Báo cáo Thực tập tại Công ty Trần Đức

Lời nói đầu Khi nói đến sản xuất kinh doanh, người ta thường đề cập đến hiệu quả, năng suất, chất lượng làm mục tiêu phấn đấu, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nếu doanh nghiệp nào không thích ứng được với điều kiện sẽ phải chấp nhận quy luật đào thải, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tích luỹ vốn phá

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Trần Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển, và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận. Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận và sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận đối với doanh nghiệp, trong quá trình học tập ở trường cũng như qua quá trình thực tế thực tập tại Công ty Trần Đức, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và ban lãnh đạo cùng tập thể công nhân viên công ty, em xin trình bày một vài nét cơ bản về Công ty Trần Đức và những vấn đề mà mình thu hoạch trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Nội dung bài báo cáo của em, ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3 phần: Phần i: Những vấn đề chung của công ty Trần Đức Phần ii: Thực trạng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Phần iii: Đánh giá và các biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Trần Đức. Do hạn chế về trình độ lý luận thực tế, dù bản thân đã rất cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của Thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên trong công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Phần i: Những vấn đề chung về Công ty Trần Đức. lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Quá trình hình thành của công ty: Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Trần Đức Tên quốc tế: Trần Đức Trading Company Tên viết tắt: TDC Số tài khoản: 211.10.00.006198.9 Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội 501.10.00.0015625.5 Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hoá Trụ sở chính: Số 05 Phan Chu Trinh - Điện Biên – Thanh Hoá Điện thoại: 037.855558 Fax: 037.758988 Chi nhánh: Số 02 Giang Văn Minh – Kim Mã - Ba Đình – Hà Nội Điện thoại: 04.7366747 Fax: 04.7366747 Email: Tranduccoth@yahoo.com Lịch sử phát triển của công ty: Công ty TNHH Thương mại Trần Đức tiền thân là trung tâm thiết bị văn phòng Trần Đức. Do nhu cầu và sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Lãnh đạo công ty đã nhận thấy sự cần thiết và nhu cầu này của tỉnh nhà cũng như trong nước, từ đó công ty TNHH Thương mại Trần Đức ra đời với mục đích: “tư vấn mạng, lắp đặt các sản phẩm văn phòng như: nội thất, máy văn phòng, thiết bị ngoại vi, các thiết bị thay thế..” Công ty TNHH Thương mai Trần Đức đăng ký lần đầu vào ngày 03 tháng 7 năm 2000. Có trụ sở tại Số 05 Phan Chu Trinh - Điện Biên – Thanh Hoá. Vào ngày 24 tháng 1 năm 2006 công ty thành lập chi nhánh tại : Số 02 Giang Văn Minh – Kim Mã - Ba Đình – Hà Nội. Hiện nay công ty có 47 thành viên hoat động kinh doanh, kỹ thuật, công ty luôn tự hào về đội ngũ nhân viên này. Trong đó có 03 thạc sỹ, 44 nhân viên kỹ thuật cũng như kế toán tốt nghiệp Đại Học. Công ty TNHH Thương mại Trần Đức là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập. Có con dấu, tài khoản riêng và tự chịu trách nhiệm về kết qủa kinh doanh. cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Trần Đức. