LờI Mở đầu.
Theo chủ trương của khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học KTQD, bắt đầu từ khoá 41 trở đi khoa sẽ tổ chức cho sinh viên tiến hành thực tập theo hai đợt nhằm tạo điều tốt nhất cho các sinh viên cuối khoá hoàn thành đề tài luận văn sau này một cách có hiệu quả nhất.
Đợt 1 của quá trình thực tập kéo dài 1 tháng là thời gian để sinh viên làm quen và đi vào tìm hiểu khái quát nơi đăng kí thực tập của mình. Kết quả của giai đoạn này là bản báo cáo tổng hợp được coi là tiền đề để đi sâu
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Vật liệu điện & dụng cụ cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu vào một hoạt động cụ thể nào đó.
Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí là nơi tôi đã đăng ký và được sự đồng ý của quý công ty tạo điều kiện giúp đỡ để cho tôi hoàn thành nhiệm vụ.
ELMACO – tên gọi giao dịch của công ty, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ TM hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông vật tư, có bề dày hoạt động đã trên 30 năm nay.
Suốt chặng đường 30 năm qua, đối với ELMACO quả là đầy biến động. Thành công, phát triển, suy giảm, khủng hoảng rồi lại tăng trưởng. Và cho đến bây giờ, sau bao thử thách dữ dội của thương trường, thực sự họ đã xác lập được thế đứng cho mình trước cơ chế thị trường vốn ngày càng nghiệt ngã.
Tôi thực sự may mắn khi được thực tập nơi này, đối với tôi bây giờ hoàn thành bản”Báo Cáo Khảo Sát Tổng Hợp” không chỉ là nhiệm vụ mà còn là một sự say mê, muốn tìm hiểu.
Tuy nhiên, trong quá trình thực tập nếu không có sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của anh Vũ Văn Thân- Trưởng phòng kế hoạch đầu tư và các anh chị trong công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí chắc chắn tôi sẽ không thể hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này như mong muốn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn TH.S- thầy giáo Trương Đức Lực- Giảng viên của khoa quản trị kinh doanh, Trường ĐHKTQD Trong suốt quá trình thực tập đã theo dõi sát sao và có những định hướng kịp thời để cho tôi và một số sinh viên khác có cơ sở ban đầu làm bản khảo sát tổng hợp này.
1.Một số tình hình sản xuất kinh doanh nói chung ở công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
* Tóm tắt một số nét cơ bản:
tên công ty: Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Tên giao dịch: ELMACO
Tên tiếng anh: Electrial materials and merchanical instruments corporation
Trụ sở chính: Đặt tại 240-242 phố Tôn ĐứcThắng quận Đống Đa-Hà Nội với tổng diện tích 2.052 m2
Ngày thành lập chính thức: 22/12/1971
Loại hình doanh nghiệp: Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ thương mại
Chức năng: Sản xuất kinh doanh ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí là tên gọi hai nhóm hàng và cũng là tên gọi chính thức của công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí hiện nay. Trước năm 1965, các mặt hàng quan trọng đều do các ngành đảm nhiệm, cung ứng nhằm thoả mãn nhu cầu trong ngành. Còn các mặt hàng thông dụng do bộ ngoại thương tổ chức kinh doanh. Từ năm 1965 trở đi, đã có sự phân công kinh doanh tương đối tập trung hơn đối với các mặt hàng vật liệu điên và dụng cụ cơ khí, nhưng phải đến năm 1967 mới rõ nét có tính chất ngành hàng. Đó là: vật liệu điện chuyên dùng thuộc bộ công nghiệp nặng, vật liệu điện thông dụng thuộc bộ nội thương, vật liệu điện ngoài phần trên, dụng cụ cắt gọt và dụnh cụ kiểm đo cơ khí thuộc tổng cục vật tư. Đến cuối năm 1971, thủ tướng chính phủ quyết định giao nhiệm vụ cung ứng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí theo kế hoạch nhà nước cho bộ vật tư và phần ngoài kế hoạch với các nhu cầu nhỏ lẻ cho bộ nội thương. Kể từ lúc này mới có thể nói là chính thức khai sinh ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. Ngay sau khi thành lập tổng công ty, ngày 22/12/1971, bộ vật tư đã quyết định thành lập công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí để tổ chức kinh doanh các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Từ năm 1971 đến năm 1975 công ty kinh doanh ngành hàng của Trung Ương có nhiệm vụ tập hợp nhu cầu và rót hàng cho các công ty vật tư tổng hợp các tỉnh và công ty hoá chất. Phương thức kinh doanh lúc này hoàn toàn qua hợp đồng kinh tế, theo chỉ tiêu, địa chỉ, danh mục hàng hoá với mức giá do nhà nước quy định.
