Mục lục
Lời giới thiệu
Sau Đại hội Đảng VI nước ta đã chuyển từ quản lý nền kinh tế tập trung, bao cấp sang quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Theo đó các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải hoạt động theo cơ chế đó. Một cơ chế đòi hỏi các đơn vị phải không ngừng nâng cấp trình độ công nghệ sản xuất, nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp phát huy tối đa mọi tiềm lực, tận dụng các cơ hội kinh doanh. Có như vậy các đơn vị sản xuất k
23 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty XNK Nam Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt- vốn là đặc trưng của nền kinh tế thị trường.
Công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế, được thành lập trong bối cảnh ra đời rất nhiều các doanh nghiệp mới theo luật Doanh nghiệp, đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt tạo động lực vô cùng to lớn cho nền kinh tế đi lên.
Được sự giúp đỡ của Giám đốc và phòng kế toán của Công ty cùng với nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành xong báo cáo thực tập tổng quan giới thiệu sơ lược về Công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và sự góp ý của các bạn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Phần I. khát quát về công ty
I. Quá trình hình thành và phát triển
Trong bối cảnh chung của một nền kinh tế đã mở cửa, thị trường thiết bị y tế cũng có những biến đổi không ngừng. Nhu cầu về khám, chuẩn đoán, điều trị chăm sóc của nhân dân rất cao.Trong khi đó điều kiện sản xuất trong nước còn hạn chế. Vì vậy việc nhập khẩu thiết bị y tế trở thành một việc hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho mọi người.
Công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô tiền thân là công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược phẩm Hàng Châu có trụ sở tại số nhà 17 Ngõ 18 Đường Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội được thành lập theo giấy phép thành lập số 2412/ GP-UB do ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cấp ngày 20/04/1996 và giấy phép kinh doanh số 054045 do Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp ngày 26/04/1996, là đơn vị thứ hai trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị y tế được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thiết bị y tế ngày 15/08/2001. Công ty thành lập với số vốn điều lệ 500.000.000 VNĐ với ngành nghề kinh doanh chính là chuyên phân phối, xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thiết bị, máy móc, dụng cụ y tế các loại, thuốc chữa bệnh thông thường.
Công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô có giám đốc là ông Nguyễn Ngọc Riệc, là kỹ sư có kinh nghiệm gần 15 năm trong Viện Trang Thiết Bị – Hà Nội.
Công ty có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại số 2 Phương Mai Hà Nội
Năm 2000 để mở rộng và phát triển thị trường, công ty đã thành lập một văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh để giao dịch với khách hàng miền Nam.
Sau 06 năm hoạt động do nhu cầu thực tế công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô dựa trên những cơ sở kinh doanh ban đầu được tách ra thành lập với ngành nghề kinh doanh mở rộng hơn. Không chỉ dừng ở việc nhập khẩu và cung cấp các loại thiết bị y tế mà công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô còn nhập khẩu thêm các thiết bị công nghiệp dân dụng, thiết bị khoa học công nghệ. Ngoài ra công ty còn sản xuất và mua bán hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Công ty được thành lập theo giấy phép thành lập và giấy phép kinh doanh số 0102006082 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 08/ 09/ 2002, số vốn điều lệ là 1.000.000.000 VNĐ.
Sau 03 năm hoạt động và phát triển không ngừng công ty đã xin được thay đổi giấy phép kinh doanh lần 2 ngày 12/ 04/ 2005 với vốn điều lệ 3.000.000.000 VNĐ mở rộng lĩnh vực hoạt động. Đó là đầu tư kinh doanh đường giao thông, cầu phà, đường thuỷ, đường thuỷ, đường sắt.
Cũng tháng 5/2005 công ty mở thêm 1 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng.
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh.
