Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Phú Vượng

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Phú Vượng: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Phú Vượng

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Phú Vượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Më ®Çu Sau chiến tranh, trong cơ chế cũ nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng. Nhưng chỉ khoảng 10 năm sau đổi mới, nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và phát triển với tốc độ cao liên tục. Quá trình phát triển của Việt Nam cũng chính là quá trình mở cửa nền kinh tế cả trong lẫn ngoài, tạo môi trường cho người dân phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngành nghề mới ngày càng phát triển, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, mở rộng xuất nhập khẩu, mà theo cách gọi bây giờ là WTO, là tự do hoá thương mại. Dù vậy đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đều cần phải có một lượng vốn nhất định. Đây có thể coi là một tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mở, với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao, sự kinh doanh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ. Do vậy nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, cho đầu tư phát triển ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động cao độ không những nguồn vốn bên trong mà phải tìm cách huy động nguồn vốn bên ngoài, đồng thời phải bảo đảm sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhằm đáp ứng với nhu cầu đầu tư và phát triển, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Các doanh nghiệp lúc này được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ bảo đảm vốn, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn vốn của mình. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã thích nghi kịp thời với tình hình mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt. Nhưng, bên cạnh đó có không ít các doanh nghiệp lúng túng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn thua lỗ, kéo dài, doanh thu không đủ bù chi phí bỏ ra, không bảo toàn được vốn dẫn tới phá sản. Thực tế này là do nhiều nguyên nhân, một trong các nguyên nhân quan trọng là công tác tổ chức và sử dụng vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn còn quá thấp. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn bức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là phải xác định và đáp ứng được nhu cầu vốn thường xuyên, cần thiết, tối thiểu, phải xác định được doanh nghiệp mình hiện nay đang thừa hay thiếu vốn, hiệu quả sử dụng vốn ra sao? Các giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình. Đây là vấn đề nóng bỏng có tính thời sự không những được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm mà còn thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính vào doanh nghiệp. Chính vì lý do đó cùng với việc theo học chuyên ngành tài chính của Trường đại học Kinh tế Quốc dân, qua 4 năm học tập tại trường kinh tế tại chức Ninh Bình. Được sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô của trường Đại học kinh tế Quốc dân cũng như sự nỗ lực của bản thân, em đã quyết định lựa chọn Công ty TNHH Phú Vượng là đơn vị thực tập tốt nghiệp của mình. Thông qua giai đoạn đầu của quá trình thực tập được đến cơ sở trực tiếp quan sát, tìm hiểu, em đã tổng kết được một cách tổng thể về quá trình hình thành và phát triển của Đơn vị, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như định hướng hoạt động của Đơn vị trong tương lai. Qua đó bằng những kiến thức đã được học trong trường em đã rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của Đơn vị, những nội dung đó được thể hiện thông qua bản báo cáo tổng hợp sau: NỘI DUNG BÁO CÁO GỒM 3 PHẦN: I. Khái quát về Công ty TNHH Phú Vượng II.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh của Công ty TNHH Phú Vượng III.