I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty điện tử Đống Đa (tên giao dịch quốc tế Viettronics Đống Đa Company) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các loại hàng gia dụng nằm dưới sự quản lý của Liên hiệp Điện tử Tin học Việt nam. Công ty thuộc Bộ Công nghiệp hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh doanh, trụ sở chính tại 55- đường Nguyễn Chí Thanh- Đống Đa- Hà Nội.
Tiền thân của công ty là phòng nghiên cứu điện tử thuộc Bộ Cơ khí Luyện kim (cũ), được thành lập
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty VIETTRONICS Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo Quyết định số 803/CL-CB ngày 29/10/1970 của Bộ trưởng Bộ cơ khí thành lập phòng nghiên cứu điện tử trực thuộc Bộ. Phòng nghiên cứu này có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo các thiết bị điện tử chuyên dùng và sản xuất một số linh kiện điện tử, số lao động chỉ có 7 người. Nhìn chung, sản xuất lúc này mang tính đơn chiếc và thử nghiệm. Sản phẩm bao gồm:
Điện tử y tế: điện tâm đồ, điện não đồ, máy siêu âm, ổn áp các loại.
Một số linh kiện điện tử khác: tủ điện tử, triết áp, linh kiện bán dẫn.
Sản phẩm phần lớn cung cấp cho các đơn vị đặt hàng chỉ có một số ít được bán ra thông qua các cửa hàng bách hoá. Hoạt động không mang lại hiệu quả kinh tế tưởng đã có lúc phải giải thể vì công ty tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào chi phí của Nhà nước.
Ngày 30/4/1982 theo Quyết định số 94/CL-TCQL của Bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim chính thức chuyển phòng nghiên cứu điện tử thành xí nghiệp điện tử thuộc Liên hiệp điện tử Việt nam, chuyên lắp ráp đồ gia dụng lấy tên là: Xí nghiệp sửa chữa và chế tạo các thiết bị điện tử công nghiệp (gọi tắt là: Xí nghiệp Viettron Đống Đa) trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp điện tử.
Từ năm 1982 đến năm 1986 dưới thời kỳ bao cấp, về cơ bản xí nghiệp vẫn là một đơn vị quốc doanh hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, được ưu tiên trong việc huy động đầu vào, tự chủ trong việc nghiên cứu tổ chức sản xuất nhưng xí nghiệp không được tự chủ trong tiêu thụ. Nhìn chung, do nguồn ngân sách cấp hạn hẹp và máy móc thiết bị lạc hậu, năng suất thấp nên quy mô sản xuất chỉ là đơn chiếc, sản phẩm hết sức nghèo nàn, sản lượng chỉ đạt bình quân 100 chiếc bao gồm: ổn áp, tăng âm phục vụ quốc phòng, …
Trong giai đoạn này do tác động của cơ chế cũ nên kinh nghiệm làm ăn trên thương trường của xí nghiệp còn rất yếu, khả năng tiếp cận thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm hầu như không có, hoạt động của xí nghiệp kém hiệu quả không đem lại lợi nhuận. Trong thời kỳ này có công văn số 358/LHĐT-TC ngày 19/8/1983 của Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp điện tử về việc thực hiện quy định về tên gọi các đơn vị trong Liên hiệp. Xí nghiệp sửa chữa và chế tạo thiết bị điện tử công nghiệp đặt tên là: Xí nghiệp Viettronics Đống Đa.
Theo công văn này: Cơ cấu tổ chức cũng như chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp không thay đổi mà chỉ thay đổi tên xí nghiệp. Cho đến năm 1984 theo Quyết định số 349/ĐT ngày 12/12/1984 của Tổng cục trưởng Tổng cục điện tử và kỹ thuật tin học. Theo Quyết định này thì cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ được giữ nguyên. Tên gọi của xí nghiệp điện tử Đống Đa được gọi tắt là Viettronics Đống Đa và được tiếp thu từ Liên hiệp các xí nghiệp điện tử thuộc Bộ cơ khí và luyện kim.
Từ năm 1986 đến năm 1991 Nhà nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chính sách mở cửa đã làm cho các đơn vị kinh doanh có những chuyển biến mạnh mẽ. Do nhận thức được sự phát triển của thị trường điện tử gia dụng, xí nghiệp đã chuyển hướng sang kinh doanh mặt hàng này, xí nghiệp đã quyết định nhập linh kiện nước ngoàI và lắp ráp radio và tivi. Từ năm 1987 cho đến năm 1991 công ty có nhiều thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước nhất là khu vực phía bắc về hàng điện tử gia dụng, về khoa học kỹ thuật, … và tính từ năm 1987 đến năm 1991sản lượng năm sau tăng gấp 2 lần năm trước do thị trường máy thu hình ở Việt nam còn rộng lớn, nhất là ở thời điểm này các công ty điện tử khác còn nhỏ và các công ty liên doanh với nước ngoài chưa ra đời.