1. Thị trường hoạt động và đối thủ cạnh tranh.
Với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nhập khẩu các loại trang thiết bị y tế của các nước trên thế giới đáp ứng nhu cầu trên toàn quốc. Vì vậy mà thị trường hoạt động của công ty rất rộng, trải khắp các tỉnh thành, huyện, xã trong cả ba miền. Tuy lĩnh vực thiết bị y tế là một thị trường tương đối tiềm năng, nhu cầu lớn nhưng cũng không tránh được sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty nhập khẩu trong cùng lĩnh vực. Đó là chưa kể đến các đơn vị sản xuất trang thiết bị y tế trong nước, các văn phòng đại diện của các hãng sản xuất trên thế giới trực tiếp vào cung cấp thiết bị cho thị trường Việt Nam.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh.
Bảng1.1: Kết quả kinh doanh năm 2003, năm 2004, năm 2005 và năm 2006.
Đơn vị: VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Doanh thu thuần
1,830,310,618
13,462,982,328
18,696,882,492
24,305,947,240
2
Giá vốn hàng bán
1,449,939,118
11,646,368,367
16,395,755,622
21,264,823,090
3
Tổng lợi nhuận trước thuế
76,949,607
109,005,752
187,659,152
304,112,415
4
Thuế thu nhập doanh nghiệp
24,623,874
34,881,841
52,544,563
85,151,477
5
Lợi nhuận sau thuế
52,325,733
74,123,991
135,114,589
218,960,938
Qua bảng kết quả kinh doanh trên có thể thấy được tình hình hoạt động của công Xuất Nhập Khẩu Nam Đô trong vòng 4 năm qua kế từ ngày thành lập. Doanh thu thuần năm sau tăng hơn năm trước từ 1.830.310.618 VNĐ năm 2003 tăng lên 21.264.823.090 VNĐ tăng gấp gần 20 lần. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng từ 76.949.607 VNĐ năm 2003 lên 304.112.415 VNĐ năm 2006 làm tăng thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cho nhà nước tăng hơn 4 lần. Công ty đạt lợi nhuận sau thuế cũng gấp gần 4 lần so với năm đầu thành lập.
III. Cơ cấu tổ chức
1. Tổ chức bộ máy quản lý
Để điều hành và hoàn thành công tác kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức rất chặt chẽ, khoa học giúp cho lãnh đạo công ty có thể nắm bắt thông tin kịp thời và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác, đúng đắn.
Với hơn 30 nhân viên, tổ chức bộ máy quản lý của công ty gồm: Giám đốc và các phòng chức năng.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty.
Giám đốc
P.Kỹ thuật
P.Maketing
P.Kế toán
P.Kinh
doanh
P.Xuất nhập khẩu
P.Dự án
CácVPĐD
Cửa hàng GTSP
2. Chức năng của Giám đốc và các phòng chức năng
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có quyền hạn, trách nhiệm nhất định được bố trí làm việc ở các khâu khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung của Công ty.
Giám đốc: Phụ trách chung, là người đại diện pháp nhân của công ty, người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty sao cho hiệu quả.
Phòng kế toán: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, chịu trách nhiệm hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng qui định của nhà nước. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận trong Công ty trong việc hoàn tất chứng từ kế toán, phân tích các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kịp thời báo cáo Giám đốc, Phòng kinh doanh để hoạt động chung của công ty được hiệu quả hơn.
Phòng Kinh doanh: giao dịch với khách hàng, chịu trách nhiệm với tất cả những công việc liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, quản lý cửa hàng giới thiệu sản phẩm và văn phòng đại diện của công ty.
+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ phòng kinh doanh của công ty, thực hiện việc kinh doanh có hiệu quả, là nơi cung cấp cho phòng kinh doanh những diễn biến của thị trường để phòng có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.
+ Văn phòng đại diện: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng kinh doanh của công ty, là nơi cung cấp hàng hoá theo vùng địa lý.
- Phòng Xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến việc nhập xuất hàng hoá.
