Báo cáo Thực tập tại Công ty truyền tải điện 1

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty truyền tải điện 1: LỜI MỞ ĐẦU Điện lực là một ngành đặc thù bởi quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, đòi hỏi cần phải tổ chức ăn khớp, nhịp nhàng, chính xác và khoa học. Bên cạnh đó điện năng là một hàng hóa công cộng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của toàn xã hội. Việc sản xuất kinh doanh điện năng không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn là sự phát triển kinh tế của xã hội. Truyền tải điện năng là khâu nối liền giữa sản xuất và phân phối mà Nhà Nước vẫn nắm độc quyền. Nó là ngành công nghệ tiên tiến ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty truyền tải điện 1

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty truyền tải điện 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phức tạp, đòi hỏi hàm lượng chất xám cao, điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và có vốn đầu tư lớn Cùng vận hành trong cơ chế đó, công ty truyền tải điện 1 có nhiệm vụ quản lý vận hành an toàn, liên tục, phấn đấu giảm lượng tiêu hao điện năng trong truyền tải, sửa chữa lưới điện và thiết bị trong lưới điện, xây lắp các công trình điện, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện và lắp đặt, thực hiện một số lĩnh vực sản xuất- dịch vụ liên quan đến ngành điện. Là một thành viên của tổng công ty điện lực Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý vận hành lưới truyền tải điện ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Trong những năm qua công ty đã từng bước đổi mới và phát triển góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ của công ty trong xu thế mới. Qua nhiều năm xây dựng, phấn đấu hoạt động và phát triển công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kể được nhà nước tặng thưởng: 1 huân chương độc lập hạng ba, 2 huân chương lao động hạng nhất, 1 huân chương lao động hạng nhì, 18 huân chương lao động hạng ba và 8 bằng lao động sang tạo Là một sinh viên của khoa kinh tế và quản lý nguồn nhân lực của trường ĐHKTQD.Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu về tình hình chung của công ty. Sau thời gian đó, em viết báo cáo tổng hợp nhằm giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Báo cáo tổng hợp của em gồm có 3 phần: Chương I: Khái quát về công ty truyền tải điện 1 Chương II:Phân tích đánh giá về các hoạt động của công ty truyền tải điện 1 Chương III: Phương hướng phát triển của ngành điện lực Việt Nam và công ty truyền tải điện 1 trong thời gian tới CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRUYỂN TẢI ĐIỆN 1 I.Qúa trình hình thành của công ty Công ty truyền tải điện I là 1 Doanh nghiệp nhà nước, được tách ra từ Tổng Công ty điện lực Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 182 ĐVN/HĐQL ngày 25 tháng 3 năm 1995 của Hội đồng Quản lý Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam. Công ty hoạt động chuyên ngành truyền tải điện trên phạm vi các tỉnh miền Bắc ( từ Hà Tĩnh trở ra).Trụ sở đặt tại : 15 Cửa Bắc - Ba Đình - Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế : Power transmision company NO 1 Từ khi thành lập tới nay công ty đã trải qua 22 năm xây dựng và phát triển. Công ty bắt đầu từ tổ chức tiền thân là Sở truyền tải điện Miền Bắc được thành lập ngày 1/5/1981, trực thuộc Công ty điện lực miền Bắc (nay là Công ty điện lực I) -Bộ năng lượng Đến tháng 5/1983, Sở đã tiếp nhận toàn bộ lưới điện 110KV khu vực phía Bắc bao gồm : Hà Nội, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh,Thanh Hoá, Nghệ An, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hải Phòng và Quảng Ninh. Mặt khác Sở còn được giao sửa chữa phục hồi và xây dựng lắp đặt đương dây và trạm 110KV Yên Phụ, Thuỷ Nguyên, PK1( Bắc Ninh )vv.... Đầu năm 1984 công trình xây dựng đường dây và trạm 220kv