I. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
Bước sang những năm đầu thập kỉ 90, kinh tế nước ta bắt đầu tăng trưởng cao, tốc độ xây dựng tăng mạnh, nhu cầu xi măng ngày một gia tăng, đặc biệt ở những địa bàn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường và ngành xây dựng, việc một đơn vị đứng ra làm nhiệm vụ lưu thông, cung ứng xi măng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là cần thiết. Vì thế, ngày 12/2/1993 Bộ Xây dựng ra
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyết định số 023A thành lập Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng. Xí nghiệp lúc này trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng thuộc Bộ Xây dựng với nhiệm vụ kinh doanh vật liệu xây dựng, kỹ thuật. Trước tình hình phát triển của Xí nghiệp cũng như đòi hỏi của thị trường. Ngày 30/9/1993 Bộ Xây dựng ra Quyết định số 445 BXD/TCLĐ đổi tên xí nghiệp thành Công ty vật tư kỹ thuật xi măng . Đây là công ty thương mại thuộc Liên hiệp xí nghiệp xi măng, và là đơn vị kinh tế nhà nước hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ. Công ty có nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là:
- Tổ chức thực hiện vật tư đầu vào cho các nhà máy sản xuất xi măng như nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng, thiết bị.
- Là lực lượng dự bị để cung ứng xi măng khi cần thiết.
- Kinh doanh tiêu thụ xi măng của hai nhà máy sản xuất xi măng là Hoàng Thạch và Bỉm Sơn trên địa bàn Hà Nội.
Sau đó, công ty được bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tham gia liên doanh trong ngành xi măng: Xí nghiệp liên doanh xi măng Bình Điều ( thành phố Hồ Chí Minh), xí nghiệp liên doanh xi măng số 1 (Quảng Bình), xí nghiệp liên doanh xi măng số 4 ( Bình Định).
Trước đây, Bộ Xây dựng – Liên hiệp các xí nghiệp xi măng ( Từ năm 1994 là Tổng công ty xi măng Việt nam) cho phép các công ty sản xuất xi măng tự tổ chức tiêu thụ xi măng theo Quyết định của Liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Do vậy trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có tới 3 đơn vị tiêu thụ xi măng là Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng, Chi nhánh tiêu thụ xi măng tại Hà Nội của Công ty xi măng Hoàng Thạch, Chi nhánh tiêu thu xi măng tại Hà Nội của Công ty xi măng Bỉm Sơn.
Nhưng đến tháng 5/1995 xảy ra cơn sốt xi măng do mất cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ, Tổng công ty xi măng Việt Nam đã có những điều chỉnh, bố trí lại để đảm bảo cân đối hơn bằng phương thức chuyên môn hoá giữa sản xuất và tiêu thụ. Ngày 01/7/1995, Hội đồng Quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam ra Quyết định 833/TCT-HĐQT sát nhập hai chi nhánh tiêu thụ xi măng của Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Bỉm Sơn và Công ty vật tư kỹ thuật xi măng thành Công ty vật tư kỹ thuật xi măng. Công ty có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức tiếp nhận, vận chuyển xi măng tại các ga, cảng tại Hà Nội do các Công ty xi măng Hoàng Thạch. Bỉm Sơn, Bút Sơn và Hải Phòng chuyển đến theo kế hoạch của Tổng Công ty.
- Tổ chức mạng lưới cửa hàng, quầy hàng để lưu thông tiêu thụ xi măng theo định hướng kế hoạch được giao và theo hợp đồng với khách hàng.
- Tổ chức công tác tiếp thị để nắm vững nhu cầu tiêu thụ xi măng từng tháng, quý và cả năm trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, lập kế hoạch xin nguồn sao cho sát đúng với thực tế, đồng thời kí kết các hợp đồng với các Công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn và Hải Phòng, kí kết hợp đồng với khách hàng, đại lý của Công ty nhằm thực hiện mục tiêu không để xảy ra đột biến về nhu cầu và giá cả xi măng.
- Tổ chức hệ thống kho tàng, bến bãi để đảm bảo kế hoạch giao hàng của Công ty và thường xuyên có đủ lượng xi măng dự trữ theo định mức để đề phòng biến động đột xuất trong những tháng tiêu thụ cao điểm, góp phần ổn định tình hình tiêu thụ xi măng.