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của Công ty. Đặc điểm tổ chức quản lý,tổ chức kinh doanh của đơn vị thực tập: Các mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp: Kinh doanh,sản xuất dịch vụ thiết bị nội thất Kinh doanh thiết bị mạng văn phòng,điện tử,điện lạnh Kinh doanh thiết bị đầu cuối, viễn thông Đại lý mua bán kí gửi hàng hoá Với thời kì “bùng nổ công nghệ thông tin“ hiện nay, công ty Thương mại Trần Đức là công ty đầu tiên đã cung cấp các giải pháp và dịch vụ viễn thông trên thị trường tỉnh nhà một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.Công ty được đánh giá là một công ty hàng dầu tại Thanh Hoá, về lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ công nghệ mạng, thiết bị máy, nội thất văn phòng... Trong tương lai công ty sẽ mở rộng, phat triển thị trường ra tỉnh ngoài, đặc biệt là thị trường Nghệ An . - Bộ máy quản lý của công ty: Xuất phát từ mô hình, đặc điểm và mạng lưới hoạt động kinh doanh của công ty nên bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp sao cho phù hợp và hiệu quả là một công việc hết sức quan trọng. Bộ máy quản lý của công việc sẽ giúp đưa ra những chiến lược, kế hoạch và tổ chức chung trên cơ sở nguồn lực hiện có.Bộ máy quản lý đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp, phải thực hiện đầy đủ, hoàn chỉnh các chức năng quản trị doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở dảm bảo và phát huy quyền làm chủ tập thể lao động trong doanh nghiệp, thích ứng với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp, đảm bảo nhu cầu vừa tinh giản, vừa vững mạnh. Nhiệm vụ của Công ty : Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạnh sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực ngành nghề quy định và các kế hoạnh đột xuất.có liên quan. Chịu trách nhiệm về các nguồn vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, bù đắp các chi phí, đảm bảo hoạch toán kế toán đầy đủ, bảo toàn vốn, kinh doanh hiệu quả và có lãi, nộp thuế theo đúng quy định của Nhà nước. Tuân thủ các quyết định của Nhà nước và quản lý kinh tế quản lý xuất nhập khẩu và quản lý đối ngoại. Thực hiện cam kết trong hoạt động kinh tế, hợp đồng ngoại thương và các hợp đồng xuất nhập khẩu của Công ty. Quản lý và sử dụng các nguồn vốn hợp lý, có hiệu quả, tăng cường điều kiện vật chất để Công ty ngày càng phát triển. Nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư. Thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên làm tốt công việc được giao, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện các quy định về bảo hộ, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự trong công ty. Cơ cấu quản lý và tổ chức của công ty. Cơ cấu quản lý và tổ chức của Công ty Trần Đức được xây dựng theo mô hình tập chung được sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống . Bộ máy tổ chức quản lý bao gồm : Các phòng ban chức năng: Phòng Kế toán Tài chính : Thực hiện công tác kế toán tài chính của toàn doanh nghiệp, theo dõi và quan sát toàn bộ hoạt dộng kinh doanh của Công ty, sử dụng và phát triển vốn có hiệu quả, giao khoán các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho các phòng, thực hiện việc phản ánh và sử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của toàn thể đơn vị đó, lập báo cáo và cung cấp số liệu cho Ban Giám đốc.Đề xuất với công ty về việc xắp xếp và tuyển chọn cán bộ, nhân viên của phòng quản lý về kế toán tài chính. Phòng Kinh Doanh và Xuất Nhập khẩu : Lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty để trình giám đốc xem xét và phê duyệt.Quản lý và thực hiện mọi hoạt động của công ty về kinh doanh nội địa cũng như xuất nhập khẩu theo kế hoạch hàng tháng, hàng quý và kế hoạch cả năm.Lập báo cáo, thống kê theo định kỳ.Soạn thảo các kế hoạch, các hợp đồng kinh tế.