Sau Nghị định số 388/TTG ngày 20/10/1991 của Thủ tướng Chính phủ quy định lại về việc đánh giá lại doanh nghiệp, thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước.
Theo Quyết định số 61/QĐ-CNNG-TC ngày 13/12/1992 của Bộ trưởng bộ công nghiệp nặng đổi tên “xí nghiệp Viettronics Đống Đa” thành “công ty điện tử Đống Đa”.Quyết định này chỉ làm thay đổi tên của công ty còn chức năng nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức của công ty không có gì thay đổi.
Theo Quyết định số 249/QĐ/TCNĐT ngày 20/5/1993 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng về việc thay đổi lại công ty điện tử Đống Đa. theo Quyết định này tên gọi của công ty vẫn áp dụng theo quyết định số 61/QĐ-CNNG-TC trước đây nhưng cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ quyền hạn có sự thay đổi như ngày nay. Hiện nay, công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh theo quyết định mới này.
Tóm lại, từ khi chuyển đổi nền kinh tế, sau hơn 10 năm hoạt động trong nền kinh tế mới mặc dù gặp rất nhiều khó khăn xong công ty vẫn chứng tỏ được mình là một công ty mạnh và có bản lĩnh. Hiện nay, công ty mạnh dạn lắp ráp rất nhiều chủng loại tivi mà linh kiện nhập chủ yếu từ Hàn Quốc. Hiện tại công ty đang lắp ráp một số chủng loại tivi như: Tivi Daewoo 1409, tivi SANYO, tivi Daewoo 2066, tivi Daewoo 2046,… và một số loại anten như: Anten 598Z, anten 598XL, anten 12 chấn tử, anten đa kênh,… ngoài ra mới đây công ty còn sản xuất và lắp ráp một số sản phẩm khác như: Tủ lạnh,nồi hấp, tủ sấy, máy thở,… . Có thể nói, sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú đã đáp ứng khá nhiều trên nhu cầu thị trường đặc biệt là mặt hàng tivi.
Sau đây là danh sách những sản phẩm mà công ty điện tử Đống Đa đang sản xuất và lắp ráp:
Tivi Daewoo 1409
Tivi Deawoo 1497
Tivi Deawoo 2066
Tivi SANYO
Tivi Viettronics 2199A
Tủ lạnh 12G
Tủ lạnh 17G
Máy giặt Supra
Anten 598Z
Anten 598XL
Anten 598X
Anten 12 chấn tử
Anten 3 chấn tử
Anten 7 chấn tử
Anten đa kênh
Anten LPD
Aminang
Máy sắc máu
Nồi hấp
Tủ sấy
Máy thở PLV-100
Máy thở ESPRIT
Máy thở BIPAP VISION
Máy đIện tim
Máy tạo ôxy
Máy bóp cao cấp
Trong đó, các sản phẩm thiết bị y tế là những sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn và chất lượng đảm bảo.
II. cơ cẩu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, những quy luật khách quan, chủ quan, môi trường kinh doanh trong nước cũng như ngoài nước tác động rất lớn đến các đến các doanh nghiệp nói chung cũng như Công ty Điện tử Đống Đa nói riêng, đòi hỏi công ty phải có một bộ máy linh hoạt gọn nhẹ. Bộ máy của công ty theo kiểu trực tuyến chức năng, theo sơ đồ:
Các hội đồng cố vấn
Giám đốc công ty
Các tổ chức đoàn thể
Phó giám đốc công ty
Khối văn phòng công ty
Ban thiết bị y tế
Phòng kế toán tài chính
Phòng kinh doanh thị trường
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng đầu tư phát triển
Phòng tổ chức hành chính
Trung tâm bảo hành sản phẩm
Các trung tâm dịch vụ và cửa hàng
Xưởng thiết bị điện tử
Xưởng anten điện tử
Xưởng cơ điện
Liên doanh DVC
Qua sơ đồ trên và qua thực tế tại công ty thì giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chi phối hoạt động kinh doanh chính, chỉ đạo và phối hợp của các phòng ban.
Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm thay thế giám đốc điều hành các bộ phận được uỷ quyền, giúp đỡ cho ban giám đốc và các phòng chức năng và phó giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo khối văn phòng công ty và ban trang thiết bị y tế. Trong đó, ban trang thiết bị y tế có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ thường xuyên cho cán bộ công nhân viên, phòng chống các dịch bệnh và tạo điều kiện sinh hoạt vệ sinh cho cán bộ công nhân viên.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động, giải quyết chế độ cho người lao động như: Điều động lao động, tuyển dụng lao động, giải quyết hưu trí, tiền lương cho người lao động.
