Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH May Thêu Minh Phương

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH May Thêu Minh Phương: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH May Thêu Minh Phương

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH May Thêu Minh Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tổng hợp Công ty TNHH May Thêu Minh Phương Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Một số thông tin chung Tên công ty : Công ty TNHH May Thêu Minh Phương Tên gọi tắt: Công ty Minh Phương Tên viết bằng tiếng Anh: “ Minh Phuong Sewing - Embroidery Co., LTD”. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên Minh Phuong Sewing - Embroidery Co., LTD. - Tên gọi tắt : MINH PHƯƠNG COMPANY Quốc tịch: Việt Nam Trụ sở : xã Tích Giang - Phúc Thọ Hà Nội Điện thoại: (04)33711626 , 33711479 Fax: (04)33711571 Vốn điều lệ: 14.500.000.000 VNĐ Mã số thuế: 0500237529 Hình thức pháp lý : Công ty TNHH. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn với số vốn của mình. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH may thêu Minh Phương được thành lập ngày 30/11/2001, địa chỉ tại xã Thịnh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Sau thời gian đầu thành lập do quá trình kinh doanh không được thuận lợi. Tháng 4 năm 2004 công ty chuyển địa điểm hoạt động về xã Tích Giang, Huyện Phúc Thọ, Hà Tây. Công ty được sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Tây (Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302000883 ngày 27/5/2004 Quá trình hình thành Tháng 3/2003 Khởi công xây dựng nhà máy. Ngày 21/3/2004 hoàn thành các hạng mục cơ bản chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành. Tháng 3/2004 Đầu tư xây dựng văn phòng làm việc, nhà ăn, nhà để xe cho công nhân viên. Tháng 4/2004 Đầu tư mua máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Cuối năm 2004 nhà máy hoàn thiện 10 chuyền sản xuất cùng với 3 tổ khác. Chính thức đi vào sản xuất. Vị trí địa lý: Công ty TNHH May Thêu Minh Phương có địa bàn nằm tại Điếm Tổng xã Tích Giang huyện Phúc Thọ Thành Phố Hà Nội và một phần nhỏ nằm ở xã Thọ Lộc – Phúc Thọ. Phía Bắc giáp xã Thư trai – Phúc Thọ - Hà Nội Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây -Hà Nội Phía Đông giáp xã Xen Chiểu-Phúc Thọ-Hà Nội Phía Nam giáp xã Thọ Lộc-Phúc Thọ-Hà Nội Trung tâm của công ty nằm trên trục đường quốc lộ 32 cách trung tâm thủ đô 30km về phía Tây. Hệ thống giao thông thuận lợi, tổng diện tích đất tự nhiên công ty quản lý là 67,5ha. Địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh. Chức năng nhiệm vụ. Nghành nghề kinh doanh: Nghành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: Dạy nghề may, thêu sản xuất xuất nhập khẩu hàng may, thêu. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Áo jackét (1lớp, 2lớp, 3lớp) Bộ quần áo thể thao Váy Quần sooc, quần lửng Áo phông Nhiệm vụ: Cũng như bất kỳ các công ty khác, Công ty TNHH May Thêu Minh Phương ra đời với mục đích thu được càng nhiều lời nhuận càng tốt nhưng bên cạnh đó. Với đặc điểm của nghành nghề kinh doanh, công ty có nhiệm vụ tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, ngày càng nâng cao thu nhập cho công nhân. Góp phần cải thiện đời sống và an sinh xã hội. Phần 2: Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh doanh. 