Đề xuất , xắp xếp và tuyển chọn nhânlực vào phòng để phục vụ xản xuất kinh doanh đạt hiêu quả cao. Phòng tổ chức hành chính: Lập các công việc hàng ngày về văn thư, hành chính, bảo vệ trụ sở và vệ sinh trật tự trong công ty.Soạn thảo các văn bản hành chính, tổ chưc của công ty dể trình giám đốc xét duyệt ban hành.Lập các kế hoạch về trang thiết bị mua sắm, sử chữa các dịch vụ và các phương tiện hành chính để phục vụ cho quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty.Làm thống kê, báo cáo về tổ chức lao động của công ty theo chế độ quy định. Iii. tổ chức công tác kế toán của công ty tnhh trần đức Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Xuất phát từ yêu cầu kinh doanh và yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán của công ty dươc tổ chức theo mô hình sau(Sơ đồ 2) Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm điều hành, theo dõi, quản lý chung trong công việc của từng nhân viên phòng kế toán. Kế toán thanh toán và công nợ: Theo dõi tình hình thu, chi chung của toàn công ty, giám sát các khoản công nợ phải thu, phải trả của công ty trong quá trình kinh doanh đối với bạn hàng, khách hàng và với nhà nước. Kế toán ngân hàng, kế toán qũy: Có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra tình hình hiện có và tăng giảm các khoản tiền quỹ tại ngân hàng. Kế toán TSCĐ, tiền lương và các khoản trích nộp bảo hiểm cùng với kế toán trưởng có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ quyết toán của công ty. Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, trực tiếp thu chi tiền mặt, ngân phiếu hàng ngày. Tổ chức công tác kế toán tại công ty. Do đặc điểm của công ty là công ty vừa và nhỏ nên công ty lựa chọn sổ kế toán và trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ (Sơ đồ 3) Hệ thống tài khoản sử dụng: Theo thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 4-1142003 của bộ tài chính về việc hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán mới được ban hành: Loại 1-TS ngắn hạn: TK 111, 112, 131, 113. Loại 2-TS dài hạn: TK 211, 214. Loại 3-Nợ phải trả: TK 311, 331, 333, 334, 338. Loại 4-Nguồn vốn chủ sở hữu: TK411, 414, 415, 421. Loại 5-Doanh thu: TK 511, 513. Loại 6-Chi phí sản xúât kinh doanh: TK 632, 641, 642. Loại 7-Thu nhập khác: TK 711, 721. Loại 8-Chi phí khác: TK 811, 821. Loại 9-Xác định kết quả kinh doanh: TK 911. Tài khoản ngoại bảng: TK 009 Hệ thống sổ bao gồm: Sổ chi tiết TS ngắn hạn. Sổ chi tiết thanh toán người bán người mua. Sổ quỹ tiền mặt, sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng. Sổ chi tiết giá vốn hàng bán. Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh... Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm kế toán. Phần ii: thực trạng trong hoạt động kinh doanh của công ty tnhh Trần Đức. I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung: Để có thể dánh giá một cách khái quát tình hình kinh doanh của công ty Trần Đức ta có thể xem xét các kết quả đạt được của công ty qua biểu sau (Bảng 2 - phụ lục) Qua bảng 2 ta thấy tổng doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2005 đạt 178.954.700 VND tăng142.593.700.000 VND so với năm 2004 với số tương đối là 392,25% Tổng lợi nhuận thực hiện tăng, cụ thể là : Tổng lợi nhuận trước thuế là : 2.934.552.000 VND so với năm 2004 với tỷ lệ tăng 125,9% Tổng số vốn kinh doanh năm 2005 đẵ tăng so với năm 2004 là 3.724.407.000 VND với tỷ lệ tương ứng là 61,92% Qua bảng 3 ta thấy vốn lưu động năm 2005 chiếm 69,85% tăng so với năm 2004 là 17,24%, vốn cố định chiếm 30,15%. Năm 2005 đã phần nào nói lên rằng công ty đã có những biện pháp quản lý vốn có hiệu quả. Số vòng chu chuyển vốn lưu động năm 2005 tăng 139,466% so với năm 2004. Năm 2004 số vòng chu chuyển là 1,049 vòng còn năm 2005 là 2,515 vòng. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2004-2005: Trong 3 năm gần đây tài sản của doanh nghệp đã tăng nhiều lên so với mức bình quân mỗi năm.Nguyên nhân do xây dung thêm và tu bổ thêm kho tàng bến bãi. Ngoài ra công ty còn một số tài sản khác phục vụ xản xất kinh doanh như các thiết bị văn phòng,máy vi tính…có trị giá lớn. Công ty đã nỗ lực phát huy mọi kế hoạch vốn có của mình, củng cố, khai thác các mối quan hệ bạn hàng thân quen,đáng tin cậy. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm qua đã dần đI vào ổn định và có sự phát triển. Song doanh nghiệp cần có kế hoạch tốt hơn cho việc mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường và địa bàn hoạt động, đồng thời tăng cường công tác quản lý vốn để đạt hiệu quả cao hơn. II. Tình hình hoạt động kinh doanh: Hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp 2 năm qua đã dần đi vào ổn định và có sự phát triển.Song doanh nghiệp cần có kế hoạch tốt hơn cho việc mở rộng qui mô kinh doanh, mở rộng thị trường và địa bàn hoật động, đồng thời tăng cường công tác quản lý vốn để đạt hiệu quả cao hơn. phần iii: Đánh giá và các biện pháp giảI quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Trần Đức. I. Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của Công ty. 1. Những Thuận lợi đạt dược : Công ty có một tập thể lãnh đạo đoàn kết, hoạt động có hiệu quả, quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và luôn có tinh thần trách nhiệm, hăng say lao động và học hỏi . Trải qua một thời gian dài hoạt động trong nền kinh tế thị trường, qua nhiều thử thách Công ty đã rút ra nhiều bài học kinh doanh. Có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có năng lực, làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm. Là doanh nghiệp mới nên có thể đI tắt đón đầu tiếp nhận công nghệ mới, hiện đại của thế giới. Để tồn tại và phát triển, công ty không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tìm kiếm thị trường, tăng cường các mối quan hệ ngoại giao với các bạn hàng để tăng chất lượng hàng hoá dịch vụ, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng với phương châm là: “vươn tới sự hoàn thiện của chất lượng phục vụ”. Song song với việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ công nhân viên. Mạnh dạn bố trí lại nhân lực sao cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của đơn vị, tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ tốt nhất, tạo uy tín cho khách hàng. Công ty TM Trần Đức luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và kế hoạch đặt ra, từng bước mở rộng lĩnh vực và quy mô kinh doanh để đáp ứng nhu cầu phát triển trong công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, xứng danh là một doanh nghiệp tiêu biểu. Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của công ty, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện.Đội ngũ kế toán của công ty cũng được trẻ hoá để năng động thích ứng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Kế toán đã phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh doanh của công ty. 2. Những khó khăn của công ty: Cơ sở vật chất còn phải thuê mướn, thiếu thốn, nhân lực còn mỏng Việc thực hiện quy chế bán hàng còn chưa thực sự nghiêm túc dẫn tới tình trạng công nợ dây dưa,ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của công ty Thị trường điện tử luôn ở trong tình trạng cạnh tranh gay gắt, vì có rất nhiều công ty đã có mặt ở Việt Nam.Do vậy cung lớn hơn cầu, gía cả không ổn định. Vả lại trong những năn gần đây thị trường phần cứng đã dần đi vào bão hoà.Thị trường phần mềm đang là thế mạnh,bởi vậy doanh thu từ hoạt đông phần cứng sút kém cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cua công ty. Những biện pháp kịp thời đã làm cho công ty đã có sự tăng trưởng và ổn định: Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường, không thụ động ngồi