Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Thanh Nam TNT

phần I giới thiệu sơ lược về công ty tnhh thanh nam tnt 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty TNHH Thanh Nam TNT có trụ sở chính tại số 3A Láng Hạ, được thành lập trên cơ sở Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 121435 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30/6/1999. Sau gần 03 năm thành lập và hoạt động, với tổng số vốn đầu tư ban đầu 1.000.000.000 VNĐ, hiện nay Công ty luôn đạt doanh thu bình quân hàng năm Khoảng 600.000.000 VND. Hiện nay, tổng vốn kinh doan

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Thanh Nam TNT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của Công ty đã nâng lên 1.500.000.000VND. 2. Lĩnh vực hoạt động của công ty: Công ty TNHH Thanh Nam TNT kinh doanh trong các lĩnh vực chủ yếu sau: + Kinh doanh thiết bị văn phòng phẩm. + Bảo dưỡng, sửa chữa và bảo hành, các thiết bị văn phòng phẩm. * Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: Là một Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy mô nhỏ, thị trường chính của Công ty TNHH Thanh Nam TNT là thị trường nội địa với đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và các cá nhân có nhu cầu. Công ty luôn hoạt động với 1 mục tiêu: " luôn làm hài lòng khách hàng và với giá cả hợp lý nhất". Sau gần 03 năm hoạt động đã bước đầu khẳng định được uy tín cũng như hiệu quả trong kinh doanh. 3. Bộ máy quản lý của công ty: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thanh Nam TNT được cơ cấu tính giảm, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả phục vụ nhu cầu của hoạt động quản lý và kinh doanh của Công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty gồm: Ban giám đốc: 02 người - gồm: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. Ban Giám đốc có chức năng quản lý, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. Các phòng ban: - Phòng Tài chính - Kế toán: 03 người - trong đó có: 01 Kế toán trưởng, 01 kế toán viên và 01 thủ quỹ. Có chức năng theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp, hoạch toán, kế toán, thu chi, tình hình quay vòng vốn,... - Phòng Hành chính - Tổ chức: 01 người - đảm nhiệm chức năng hành chính và quản lý nhân sự của Công ty. - Phòng Kinh doanh: gồm 10 người trong đó 01 Trưởng phòng và 9 cán bộ kinh doanh. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Thanh Nam TNT ban giám đốc phòng kinh doanh Văn phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm Phòng hành chính tổ chức phòng tài chính - kế toán Phần ii Công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Thanh Nam TNT 1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Thanh Nam TNT: Bộ máy kế toán của Công ty hiện nay gồm 03 người, trong đó có 01 kế toán trưởng, 01 kế toán viên phụ trách cơ sở trực thuộc và 01 thủ quỹ. (Phó Giám đốc Công ty kiêm nhiệm vụ thủ quỹ Công ty). * Kế toán trưởng: Kế toán trưởng của Công ty cũng đồng thời là người làm công tác kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh từ hoạt động kinh doanh của Công ty. Kế toán trưởng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán - thống kê và tuân thủ các quy định về nghiệp vụ theo quy định chung của Nhà nước về tài chính và nội quy riêng của Công ty. * Kế toán viên: Hoạt động tại cơ sở trực thuộc, có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh và thu nhập các chứng từ, hoá đơn kế toán phát sinh tại đơn vị trực thuộc, định kỳ hàng tháng báo cáo số liệu chi tiết lên Công ty để kế toán trưởng thực hiện việc tổng hợp, ghi chép và lập các Báo cáo tài chính. * Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thu - chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ hợp lý. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty hợp lý và khá hiệu quả. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp và quản lý toàn bộ hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty. Bên cạnh đó cũng có sự phân công rõ ràng các nhiệm vụ cụ thể cho kế toán cơ sở, qua đó góp phần xác định trách nhiệm và tăng cường hoạt động quản lý tài chính tại cơ sở. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty thanh nam TNT Kế toán trưởng thủ quỹ Kế toán cơ sở (khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm) 2. Tổ chức ghi chép sổ sách kế toán tại Công ty TNHH Thanh Nam TNT Hoạt động kế toán của Công ty TNHH Thanh Nam TNT được thực hiện theo hình thức Chứng từ ghi sổ, phù hợp với quy định chung mà Bộ Tài chính đề ra. Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp trong hình thức này là "chứng từ ghi sổ". Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng một nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm và phải được kế toán trưởng xem xét trước khi ghi sổ kế toán. * Sổ sách sử dụng trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ tại công ty gồm: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp của đơn vị dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (nhật ký). Sổ vừa được dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kế toán kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối phát sinh vào cuối tháng, cuối năm. - Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được sử dụng trong chế độ TK kế toán của Doanh nghiệp. Số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ kế toán chi tiết, dùng để lập trên các BCTC. - Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ ghi sổ tại cơ sở được kế toán viên tập hợp. Căn cứ để lập các phiếu ghi sổ là chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ kế toán tổng hợp. Qua cơ sở số liệu ghi nhận trên, phiếu ghi sổ cuối tháng hoặc cuối quý, kế toán trưởng lập bảng tổng hợp chi tiết làm căn cứ đối chiếu với sổ cái. - Các sổ, thẻ chi tiết: Là các chứng từ gốc được kế toán viên lập, tập hợp ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của Doanh nghiệp. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ áp dụng tại công ty: chứng từ gốc sổ, thẻ chi tiết sổ đăng ký chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ s sổ cái bảng tổng hợp chi tiết bảng phân cân đối số phát sinh báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra. * Hoạt động hạch toán, báo cáo, quyết toán thuế tại công ty: - Đơn vị quản lý thuế của Công ty: Cục thuế TP Hà Nội. - Các loại thuế Công ty có nghĩa vụ thực hiện: + Thuế môn bài: được kê khai và nộp đầu năm tài chính (thuế môn bài nộp 01 năm/lần). + Thuế GTGT: Công ty tiến hành nghĩa vụ nộp Ngân sách hàng tháng theo số liệu thông báo, kê khai. + Thuế thu nhập Doanh nghiệp: Vào thời điểm đầu năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển, đầu tư của Công ty, Kế toán trưởng làm dự kiến doanh thu, thu nhập của Công ty trình Giám đốc ký duyệt và thông báo lên đơn vị quản lý thuê. Trên cơ sở đó, hàng quý Công ty tiến hành tạm trích số thuế TNDN dự kiến để tạm nộp. - Từ ngày 01 đến ngày 10 hàng tháng, Công ty có trách nhiệm làm báo cáo thuế GTGT lên Cơ quan quản lý thuế. - Công ty thực hiện việc quyết toán theo năm (01 năm/lần). Căn cứ vào Biên bản quyết toán thuế, cơ quan quản lý thuế tiến hành: + Hoàn thiện cho Doanh nghiệp nếu số thuế doanh nghiệp nộp ngân sách vuợt quá sô thực tế Doanh nghiệp phải nộp. + Truy nộp bổ sung nếu số thuế doanh nghiệp ngân sách còn thiếu so với thực tế. + Bình toán thuế cho Doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách. * Hoạt động lập báo cáo tài chính của công ty: Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính của Doanh nghiệp với mục đích phục vụ hoạt động quản lý doanh nghiệp và tăng cường chức năng quản lý, giám sát, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước hữu quan. Công ty TNHH Thanh Nam TNT tiến hành lập Báo cáo tài chính hàng năm lưu lại Công ty và có trách nhiệm cung cấp tới các cơ quan quản lý hữu quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, Cục thuế TP Hà Nội) chậm nhất 30 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Báo cáo tài chính của Công ty gồm: - Bảng cân đối kế toán: đây là báo cáo kế toán được xây dựng trên cơ sở quan hệ cân đối kế toán và trên việc phân loại đối tượng kế toán thành những chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp. Bảng cân đối kế toán dùng thước đo bằng tiền để biểu thị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở Doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. - Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo có nội dung phản ánh tổng lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, số thuế TNDN phải nộp và tổng lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: báo cáo phản ánh cơ sở của nguồn vốn bằng tiền và quan hệ cân đối vốn bằng tiền lưu chuyển trong kỳ. Qua đó xác định lượng tiền lưu chuyền trong kỳ, số tiền hiện có đầu kỳ và số lượng tiền hiện có cuối ky. - Thuyết minh báo cáo tài chính: đây là hình thức báo cáo hành văn, có chức năng giải thích cụ thể các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính. Phần III Một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu tại công ty: * Kế toán thanh toán tiền mặt: Từ những chứng từ ban đầu, kế toán kiểm tra và hạch toán trên phiếu thu, phiếu chi. Sau đó vào sổ chi tiết thu - chi, cuối ngày tiến hành cộng sổ thu - chi và tính tồn