1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức a. Sơ đồ tổ chức phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Qu¶n ®èc PX Phßng c¬ ®iÖn Phßng kÕ to¸n Phßng kÕ ho¹ch - XNK Phßng kü thuËt ………….. gi¸m ®èc chuyÒn 10 chuyÒn 9 chuyÒn 8 tæ hoµn thiÖn chuyÒn 1 chuyÒn 2 ChuyÒn ...... Phßng Tæ chøc Phßng qc …………. Tæ C¾t Tæ In Ðp - Chỉ huy trực tuyến - Tham mưu chức năng - Hỗ trợ b. Chức năng nhiệm vụ. Giám Đốc: Chức năng: Điều hành mọi hoạt động của công ty. Nhiệm vụ: Tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt nhất để nhân viên dưới quyền hoành thành tốt nhiệm vụ; Đôn đốc, thúc đẩy tinh thần làm việc của công nhân. Phó Giám Đốc I. Chức năng: Quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám Đốc. Chỉ đạo hoạt động của nhà máy, chỉ đạo công tác thu mua vật tư, và mọi hoạt động liên quan đến sản xuất. Phó Giám Đốc II Chức Năng: Quản lý khâu kỹ thuật. Nhiệm vụ: Chỉ huy xử lý kịp thời các vấn đề về kỹ thuật điện phát sinh phục vụ cho sản xuất đúng tiến độ. Phòng Kế Toán (Sơ đồ phòng kế toán ở bảng dưới) Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Kế toán trưởng Là trưởng phòng kế toán tài chính, là người trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán . Với mô hình tập trung phòng kế toán của Công ty là bộ phận duy nhất thực hiện tất cả các giai đoạn kế toán ở mọi phân hành từ khâu thu thập chứng từ đến khâu ghi sổ chi tiết tổng hợp , lên báo cáo tài chính , xử lý thông tin trê hệ thống báo cáo phân tích tổng hợp . Tổng số nhân viên của phòng kế toán gồm 4 người : 1 kế toán trưởng , và 3 nhân viên kế toán. -Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người đứng đầu bộ máy , người điều hành giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán . Định kỳ hàng tháng , quý báo cáo giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh . ngoài chức vụ trưởng phòng kế toán , kế toán trửởng còn đảm nhiệm phân hành kế toán tài sản cố định và hàng tháng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm - Kế toán ngân hàng và tiền lương và TSCĐ: Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương , bảo hiểm xã hội , chấm công … để tính ra tiền lương , bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả , phải nộp khác của cán bộ công nhân viên . Đồng thời kế toán tiền lương còn chịu trách nhiệm với các hoạt động giao dịch với ngân hàng - Kế toán vốn bằng tiền thanh toán : kế toán có nhiệm vụ theo dõi , ghi sổ các hoạt động có liên quan đến tiền mặt của công ty. Đồng thời ghi sổ theo dõi các khoản thanh toán với người mua , người bán. - Kế toán tài sản cố định theo dõi những nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định được theo dõi trong sổ chi tiết tài sản cố định . Cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp , phiếu định khoản , lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Thủ quỹ : Có nhiệm vụ theo dõi tất cả các khoản thu chi tiền mặt của Công ty , ghi sổ quỹ và lập báo cáo quỹ. - chế độ kế toán áp dụng tại Công ty + Hình thức kế toán : Nhật ký chung + Niên độ kế toán : Từ ngày 01/01 đến 31/12 + Đơn vị tiền tệ : Việt Nam đồng + Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên + Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền Sơ đồ phòng kế toán KẾ TOÁN THANH TOÁN TOÁN- VẬT TƯ CÔNG NỢ KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG-TSCĐ THỦ QUỸ Phòng tổ chức Chức năng:Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về vấn đề nhân sự, nguồn lực cần để sản xuất kinh doanh Nhiệm vụ: Tuyển chọn, đào tạo lao động cho công ty Phòng Kế hoạch XNK Chức năng:Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về khách hàng và thị trường cần hướng tới trong tương lai. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liêu, kế hoạch xuất khẩu thành phẩm. Các phòng còn lại: Phòng cơ điện, phòng kỹ thuật Chức năng: Tham mưu cho giám đốc kỹ thuật cần thiết áp dụng cho sản xuất. Nhiệm Vụ: Xây dựng các kê hoạch ngắn hạn, trung hạn. dài hạn về việc vận hành, sử dụng, sửa chữa thiết bị điện. Công ty gồm có 10 chuyền, 1tổ cắt, 1 tổ ép và 1 tổ hoàn thiện Đây là những bộ phận trực tiếp sản xuất. 2. Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty( bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp): trình bày sự thay đổi theo thời gian về số lượng lao động, trình độ lao động như thế nào. Do đặc điểm về nghành nghê sản xuất, lao động trong công ty chủ yếu là người dân địa phương. Có tới 90% lao động là nữ còn lại là nam. Trong số này khoảng 10% lao động có tay nghề bậc 3/7 còn lại là lao động phổ thông tự đào tạo. a. Về lao động trực tiếp: Khi mới bắt đầu đi vào sản xuất công ty có 400 công nhân. Qua 5 năm liên tục mở rộng quy mô cho tới nay tổng số lao động trực tiếp của công ty là 850.Trong đó 90% lao động là nữ, còn lại là nam. Trình độ lao động: Có 95% lao động trực tiếp đã tốt nghiệp cấp 3, một số trong đó là lao động đã có tay nghề do chuyển công tác từ nới khác về làm việc. Đa phần còn lại là lao động chưa có tay nghề, phải qua quá trình đạo tào kết hợp sản xuất. b. Về lao động gián tiếp Cho tới nay công ty có 20 lao động gián tiếp (chủ yếu là nữ). Trình độ lao động: Nhân viên gián tiếp đều có bằng cấp từ trung cấp trở lên. Các trưởng phòng đều có bằng đại học, còn lại là cao đẳng. 3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty: nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất - Hiện tại công ty có một nhà máy sản xuất chính với diện tích khoảng 3600m2. Nhà máy bố trí theo kiểu tập chung. - Toàn bộ máy móc thiết bị đều được nhập của Nhật Bản. Với công nghệ sản xuất hiện đại. Đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho công nhân. - Cơ cấu sản xuất của công ty bao gồm: 10 chuyền, 3tổ ( tổ cắt, tổ in ép, tổ hoàn thiện). Trong đó 10 dây truyền sẽ làm nhiệm vụ chính là tạo ra sản phẩm, sau đó sản phẩm sẽ được chuyển tới tổ là tiếp tục chuyển tới tổ in ép và cuối cùng tổ hoàn thiện sẽ hoàn thiện sản phẩm rồi chuyển vào kho. Sớ đồ làm việc trong xưởng Chuyền Tổ Là Tổ In Ép Nhà Kho 4. Đặc điểm về tình hình tài chính của công ty: vốn vay, vốn chủ sở hữu, một số các chỉ tiêu tình hình tài chính. Vì lý do hiện tại Công ty chưa thanh quyết toán nên bộ số liệu năm 2008 của Công ty vẫn chưa có . sau đây em xin trình bày kết quả số liệu của các năm từ 2005 đến 2007 , còn bộ số liệu 2008 em xin phép được hoàn thành ở bản báo cáo chuyên đề . Cơ cấu tài sản của Công ty được thể hiện trong bảng dưới đây. Qua bảng cơ cấu tài sản ta có nhận xét: Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng nhanh trong 3 năm phát triển bình quân là 200,70% nhất là năm 2007 Công ty có mua kỳ phiếu ngắn hạn ngân hàng trên 5 tỉ đã làm tăng tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhanh với tốc độ phát triển bình quân là 386.45% giúp cho việc thanh toán một cách nhanh chóng và dễ dàng chuyển đổi nhất , tiện lợi cho tất cả các hoạt động.tuy nhiên , tiền và các khoản tương đương tiền quá nhiều gây ứ đọng vốn mất cơ hôị cho các hoạt động đầu tư khác vì gửi ngân hàng lãi xuất tiền gửi không đem lại nhiều doanh thu cho Công ty . Tiếp đến là các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng nhanh , đó là phải thu khách hang, trả trước cho người bán , phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu khác chiếm tỉ trọng lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn. Nhất là trong năm 2006 với tốc độ phát triển liên hoàn là 389,05% đó là do các khoản phải thu khác và phải thu khách hàng nhanh chóng Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn và đều có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 160,93% .khoản tiền này tồn kho tức là không lưu chuyển đựơc thành tiền bán hàng của Công ty .Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sở dĩ hai khoản mục này luôn chiếm tỉ trọng cao do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công.Tài sản dài hạn của Công ty năm 2006 so với năm 2005 giảm không đáng kể, còn năm 2007 so với năm 2006 tăng nhanh với tốc độ phát triển bình quân 3 năm là 114,68% . Nguyên nhân là năm 2005 công ty có tiến hành hoàn thiện nhiều hạng mục dở dang, đến năm 2006 hoàn thành đưa vào sử dụng . Năm 2007 tài sản cố định tăng là do năm 2006 tiến hành xây dựng nhà thi đấu thể thao đến hoàn thành và đến năm 2007 hoàn thành đưa vào sử dụng . Tỉ trọng về tài sản dài hạn của Công ty giảm nhanh qua 3 năm nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn của Công