trí, ốm đau, tai nạn lao động... Các khoản này được tính theo tiền lương thực tế phát sinh với một tỷ lệ nhất định và cùng với tiền lương được đưa vào chi phí sản xuất hàng tháng để lập quỹ bảo hiểm xã hội.
Mặt khác: Để có nguồn vốn chi cho hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp, đồng thời để góp phần duy trì cho hoạt động của công đoàn cấp trên, các doanh nghiệp có thể trích kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định.
Chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay có quy định quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ hai nguồn sau: Trích vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng của đơn vị bằng 15% tiền lương thực tế phải trả người lao động và trừ lương của người lao động 5%.
Sau khi hình thành nguồn, các đơn vị tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý quỹ 20%, trong đó thuộc trách nhiệm đóng góp của nơi sử dụng lao động, 5% thuộc trách nhiệm đóng góp của người lao động.
Bảo hiểm bằng 1% tiền lương, để chi trả cho dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí. Doanh nghiệp sẽ thu hộ khoản này bằng cách trả lương cho người lao động.
Bảng 5: Việc sử dụng chi phí tiền lương.
Chỉ tiêu
ĐV
1995
1996
1997
1998
Năm 95 so với năm 96
Năm 97 so với năm 98
Doanh thu
Triệu đồng
71717
73181
77065
86882
1646
9817
Tổng chi phí tiền lương
triệu đồng
3325
3483
3543
3743
158
200
So sánh năm 1995 với năm 1996
Năm 1996 doanh thu tăng 1464 triệu đồng, trong khi đó chi phí tiền lương tăng 158 triệu. Như vậy doanh thu tăng nhanh hơn chi phí tiền lương tức là doanh nghiệp đã đạt được lợi:
- So sánh năm 1997 với năm 1998
Năm 1998 doanh thu của công ty tăng 9817 triệu, còn tổng chi phí tiền lương tăng 200 triệu. Như vậy doanh thu tăng nhanh hơn chi phí tiền lương tức là doanh nghiệp sử dụng tổng chi phí tiền lương hợp lý.
Như vậy ta thấy doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tiền lương có hiệu quả.
Đời sống của người lao động được thể hiện như bảng sau:
Bảng 6:Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên
Đơn vị: ngàn đồng
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
Lao động sử dụng
387
381
367
Thu nhập bình quân người/tháng
750
775
850
Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ là một doanh nghiệp Nhà nước đang đứng trước tình hình chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là một điều hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp Nhà nước nói chung cũng như công ty ARTEXPORT nói riêng. Vậy mà công ty vẫn có thể duy trì và đạt tổng doanh thu trong các năm, cũng như trong tổng chi phí tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Điều này chứng tỏ rằng công ty đã và đang phát triển trong nền kinh tế thị trường, nó được khẳng định rằng cứ một người lao động sẽ tạo ra 185 đồng doanh thu và 0,5 đồng lợi nhuận vào năm 1996. Năm 1997 sẽ thu được 202 đồng doanh thu và 5,1 đồng lợi nhuận. Và năm 1998 sẽ thu được 230 đồng doanh thu và 35,3 đồng lợi nhuận. Nhìn vào đó ta thấy giữa các năm tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng minh rằng công ty đã dần khẳng định được sự cố gắng của mình trong nền kinh tế mở cửa.
VI. Đánh giá kết quả hoạt động của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ.
1. Lợi nhuận:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ đã không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất và tiêu thụ những mặt hàng truyền thống. Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực của các thành viên trong công ty, côngty đã dần dần khẳng định được chính mình. Mặc dù sự phát triển của các mặt hàng truyền thống còn có nhiều thăng trầm. Trước đây công ty chủ yếu làm nhiệm vụ xuất khẩu nay vươn lên để đẩy mạnh cả nhập khẩu, lấy nhập khẩu nuôi xuất khẩu. Điều đó được thể hiện qua doanh thu của công ty đạt trong thời gian qua:
Bảng 7: Tình hình thực hiện doanh thu trong ba năm 1996 - 1998.
Đơn vị: triệuđồng
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
Tổng doanh thu
73.181
77.065
86.882
Qua bảng ta thấy tình hình hoạt động của công ty có chiều hướng phát triển. Doanh thu của năm 1997 đạt tỷ lệ 105,3% so với năm 1996 và năm 1998 đạt tỷ lệ 112,7%. Vậy điều này chứng tỏ rằng cứ bỏ ra một đồng vốn kinh doanh năm 1996 thì thu được 1,82 đồng lợi nhuận. Năm 1997 thu được 2,17 đồng. Năm 1998 thu được 2,37 đồng. Đây là một cố gắng lớn của công ty trong đièu kiện khó khăn chung của nền kinh tế thị trường hiện nay. Điều này chứng tỏ rằng công ty đã có được thành công nhất định thể hiện rõ qua mức độ kinh doanh của công ty năm 1998.