- Tổ chức hệ thống và quản lý lực lượng phương tiện vận tải, bốc xếp của đơn vị và tận dụng lực lượng ngoài xã hội một cách hợp lý để đưa xi măng từ ga, cảng về kho dự trữ; từ ga, cảng đến các cửa hàng và các công trình.
- Được kí kết hợp đồng tiêu thụ xi măng cho các đơn vị sản xuất xi măng trong nước và xi măng nhập khẩu của các đơn vị nhập khẩu.
- Quan hệ chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật và quản lý thị trường, các cấp, ngành liên quan để phối hợp trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, góp phần duy trì trật tự kỷ cương trong lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ xi măng trên địa bàn các tỉnh phía Bắc.
Ngày 01/08/1995, để phù hợp hơn với thực tế, các hoạt động liên doanh của Công ty được bàn giao cho đơn vị khác của Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Tháng 4/1998 Tổng công ty xi măng Việt Nam ra quyết định sát nhập hai chi nhánh Hà Tây và Hoà Bình của Công ty xi măng Bỉm Sơn vào công ty
Hiện nay Công ty với tên giao dịch là Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam có trụ sở tại km6 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
II. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng:
Mỗi lần thay đổi tổ chức, chức năng nhiệm vụ thì số lượng CBCNV và cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý cũng có sự thay đổi cho phù hợp với chức năng sản xuất kinh và sự phát triển của công ty. Công ty hiện có 926 CBCNV làm việc ở các bộ phận.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:
Giám đốc
Pgđ kinh doanh
Pgđ Kỹ thuật
Kế toán trưởng
P.
Kinh
tế
kế
hoạch
P.
Quản
lý
thị
trường
P.
Quản
lý
tiêu
thụ
Các
Chi
nhánh
P.
Tổ
chức
lao
động
Văn
phòng
XN vận tải
P.
Điều
độ
&
quản
lý
kho
P.
Kỹ thuật đầu tư
P.
Kế
toán
tài
chính
Trung tâm
GĐ, PGĐ,
Ban KT, TC, QLK
Đội sửa chữa
Đội xe
Trạm kho dự trữ
Cửa
hàng
- Đứng đầu công ty là giám đốc có nhiệm vụ chính là quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty theo quy định.
- Giúp việc cho giám đốc có 2 Phó giám đốc và các trưởng phòng chức năng. Mỗi phòng đảm nhiệm một chức năng riêng biệt nhưng cùng có một mục đích là giúp cho giám đốc thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
+Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách nghiệp vụ kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế, kiểm tra và kiểm toán hàng hoá vật tư.
+phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách về vật tư, vận tải xi măng, công tác định mức trong khâu vận tải và trong từng cửa hàng, chất lượng hàng hoá, kỹ thuật giao nhận, bốc xếp lưu kho, quy trình, quy phạm của các quy chế an toàn của công ty?, công tác đào tạo, cải tiến kỹ thuật và công tác sửa chữa lớn.
+Kế toán trưởng: giúp cho Giám đốc thực hiện các điều lệ của nhà nước và pháp luật về kế toán, thống kê trong các hoạt động kinh doanh của công ty.
Các phòng ban của công ty
+Văn phòng công ty: có nhiệm vụ phục vụ đời sống và đảm bảo trật tự an toàn cho công ty.
+Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ xây dựng đơn giá tiền lương và tổ chức lao động hợp lý, thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, chăm lo công tác đào tạo con người.
+Phòng kỹ thuật đầu tư: có nhiệm vụ sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty.
+Phòng kinh tế kế hoạch: Xây dựng kế hoạch, giao kế hoạch cho từng phòng ban, chủ trì, dự thảo hợp đồng kinh tế mua bán xi măng, hợp đồng thuê phương tiện vận tải xi măng, hợp đồng thuê cửa hàng bán xi măng, hợp đồng thuê và cho thuê kho tàng dự trữ xi măng…
+Phòng quản lý tiêu thụ: có nhiệm vụ phụ trách việc tiêu thụ xi măng trên địa bàn công ty.