Phòng Kỹ thuật: Đảm bảo chất lượng hàng hoá, theo dõi việc sửa chữa hàng hoá, tiến hành bảo hành, bảo trì, lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn sử dụng máy cho khách hàng.
Phòng Dự án: chịu trách nhiệm các công việc thực hiện dự án cung cấp thiết bị cho các địa phương.
Phòng Marketing: nghiên cứu phát triển thị trường, xây dựng và thực hiện các chiến lược quảng cáo, tổ chức tham gia các đợt triển lãm giới thiệu sản phẩm.
IV. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Do đặc thù kinh doanh của công ty chủ yếu là nhập khẩu nên công tác nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty.Yêu cầu của khách hàng từ Phòng Kinh doanh sẽ được chuyển đến phòng xuất nhập khẩu. Phòng Nhập khẩu tiến hành giao dịch với các đối tác nước ngoài về mặt hàng, giá cả, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán để hoàn thành các nghiệp vụ xuất nhập hàng. Sau khi hàng đã được nhập về phòng Kinh doanh, Kế toán và Kỹ thuật phối hợp để giao hàng cho khách. Khi công việc bàn giao hàng hóa kết thúc thì Phòng Kế toán sẽ tiến hành theo dõi công nợ khách hàng.
Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán cung cấp cho Giám đốc các thông tin kinh tế và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty.
Công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Toàn công ty chỉ có một Phòng Kế toán duy nhất để tập trung thực hiện toàn bộ công tác kế toán. Còn ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, văn phòng đại diện trực thuộc không tổ chức kế toán riêng mà chỉ cử nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập và kiểm tra chứng từ ban đầu, định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán của công ty để kiểm tra và ghi sổ kế toán.
Phòng kế toán của công ty thực hiện việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở tất cả các đơn vị, bộ phận công ty. Cuối năm Kế toán trưởng tiến hành lập báo cáo tài chính toàn công ty.
Để thực hiện đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ đồng thời để đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung của kế toán trưởng cũng như sự chuyên môn hoá của cán bộ kế toán, căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, quản lý của Công ty mà bộ máy kế toán của công ty gồm có 4 người đều có trình độ đại học và được phân công công việc như sau:
Kế toán trưởng: là người điều hành Phòng Kế toán với chức năng là phụ trách chung toàn bộ các khâu công việc của phòng thực thi theo đứng qui định, chính sách của nhà nước. Kế toán trưởng còn giúp Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế, cung cấp thông tin kế toán và phân tích hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính.
Thủ quỹ kiêm kế toán ngân hàng làm nhiệm vụ quản lý quỹ, quản lý việc thu, chi, lập báo cáo quỹ, thực hiện đầy đủ các nội quy, qui định và chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng về công việc của mình, giao dịch với ngân hàng.
Kế toán tổng hợp theo dõi việc xuất nhập hàng hoá, cuối tháng tập hợp các chứng từ ghi sổ để vào sổ cái các tài khoản, lập báo cáo tài chính. Cuối mỗi quí lập bảng cân đối kế toán.
Kế toán thanh toán kiêm kế toán lương và BHXH: theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, trích lập và sử dụng quĩ lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT… theo dõi các khoản phải thu, phải trả khách hàng.
Sơ đồ2.2: Sơ đồ Bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
thanh toán,lương
Thủ quỹ – kế toán ngân hàng
Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Công ty sử dụng phần mềm kế toán máy Fast Accounting với phiên bản Fast 2000 hoạt động trong môi trường Microsoft Visual Fox 6.0. Sổ sách của công ty được tổ chức theo hình thức chứng từ ghi sổ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Toàn bộ công việc kế toán được chia làm 3 bước chính:
- Lập và luân chuyển chứng từ
- Cập nhật số liệu vào máy, thực hiện các bút toán kết chuyển.