Đánh giá thực trạng kinh doanh và định hướng phát triển của Công ty TNHH Phú Vượng PHẦN I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH PHÚ VƯỢNG 1. Khái quát lịch sử thành lập của Công ty TNHH Phú Vượng Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Phú Vượng - Đại chỉ giao dịch: Phố 9, Phường Đông Thành, TP Ninh Bình Điện thoại: 0303.889868 Fax: (030)889869 Tài khoản: 4831000002680 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh NB Mã số thuế: 2700274105 Công ty TNHH Phú Vượng chính thức hoạt động theo giÊy chøng nhËn kinh doanh sè 0902000045 do së kÕ hoach ®Çu t­ TØnh Ninh B×nh cÊp ngµy 15 th¸ng 5 n¨m 1999. 2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Thiết kế công trình. Xây lắp công trình. Nhận thầu xây lắp công trình. Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi. 3. Đối tượng và địa bàn kinh doanh của Công ty TNHH Phú Vượng Đối tượng phục vụ chính của Đơn vị là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các Ban quản lý dự án. Địa bàn hoạt động: chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Nam Định, Thanh Hoá, Hà Nam. 4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phú Vượng Là một Doanh NghiÖp chuyªn về kinh doanh c¸c vËt liÖu x©y dùng vµ x©y dùng c¸c c«ng tr×nh d©n dông, thuû lîi, . Công ty TNHH Phú Vượng là đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu và hạch toán độc lập . 5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Phú Vượng Tæ chøc bé m¸y qu¶n lý Công ty TNHH Phú Vượng tổ chức bộ máy quản lý theo hệ thống một cấp đứng đầu là Giám đốc, bên dưới là các phòng ban chức năng, các xưởng, tổ đội sản xuất. Giám đốc công ty Phó giám đốc Phòng TC-HC Phòng TC-KT Phòng KH-KT Phòng KD Các xưởng SX-KD Các đội XD 5.1. Giám đốc: - Là người đứng đầu bộ máy điều hành của công ty - Hiện tại giám đốc công ty là Ông Phạm Mạnh Hùng - Giám đốc cũng là người đại diện pháp luật của công ty. Được Hội đồng thành viên (sau đây gọi là HĐTV) bổ nhiệm. Giám đốc là người điều hành cao nhất của công ty, quản lý, chỉ đạo toàn bộ mọi hoạt động sản xuất, phương hướng phát triển và các vấn đề khác của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐTV, trước các cơ quan Pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động. Giám đốc còn là người đại diện cho công ty trong các giao dịch, kí kết hợp đồng. 5.2. Phó giám đốc: - Tổ chức, điều hành công việc thuộc lĩnh vực được giao, trên cơ sở chủ trương, kế hoạch, chỉ thị của Giám đốc công ty, lập kế hoạch công tác hàng tuần, hàng tháng, hàng quý... về lĩnh vực được phân công để làm căn cứ triển khai,thực hiện và quản lý, theo dõi. - Phối hợp quan hệ công tác với các Phó giám đốc khác và chỉ đạo các phòng chức năng, để điều hành công việc được giao một cách có hiệu quả và thống nhất. - Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về công việc và các quyết định của mình. Công ty có hai Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành hoạt động: + Phó giám đốc kế hoạch kĩ thuật: là người tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật. Là người lập ra kế hoạch xây dựng cho công trình. Phó giám đốc kế hoạch kĩ thuật cũng là người trực tiếp điều hành các tổ đội sản xuất, thi công các công trình được kí kết. + Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: Là người tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty như: Tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh, xây dựng bạn hàng, tìm kiếm thị trường mới, kí kết các hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực được phân côngkhi giám đốc uỷ quyền trực tiếp cho phòng kế hoạch kinh doanh. 5.3. Các phòng ban chức năng: Hiện tại công ty có 4 phòng ban chức năng: * Phòng kế hoạch kĩ thuật: - Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật của công ty. - Các nhiệm vụ chính: + Hoạch định kế hoạch, chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn của công ty trình Giám đốc quyết định, tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, theo dõi kiểm tra , cập nhật các tài liệu thông tin, số liệu kĩ thuật... + Thẩm định phương án kinh doanh, chiết tính giá thành... + Kiểm tra về mặt số lượng, tỷ trọng các hao phí đầu tư cho công trình làm cơ sở pháp lý cho phòngTài chính kế toán thanh quyết toán công trình. + Soạn thảo, quản lý, lưu trữ các phương án, luận chứng kinh tế, kĩ thuật, hợp đồng kinh