chờ khách hàng đến với mình. Tạo mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các bạn hàng và các cơ sở sản xuất. Từ đó luôn có lượng hàng dồi dào, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Đi sâu nắm bắt tâm lý khách hàng bởi thương hiệu và giá cả là yếu tố chính trong việc tiêu thụ sản phẩm.Dịch vụ bán hàng nhanh chóng thuận tiện tạo lòng tin khách hàng. Có thể thấy qua các số liệu báo cáo tổng hợp kinh doanh của công ty trong hai năm qua đã chứng tỏ được sự lớn dần của công ty cả về lượng và chất. các biện pháp giảI quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Trần Đức. Quan điểm nâng cao lợi nhuận của Công ty. Cố gắng sản xuất, tiêu thụ nhiều sản phẩm và mở rộng nhiều thị trường, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Giảm tối thiểu chi phí sản xuất và lưu thông. Sử dụng vốn hiệu quả, nâng cao tốc độ nhanh chu chuyển của nguồn vốn. Huy động nguồn vốn hợp lý và hiệu quả. không ngừng cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh lành mạnh. Tăng cường công tác Maketing. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty. không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Là một doanh nghiệp thương mại cho nên hiệu quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào việc khai thác và chiếm lĩnh thị trường . Mọi biện pháp nhằm thực hiện mở rộng thị trường của Công ty đều hướng vào hai mục tiêu : Nâng cao uy tín trên thị trường hiện tại và mở rộng thị trường mới. Tăng cường quảng cáo: Ta biết rằng, khách hàng, đối tác trong nước và ngoài nước không thể ký hợp đồng với bất cứ Công ty nào nếu họ chưa biết gì về sản phẩm mà Công ty cung cấp . Thông qua quảng cáo mà họ sẽ có ảnh hưởng rõ nét về Công ty. Công ty nên đầu tư ngân sách dành cho các cuộc hội thảo, hội chợ triển lãm, Công ty nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quảng cáo. Tổ chức tốt các nghiệp vụ kinh doanh Xây dựng cơ cấu mặt hàng hợp lý Tổ chức tốt mạng lưới Nâng cao năng lực đàm phán ký kết hợp đồng Các biện pháp giảm chi phí. Tăng cường quản lý chi phí kinh doanh: Chọn nguồn cung cấp có uy tín, độ an toàn cao. Đối với hoạt động nhập khẩu : Tìm những đối tác đáng tin cậy, có uy tín về chất lượng hàng nhập, giá cả và thời gian nhận để tránh phá bỏ hợp đồng. Kiểm soát chi phí sản xuất, chi phí hàng, chi phí quản lý Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, tổ chức lao dộng hợp lý: Để nắm bắt kịp với tốc độ phát triển chung của đất nước, của khu vực và thế giới. Tăng cường quản lý: Đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn: Công ty cần tiếp tục khai thác vốn kinh doanh, liên kết, vốn do các doanh nghiệp khác cấp ( Vốn tín dụng ), vốn ngân sách Nhà nước, vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên, vốn vay ngân hàng.Công ty cần tăng cường khả năng tự chủ và khả năng thanh toán. Khi quyết định các nguồn vốn Công ty phải cân nhắc giữa thu nhập đạt được và chi phí bỏ ra để có thể chọn được phương thức huy động vốn hợp lý nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Để sử dụng hiệu quả tài sản cố định Công ty cần chú ý: Luôn đánh giá tài sản cố định thường xuyên Thanh lý nhượng bán tài sản cố định lạc hậu để thu hồi vốn đầu tư mua sắm hình thành nên tài sản cố dịnh khác sử dụng có hiệu quả hơn. Đối với tài sản cố định có hao mòn vô hình cao nên xác định mức khấu hao phù hợp nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Công ty nên có kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, tổ chức các hoạt động kinh doanh để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Xác định nhu cầu vốn lưu động hiện tại, tình hình vốn hiện có để có biện pháp sử dụng và huy động vốn kịp thời. Kết luận