+Phòng quản lý thị trường: có nhiệm vụ cung cấp, giám sát thông tin về thị trường, giá cả, số lượng chủng loại xi măng ở từng khu vực, xử lý các trường hợp buôn bán xi măng giả…Ngoài ra phòng còn tổ chức khai thác thị trường tiêu thụ mới ở các khu vực khác.
+Phòng điều độ và quản lý kho: có nhiệm vụ điều độ, tiếp nhận, vận chuyển xi măngđảm bảo cân đối mức nhập vào và xuất ra phục vụ việc tiêu thụ của toàn công ty và có nhiệm vụ đảm bảo dự trữ theo quy định, thực hiện báo cáo số lượng chính xác, kịp thời.
+Xí nghiệp vận tải: có nhiệm vụ tiếp nhận xi măng từ các trạm giao nhận đại diện của công ty tại các ga, cảng, đầu mối về các kho dự trữ và từ các kho vận chuyển tới các cửa hàng và các kho dự trữ đại lý cho công ty, vận chuyển tới chân công trình khi có nhu cầu.
+Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ xây dựng phí lưu thông, kế hoạch tài chính, chỉ đạo lập chứng từ ban đầu và sổ sách kế toán theo đúng quy định của nhà nước, cấp trên; quản lý tiền hàng, sử dụng vốn có hiệu quả, không được để thất thoát vốn, hàng hoá, chỉ đạo việc trả nợ và thu nợ, không để vốn bị chiếm dụng; thực hiện tốt công tác kế toán tài chính của công ty để không bị ách tắc trong hoạt động kinh doanh; phối hợp các phòng với phòng kế hoạch để xây dựng các dự thảo hợp đồng kinh tế về mua bán, vận chuyển, bốc xếp, dự trữ xi măng…
+Các chi nhánh của công ty: làm nhiệm vụ đại diện tiêu thu xi măng ở các tỉnh phía Bắc - địa bàn của công ty. Công ty hiện có 6 chi nhánh:
Chi nhánh Hà Tây: quản lý địa bàn tỉnh Hà Tây
Chi nhánh Hoà Bình: quản lý địa bàn tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu
Chi nhánh Vĩnh Phúc: quản lý địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chi nhánh Phú Thọ: quản lý địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chi nhánh Thái Nguyên: quản lý địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng
Chi nhánh Lào Cai: quản lý địa bàn tỉnh Lào Cai
Chi nhánh Phú Thọ: quản lý địa bàn tỉnh Phú Thọ, yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang
Ơ khu vực Hà Nội việc tiêu thụ do Phòng quản lý tiêu thụ quản lý và có 5 trung tâm
Các chi nhánh có ban giám đốc gồm 1 GĐ, 1 PGĐ, ban kế toán, ban quản lý kho và ban tổ chức hành chính.
Tổ chức hạch toán kế toán: Các chi nhánh hạch toán báo sổ. Việc hạch toán tập trung tại phòng KTTC của công ty. ở công ty Phòng KTTC có Kế toán trưởng, 1Phó phòng phụ trách công tác kế toán tổng hợp, 1phó phòng phụ trách công tác đầu tư xây dựng, hợp đồng tiêu thụ xi măng và 11 nhân viên kế toán phụ trách các bộ phận: kế toán hàng mua, hàng bán, thanh toán, tài sản, vận chuyển, thuế, quỹ, tổng hợp. Công ty đã thực hiện đưa cơ giới vào kế toán, sử dụng hình thức sổ nhật kí chung và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Dù sơ đồ vẽ như trên nhưng giữa các bộ phận của công ty có mối quan hệ rất chặt chẽ.
III. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một DNNN, đơn vị thành viên của Tổng công ty xi măng. Mọi hoạt động của công ty phải theo sự chỉ đạo và phải được phép của Tổng công ty. Giá bán xi măng là giá do Ban vật giá Chính phủ, Bộ Xây dựng và Tổng công ty xi măng quy định. Ngoài chức năng kinh doanh, công ty còn phải làm nhiệm vụ chính trị là bình ổn giá cả trên thị trường và cung ứng hay dự trữ, thu mua xi măng khi có biến động bất thường xảy ra. Điều này ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, đó là dù lỗ vẫn phải bán xi măng ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Hằng năm, công ty lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch sửa chữa xây dựng cơ bản… nộp cho tổng công ty duyệt sau đó mới được thực hiện.