Phòng kinh doanh thị trường: Nghiên cứu, xây dựng, nắm bắt thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm và thực hiện các công việc kinh doanh của công ty.
Phòng tài chính kế toán: Làm nhiệm vụ kế toán, có chức năng thu nhập và xử lý thông tin về tình hình vốn, tài sản, tài chính của công ty để giám đốc cũng như các phòng ban của công ty có những thông tin cần thiết, phù hợp, kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và cung cấp vật tư nguyên vật liệu.
Nhiệm vụ lập kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất cho từng năm, từng giai đoạn sản xuất, đồng thời phòng còn có nhiệm vụ ký kết các hợp đồng và tổ chức thực hiện các nội dung ký kết trong hợp đồng. Chức năng lập kế hoạch cho toàn công ty đóng vai trò quan trọng.
Nhiệm vụ cung cấp đầy đủ vật tư thiết bị cho sản xuất. đồng thời quyết toán số vật tư đã sử dụng.
Tóm lại: Phòng kế toán vật tư quản lý các nguyên vật liệu vật tư phục vụ sản xuất, cung ứng vật tư đảm bảo chất lượng kịp thời. Ngoài ra, phòng còn xây dựng các dự án đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, quản lý việc nhập, mua bán nguyên vật liệu, …
Các ban, khối, trung tâm trực thuộc, xưởng và liên doanh DVC: Thực hiện các nhiệm vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đã được giao phó.
Mối quan hệ công tác giữa các phòng ban trong công ty:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban mà trưởng và phó các phòng ban là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và kết quả thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban và nghiệp vụ ngành dọc của các đơn vị trực thuộc.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các phòng ban có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau cùng tham gia giải quyết các công việc chung của công ty có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của phòng ban mình phụ trách.
Các phòng ban của công ty có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ theo ngành dọc, đồng thời có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra giám sát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ chuyên môn do phòng ban phụ trách.
III. tình hình hoạt động và kinh doanh của công ty
1. Vốn tài chính và tình hình quản lý vốn:
1.1. Vốn tài chính:
Vốn là điều kiện đầu tiên của bất kỳ một công ty nào khi bước vào hoạt động kinh doanh. Có thể nói, vốn quyết định sự sống còn của công ty và là dấu hiệu của sự làm ăn thịnh vượng hay thua lỗ của công ty. Đối với công ty Điện tử Đống Đa thì vốn có vai trò đặc biệt quan trọng và có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau với số lượng lớn. Tuy nhiên, để có số lượng vốn hợp lý phù hợp với điều kiện kinh doanh và đảm bảo an toàn trong kinh doanh thì các công ty phải dựa vào thực trạng kinh doanh của công ty mình, khả năng duy trì và khả năng quay vòng vốn. Vốn của công ty Điện tử Đống Đa chủ yếu là vốn vay ngân hàng, chiếm khoảng 63% tổng số vốn.
Trên thực tế, ở nước ta hầu hết các công ty đều thành lập trên cơ sở không có đảm bảo chắc chắn về tài chính nên không có khả năng cạnh tranh cao hoặc không chịu đựng được những biến động của thị trường.
Nguồn vốn của công ty được huy động từ 3 nguồn:
Nguồn vốn do Nhà nước cấp: Mặc dù công ty đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường song công ty vẫn do Nhà nước quản lý. Vì vậy công ty hàng năm vẫn được Nhà nước cấp bổ sung một lượng vốn mặc dù có hạn chế.
Vốn tự có của công ty: Lượng vốn này rất ít, đặc biệt trong năm 2000 lượng vốn tự có của công ty chiếm khoảng 20% tổng số vốn nhưng năm 2002 do hoạt động kinh doanh của công ty có tiến triển dẫn đến lượng vốn tự có của công ty đã tăng lên =30% tổng số vốn.
Vốn vay ngân hàng: Đây là nguồn vốn chủ yếu của công ty từ năm 1999 đến năm 2001 tình hình hoạt động của công ty có phần sáng sủa hơn và lượng vốn vay của ngân hàng tăng từ 64% lên 74% tổng số vốn vì công ty đã mở rộng quy mô sản xuất của mình ra nhiều lĩnh vực với nhiều mặt hàng trong lĩnh vực điện tử và đồ gia dụng.
Tuy nhiên, đến năm 2002, hoạt động kinh doanh của công ty có chuyển biến về lượng vốn vay ngân hàng và lượng này đã giảm nay chỉ còn 67% tổng số vốn.
