PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIÊN NGỌC MINH UY
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy.
1.1.1. Giai đoạn từ ngày 30 tháng 6 năm 2006 đến 31 tháng 12 năm 2009.
Tên công ty: CÔNG TY TNHH THIÊN NGỌC MINH UY.
Tên giao dịch đối ngoại: THIEN NGOC MINH UY COMPANY LIMITED
Tên giao dịch viết tắt: THIEN NGOC Co., LTD
Địa chỉ trụ sở chính: Trung tâm Thương mại 3 tầng, đường Cầu Diễn - thôn Kiều Mai - xã Phú Diễn - huyện Từ Liêm -
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà nội.
Mã số thuế: 01011987103
Điện thoại: 04-37635230
Fax: 04-37635231.
Công Ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy được thành lập vào ngày 30 tháng 6 năm 2006 theo giấy phép đăng ký số 0102027203 là Công ty TNHH hai thành viên trở lên, số lượng thành viên không được vượt quá 30 người.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy là một tổ chức kinh tế hạck toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng: VietcomBank.
Tài khoản VNĐ: 0021001284597
Tài khoản ngoại tệ:
Công ty được thành lập với số vốn điều lệ là: 4.000.000.000 VNĐ (Bốn tỷ đồng).
Nghành nghề mà Công ty kinh doanh:
Mua bán thực phẩm chức năng
Mua bán quần áo.
Mua bán đồng hồ, máy massage, máy ozone khử trùng.
Mua bán văn phòng phẩm, hàng kim khí, điện máy, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng như (nồi cơm điện, bếp điện từ, tủ khử trùng).
Mua bán dụng cụ thể thao, hàng gia dụng, hàng may mặc, mỹ phẩm.
Lúc mới thành lập Công ty đã gặp không ít những khó khăn, sản phẩm của Công ty chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nên hiệu quả kinh doanh còn thấp. Để tồn tại và có chỗ đứng Công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu sở thích cũng như thói quen của người tiêu dùng. Công ty đã hợp tác với các chuyên gia về nghành nghề và sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh để có hiệu quả kinh doanh cao hơn. Công ty đã có những biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên. Các phòng ban nghiệp vụ được bố trí lại với mục tiêu gọn nhẹ, đơn giản và hiệu quả. Công ty ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ và khẳng định được chỗ đứng của mình trên thương trường mình, kết quả kinh doanh của Công ty vì thế cũng không ngừng được nâng cao. Đến tháng 10 năm 2007 Công ty đã có các đại lý (trung tâm phát hàng) tại các tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hải Dương, Nam Định. Thời điểm này lĩnh vực kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả đáng kể, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy đã dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong làng doanh nghiệp với những sản phẩm, hàng hóa được nhiều người biết đến. Tuy mới gần 4 năm đi vào hoạt động nhưng Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh uy đã và đang từng bước phát triển và hoàn thiện mình.
Một số chi tiêu tài chính của Công ty từ năm 2007 đến 2009:
Biểu 1.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH QUA CÁC NĂM
Đơn vị: VNĐ
STT
Năm
Chỉ tiªu
2007
2008
2009
1
Tổng doanh thu
35.096.153.750
39.168.327.845
45.871.463.309
2
Tổng doanh thu thuần
35.079.652.934
39.150.617.567
45.856.226.247
3
Lợi nhuận trước thuế
583.350.700
652.805.505
796.379.575
4
Thuế TNDN
163.338.196
182.785.541,4
222.986.281
5
Lợi nhuận sau thuế
420.012.504
470.019.963,6
573.393.294
6
L·i/tổng doanh thu (%)
1,19 %
1,2 %
1,25 %
1.1.2. Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến tháng 5 năm 2010
Trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến tháng 5 năm 2010 công ty đã thành lập thêm đại lý ở một số tỉnh thành sau:
Ngày 15 tháng 01 năm 2010 thành lập đại lý ở Bắc giang
Ngày 21 tháng 01 năm 2010 thành lập ở Nam Định
Ngày 11 tháng 3 năm 2010 thành lập đại lý ở Sơn la
Ngày 12 tháng 3 năm 2010 thành lập đại lý ở Lai châu
Ngày 01 tháng 4 năm 2010 thành lập đại lý ở Điện Biên
Ngày 12 tháng 4 năm 2010 thành lập đại lý ở Thái bình
Ngày 12 tháng 4 năm 2010 thành lập đại lý ở Ninh Bình
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy
1.2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh.