ty qua 3 năm tăng nhanh , nhất là năm 2007 nên tài sản dài hạn chỉ chiếm 28,87% trong tổng tài sản. Tài sản cố định hữu hình có tỉ lệ lớn trong tài sản dài hạn nhưng tăng chủ yếu là do xây dựng chuồng trại hoàn thành , còn máy móc thiết bị và phương tiện vận tải tăng chậm nên tổng tài sản cố định hữu hình tăng không nhanh so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 qBQ Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) A.TSLĐ và ĐTNH 11015761290 44,59 25837649543 65,61 44370412934 71,13 234.55 171.72 402.79 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 152324667 0,62 347166449 0,88 2274869290 3,65 227.91 655.26 1493.43 II.Đầu tư TCNH 5500000000 8,82 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3545859134 14,35 13795155554 35,03 17289671938 27,72 389.04 125.33 487.60 IV.Hàng tồn kho 7204585489 29,16 11435885540 29,04 18658369706 29,91 158.73 163.15 258.97 V.Tài sản ngắn hạn khác 112992000 0,46 259442000 0,66 647502000 1,04 229.61 249.57 573.05 B.TSCĐ và ĐTDH 13691554634 55,41 13545286236 34,39 18006551900 28,87 98.93 132.93 131.51 I.Tài sản cố định 13679554634 55,37 13533286236 34,36 17994551900 28,85 98.93 132.96 131.54 1.TSCĐ hữu hình 7959935511 32,22 12964736873 32,92 16908122475 27,11 162.87 130.41 212.41 2.Chi phí XDCBDD 5719619123 23,15 568549363 1,44 1086429425 1,74 9.94 191.08 18.99 II.Đầu tư TCDH 12000000 0,05 12000000 0,03 12000000 0,02 100 100 100 III.Tài sản dài hạn khác Tổng tài sản(A+B) 24707315924 100 39382935779 100 62376964834 100 159.39 158.38 252.46 Bảng cơ cấu tài sản công ty: Đơn vị tính: đồng Tổng nguồn vốn của Công ty qua 3 năm tăng rất nhanh so với tốc độ phát triển bình quân là 158,89% sự tăng lên đó chủ yếu là do vốn chử sở hữu có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, tốc độ phát triển bình quân của vốn chủ sở hữu là 189,89% . Trong cơ cấu nguôn vốn của Công ty thì vốn chủ sở hữu ngày càng chiếm tỉ trọng cao so với nợ phải trả có tỉ trọng cao nhất là 66,72% trong tổng nguồn vốn của Công ty Khoản nợ phải trả có tăng song tăng chậm so với tốc độ phát triển bình quân là 125,57% và đó chính là khoản nợ ngắn hạn vì cả 3 năm Công ty không vay nợ dài hạn . Nợ ngắn hạn là khoản Công ty vay ngắn hạn của ngân hàng, phải trả cho người bán , vay của công nhân viên trong Công ty , chiếm dụng khoản tiền người mua trả trước để trả tiền nguyên vật liệu và các khoản phải trả , phải nộp ngắn hạn khác. Trong đó có khoản phải trả , phải nộp ngắn hạn khác chiếm tỉ trọng lớn nhất. Nợ ngắn hạn là do Công ty đã dùng tiền của mình để kinh doanh hay là huy động tối đa nguồn vốn nhàn dỗi trong toàn bộ công nhân viên của Công ty cho đóng cổ phần giảm lãi xuất ngân hàng Vốn chủ sở hữu tăng rất nhanh nhất là năm 2007 so với 2006 với tốc độ phát triển liên hoàn là 196,65%, trong đó phải kể đến vốn đâu tư của chủ sơ hữu tăng năm 2007 với tốc độ liên hoàn là 165,53% còn năm 2006 so với 2005 là không thay đổi , nguyên nhân là do năm 2007 Công ty đã phát hành thêm cổ phiếu làm tăng thêm vốn điều lệ của Công ty vì vậy làm vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên . Quỹ đầu tư phát triên cũng tăng nhanh với tốc độ phát triển bình quân là 385.93% , quỹ này được trích từ lợi của Công ty Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu là chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn của Công ty , vì quỹ này chính là quỹ dự phòng trợ cấp, mất việc làm không quan trọng đối với Công ty .Nguồn vốn đâu tư xây dựng cơ bản cả 3 năm đều bằng không nguyên nhân là do Công ty đã sử dụng hết nguồn vốn nguồn vốn này để đầu tư xây dựng cơ bản ở Chi nhánh gia cầm Miền Trung Trong vốn chủ sở thì nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm tỷ trọng nhỏ.Năm 2007 và năm 2005 các quỹ này rất nhỏ do nhu cầu sử dụng nhiều . Như vậy tổng nguồn vốn của Công ty tăng nhanh đã đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng cao của Công ty . Trong đó nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu tăng cao , điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng tiền của mình để kinh doanh . đây là là sự an toàn chắc chắn , lãi suất kinh doanh cao hơn lãi s uất ngân hàng. Chỉ tiêu Năn 2005 Năn 2006 Năn 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị (D) qLH (%) Giá trị (D) qBQ (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 13166048078 53.3 18219820539 46.26 20759214806 33.28 5053772461 138.38 2539394267 19.28 I.Nợ ngắn hạn 13166048078 53.3 18219820539 46.26 20759214806 33.28 5053772461 138.38 2539394267 19.28 II.Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 B.VỐN CSH 11541267846 46.7 21163115240 53.74 41617750028 66.72 9621847394 183.36 20454634788 177.23 I.Vốn chủ sở hữu 11541267846 46.7 20777574259 52.76 41232209047 66.102 9236306413 180.02 20454634788 177.23 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 14500000000 58.7 14500000000 36.82 24001800000 38.479 0 100 9501800000 65.52 2.Thặng dư vốn cổ phần 0 0 782530000 1.2545 0 782530000 3.Quỹ đầu tư phát triển 365572000 1.48 1297217000 3.294 5444883062 8.729 931645000 354.84 4147666062 1134.56 4.Quỹ dự phòng tài chính 182786000 0.74 363318759 0.923 363318759 0.5825 180532759 198.76 0 0 6.Lợi nhuận chưa phân phối -3873248957 -15.7 3502018907 8.892 9961627026 15.97 7375267864 -90.41 6459608119 -166.77 5.Quỹ khen thưởng&phúc lơi 366158803 1.48 1115019593 2.831 678050200 1.087 748860790 304.51 -436969393 -119.33 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 385540981 0.979 385540981 0.6181 385540981 0 tổng nguồn vốn (A+B) 24707315924 100 39382935779 100 62376964834 100 14675619855 159.39 22994029055 93.06 Bảng 5:Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Đơn vị : Đồng 5. Đặc điểm về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh( chủ yếu), đặc điểm của sản phẩm nếu là loại sản phẩm đặc thù. - Công ty TNHH May Thêu Minh Phương cũng như rất nhiều công ty May Thêu khác ở Việt Nam hình thức sản xuất chính là gia công lại sản phẩm sau đó xuất ra cho đối tác tiêu thụ. Chính vì vậy đối thủ cạnh tranh chính của công ty chính là các công ty may thêu khác ở việt nam có thể kể ra ở đây: Công ty may thêu XK đà lạt; công ty may thêu Sơn Hà… - Khách hàng chủ yếu của công ty là thị trường Hàn Quốc bên cạnh công ty còn xuất khẩu sang một số nước khác như: Nhật bản, Mỹ, Singapor… Đây là những thị trường rất khó tính và đòi hỏi rất cao chất lượng của sản phâm. - Phòng kế hoạch XNK chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, khách hàng và tiếp nhận các đơn hàng của đối tác. Qua quá trình xử lý đơn hàng, phòng kế hoạch sẽ xem xét tới khả năng có thể hoàn thành được đơn hàng và kí tiếp nhận đơn hàng. - Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc là: + Áo jắckét 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp. + Bộ quần áo thể thao 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp. + Quần sooc, quần lửng, áo phông, váy. Phần 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2004 – 2008. Kết quả về sản phẩm: Chủng loại sản phẩm: Mặc dù mới đi vào sản xuất được không lâu tuy nhiên ở chủng loại sản phẩm ở Công ty TNHH May Thêu Minh Phương đã có những thay đổi. Ban đầu công ty có sản xuất mũ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, tuy nhiên hiện nay nhu cầu tiêu dùng đã thay đổi. Thay vì sản xuất mũ công ty chuyển sang sản xuất bộ quần áo bò…Đây là những sản phẩm đang được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh trên thị trường. Số lượng sản phẩm: Hoà nhịp với tiến trình phát triển chung của công ty. Tổng doanh thu hàng năm của công ty tăng 30%. Theo đó số lượng sản phâm cũng như chất lượng sản phẩm không ngầng được nâng cao. Có được kết quả này phải kể tới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo công ty cũng như toàn thể công nhân viên. Vì mục tiêu chung của công ty là phát triển ổn định và bền vững. Kết quả về khách hàng, thị trường: trong giai đoạn này thì tình hình khách hàng và thị trường như thế nào? Thị phần của công ty trên thị trường? Kết quả về khách hàng: Khách hàng chủ yếu của Công ty TNHH May Thêu Minh Phương là đối tác Hàn Quốc. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào một đối tác trong kinh doanh đó có thể là nguyên nhân cho sự phá sản. Hiện tại ban lãnh đạo công ty vẫn đang xúc tiến mở rộng thị trường sang Nhật Bản, Singapor… Thị phần của công ty: Để đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao như Công ty TNHH May Thêu Minh Phương hiển nhiên thị phần của công ty không ngừng được tăng lên. Theo nghiên cứu của lãnh đạo công ty đối với các sản phẩm chủ lực xuất sang Hàn Quốc thị phần của công ty chiếm 7% thị phần cả nước. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận: Bảng số liệu về doanh thu( cấu trúc doanh thu, sản phẩm chính), lợi nhuận. Trong những năm qua mặc dù có những biến động lớn động lớn trên thị trường. Nhưng Công ty TNHH May Thêu Minh Phương vẫn duy trì được tấc độ tăng trưởng điều và vượt kế hoạch Giám đốc giao và cũng như kế hoạch Công ty tự đặt ra cho chính mình. Trong 5 Năm trở lại đây doanh thu của công ty tăng 2.95 lần đây có thể là một tấc độ tăng mà bất kỳ doanh nghiệp trong ngành nào cũng mong muốn. Với những lợi thế của mình về các sản phẩm xuất khẩu đã đem lại cho doanh nghiệp một lợi thế không nhỏ so với các doanh nghiệp khác. Doanh thu của Công ty trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2005 Đơn vị: nghìn đồng Năm Doanh thu có VAT Doanh thu không có VAT 2004 589214 556774 2005 701025 667500 2006 909104 866071 2007 1016750 970953 2008 1430168 1351693 Qua bảng trện ta thấy tổng doanh thu của công ty luôn tăng trong thời gian qua. Trong đó doanh thu trên thị trường nội địa chiếm một tỷ lệ nhỏ chỉ có năm 2005 là có giảm tỷ lệ trong tổng doanh thu của Công ty. Sau đó trong các năm tiếp theo doanh thu trên thị trường nội địa luôn chiếm một tỷ lệ < 10% tổng doanh thu của cả Công ty. Doanh thu theo thị trường Đơn vị : nghìn đồng Năm Tổng Doanh thu Doanh thu trong nước Doanh thu xuất khẩu 2004 38013806.45 6797527 1216279.45 2005 45227419.35 3537867 1689552.35 2006 58651870.97 8082336 1569534.97 2007 65596774.19 6151569 9445205.19 2008 92268903.23 5218553 7050350.23 Để có được con số doanh thu như trên doanh nghiệp đã nỗ lực mở rộng thị trường đồng thời cũng mở rộng mặt hàng tiêu thụ. Những mặt hàng sau đây đã đóng góp tích cực vào thành tích của doanh nghiệp. Trong tất cả các năm, doanh thu của sản phẩm áo jackét và bộ quần áo thể thao lúc nào cũng dứng đầu trong tất cả các mặt hàng đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Trong năm 2008 doanh thu của sản phẩm áo jackét là 479361 triệu đồng tương đương 34% tổng doanh thu, còn đối với sản phẩm bộ quần áo thể thao là 309821 triệu đồng tương đương 22% tổng doanh thu cảu toàn công ty. Sự thay đổi nhu cầu và định hướng tiêu dùng của người tiêu dùng đã thúc đẩy Công ty TNHH May Thêu Minh Phương thay đổi cơ cấu sản phẩm như không sản xuất các loại mũ nữa mà thay vào đó là các sản phẩm quần áo bò, hay các sản phẩm dệt khác. Điều này là chính xác vì sản phẩm mũ của Công ty TNHH May Thêu Minh Phương không phù hợp với nhu cầu thị trường hơn nữa các sản phẩm được làm ra từ vải bò lại đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Bảng doanh thu theo sản phẩm Đơn vị : Triệu đồng Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Áo jackét 282884 265899 317108 388020 479361 Quần sooc 57245 69448 125996 149400 103801 Quần lửng 8911 23605 17766 32113 Bộ quần áo thể thao 154393 222721 305821 255457 309821 Váy 6875 45491 5523 6243 Áo phông 49067 35589 43243 77360 97025 Sp may vải khác 29638 35628 46037 Doanh thu khác 5800 3267 15137 41079 165296 Kết quả khác: Đóng góp cho ngân sách nhà nước: Trong những năm gần đây mặc dù Công ty