LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đang phát triển với mô hình Kinh tế đa ngành, đa nghề; trong đó Xây dựng là một trong những ngành quan trọng đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng Kinh tế Việt Nam, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của nhiều ngành khác trong nền Kinh tế.
Trong tình hình khủng hoảng Kinh tế toàn cầu nói chung và với Việt Nam nói riêng, Toàn cầu và đất nước đang có những chuyển biến không nhỏ, ngành Xây dựng cũng đứng trước những khó khăn, thách thức đáng kể để có thể thích ứng, ổn
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Xây dựng Lũng Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định và phát triển.
Với truyền thống 50 năm ngành Xây dựng, truyền thống 50 năm Bộ Quốc Phòng và 20 năm kinh nghiệm, Công ty Xây dựng Lũng Lô là một công ty đã có những đóng góp không nhỏ cho ngành Xây dựng và cho nền Kinh tế Việt Nam. Trong thời gian tới, sẽ có những thuận lợi cũng như những khó khăn được đặt ra đối với Công ty.
Trong bài báo cáo này, ta sẽ tìm hiểu về Công ty Xây dựng Lũng Lô để có được những đánh giá sâu hơn về Công ty và về ngành Xây dựng trong nền Kinh tế đng trong thời kì có những chuyển biến quan trong.
Chương I: Giới thiệu chung về ngành Xây dựng Việt Nam
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM
Ngày 29-4-1958, theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khoá I do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc - nay là Bộ Xây dựng. Từ đó đến nay, ngày 29-4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong suốt chặng đường 42 năm phát triển, ngành Xây dựng đã đạt được nhiều thành tựu góp phần vào những thắng lợi to lớn của cả nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những thành tựu trong 42 năm qua của ngành Xây dựng gắn liền với những sự kiện trong lịch sử giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta. Đặc biệt sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngành Xây dựng đã đi đầu lòng sự nghiệp xây dựng lại đất nước. Những kết quả trong giai đoạn này đã gắn liền với sự trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ những người xây dựng, sự hi sinh phấn đấu của các thế hệ và sự chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo tiền nhiệm của ngành Xây dựng.
Giai đoạn trước năm 1975
Từ năm 1954 hoà bình lập lại, miền Bắc được giải phóng, lực lượng xây dựng đã tích cực tham gia vào việc thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1955 - 1957, kế hoạch 3 năm phát triển, cải tạo kinh tế 1958 - 1960 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961 - 1965. Tiếp theo là thời kì vừa xây dựng vừa trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ đối với miền Bắc, vừa dốc sức chi viện cho chiến trường miền Nam.
Sau khi thành lập, Lãnh đạo Bộ đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ CBCNV. Đã tổ chức các công ty xây dựng khu vực như Công ty xây dựng Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nam Định, Vinh; các công trường trực thuộc và một số đơn vị chuyên sâu như Công ty Lắp máy, Công ty Thi công cơ giới, Công ty Vận tải, các xí nghiệp sản xuất gạch ngói, khai thác đá cát sỏi... trên cơ sở tuyển chọn lực lượng từ thanh niên xung phong, bộ đội chuyển ngành và lực lượng xây dựng ở các địa phương.
Ở cơ quan Bộ, ngoài các cục, vụ chức năng, đã hình thành các tổ chức nghiên cứu khoa học như: Viện Khảo sát thiết kế, Viện Quy hoạch, Cục Thiết kế các công trình công nghiệp và dân dụng...Trong thời kì này Chính phủ đã quyết định chuyển Cục Nhà đất thuộc Bộ Nội vụ và chuyển một bộ phận quản lý cùng với các cơ sở sản xuất vật liệu thuộc Tổng cục Hoá chất sang cho ngành Xây dựng phụ trách. Đến năm 1973, để thống nhất quản lý nhà nước toàn Ngành. Quốc hội và Chính phủ đã quyết định sáp nhập Bộ Kiến trúc và Uỷ ban Kiến thiết cơ bản nhà nước thành Bộ Xây dựng.
