Báo cáo Thực tập tại Công ty xây dựng Sông đà 1

I.đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty Xây dựng sông đà i. 1.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh. * Quá trình hình thành và phát triển Công ty xây dựng Sông đà I là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà được thành lập theo quyết định số 130 A/BXD –TCLĐ ngày 26/3/1993. Công ty có trụ sở chính tại 106 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội Công ty Sông đà I tiền thân là “Chi nhánh xây dựng Sông Đà ” tại Hà nội được thành lập

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty xây dựng Sông đà 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ tháng 01/1990 . Năm 1993 được lấy tên là “ Xí nghiệp xây dựng Sông đà I ” theo quyết định 388/CP của chính phủ . Bộ xây dựng đã ra quyết định thành lập lại thành “ Công ty xây dựng Sông Đà I ”. 2.Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong hoạt đông XSKD. Từ khi được thành lập Công ty đã thi công những công trình lớn như : Toà nhà 23 Phan Chu Trinh, 108 Trần Hưng Đạo, Nhà thi đấu thể thao tỉnh Đồng Tháp, Khu nhà cao tầng Quận Cầu Giấy, nhà G10 nơi làm việc của tổng công ty Sông Đà .... Cùng với sự phát triển của đất nước, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của ngành xây dựng, và để đáp ứng yêu cầu thị trường hiện nay, công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình gồm xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, các công trình công nghiệp, xây lắp các công trình giao thông, thuỷ lợi (cầu, đường bộ, sân bay, bến cảng), xây lắp đường dây và trạm biến áp, sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm, 3. Công ty có các chức năng và nhiệm vụ sau. Xây dựng các công trình công nghiệp – dân dụng và xây dựng khác Xây dựng các đường dây và trạm biến áp điện 35 KV Xây dựng đường bộ Xây dựng kênh mương, kè cống, và các trạm bơm Nhận thầu san lấp, nạo vét và thi công nền móng các công trình Đầu tư phát triển và kinh doanh nhà Kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng Xử lý móng công trình, ép cọc,đóng cọc,khoan cọc nhồi Thi công lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, âm thanh,ánh sáng Xuất nhập khẩu thiết bị, vật liệu xây dựng, nguyên nhiên vật liệu. II.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Xây dựng Sông Đà I 1.Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Sông đà I. Để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, công ty đã tiến hành tinh giản bộ máy quản lý, sử dụng đúng người đúng việc. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc phân công lao động, kiện toàn lao động hợp lý. Với quan hệ chỉ đạo rõ ràng, quan hệ nghiệp vụ chặt chẽ khăng khít đã nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Sông Đà I ( Xem trang sau ) Sơ đồ tổ chức công ty sông đà I Giám đốc công ty Phó giám đốc Thi công Phó giám đốc Kỹ thuật Phó giám đốc Kinh tế Ban quản lý Các dự án xây dựng Các đội xây dựng Trực thuộc công ty Công trình Trọng điểm của công ty Phòng Kinh tế-thị trường Phòng Tài chính-kế toán Phòng Tổ chức-hành chính Phòng Quản lý-kỹ thuật Xí nghiệp SX bê tông Thương phẩm và bê tông đúc sẵn Xí nghiệp Sông đà 1.04 Xí nghiệp Sông đà 1.04 Xí nghiệp Sông đà 1.04 Xí nghiệp Sông đà 1.04 2. Chức năng các bộ phận trong bộ máy quản lý . * Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo cao nhất được nhà nước giao trách nhiệm quản lý công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả quản lý, kết quả sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với nhà nước. Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty. * Các phó giám đốc : - Phó giám đốc thi công : Giúp giám đốc về những vấn đề kế hoạch, kỹ thuật thi công công trình xây dựng, phụ trách chương trình trọng điểm của Công ty. - Phó giám đốc kinh tế : Giúp giám đốc về những vấn đề tổ chức hành chính, kinh tế, kế hoạch vật tư tài chính, kinh doanh xuất nhập khẩu, phụ trách phòng tài chính kế toán, phòng kinh tế thị trường và phòng tổ chức hành chính. -Phó giám đốc kỹ thật : Giúp giám đốc các vấn đề về kỹ thuật xây lắp,kỹ thuật cơ giới và phụ trách phòng quản lý kỹ thuật, ban quản lý các dự án XD. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: Được phân công chuyên môn hóa theo chức năng quản lý, có nhiệm vụ giúp giám đốc và phó giám đốc chuẩn bị các các quyết định theo dõi, hướng dẫn các cán bộ công nhân viên, các bộ phận sản xuất cấp dưới thực hiện đúng đắn những quyết định quản lý. Trách nhiệm chung của các phòng chức năng là vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác nhằm đảm bảo tốt cho tất cả các lĩnh vực công tác của công ty. + Phòng tài chính kế toán Có trách nhiệm tổ chức , hoạch định , giám sát, kiểm tra hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc tổ chức, quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của các đơn vị trực thuộc, đồng thời quản lý các loại vốn của Công ty trong sản xuất kinh doanh. Kế toán toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của công ty băng việc thu nhận xử lý và tổng kết một cách kịp thời chính xác, đầy đủ, các vấn đề kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt đông kinh tê - tài chính của đơn vị, theo dõi sự biến động của giá thành sản phẩm trong từng tháng và thực hiện việc chi trả lương cho CBCNV. -Tham mưu giúp giám đốc công ty trong việc thực hiên và chấp hành đầy đủ các chế độ , qui định của nhà nước trong việc quản lý vốn , tài sản của doanh nghiệp nhà nước . + Phòng tổ chức hành chính Có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý bộ máy hoạt động, lực lượng CBCNV của toàn Công ty. Chịu trách nhiện về công tác đối nội, đối ngoại, quản lý công tác thông tin, văn thư lưu trữ . + Phòng quản lý kỹ thuật Giúp giám đốc Công ty trong các kế hoạch khâu quản lý kỹ thuật, xây dựng cơ bản và cơ giới, tiến độ, chất lượng an toàn lao động, định mức tiêu hao vật tư, định mức sử dụng thiết bị xe máy công trình , công tác ứng dụng công nghệ thi công và đổi mới công nghệ sản xuất trong hoạt đông SXKD, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế còn đảm nhận các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác thi công xây lắp và quản lý cơ giới của toàn công ty . + Phòng kinh tế thị trường Có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc công ty trong các khâu quản lý kinh tế lập kế hoạch sản xuất của các đơn vị trực thuộc, kế hoạch điều tiết hàng hoá, đồng thời hướng dẫn các đơn vị hoạt động kinh doanh theo đúng các chính sách qui định đúng pháp luật của nhà nước . Tham mưu cho giám đốc trong công tác tiếp thị đấu thầu các công trình, các dự án của nhà nước, bộ ngành và địa phương, Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc nghiên cứu, lập các dự án đầu tư của công ty. + Chương trình trọng điểm của công ty. Có nhiệm vụ nhận thầu, thiết kế các công trình XD lớn có tầm cỡ quốc gia trở lên . + Ban quản lý các dự án XD Có trách nhiệm quản lý giám sát các công trình XD của Công ty . Các chi nhánh xí nghiệp : Là các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập ( Có hạn chế ) thực hiện chế độ hạch toán kế toán, xác định kết quả sản xuất kinh doanh riêng từng đơn vị theo sự phân cấp của công ty. Công ty chịu trách nhiệm dân sự đối với các chi nhánh và xí nghiệp ( theo luật DNNN) Chi ngánh , xí nghệp có con dấu để giao dịch theo sự phân cấp và uỷ quyền của công ty, Chi nhánh, xí nghiệp hoạt đông trong khuôn khổ giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty Xây dựng Sông Đà I. Giám đốc các đơn vị trực thuộc dược chủ động việc điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị mình theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Công ty cổ phần sông đà 1.01 Có nhiệm vụ thi công các công trình có quy mô lớn mà công ty nhận thầu. Xí nghiệp Sông đà 1.02 Có trách nhiệm xây dựng và bàn giao công trình hoàn thành theo đúng quy định mà ban quản lý công ty đề ra. Xí nghiệp Sông đà 1.03 Chức năng cơ bản là cung cấp vật tư cho công ty và Tổng công ty ngoài ra còn cạnh tranh theo cơ chế thị trường bên ngoài. Xí nghiệp Sông đà 1.04 Chức năng chủ yếu là quản lý toàn bộ các máy móc thiết bị của toàn công ty. Xí nghiệp SX bê tông thương phẩm và bê tông đúc sẵn Có nhiệm vụ sản xuất ra bê tông để