Từ năm 1976 đến năm 1985, phương thức khinh doanh vẫn được giữ nguyên nhưng công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động trên cả nước, từ một công ty chỉ chuyên doanh ngành hàng Trung Ương đã có thêm chức năng mới là công ty khu vực, vừa điều hành vừa đáp ứng nhu cầu trực tiếp.
Năm 1985, tổng công ty hoá chất vật liệu điện và dụng cụ cơ được thành lập lại và công ty vật liệu điện là một doanh nghiệp trực thuộc. Cũng trong thời gian này, công ty đã đổi tên đúng như tên gọi hiện nay.
Năm 1993, theo nghị định 388/HĐBT, công ty được thành lập lại theo quyết định số613/TM-TCCB ngày 28/5/1993 của bộ trưởng bộ Thương mại và đến năm 1994, công ty chính thức trực thuộc bộ Thương mại .
Khi nhà nước ta bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với quyết tâm hội nhập, các mối quan hệ giao dịch của công ty không chỉ là pham vi trong nước mà đã mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia.Điều đó đòi hỏi công ty cần có một thương hiệu và biểu trưng cho chính mình.Bởi thế cái tên giao dịch ELMACO đã ra đời (từ năm 1989) được coi là một biểu trưng khẳng định vị thế của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
Bước vào cơ chế mới, cuộc chiến sinh tồn giữa các doanh nghiệp mới thực sự quyết liệt.Kẻ mạnh tiếp tục đứng vững và cần luôn đổi mới để tiếp tục tiến lên,còn kẻ yếu đành chấp nhận bị đào thải .ELMACO nhận thức được điều đó và đã kịp thời điều chỉnh ,bắt đầu từ việc nhìn nhận lại quan điểm về hàng hoá:Hàng hoá trước kia chưa thực sự đúng với tên gọi của nó,đó chẳng qua là thứ vật chất được nhà nước giao nhiệm vụ phân phối theo chỉ tiêu định mức.Nó không phải là cái đem bán để thu chênh lệch (lợi nhuận) và chưa chắc đã làm hài lòng những người tiếp nhận. ELMACO khẳng định lại bản chất của hàng hoá, và quan niệm cần phải đối xử với hàng hoá thật đúng với tư cách là hàng hoá, phương châm của công ty lúc này là:‘Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái ELMACO có đi liền với nó là hoạt động đa dạng hoá mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh nhằm khai thác và tận dụng hết khả năng dù là những tiềm năng nhỏ bé nhất mà công ty đang sở hữu.
Nhưng sau giai đoạn thành công có tính chất đột phá 1987-1994, đến cuối năm 1994 đã bắt đầu có những dấu hiệu trì trệ, bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí mà nguyên nhân trước hết là do sự mất cân đối giữa tiềm năng và quy mô hoạt động. Điều này phần nào lý giải tại sao giai đoạn 1995-1999 doanh thu của công ty liên tục giảm .
Tuy nhiên, với các giải pháp đồng bộ và kịp thời từ tổ chức, cơ cấu kinh doanh, phương thức quản lí điều hành ELMACO đã kịp lấy lại thế phát triển trước thềm thế kỉ 21 trước những điều kiện hết sức khó khăn và cạnh tranh khốc liệt.
Bắt đầu từ năm 2000 doanh thu của công ty đã tăng trở lại và doanh thu năm sau đạt cao hơn năm trước, đời sống cnv được cải thiện, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng trưởng …
Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt tại 240-242 Tôn Đức Thắng, công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí còn có hai nhà máy trực tiếp sản xuất chế tạo đặt tại Gia Lâm cùng rất nhiều chi nhánh ở tpHCM, Quảng trị, Thái Nguyên, Quảng Ninh….Ngoài ra ELMACO còn thiết lập mối quan hệ bạn hàng với các doanh nghiệp nước ngoài, tại một số quốc gia như TQ, Đài Loan, Hàn Quốc,Braxin,…
Biểu đồ 1: Doanh thu qua các năm.
Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí là một doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực lưu thông vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Nói một cách chính xác ELMACO không phải là một doanh nghiệp thương mại thuần tuý, họ hoạt động trên cả hai thị trường: Thị trường TLSX và thị trường TLTD. Bởi thế hàng hoá của họ khá đặc biệt, nó có thể là hàng hoá của doanh nghiệp khác đã chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng, hoặc có thể là hàng hoá do công ty tự sản xuất, thậm chí đó đơn thuần chỉ là các dịch vụ hỗ trợ, cung ứng thuần tuý hoặc mang tính chất công nghiệp.