đầu tiên ở Miền Bắc được khẩn trương hoàn thiện đồng thời Sở được giao nhiệm cụ chuẩn bị sản xuất tiếp nhận quản lý vận hành đường dây 220KV Phả Lại -Hà Đông. Cuối năm 1985 theo yêu cầu của cấp trên Sở lần lượt bàn giao lưới điện 110KV trả lại cho Sở Điện lực các tỉnh (Trừ khu vực Hà Nội, Hà Sơn Bình). Trong giai đoạn này Sở đồng thời phải làm 2 nhiệm vụ: nhiệm vụ 1 là quản lý và tiếp nhận toàn bộ nhiệm vụ, cơ sở vật chất và lực lượng ban quản lý công trình lưới điện cao thế 1 từ công ty điện lực 1 và nhiệm vụ 2 là quản lý xây dựng lưới 220kv toàn miền Bắc và lưới 110kv khu vực Hà Nội, Hà Sơn bình. Tháng 5/1987, theo Quyết định của Công ty Điện lực 1, Sở bàn giao lưới điện 110kv khu vực Hà Tây cho Sở điện lực Hà Sơn Bình (Trừ ĐZ và trạm 110kv Hoà Bình phục vụ thi công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình). Tháng10/1988 chuyển giao tiếp lưới điện 110Kv khu vực Hà nội cho Sở điện lực Hà Nội đồng thời tiếp nhận ĐZ 220KV Hoà Bình-Hà Đông-Chèm và Trạm 220KV Chèm. Tháng 6/1989 tiếp nhận ĐZ 220KV Phả Lại-Hải Phòng và trạm 220KV Đồng Hoà (Hải Phòng) . Tháng 7/1990 tiếp nhận nhánh rẽ 220KV Phả Lại-Hà Đông-Mai Động và trạm 220KV Mai Động. Song song với việc quản lý vận hành, tiếp nhận lưới điện 220KV, bàn giao lưới điện 110KV Sở còn đảm nhiệm lắp đặt thiết bị cho 2 trạm 110KV Cao Bằng (1988) và Quảng Bình(1990). Tháng 10/1991 tiếp nhận lưới điện 220KV khu vực Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.Tháng 10/1992 tiếp nhận ĐZ 220KV Hoà Bình-Nho Quan. Tháng 4/1993 chuyển giao nốt tuyến ĐZ và trạm 110KV cuối cùng khu vực Hoà Bình cho Sở Điện lực Hoà Bình. Tháng 3/1994 tiếp nhận Đz 220KV Nho Quan-Ninh Bình và Trạm 220KV Ninh Bình.Trong giai đoạn này công trình ĐZ 500KV Bắc-Nam được phê duyệt và khẩn trương thi công. Tháng 3/1995 Sở Truyền tải điện miền Bắc được giao nhiệm vụ thành lập Ban chuẩn bị SX đường dây 500KV cung độ Hoà Bình-Đèo Ngang với những nhiệm vụ mới.. Ngày 27/1/1995, Chính Phủ ban hành Nghị định số 14CP Thành lập Tổng Công ty điện Lực Việt Nam Ngày 1/4/1995 Sở truyền tải điện miền Bắc được tách ra khỏi Công ty điện lực 1 để thành lập Công ty truyền tải điện trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Tính đến năm 2002 Lưới điện Công ty đã tiếp nhận, quản lý vận hành gồm : -1280km đường dây 220KV và 4 km đường dây 110KV(đi chung cột) -12 trạm 220KV với 18 máy biến áp tổng dung lượng 2750 MVA. 6 trạm biến áp 110Kv (cạnh trạm 220KV) với 13 máy biến áp tổng dung lượng 370MVA -406Km đường dây 500KV, 2 trạm 500 với 2 cuộn kháng tổng dung lượng 256 MVA Toàn Công ty có 9 TTĐiện Khu vực , 4 trạm biến áp ,2 xưởng, 1 đội đóng trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh… II. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty Lao động trong ngành sản xuất điện nói chung và ở công ty truyền tải điện nói riêng công việc luôn luôn đòi hỏi độ an toàn mức độ tin cậy cho người cũng như cho thiết bị vận hành. Vì vậy đòi hỏi công nhân phải có chuyên môn công tác, có sức khoẻ và quan trọng hơn là phải có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc Hiện nay lao động của công ty được phân loại theo tính chất công việc như sau Công nhân trực tiếp sản xuất: Có 1128 bao gồm những công nhân làm việc ở trạm biến áp như:công nhân vận hành trạm, công nhân sửa chữa trạm... Công nhân phụ trợ:Có 379 bao gồm những công nhân làm việc ở các xưởng đội như CN thí nghiệm điện, CN lái xe phục vụ Cán bộ quản lý: Có 373 gồm các CBCNV làm việc ở các phòng ban thực hiện các công việc quản lý chung toàn công ty Do tính chất phức tạp, nguy hiểm của ngành điện do vậy nữ chỉ chiếm 11.4% tổng số lao động của công ty, đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật chiếm 22.4% đa số tốt nghiệp đại học ngành hệ thống điện, kinh tế năng lượng … Bậc công nhân bình quân là 3.6 là lực lượng lao động khá tin cậy trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Trình độ chuyên môn của lao động quản lý được thể hiện qua bảng sau: Năm 2005 2006 2007 2008 Trên đại học 3 13 20 27 Đại học 116 144 173 225 CĐ-THCN 168 199 220 233 Sơ học 19 17 14 7 Tổng 306 373 441 487 Qua bảng trên ta thấy trình độ của CBCNV có trình độ ngày càng tăng, CNCNV có trình độ thấp ngày càng giảm xuống điều đó chứng tỏ trình độ chuyên môn, tay nghề của họ được nâng cao, tạo nên năng suất lao động tăng thúc đẩy công ty ngày càng phát triển Trình độ lành nghề của công nhân kỹ thuật được thể hiện qua bảng sau: Chỉ tiêu Tổng Bậc1,2 Bậc 3,4 Bậc 5,6 Bậc 7 Số lượng 1128 282 395 338 113 % 100 25 35.02 29.96 10.02 Công nhân bậc cao: đó là những người cao tuổi, sức khỏe không đảm bảo, năng suất lao động. Số lượng lao động tại các xưởng, các phòng ban STT Số CN tại các xưởng và đội số lượng 1 Giám đốc công ty 1 2 Phó giám đốc 2 3 Kỹ thuật đường dây 13 4 Văn phòng 30 5 Kỹ thuật an toàn BHLĐ 6 6 Vật tư 11 7 Tổng hợp thi đua 3 8 Kế hoạch 10 9 Tài chính kế toán 13 10 TCCB và ĐT 6 11 Quản lý đấu thầu 6 12 Lao động tiền lương 9 13 Thanh tra bảo vệ 40 14 Kinh tế dự toán 9 15 Viễn thông 11 16 Quản lý xây dựng 11 17 Điều độ máy tính 16 18 Kỹ thuật trạm STT Cac phòng ban Số lượng 1 Xưởng thi nghiệm 49 2 Xưởng SCTB điện 36 3 Đội vận tải cơ khí 55 4 TBA 220 KV Hà Đông 30 5 TBA 220KV Chèm 32 6 TTĐ Nghệ An 178 7 TTĐ Hà Tĩnh 192 8 TTĐ Quảng Ninh 86 9 TTĐ Thái Nguyên 195 10 TTĐ Tây Bắc 282 11 TTĐ Hà Nội 74 12 TTĐ Hải Phòng 79 13 TTĐ Hoà Bình 140 14 TTĐ Ninh Bình 181 15 TTĐ Thanh Hoá 198 16 TBA 500KV Thường Tín 34 Cơ cấu công nhân viên theo chức danh quản lý được thể hiện qua bảng sau STT chức danh tổng số tuổi đời Trình độ đại học Trên đại học đại học CĐ- TH CNKT dưới 30 30-49 40-49 50-59 Trên 60 tiến sĩ thạc sĩ kỹ thuật Kinh tế CM khác kỹ thuật ktế CM khác 1 GĐ 1 1 2 PGĐ 2 1 1 2 3 Chánh VP cty 1 1 1 4 trưởng phòng 14 2 8 4 8 4 1 5 trạm trưởng 3 1 2 1 2 6 Chi nhánh trưởng 10 1 7 2 1 6 1 7 đội trưởng 5 1 2 2 1 8 Phó chánh Vpcty 1 1 1 9 Phó phòng 18 5 8 5 9 2 2 10 Phó trưởng chi nhánh 13 6 4 3 10 1 11 P.trưởng trạm 1 1 12 đội phó 5 3 1 1 4 13 T.trưởng 16 1 8 3 4 10 3 1 14 trưởng trạm 17 6 5 5 1 12 15 đội trưởng 19 1 7 8 3 8 7 16 tổ phó 9 3 4 2 5 1 17 P. tr.trạm 10 2 4 3 1 7 1 18 đội phó 17 10 7 6 4 2 19 Chuyên viên 136 48 56 25 7 67 26 20 7 1 20 kỹ sư 188 109 55 14 10 126 1 5 2 21 Cán bộ 102 27 35 27 13 1 8 4 6 19 25 12 22 kỹ thuật viên 6 4 1 1 1 4 23 NV văn thư 15 6 3 4 2 2 3 1 1 1 24 NV phục vụ 47 14 20 10 3 2 2 3 6 3 1 25 NVBH 197 45 53 74 25 5 2 20 4 17 26 CNVSCN,YCLDPT 22 10 7 4 1 2 5 3 1 27 CT công đoàn chuyên trách 1 1 1 28 CN bậc 1 112 73 34 4 1 35 2 25 3 3 29 CN bậc 2 333 236 83 12 2 47 1 122 3 21 30 CN bậc 3 122 40 61 18 3 5 1 30 2 2 7 31 CN bậc 4 227 25 142 47 13 11 50 1 1 17 32 CN bậc 5 113 2 68 39 4 5 1 39 2 33 CN bậc 6 83 7 53 23 2 9 1 5 34 CN bậc 7 15 2 7 6 2 35 tổng số 1880 649 682 400 148 0 0 5 408 43 45 354 47 25 74 III. Đặc điểm về sản phẩm của công ty 1. Đặc điểm về sản phẩm điện Sản phẩm điện là một sản phẩm ta không thể cầm, nắm, sờ, lấy được mà nó là sản phẩm khác với các sản phẩm hàng hoá khác bởi khả năng đáp ứng mọi biến đổi của nhu cầu tại mọi thời điểm khác nhau. Tính chất của điện là không thể dự trự được do đó dây truyền sản xuất, truyền tải điện phân phối phải luôn ở tình trạng đáp ứng mọi nhu cầu. Bản thân các phương tiện sản xuất rất khác nhau nên chi phí cho việc cung cấp 1 kwh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố 2. Dây truyền sản xuất điện năng Sản xuất Phân phối Truyền tải Truyền tải điện là khâu nối liền giữa sản xuất và phân phối. Truyền tải điện đóng vai trò quan trọng trong việc đưa điện năng từ nơi sản xuất đến khu vực tiêu thụ, cho nên dù có một sự cố nhỏ cũng ảnh hưởng đến một vùng một khu vực hay cả hệ thống điện miền Bắc 3. Các yếu tố cần thiết để đạt hiệu quả