Công ty vay vốn ngân hàng dưới 2 hình thức:
Vay dài hạn: Chiếm 17% tổng số vốn vay lãi suất 8,0%/năm thời gian hoàn vốn là 5 năm.
Vay ngắn hạn: Chiếm 83% tổng số vốn vay với lãi suất 8,3%/năm. thời hạn hoàn vốn là 1/4 năm, lượng vốn này nhằm để bổ sung vốn lưu động và chủ yếu là vay theo từng lô hàng. Ngoài ra công ty còn áp dụng phương pháp trả chậm trong việc mua linh kiện nước ngoài để tăng lượng vốn vận chuyển.
Với lượng vốn vay khá lớn mà lại trong thời gian ngắn thì có thể thấy khả năng thu hồi vốn của công ty là rất cao và có thể đánh giá được tình hình hoạt động tiêu thụ của công ty đang có tiến triển. Tuy vậy, vẫn có thể đánh giá được chính xác công ty chưa thể thu được nhiều lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh vì với lượng vốn vay lớn và lãi suất cao thì công ty phải trả nhiều lãi do đó làm tăng giá thành sản phẩm và nó ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ sản phẩm, điều đó làm cho doanh thu và lợi nhuận không cao.
Theo quy định, công ty phải có trách nhiệm công khai và báo cáo tình hình tài chính với các cơ quan nhà nước có liên quan nếu thấy cần thiết sẽ được cấp một lượng vốn bổ sung để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất.
Tính đến thời điểm năm 2002 công ty hiện có 29,087 tỉ đồng vốn. Trong đó, tài sản cố định chiếm 11,743 tỉ đồng và đã tăng thêm 0,901 tỉ đồng so với năm 2001.
Sau đây là bảng cơ cấu vốn của công ty trong năm 1999-2002
Bảng cơ cấu vốn
Đơn vị: Triệu đồng
CHỉ TIÊU
1999
2000
2001
2002
Vốn cố định
11290
11410
11530
11743
Vốn lưu động
14526
15248
16656
17343
Tổng vốn
25816
26658
28186
29087
Hệ số vốn vay
0,639
0,665
0,736
0,624
Doanh thu thuần
14815
16154
15086
17922
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm từ 1999 đến 2002)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Vì công ty phần lớn là sản xuất tivi các loại và tivi là mặt hàng chủ yếu của công ty nên doanh thu của công ty cũng biến động theo mùa vụ cũng như sự thay đổi doanh thu khi có sự kiện xẩy ra:
Ví dụ như:Trong năm 2000 và 2002 trên thế giới có 2 sự kiện thể thao nổi tiếng là EURO2000 và WORDCUP2002 làm cho nhu cầu về mua máy thu hình tăng lên để phục vụ cho nhu cầu giải trí và xem bóng đá của người dân. đây là thời điểm công ty bán được nhiều máy thu hình nhất đặc biệt là các loại máy thu hình từ 20 inch trở lên và kết quả là doanh thu 2 năm 2000 và 2002 tăng lên so với năm 1999 và 2001. Mặt khác, nếu xét trong một năm thì thì doang thu theo các mùa có sự khác biệt. Để chứng minh điều này chúng ta hãy xem bảng thống kê tình hình tiêu thụ máy thu hình trong năm 2002 như sau:
Bảng thống kê tình hình tiêu thụ máy thu hình năm 2001
Đơn vị: chiếc
Chủng loại
Tháng 1 đến 3
Tháng 4 đến 6
Tháng 7 đến 9
Tháng 10 đến 12
Tivi D1409
30
25
27
50
Tivi D1497
67
62
69
72
Tivi D2066
75
63
71
84
Tivi SANYO
50
30
43
64
Tivi Viettronics 2199A
450
439
429
502
Tổng cộng
672
619
639
772
Nguồn: Bản báo cáo tình hình tiêu thụ các mặt hàng của công ty
Từ bảng số liệu trên cho thấy: Doanh thu từ việc bán tivi của công ty cũng biến động theo mùa:
Trong các tháng 1,2,3: Đây là các tháng giáp tết âm lịch thu nhập của người dân có phần gia tăng, nhu cầu mua sắm gia tăng và nhu cầu vui chơi giải trí tăng lên làm cho số lượng tivi bán được nhiều.
Trong các tháng 4;5;6: Nhu cầu tiêu dùng và mua sắm có phần lắng xuống nhất là nhu cầu về mua sắm những đồ dùng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí mà họ thường tập trung vào công việc nên số lượng tivi bán có phần giảm xuống 53 tivi so với các tháng 1;2;3.