Lịch sử của hơn một thập kỉ vật lộn trong cơ chế thị trường ở công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí đựoc đánh dấu bởi những bước đột phá được coi là có tính chất quyết định, mang màu sắc riêng giúp ELMACO xác định thế đứng trong cơ chế thị trường vốn nghiệt ngã. Theo thời gian, đó là những bước đi sau:
Bước đi đầu tiên clủa việc xoá bỏ cơ chế phân phối bao cấp, thực hiện hành vi đối xử với hàng hoá theo các quy luật của kinh tế hàng hoá.
Từ giải quyết tồn kho của chính mình đến khai thác tồn kho của xã hội.
Đa dạng hoá nguồn cung cấp để thay thế và bổ xung cho nguồn hang truyền thống.
Đa dạng hoá kinh doanh, kết hợp chuyên doanh và kinh doanh tổng hợp.
Từ mô hình đa dạng hoá kinh doanh, phát triển sản xuất thành một lĩnh vực kinh doanh chính.
Mở rộng địa bàn kinh doanh.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh.
1.2.1. Chức năng.
Với đặc điểm là một doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực sx vừa hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, doanh nghiệp, dịch vụ ELMACO có thể thực hiện được các chức năng sau:
Kinh doanh các loại vật tư, hàng hoá thuộc ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng vật liệu điện,dụng cụ cơ khí và vật tư liên quan để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng vật liệu điện, dụng cụ cơ khí và các sản phẩm hang hoá khác từ đơn đặt hàng gia công hoặc thông góp vốn liên doanh liên kết …
Nhận uỷ thác xnk, làm đại lí, làm các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty.
Tổ chức sản xuất, gia công, hợp tác đầu tư sản xuất với các tổ chức trong và ngoài nước.
1.2.2. Nhiệm vụ.
Với các chức năng cơ bản trên, ELMACO đã đề ra nhiệm vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời quyết tâm thực hiện nghiêm túc:
Tuân thủ các chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng ngoại thương đã kí kết.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định hiện hành.
Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do nhà nước cấp,tự khai thác các nguồn vốn hỗ trợ đảm bảo tự trang trải,đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ nhà nước giao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu các phương án sản xuất, nhu cầu thị trường nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng hoá về chủng loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
1.2.3. Lĩnh vực kinh doanh.
Đúng như tên gọi của nó, lĩnh vực kinh doanh của ELMACO đó là chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. Sản phẩm đa phần là những mặt hàng về TLSX như vật liệu điện, hoá chất,kim khí …chủ yếu phục vụ vào thầu các công trình xây dựng, cải tạo hệ thống điện, công trình xây lắp…
ELMACO không phải là doanh nghiệp thương mại thuần tuý, và trực tiếp tham gia vào cả hai thị trường TLSX và TLTD.
1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật một vài năm gần đây.
1.3.1. Tình hình thực hiện doanh thu các năm.
Bảng 1:Tình hình doanh thu, lợi nhuận thực một số năm gần đây.
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh 2001/2000
So sánh 2002/2001
Doanh thu
244.996.859.551
323.750.030.208
439.079.359.407
78.753.170.657
115347329119
Lợi nhuận ròng
887.550.858
204.356.252
155.080.700
-683.194.606
-49.275.552
Qua bảng 1, dễ thấy doanh thu thực hiện của công ty hàng năm đều tăng lên, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 doanh thu là 244.996.859.551 VND thì đến năm 2001 đã tăng lên một lượng là 78.753.170.657 và đến cuối năm 2002 đã tăng được một lượng lớn hơn là 115.347.329.119 VND.
Được biết, tại công ty ELMACO quy mô hoạt động hàng năm tăng trưởng không ngừng ,điều này lí giải vì sao doanh thu năm sau lại cao hơn năm trước, chứng tỏ hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vật điện và dụng cụ cơ khí ngày càng tiến bộ.
Năm 2001 doanh thu là 323.750.030.208 VND đã vượt chỉ tiêu, và đạt 139,5% kế hoạch bộ Thương Mại giao phó. Doanh thu tăng và vượt kế hoạch nên trong một vài năm gần đây ELMACO luôn hoàn thành và hoàn thành trên mức nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước, với mức thực nộp trung bình hàng năm là 22 tỉ/năm ,tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống cán bộ công nhân viên, có tích luỹ để thực hiện đầu tư và tái đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động.