truyền tải điện năng Công tác truyền tải điện phải đảm bảo được các điều kiện sau: Độ tin cậy cung cấp điện là cao nhất Tổn thất trên đường dây tải điện là nhỏ nhất Thiệt hại do mất điện là nhỏ nhất Cùng vận hành trong cơ chế đó, công ty truyền tải điện 1 là 1 doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ vận hành hệ thống mạng lưới truyền tải điện trên toàn khu vực miền Bắc luôn luôn đảm bảo truyền tải điện năng an toàn, giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần cùng toàn ngành điện giảm giá thành sản phẩm IV. Tình hình về cơ sở vật chất của công ty Công ty có 16 đơn vị trong đó có 9 đơn vị truyền tải điện, 4 trạm biến áp, 2 xưởng và 1 đội bóng Tài sản cố định của công ty bao gồm nhiều loại mỗi loại có chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong quá trình truyền tải điện năng. Toàn bộ máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật chủ yếu được nhập từ Liên Xô, được trang bị từ khi mới thành lập nên bây giờ trở nên lạc hậu, lỗi thời, cũ lát không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất. Hệ thống này cũng được nâng cấp, sữa chữa, lắp mới nhưng vẫn còn chắp vá thiếu đồng bộ TSCĐ Nguyên giá Hao mòn Còn lại tỷ lệ(%) 1. Nhà xưởng 139599298098 16619067440 122980230657 5.79 2. Máy móc thiết bị 756689001302 324830259598 440858751703 31.36 3. Phương tiện vận tải 1508104915016 1456853544678 151251370337 62.59 4. Thiết bị quản lý 6093280873 5299241084 894029070 0.25 5. Tài sản khác 109397677 49490909 59905769 0.00 6. Tổng vốn cố định 100 Qua bảng trên ta thấy phương tiện vận tải, thiết bị và máy móc chiếm tới 62.59% và 31.36% tổng vốn cố định, điều đó chứng tỏ công ty rất chú trọng đến đổi mới công nghệ và thiết bị CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 2.1.Chức năng và nhiệm vụ của công ty Theo đăng ký kinh doanh số 109667 ngày 19/12/1994 của uỷ ban kế hoạch nhà nước cấp, công ty truyền tải điện 1 là một đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động theo phương thức hoạch toán phụ thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam, có những nhiệm vụ sau: Quản lý vận hành lưới truyền tải điện cấp điện áp 220kv- 500 kv Quản lý vận hành các trạm biến áp 220kv và 500kv Sửa chữa đại tu các thiết bị điện, trạm điện các cấp điện áp Thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, hệ thống tự động rơle bảo vệ và các thiết bị điện trong trạm điện ở các cấp điện áp Lắp đặt cải tạo các thiết bị điện trong trạm điện, các đường dây tải điện ở các cấp điện áp Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân quản lý vận hành trạm biến áp và đường dây tải điện Sửa chữa đường dây 220kv trong tình trạng có điện Hiện nay ngoài các nhiệm vụ chính, công ty còn được tổng công ty điện lực giao nhiệm vụ lắp đặt các thiết bị điện có công suất lớn, tính năng hiện đại được nhập từ các nước phát triển trên thế giới để thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu của Liên Xô nhằm chống quá tải ở các trạm biến áp 220kv ở miền Bắc 2.2.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty Sơ đồ tổ chức quản lý công ty truyền tải điện Các đội đường dây P.KT an toàn và BHLĐ Văn phòng GĐ PGĐ P.TCCB-ĐT P.Kế hoạch P. LĐ Tiền lương P.KT trạm P ttra bảo vệ P. vật tư P.KT đường dây P.kinh tế dự toán P.TC kế toán Các TTĐ khu vực Đội cơ điện vận tải Qlý đấu thầu X.sửa chữa TB điện Xưởng thí nghiệm Qlý và xây dựng Các TBA trực thuộc Các TBA trực thuộc đơn vị Ban Giám Đốc Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật và trước cơ quan cấp trên. Nhiệm vụ của Giám đốc đối với công ty gồm có: Trực tiếp ký các nguồn lực của công ty giao như quỹ đất, nguồn vốn, nợ và các tài sản… Chỉ đạo xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện các kế hoạch Kiểm tra thực hiện các định mức, tiêu chuẩn đơn giá do nhà nước và Tổng công ty ban hành tại các đơn vị trực thuộc