- Số liệu sẽ được đưa vào các sổ tương ứng. Máy sẽ thực hiện các bút toán tổng hợp và đưa vào các sổ kế toán.
Sơ đồ1.3: Trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại công ty
Chứng từ gốc (bảng TH chứng từ gốc)
Sổ quỹ
Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Bảng TH chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
III. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán ở công ty
1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Tổ chức hợp lý chứng từ kế toán giúp đơn vị quản lý chặt chẽ hợp pháp, hợp lý tài sản, tiền vốn của đơn vị, tạo cơ sở cho việc tổ chức ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế và lập các chỉ tiêu báo cáo kế toán trên hệ thống các biểu mẫu kế toán
Nội dung tổ chức chứng từ kế toán:
Xây dựng chủng loại và số lượng bản chứng từ.
Tổ chức lập chứng từ và tiếp nhận chứng từ.
Tổ chức kiểm tra luân chuyển và sử dụng chứng từ.
Tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ.
2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 1141TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng tài chính đã sửa đổi và bổ sung. Do đặc thù kinh doanh của công ty nên công ty đã áp dụng tất cả các tài khoản trong hệ thống tài khoản trừ các tài khoản sau
TK 121/221 “ Đầu tư tài chính ngắn hạn/ dài hạn ”
TK 128 “Đầu tư tài chính ngắn hạn khác”
TK 136 “ Phải thu nội bộ ”
TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ”
TK 161 “ Chi sự nghiệp ”
TK 213 “ Tài sản cố định vô hình ”
TK 241 “ Xây dựng cơ bản dở dang ”
TK 228 “ Đầu tư bất động sản ”
TK 315 “ Đầu tư tài chính ”
TK 414 “ Quỹ đầu tư phát triển”
TK 441 “Nguồn vốn XDCB”
TK 515“ Doanh thu tài chính ”
TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ”
TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp ”
TK 627 “ Chi phí sản xuất chung ”
Ngoài ra công ty còn mở các TK chi tiết để thuận tiện cho việc ghi sổ:
- TK 112“Tiền gửi ngân hàng” được chi tiết thành các tiểu khoản cấp 2 và cấp 3 như sau:
TK1121 “Tiền gửi ngân hàng bằng tiền VN”
TK 1122 “Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ”
TK 11211 “Tiền gửi ngân hàng bằng tiền USD”
TK 11212 “Tiền gửi ngân hàng bằng tiền EUR”
TK 11213 “Tiền gửi ngân hàng bằng tiền JPY”
- TK133 “Thuế GTGT đầu vào” được chi tiết thành các tiểu khoản cấp 2 và cấp 3 như sau:
TK 1331 “Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá”
TK 13311 “Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ”
TK 13312 “Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu”
TK 1332 “Thuế GTGT đầu vào của tài sản”
- TK 333“Các khoản phải nộp cho Nhà nước” được chi tiết thành các tiểu khoản cấp 2 và cấp 3 như sau:
TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”
TK 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”
TK 3333 “Thuế xuất nhập khẩu”
TK 33331 “Thuế xuất khẩu”
TK 33332 “Thuế nhập khẩu”
3. Tổ chức vận dụng báo cáo kế toán.
Cuối mỗi năm kế toán phải lập báo cáo tài chính và gửi đến Chi cục thuế Đống Đa và phòng thống kê quận Đống Đa. Các báo cáo tài chính gồm có Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Lưu chuyển tiền tệ, Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, bảng cân đối phát sinh.
4. Các phương pháp kế toán chủ yếu
- Phương pháp tính thuế GTGT
Doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Cuối mỗi tháng kế toán sẽ kê thuế GTGT phải nộp theo tờ khai thuế GTGT dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế hàng tháng do cơ quan thuế qui định
Phương pháp tính thuế TNDN& các loại thuế khác.
+ Đối với thuế TNDN: Công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất 28% của thu nhập trước thuế. Kế toán căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của năm trước để kê khai và nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho Cục thuế Hà Nội chậm nhất ngày vào 25 tháng 01 năm sau.