Trong các tháng 7;8;9: Đây là các tháng hè đối với học sinh, sinh viên nên nhu cầu vui chơi giải trí có phần tăng lên, ngoài những nhưng cũng không thể tăng hơn các tháng đầu năm và cụ thể là: Tăng lên 20 chiếc so với các tháng 4;5;6 và giảm 33 chiếc so với các tháng đầu năm.
Trong 3 tháng cuối năm mặc dù bận rộn với những công việc cuối năm và thu nhập cũng tăng lên làm nhu cầu mua sắm tăng mạnh. Đây là thời điểm mua sắm mạnh trong năm trong đó đồ gia dụng, đồ điện tử và đồ trang trí trong mỗi gia đình tăng mạnh nhất. Lượng tivi bán ra tăng kỉ lục trong năm và tăng 133 chiếc so với các tháng 7;8;9.
1.2 Tình hình quản lý vốn:
Về vấn đề quản lý doanh thu và chi phí:
Thông thường doanh thu của công ty chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và công ty sẽ hạch toán doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ các hoạt động bất thường khác để xác định lợi nhuận công ty.
Chi phí của công ty phần lớn bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu và chi phí quản lý điều hành doanh nghiệp của các phòng ban trong công ty. Công ty sẽ tiến hành hạch toán chi phí trong toàn công ty.
Vấn đề lợi nhuận và trích lập các quỹ:
lợi nhuận của công ty là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động bất thường khác và lợi nhuận của công ty được sử dụng để trích lập các quỹ sau:
Quỹ đầu tư phát triển: Trích tối thiểu là 50% từ phần lợi nhuận hạch toán tập trung sau khi bù đi các khoản lỗ của năm trước và các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trả các khoản phạt do vi phạm Pháp luật Nhà nước, các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế, trả lãi cho các đối tác theo hợp đồng của công ty. Quỹ đầu tư phát triển để đầu tư mở rộng kinh doanh, đổi mới thay đổi và phát triển phương tiện máy móc kỹ thuật và điều kiện làm việc, bổ sung vốn lưu động cho công ty, mở rộng quy mô sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.
Quỹ dự phòng tài chính:Trích tối thiểu 10% từ phần lợi nhuận hạch toán tập trung, quỹ dự phòng tài chính tập trung được sử dụng để bù đắp, hỗ trợ phần còn lạI những tổn thất về tàI sản do thiện tai hay những rủi ro kinh doanh của công ty.
Quỹ nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo: trích 3-10% từ lợi nhuận hạch toán, huy động thêm tối đa 15% từ quỹ đầu tư phát triển của công ty trong năm. quỹ nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo được sử dụng để chi cho công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động cho người lao động trong doanh nghiệp.
Quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng: được trích căn cứ vào phần lợi nhuận còn lạI sau khi đã trích các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi và khen thưởng được huy động tối đa 10% lợi nhuận của công ty.
Quỹ phúc lợi được tập trung vào việc đầu tư xây dựng và sửa chữa, bổ sung xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của công ty, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng với các công ty khác theo hợp đồng thoả thuận. Ngoài ra, còn chi cho các hoạt động phúc lợi xã hội, thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty; đóng góp các quỹ phúc lợi công cộng; trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột suất cho cán bộ công nhân viên của công ty.
Quỹ khen thưởng được dùng để thưởng về quản lý tài chính, thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ được giao, thưởng cho cá nhân, đơn vị ngoài công ty có quan hệ hợp đồng kinh tế đã hoàn thành với công ty.
Cuối cùng là quỹ trợ cấp mất việc làm cho cán bộ công nhân của công ty: Được trích từ 10% lợi nhuận của công ty sau khi đã trích hết các quỹ trên đây.
2. Tài sản và thiết bị công nghệ:
Thiết bị, máy móc Đơn vị tính Thành tiền
1.Nhà văn phòng, nhà sản xuất USD 475290
2. Máy móc thiết bị USD 400000
phục vụ sản xuất
3.Phương tiện vận tải đi lại USD 180888
4.Thiết bị văn phòng USD 100000
Tổng cộng USD 1156178
Công ty Điện tử Đống Đa trụ sở chính tại 55-Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa- Hà Nội với tổng diện tích trên 3000 m2 gồm 2 phân xưởng lắp ráp và các phòng ban. Các trang thiết bị máy móc dây truyền lắp ráp của công ty đều nhập từ Nhật Bản và Hàn Quốc, giá trị dây truyền lắp ráp này chiếm tỉ trọng vốn cao.