Chỉ đạo thực hiện nộp thuế và các khoản theo quy định của nhà nước Chăm lo đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Phó Giám Đốc Là người giúp việc và tư vấn cho Giám Đốc, gồm có: 1 Phó Giám Đốc kỹ thuật phu trách các trạm biến áp điện, 1 Phó Giám Đốc phụ trách đường dây và kế toán trưởng phụ trách tưng khối công việc được chuyên môn hoá cụ thể Văn Phòng * Chức năng Tổng hợp, hành chính, quản trị và tham mưu giúp Giám Đốc chỉ đạo, quản lý công tác pháp chế thi đua, tuyên truyền, lưu trữ trong toàn công ty * Nhiệm vụ - Phụ trách công tác hành chính, văn thư lưu trữ in ấn tài liệu, thông tin liên lạc của cơ quan công ty - Phụ trách công tác lễ tân phục vụ hội nghị nhà khách của công ty - Tổ chức phổ biến truyền đạt chủ trương, chính sách nghị quyết, các văn bản pháp luật, pháp quy trong toàn công ty Phòng kế hoạch * Chức năng Tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế hoạch, công tác thống kê, công tác XDCB về hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng trong toàn công ty * Nhiệm vụ - Lập kế hoạch trung hạn, ngắn hạn của công ty trình Tổng công ty duyệt và triển khai thực hiện -Tham gia cùng các phòng xây dựng kế hoạch tài chính, vật tư thiết bị lao động tiền lương …là đầu mối thực hiện các kế hoạch trên - Quản lý tài sản cố định, làm quyết định điều động tài sản cố định trong nội bộ công ty, làm các thủ tục về các quyết định điều động tài sản cố định của Tổng công ty đối với công ty Phòng tổ chức cán bộ- lao động * Chức năng Giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mặt công tác về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất, cán bộ và nhân sự, lao động tiền lương và chế độ khen thưởng kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên, tổ chức công tác y tế đời sống trong toàn công ty * Nhiệm vụ - Nghiên cứu, đề xuất trình duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được duyệt các hình thức tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất, các biện pháp bảo toàn và phát triển nguồn nhân lực, tận dụng tiềm năng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và sản xuất của toàn công ty trong từng thời kỳ - Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch lao động tiền lương, y tế, đời sống, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp môi trường, cải thiện điều kiện làm việc trong toàn công ty - Giao kế hoạch lao động tiền lương gồm cả thưởng và kế hoạch bảo hộ lao động cho các đơn vị trực thuộc theo định kỳ năm, quý. Kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo kế hoạch được duyệt Phòng lao động tiền lương Là phòng có vai trò vô cùng quan trọng, là nơi trực tiếp tham mưu cho Giám đốc về công tác lao động tiền lương, bảo hiệm xã hội, y tế, công tác phân phối tiền lương, thu nhập cho CBCNV và là nơi quản lý hồ sơ cho người lao động Phòng kỹ thuật * Chức năng Giúp Giám đốc công ty chỉ đạo, quản lý và điều hành công tác quản lý kỹ thuật vận hành, sửa chữa đào tạo và kỹ thuật an toàn lưới truyền tải điện trong toàn công ty * Nhiệm vụ - Tham gia xây dựng kế hoạch hoàn thiện và phát triển lưới truyền tải điện 1 trong khu vực công ty quản lý - Theo dõi kiểm tra tình hình làm việc và chất lượng kỹ thuật của các thiết bị lưới điện do công ty quản lý - Điều hành công tác vận hành, sửa chữa và xử lý sự cố thiết bị nhằm đảm bảo sự vận hành an toàn liên tục và kinh tế Phòng tài chính kế toán * Chức năng Giúp Giám đốc về quản lý kinh tế tài chính và tổ chức công tác hạch toán kế toán của công ty * Nhiệm vụ - Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính, tổ chức duyệt kế hoạch tài chính, cấp chi phí cho các đơn vị trong công ty sản xuất - Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, các quỹ. - Quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty. Kiểm tra định kỳ, đột xuất phát hiện các trường hợp vi phạm và đề xuất biện