+ Đối với thuế nhập khẩu: Công ty nộp thuế xuất nhập khẩu theo từng lô hàng. Kế toán theo dõi từng lô hàng và nộp thuế chậm nhất 40 ngày tại chi cục thuế trên địa bàn cảng lấy hàng kể từ ngày nhận được thông báo của Cơ quan hải quan.
Phương pháp hạch toán ngoại tệ.
Công ty hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế. Tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, kế toán căn cứ vào tỷ giá hối đoái thực tế của Ngân hàng nhà nước qui định.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho .
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Kế toán chi tiết: theo dõi sổ chi tiết hàng hoá, thẻ kho. Kế toán chi tiết vào sổ chi tiết hàng hoá dựa trên phiếu nhập, phiếu xuất. Thủ kho cũng dựa trên phiếu nhập, phiếu xuất để vào thẻ kho. Số liệu ở sổ chi tiết hàng hoá phải khớp với thẻ kho.
Kế toán tổng hợp: theo dõi sổ tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn. Hàng ngày kế toán tổng hợp số liệu từ những chứng từ ghi sổ. Sau đó từ chứng từ ghi sổ sẽ vào sổ cái TK 156 “Hàng hoá”.
Công ty tính giá nhập theo giá CIF và tính giá xuất theo giá bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán TSCĐ.
Công ty chọn phương pháp đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ của công ty như sau:
+ Kế toán căn cứ vào qui định trong Chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định.
+ Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao TB hàng năm của TSCĐ= Nguyên giá TSCĐ /Thời gian sử dụng.
IV. Tổ chức công tác kế toán cho một số phần hạch toán chủ yếu.
Tổ chức hạch toán lương và các khoản trích theo lương.
.Hạch toán chi tiết.
a. Chứng từ kế toán:
+ Bảng chấm công: theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH, là căn cứ tính và trả lương, trả BHXH cho người lao động. Cuối tháng bảng chấm công được chuyển về phòng kế toán.
+ Bảng thanh toán tiền lương, thưởng, BHXH: là căn cứ thanh toán lương, phụ cấp cho người lao động và là căn cứ để thống kê về lao động và tiền lương của công ty. Bảng thanh toán lương, thưởng, BHXH phải được kế toán trưởng duyệt và làm căn cứ chi tiền lương và đuợc lưu tại phòng kế toán.
b. Trình tự hạch toán
Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng chấm công lập bảng thanh toán lương, thưởng, BHXH theo hình thức trả lương, trả thưởng đã thoả thuận với người lao động trong hợp đồng lao động.
Tổ chức hạch toán tổng hợp
Tài khoản sử dụng:
TK 334 “Phải trả công nhân viên”
TK 338 “Các khoản trích theo lương”
TK 6426 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
TK 911“Doanh thu”
TK 111“Tiền mặt”
TK 642(6)
TK 334,338
Phương pháp hạch toán
TK 111
1
2
Thanh toán thu nhập cho người lao động
Tiền lương, tiền thưởng trích vào kinh phí.
Trích theo tiền lương của nhân viên tính vào chi phí
Trình tự hạch toán
Từ bảng thanh toán tiền lương, thưởng, Bảo hiểm xã hội, Kế toán tổng hợp nhập số liệu vào máy. Số liệu sau đó sẽ chạy vào các sổ cái TK 334, 338, 111 và kết chuyển vào chi phí quản lý doanh nghiệp TK 6426.
2. Tổ chức hạch toán thanh toán với người bán:
2.1 Hạch toán chi tiết
a. Chứng từ sử dụng
Phiếu nhập
Phiếu chi
Lệnh chuyển tiền.
Hợp đồng kinh tế
b. Trình tự hạch toán
Kế toán thanh toán nhập vào máy phiếu nhập, phiếu chi. Số liệu sẽ chạy vào sổ hạch toán chi tiết thanh toán TK 331 đối với từng người bán.