1.2.1.1. Chức năng
Phương thức bán hàng: Công ty bán hàng theo phương thức trực tiếp, hàng mua về được lưu tại kho sau đó xuất bán từ kho. Hàng hoá bán ra đều phải qua ký kết hợp đồng giữa hai bên. Việc mua, bán hàng tuân thủ đúng theo các điều khoản trong hợp đồng.
Phương châm kinh doanh: Với phương châm là tối đa hoá lợi nhuận nhưng sự hài lòng của khách hàng cũng chính là niềm vui của Công ty, đồng thời hoạt động kinh doanh luôn phải tuân thủ theo pháp luật hiện hành. Do đó trong quá trình tiêu thụ hàng hoá Công ty không ngừng tìm hiểu thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng bằng nhiều cách khác nhau. Việc lựa chọn hàng hoá kinh doanh cũng không nằm ngoài vấn đề đó vì mục tiêu của Công ty là sẽ sử dụng nhiều kênh phân phối sản phẩm khác nhau và ưu tiên kênh phân phối trực tiếp, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Hình thức thanh toán: hình thức thu tiền bán hàng cũng tương tự như quá trình thanh toán tiền mua hàng, khách hàng sau khi đặt hàng sẽ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, Công ty với phương châm là không để vốn ứ đọng quá lâu luôn chủ động về vốn kinh doanh.
1.2.1.2. Nhiệm vụ
Phải đảm bảo lợi ích của khách hàng, giao hàng đúng chủng loại, chất lượng, đúng giờ, đúng nơi quy định và đúng theo hợp đồng.
Tìm mọi biện pháp thoả mãn được mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Bộ máy quản lý của Công ty xác định rõ chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban, đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ, thống nhất tạo ra sự thông suốt trong công việc.
Các phòng ban có chức năng riêng biệt của mình và đều trực thuộc sự quản lý của Ban giám đốc:
- Giám đốc: điều hành chung toàn bộ Công ty dưới sự trợ giúp của phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ, quyết định chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn trong các giai đoạn, tổ chức bộ máy và quản lý điều hành công tác cán bộ của Công ty. Chỉ đạo giao nhiệm vụ, kiểm tra, bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc khen thưởng kỉ luật theo mức độ mà hội đồng khen thưởng kỷ luật xem xét thông qua. Chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty trước cơ quan cấp trên và các cơ quan tài chính.
- Nghiệp vụ: gồm có các Chuyên gia nghiệp vụ tư vấn về nghành nghề, sản phẩm của công ty, Phiên dịch làm nhiệm vụ dịch cho các chuyên gia nghiệp vụ. Thuyết trình viên có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm của công ty, công năng, tác dụng của sản phẩm tới người mua.
- Hành chính:
Nhân sự có nhiệm tuyển dụng nhân sự theo sự chỉ đạo của giám đốc Công ty vụ tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với sự phát triển của Công ty. Tổ chức quản lý về mặt lao động, tiền lương, xây dựng kế hoạch lao động, xây dựng đơn giá tiền lương, theo định kỳ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý, điều hành,luân chuyển nhân sự của công ty.
Thu ngân là nơi ký kết, đặt hàng cho khách hàng và thu tiền của khách hàng.
Sau đó toàn bộ đơn đặt hàng từ thu ngân sẽ được chuyển qua vi tính để nhập vào phần mềm quản lý hồ sơ khách hàng.
Kế toán: Khi khách hàng lấy hàng sẽ có phiếu xuất kho, tất cả chứng từ xuất, nhập sẽ được chuyển về phòng kế toán của công ty. Kế toán có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác tài chính kế toán, tín dụng theo đúng luật kế toán của Nhà nước, cụ thể là: Tổ chức và lưu trữ hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán và các vấn đề liên quan đến công tác kế toán của Công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Cung cấp các thông tin kế toán cho các bộ phận liên quan, cố vấn cho Giám đốc trong việc quản trị tài chính của Công ty.
- Khai thác thị trường: Có nhiệm vụ tìm hiểu, lên kế hoạch khai thác các thị trường một cách phù hợp nhất để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất thông qua các đại lý trực thuộc của công ty.
- Thẩm mỹ: Tư vấn, chăm sóc, làm đẹp cho khách hàng bằng sản phẩm mỹ phẩm của công ty.