pháp xử lý. Lập danh sách thanh lý tài sản cố định theo các nguồn vốn - Giám sát việc thực hiện chỉ tiêu giá thành truyền tải điện. Tiến hành phân tích hoạt động kinh tế hàng quý, năm. Đề xuất biện pháp tiết kiệm hạ giá thành truyền tải điện Phòng vật tư * Chức năng Cung ứng vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tải điện và các công trình xây dựng theo kế hoạch của công ty * Nhiệm vụ - Quản lý và thực hiện việc cung ứng vật tư thiết bị, phụ tùng nhiên liệu của toàn công ty theo phân cấp - Tham gia công tác xuất nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty theo phân cấp của Tổng công ty - Tham gia xây dựng các định mức sử dụng vật tư của công ty - Tham gia thanh quyết toán, thu hồi vật tư thiết bị các công trình đại tu, xây lắp theo kế hoạch và phân cấp của công ty Phòng thanh tra bảo vệ Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc thực hiện chế độ thanh tra bảo vệ, công tác phòng chống cháy nổ. Tổ chức thực hiện các nội dung về công tác quân sự 2.3. Đặc điểm của phòng tổ chức cán bộ- đào tạo TRƯỞNG PHÒNG 2.3.1. Sơ đồ tổ chức của phòng tổ chức cán bộ- đào tạo. Phó trưởng phòng phụ trách công tác đào tạo Chuyên viên Quản lý nhân sự và hồ sơ Chuyên viên đào tạo và tổ chức 2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các vị trí: *.Trưởng phòng: a. Chức năng: Trực tiếp tham mưu cho Giám đốc công ty về công ty về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, quản lý nhân sự trong công ty, thực hiện chế độ chính sách theo quy định của pháp luật và cấp trên b. Nhiệm vụ: - Tham mưu về công tác xây dựng bộ máy sản xuất kinh doanh - Tham mưu điều động công tác cán bộ, quy hoạch đào tạo, bổ nhiệm cán bộ các phòng … - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc *. Phó trưởng phòng phụ trách công tác đào tạo a. Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Trưởng phòng theo sự phân công b. Nhiệm vụ: Giúp Trưởng phòng theo dõi các công việc sau: - Đào tạo, đào tạo tại chức, bổ túc nghiệp vụ, công tác nâng bậc, nâng ngạch. Tổ chức các hội thảo, các lớp học ngắn hạn trong và ngoài công ty khi được giao nhiệm vụ - Lập kế hoạch đào tạo hàng năm của công ty *. Chuyên viên Đào tạo a. Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng được ủy quyền b. Nhiệm vụ : - Tham gia nghiên cứu xây dựng, tổ chức và hướng dẫn thực hiện các phương án, kế hoạch đào tạo của Công ty - Tham gia xây dựng, tổ chức và hướng dẫn thực hiện các quy chế, quy trình thể lệ quản lý nghiệp vụ về đào tạo của công ty - Tham gia nghiên cứu xây dựng, cải tiến nội dung chương trình đào tạo - Đôn đốc kiểm tra, giám sát và chỉ đạo các đơn vị thực hiện nội dung của công tác đào tạo - Tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm trong công tác đào tạo hoặc biên tập tài liệu bồi huấn nâng bậc, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác đào tạo . *Chuyên viên quản lý nhân sự và hồ sơ: a. Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Trưởng và Phó phòng và thực hiện các công việc khác ngoài chức năng khi được Trưởng, Phó phòng ủy quyền b. Nhiệm vụ: - Quản lý hồ sơ nhân sự trên hồ sơ và máy tính - Thực hiện các thủ tục tiếp nhận và điều động lao động, chấm dứt HĐLĐ… - Tổng hợp và ra quyết định nâng lương cho đội ngũ CBCNV làm việc gián tiếp - Tổng hợp các báo cáo đội ngũ CBCN kỹ thuật, báo cáo cơ cấu tổ chức bộ máy…định kỳ hàng năm để gửi Tổng công ty - Ra quyết định kết thúc tập nghề và ký kết HĐLĐ ngắn hạn hoặc không xác định thời hạn cho CBCNV *Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của phòng Có 8 hoạt động quản trị nguồn nhân lực đó là: kế hoạch hóa nguồn nhân lực, thiết kế và phân tích công việc, biên chế nhân lực, đánh giá và thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động, quan hệ lao động và hợp đồng quản lý hồ sơ nhân sự. Trong 8 hoạt động này hoạt động phân tích công việc thì