Với lực lượng và tổ chức như trên, ngành Xây dựng đã trực tiếp thi công hàng trăm công trình lớn, nhỏ như xây dựng các nhà máy điện Lào Cai,Vinh, Uông Bí, Ninh Bình, Thác Bà, các công trình hoá chất ớ khu công nghiệp Việt Trì, khu Cao - Xà - Lá, khu gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Cơ khí trung quy mô, Phân lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc, Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Dệt 8-3, Dệt Minh Phương, Dệt Nam Định, Chè Phú Thọ, Thiếc Tĩnh Túc, Cá hộp Hải Phòng, Gỗ diêm Cầu Đuống...; xây dựng các trường đại học, trung học, bệnh viện, khách sạn kho tàng, các khu nhà ở và các công trình phúc lợi, hạ tầng kĩ thuật....
Quy hoạch đô thị, nông thôn đã được quan tâm. Bộ đã thành lập Viện Thiết kế quy hoạch đô thị và nông thôn để đảm nhiệm việc quy hoạch xây dựng lại, xây dựng mới các đô thị sau nhiều năm không được đầu tư và bị chiến tranh tàn phá.
Trong thời gian đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965 nhiều công trình xây dựng cơ bản phải tạm đình chỉ hoặc giãn tiến độ. Ngành đã chủ trương chuyển hướng nhiệm vụ, đưa lực lượng công nhân, cán bộ sang phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, đã xây dựng được 198 công trình quốc phòng như: tham gia xây dựng các sân bay Đa Phúc, Kép, Hoà Lạc, Gia Lâm, Cát Bi, Sao Vàng...; xây dựng các công trình dẫn dầu, các công trình phòng không, các công trình che chắn nhà máy điện Uổng Bí, Yên Phụ, v.v... hoặc sản xuất cầu phao, sà lan...
Giai đoạn 5 năm 1976 – 1980
Sau chiến thắng lẫy lừng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước hoàn toàn thống nhất, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, cả nước bước sang thời kì mới, thời kì khôi phục sau chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV ngành Xây dựng đã nhanh chóng tổ chức, tập hợp sắp xếp và điều tiết lại lực lượng xây dựng trong cả nước, hình thành bộ máy quản lý và các tổ chức xây dựng ở phía Nam, tăng cường năng lực các tổ chức xây dựng ở phía Bắc để thực hiện nhiệm vụ khôi phục nền kinh tế - xã hội, đồng thời tập trung thi công các công trình trọng điểm của Nhà nước. Hàng loạt công trình quan trọng đã được khởi công xây dựng như Thuỷ điện Hòa Bình, Trị An, Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn..., các công trình khai thác và sàng tuyển than, tuyển quặng Apatít Lào Cai. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng có những bước phát triển mới, đã tạo ra nhiều chủng loai sản phẩm đáp ứng một phần cho các công trình xây dựng. Đồng thời trong giai đoạn này, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ngành Xây dựng triển khai việc tiếp nhận, quản lý và cải tạo XHCN đối với các cơ sở sản xuất thuộc ngành quản lý ở các tỉnh miền Nam. Ngoài ra, ngành Xây dựng còn tham gia tích cực vào nhiệm vụ quốc phòng bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng, với phương châm thi công tập trung dứt điểm sớm đưa các công trình vào sản xuất và sử dụng, ngành Xây dựng đã tập trung lực lượng, vật tư, phương tiện và chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ các công trình trọng điểm then chốt của nền kinh tế. Nhiều công trình và hạng mục công trình đã hoàn thành đúng tiến độ như dây chuyền 1 Nhà máy giấy Bãi Bằng, phục hồi các nhà máy điện, xây dựng mới các nhà máy sợi, dệt Đông Nam, Thắng Lợi, Nha Trang, Vinh, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Hương Canh, các trạm trại giống phục vụ nông nghiệp, Bệnh viện nhi Thụy Điển, Bệnh viện Đồng Hới, Trạm vệ tinh Hoa Sen, các khu nhà ở Hà Nội, và khởi công xây dựng nhiều công trình quan trọng khác. Tổng giá trị xây lắp trong 5 năm 1976-1980 đạt 7.638 triệu đồng theo giá năm 1980, tăng 2,2 lần so với giai đoạn 1971 - 1975. Trong giai đoạn này, bình quân hàng năm tăng 14% so với năm trước.