tế, quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm công trình và thành lập Ban chỉ huy công trường,và các văn bản ,tài liệu liên quan đến lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật thương mại... + Kiểm tra , giám sát về kĩ thuật, chất lượng công trình. + Tìm kiếm, khai thác thị trường trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở và bất động sản. + Lập báo cáo tiền khả thi, lập dự án khả thi, thiết kế kĩ thuật và hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật. + Tổ chức triển khai, thi công và kinh doanh sản phẩm công trình dự án được phê duyệt. +Tìm kiếm đối tác liên kết hoặc đơn vị tư vấn đầu tư kinh doanh nhà và bất động sản... * Phòng Tổ chức-hành chính: - Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức nhân sự và quản lý hành chính, pháp chế thanh tra. - Nhiệm vụ cụ thể bao gồm: + Quản lý thực hiện chế độ lao động, nhân sự, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác theo đúng chế độ của Nhà Nước ban hành, chủ động hoặc đề xuất với lãnh đạo giải quyết những phát sinh trong khi thực hiện công tác. Giải quyết đơn khiếu nại tố cáo theo quy định của Nhà nước trong phạm vi công ty. + Quản lý các hoạt động tài chính của công ty. + Quản lý toàn bộ trang thiết bị, phương tiện văn phòng của công ty, phối hợp với các phòng ban chức năng chủ động đề xuất với Giám đốc việc sửa đổi, thay thế hoặc sắm mới nếu cần thiết. + Tập hợp lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của Giám đốc, các Phó Giám đốc; chuẩn bị tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tiếp khách theo định kì hoặc đột xuất. + Soạn thảo lưu trữ, hồ sơ các văn bản hành chính công ty. + Tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn lao động, hướng dẫn các thủ tục về an toàn lao động và giải quyết các vấn đề an toàn lao động. + Thẩm định các văn bản trong phạm vi quản lý của phòng. + Điều động xe đưa cán bộ đi công tác... * Phòng kinh doanh: -Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh. - Nhiệm vụ cụ thể là: + Xây dựng và lập kế hoạch theo tháng, quý. + Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm cũ, dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm tới trên các mặt: tổng doanh thu, lợi nhuận, chi phí... + Chuẩn bị các thủ tục pháp lý để kí kết hợp đồng kinh tế, hàng hoá vật tư. * Phòng tài chính- kế toán. - Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực chiến lược quản lý tài chính của công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế của công ty. - Nhiệm vụ cụ thể: + Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. + Kiểm tra, giám sát các khoản thu- chi tài chính, cac nghiệp vụ thu, nộp thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. + Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của công ty. + Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. + Làm việc với các cơ quan Nhà nước liên quan tới công tác tài chính kế toán . 5.4. Các tổ đội sản xuất: - Hiện tại công ty có 4 tổ đội sản xuất. - Mỗi tổ đội sản xuất có nhiệm vụ thu thập thông tin, chỉ thị của công ty, có thể tự liên hệ kí kết hợp đồng và trực tiếp thi công các công trình theo hợp đồng đã kí kết. Các tổ đội sản xuất được quyền hạch toán độc lập với nhau và chịu sự giám sát qủan lý của công ty. 6. Tình hình quản lí một số lĩnh vực trong công ty 6.1. Về mặt nhân lực: - Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty: 98 người - Trong đó : + Số có trình độ đại học trở lên: 45 người + Trung cấp: 25 người + Công nhân: 28 người - Bộ máy tổ chức bao gồm: + Ban giám đốc: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc + Phòng tổ chức hành chính: 8 người + Phòng Tài chính kế toán: 6 người + Phòng Kế hoạch kỹ thuật: 4 người + Phòng Kinh doanh: 8 người + Còn lại là công nhân làm ở các tổ đội sản xuất - Qua trên ta thấy nguồn nhân lực của công ty tương đối nhỏ nhưng có chất lượng lại tương đối cao Cụ thể: Có 45/98 (chiếm 45,92 %) cán bộ công nhân viên có trình độ Đại học trở lên Có 25/98 (chiếm 25,51 %) cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp. Và chỉ có 28/98 (chiếm 28,57 %) là công nhân . Đó là một lợi thế rất lớn của công