- Kho vận: Lưu trữ sản phẩm đầu vào của công ty, phát hàng theo đơn đặt hàng của khách. Bảo hành, bảo trì sản phẩm cho khách hàng.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
Ban Giám đốc
Nghiệp vụ
Hành chính
Khai thác thị trường
Tổng vụ
Kho vận
Thẩm mỹ
CG N.Vụ
Phiên dịch
Thuyết trình viên
Nhân sự
Kế toán
Thu ngân
Vi Tính
Cửa hàng
Đại lý
CG Thẩm mỹ
NV Thẩm mỹ
Kho phát hàng
Bảo hành
Vệ sinh
Căng tin
Bảo vệ
Trông xe
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIÊN NGỌC MINH UY
2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1. Đặc điểm lao động kế toán
* Kế toán trưởng:
Cô Nguyễn Thị Bích Son
Tốt nghiệp Đại học Tài chính kế Toán
Chuyên nghành Kế Toán Doanh Nghiệp
Năm Tốt nghiệp: 1984
Tốt nghiệp loại khá.
Bắt đầu công tác tại Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy từ năm 2006
* Kế toán viên
Chị Trịnh Thị Ánh Tuyết
Tốt nghiệp Đại học thương mại
Chuyên nghành Kế toán tài chính doanh nghiêp thương mại
Năm Tốt nghiệp: 2000
Tốt nghiệp loại Giỏi.
Bắt đầu công tác tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy từ năm 2006
* Kế toán viên
Chị Nguyễn Thị Hằng
Tốt nghiệp Đại học thương mại
Chuyên nghành Kế toán tài chính doanh nghiêp thương mại
Năm Tốt nghiệp: 2001
Tốt nghiệp loại Khá.
Bắt đầu công tác tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy từ năm 2008.
* Kế toán Kho
Chị Trương Thị Thoan
Tốt nghiệp Trung cấp Kỹ thuật xây dựng Hà nội
Chuyên nghành Kế toán Doanh nghiệp
Năm Tốt nghiệp: 2004
Tốt nghiệp loại Khá.
Bắt đầu công tác tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy từ năm 2006
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán của Công ty gồm 4 thành viên: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán kho, 2 kế toán tổng hợp.
Mô hình tổ chức: Công ty tổ chức kế toán theo hình thức tập trung tại phòng kế toán: kế toán phận loại chứng từ, kiểm tra chứng từ, định khoản kế toán, ghi sổ kế toán chi tiết,ghi sổ kế toán tổng hợp, lập báo các kế toán, báo cáo tài chính, thông tin kinh tế đều được thực hiện ở phòng kế toán Công ty.
Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán:
* Kế toán trưởng:
Là người đứng đầu bộ máy kế toán của Công ty, có nhiệm vụ phân công lao động kế toán, tổ chức công tác kế toán, sắp xếp, phân công công việc cho các kế toán viên để đảm bảo thông tin kế toán chính xác, kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thu, chi, công nợ phải thu, phải trả, tình hình sử vốn trong Công ty….
Là người lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, phân tích thông tin kế toán, đưa ra các biện pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Công ty. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty.
* Kế toán tổng hợp:
Là người có nhiệm vụ tổng hợp chứng từ, kiểm tra, giám sát và lập báo cáo theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Là người viết các hoá đơn tài chính, chứng từ thu, chi, uỷ nhiệm chi, tính lương, bảo hiểm cho nhân viên.v.v... Đồng thời lưu trữ các chứng từ kế toán có liên quan.
* Kế toán kho:
Công ty tổ chức hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song, do đó thủ kho và kế toán cùng song song theo dõi hàng hoá. Thủ kho mở thẻ kho cho từng mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng để theo dõi về mặt số lượng. Kế toán kho sẽ vào sổ chi tiết để theo dõi về cả mặt số lượng và giá trị.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán kho hàng
Kế toán tổng hợp
2.2. Thực trạng tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy
2.2.1. Khái quát chung
Công tác kế toán của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy thực hiện theo Quyết định số: 15/2006/QQĐ – BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Niên độ kế toán: Từ ngày 01tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tổ chức hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song.
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo phương pháp Nhập trước - xuất trước.
Phương pháp tính khấu hao: tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
2.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán:
Chế độ chứng từ kế toán của Công ty được áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) .
2.2.3. Tổ chức vận dụng Tài khoản kế toán
- TK 111 - Tiền mặt.