Trong lĩnh vực sản xuất VLXD, đã khắc phục nhiều khó khăn để đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục phát triển sản xuất VLXD tại chỗ phục vụ các công trình xây dựng. Một số sản phẩm chủ yếu đã được tập trung phát triển như đầu tư xây dựng các cơ sở xi măng lò đứng, các cơ sở gạch, đá ốp lát bán cơ giới... Các loại vật liệu xây dựng như xi măng, tấm lợp, gạch, đá đã được khôi phục và phát triển gấp 2 lần so với thời kì chiến tranh, đã giải quyết một phần khó khăn do khan hiếm nguồn vật tư, nguyên liệu trong nước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song nhìn chung các cơ sở sản xuất VLXD còn mang nặng tính thủ công, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, chất lượng chưa cao, còn lệ thuộc nhiều vào nguồn vật tư, nguyên liệu nhập ngoại.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khảo sát thiết kế công trình, thiết kế quy hoạch... đã có những bước tiến bộ đáp ứng được những yêu cẩu sản xuất, xây dựng và phát triển đô thị. Đã cùng các chuyên gia thiết kế được nhiều công trình dân dụng, công nghiệp. Việc xử lí nền móng, xử lí chống thấm, chống dội như nền móng có castơ ở Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, chống lún ở Khách sạn La Thành đã có kết quả tốt, áp dụng thành công công nghệ mới để sản xuất xi măng mác cao, xi măng bền sulfat, gạch chịu lửa, chịu axít.
Giai đoạn 5 năm 1981 - 1985
Giai đoạn 1981-1985 là giai đoạn có nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Song, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V, các Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng và Chính phủ, ngành Xây dựng đã xác định rõ nhiệm vụ và những mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước giao cho. Đã tập trung giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm 1981- 1985: góp phần tăng cường tiềm lực cho nền kinh tế cả nước. Vai trò chỉ đạo của các lực lượng quốc doanh trên các lĩnh vực xây lắp, sản xuất VLXD, quản lí phát triển nhà, quản lí đô thị ngày càng rõ nét hơn. Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng đã tập trung cao độ phấn đấu hoàn thành các công trình trọng điểm như: 2 tổ máy nhiệt điện Phả Lại; mở rộng Nhà máy Super phốt phát Lâm Thao; hoàn thành các nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, chế biến gỗ, kéo sợi, giấy Bãi Bằng, chế biến nông sản. thực phẩm,... Các công trình lớn được xây dựng như Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Trị An, Apatít Lào Cai, Nhà máy kính Đáp Cầu, Giấy Tân Mai, Xi măng Hà Tiên. công trình dầu khí Vũng Tàu... đã phát huy hiệu quả của các công trình then chốt trong nền kinh tế quốc dân vào kỳ kế hoạch 5 năm sau 1986 - 1990. Tốc độ tăng giá trị xây lắp trong giai đoạn này bình quân trên 25%: Năm 1982 tăng 20% so năm 1981, năm 1983 tăng 21% so năm 1982, năm 1984 tăng 28% so năm 1983, và năm 1985 tăng 36% so năm 1984. Các đơn vị xây lắp thuộc Bộ Xây dựng đảm nhận nhiều công trình trọng điểm quốc gia, tỉ trọng giá trị xây lắp các công trình trọng điểm chiếm 79,7% tổng giá trị xây lắp của Bộ.
Lĩnh vực sản xuất VLXD đã từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu xây dựng. Sự phát triển về số lượng, chủng loại sản phẩm VLXD theo xu hướng thị trường, một số mặt hàng đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong nước. Trình độ quản lí, chỉ đạo sản xuất quản lí kĩ thuật ở các cơ sở sản xuất VLXD đã có những bước tiến bộ nhanh chóng, nắm bắt được những tiến bộ kĩ thuật, công nghệ trong dây chuyền sản xuất hiện đại như Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch... Chất lượng các sản phẩm VLXD được nâng lên một bước. Nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư để khai thác nguồn tài nguyên tại chỗ làm vật liệu xây dựng. Xi măng lò đứng đã phát triển ở một số địa phương như Vĩnh Phú trước đây, Hà Tây, Huế, Quy Nhơn, Hà Tiên, Yên Bái... Tổng sản phẩm VLXD trong cả nước đã tăng gần 30% so với thời kì 1976 -1980.