Về tài sản và nguồn vốn: Theo tính chất sở hữu, vốn công ty gồm vốn nợ và vốn chủ sở hữu, mà chủ sở hữu ở đây là nhà nước, vốn nợ chủ yếu là nợ không do vay. Theo phương thức chuyển giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh, vốn công ty được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Công ty là một DN thương mại nên TSLĐ chiếm phần lớn: 77% (năm 1999),76,43% (năm 2000), 80,31% (năm 2001).
Bảng tóm tắt tài sản và nguồn vốn công ty qua 3 năm 1999, 2000, 2001
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
I. Tài sản
108.337.887.834
119.798.048.916
133.802.299.961
-TSCĐ
24.896.279.811
28.232.276.819
26.346.422.672
-TSLĐ
83.441.608.023
91.565.772.097
107.455.877.289
II. Nguồn vốn
Nợ phải trả
67.357.456.350
69.256.955.750
82.962.457.748
Vốn chủ sở hữu
40.980.431.514
50.541.093.166
50.839.842.213
Về thị trường tiêu thụ: Công ty được giao nhiệm vụ lưu thông, tiêu thụ xi măng trên địa bàn các tỉnh phía Bắc là Hà Nội, Hà Tây, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ…, trong đó địa bàn chính là Hà Nội – thủ đô của cả nước với số dân trên 4.000.000 người và mức tiêu thụ xi măng được đánh giá cao trong cả nước (1,2 triệu tấn – 1,6 triệu tấn / năm), và địa bàn này còn có lượng xi măng tiêu thụ mạnh trong những năm tới đây vì số lượng dự án đang và sẽ triển khai. Tuy nhiên một số địa bàn của công ty ở vùng sâu, vùng xa có giao thông không thuận lợi, vận chuyển hàng hoá khó khăn.
Về nguồn hàng và cơ cấu sản phẩm hàng hoá kinh doanh của công ty: Khi mới thành lập và bắt đầu kinh doanh xi măng, Công ty chỉ là Tổng đại lý tiêu thụ xi măng cho Công ty xi măng Hoàng Thạch và Bỉm Sơn. Từ khi chuyển đổi phương thức kinh doanh, công ty kinh doanh thêm xi măng của công ty xi măng Bút Sơn và Hải Phòng. Hiện công ty đang kinh doanh xi măng của 4 công ty trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam đó là Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng.
Công ty xi măng Hoàng Thạch với biểu tượng “con sư tử” (thành lập năm 1980) chuyên sản xuất xi măng PC30, PC40 và một số chủng loại xi măng đặc biệt dùng cho các giếng khoan sâu với dây chuyền tiên tiến hiện đại của hãng FLS miclth (Đan Mạch), công suất 2,4 triệu tấn / năm đã tạo được uy tín trên thi trường phía Bắc, do đó dù giá có hơi cao hơn một ít so với các loại khác nhưng lượng tiêu thụ vẫn mạnh.
Công ty xi măng Bỉm Sơn với nhãn hiệu “con voi” với công suất thiết kế 1,4 triệu tấn/năm cùng với các loại xi măng mác tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt rất được ưa chuộng ở miền Bắc và miền Trung.
Xi măng Bút Sơn với nhãn hiệu “quả địa cầu” mới gia nhập thị trường từ năm 1995 song cũng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng do công nghệ sản xuất theo dây chuyền hiện đại do Pháp tài trợ với công suất thiết kế 1,4 triệu tấn/năm, giá bán thấp hơn, chất lượng đã đạt đẳng cấp quốc tế được lưu thông rộng rãi trong cả nước.
Xi măng Hải Phòng có từ lâu đời, công suất thiết kế 0,35 triệu tấn / năm nhãn hiệu “con rồng xanh” với đủ chủng loại xi măng thông dụng và đặc biệt: xi măng bền sunphát, xi măng trắng, đen, xi măng PoócLăng đủ các mác PC30, PC40.