2.2 Hạch toán tổng hợp
a. Tài khoản sử dụng
TK 331“Phải trả người bán”
TK 156“Hàng hoá”
TK 112“Tiền gửi NH”
TK 111“Tiền mặt”
b.Phương pháp hạch toán
1
2
TK 111, 112
TK 331
TK 156
Trả trước tiền mua hàng cho người bán
Mua hàng hoá(hàng đã được chuyển về kho).
c.Trình tự hạch toán
Kế toán tổng hợp định kỳ tổng hợp các phiếu nhập, phiếu chi vào chứng từ ghi sổ.Từ đó số liệu sẽ chạy vào các sổ cái TK 331, TK 156, TK 111, TK112.
3.Tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá
Hạch toán chi tiết
Chứng từ sử dụng
Phiếu nhập kho.
Phiếu xuất kho.
Hoá đơn GTGT
Phiếu thu
Phiếu chi
Trình tự hạch toán
Kế toán tổng hợp nhập các phiếu xuất và các hoá đơn tài chính vào máy. Số liệu sẽ tự chạy vào các sổ chi tiết hàng hoá và sổ doanh thu.
Hạch toán tổng hợp
Tài khoản sử dụng
TK 156 “Hàng hoá”
TK 511 “Doanh thu”
TK 521 “Chiết khấu thương mại”
TK 531“Hàng bán bị trả lại”
TK 632“Giá vốn hàng bán”
TK 911“Xác định kết quả kinh doanh”
Phương pháp hạch toán
1
2
3
4
5
6
TK 156
TK 632
TK 521
TK 511
TK 111,112
TK 333
TK 521,531
TK 333, 113
Trị giá vốn hàng bán
Kết chuyển trị giá vốn của hàng tiêu thụ.
Thuế XNK phải nộp
Kết chuyển chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bị trả lại.
Doanh thu bán hàng
Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Trình tự kế toán
Khi vào máy phiếu xuất, hoá đơn tài chính, số liệu sẽ chạy vào bảng kê doanh thu bán hàng. Kế toán tổng hợp định kỳ tổng hợp số liệu để vào chứng từ ghi sổ. Từ đó số liệu sẽ chạy vào cái sổ cái TK 511, TK 632, TK 131, TK 531, TK 521, TK 111, TK 112, TK 333, TK 33311.
Phần 3: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
ưu điểm
Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tại công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước ban hành. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phòng Kế toán đều lập chứng từ: trình tự lập, luân chuyển, bảo quản chứng từ theo đứng qui định. Tổ chức ghi sổ kế toán theo đứng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định số 1141TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng tài chính đã sửa đổi và bổ sung. Phòng Kế toán đã phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công tác kế toán giữa các bộ phận có sự kết hợp chặt chẽ, áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là phù hợp với tình hình thực tế của công ty, có sự sáng tạo trong công tác kế toán.
Bộ máy quản lý: Công ty đã xây dựng và đào tạo bộ máy quản lý rất khoa học và chặt chẽ, lựa chọn những cán bộ có nghiệp vụ vững vàng và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Bộ máy kế toán: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu hạch toán, phản ánh đựoc tình hình tài chính của công ty về sử dụng vật tư, tiền vốn, lao động, đã thu thập xử lý và cung cấp các thông tin về quá trình kinh tế diễn ra trong công ty một cách kịp thời.
Bộ phận kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng tại công ty phản ánh rõ ràng kịp thời tình hình Nhập – xuất – tồn kho hàng hoá cả về số lượng và giá trị theo giá thực tế, phản ánh chính xác doanh thu bán hàng, tính đầy đủ thuế GTGT phải nộp. Toàn bộ hoá đơn doanh nghiệp sử dụng bán hàng đều là hoá đơn GTGT. Tổ chức theo dõi tình hình thanh toán tiền hàng, xác định chính xác lợi nhuận đảm bảo phản ánh trung thực hiệu quả việc bán hàng tại công ty.