Bảng 2: Một số kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001
ĐV Tính: VND
Chỉ tiêu
Thành tiền
Mức độ hoàn thành
1. Tổng doanh thu
Trong đó: DT xuất khẩu
323.750.030.208
13.218.577.954
139,5% kh bộ giao
123,8% kh bộ giao
2. Lợi nhuận trước thuế
125.192.834
125% kh bộ giao
3.Nộp ngân sách
21.787.009.007
111,8% kh bộ giao
4.Tổng quỹ lương
5.162.858.375
134% kh bộ giao
5.Lương bình quân
1.070.713
1.3.2. Tình hình lợi nhuận qua một số năm
Chúng ta đều biết công thức đơn giản sau:
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
điều này, cho thấy rõ lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc vào cả hai yếu tố doanh thu và chi phí.Nhưng không thể khẳng định khi doanh thu tăng hay chi phí giảm thì lợi nhuận tăng.Để thấy được mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đứng trên góc độ lợi cần phải so sánh giưa tốc độ gia tăng doanh thu và tốc độ gia tăng chi phí cùng với việc xem xét mức độ hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ về lợi nhuận.
Bảng 1 cho thấy lợi nhuận các năm 2000,2001,2002 giảm dần. Tuy nhiên như đã lí giải vẫn chưa thể khẳng định được điều gì. Qua bảng 2 thấy rằng mặc du lợi nhuận năm 2001 giảm so với năm 2000 một lượng là -683.194.606 VND nhưng trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 cuă ELMACO gửi lên bộ Thương Mại cho thấy lợi nhuận vẫn đạt 125% kế hoạch bộ giao. Rõ ràng mức độ hiệu quả kinh doanh đã tăng lên,song chưa phải ở mức tối ưu:Lợi nhuận giảm chỉ ra rằng tốc độ gia tăng chi phí tăng nhanh hơn tố độ gia tăng doanh thu. Vấn đề ở chỗ là cung với quy mô hoạt động ngày càng tăng thì đi kèm theo là vấn đề chi phí. Lúc này nảy sinh nhiều câu hỏi như việc anh tìm kiếm nguồn chi phí bổ sung thêm như thế nào? ở đâu ra? Phân phối ,quản lí và sử dụng nó như thế nào? …
Báo cáo tài chính của công ty hàng năm đều nêu rõ nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên là vốn vay ngân hàng cộng huy động khác,nghĩa là chắc chắn công ty phải chịu một chi phí vay nhất định nào đó.Trong bối canh nguồn tài trợ chủ yếu là vay ngân hàng như ở ELMACO thì họ buộc chấp nhận một khoản chi phí vay rất cao. Năm 2001 công ty vay ngắn hạn bình quân là 77,50% trên tổng vốn dẫn đến chi phí trả lãi vay là 6.776.199.327 VND bằng 2,1% trên tỏng doanh thu thuần. Chi phí tăng mạnh còn do đặc thù hoạt động của công ty, là một công ty có phạm vi kinh doanh rộng với nhiều chi nhánh trên khắp cả nước và các nguồn nguyên liệu đầu vào phân bố rải rác ảnh hưởng đến công tác vận chuyển, bảo quản, …
Bảng 3: Chi phí sản xuất –kinh doanh theo yếu tố năm 2002.
Đơn vị: VND
Yếu tố chi phí
Số tiền
1. Chi phí nguyên vật liệu
34.302.997.440
2. Chi Phí Nhân Công
1.938.306.480
3. Chi phí khấu hao TSCĐ
1.010.889.197
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài
300.403.608
5. Chi phí khác bằng tiền
1.980.787.170
Tổng cộng
39.669.884.123
1.3.3. Tình hình nộp ngân sách.
Bảng 4: Tình hình nộp ngân sách của ELMACO một số năm.
Đơn vị tính: trd
Chỉ tiêu
Thực hiện 2001
ước TH 2002
Thực hiện2002
1.Thuế gtgt
10.504
11.500
12.047
2.Thuế xnk
11.052
10.260
10.231
3.Thuế tndn
15,021
51,2
49,6
4.Thuế khác
215,4
183,0
230,0
Tổng nộp
21.787
22.000
22.416
Sau giai đoạn khó khăn 1993-1999, từ năm 2000 trở đi hoạt động sản xuất kinh doanh đã bắt đầu trở lại thế phát triển, mức thực nộp ngân sách trung bình hàng năm là 22 tỉ/năm, mức nộp năm sau cao hơn năm nay và luôn hoàn thành vượt định mức.