Bảng 8: Kết quả kinh doanh của năm 1998
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1998
1. Tổng doanh thu
86882
2. Doanh thu hàng xuất khẩu
34116
3. Các khoản giảm trừ
34116
4. Doanh thu thuần
85513
5. Giá vốn hàng bán
76105
6. Lợi tức gộp
8408
7. Chi phí bán hàng
6240
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
3134
9. Lợi tức thuần tư hoạt động kinh doanh
33192
10. Thu nhập từ hoạt động tài chính
1269
11. Chi phí hoạt động tài chính
935
12. Lợi tức hoạt động tài chính
334
13. Các khoản thu nhập bất thường
475
14. Chi phí bất thường
474
15. Lợi tức bất thường
1
16. Tổng lợi tức trước thuế
368
17. Thuế lợi tức phải nộp
165
18. Lợi tức sau thuế
202
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh năm 1998 ta thấy đây là một sự cố gắng rất lớn của công ty trong năm 1998 tổng doanh hàng xuất khẩu chiếm 39,26% tổng doanh thu cả năm và tổng lợi nhuận các năm cũng tăng.
Bảng 9: Lợi nhuận của công ty.
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
Lợi nhuận
1,995
2,147
12,962
Điều này chứng tỏ rằng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng tốt đẹp, để có được kết quả như trên công ty đã mở rộng được mối quan hệ với khách hàng, tạo được lòng tin tưởng của khách hàng bằng việc đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng, tăng tiến độ thời gian của dịch vụ. Để thấy rõ được sự phát triển của doanh nghiệp ta hãy xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 10: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 1996
Năm 1997
1. Bố trí cơ cấu vốn
- TSCĐ/Tổng tài sản (%)
26.7
19.5
- TSCĐ/ Tổng tài sản (%)
73.2
80.3
2. Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
0.42
0.43
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%)
1.15
1.17
Nhìn chung ta thấy tỉ suất lợi nhuận con thấp so với doanh thu và vốn. Mặc dù công ty đã cố gắng nỗ lực không ngừng cùng với sự chỉ đạo của giám đốc công ty, sự phối hợp chặt chẽ giúp đỡ có hiệu quả của các phòng ban của công ty. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn.
2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước:
Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước giao theo qui định của pháp luật. Sau đó công ty giao cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực đó. Các đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập, có quyền chủ động trong kinh doanh và quyền tự chủ về mặt tài chính, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách theo qui định của Nhà nước.
Nộp ngân sách bao gồm những khoản mục sau:
- Thuế: Thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế sử dụng vốn, thuế trên vốn, thuế tài nguyên, thuế đất, thuế thu nhập.
- Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn nộp theo qui định của Nhà nước.
- Các khoản phải nộp khác: Khấu hao, lệ phí...
Bảng 11: Thực hiện nộp ngân sách của hoạt động kinh doanh năm 1996 - 1998
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
Nộp ngân sách
5.230
9.519
8.890
Các loại thuế
4.297
8.589
8.890
Mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước:
- Năm 1996 so với năm 1995 tăng 110%
- Năm 1997 so với năm 1996 tăng 198%
- Năm 1998 so với năm 1997 tăng 94%
Điều này cho thấy: Nếu bỏ ra một đồng doanh thu vào những năm 1996 sẽ thu được 0,07 đồng để nộp ngân sách. Năm 1997 - 1998 sẽ thu được 0.12 - 0.1 đồng.
Mặc dù thị trường xuất nhập khẩu bị cạnh tranh gay gắt không ổn định, nhưng công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, đóng góp tích cực trog kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Đặc biệt la những mặt hàng truyền thống. Mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước tăng và ổn định, công ty có xu hướng phát triển tốt.
VII. Đánh giá về công tác quản trị của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ.
1. Công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá:
Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó hiện là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong mỗi cơ chế kinh tế, ứng với công tác tiêu thụ hàng hoá được thực hiện bằng nhiều hình thức. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước quản lý kinh tế bằng kế hoạch và mệnh lệnh. Trong nên kinh tế thị trường công ty phải tự giải quyết 03 vấn đề trung tâm, việc tiêu thụ hàng hoá được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Đó là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu:
+ Công ty đã chú ý đến việc nghiên cứu thị trường, luôn luôn bằng mọi cách giữ vững và phát triển thị trường truyền thống, không ngừng mở rộng các thị trường mới như các thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, mở rộng quan hệ bạn hàng với các nước ASEAN. Do đó, muốn thực hiện tốt quá trình tiêu thụ hàng hoá, phải xâm nhập thị trường, tăng cường công tác tiếp thị, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu của khách hàng càng cao, đòi hỏi rất cao đối với các mặt hàng của doanh nghiệp như đã trình bày ở trên mặt hàng của công ty mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ rất cao, đòi hỏi cao đối với những mặt hàng của doanh nghiệp.
+ Công tác tổ chức sản xuất tốt cũng có ý nghĩa rất quan trọng: Sản xuất hàng hoá phải tốt, tính thẩm mỹ cao, có sự đa dạng về mẫu mã thì mới thu hút đựơc khách hàng.