Tài sản và thiết bị máy móc năm 2001
Thiết bị, máy móc
đơn vị tính
Thành tiền
Nhà văn phòng, nhà sản xuất
USD
475290
Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
USD
400000
Phương tiện vận tải đi lại
USD
180888
Thiết bị văn phòng
USD
100000
Tổng cộng
USD
1156178
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2001)
Tivi là mặt hàng rất tinh xảo, chứa đựng nhiều hàm lượng khoa học. Do đó, nó đòi hỏi dây truyền công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại. Công ty đã nhập khẩu một số máy móc thiết bị dây truyền lắp ráp hiện đại của Nhật Bản và Hàn Quốc đạt sản lượng 75000 sản phẩm/ năm. Các dây truyền được thiết kế hoạt động điều khiển theo kiểu logic có thể lập trình được. Muốn thay đổi hoạt động của dây truyền và muốn thay đổi chủng loại sản phẩm chỉ việc lập trình và xử lý qua bộ xử lý vi mạch trung tâm thông qua công nghệ lắp ráp. Trong hệ thống dây truyền công nghệ thì thiết bị điện tử đo kiểm là phần rất quan trọng, giá trị thiết bị đo kiểm chiếm tới 50% tổng giá trị thiết bị đầu tư. Trước đây, công ty có dây truyền lắp ráp tivi theo dạng IKD, trong đó:
SKD: Sản phẩm được lắp ráp từ 100% chi tiết ngoại nhập là các linh kiện rời.
IKD: Sản phẩm lắp ráp từ bộ linh kiện ngoại nhập và có những chi tiết được sản xuất trong nước tối thiểu là 10% giá trị CIP (theo bộ hướng dẫn incoterms) bộ linh kiện nhập khẩu.
Để hiểu rõ hơn quy trình lắp ráp tivi của công ty, chúng ta có thể khái quát hoá theo sơ đồ sau:
sơ đồ kháI quát quy trình lắp ráp tivi
Chuẩn bị
linh kiện
Cắm chân linh kiện vào vị trí của bo
KSC kiểm tra việc cắm chân linh kiện
Hàn chân linh kiện
KSC tiến hành kiểm tra cân chỉnh bo
Sửa chữa
Bo
Chuẩn bị mảnh rời
Lắp ráp
máy
Sửa chữa
Mạch
Chuẩn bị đèn hình
Chuẩn bị vỏ tivi
Chạy và lung máy
Cân chỉnh máy
Kiểm tra đóng dấu chất lượng
Đóng lắp hậu tivi
Thành
phẩm
Đóng hộp
(7)
(9)
(8)
(1)
(2)
(13)
(12)
(11)
(10)
(6)
(3)
(4) (5)
Từ (1) đến (5) do phân xưởng CKD thực hiện
Từ (6) đến (13) do phân xưởng SKD thực hiện
Sản phẩm của Công ty Điện tử Đống Đa được lắp ráp hàng loạt và có khối lượng lớn. Việc sản xuất được thực hiện ở mỗi phân xưởng và mỗi phân xưởng có nhiệm vụ khác nhau.
Phân xưởng chính CKD: Nguyên liệu chính ở đây là các linh kiện rời ngoại nhập do công ty vật tư cung cấp và phân xưởng có nhiệm vụ lắp ráp thành các mảnh, sau đó đưa tiếp sang phân xưởng SKD.
Phân xưởng sản xuất chính SKD: Nhập các mạng (bộ linh kiện từ phân xưởng CKD) và các loại vật tư khác như: Đèn đỏ, vỏ tivi,…từ kho vật tư của công ty sau đó lắp ráp hoàn chỉnh thành phẩm nhập kho.
Quy trình sản xuất của công ty là theo dây truyền mang tính chất phục vụ đồng bộ. Công ty căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ thị trường và định mức nhập khẩu Nhà nước cho phép để đề ra kế hoạch sản xuất, phòng xuất nhập khẩu chuẩn bị hồ sơ để công ty ký kết hợp đồng nhập khẩu và làm thủ tục tại ngân hàng. Từ khi mở LC đến ngày hàng về mất 2 đến 3 tháng. Do vốn vay nhiều và lại vay bằng ngoại tệ (USD,Yên), thời gian vay tương đối dài, tỉ giá hối đoái lại không ổn định nên khi hàng về công ty phải hoàn tất thủ tục một cách nhanh chóng và công ty đi vào tiến hành hoạt động sản xuất. Thời gian hoàn thành một lô hàng từ khi còn là một linh kiện rời đến thành phẩm phải mất từ 1 đến 2 tháng, sau đó mới đem tiêu thụ. Do chu kỳ sản xuất kéo dài và vốn phần lớn là vốn vay còn phải trả nợ ngân hàng nên vai trò của công tác tiêu thụ trở nên đặc biệt quan trọng, nó đòi hỏi công tác này phải đạt kết quả cao mới có thể thu hồi được vốn nhanh chóng và bù đắp được chi phí đem lại lợi nhuận cho công ty
3. Những kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty:
Trong 2 năm: 1998,1999 hoạt động kinh doanh của công ty đi vào trì trệ, sản phẩm khó tiêu thụ do các mặt hàng của các hãng nổi tiếng như: Hàn Quốc, Nhật Bản,… xâm nhập vào thị trường Việt nam. Từ thực tế đó đã tạo ra một kết quả kinh doanh kém chưa từng thấy từ trước đến nay.