Doanh thu hàng năm tăng, cùng kì mức nộp ngân sách cũng tăng đã phần nào cho thấy sự hợp lí, lành mạnh, ổn định và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất tại công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
1.3.4. Thị phần của công ty.
Bảng 5: Thị phần của công ty.
Đơn vị tính: trd
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
So sanh 2000/1999
So sánh 2001/2000
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1.DT của công ty
148.577
244.996
313.745
96.419
164,90
68.749
128,06
2.DT thị trường
801.680
867.870
1.004.850
66.190
108,26
136.880
115,78
3.Thị phần công ty
18,03
28,23
31,22
10,20
156,57
2,99
110,59
Chú thích: - Số tiền: trd - Số tương đối: %
- TT: Tỉ trọng % - Số tuyệt đối: trd
Như vậy, doanh thu củacông ty và doanh thu thị trường qua các năm đều tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu của công ty cao hơn tốc tăng doanh thu của thị trường, do đó thị phần của công ty ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn.
Nếu phân chia tình hình hoạt động của công ty theo từng khu vưc thị trường cụ thể thì thấy rằng doanh thu tại những thị trường này đều tăng hàng năm. Mỗi một khu vực thị trường đều đóng góp quan trọng cho thành tích chung của công ty là thị phần của ELMACO vẫn đang tiếp tục gia tăng trong lúc doanh thu thị trường chung cũng trong giai đoạn khả quan.
Bảng 6: Tình hình thị trường tiêu thụ khu vực miền Bắc.
Đơn vị tính: -Số tiền: triệu đồng -TT: %
Chỉ Tiêu
2000
2001
So sánh 2001/2000
Số tiền
TT
Số tiền
TT
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng DT
133.420
100
159.000
100
26.580
119,17
1,Hà Nội
56.836,92
42,6
71.550
45,0
14.713,08
125,89
2,Lạng Sơn
4.136,02
3,1
4.452
2,8
316,98
107,69
3,Q.Ninh
10.006,50
7,5
10.653
6,7
646,50
106,50
4,Hải Phòng
13.342,00
10,0
17.013
10,7
3.671,00
127,50
5,T.Nguyên
15.670,14
11,7
18.921
11,9
3.250,86
120,75
6,Nam Định
19.479,32
14,6
20.352
12,8
872,68
106,00
7,Thanh Hoá
7.204,68
5,4
8.109
5,1
904,32
125,50
8,Vinh
6.937,84
5,2
8.427
5,3
1.489,16
121,46
1.4. Một số đặc thù của công ty ELMACO trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4.1. Lĩnh vực thị trường.
Khi nói đến lĩnh vực thị trường cần phải hiểu rõ là bao gồm cả hoạt động mua và hoạt động bán. Hoạt động mua, được hiểu là quá trình
tìm kiếm các nguồn đầu vào cho quá trình sản xuất hoặc đơn giản chỉ là hoạt động mua để bán. Đối với ELMACO , trong hoạt động này nó bao hàm đầy đủ ý nghĩa tức là công ty vừa mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho san xuất vừa mua chỉ để bán( thực hiện chức năng thương mại). Cả hai hoạt động mua và bán đều có thể diễn ra trên cả hai thị trường TLSX lẫn TLTD.
Trong ELMACO thương mại được coi là hoạt động kinh doanh chính, hiểu đơn thuần chỉ là hoạt động mua vào để bán ra nhằm thu một khoản chênh lệch mà người ta gọi nó là lợi nhuận.
Nói đến thị trường có thể chia ra làm hai loại: Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thi trường đầu vào của ELMACO chủ yêú thông qua con đường nhập khẩu, bởi vì hàng năm có tới 60% đến 70% hàng hoá được nhập khẩu trên tổng hàng hoá mà công ty có được. Ngoài ra do đặc điểm là một doanh nghiệp thương mại mang tính chất công nghiệp, nghĩa là có trực tiếp sản xuất, chế biến một số sản phẩm,do đó ELMACO còn sử dụng các nguồn đầu vẳô một số địa phương trong nước chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Song, thị trường đầu vao chủ yếu của elmaco là thị trường ngoài nước, do đó có nhiều điều phức tạp hơn. Công ty cần phải nghiên cứu kĩ thị trường về phươngthức thanh toán, về các điều khoản hợp đồng kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm, chú ý tới phong tục tập quán, chính sách của các nước sở tại, cần thường xuyên theo dõi sự biến động của giá cả, sự thay đổi tỉ giá để đưa ra các giải pháp hợp lí như mua một lần hay mua nhiều lần, mua với số lượng bao nhiêu, vân chuyển như thế nào …
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của ELMACO là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,USA, Ytalia,…
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
Trong khi hoạt động mua chủ yếu bằng con đường nhập khẩu thì hoạt động bán ở công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí lại có chung tình trạng như hầu hết các doanh nghiệp nội địa khác: Đó là khả năng cạnh tranh không đủ tầm để có thể xuất khẩu một cách ồ ạt,và thậm chí nhiều DN không muốn chấp nhận một cuộc phiêu lưu có thể phải trả giá đắt là hướng ra xuất khẩu đành vật lộn với thị trường trong nước vốn đỗi quen thuộc. Trong một vài năm gần đây đã rất chú trọng tới thị trương xuât khẩu và đã gặt hái được khá nhiều thành công, tuy nhiên thị trường tiêu thụ chính của họ vẫn là nội địa.