Giai đoạn 5 năm 1986 – 1990
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI các Nghị quyết của Trung ương, của Chính phủ về những chủ trương và chính sách đổi mới, ngành Xây dựng đã có những chuyển biến quan trọng. Các đơn vị kinh tế cơ sở đã nâng cao ý thức tự chủ, năng động, mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hoá sản phẩm gắn với thị trường, tận dụng năng lực sẵn có, từng bước thoát ra khỏi lối làm ăn theo cơ chế bao cấp trong sản xuất kinh doanh và coi trọng hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng bước đầu thực hiện theo phương thức đấu thầu, mặc dù đang còn sơ khai. Tuy vậy đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các đơn vị chú ý sắp xếp lại lực lượng lao động, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thi công để nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả xây lắp. Trong giai đoạn này, tổng giá trị tài sản cố định đã tăng thêm 2.760 tỉ đồng theo giá năm 1990. Nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành như tổ máy số 3; 4 của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; 4 tổ máy của Thuỷ điện Trị An; 2 tổ máy Thuỷ điện Hoà Bình; 3 tổ máy Thuỷ điện Trây Linh; Nhà máy kính Đáp Cầu, dây chuyền Xi măng Kiến Lương, Nhà máy giấy Tân Mai, các công trình phục vụ khai thác dầu khí... đã góp phần làm tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế quốc dân. Tốc độ tăng giá trị xây lắp bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 3,7 lần: Năm 1987 tăng 2,52 lần so với năm 1986, năm 1988 tăng 8 lần so năm 1987, năm 1989 tăng 3,2 lần so năm 1988, năm 1990 tăng 1,14 lần so năm 1989 mặc dù số lao động giảm từ 518 ngàn người năm 1986 xuống 443 ngàn người năm 1990.
Trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất VLXD, các đơn vị quốc doanh trung ương và địa phương đã tập trung đầu tư cơ sở sản xuất với dây chuyền công nghệ tiên tiến tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. sản lượng lớn, thể hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm thông thường, các cơ sở sản xuất nhỏ do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đảm nhận, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, khắc phục được tình trạng khan hiếm VLXD. Một vấn đề quan trọng là đã tạo được không khí cạnh tranh tích cực sản xuất giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy việc sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm, chất lượng tốt hơn, giá thành ngày càng hợp lí hơn. Nhờ chủ trương đúng đắn trên, tốc dộ tăng trưởng ngành vật liệu xây dựng gấp 2-3 lần so với 5 năm 1981 - 1985.
Trong lĩnh vực quản lí đô thị, xây dựng nhà ở và hạ tầng, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, ngành Xây dựng đã có những đổi mới trong nhận thức, trong quan điểm về phát triển đô thị. Từ việc thiết kế quy hoạch, thiết kế nhà ở... để Nhà nước đầu tư, thực hiện, chuyển sang cơ chế mới là quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch các khu nhà ở để Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư thực hiện. Từ quan điểm trên, công tác thiết kế quy hoạch đô thị đã được đẩy mạnh. Đến thập kỉ 90, hàng triệu mét vuông nhà ở đã được xây dựng lại, xây dựng mới, bộ mặt đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị đã có sự chuyển biến đời sống nhân dân được cải thiện một bước.
Giai đoạn 5 năm 1991-1995
Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII về chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và các mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 1991 - 1995, ngành Xây dựng đã có nhiều nỗ lực, tạo được bước ngoặt quan trọng và đúng hướng trong nhiệm vụ phát triển ngành, góp phân tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.
Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng: Các đơn vị xây lắp được tổ chức sắp xếp lại theo chủ trương của Nhà nước thông qua việc thực hiện Nghị định 388 HĐBT, đã nhanh chóng ổn định tổ chức sản xuất, hình thành các doanh nghiệp nhà nước mạnh, tập trung đầu tư nâng cao năng lực thi công, đã khẳng định được vai trò chủ đạo trong cơ chế thị trường. Do có những chuyển biến tích cực về đầu tư công nghệ, về tổ chức quản lí, lực lượng xây dựng quốc doanh ở Trung ương và địa phương tuy có giảm về số lượng, nhưng giá trị tổng sản lượng vẫn tăng trưởng với nhịp độ cao. Tốc độ tăng về giá trị xây lắp năm 1991 tăng 1,6 lần so với năm 1990, năm 1992 tăng 2,0 lần so năm 1991, năm 1993 tăng 2,1 lần so năm 1992. năm 1994 tăng 1,8 lần so năm 1993 và năm 1995 tăng 1.28 lần so năm 1994. Bình quân tốc độ tăng hàng năm về giá trị sản lượng xây lắp trong toàn ngành 76,4%. Các công trình trọng điểm và quan trọng của Nhà nước như Thuỷ điện Hoà Bình, Vĩnh Sơn, Yaly, Thác Mơ, đường dây 500 KV Bắc Nam, các nhà máy xi măng Hà Tiên, Hoàng Thạch, Apatit Lào Cai,... đã được tập trung thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Trong lĩnh vực sản xuất VLXD: Tiếp tục triển khai công cuộc đổi mới, ngành VLXD đã chuyển từ việc sản xuất và phát triển theo kế hoạch định hướng, sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Bộ Xây dựng đã chủ trương tập trung nguồn lực để phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ những mặt hàng quan trọng như xi măng, kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát và các mặt hàng có tầm chi phối thị trường. Những sản phẩm thông thường, mang tính truyền thống địa phương, kỹ thuật ít phức tạp thì khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư nhằm sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu xây dựng. Nhờ chủ trương đúng đắn trên, việc đầu tư về VLXD đã phát triển trong toàn ngành ở các địa phương, ở một số ngành trung ương và các thành phần kinh tế. Các cơ sở xi măng lò đứng, các cơ sở gạch xây nung bằng lò tuy-nen, một số cơ sở khai thác và chế biến đá ốp lát cao cấp, một số nhà máy gạch ceramic, sứ vệ sinh được hình thành trong giai đoạn này đã góp phần đáng kể trong việc cân đối cung cầu VLXD cho xã hội. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm mới đã được nâng lên ngang với tiêu chuẩn các nước trong khu vực, được người tiêu dùng chấp nhận, đẩy lui dần việc nhập khẩu. Kết quả 5 năm 1991-1995, sản lượng các loại VLXD đều tăng gần 2 lần so với 5 năm trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị tổng sản lượng của ngành VLXD đạt 17,9%.
Trong lĩnh vực đô thị và nông thôn: Nhận thức đúng đắn vai trò của đô thị, nông thôn trong thời kì đổi mới, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, vừa là hạt nhân thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngành Xây dựng đã tạo được bước chuyến biến quan trọng về quan điểm, về nhận thức đối với các cấp các ngành trong việc đổi mới nội dung quản lí xây dựng và phát triển đô thị nông thôn.
Bộ Xây dựng đã phối hợp với các ngành liên quan đề xuất với Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy: các cơ chế chính sách mới về xây dựng đô thị, xây dựng nhà ở, kinh doanh mua bán nhà, về giá nhà, giá đất đô thị. Đồng thời đã đổi mới nội dung công tác thiết kế quy hoạch đô thị, nông thôn, nội dung quản lí xây dựng theo quy hoạch, theo dự án, cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xây dựng, tổ chức lại hệ thống quản lý xây dựng đô thị... Nghiên cứu quy hoạch các khu công nghiệp mới, khu dân cư mới: trình Chính phủ ban hành quy chế quản lí trong quá trình xây dựng và vận hành. Trong lĩnh vực khảo sát thiết kế đã đổi mới nội dung và tổ chức, hình thành các công ty tư vấn xây dựng đám nhiệm chức năng đồng bộ trong các bước chuẩn bị đầu tư của các dự án xây dựng.
Trong 5 năm 1991-1995, hầu hết các đô thị từ tỉnh lị trở lên đã được điều chỉnh lại quy hoạch. Việc đầu tư xây dựng ở các đô thị tăng nhanh, trật tự, kỷ cương được lập lại. Bộ mặt kiến trúc đô thị, đường phố đô thị, vệ sinh môi trường đô thị được khang trang, sạch đẹp hơn. Nhà ở, nước uống và các dịch vụ ở các đô thị được cải thiện, nâng cấp một bước mới.