TNHH May Thêu Minh Phương gặp không ít khó khăn khách quan và chủ quan nhưng lợi nhuận của công ty vẫn không ngừng tăng. Lợi nhuận tăng nó phản ánh sự đóng góp của Công ty TNHH May Thêu Minh Phương vào ngân sách Nhà Nước cũng tăng. Sự tăng lên của lợi nhuận một phần là do Công ty TNHH May Thêu Minh Phương có lượng sản phẩm tiêu thụ luôn tăng, một phần là do trong những năm qua Công ty TNHH May Thêu Minh Phương đã có sự đầu tư đổi mới công nghệ, làm cho chi phí sản xuất cũng như khẳ năng tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu của công ty tăng dẫn tới giá thành sản xuất giảm. Bảng nộp Ngân sách và lợi nhuận của công ty. Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi Nhuận 1446 2300 3200 4500 7761 Nộp Ngân sách 5293 3174 4252 4800 6805 Trong năm 2005 công ty đóng góp vào ngân sách Nhà Nước là 3174 triệu đồng sang năm 2006 công ty đóng góp cho ngân sách Nhà Nước là 4252 triệu đồng tăng 134% so với năm trước. Trong năm 2007 công ty đóng góp vào ngân sách là 4800 triệu đồng và sang năm 2008 con số này là 6805 triệu đồng. Còn đối với lợi nhuận của Công ty TNHH May Thêu Minh Phương trong các năm gần đây tăng tương đối cao năm 2004 lợi nhuận chỉ là 1446 triệu đồng nhưng khi kết thúc năm 2008 con số này là 7761 triệu đồng. Sự tăng lên của Lợi nhuận và sự đóng góp vào ngân sách Nhà Nước của Công ty TNHH May Thêu Minh Phương luôn tăng trong những năm gần đây càng khảng định một điều răng công ty đã có những bước đi đúng đắn và vũng chăc, và cũng khẳng định sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH May Thêu Minh Phương. Thu nhập của người lao động. Bang 3 :Thu nhập bình quân đầu nguời của Công ty Đơn vị tính 1000 đ: Tiêu chí Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2006/2005 (%) 2007/2006 (%) 2008/2007 (%) Lao động gián tiếp 1580 1645 2011 2593 104.11 122.24 128.94 Lao động trực tiếp 950 1127 1548 1679 118.63 137.35 108.46 Thông qua bảng thu nhập bình quân đầu người của Công ty ta thấy thu nhập của người lao động trong Công ty là không cao và luôn tăng. Năm 2008 thu nhập của lao động gián tiếp là 2.593 ngàn đồng và lao độn trực tiếp là 1679 ngàn đồng. Lao động gián tiếp của công ty luôn cao hơn lao động trực tiếp và có xu hướng tăng lên một cách đều đặn trong các năm. Trong bối cảnh lạm phát cao trong năm 2007 và 2008 thì với mức lương như trên người lao đông khó thể đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình. Phần 4: Một số nội dung chủ yếu trong hội đồng quản trị doanh nghiệp Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh; chiến lược kinh doanh của công ty. “Theo các chuyên gia kinh tế, muốn đổi mới mình để cạnh tranh với các đối thủ đi trước, doanh nghiệp đừng vội vàng đưa ra kế hoạch ngắn hạn, mà hãy tập trung xây dựng chiến lược dài hơi để tạo niềm tin và thu hút khách hàng”. Đây là lời khuyên rất bổ ích do một là kinh tế học người Mỹ đưa ra cho các doanh nghiệp. Công ty TNHH May Thêu Minh Phương cũng không phải là ngoại lệ. Chiến lược kinh doanh của công ty được do phòng tổ chức XNK kiêm nhiệm. Phòng tổ chức tham mưu cho giám đốc những chiến lược cần thiết, chiến lược ngắn hạn, dài hạn… Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH May Thêu Minh Phương: Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh cho công ty bằng cách đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao tay nghề cho công nhân, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Mục tiêu tới năm 2015 Công ty TNHH May Thêu Minh Phương sẽ trở thành bạn hàng lớn nhất của Hàn Quốc trong lĩnh vực May và Thêu. Vấn đề quản trị nhân lực: Tuyển dụng Công tác tuyển dụng nhân sự do phòng tổ chức đảm nhận. Hàng năm văn phòng sẽ căn cứ vào tình hình thực tế vào nhu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh qua đó có kế hoạch nguồn nhân lực hợp lý. Sử dụng lao động - Cán bộ công nhân viên khi được tiếp nhận và học nghề hoặc bố trí công tác, đều được