quỹ, đồng thời đối chiếu với thủ quỹ. Nhập số liệu vào Phiếu ghi sổ, cuối tháng tổng kết và đối chiếu với chứng từ để kiểm tra. Kế toán trưởng cùng với thủ quỹ lập sổ quỹ, bảng kiểm kê quỹ tiền mặt hàng ngày để tiện việc kiểm tra và lập báo cáo khi có yêu cậu của Giám đốc. Sơ đồ hạch toán tiền mặt Xuất quỹ Gửi NH Đầu tư TC Mua vật tư, hàng hoá, tài sản Sử dụng cho chi phí Thanh toán nợ Nhập quỹ Doanh thu Từ tiền gửi NH Thu hồi nợ Thu hồi vốn đầu tư 111 * Kế toán tài sản cố định: Kế toán có trách nhiệm ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ nhằm phản ánh được số hiện có và tình hình biến động của TSCĐ để tính toán đúng đắn giá trị TSCĐ và tiến hành phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng chịu chi phí. Qua đó, kế toán giúp Giám đốc Công ty nắm được tình hình bảo quản, sử dụng và khấu hao tài sản cố định, việc sử dụng nguồn vốn khấu hao… nhằm sử dụng hiệu quả TSCĐ phục vụ mục đích kinh doanh của Công ty. Sơ đồ hạch toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình 211 Tscđ hữu hình TSCĐ tăng theo nguyên giá Tăng, giảm theo nguyên giá Nhận vốn bằng TSCĐ Giảm TSCĐ đã khấu hao hết Mua mới Góp vốn liên doanh, cho thuê TC Nhận lại TSCĐ góp liên doanh, cho thuê TC Nhượng bán, thanh lý XDCB hoàn thành 411 214 222,228 111, 112, 331, 341 821 222, 228 214 241 Sơ đồ hạch toán khấu hao tài sản cố định 214 hao mòn tscđ Giá trị hao mòn giảm Giá trị hao mòn tăng 211,213 627, 641,642 142, 335 211 222, 228, 411 * Kế toán tiền lương và BHXH: Căn cứ vào bảng quyết toán lương cơ bản và lương khoán hàng tháng đã được Giám đốc duyệt, kế toán trưởng tiến hành chia lương, hạch toán, trích quỹ lương theo quy định về chế độ tiền lương, tiền thưởng của Công ty. Hàng tháng qua bảng quyết toán lương, kế toán cũng tạm thu 5% BHXH làm chứng từ để hạch toán. Cuối quý, sau khi xác nhận, đối chiếu với cơ quan BHXH phải nộp để hạch toán, thanh toán. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công 622 chi phí công trực tiếp Tiền lương phải trả, TBXH, kinh phí công đoàn phải trích của acông nhân trực tiếp SX 334, 338 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 154, 631 627 641, 642 * Kế toán mua hàng: Kế toán có trách nhiệm thu nhập, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ gốc phản ánh quá trình mua hàng của Doanh nghiệp và ghi nhận vào hệ thống sổ sách kế toán. Kế toán mua hàng được thực hiện với sự mở sổ theo dõi với từng mặt hàng, nhóm hàng, từng nhà cung ứng và công nợ thanh toán cụ thể. Sơ đồ hạch toán mua, bán hàng hoá (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ) (3) 611 156, 157 mua hàng (1) Trị giá hàng hoá tồn đầu kỳ Mua hàng hóa về nhập kho trong kỳ Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ Trị giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ 632 111, 112, 331, 333 (4) ( 2) 641, 642 * Kế toán bán hàng và hạch toán kết quả kinh doanh: Nhiệm vụ của kế toán Công ty là phải hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ (của từng mặt hàng, từng sản phẩm, từng dịch vụ và của toàn bộ sản phẩm dịch vụ) cùng với các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ. Sơ đồ hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh 632 911 Trị giá hàng hoá mua trong kỳ Giá vốn hàng hoá xuất bán Kết chuyển giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ Trị giá hàng tồn cuối kỳ 155 611 155 Giá vốn hàng bán Trị giá hàng hoá tồn đầu kỳ 111, 112, 331 111, 112, 338,334 Kết chuyển chi phí quản lý Chi phí quản lý phát sinh 642 Phần IV Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thanh Nam TNT Trong sự vận động của nền kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh là hoạt động chủ đạo nhất của các doanh nghiệp mà trong đó không thể thiếu công tác hạch toán kế toán "Hoạt động hiệu quả và lành mạnh của bộ máy tài chính - kế toán của doanh nghiệp là tiền đề cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp" - Với nhận thức đúng đắn đó, Công ty TNHH Thanh Nam đã từng bước kiện toàn cơ cấu bộ máy tổ chức cũng như thường xuyên nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ kế toán và hoạt động nghiệp vụ kế toán. Thành quả hơn 03 năm thành lập, trưởng thành và phát triển của Công ty là minh chứng đầy tính thuyết phục cho kết luận đó. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 02 năm (2000-2001) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Vốn Kinh doanh 1.000.000.000 1.500.000.000 Tổng doanh thu 508.592.828 VND 589.688.385 VND Số lao động bình quân 16 người 16 người Lương lao động bình quân 800.000 VND 800.000 VND MụC LụC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC341.doc