ty. Ta có biểu khai năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của doanh nghiệp như sau: Stt Cán bộ chuyên môn và kĩ thuật theo nghề Số lượng 1 Đại học và trên đại học Kĩ sư xây dựng Kĩ sư kinh tế Kĩ sư thuỷ lợi Kiến trúc sư Kĩ sư giao thông Kĩ sư điện Kĩ sư cấp thoát nước Kĩ sư địa chất công trình Kĩ sư cơ khí ĐH TCKT ĐH KTQD 45 8 7 5 4 2 5 1 4 2 2 4 2 Trung cấp Trung cấp xây dựng Trung cấp kinh tế XD Trung cấp điện Trung cấp kiến trúc Trung cấp kế toán 25 7 7 4 4 3 3 Tổng số 70 (Nguồn: số liệu của phòng Tổ chức- hành chính) PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÚ VƯỢNG TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Tình hình về vốn hiện có của Công ty TNHH Phú Vượng tại thời điểm 31/12/2008 là: 40.375.901.132VND - Khả năng lao động của toàn DN tăng có tác động làm giảm được lượng dự trữ vật tư trong kho và tăng hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên do lượng vốn của Doanh nghiệp có hạn nên những khi cần thiết Doanh nghiệp vẫn phải vay ngắn hạn của ngân hang do đó làm tăng chi phí cho mỗi đơn vị sản phảm điều đó gây bất lợi cho Doanh nghiệp. Tiềm năng tài chính - Tiềm năng tài chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà DN có thể huy động vào kinh doanh, khả năng đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn. - Thực tế rằng, nguồn vốn của công ty chủ yếu từ 2 nguồn: vốn tự có và vốn vay các NHTM. Ta có bảng sau: Đơn vị: đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn CSH 778.714.716 860.691.162 927.171.844 Tổng vốn 21.592.507.008 32.567.843.951 40.375.901.132 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2006, 2007, 2008- phòng TCKT) - Rõ ràng nguồn vốn này là quá nhỏ so với nhu cầu vốn kinh doanh của công ty. Năm 2006 vốn CSH chỉ chiếm có 3,6% so với tổng vốn cần có của công ty. Năm 2007 chỉ chiếm có 2,64% và năm 2008 chiếm 2,3%. Còn lại toàn bộ là phải đi vay. Mà công ty lại chủ yếu vay từ các NHTM, công ty chưa biết khai thác tốt nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác: công ty tài chính, cho thuê tài chính...tổ chức tín dụng quốc tế. Vậy là vốn chỉ vay từ các NHTM làm giảm tính chủ động vay vốn của công ty rất nhiều. Ngoài ra công ty còn có thể giảm được phí lãi vay nếu đa dạng nguồn vay. Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2008 của công ty thì riêng tiền lãi vay phải trả là 17.391.790.035 đồng. đây là con số lớn. Một hạn chế của công ty trong việc huy động vốn là chưa biết khai thác triệt để nguồn vốn từ cán bộ CNV, đặc biệt là nguồn tiền nhàn rỗi. Đây sẽ là một nguồn rất đáng kể nếu công ty biết khai thác tốt, hơn nữa nguồn vốn này rất an toàn. Nó còn tạo động lực cho công nhân viên hăng say làm việc, vì kết quả kinh doanh công ty sẽ ảnh hưởng đến số tiền mà họ được hưởng khi bỏ tiền cho công ty vay. Đơn vị: 1000 đồng Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 Doanh thu đồng 13.498.899.014 30.300.534.177 84.479.543.803 Tổng vốn đồng 21.592.507.068 32.567.843.951 40.375.901.132 VLĐbq đồng 25.060.219.772 35.694.215.896 VCĐbq đồng 2.019.955.787 777.686.645 Vốn CSH đồng 778.714.761 860.691.162 927.171.844 Lợi nhuận sau thuế đồng 272.834.981 81.976.401 66.480.682 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Qua biểu số liệu trên ta thấy: Với chủ trương tăng cường đầu tư phát triển theo chiều sâu và chiều rộng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, đồng thời tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, không ngừng nâng cao chất lượng và uy tín trên thị trường. Nhìn một các tổng quát trong thời gian vừa qua tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phú Vượng là tương đối khả quan. PHẦN III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH PHÚ VƯỢNG TRONG 2 NĂM 2007- 2008 1.Những thuận lợi và kho khăn của Công ty TNHH Phú Vượng trong điều kiện hiện nay: *Thuận lợi: - DN có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, hầu hết có trình độ đại học hoặc tương đương, sử dụng thành thạo vi tính. - Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối khoa học, hợp lý, có sự phân công chuyên môn hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công công việc và phối hợp trong việc thực hiện, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán trưởng trong việc chỉ đạo nghiệp vụ chung và phối hợp chỉ dạo của công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Có đội ngũ kế toán, kỹ sư, lâu năm về kinh nghiệm. - Có đội ngũ công nhân lành nghề, có trách nhiệm cao trong công việc - Do doanh nghiệp được thành lập trong thời gian dài nên doanh nghiệp có nhiều bạn hàng lâu năm. * Khó khăn : - Các nguyên vật liệu đầu vào luôn có sự biến động về giá cả làm cho giá hàng hoá bán ra không ổn định đây là một trong những nhân tố làm hạn chế sức cạnh tranh của doanh nghệp trên thị trường. * Nhưng cơ hội doanh của doanh nghiệp - Cùng sự phát triển của xã hội thì nhu cầu về xây dựng nhà ở, các khu biệt thự, các công trình phúc lợi, ngày một nhiều đây là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp doanh nghiệp có thể nghiên cứu mở rộng thị trường. - Trong những năm gần đây tỉnh Ninh Bình dã và đang có kế hoạch xây dựng các cụm, khu công nghiệp điều này rất thuận lợi cho các doanh nghiệp c buôn bán kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng. * Những thách thức trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phú Vượng - Hiện nay càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp cùng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh buôn bán nguyên vật liệu xây dựng, các công ty xây dựng , các doanh nghệp gia công cơ khí do đó tạo ra nhiều sự cạnh tranh rất cao trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế. - Mặt khác cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng ngày càng cao. Nên để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì Công ty TNHH Phú Vượng cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. - Việc thu hồi vốn từ các hợp đồng cung cấp vật liệu, hợp đồng xây dựng, hợp đồng cung cấp các sản phẩm gia công cơ khí mà doanh nghiệp ký kết với các khách hàng cũn chậm dẫn đến chu kỳ luân chuyển vốn cũng chậm . - Quy mô vốn hạn chế, để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Phú Vượng buộc phải vay vốn ngân hàng để hoạt động. Vì vậy chi phí trả lãi vay hàng năm kha lớn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm. 2. Định hướng phát triển của doanh nghiệp * Phương hướng: Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, không ngừng nâng cao năng xuất , chất lượng phục vụ, khẳng định vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên các lĩnh vực mà doanh nghiệp đang triển khai. Xây dựng và phát triển doanh nghiệp thành một đơn vị mạnh trong khu vực, mở rộng sản xuất, kết hợp làm thương mại để chủ động nguồn hàng nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. * Mục tiêu chính của doanh nghiệp. - Đảm bảo việc làm , tiền lương và công bằng xã hội. - Phấn đấu tăng giá trị sản lượng mỗi năm từ 20% trở lên. - Mở rộng thị trường. - Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân giỏi tay nghề, cán bộ công nhân tinh thông nghiệp vụ. - Thu nhập bình quân đầu người/tháng: 2.500.000 đồng Để đạt được những kế hoạch và phương hướng đề ra, vấn đề cốt yếu nhất đó là Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Qua những phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doạnh của Công ty ta thấy bên cạnh những thành tích đã đạt được thì những năm qua Công ty vẫn còn bộc lộ một số hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. Để góp phần giải quyết những hạn chế đó, em dựa trên những phương hướng nhiệm vụ của Công ty để xin đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . 3. Một số giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong Công ty. Được học chuyên ngành quản lý kinh tế nên em rất hiểu tầm quan trọng của lập kế hoạch hợp lý đối với việc sử dụng vốn , NVL trong công ty. Công ty cần xây dựng định mức sử dụng NVL hợp lý và thống nhất cho tất cả các tổ đội sản xuất, tránh tình trạng mỗi tổ đội riêng lẻ tự đặt cho mình một định mức tiêu hao NVL. Vốn của công ty sẽ được rót xuống cho mỗi tổ đội sản xuất cũng cần được xây dựng một cách khoa học. Để xác định một cách chính xác mức tiêu hao NVL hợp lý, công ty cần tham khảo thêm định mức của các công ty cùng ngành, quy định của NN. Nhưng trước hết công ty cần phải xây dựng một kế hoạch tài chính đúng đắn. Tức là dự đoán các khoản thu chi, lựa chọn phương án hành động tài chính cho tương lai hợp lý nhất, thực hiện kiểm soát chặt chẽ tất cả các bộ phận trong công ty. Xác định thật rõ thời gian, tiến trình các bước công việc và có các giải pháp phù hợp. Tức là công ty luôn phải chủ động làm theo kế hoach, có các biện pháp đối phó với sự thay đổi của môi trường. Ví dụ, để đạt mục tiêu doanh thu năm 2009 là 100 tỷ đồng, thì công ty cần huy động bao nhiêu vốn, nguồn vốn lấy từ đâu, vay tổ chức nào, phương thức thanh toán ra sao, phân bổ nguồn vốn thế nào cho hợp lý để tạo ra được doanh thu trên...Phải luôn căn cứ vào kết quả hoạt động của các năm trước và sự thay đổi của môi trường, sự phát triển của KHKT để định mức NVL và sử dụng vốn một cách hợp lý nhất. - Cần đầu tư trọng điểm hơn: Theo bản thân em, qua quá trình tìm hiểu về công ty, em thấy công ty nên tập trung vào xây dựng các công trình thuỷ lợi, xâydưng hệ thống kênh mương, đường cái...Đó chính là những thế mạnh của công ty từ khi thành lập. Ngoài ra em cũng xin đề cập đến vấn đề: đầu tư vào máy móc thiết bị. Xuất phát từ số liệu thu thập được em thấy công ty từ khi thành lập công ty chưa đầu tư XDCB. Hầu hết những tài sản của công ty đã hao mòn nhiều, nếu như không được đầu tư mới, báo sung thì sẽ ảnh hưởng đến năng lực thi công của công ty. Đây là một vấn đề khiến công ty cũng phải cân nhắc nhiều. Vì trong nguồn lực hạn chế vừa phải đảm bảo cho hoạt động kinh doanh lại vừa tái đầu tư XDCB nếu không tính toán kĩ sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty trong quá trình đầu tư mua máy móc thiết bị cũng cần tính toán thật kĩ, xem máy nào phải mua mới, máy nào còn dùng được, mua ở đâu vừa đảm bảo chất lượng lại vừa mua chịu được hay phương thức thanh toán trả góp... làm sao đảm bảo cho nguồn vốn kinh doanh của công ty luôn được đảm bảo. - Tăng cường các biện pháp nhằm giảm vốn bị chiếm dụng của công ty: Phần thực trạng đã trình bày rõ những khoản vốn bị chiếm dụng của công ty là rất lớn. Những khoản nợ phải thu của công ty tăng vọt. Vì vậy trong tình trạng vốn bị hạn chế thì việc thu hồi các khoản nợ là vô cùng cấp thiết với công ty. Ở đây em xin trình bày vấn đề: quản lý nợ phải thu và quản lý hàng tồn kho. * Với các khoản nợ phải thu thì công ty nên áp dụng những biện pháp sau: - Áp dụng chính sách tín dụng: trước khi cho vay cần: Phân tích vị thế tín dụng của khách hàng: + Lập chính sách tín dụng và tổ chức thực hiện nó. + Giám sát các tài khoản nhờ thu và sự thay đổi chính sách tín dụng khi cần thiết. Thông qua phương pháp đoán: xem khách hàng mua chịu, vay nợ thuộc loại đối tượng nào: muốn vậy lại xem dữ liệu của những lần mua trước. Từ đó biết được khách hàng có hay nợ không, có thực hiện trả đúng nợ không .... Về năng lực trả nợ: xem tình hình tài chính của họ qua một số biện pháp điều tra thị trường, nghiên cứu phân tích khách hàng. Xem vốn: có tài sản thế chấp không... Xem điều kiện kinh tế, sự mở rộng ngành kinh doanh từ phía đối tác. Nếu công ty đó hạn chế về tài chính nhưng lại đang hoạt động trong ngành có tiềm năng tăng trưởng cao thì ta hoàn toàn có thể chấp nhận cho vay. Trong trường hợp các khoản nợ ngắn hạn là căn bệnh khó chữa của công ty thì phải áp dụng các biện pháp sau: Nhờ cơ quan đại diện tín dụng thay mặt công ty đòi nợ, thuê một tổ chức tài chính đi đòi nợ... - Đa dạng hoá nguồn vốn: - Vốn là nhu cầu không thể thiếu với mọi doanh nghiệp. Vì vậy làm sao huy động được càng nhiều vốn càng tốt là mục tiêu đầu tiên của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt công ty cần phải đa dạng vốn từ nhiều nguồn khác nhau làm giảm chi phí vốn và tránh rủi ro. - Phần thực trạng cho thấy công ty chỉ huy động được vốn các cổ đông và các NHTM. Muốn đa dạng hoá nguồn vốn công ty có thể huy động từ: + Huy động từ nguồn vốn cán bộ công nhân trong công ty. hàng loạt các biện pháp mà công ty có thể áp dụng: kêu gọi tinh thần tập thể, đưa ra các cam kết trả nợ và lãi