1.4.2. Sản phẩm.
Sản phẩm của công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí đa phần là những tư liệu sản xuất như vật liệu điện, hoá chất, kim khí,…. Những sản phẩm này hầu hết không có định mưc tiêu dùng cụ thể, một số mặt hàng kinh doanh của ELMACO không có trong danh mục quản lí của nhà nước mà do các đơn vị tự mày mò nghiên cứu, cân đối thông qua nhu cầu và hợp đồng mua bán, sau đó đăng kí với các cơ quan chủ quản và được chấp nhận.
Để tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, trong hệ thống tổ chức kinh doanh của ELMACO được chia thành nhiều trung tâm kinh doanh, thành các xí nghiệp kinh doanh, nhà máy trực tiếp sản xuất và các chi nhánh thực hiện một số chức năng nhất định. Chẳng hạn, đối với trung tâm kinh doanh vật liệu điện và dụng cụ cơ khí trụ sở 240 Tôn Đức Thắng có nhiêm vụ tổ chức kinh doanh các mặt hàng chủ yếu của ELMACO, ngoài việc tổ chu8ức tiếp thị để cung cấp thẳngđến khách hàng và bán buôn là chủ yếu, trung tâm còn tổ chức một số quầy hàng giới thiệu và bán lẻ một số mặt hàng có tiêu dùng nhỏ lẻ. Hay như xí nghiệp kinh doanh vật liệu điện thì tổ chức kinh doanh các mặt hàng không chủ yếu của ELMACO thuộc ngành hàng vật liệu và thiết bị điện, được tổ chức theo các nhóm kinh doanh chuyên môn hoá theo mặt hàng và đều có quầy giới thiệu và bán lẻ,…
Một số sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của công ty là:
- Sản phẩm cáp điện.
- Sản phẩm dây điện từ.
- Sản phẩm carton cách điện.
- Sản phẩm đồng, nhôm, kẽm.
- Sản phẩm lốp ô tô.
- Sản phẩm lưỡi cưa vòng.
- Sản phẩm que hàn.
Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là:
Cao su tự nhiên.
Quặng rutile.
Tùng hương.
Quặng sắt
Nhựa thông.
Quặng kẽm.
Sản phẩm của công ty là sản phẩm đồng nhất, do đó bị cạnh tranh gay gắt cả thị trường trong và ngoài nước.
1.4.3. Vấn đề tổ chức bộ máy quản trị của ELMACO.
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản trị.
Giám Đốc
P.Giám Đốc
P.Giám Đốc
P.Giám Đốc
P.Giám Đốc
Phòng Tài Chính Kế Toán
Trung Tâm Kinh Doanh
Trung Tâm KD Hoá Chất & Xuất Khẩu
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Phòng Tổ Chức Hành Chính
XN SX
Thiết Bị Điện
XN KD
Vật Tư
Tổng Hợp 2
XN KD
VLĐ
&
DC CK
XN
Kho Vận
XN KD Vật tư Tổng Hợp 1
Nhà
Máy Dây &
Cáp Điện
Chi Nhánh
Đông Hà
Quảng Trị
Chi Nhánh
Tp
Hồ Chí Minh
Chi Nhánh
Đà Nặng
Chi Nhánh
Quảng Ninh
Chi Nhánh
Thái Nguyên
Bộ máy tổ chức của công ty hoạt động theo mô hình trực tuyến tham mưu, nghĩa theo nguyên tắc quản lý trực tuyến và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ một thu trưởng, đứng đầu là một giam đốc do bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm, có trách nhiệm điề hành toàn bộ mọi hoạt động của công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ quan cấp trên và pháp luật. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban:
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ sắp xếp tổ chức nhân lực lao động, tuyển dụng, đào tạo cán bộ, nâng cấp lương cho công nhân viên hàng năm theo quy định của pháp luật và bộ luật lao động, tổ chức công tác thanh tra kiểm tra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh , giải quyết các đơn thư khiếu nại và đề xuất biện pháp xử lý lên giám đốc,…
Trung tâm kinh doanh hoá chất và xuất và xuất khẩu: Tổ chức kinh doanh xuất khẩu tổng hợp và kinh doanh hoá chất.