Giai đoạn 5 năm 1996 - 2000 và từ năm 2000 đến nay
Sau 10 năm đổi mới, ngành Xây dựng đã tạo được thế và lực để bước vào thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra. Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến về chất trong sự phát triển của ngành. Nhiều cơ chế chính sách được Bộ tập trung xây dựng trong giai đoạn này đã tạo nên khung pháp lí khá đồng bộ. Việc triển khai mạnh mẽ công tác quy hoạch, chiến lược, định hướng phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lí ngành ở cấp vĩ mô. Lực lượng sản xuất đã được sắp xếp lại. Các tổng công ty, công ty mạnh đã được thành lập và củng cố, tiếp tục đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, tăng năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thuộc ngành, chuẩn bị những tiền đề tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ở giai đoạn sau. Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và những hậu quả của thiên tai trong 3 năm 1998-2000, mức tăng trưởng có chậm lại, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 5 năm 1996-2000 của ngành công nghiệp VLXD đạt khoảng 16,9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của công nghiệp trong cả nước khoảng 13%. Giai đoạn này, riêng lĩnh vực xi măng đã được đầu tư khoảng 16.900 tỉ đồng cho các dây chuyền xi măng lò quay và 1.740 tỉ đồng để hoàn thành chương trình 3 triệu tấn xi măng lò đứng. Năng lực sản xuất xi măng, từ 6,8 triệu tấn năm 1996 lên 15,53 triệu tấn năm 2000. Năm 1996 - 1998 phải nhập 2,74 triệu tấn xi măng và 2,27 triệu tấn clinker, tốn 198 triệu USD, đến năm 1999 đã cân đối được nhu cầu và sản xuất trong nước. Lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát ceramic và granite trong ngành Xây dựng có tốc độ phát triển cao nhất. Cuối năm 1995 có 2 nhà máy với công suất là 2,1 triệu m2, đến năm 2000 tổng công suất đã đạt gần 48,2 triệu m2, tăng gấp khoảng 23 lần. Kính xây dựng tăng 3,5 lần. Năng lực sản xuất sứ vệ sinh đến nay đã đạt 2 triệu sản phẩm/năm, tăng 5,4 lần so với năm 1996. Đặc biệt là chất lượng sản phẩm VLXD đã tương đương các sản phẩm của khu vực. Một số sản phẩm có thể thay thế, cạnh tranh với hàng ngoại nhập, bước đầu được xuất khẩu sang các nước trong khu vực, các nước Châu Âu và Trung Đông.
Trong lĩnh vực xây dựng, việc đổi mới cơ chế quản lí đầu tư và xây dựng theo hướng phân định rõ quản lí nhà nước và quản lí sản xuất kinh doanh, giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng tính chủ động sáng tạo của các thành phần kinh tế trong xây dựng, cạnh tranh để thúc đẩy phát triển và đổi mới công nghệ. Yếu tố này đã thúc đẩy việc hình thành thị trường xây dựng có quản lí của nhà nước, khơi dậy tiềm năng của ngành.
Lĩnh vực xây lắp có tốc độ tăng trưởng bình quân 11%/năm. Bộ Xây dựng có 14 tổng công ty và nhiều công ty trực thuộc. Thời kì này các công trình lớn về hạ tầng, công nghiệp, dân dụng đã được tập trung xây dựng với tốc độ thi công nhanh gấp 2-3 lần so với thời kì 1991 - 1995. Các công trình điện lớn như Yaly, Sông Hinh, Phú Mỹ, Phả Lại 2; các công trình xi măng như Bút Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai đã và đang được xây dựng, bước đầu đi vào sản xuất.
Các doanh nghiệp tư vấn đã trở thành lực lượng có vai trò không nhỏ trong sự phát triển của Ngành. Nó không chỉ là những đơn vị hoạt động nghề nghiệp mà còn là đòn bẩy mang lại hiệu quả kinh tế kĩ thuật cao cho xã hội. Hiện nay trong toàn quốc có khoảng 650 doanh nghiệp tư vấn, trong đó có khoảng 445 doanh nghiệp nhà nước, thu hút hàng vạn kiến trúc sư, kĩ sư, chuyên gia các chuyên ngành, các nhà khoa học, cán bộ quản lí của Ngành. Đội ngũ lớn mạnh nhanh chóng, đã đảm nhận được nhiều việc mà trước đây đòi hỏi phải thuê chuyên gia nước ngoài.
Công tác quản lí và phát triển đô thị đã được tập trung chỉ đạo. Bộ đã dự thảo và được Chính phủ phê duyệt Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam, Định hướng phát triển cấp nước đô thị, Định hướng thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020. Cho đến năm 2000 quy hoạch tổng thể xây dựng các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng đã được phê duyệt điều chỉnh, đã phê duyệt 11 đô thị loại II, 12 đô thị loại III, 400 quy hoạch xây đựng của các thị trấn, thị tứ và các cụm dân cư nông thôn. Đây là công việc có ý nghĩa hết sức lớn lao, vừa là công cụ quản lí vừa tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đô thị theo quy hoạch và dự án, tiết kiệm đất đai.