Kết cấu:
+ Bên nợ:
. Phản ánh các khoản thu tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khi quý, đá quý
. Phản ánh số tiền mặt thừa phát hiện ở quỹ tiền mặt khi kiểm kê.
+ Bên có:
. Phản ánh các khoản chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khi quý, đá quý.
. Phản ánh số tiền mặt thiếu hụt quỹ.
+ Số dư bên nợ: Phản ánh các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khi quý, đá quý tồn quỹ.
- TK 112 - Tiền gửi ngân hàng. Có 3 TK cấp 2
+ TK1121- Tiền việt nam
+ TK1122 - Ngoại tệ.
+ TK1123 - Vàng, bạc, kim khi quý, đá quý
Kết cấu:
Bên nợ:
+ Phản ánh các khoản tiền gửi vào ngân hàng
Bên có:
+ Phản ánh các khoản tiền rút ra từ ngân hàng
Số dư bên nợ: Phản ánh số tiền hiện có gửi tại ngân hàng.
- TK 131 - Phải thu khách hàng.
Bên nợ:
+ Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hoá đã giao, lao vụ dịch vụ đã cung cấp và được xác định là tiêu thụ.
+ Số tiền phải thu của khách hàng về các khoản thu nhập hoạt động tài chính.
+ Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
Bên có:
+ Số tiền khách hàng đã trả nợ.
+ Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng.
+ Số tiền giảm giá cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại.
+ Doanh thu của số hàng đã bán bị khách hàng trả lại.
+ Số tiền chiết khấu bán hàng cho người mua.
Số dư bên nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Số dư bên có (nếu có): số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng.
- TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Kết cấu:
Bên nợ:
Phản ánh số thuế GTGT đàu vào được khấu trừ
Bên có:
Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá đã mua đã trả lại, được giảm giá
Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
Số dư bên nợ:
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả.
TK 133 được chia làm 2 TK cấp 2:
+ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ.
+ TK 1332 - Thuế GTGT khấu trừ của TSCĐ
- TK 136: Phải thu nội bộ
Bên nợ:
+ Số vốn kinh doanh đã cấp cho đơn vị cấp dưới.
+ Các khoản đã chi hộ, trả hộ
+ Số tiền đơn vị cấp trên phẩi thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp
+ Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải cấp xuống.
Bên có:
+ Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên
+ Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng.
+ Số tiền đã thu về các khoản phải thu nội bộ.
+ Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đối tượng.
Số dư bên nợ: Số còn phải thu ở các đơn vị nội bộ doanh nghiệp.
Có hai TK cấp 2:
+ TK 1361: Vốn kinh doanh ở trực đơn vị thuộc.
+ TK 1368: Phải thu khác.
- TK138: Phải thu khác.
Kết cấu:
Bên nợ:
Giá trị Tài sản thiếu chờ giải quyết
Phải thu của cá nhân, tập thể đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lí ngay.
Các khoản nợ phải thu khác
Bên có:
Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan căn cú vào quyết định xử lí.
Số tiền đã thu được thuộc các khoản nợ phải thu khác
Số dư bên nợ: Các khoản nợ khác còn phải thu.
Số dư bên có(nếu có) : Phản ánh số đã thu lớn hơn số phải thu.
TK 138 được chia làm 2 TK cấp 2:
+ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lí.
+ TK 1388 - Phải thu khác.
- TK 156 Hàng hoá.
TK này được chia làm 3 TK cấp 2:
+ TK 1561 - Giá mua hàng hoá.
+ TK 1562 - Chi phí thu mua hàng hoá.
+ TK 1567 - Hàng hoá bất động sản.
Kết cấu:
Bên nợ:
+ Trị giá mua, nhập kho của hàng hoá nhập kho trong kỳ (theo phương pháp kê khai thường xuyên).
+ Trị giá hàng thuê gia công, chế biến nhập kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên).
+ Chi phí thu mua hàng hoá (theo phương phápt kê khai thường xuyên).
+ Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ được ghi nhận (theo phương pháp kê khai thường xuyên).
Bên có:
+ Trị giá vốn xuất kho của hàng hoá: Xuất bán, xuất giao đại lý, xuất thuê chế biến, xuất góp vốn đầu tư, xuất sử dụng (theo phương pháp kê khai thường xuyên).
+ Trị giá vốn hàng hoá xuất trả lại người bán (theo phương pháp kê khai thường xuyên).