Trong những năm qua công tác kế toán phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra.
- Đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi, phương pháp tính giữa kế toán và các bộ phận có liên quan cũng như nội dung khác của công tác này.
- Số liệu kế toán được phản ánh rõ ràng, trung thực, hợp lý, dễ hiểu.
Những hạn chế
Bên cạnh những điều đã đạt được kế toán tiêu thụ hàng hoá không tránh khỏi những mặt hạn chế còn tồn tại.
A. Tổ chức bộ máy kế toán
Công tác bố trí nhân sự trong phòng kế toán chưa hợp lý: thủ quỹ kiêm kế toán ngân hàng. Khi thủ quỹ có việc đi giao dịch với ngân hàng thì việc thu chi tại công ty gặp khó khăn.
B. Nghiệp vụ hạch toán kế toán
1. Phân bổ chi phí nhập hàng
Công ty nhập lô hàng hoá để thực hiện hợp đồng kinh tế ký kết với công ty Dược và thiết bị y tế Quảng Ninh gồm có 60 máy hút dịch, 50 bộ khám chữa răng 17 chi tiết, 5 máy tạo ôxy với chi phí nhập hàng là 8.378.000, chi bình quân mỗi một đơn vi hàng hoá nhập sẽ có phí nhập hàng là 72.852. Thực chất hợp đồng ký kết với công ty Dược và thiết bị y tế Quảng Ninh gồm có 50 máy hút dịch, 50 bộ khám chữa răng 17 chi tiết, 5 máy tạo ôxy. Nhưng kế toán công ty đã tính hết chi phí mua hàng của 60 máy hút dịch, 50 bộ khám chữa răng 17 chi tiết, 5 máy tạo ôxy cho 50 máy hút dịch, 50 bộ khám chữa răng 17 chi tiết, 5 máy tạo ôxy khi hạch toán kết quả tiêu thụ. Như vậy chi phí mua hàng của 10 máy hút dịch còn tồn kho tương đương với 10 x 72.852= 728.520 đã được hạch toán tính luôn vào kết quả tiêu thụ. Việc này dẫn đến việc phản ánh không chính xác kết quả tiêu thụ hàng hoá. Thực chất
Kết quả tiêu thụ hàng hoá= Doanh thu- Giá vốn – Chi phí nhập hàng
= 199.000.000- 160.683.000- 7.649.480 = 29.210.480
2.Hàng bán bị trả lại
Khi khách hàng trả lại hàng hoá do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất, kế toán phải xuất hoá đơn trả lại trị giá 5.814.000.
Nợ TK 156: 5.814.000
Có TK 531: 5.814.000
Thực chất khi bán hàng cho khách kế toán hạch toán doanh thu và giá vốn như sau
Nợ TK 131: 5.814.000
Có TK 33311: 528.545
Có TK 511: 5.285.455
+ Xác định giá vốn hàng tiêu thụ
Nợ TK 632: 4.404.500
Có TK 156: 4.404.500
Vì thế giá trung bình của hàng hoá bị làm biến động, phản ánh không chính xác giá trị thực mua của hàng hoá.
3. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Hiện nay trên thị trường trên thị trường giá cả hàng hoá luôn biến động, đặc biệt là hàng thiết bị y tế. Các thiết bị luôn đổi mới, cải tiến với công nghệ ngày càng cao làm cho một số mặt hàng của công ty bị tồn động trong kho. Vì vậy để bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hoá tồn kho bị giảm giá thì cuối kỳ hạch toán công ty nên lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
4. Kế toán hàng hoá không nắm được tình trạng của hàng hoá, có nhiều hàng hoá bị hỏng. Nên khi viết phiếu xuất ra nhưng trên thực tế lại không xuất hàng hoá.