Lĩnh vực cấp thoát nước cũng đã và đang được đầu tư khoảng 850 triệu USD. Theo định hướng phát triển cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2020, tổng công suất nước phấn đấu đạt khoảng 8.866.680 m3/ngày đêm so với công suất hiện tại khoảng 2.116.550m3/ ngày đêm. Tuy nhiên, do sự phát triển bùng nổ của các đô thị nhiều năm buông lỏng công tác quản lí, sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ của một số ngành và chưa rõ trong phân cấp quản lí đối với chính quyền địa phương, lĩnh vực phát triển đô thị vẫn còn nhiều bất cập.
Lĩnh vực phát triển nhà, đã căn bản chấm dứt chế độ bao cấp về nhà ở, giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng, các cán bộ lão thành, quy định về giao dịch dân sự trong lĩnh vực nhà ở phù hợp với Luật Dân sự, xây đựng chính sách đầu tư phát triển nhà cho người có thu nhập thấp, đẩy mạnh cơ chế phát triển nhà ở theo dự án nhằm huy động mọi nguồn lực vào phát triển nhà và hạn chế việc xây dựng tự phát, lấn chiếm đất công, chương trình xoá nhà ổ chuột trên kênh rạch thành phố Hồ Chí Minh, chương trình phát triển nhà ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đang được tập trung chỉ đạo và đạt nhiều kết quả. Trong 5 năm 1996 - 2000, thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng mới và sửa chữa 13,6 triệu m2, Hà Nội xây dựng mới khoảng 1,65 triệu m2 nhà.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Về công tác quản lý nhà nước
Từ khi chuyển sang thời kì đổi mới đến nay, Bộ và toàn ngành Xây dựng đã nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, tạo được chuyển biến tích cực, đúng hướng và toàn diện trong quản lí nhà nước, chỉ đạo điều hành và thực hiện phát triển sản xuất kinh doanh.
Bộ đã phân định rõ chức năng quản lí nhà nước và quản lí sản xuất kinh doanh, mạnh dạn trao quyền tự chủ cho các đơn vị kinh tế cơ sở, hướng dẫn và thúc đẩy các sở xây dựng thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với ngành tại các tỉnh, thành phố. Tiến hành các đợt kiện toàn bộ máy cơ quan Bộ, xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức cho phù hợp với quy chế mới. Đồng thời kiện toàn và sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành, bằng cách sáp nhập, nâng cấp chuyển hoá mở rộng quyền hạn và tinh giản bộ máy quản lí tại các đơn vị cơ sở. Tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất và kinh doanh phát triển. Để góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bộ đã nghiên cứu đề ra các chiến lược, định hướng phát triển và các cơ chế, chính sách của ngành. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi và thống nhất với các cấp, các ngành về quan điểm, nhận thức đối với các nội dung đổi mới. Bộ đã và đang soạn thảo mới, bổ sung, thay thế các văn bản pháp quy trình Nhà nước ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền để ngày càng hoàn thiện môi trường pháp lí quản lí các lĩnh vực do Bộ phụ trách cho phù hợp với cơ chế thị trường, hội nhập các nước. Đồng thời Bộ đã tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, pháp quy, chủ trương, chính sách của ngành tại nhiều cơ quan, đơn vị thuộc các ngành, các cấp. Đã tổ chức và thúc đẩy sự hoạt động thường xuyên của hệ thống giám sát chất lượng công trình xây dựng và sản phẩm vật liệu xây dựng.
Về công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật và công nghệ
Công tác này đã có những tiến bộ đáng kể. Từ một viện thí nghiệm vật liệu xây dựng lúc ban đầu, đến nay trực thuộc Bộ đã có các viện nghiên cứu về khoa học công nghệ xây dựng, vật liệu xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị, nông thôn, môi trường, khoa học quản lí kinh tế xây dựng... Các tổ chức nghiên cứu khoa học kĩ thuật, khoa học quản lí cũng được hình thành ở các địa phương và các doanh nghiệp. Hàng vạn sáng kiến, hàng ngàn đề tài nghiên cứu R, nghiên cứu ứng dụng R & D đã được công nhận và phát huy hiệu quả. Trong thời kì nền kinh tế đất nước còn khó khăn, trang thiết bị yếu kém... những sáng kiến, những đề tài nghiên cứu đã góp phần tích cực trong các hoạt động của ngành.