Trung tâm kinh doanh vật liệu điện DCCK: Tổ chức kinh doanh các mặt hàng chủ của ELMACO , tổ chức một số quầy hàng bán lẻ đối với một số mặt hàng có tiêu dùng nhỏ lẻ.
Phòng Tài chính-Kế toán: Theo dõi tình hình tăng giảm và số hiện có của các loại vốn, quỹ, tình hình tiêu thụ sản phẩm và kqkd, lập báo cáo tài chính hàng năm, tổ chức bảo quản luư trử hồ sơ tài liệu kế toán.
Nhà máy dây và cáp điện: Đây là điều kiện đầu tiên trong công nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO-9002, có nhiệm vụ tổ chức sản xuất dây và cáp điện lực, xây lắp đường dây và trạm biến áp lưới điện phân phối, mở một số cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm.
Xí nghiệp kinh doanh vật tư tổng hợp 1: Tổ chức kinh doanhtổng hợp các mặt hàng theophương thức bán lẻ là chủ yếu và theo hướng đáp ứng đồng bộ nhu cầu của kế hoạch trên cơ sở các mối quan hệ bạn hàng khi cung cấp các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Xí nghiệp kinh doanh vật tư tổng hợp 2: Có nhiệm vụ giống với xí nghiệp kinh doanh vật tư tổng hợp 1.
Xí nghiệp kho vận: Tổ chức kinh doanh dịch vụ kho bãi giao nhận, vận chuyển.
Xí nghiệp sản xuất thiết bị điện: Tổ chức sản xuất máy hàn điện, quạt chống nóng, đèn cao áp và một số khí cụ, phụ kiện điện khác. Ngoài việc tổ chức cung cấp thẳng đến khách hàng và bán buôn, xí nghiệp còn một số cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, đồng thời kết hợp kinh doanh tổng hợp vật tư hàng hoá liên quan.
Xí nghiệp kinh doanh vật liệu điện và dụng cụ cơ khí: Tổ chức kinh doanh các mặt hàng không chủ yếu của ELMACO thuộc ngành hàng vật liệu, thiết bị điện, dụng cụ cơ khí và thiết bị, vật liệu hàn được tổ chức kinh doanh theo các nhóm chuyên môn hoá theo mặt hàng. Các nhóm chuyên doanh này đều có các quầy hàng giới thiệu và bán lẻ.
Chi nhánh Thái Nguyên: Tổ chức kinh doanh trên địa bàn khu công nghiệp TN và các tỉnh miền núi phía bắc.
Chi nhánh Hạ Long – Quảng Ninh: Tổ chức kinh doanh trên địa bàn khu công nghiệp QN.
Chi nhánh ELMACO Đông Hà: Tổ chức kinh doanh trên địa bàn nam đèo ngang- bắc hải vân và triển khai kinh doanh qua khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo.
Chi nhánh thành phố HCM: Tổ chức hoạt động kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Nam trung bộ và Nam bộ.
1.5. Các yếu tố thuộc về điều kiện sản xuất và biện pháp vận hành ở công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
1.5.1. Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh .
Đối với ELMACO ,chưa khi nào nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn tự bổ xung có thể đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà quy mô hoạt động của công ty tăng trưởng không ngừng và đang quyết tâm thưc hiện mô hình kinh doanh” Lợi nhuận chuyên doanh theo hướng đa dạng hoá mặt hàng”, đồng thời đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu kinh doanh từ kinh doanh thương mại thuần tuý sang sản xuất và kinh doanh thương mại, cải tiến phương thức kinh doanh mở rộng mạng lưới kinh doanh, đặc biệt chú trọng phát triển hoạt động xuất khẩu nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trường và nhu cầu xã hội. Trước tình hình này, vẫn như trước đây, vốn kinh doanh chủ yếu của công ty có được do vay vốn từ các ngân hàng thương mại, chấp nhận trả lãi vay ở mức cao. Và do là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại nên công ty ELMACO có những điều kiện thuận lợi để giải ngân, họ không cần có tài sản thế chấp, và được ưu tiên giải quyết, tuy nhiên họ phải chịu một khoản chi phí vay tương đối cao nên ít nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Bảng 8: Tình hình tăng giảm vốn và nguồn vốn một số năm.