+ Trị giá vốn hàng hoá thiếu hụt coi như xuất (theo phương pháp kê khai thường xuyên).
+ Trị giá vốn hàng tồn kho đầu kỳ đã kết chuyển (theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên nợ: Giá trị vốn của hàng hoá tồn cuói kỳ.
- TK 157 - Hàng gửi đi bán.
Kết cấu:
Bên nợ:
+ Giá trị sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ gửi bán.
Bên có:
+ Giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán.
+ Giá trị hàng gửi bán bị từ chối trả lại.
Số dư bên nợ: Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận.
TK 157 có thể mở chi tiết cho từng loại hàng gửi bán.
- TK 331- Phải thu khách hàng
Bên nợ:
+ Số nợ phải trả người bán đã trả.
+ Số nợ được giảm do người bán chấp nhận giảm giá, chiết khấu
+ Số nợ giảm do trả lại hàng cho người bán
+ Số tiền ứng trước cho người bán để mua hàng.
+ Xử lý nợ không có chủ.
+ Chênh lệch do điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Bên có:
+ Số nợ phải trả phát sinh khi mua hàng.
+ Trị giá hàng nhận của người bán khi có tiền ứng trước.
+ Người bán trả lại tiền cho doanh nghiệp.
+ Chênh lệch khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Số dư bên có: Số tiền phải trả nhà cung cấp.
Số dư bên nợ (nếu có): ứng trước tiền hàng nhưng cuối kỳ hàng chưa nhận hoặc số tiền trả thừa cho người bán hoặc người bán chấp nhận chiết khấu sau khi doanh nghiệp đã trả đủ tiền.
TK 331 phải mở chi tiết cho từng người bán
- TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
Kết cấu:
Bên nợ:
+ Nộp thuê phí lệ phí và các khoản khác cho nhà nước.
+ Số thuế được nhà nước giảm hoặc khấu trừ.
+ Số tiền trợ cấp giá của nhà nước chưa nhận được
Bên có:
+ Thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp nhà nước.
+ Số tiền trợ cấp giá của nhà nước đã nhận được.
Số dư bên có: Số tiền doanh nghiệp còn nợ nhà nước
Số dư bên nợ : Số tiền nộp thừa cho nhà nước hoặc số tiền trợ cấp giá của nhà nước chưa nhận được.
- TK 338 - Phải trả Phải nộp khác.
- TK 338: Phải trả Phải nộp khác.
Kết cấu:
Bên nợ:
+ Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài koản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.
+ BHXH phải trả cho công nhân viên.
+ BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lí
+ Kết chuyển doanh thu nhận trước sang tài khoản 511.
+ Các khoản đã trả đã nộp khác.
Bên có:
+ Giá trị tài sản thừa chờ xử lí (chưa xác định rõ nguyên nhân)
+ Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài doanh nghiệp theo quyết định ghi trong biên bản xử lí (xác định rõ nguyên nhân)
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí SXKD.
+ Khấu trừ BHYT, BHXH vào lương.
+ Doanh thu nhận trước của khách hàng về dịch vụ đã cung cấp nhiều kỳ.
+ Các khoản phải trả, phải nộp khác.
Số dư bên có:
+ Số tiền phải trả phải nộp khác.
+Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết.
Số dư bên nợ (nếu có): Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp.
- TK 338 có 6 TK cấp 2.
- TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Kết cấu:
Bên nợ:
+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định đã bán trong kỳ kế toán;
+ Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp;
+ Doanh thu bán hàng bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
+ Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
+ Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên có:
+ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
TK này được chia làm 5 TK cấp 2:
+ TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá.
+ TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm.
+ TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
+ TK 5114 - Doanh thu trợ cấp trợ giá.
+ TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
Nguyên tắc hạch toán vào TK 511.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện đối tượng chịu thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế TTĐB, hoặc bao gồm cả thuế XK).
- Những doanh nghiệp nhận gia công, vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, số tiền gia công được hưởng không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công.
- Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác định.
- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được hạch toán vào TK511. Mà chỉ hạch toán vào bên có TK131 về khoản tiền đã thu của khách hàng , khi thực hiện giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào TK511 về giá trị hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với điều kiện ghi nhận doanh thu.
- TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
Kết cấu:
Bên nợ:
+ Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán;
+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ;
+ Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ.
+ Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên có:
+ Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán.
- TK 512 không có số dư cuối kỳ.
TK này được chia làm 3 TK cấp 2:
+ TK 5121 - Doanh thu bán hàng hoá.