công ty chưa bao giờ thực hiện mà tất cả đều dựa trên các tiêu chuẩn, định mức lao động của ngành điện mà những tiêu chuẩn, định mức lao động này được xây dựng vào những năm 80 của thế kỷ 20 do vậy ngày nay nó trở nên lạc hậu lỗi thời, không còn phù hợp nữa vấn đề đặt ra cần có một chiến lược mới để đáp ứng nhu cầu trên.Còn các hoạt động khác công đã và đang thực hiện sau vẫn còn nhiều bất cập và chưa hoàn chỉnh 2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Từ ngày thành lập đến nay, cán bộ công nhân viên công ty truyền tải điện 1 đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đã được nhà nước tặng thưởng: 1 huân chương độc lập hạng Ba, 2 huân chương lao động hạng nhất 1 huân chương lao động hạng nhì,18 huân chương lao động hạng ba 8 bằng lao động sáng tạo 1 đơn vị anh hùng lao động Ngày 28/9/2005 công ty được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “ anh hùng lao động Ta có bảng sau: Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 slượng điện trkwh 13700 15570 17710 19350 24537 ldộng 1720 1800 1880 2015 2880 Quỹ lương 48504 61992 703872 803912 917543 NSLĐBQ 7965 865 942 965 986 TLBQ 235 287 312 323 343 Qua bảng số lượng trên ta thấy sản lượng điện không ngừng tăng lên qua các năm từ 13700 năm 2004 đến 24537 năm 2008. Quỹ tiền lương tăng lên khá nhanh từ 48504 năm 2004 đến 917543 năm 2008 sau 4 năm quỹ tiền lương gần như tăng gấp đôi điều này chứng tỏ đời sống vật chất của người lao động được nâng cao, do vậy năng suất lao động ngày càng tăng thúc đẩy sản xuất phát triển tạo điều kiện để công ty ngày càng phát triển 2.6.Tình hình lao động tiền lương và chế độ tuyển dụng đào tạo của công ty 2.6.1.Tình hình lao động tiền lương của công ty Do ngành điện là ngành chủ chốt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân do vậy nhà nước vẫn quản lý tập trung theo ngành dọc, quỹ lương chung của toàn ngành điện được hình thành dựa trên số kwh điện bán được và sau đó Tổng công ty điện lực Việt Nam phân phối quỹ lương cho các cấp trực thuộc dựa trên cơ sở định biên số lao động, định biên số lượng máy biến áp chính và số km đường dây Phụ trách một bộ phận chi phí truyền tải điện trong hệ thống các chi phí hình thành nên giá 1 kwh công ty có quan hệ hạch toán phụ thuộc với tổng công ty nhưng lại tiến hành phân cấp trong hoạt động kế toán, lao động tiền lương… với các đơn vị phụ thuộc, do đó công tác lao động tiền lương có những nét riêng Các quy chế phân phối tiền lương * Những quy định chung Đối tượng: áp dụng cho các đơn vị thuộc công ty truyền tải điện 1 Nguyên tắc phân phối Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định hiện hành của nhà nước về tiền lương và phụ cấp, về thang lương, bảng lương và mức lương tối thiểu, về BHXH và BHYT, về các quy định đặc thù của cơ chế tiền lương ngành điện Sử dụng hệ số tăng thêm lương tối thiểu theo quy định tại nghị định 203/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ Trả lương phải đảm bảo yêu cầu thu hút nuôi dưỡng và gìn giữ đội ngũ lao động có trình độ cao, khuyến khích được các đơn vị tiết kiệm lao động nhằm nâng cao thu nhập * Xác định nguồn tiền lương Tiền lương của công ty do Tập đoàn điện lực Việt Nam cấp, quỹ tiền lương gồm có: Quỹ tiền lương theo đơn giá : tương ứng với nhiệm vụ sản xuất do tổng công ty giao Quỹ các khoản phụ cấp và các chế độ khác( nếu có ) không được tính trong đơn giá quy định Quỹ tiền lương bổ xung để trả cho thời gian thực tế không tham gia sản xuất được hưởng theo chế độ quy định Quỹ tiền lương của công ty được giao theo 2 cấp Cấp 1: từ trên tổng công ty giao xuống cho công ty theo 3 giai đoạn Tam giao- Giao chính thức- Quyết toán tiền lương Cấp 2: Từ công ty giao xuống các đơn vị phụ thuộc. Đơn vị phân phối cho người lao động , cơ cấu tiền lương của người lao động gồm có Tiền lương theo chế độ nhà nước Tiền lương năng suất Tiền