vay ưu đãi, khuyến khích biểu dương... + Thứ hai, ngoài các khoản vay nợ từ các NHTM thì công ty có thể vay từ các tổ chức tín dụng khác: công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính,... Nhưng một điều rất quan trọng với công ty là phải ưu tiên hàng đầu cho việc sử dụng vốn một cách hiệu quả. Khi làm ăn có lãi, công ty cần trích một tỷ lệ thích đáng cho tái đầu tư, tỷ lệ này công ty có thể tính toán hoặc căn cứ vào mức của các công ty trong cùng ngành. Ngoài ra công ty cần sử dụng tốt nguồn vốn từ các nguồn vốn khấu hao cơ bản. Đồng thời công ty cũng nên lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp đảm bảo sự cân đối giữa mức chi phí tính vào giá thành sản phẩm và nhu cầu hoàn vốn để đổi mới TSCĐ. Các tài sản không cần Nhưng dù huy động theo nguồn vốn nào thì uy tín và hiệu quả kinh doanh của công ty cũng đóng vai trò quyết định đến khả năng thành công của phương án huy động vốn đó. - Giải pháp tăng cường đầu tư TSCĐ: Như phần thực trạng đã trình bày, TSCĐ của công ty đã hao mòn tương đôí lớn. Để đảm bảo việc tăng quy mô sản xuất kinh doanh cho năm sau, công ty cần tu bổ để tính khấu hao TSCĐ một cách hợp lý, và đầu tư mua sắm TSCĐ. Công ty cần lựa chọn cho mình một phương pháp tính khấu hao hợp lý, phù hợp với đặc điểm lĩnh vực xây dựng của mình. Để đầu tư mới TSCĐ chủ yếu là máy móc nhập ngoại công ty cần: + Xác định cơ cấu TSCĐ cần phải mua mới hợp lý. + Lựa chọn một số nhà cung cấp đảm bảo có uy tín. +Việc mua mới TSCĐ phải đi đôi với công tác nâng cao hiệu quả sử dụng nó. - Đào tạo tay nghề, nâng cao ý thức làm chủ của cán bộ công nhân viên: Con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất. Thật vậy, nếu vốn có, máy móc thiết bị có, NVL đầy đủ mà cán bộ CNV tay nghề kém, ban lãnh đạo kém thì việc sử dụng cũng không có hiệu quả. Nội dung của phần này rất rộng, có thể trở thành một đề tài về nhân lực cho nên em chỉ căn cứ vào đặc điểm tình hình của công ty và hiểu biết của mình đề xuất một số biện pháp sau: + Cần giáo dục bồi dưỡng ý thức kỉ luật lao động, tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ CNV. + Đi đôi với đó là tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho họ nhất là cán bộ cấp trưởng phòng và nhân viên kĩ thuật. + Ban lãnh đạo nên thường xuyên xuống thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên. Tạo mối quan hệ thân mật tinh thần đoàn kết mọi người trong công ty. Qua đó khích lệ tinh thần họ, giúp họ giải quyết các vướng mắc để họ yên tâm làm việc. + Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể: giao lưu văn hoá văn nghệm, thể thao giữa các phòng ban, tổ đội. + Ban lãnh đạo cũng cần tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động xây dựng và hoạt động ở các phòng ban. Có những biện pháp làm giàu công việc cho họ. KẾT LUẬN Trong thời gian em thực tập tại Công ty TNHH Phú Vượng, cùng với những kiến thức về quản trị Kinh doanh thương mại đã được các thầy cô của trường đại Học Kinh Tế Quốc Dân truyền đạt là một cơ hội tốt để em hiểu rõ hơn và vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn. Hiện nay để phát triển kinh tế các doanh nghiệp cần phải sử dụng một lượng vốn lớn trong đầu tư trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, cải tiến mẫu mã sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải có các biện pháo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty. Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là một yếu tố khách quan cần thiết của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Đây là một phương thức khó đòi mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến . Đây là một phương thức khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự nhạy bén linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Trên đây là bản báo cáo thực tập tổng hợp của em về Công ty TNHH Phú Vượng. Em xin chân thành cảm ơn Quý Công ty đã giúp đỡ em trong qúa trình thực tập tại Công ty và cô giáo hướng dẫn đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thiện bài báo cáo này. Môc lôc Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31882.doc
Tài liệu liên quan