+ TK 5122 - Doanh thu bán các thành phẩm.
+ TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
- TK 521 - Chiết khấu thương mại.
Kết cấu:
Bên nợ:
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên có:
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
TK 521 - Chiết khấu thương mại không có số dư cuối kỳ.
Nguyên tắc hạch toán vào TK 521.
- Chỉ hạch toán vào TK này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi chép trên Hợp Đồng Kinh Tế.
- Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được giảm trừ vào giá bán trên "hoá đơn bán hàng" hoặc "hoá đơn GTGT" lần cuối cùng.
- Trường hợp khách hàng không trực tiếp mua hàng, hoặc khi số tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào TK 521.
- Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng đã phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
- TK 531 - Hàng bán bị trả lại.
Kết cấu:
Bên nợ:
+ Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán.
Bên có:
+ Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
Nguyên tắc hạch toán vào TK 531.
- Chỉ hạch toán vào TK này giá trị hàng bán bị khách hàng trả lại do doanh nghiệp vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: Hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. Đồng thời hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại đính kèm hoá đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hoá đơn (nếu trả lại một phần).
- TK 532 - Giảm giá hàng bán.
Kết cấu:
Bên nợ:
+ Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Bên có:
+ Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.
Nguyên tắc hạch toán vào TK532.
- Chỉ hạch toán vào TK này khoản giảm giá hàng bán, các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn, tức là sau khi đã phát hành hoá đơn bán hàng, không phản ánh vào TK532 số giảm giá đã được ghi trên hoá đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng giá bán ghi trên hoá đơn.
- TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Kết cấu:
Bên nợ:
+ Trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp theo hoá đơn.
Bên có:
+ Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào TK xác định kết quả kinh doanh.
TK 632 – Không có số dư.
2.2.4. Tổ chức vận dụng sổ sách kế toán
- Hình thức kế toán áp dụng: Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký chung.
- Đặc trưng cở bản của hình kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
- Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhập ký đặc biệt;
+ Sổ Cái;
+ Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh lần lượt sẽ được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5… ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Sơ đồ 2.2.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ nhật ký đặc biệt
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ chi tiết
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày.
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.
Đối chiếu, kiểm tra.
2.2.5. Tổ chức vận dụng Báo cáo kế toán
Kỳ lập báo cáo kế toán: Theo năm, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm.
Cuối năm, sau khi đã kiểm tra, đối chiếu đúng khớp số liệu trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, kế toán trưởng lập Báo cáo tài chính.
Hệ thống Báo cáo tài chính: Theo quy định của Bộ tài chính, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy cũng lập 4 báo cáo bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Theo phương pháp trực tiếp
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Nơi nộp Báo cáo tài chính:
+ Cục thuế thành phố Hà Nội
+ Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
+ Cục thống kê thành phố Hà Nội
Báo cáo tài chính năm phải được trình Ban Giám Đốc thông qua và phê duyệt trước khi nộp cho các cơ quan Nhà nước.
2.2.6 Đặc điểm tổ chức kế toán trên phần hành kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy
2.2.6.1. Đặc điểm tổ chức Kế toán mua_bán hàng trên phần hành kế toán
- Tài khoản sử dụng:
TK 111, TK 112, TK 131, TK 331: phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng
TK 133: phản ánh thuế VAT đầu vào
TK 153, TK156 : phản ánh chi tiết CCDC, hàng hóa trong kho
TK 333: thuế VAT đầu ra
TK 511: Doanh thu bán hàng
Khi mua hàng:
Căn cứ vào hóa đơn hàng mua kế toán ghi:
Nợ TK 153, TK 156: Giá mua trên hóa đơn (Chi tiết từng loại)
Nợ TK 133: Thuế VAT
Có TK 111: Nếu thanh toán bằng tiền mặt
Có Tk 112: Nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Có TK 331: Nếu nợ chưa thanh toán
Khi bán hàng:
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, kế toán ghi:
+ Bút toán 1: Ghi nhận
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 156: Chi tiết
+ Bút toán 2: Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111: Nếu thu bằng tiền mặt
Nợ TK 112: Nếu khách trả bằng chuyển khoản
Nợ TK 131: Nếu khách chưa thanh toán
Có TK 511: Doanh thu hàng bán
Có TK 333: Thuế VAT đầu ra
2.2.6.2. Đặc điểm tổ chức Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trên phần hành kế toán
- Tài ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26699.doc