chung Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng đối với doanh nghiệp, nó là chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Đánh giá được tính khả thi của phương án, chiến lược kinh doanh. Lợi nhuận là bộ phận cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nó càng trở nên quan trọng . Chỉ có doanh nghiệp nào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu được nhiều lơị nhuận thì doanh nghiệp đó mới có sức cạnh tranh và tồn tại lâu dài . Phấn đấu tăng lợi nhuận không những là mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là đòn bẩy kinh tế, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Trần Đức, Qua thời gian thực tập tại Công ty Trần Đức mặc dù thời gian thực tập không dài nhưng nó đã giúp em trong việc tìm hiểu vận dụng những kiến thức mà mình đã học để từ đó có thể hoàn thành bài báo cáo này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Trịnh Đình Khải, cùng các bác, các cô chú trong công ty Trần Đức đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện báo cáo của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 07 năm 2006. Sinh viên. Trần Anh Thảo. Phụ Lục Sơ đồ 1 : sơ đồ tổ chức công ty Trần Đức. Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu Ban giám đốc sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức “Nhật kí chứng từ”. Chứng từ gốc và các bảng phân bố Bảng kế Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu Kế toán trưởng Kế toán thanh toán công nợ Kế toán Ngân hàng, kế toán quỹ Kế toán Tài sản cố định Thủ quỹ ii. sơ đồ 2: cơ cấu bộ máy kế toán iv.Bảng 1 : kết cấu tài sản cố định của Công ty TRầN ĐứC qua 2 năm 2004-2005. ĐVT: 1000 đồng. Vốn cố định Năm 2004 Năm 2005 So sánh Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỉ lệ (%) TT(%) 1 2 3 4 5 6=4-2 7=6/2 8=5-3 Tài sản cố định (tshh) 15.792.800 55,4 13.387.130 45,6 -2.405.670 -15,23 -98 CP XDCBDD 4.276.029 15 7.424.509 25,3 3.151.480 73,70 10,3 Tài sản dài hạn khác 8.438.031 29,6 8.543.103 29,1 105.072 1,25 -0,5 Tổng số vốn cố định khác 28.506.860 100 29.357.742 100 850.882 2,98 0 Tài sản lưu động khác 5.702.972 18,02 20.073.434 29,5 140.370.462 251,98 11,48 V.Bảng 2: một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty TRầN ĐứC. ĐVT:1000 đồng. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh Tuyệt đối Tỉ lệ (%) 1 2 3 4=3-2 5=4/2 Tổng DT 36.352.091 178.945.791 142.593.700 392,25 DT xuất khẩu 22.084.568 98.805.034 76.720.466 347,39 DT thuần 36.351.892 178.581.948 142.230.056 391,25 CPKD 35.847.672 177.250.976 141.403.304 394,5 TTổng LNTT 3.330.460 5.264.982 2.934.552 125,9 Thuế TNDN 745.747,2 1.684.794 939.046,8 125,9 LNST 1.584.712,8 3.563.188 1.978.475,2 125,9 Tổng nộp NS 14.873.372 30.372.902 15.588.630 104,8 Vốn KD bình quân 60.154.875 97.403.282 37.248.407 61,92 Vốn bình quân 31.648.015 68.045.540 36.397.525 115,00 Vốn bình quân 28.506.860 29.357.742 850.882 2,98 vi. Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn của Công Ty TRầN ĐứC. ĐVT:1000 đồng. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh Tuyệt đối Tỉ lệ (%) 1 2 3 4=3-2 5=4/2 Doanh thu (giá bán) 36.352.091 178.945.791 142.593.700 392,55 Doanh thu (giá vốn) 33.223,06 170.990.589 137.766.983 414,66 LNTT 2.330.460 5.264.982 2.934.522 125,92 Vốn LĐBQ 31.648.015 68.045.540 36.397.525 115,00 Vốn CĐBQ 28.506.860 29.357.742 850.882 2,98 Số vòng chung chuyển VLĐ 1,049 2,512 1,463 139,466 Số ngày chung chuyển VLĐ (ngày) 347,9 145,3 202,6 58,23 Hệ số phục vụ VĐL 1,148 2,624 1,476 128,57 Hệ số phục vụ VCĐ (lần) 1,275 6,082 4,807 377,00 Hệ số sinh lợi của VLĐ 0,071 0,071 0.006 8,45 Hệ số sinh lợi của VLĐ (lần) 0,079 0,179 0,1 126,58 Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32650.doc
Tài liệu liên quan