phục vụ quá trình thi công các công trình xây dựng cho công ty và Tổng công ty. Các đội xây dựng trực thuộc công ty Làm nhiệm vụ thi công các công trình có quy mô vừa và nhỏ theo các dự án của công ty Quyết định của công ty về cấp quản lý nhân lực như sau: - Cấp Công ty: Công ty trực tiếp quản lý các đối tượng lao động, trưởng, phó phòng, đội phó, xưởng trưởng, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, kỹ sư, trung cấp cao đẳng trong toàn công ty, mọi sự điều động, nghỉ phép, việc riêng ở các đơn vị phòng nghiệp vụ đều báo cáo giám đốc giải quyết. - Cấp Xí nghiệp, các giám đốc chịu trách nhiệm quản lý nhân lực của đơn vị mình gồm: Số lao động ở đơn vị mình và số lao động ở các đơn vị trong công ty được điều động đến phục vụ cho công trình do đơn vị chủ động đề nghị. Thủ trưởng các dơn vị, phòng ban, phân xưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và nhà nước về các quy định sử dụng lao động do pháp luật quy định. III.Đặc diểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty. Công ty xây dựng Sông đà I tổ chức hoạt động với một số ngành nghề kinh doanh trong đó chủ yếu là san lấp mặt bằng, thầu xây dựng. Với đặc điểm riêng có của đơn vị, công tác tổ chức quản lý tại công ty đòi hỏi phải có những thay đổi thích hợp. Địa bàn của công ty trải rộng khắp các tỉnh phía Bắc và phía Nam, vì vậy, việc chỉ đạo sản xuất và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên gặp rất nhiều khó khăn. Công việc xây dựng, vận chuyển vật liệu công cụ làm việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu: Mưa lũ, đường trơn, nước dâng cao ... làm cho tiến trình thực hiện công việc bị trì trệ, năng suất lao động bị giảm sút nhiều khi phải ngừng thi công công trình và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Công ty Xây dựng Sông Đà áp dụng phương thức khoán cho các xí nghiệp hoặc các đội công trình, vì thế vật tư dùng cho thi công công ty cũng khoán cho các đơn vị công trình. Công ty chịu trách nhiệm cấp vốn để các đơn vị có thể trang trải các khoản chi phí này, với hình thức khoán này ở công ty không còn kho chứa vật tư để xuất kho cho các đội thi công. Điều này đã giúp cho công ty giảm bớt được khoản chi phí vận chuyển vật tư từ kho của công ty đến các công trình, giúp cho các đội có quyền chủ động trong việc quản lý và điều hành, sản xuất thi công. Do đặc điểm của ngành XDCB và của sản phẩm xây lắp địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác nhau, để thuận lợi cho việc xây dựng công trình, tránh việc vận chuyển tốn kém, phần lớn các doanh nghiệp xây dựng nói chung hiện nay đều hợp đồng trọn gói, vật liệu tập kết về đến công trình, hạng mục công trình, với thực tế sử dụng tới đâu mua tới đó có nghĩa là việc nhập, xuất vật liệu, nguyên liệu diễn ra tại chân công trình, hạng mục công trình (tổ chức kho tạm tại chân công trình). Khi công ty trúng thầu một công trình xây lắp, phòng kinh tế- kỹ thuật giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các đội công trình thông qua văn bản giao nhận khoán. Tại đơn vị xây dựng công trình sẽ triển khai công việc được giao dưới sự chỉ đạo, giám sát của đội trưởng đội thi công công trình và cán bộ kỹ thuật. +Khi có nhu cầu vật tư, đội trưởng đội thi công công trình sẽ cử nhân viên cung ứng đi mua vật tư. Để có kinh phí mua vật tư, nhân viên cung ứng sẽ viết giấy đề nghị tạm ứng lên ban lãnh đạo công ty xét duyệt cấp vốn nằm trong giá trị phần giao khoán cho đơn vị công trình. +Căn cứ vào kế hoạch thu mua vật tư, ban lãnh đạo công ty ký duyệt tạm ứng cho các đội. Khi nhân viên cung ứng mua vật tư về sẽ làm thủ tục nhập kho, thủ kho công trường cùng đội trưởng, nhân viên cung ứng tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư. Khi có nhu cầu xuất vật tư cho thi công công trình, thủ kho công trường sẽ viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được ghi làm 3 liên: 1 liên người nhận vật tư giữ, 1 liên kế toán vật tư giữ, 1 liên thủ kho giữ (biểu số 1). Vật tư sử dụng cho thi công các công trình của đội được hạch toán theo giá thực tế. Tại kho công trường, kế toán đội xác định giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng theo giá trị thực tế đích danh của vật liệu. Giá trị thực tế vật liệu xuất kho cho công trình = Giá mua vật tư + Chi phí thu mua vận chuyển, bốc dỡ Bên cạnh đó, quy mô công trình xây lắp rất lớn, sản phẩm mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi phải có một nguồn vốn đầu tư lớn. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, một yêu cầu bắt buộc đối với đơn vị là phải lên mức giá dự toán (dự toán thiết kế và dự toán thi công). Trong quá trình thi công, giá dự toán trở thành thước đo và được so sánh với các khoản chi phí thực tế phát sinh. Sau khi hoàn thành công trình giá dự toán lại là cơ sở để nghiệm thu, kiểm tra chất lượng công trình, xác định giá thành quyết toán công trình và thanh lý hợp đồng kinh tế đã ký kết. Cùng với sự tác động của đặc điểm sản phẩm xây lắp thì việc tổ chức quản lý sản xuất, hạch toán kế toán các yếu tố đầu vào còn chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ. Trên cơ sở nắm chắc quy trình công nghệ, công ty đã rất chú trọng tới công tác đầu tư, đổi mới trang thiết bị hiện đại phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, từng bước cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Là một DNNN, công ty xây dựng Sông đà I thuộc tổng công ty xây dựng Sông đà hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, bộ máy kế toán riêng. Công ty chịu trách nhiệm trước bộ phận chủ quản, các bộ ngành Nhà nước cũng như các bên liên quan về toàn bộ hoạt động của công ty. Với tư cách pháp nhân công ty có thể đứng ra vay vốn, thay mặt đơn vị sản xuất cấp dưới nhận thầu xây dựng, ký kết các hợp đồng kinh tế phát sinh giữa công ty với Nhà nước và giữa công ty với các đơn vị đấu thầu. Trên cơ sở các hợp đồng kinh tế này công ty tiến hành giao khoán cho nhiều đơn vị sản xuất thi công cấp dưới. IV. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sông đà I 1.Tình hình chung về bộ máy kế toán tại công ty. Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh như trên, bộ máy kế toán tại công ty giữ vai trò hết sức quan trọng. Phòng tài vụ tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, kế toán thống kê theo đúng quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu tài chính cho sản xuất kinh doanh, phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá, tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực kinh tế tài chính và thực hiện các chức năng khác do pháp luật quy định. Hiện nay, công ty xây dựng Sông đà I tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán trong công ty được tiến hành tập trung tại phòng kế toán, tại các đội chỉ có các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ thu nhận xử lý chứng từ ban đầu. Sử dụng mô hình kế toán này góp phần đảm bảo phát huy đầy đủ vai trò chức năng của phòng tài vụ trong điều kiện thực tế của công ty, giúp cho việc phân công lao động được chuyên môn hóa, phù hợp với trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán. Khái quát bộ máy kế toán qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Phó Kế toán trưởng Kế toán Tổng hợp Kế toán Ngân hàng Kế toán TSCĐ + KT tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán theo dõi xn Thủ quỹ Kế toán XN 1 Kế toán XN 2 Kế toán XN 3 Kế toán XN ..… 2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán: Phòng kế toán của công ty gồm 8 người: +Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc, cơ quan chủ quản cấp trên và nhà nước về các thông tin kế toán cung cấp, giá sát mọi hoạt động của Công ty có liên quan đến tài sản và nguồn vốn, thực hiên, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các công việc của nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán các bộ phận khác bố trí công việc phù hợp với mỗi người .Tham mưu cho giám đốc về quản lý tài chính của công ty chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo bao quát chung. +Phó kế toán trưởng: Là người thay thế kế toán trưởng chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán khi kế toán trưởng đi vắng hoặc uỷ quyền trực tiếp điều hành công việc của các kế toán bộ phận . Chịu trách nhiệm hạch toán kiểm tra giám sát mỗi phần hành của kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Định kỳ lập báo cáo tài chính kế toán + Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu do các kế toán khác mang đến từ đó đưa ra các thông tin trên cơ sở dữ liệu, xem xét tất cả các chỉ tiêu kế toán, kiểm tra báo các tổng hợp về tình hình tài chính, công nợ của toàn công ty, đôn đốc kiểm tra các đơn vị trực thuộc lập và báo cáo theo định kỳ và đột xuất các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính, thực hiện quản lý, lưu trữ các báo cáo tài chính toàn công ty và các xí nghiệp. +1 kế toán TSCĐ + kế toán tiền lương : Theo dõi sự tăng giảm tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành. Phản ánh đầy đủ, tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng TSCĐ... Kế toán lương trích và phân bổ tiền lương trên cơ sở tiền lương thực tế và tỷ lệ % qui định hiện hành, hàng tháng lập bảng phân bổ tiền lương, kiểm tra bảng chấm công kế toán tiền lương và các khoản trợ cấp mang tính chất lương, BHXH, BHYT, KFCĐ có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ chính xác thời gian, kết quả lao động của công nhân viên, quản lý chặt chẽ việc sử dụng chi tiêu qũy lương. Tính toán phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng liên quan. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, quản lý và chi tiêu qũy lương. +1 kế toán ngân hàng : Quản lý và theo dõi các số dư tiền vay các khế ước vay, thực hiện các nghiệp vụ vay, trả tiền ngân hàng. +1 thủ qũy (tiền Việt Nam, ngoại tệ, tín phiếu): Căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành xuất nhập qũy và ghi vào sổ qũy hàng ngày, có trách nhiệm bảo quản tiền mặt. +1 kế toán theo dõi xí nghiệp. Làm nhiệm vụ theo dõi quản lý kiểm tra vấn đề tài chính của các xí nghiệp trực thuộc công ty chịu trách nhịêm trước giám đốc đơn vi và kế toán trưởng cấp về toàn bộ công tác tổ chức kế toán của các xí nghiệp do mình phụ trách phổ biến kịp thời các chế độ chính sách của nhà nước, Tổng công ty, công ty đến các nhân viên kế toán ở các xí nghiệp,định kỳ lập các kế hoạch tài chính kế hoạch vốn lưu động, công tác thu hồi vốn đồng thời lập các báo cao quyết toán kỳ tháng, quý, năm của các xí nghiệp trình kế toán trưởng công ty. + Các nhân viên kế toán xí nghiệp : Theo dõi thu thập các chứng từ để báo cáo lên kế toán theo dõi xí nghiệp để từ đó báo cáo lên kế toán trưởng công ty, các nhân viên này phải chịu trách nhiệm quản lý và quyết toán chi phí công trình theo các qui định hiện hành. 3. Hình thức tổ chức sổ kế toán. Công ty Sông Đà có quy mô tương đối lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều nên doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức nhật ký chung, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, công ty hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm. Chứng từ kế toán thực hiện là hệ thống chứng từ hướng dẫn và bắt buộc kèm theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16-12-1998 của Bộ tài chính phản ánh mối quan hệ về mặt pháp lý dựa trên chế độ kế toán mới. Ngoài ra, để góp phần đảm bảo chính xác thông tin kế toán, công ty đã áp dụng kế toán máy vào công tác quản lý kế toán. Bộ phận máy vi tính được sử dụng để lên nhật ký chung và vào sổ cái các tài khoản. Chu trình sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán của công ty được khái quát như sau: Nghiệp vụ phát sinh Xử lý nghiệp vụ Nhập chứng từ Khóa sổ chuyển sang kỳ sau Lên các loại sổ sách: - Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt - Sổ cái, các sổ chi tiết - Bảng cân đối kế toán - Các báo cáo tài chính Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức "Nhật ký chung" của công ty. Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Bảng chi tiết số phát sinh Nhật ký chung ( nhật ký đặc biệt nếu có) Sổ cái Bảng cân đối SPS các tài khoản Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác Báo cáo quỹ hàng ngày Ghi chú: Ghi cuối ngày Ghi hàng ngày Kiểm tra đối chiếu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34793.doc
Tài liệu liên quan