Với 4 loại xi măng này công ty đảm bảo nguồn hàng phong phú, ổn định và chất lượng. Đây là một lợi thế của công ty.
Các chủng loại xi măng công ty thường kinh doanh là: Hoàng Thạch PC30, Bỉm Sơn bao PCB30, Bỉm Sơn rời PCB30, Bút Sơn bao PCB30, Bút Sơn bao PCB40, Bút Sơn rời PCB30, Bút Sơn rời PCB40, Hải Phòng đen PC30.
Trong các loại xi măng công ty đang kinh doanh, xi măng Hoàng Thạch chiếm tỷ trọng lớn nhất – khoảng 50%, sau đó là xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn và Hải Phòng. Mỗi thị trường ưa chuộng một loại xi măng ví dụ ở miền Trung, xi măng Bỉm Sơn rất được ưa chuộng, nhưng ở phía Bắc - địa bàn của công ty – xi măng Hoàng Thạch lại có uy tín với khách hàng hơn. Do vậy, việc xác định cơ cấu sản phẩm kinh doanh là phụ thuộc vào yêu cầu thị trường và nhiệm vụ của công ty.
Ngoài ra, công ty còn có các hoạt động khác như cung cấp phụ gia cho các nhà máy xi măng. Hiện nay, công ty đang có chủ trương đa dạng hoá hoạt động của mình.
Về đối thủ cạnh tranh:Trên thị trường hiện nay đang tồn tại đa dạng các chủng loại xi măng của đủ mọi thành phần: từ xi măng của các công ty thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam, xi măng liên doanh, xi măng quốc phòng và xi măng địa phương. Sự đa dạng này tuy phù hợp nhu cầu người tiêu dùng nhưng cũng tạo ra một thị trường gay gắt và quyết liệt: cạnh tranh giữa các công ty thuộc Tổng công ty Xi măng, cạnh tranh giữa các công ty trong Tổng công ty và xi măng liên doanh, xi măng quốc phòng, xi măng địa phương do cùng địa bàn. Sự cạnh tranh chủ yếu về giá cả và chất lượng.
Xi măng liên doanh gồm có xi măng Chifon, xi măng Nghi Sơn tham gia thị trường với chất lượng tương đương nhưng giá cả thấp hơn so với giá các mặt hàng xi măng cùng loại mà công ty bán ra (thường thấp hơn 25000-40000đ/tấn), phương thức kinh doanh lại đa dạng linh hoạt, cơ chế bán hàng rất có lợi cho người tiêu dùng, đang dần chiếm thị trường xi măng nội địa, là đối thủ cạnh tranh cần phải chú ý của công ty.
Xi măng địa phương: gần 55 cơ sở địa phương sản xuất xi măng tuy chất lượng không bằng những loại xi măng công ty đang kinh doanh nhưng giá rẻ hơn rất nhiều từ 40000 – 60000đ/tấn với phương thức vận chuyển linh hoạt, len lỏi vào các ngóc ngách trên thị trường cũng là những đối thủ cạnh tranh của công ty.
Ngoài ra, trên thị trường còn có các loại xi măng quốc phòng X77, X78, X18 phù hợp với các công trình không đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng cao cũng là đối thủ cạnh tranh của công ty.
Về khách hàng: khách hàng công ty rất đa dạng, phong phú, họ có thể mua từ vài tạ đến vài trăm tấn xi măng. Khách hàng có thể mua theo hợp đồng kinh tế hoặc không theo hợp đồng kinh tế. Hiện nay khách của công ty chủ yếu là khách hàng mua không theo hợp đồng kinh tế. Họ có thể là các tổ chức, cá nhân thầu xây dựng, mua để sử dụng hoặc mua nhằm bán lại.
Về phương thức vận chuyển: công ty có sử dụng cả đường sắt, đường bộ, đường thuỷ để vận chuyển hàng. Chỉ riêng xi măng Bỉm Sơn không có vận chuyển bằng đường thuỷ còn lại đều sử dụng cả 3 phương thức, tuỳ theo phương thức, quãng đường vận chuyển mà cước sẽ khác nhau. Công ty có sử dụng hình thức trung chuyển về kho, về cửa hàng, về chi nhánh.