Bước sang năm 2000, sản phẩm tivi mang nhãn hiệu Viettronics của công ty đang tìm lại chỗ đứng của mình với thị trường truyền thống này. Với sự trợ giúp của công tác nghiêm cứu khoa học công nghệ, công ty đã chuyển sang sản xuất các mặt hàng mới phục vụ cho y tế và quốc phòng: Máy lắc máu và các loại tăng âm, loa công suất lớn, chất lượng tôt, mẫu mã đẹp.
Bảng: Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Stt
Các chỉ tiêu
2000
2001
2002
1
Tổng doanh thu tiêu thụ
171712
158672
179453
2
Tổng chi phí tiêu thụ
155558
143586
161531
3
LãI (lỗ)
16154
15086
17922
4
Nộp ngân sách
Trong đó:
Thuế GTGT
Thuế TNDN
Thuế XNK
Các khoản nộp khác
7849
2939
2657
600
1653
6741
1822
2670
792
1457
8642
3133
2969
780
1760
5
Lương bình quân
0,640
0,793
0.800
Số liệu bảng trên cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2000 đến 20002 có sự thay đổi rõ rệt: Năm 2000 tông doanh thu tiêu thụ đạt 171712 triệu đồng, sang năm 2001 tổng doanh thu tiêu thụ sụt giảm chỉ còn 158672 triệu đồng, đó cũng là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà trong nguyên nhân khách quan là do sự kiện thể thao nổi tiếng xảy ra trong năm 2000 làm mặt hàng chủ yếu của công ty là ti vi tiêu thụ trên thị trường đạt mức kỷ lục (ta đã phân tích ở trên). Xong khi bước sang năm 2002 tổng doanh thu tiêu thụ của công ty tăng vọt lên là 179453 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2001 là 20781 triệu đồng và đạt lợi nhuận 17922 triệu đồng. Để có được kết quả trên là do sự nỗ lực cố gắng của công ty.
Ta có thể nói: Năm 2000 tổng doanh thu đạt 171712 triệu đồng nhưng sang năm 2001 chỉ đạt 158672 triệu đồng, giảm 13040 triệu đồng, năm 2002 tổng doanh thu đạt 179453 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2001 là 20781 triệu đồng, ngoài các nguyên nhân chủ quan và khách quan còn có nguyên nhân quan trọng tác động đến tình trạng này là: Có quá nhiều công ty điện tử nước ngoài đầu tư vào sản xuất tại Việt nam nên khả năng sản xuất của công ty Viettronics gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, công ty vẫn đứng vững và tăng trưởng. Đây là do chiến lược của công ty: Đa dạng hoá sản phẩm và các sản phẩm của công ty sản xuất ra đều đạt tiêu chuẩn chất lượng iso9001 mà năm 1999 công ty đã đăng ký. Chính vì vậy, công ty đã dần lấy lại chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế và sản phẩm của công ty đã dần chiếm lĩnh được thị trường, chiếm lĩnh được sự tin tưởng của khách hàng.
Về lợi nhuận: Năm 2001 lợi nhuận công ty giảm so với năm 2000 là 1068 triệu đồng nhưng năm 2002 lợi nhuận của công ty tăng so với năm 2001 là 2836 triệu đồng. Điêù đó chứng tỏ công ty đã đưa ra chiến lược và thực hiện khá tốt chiến lược đó.
Về nộp ngân sách Nhà nước: Phụ thuộc vào tổng doanh thu tiêu thụ. Riêng năm 2002, công ty đã làm lợi cho nhà nước 8642 triệu đồng, đây là một con số khá cao so với các năm trước và so với các công ty khác trong cùng ngành.
Về tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên của công ty: Mức lương trung bình của công ty đã tăng dần từ 640 nghìn đồng/tháng lên 800 nghìn đồng/tháng năm 2002, ngoài ra cán bộ công nhân viên còn được thưởng thêm vào các dịp lễ tết và khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đây là con số đáng khích lệ đối với cán bộ công nhân viên vì mức lương cao, ổn định sẽ giúp cho công nhân viên yên tâm làm việc và năng suất ngày càng cao.