Nguyên tắc cơ bản của tiêu thụ hàng hoá là nhận thức và thoả mãn đầy đủ các nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, đảm bảo tính liên tục trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quá trình giao dịch quan hệ thương mại. Trong công ty, tiêu thụ hàng hoá đóng vai trò quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Khi các sản phẩm của công ty được tiêu thụ tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn nhu cầu của họ. Do vậy chất lượng của sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Đó chính là nhịp cầu gắn liền giữa công ty và người tiêu dùng. Giúp cho công ty hiểu thêm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và biết thêm nhu cầu của khách hàng để hoàn thiện đáo ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.
2. Công tác quản trị mua hàng và hàng tồn kho.
Do đặc điểm của nguồn hàng đòi hỏi tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Chính vì vậy mà công ty đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp. Công ty luôn đi sát, tiếp cận trực tiếp với nhà sản xuất, giảm bớt các khâu trung gian, nhằm hạ giá thành sản xuất, giúp cho người sản xuất giảm được các chi phí không cần thiết. Qua đó mà chất lượng của sản phẩm hàng hoá được nâng cao.
Đối với hàng tồn kho, chưa được xuất khẩu, hoặc còn vì nguyên nhân nào khác vẫn còn nằm trong kho công ty cho xây dựng các kho hàng như Thanh Lâm, kho Đông Mỹ... đủ điều kiện kỹ thuật, chịu được sự biến đổi của môi trường bên ngoài, đồng thời bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý hàng tồn kho, không ngừng nâng cao năng lực, giao trách nhiệm đến từng người tránh sự tác trách gây thất thoát tài sản của Nhà nước.
3. Công tác quản trị nhân sự.
Công tác tổ chức quản trị nhân sự được công ty chuẩn bị rất kỹ lưỡng và chu đáo, việc phân công công việc rất hợp lý, phù hợp với khả năng và trình độ của từng người. Công ty thực hiện nghiêm túc việc phân công công việc theo đúng trình độ chuyên môn của từng người. Đồng thời bằng những chính sách đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, công ty thường xuyên cử cán bộ theo học lớp đại học tại chức để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
4. Công tác quản trị tài chính
Hàng quý, hàng năm công ty đều lập kế hoạch thu chi ngân sách rõ ràng. Tất cả các chi phí đưa vào đều phải hợp lý và phù hợp với chế độ chính sách của Nhà nước. Phân tích kịp thời tốc độ phát triển của công ty do đó doanh số năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó công ty cũng làm tốt công tác thu chi, cố gắng giảm mọi khoản chi phí không cần thiết. Qua đó, làm cho công ty phát triển bền vững, đứng vững trước những sóng gió của nền kinh tế thị trường.
VIII. Đánh giá, nhận xét tổng quát về doanh nghiệp, những ý kiến đề xuất.
1. Phương hướng kế hoạch năm 1999 - 2001
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 6, 7, thực hiện chính sách đổi mới cơ chế XNK và các chính sách đối ngoại của Nhà nước, đã khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh XNK và công ty đã đẩy mạnh mạng XNK với các nứơc trong khu vực và mở rộng quan hệ với tất cả các nứơc trên thế thế giới.
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ đã có dự kiến xây dựng kế hoạch trong 3 năm như sau:
Bảng 12: Kế hoạch kinh tế thương mại của công ty XNK thủ công mỹ nghệ năm 1999 - 2001
Đơn vị tính: Triệu đồng
Diễn giải
1999
2000
2001
Tổng kim ngạch
27,6
31,8
36,6
- Xuất khẩu
19,2
22,0
25,5
- Nhập khẩu
8,0
9,2
10,5
- Kinh doanh dịch vụ
0.4
0,5
0,6
Trong năm 1999 - 2001 công ty sẽ cố gắng phát huy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cụ thể là:
- Tổ chức sản xuất, chủ động tham gia quản lý chất lượng, giá cả hàng hoá, xuất khẩu ra thị trường.
- Đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng trong nước có nhu cầu mà nhà nước cho phép, nêu những phương án kinh doanh có hiệu quả, thực hiện khoán đến từng bộ phận doanh thu và tăng cường khâu quản lý tài chính theo đúng pháp luật nhà nước ban hành.
2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Trong điều kiện nước ta hiện nay hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có phát triển hay không phụ thuộc một phần vào các doanh nghiệp có nắm bắt được các thông tin về tình hình kinh tế trên thị trường hay không và biết xác định phương hướng hoạt động kinh doanh của mình hay không.
Sau đây là một số quan điểm cụ thể:
- Xây dựng Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể vững mạnh.
- Phát huy nhân tố con người - đặt con người vào vị trí trung tâm
- Bảo đảm tăng kim ngạch, giữ vững thị trường trước mắt cũng như lâu dài.
- Trong hoạt động kinh doanh phải thu hút khách hàng trước rồi mới nghĩ đến cạnh tranh.
- Xác định nhu cầu của khách hàng và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó.
- Quản lý tốt việc sử dụng vốn. Vốn chỉ được đầu tư tập trung vào những dịc._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC345.doc