5. Công việc thủ quỹ: Quá trình viết phiếu chi ra nhưng lại chưa tiến hành chi tiền do người đề nghị thanh toán vì đi công tác bên ngoài văn phòng công ty. Vì thế sẽ làm lệch số tiền trên sổ sách với quỹ tiền mặt.
3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa và kết quả tiêu thụ tại công ty XNK Nam Đô.
Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác tiêu thụ và kết quả tiêu thụ ở công ty, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất để phần nào khắc phục hạn chế của công tác này.
A.Tổ chức bộ máy kế toán
Nên bố trí lại nhân sự trong phòng kế toán cho hợp lý. Kế toán ngân hàng là người hay phải ra ngoài đi liên hệ công tác nên không phù hợp với công việc quản lý quĩ một công việc yêu cầu phải luôn có mặt tại văn phòng công ty. Vì thế nên để kế toán thanh toán quản lý quĩ như vậy sẽ tiện hơn trong việc nhận chi tiền tại công ty.
B.Nghiệp vụ hạch toán kế toán.
1.Đối với việc phân bổ chi phí nhập hàng.
Việc phân bổ chi phí theo từng lô hàng nhập về là không hợp lý. Do có thể công ty không tiêu thụ hết ngay tất cả hàng hoá trong lô hàng hoá. Chi phí thu mua vẫn còn trong số hàng tồn kho. Vì thế hạch toán chi phí nhập hàng vào chi phí thu mua của cả lô hàng là thiếu chính xác trong việc xác định kết quả tiêu thụ của tháng phát sinh nghiệp vụ. Theo tôi nên chọn theo cách phân bổ chi phí bình quân đơn vị sản phẩm. Như vậy dễ dàng tính được chi phí thu mua hàng hoá đối với số luợng hàng hoá đã tiêu thụ.
2.Đối với hàng bán bị trả lại
Để khắc phục tình trạng làm biến động giá trung bình, phản ánh không chính xác giá trị thực mua của hàng hoá. Kế toán phải nhập số hàng bị trả lại theo đúng giá vốn. Đồng thời trả lại tiền khách hàng theo đúng giá bán.
Nợ TK 156: 4.404.500
Có TK 531: 4.404.500
Nợ TK 131: 5.814.000
Có TK 111:5.814.000
3. Đối với hàng tồn kho.
Mặc dù hàng tồn kho không chiếm số lượng lớn công ty không hạch toán hàng tồn kho. Nhưng theo tôi kể cả số lượng hàng tồn kho không lớn cũng nên trích khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ nhằm bảo toàn vốn một cách tối đa cho công ty.
Công ty nên rà soát định kỳ để đánh giá đúng chất lượng, giá cả của các mặt hàng để có phương thức đẩy mạnh bán ra thu hồi vốn, những mặt hàng nếu quá sử dụng và không thể bán được thì công ty nên làm biên bản huỷ, không nên để tồn kho. Như vậy công ty phải chịu chi phí bảo quản đồng thời ảnh hưởng đến uy tín công ty.
Lời kết
Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, mỗi doanh nghiệp đều phải không ngừng tận dụng ưu thế của mình để đứng vững trên thị trường. Các ưu thế này không những là cơ sở ban đầu, tiềm lực sẵn có, cơ hội do thị trường đem lại mà còn là sự cải tiến về kỹ thuật, không ngừng học hỏi tìm tòi nâng cao nghiệp vụ quản lý, kinh doanh.
Những nội dung trên đã trình bày được phần nào đặc điểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý đặc biệt là cơ cấu tổ chức, quản lý công tác kế toán tại công Xuất Nhập Khẩu Nam Đô dựa trên những qui định của chế độ kế toán và những đặc thù trong qui trình hoạt động kinh doanh của mình
Mặc dù có những nỗ lực của bản thân nhưng do kiến thức và trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên báo cáo này còn có những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và bạn bè để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25092.doc