Trong thời kì đổi mới, việc nghiên cứu khoa học công nghệ càng được chú trọng, đã giải quyết dược hàng loạt vấn đề về chuyển giao công nghệ mới, ứng dụng những tiến bộ kĩ thuật trong xây dựng, trong sản xuất vật liệu xây dựng và trong các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm để từng bước hội nhập với cộng đồng thế giới. Đội ngũ những người làm công tác khoa học, công nghệ đã phát triển và trưởng thành; có khả năng giải quyết nhiều vấn đề kĩ thuật phức tạp trong xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng quy mô lớn ở Việt Nam như xử lí nền móng, castơ, xử lí chống lún, chống dội; xây dựng và lắp ráp nhà máy lớn không có chuyên gia kĩ thuật nước ngoài như Xi măng Hà Tiên, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Bút Sơn...; làm chủ được nhiều công nghệ hiện đại trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như kĩ thuật sản xuất xi măng theo phương pháp khô, kĩ thuật sản xuất sứ vệ sinh, gạch lát ceramic, kính xây dựng, công nghê thông tin trong điều hành sản xuất, điều hành quản lí...
Về công tác đào tạo cán bộ
Hết sức được coi trọng, đã bổ sung nhanh cả về số lượng và chất lượng, là nhân tố và động lực quan trọng trong quá trình phát triển của ngành. Bắt đầu từ một trường và một lớp nhỏ đào tạo cán bộ kỹ thuật, kiến trúc sư vào cuối thập kỷ 50, đến nay toàn ngành đã có một hệ thống, một mạng lưới đào tạo ngành nghề tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, bao gồm các trường đào tạo kiến trúc sư, kỹ sư, cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật trên đại học, các trường kỹ thuật nghiệp vụ, trường đào tạo công nhân kỹ thuật ở trung ương và địa phương. Cùng với việc đào tạo trong nước, nhiều cán bộ, công nhân được cử đi học tập ở nước ngoài đặc biệt là đối với các cán bộ quản lí cán bộ cao cấp kĩ thuật, quản lí và các công nhân thuộc ngành nghề mới, kĩ thuật phức tạp.
Chất lượng cán bộ kỹ thuật ngày càng được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu về trình độ quản lí, trình độ kỹ thuật chuyên môn, chính trị và ngoại ngữ.... Chất lượng đội ngũ công nhân kĩ thuật cũng được đổi mới, từ tác phong công nghiệp đến cơ cấu ngành nghề. Hầu hết các công trình xây dựng quy mô lớn, các sản phẩm vật liệu xây dựng kĩ thuật cao... do trong nước hoặc nước ngoài đầu tư đều do bàn tay của người công nhân ngành Xây dựng thực hiện và làm chủ được ngành nghề.
Về công tác thi đua
Ngay từ những năm đầu thành lập, Lãnh đạo Bộ, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã tổ chức và phát động nhiều phong trào thi đua. Từ phong trào thi đua "Mọi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt" do Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi; phong trào thi đua "Phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động", phong trào thi đua năng suất cao" trước đây, đến các phong trào thi đua "Năng suất cao - Quản lí giỏi" hiện nay, là những phong trào thi đua liên tục được cán bộ, công nhân viên trong ngành hương ứng tích cực, dấy lên các cao trào lao động sản xuất sôi nổi 50 năm qua. Vận dụng sáng tạo các phong trào thi đua vào từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực công tác, từng công trình xây dựng, đặc biệt đối với những dự án quan trọng, trọng điểm của Nhà nước, các phong trào thi đua đã có tác dụng rất lớn. Nhiều nơi đã trở thành phong trào thi đua quốc tế lôi cuốn được cán bộ công nhân các nước bạn cùng tham gia như tại công trình Điện Phả Lại, Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Apatit Lào Cai, Kính Đáp Cầu, Xi măng Bỉm Sơn tăng và Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh.... Phong trào thi đua bảo đảm chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm xây dựng" đã cuốn hút cả các ngành, các địa phương có công trình xây dựng tham gia.
Đảng và Nhà nước đánh giá cao những thành quả của ngành Xây dựng trong 50 năm qua.
Những th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22894.doc