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rõ sự tăng giảm doanh thu và các nguyên nhân của nó. Việc nghiên cứu các chỉ tiêu này giúp ta thấy được xu hướng và nhu cầu của thị trường, trên cơ sở đó có những phương sách thích hợp làm tối đa hoá doanh số bán hàng, hợp lý hoá trong cung ứng. Bằng việc sản xuất thêm các sản phẩm thiết bị y tế và mở rộng thị trường về nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa được khai thác đến. Do vậy, doanh số bán hàng của công ty đã tăng vọt tạo ra một nền tảng vững chắc để công ty phát triển mạnh sau này. Công ty đã thực hiện tốt các khâu bán hàng và dần khôi phục được các dịch vụ sau bán hàng tạo ra sự tin tưởng vào sản phẩm đó khi khách hàng tiêu dùng. Như vậy, với kết quả kinh doanh mà công ty đã thu được trong năm 2002, có thể nói công ty Viettronics Đống Đa đã bước một bước đúng đắn và đem lại cho công ty một kết quả đáng khích lệ, tạo cho công ty một nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển trong những năm tới và để công ty có thể đối chọi với những thách thức mới trước mắt khi Việt nam tham gia hội nhập vào AFTA.
IV. Tình hình nhân sự của công ty Viettronics Đống Đa
Từ khi thành lập, nguồn nhân lực của công ty là sự kế thừa và phát triển trên cơ sở nguồn nhân lực của xí nghiệp Vietronics Đống Đa. Do vậy, với sự quen biết công việc, những kinh nghiệm, những bạn hàng cũ là tiền đề cần thiết bước đầu giúp cho công ty có được uy tín, sự tin cậy trong khách hàng.
Số LAO Động
Kỹ sư, Trung Công Nhân
Tổng số nam nữ Cao đẳng cấp nhân viên
Ban giám đốc 2 2 0 2 0 0 0
Văn phòng công ty 27 21 6 12 3 3 9
Phòng kế toán- TC 6 4 2 6 0 0 0
Phòng K.hoạch-KD 18 10 8 11 3 3 0
Phòng đầu tư- PT 4 12 2 4 0 0 0
Phòng th.bị- y tế 12 11 1 9 0 3 0
Các trung tâm 22 15 7 11 2 4 5
và cửa hàng
nghỉ không lương 10 5 5 2 2 5 1
PX th.bị điện tử 30 22 8 9 0 20 1
PX anten điện tử 18 15 3 5 0 12 1
PX cơ điện 27 16 11 2 0 24 1
Tổng cộng 176 123 53 74 10 74 18
Tuy nhiên, do hậu quả của cơ chế bao cấp để lại, công ty có một đội ngũ lao động có tuổi đời lớn, hiện nay công ty đang có định hướng tuyển dụng những nhân viên trẻ có trình độ tay nghề cao, linh hoạt thích ứng với môi trường kinh doanh mới và tiếp nối một cách hợp lý đội ngũ lao động lớn tuổi khi họ hết tuổi lao động. Cụ thể ta có bảng kết cấu lao động như sau:
Bảng :Kết cấu lao động của công ty
lao động
Kỹ sư, cao đẳng
Trung cấp
Công nhân
Nhân viên
Tổng số
nam
Nữ
Ban giám đốc
2
2
0
2
0
0
0
Văn phòng công ty
27
21
6
12
3
3
9
Phòng kế toán- TC
6
4
2
6
0
0
0
Phòng K.hoạch -KD
18
10
8
11
3
3
0
Phòng đầu tư- PT
14
12
2
4
0
0
0
Phòng th.bị- y tế
12
11
1
9
0
3
0
Các trung tâm và cửa hàng
22
15
7
11
2
4
5
Nghỉ không lương
10
5
5
2
2
5
1
PX th.bị điện tử
30
22
8
9
0
20
1
PX anten điện tử
18
15
3
5
0
12
1
PX cơ điện
27
16
11
2
0
24
1
Tổng cộng
176
123
53
74
10
74
18
(Nguồn: Bảng theo dõi tình hình nhân sự của công ty)
Trình độ lao động trong công ty là rất cao, trình độ của lao động gián tiếp phần lớn là lao động có trình độ kỹ sư cao đẳng, còn lại là lao động trực tiếp có trình độ thợ bậc cao và lao động phổ thông.
Hợp đồng không Hợp đồng Hợp đồng theo xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm mùa vụ
Ban giám đốc 2 0 0
Văn phòng công ty 20 4 3
Phòng kế toán- TC 1 5 0
Phòng K.hoạch- KD 12 5 1
Phòng đầu tư- PT 4 0 0
Phòng th.bị- y tế 4 6 2
Các trung tâm và cửa hàng 13 9 0
Nghỉ không lương 6 4 0
PX th.bị điện tử 10 18 2
PX._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC993.doc