lương làm thêm giờ Tiền khuyến khích, thưởng… Quỹ tiền lương của công ty được sử dụng như sau : Trích 7% để dự phòng phân phối năm sau Trích 5% BHXH+1% BHYT + 2% để khen thưởng Số còn lại 87% giao cho đơn vị phụ thuộc 2.6.2.Tuyển dụng và đào tạo lao động * Ta có sơ đồ sau: phiếu yêu cầu tuyển Nhu cầu tuyển dụng Yêu cầu Thông báo tuyển dụng ok Danh sách tuyển dụng Thu, xem xét hồ sơ tuyển thử việc từ chối từ chối kết quả tuyển dụng hợp đồng Hàng năm công ty căn cứ vào nhu cầu đào tạo lao động theo kế hoạch sẽ tổ chức xét duyệt cho cán bộ công nhân viên trong công ty đi thi dưới mọi hình thức tại các trường đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nhằm mục đích nâng cao trình độ. Tuy nhiên do đặc thù của công tác quản lý vận hành, sửa chữa lưới là phải đảm bảo truyền điện năng liên tục 24/24. Mặt khác tránh tình trạng người lao động chạy theo bằng cấp nên công ty chủ trương quản lý chắt chẽ những người được đi học chuyên tu, tại chức kể cả học ngoài giờ. Những đối tượng được đơn vị đề cử xét duyệt đi học: Là những người lao động giỏi, xuất sắc thật sự có nhiều cống hiến cho đơn vị Phải học nghề chuyên môn công ty cần Có thâm niên công tác trong ngành ít nhất là 36 tháng khuyến khích xét giảm thời gian là 24 tháng đối với lao động có thành tích đặc biệt xuất sắc Được đơn vị nhất trí cử đi học sau khi cân đối lực lượng để đảm bảo việc cử đi học không ảnh hưởng đến sản xuất công tác của đơn vị Trên cơ sở các tiêu chuẩn này đơn vị khẩn trương và soát lại, lập danh sách gửi về công ty để xét duyệt Ngoài ra khi nhà nước có các dự án yêu cầu công ty thực hiện thì lúc đó công ty phải đề ra chiến lược tuyển dụng sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn Các quy chế đào tạo và tuyển dụng a. Những quy định Đối tượng và phạm vi áp dụng Tuyển dụng lao động mới từ các trường đại học Tiếp nhận lao động từ đơn vị ngoài công ty Điều hòa nhân lực giữa các đơn vị trong công ty Thuyên chuyển lao động từ công ty sang đơn vị khác ngoài công ty Được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn công ty Nguyên tắc tuyển dụng: Tuyển dụng phải dựa trên cơ sở nhu cầu lao động Trong quá trình tuyển dụng phải ưu tiên con em trong ngành nếu đúng chuyên ngành cần tuyển dụng Việc tuyển dụng lao động do phòng TCCB- ĐT tham mưu cho hội đồng tuyển dụng Hội đồng tuyển dụng của công ty làm việc theo nguyên tắc đa số b. Trình tự các bước tuyển dụng - Xác định nhu cầu gồm có nhu cầu hàng năm và nhu cầu dài hạn - Sơ tuyển: trước hết phải thông báo tuyển dụng sau đó mới sơ tuyển - Tuyển chính thức: Khi qua được vòng sơ tuyển các ứng cử viên đạt yêu cầu sơ tuyển phải trải qua một trong hai hình thức sát hạch trình độ: kiểm tra trực tiếp hoặc là thi tập trung - Hợp đồng lao động và phân công lao động - Điều động và thuyên chuyển c. Tổ chức thực hiện Mọi cá nhân mọi tổ chức phải nắm vững và quán triệt theo nguyên tắc này Các hoạt động quản lý khác Công tác quản lý và phát triển công nghệ thông tin Công tác quản lý kỹ thuật và kỹ thuật an toàn Công tác vận hành và sửa chữa lưới điện 2.7. Những thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại 2.7.1.Những thành quả mà công ty đạt được Công ty truyền tải điện 1 hoàn thành xuất sắc kế hoạch Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao. Sản lượng điện truyền tải không ngừng tăng, công ty đã từng bước tăng trưởng vững mạnh Về công tác quản lý, đã có những thay đổi đáng kể, chuyển sang hình thức quản lý mới. Công ty truyền tải điện 1 đã xây dựng và thiết kế dân chủ thông qua nội dung và quy chế. Các nội dung và quy chế này vừa là công cụ giám sát vừa là tấm gương phản chiếu hiệu quả sản xuất của từng cá nhân từng đơn vị Mặc dù trong điều kiện kỹ thuật chưa đổi mới hoàn toàn nhưng sản lượng điên truyền tải liên tục tăng Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12748.doc
Tài liệu liên quan