ĐVT: trđ
Tài sản
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Nguồn vốn
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I,TSLĐ và đầu tư NH
67.414.
81,8
115.903
88,9
128.496
88,8
I. Nợ phải trả
74.958
90,9
123.383
94,7
135.587
93,6
1. Tiền mặt
1.124
1,4
2.745
2,1
7.511
5,2
1. nợ ngắn hạn
70.270
85,2
117.890
90,5
131.744
91,0
2.Các khoản phải thu
37.052
44,9
48.157
36,9
79.035
54,6
2. Nợ dài hạn
4.398
5,3
4.607
3,5
3.447
2,4
3. Hàng tồn kho
25.670
31,1
60.993
46,8
38.942
26,9
3. nợ khác
290
0,4
786
0,7
396
0,2
4. TSLĐ khác
3.568
4,4
4.008
3,1
3.008
2,2
II. TSCĐ và đầu tư DH
18,2
11,1
11,2
IIVốn CSH
9,1
5,3
6,4
1.TSCĐ
15.031
18,2
14.426
11,1
16.319
11,2
1.Vốn, quỹ
7.487
9,1
7.046
5,3
9.288
6,4
2Các khoản đầu tư dài hạn
0
0
0
0
0
0
2.Nguồn kinh phí
0
0
0
0
0
0
Tổng TS
82.445
100
130.329
100
144.815
100
Tổng nguồn vốn
82.445
100
130.329
100
144.815
100
Bảng 8 cho thấy nợ ngắn hạn( chủ yếu là nợ ngân hàng và một phần của phải trả khách hàng) tăng lên từ năm 2000 đến năm 2002 và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trên tổng nguồn vốn. Năm 2000 là 85,2% thì đến năm 2002 đã là 91,0%, trong lúc đó nợ dài hạn và nợ khác tăng giảm không đáng kể nên làm cho nợ phải trả hàng năm tăng lên.Việc sử dụng vốn ngắn hạn ngân hàng dùng chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, với một mức chi phí vay khôngnhỏ chắc chắn sẽ có tác động đến kết quả kinh doanh của công ty.
Theo báo cáo giải trình của công ty ELMACO gửi bộ TM năm 2001 thì vốn vay ngắn hạn bình quân là 83,49% trên tổng nguồn vốn, dẫn đến chi phí trả lãi vay vốn lớn bằng 6.776.199.327 VNĐ bằng 2,1% so với doanh thu thuần. Trong hoàn cảnh đó thì vốn chủ sở hữu mà thực tế là nguồn vốn và quỹ của doanh nghiệp thì lại tăng giảm không đều và không lớn. Rõ ràng, cơ cấu nguồn vốn như thế này chưa được coi là tối ưu, sẽ ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận và vấn đề phân phối.
1.5.2. Tài sản cố định và tài sản lưu động.
Xem xét tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn tại một thời điểm và sự biến động của nó trong một thời kỳ nhất định cho phép chúng ta đáng giá được quy mô và cơ cấu tài sản. Trong cơ cấu tài sản của ELMACO, tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh khoảng trên 70%, nó phản ánh chức năng kinh doanh chính là kinh doanh thương mại của công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. Nhu cầu lớn về tài sản lưu động cũng là một lý do chính dẫn đén nhu cầu nguồn vay ngắn hạn cao mà chúng ta đã tìm hiểu ở phần 1.5.1.
Trong bảng 8 thấy rõ nhu cầu về tài sản lưu động qua các năm tăng lên là hoàn toàn phù hợp vói mục đích của công ty theo xu hướng mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên cơ cấu của tài sản lưu động lại tỏ ra chưa hợp lý, lượng tiền mặt chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tộng tài sản, trong khi đó các khoản phải thu là hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn và có xu hướng tăng lên. Thực tế này dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty bị giảm sút, trong khi nguồn vốn vay ngắn hạn ngày càng tăng. Song, sở dĩ các khoản phải thu của khách hàng từ năm 2000 đến năm 2002 đều tăng là do đặc điểm hàng hoá tiêu thụ của công ty chủ yếu vào thầu các công trình xây dựng, cải tạo hệ thống điện, công trình xây lắp và các dự án, cho nên hàng hoá kinh doanhoạt động của công ty thường sau khi hoàn tất giao hàng, có bản ngiệm thu mới được thanh toán tiền hàng (thể hiện trong hợp đồng kinh tế) đồng thời đa số các nhà máy, xí nghiệp là bạn hàng truyền thống của công ty, thường xuyên mua vật tư là nguy._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC231.doc