Về phương thức tiêu thụ: công ty tổ chức bán buôn theo hợp đồng kinh tế hoặc bán lẻ tại các cửa hàng của công ty và của đại lý, khách hàng có thể trả chậm hoặc trả tiền ngay, công ty còn tổ chức bán tại ga, tại cảng, tại đầu mối đường bộ, tại kho và tại chân công trình.
IV. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua:
Tính đến nay, công ty đã có hơn 8 năm tham gia kinh doanh trên thị trường xi măng. Trong 8 năm đó, cùng với sự biến đổi của nền kinh tế nói chung và của thị trường xi măng nói riêng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng có nhiều thay đổi.
Chỉ tiêu
Năm
Sản lượng
(tấn)
Tổng doanh thu
(tỷ đồng)
Nộp ngân sách
(tỷ đồng)
Lợi nhuận
(tỷ đồng)
1993
252.511
169,6
4,364
5,0
1994
592.822
417,5
6,837
8,5
1995
987.474
837,5
11,389
12,6
1996
714.391
599,9
8,240
7,2
1997
525.539
431,0
6,062
5,1
1998
572.125
461,8
6,599
4,0
1999
694.300
489,9
7,545
3,5
2000
1.007.103
699,6
14,044
7,5
2001
1.065.419
740,6
11,349
3,2
Quá trình hoạt động kinh doanh của công ty có thể chia ra 3 giai đoạn chính tương đương với sự thay đổi phương thức kinh doanh của công ty.
Giai đoạn 1 (trước năm 1995): Công ty mới thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kinh doanh các loại vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng, tổ chức thực hiện lưu thông bán lẻ xi măng trên thị trường Hà Nội và là lực lượng dự bị cung cấp xi măng khi cần thiết. Tuy mới thành lập nhưng tình hình kinh doanh của công ty rất khả quan.
Năm 1993 là năm đầu hoạt động công ty gặp rất nhiều khó khăn, mạng lưới bán lẻ chỉ mới được thành lập, chưa phát triển rộng khắp (chỉ có 15 cửa hàng), chưa có kinh nghiệm kinh doanh. Hơn nữa, công ty lại vấp phải sự cạnh tranh của tư thương, hợp tác xã, thương nghiệp bán lẻ…cho nên công ty bán được ít.
Sang năm 1994, kinh nghiệm bán lẻ của công ty đã tăng lên nhiều, số cửa hàng bán lẻ của công ty đã tăng lên con số 45, điều kiện thị trường cầu vượt cung tạo nhiều thuận lợi cho công ty. Trong năm này, công ty đã hoàn thành nhiệm vụ bình ổn giá cả, điều tiết cung cầu, sản lượng bán gấp đôi so với năm 1993.
Năm 1995: hoạt động kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định, công ty đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Cùng với mục tiêu bán nhanh, thanh lý nhanh và có hiệu quả, công ty đã mở rông phạm vi hoạt động với mạng lưới bán lẻ. Trong năm 1995, thị trường xi măng có biến động, nhu cầu xi măng lên quá cao và đột ngột, cung không đáp ứng đủ cầu đã xẩy ra cơn sốt xi măng vào tháng 4,5 năm1995, giá xi măng có khi lên đến 2000000 đồng/tấn. Trước tình hình đó, công ty được sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty XM VN tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tổ chức cung ứng xi măng và điều tiết cung cầu, bình ổn giá xi măng. Đến tháng 8, TCT XM VN đã giao cho công ty làm Tổng đại lý tiêu thụ xi măng cho công ty XM Hoàng Thạch và Bỉm Sơn trên địa bàn Hà Nội để khống chế những cơn sốt xi măng như vậy. Với mô hình Tổng đại lý hoạt động kinh doanh của công ty tỏ ra hiệu quả hơn trong bối cảnh lúc đó. Có thể nói, trong năm 1995, công ty hoạt động khá tốt, bắt đầu từ đây, công ty bước sang giai đoạn mới với hình thức kinh doanh mới, nhiệm vụ mới.
Giai đoạn 2 (1996-1998): Công ty làm Tổng đại lý tiêu thụ xi măng cho Công ty xi măng Hoàng Thạch và Bỉm Sơn.
Từ sau cơn sốt xi măng tháng 4,5/1995 đến nay, thị trường xi măng có phần ổn định, cung dần tăng đáp ứng đủ và có xu hướng vượt cầu do có sự tham gia ngày càng đông đảo của xi măng lò đứng địa phương, quốc phòng, xi măng liên doanh và xi măng nhập ngoại tạo sự cạnh tranh gay gắt. Trong giai đoạn 2, Mô hình Tổng đại lý mà công ty đang áp dụng là mô hình mới, lần đầu tiên được áp dụng trong ngành xi măng nên công ty gặp nhiều khó khăn, chính điều đó làm cho sản lượng bán của công ty có xu hướng giảm. Còn một nguyên nhân khác đó là tháng 7/1997 cuộc khủng khoảng tài chính, tiền tệ châu á xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ, nhiều công trình xây dựng bị đình hoãn hoặc giảm tiến độ thi công ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xi măng của công ty. Hâu quả của cuộc khủng khoảng vấn tiếp tục làm tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm đã ảnh hưởng nhiều đến công ty.Năm 1996 sản lượng tiêu thụ chỉ bằng 1/2 của năm 1995, nhưng năm 1997,1998 chỉ bằng 70% sản lượng tiêu thụ năm 1996. Như vậy, từ khi chuyển sang mô hình tổng đại lý, công ty liên tục vấp phải nhiều khó khăn, môi trường kinh doanh không ổn định làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của công ty liên tục giảm sút. Tuy nhiên, công ty không thể kéo dài mãi tình trạng này, mô hình Tổng đại lý tỏ ra không phù hợp với điều kiện mới. Vì vậy, đến tháng 6/1998 TCT đã giao cho công ty tiếp nhận thêm địa bàn Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, chuyển giao khu vực phía Bắc cho công ty quản lý. Đồng thời, công ty được chuyển sang phương thức kinh doanh mua đứt bán đoạn. Theo đó, công ty mới thực sự là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh xi măng. Từ đó hoạt động kinh doanh của công ty có những khởi sắc. Công ty kinh doanh không chỉ xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn mà để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, công ty còn kinh doanh thêm một số lượng nhỏ xi măng Chinfon, xi măng Hải Phòng. 7 tháng cuối năm 1998 công ty đã bán 70,8% sản lượng cả năm. Điều này chứng tỏ ưu điểm của phương thức kinh doanh mới so với phương thức cũ.
Giai đoạn 3 (1999 đến nay): Nhìn vào bảng ta thấy sản lượng bàn ra năm 1999 đã tăng 122.175 tấn tức tăng 121,35% so với năm 1998 song lợi nhuận giảm vì năm 1999 nhu cầu xi măng chững lại, xi măng bị ứ đọng không tiêu thụ được. TCT XM VN cũng đã 4 lần thay đổi giá để cạnh tranh với các loại xi măng khác. Năm này các luật thuế mới được áp dụng trong đó thuế TNDN thay cho thuế lợi tức. Năm 2000, nền kinh tế Việt Nam sau 3 năm suy giảm đã có dấu hiệu phục hồi và trên đà tăng trưởng (GDP tăng 6,75%), nhiều công trinh, dự án được triển khai nhằm chào mừng đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, chào đón một thế kỷ mới đã kích cầu xi măng làm cho sản lượng bán xi măng của công ty tăng mạnh đạt 145%, lợi nhuận tăng 213% so với năm 1999. Năm 2001, sản lượng bán của công ty vẫn xấp xỉ năm trước nhưng do cạnh tranh quyết liệt với các loại xi măng giá rẻ nên công ty phải bán với giá thấp hơn giá quy định rất nhiều(thấp hơn khoảng 40000-50000 đồng/tấn), công ty phải tăng chi phí mới bán được hàng, xí nghiệp vận tải thua lỗ nên lợi nhuận công ty giảm. Đánh giá hoạt động của công ty ta thấy có những khó khăn, hạn chế sau:
- Nhu cầu xi măng trên thị trường tăng nhưng cung vẫn vượt cầu, trên thị trường các loại xi măng của các đối tác khác bán với giá rẻ hơn. Tình trạng gian lận thương mại và sự cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành đã làm cho tính chất cạnh tranh ngày càng thêm quyết liệt, gay gắt đã làm giảm sản lượng tiêu thụ của công ty đặc biệt là xi măng Bút Sơn và Bỉm Sơn.
- Công ty phải phụ thuộc quá nhiều vào Tổng công ty xi măng Việt Nam, điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty. Cụ thể về giá bán, công ty không được tự do định giá mà phải theo ‘giá treo’ do Tổng công ty quy định, mà mức giá này bao giờ cũng cao hơn mức giá của đối thủ cạnh tranh gây khó khăn cho công ty khi tiêu thụ hàng và tạo mhững bất cập trong hạch toán kế toán (giá bán thực tế thấp nhưng lại phải hạch toán theo giá treo cao). Sự phụ thuộc cũng tạo ra các bất lợi khác là chủng loại xi măng ít chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nguồn kinh phí cho quảng cáo, xúc tiến, khuếch trương hạn hẹp, hình thức khuyến mại bằng hiện vật là chủ yếu hoặc khuyến mại bằng giá trị nhưng giá trị rất nhỏ, không thường xuyên nên hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty vì xi măng liên doanh đầu tư khá nhiều cho các khoản này.
- Lực lượng bán hàng chưa đáp ứng các yêu cầu trong cơ chế thị trường do trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp, chưa đáp ứng được các kỹ năng cơ bản cần có của nhân viên bán hàng. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ bán hàng rất ít ỏi, việc phần lớn các cửa hàng của công ty là đi thuê cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Bộ phận vận tải làm ăn thua lỗ do có nhiều xe đã sử dụng lâu ngày, cơ chế điều hành, quản lý chưa phù hợp tạo nên tình trạng ‘chân trong, chân ngoài’, lãng phí tài sản nhà nước.
- Điều kiện giao thông vận tải của ta cũng khó khăn cho công ty trong điều chuyển xi măng.
Tuy nhiên, công ty cũng có những lợi thế rất lớn:
- Là một DNNN tực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam có khối lượng sản phẩm chiếm đại đa số trên thị trường. Mức tiêu thụ của TCT XM VN thường chiếm 70-80% mức tiêu thụ xi măng nói chung.
- Các sản phẩm công ty đang kinh doanh có chất lượng cao, có uy tín từ lâu đáp ứng các nhu cầu về kỹ thuật của các công trình có chất lượng cao.
- Công ty đã tạo được uy tín vững vàng trên thị trường, tạo được nhiều mối quan hệ lâu bền và chắc chắn với khách hàng.
- Lượng dự trữ của công ty đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong mọi điều kiện, phương thức phân phối ngày càng đa dạng thuận tiện, phục vụ tốt mọi yêu cầu của khách hàng.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng cường công tác lãnh đạo, giáo dục chính trị tư tưởng để mỗi cán bộ công nhân viên quán triệt đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đã và đang diễn ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và của từng đơn vị.
- Bám sát nhiệm vụ kế hoạch sản lượng tiêu thụ từng quý, từng tháng. Kiện toàn mọi mặt về công tác quản lý hệ thống mạng lưới các cửa hàng trong toàn công ty, tăng cường kiểm tra giám sát quy chế tiêu thụ, về công nợ, hàng đi đường và luân chuyển chứng từ. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm duy trì kỉ cương trong kinh doanh và quản lý.
-Tăng cường công tác tiếp thị nhằm phát hiện nhu cầu thị trường, bám sát vào diễn biến thị trường, từ đó đưa ra các phương thức tiêu thụ hợp lý và có biện pháp điều hành phù hợp để chủ động tăng cường sức cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị phần tiêu thụ xi măng.
- Tăng cường củng cố công tác khoán vận tải, sửa chữa của xí nghiệp vận tải nhằm giảm lỗ tới mức thấp nhất
- Đẩy mạnh đa dạng hoá hoạt động kinh doanh.
- Sắp xếp lại tổ chức và quản lý, tăng cường phối hợp với các đơn vị.
-Tăng cường các biện pháp chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
- Kiến nghị với cấp trên về giá bán và khuyến mại, chuẩn bị cho những thay đổi khi kinh tế Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC186.doc