thoả thuận để ký hợp đồng lao động, theo đúng nội dung qui định cảu hợp đồng lao động, ban hành kèm theo quyết định số 207/LĐ – TBXH – QĐ ngày 2/4/1993 của bộ lao động thương binh và xã hội. - Điều kiện để ký hợp đồng lao động: Đủ sức khoẻ, chấp nhận các điều kiện của công ty (vị trí, nghành nghề, đơn vị làm việc, chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội…) và có chứng nhận học tập nội quy, huấn luyện an toàn lao động bước 1 của công ty. - Công ty thực hiện nghêm túc chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại chương IV (từ điều 26 đến điều 43) của bộ lao động. Đào tạo, phát triển đội ngũ lao động. -Kế hoạch đào tạo: Hàng năm văn phòng sẽ căn cứ vào tình hình thực tế vào nhu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh để tham mưu, trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho CBCNV Công ty sau đó phổ biến công khai cho toàn thế CBCNV biết. -Học tập bồi dưỡng: Hàng năm công ty có kế hoạch để CBCNV được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn. Gắn chức danh, tiêu chuẩn CBCNV với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của CBCNV, chế độ chính sách thoả đáng để khuyến khích công nhân viên học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển công ty. Quản trị tiêu thụ: Công ty TNHH May Thêu Minh Phương cốt lõi là công ty sản xuất gia công là chủ yếu. Số ít các trường hợp công ty phải tiêu thụ hàng hoá là do đối tác huỷ đơn hàng hoặc do hàng hoá có sai hỏng dẫn tới đối tác trả lại. Các hoạt động marketting, xúc tiến bán hàng quảng cáo hầu như rất ít hoặc không có. Điểm mấu chốt trong tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đảm bảo hàng hoá xuất đi không bị trả lại, công ty phải đáp ứng nghiêm ngặt các yêu cầu từ phía đối tác về sản xuất sản phẩm. Sản phẩm của công ty chủ yếu là do đối tác tiêu thụ ở nước ngoài (chủ yếu ở Hàn Quốc). Phần 5: Định hướng phát triển của công ty Định hướng phát triển chung( những định hướng lớn: cổ phần hóa, sáp nhập…) Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, để tồn tại và phát triển thì bất kỳ công ty nào cũng cần phải có được chiến lược phát triển dài hạn và đúng đắn. Công ty TNHH May Thêu Minh Phương cũng không phải là ngoại lệ. Tiếp tục đổi mới dây truyền công nghệ, nâng cao chất lượng tay nghề của công nhân qua đó nâng cao sức cạnh tranh cho công ty. Một số mục tiêu chủ yếu: mục tiêu 5 – 10 năm. Hiện tại công ty đang xúc tiến việc mở rộng thêm một xưởng sản xuất về phía xã Thọ Lộc-Phúc Thọ-Hà Nội. Dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất vào tháng 7 năm 2011. Với việc mở rộng thêm xưởng sản xuất này năng xuất của công ty sẽ tăng lên 1,8 lần so với hiện tại. Qua đó giải quyết thêm khoảng 500 việc làm cho địa phương. Mục tiêu tới năm 2015 Công ty TNHH May Thêu Minh Phương sẽ trở thành bạn hàng lớn nhất của Hàn Quốc. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009. Năm 2009, cả thế giới chứng kiến cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu. Từ những gã khổng lồ của nước mỹ cho tới tất cả công ty lớn, vừa và nhỏ ở Việt Nam đều ít nhiều chịu ảnh hưởng. Nhìn chung kinh tế toàn cầu đều chịu tác động ít nhiều từ cuộc “đại khủng hoảng”. Chính vì vậy kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH May Thêu Minh Phương năm 2009 cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình. Có một thực tế không thể tránh khỏi, cuộc khủng hoảng đã khiến rất nhiều các doanh nghiệp đi tới bờ vực phá sản, không phá sản thì cũng cắt giảm nhân công, cắt giảm sản xuất…cùng với đó là việc triệt để tiết kiệm chi phí cho sản xuất. Đối với Công ty TNHH May Thêu Minh Phương cũng không phải là ngoại lệ: +Hoàn thành các đơn hành đã kí với đối tác từ năm 2008. +Mở rộng thị trường sang các nước EU, Mỹ… + Đạt mức tăng trưởng 5% so với năm 2008 Kết Luận Trên đây em đã trình bày sơ bộ về bức tranh toàn cảnh của Công ty TNHH May Thêu Minh Phương. Do trình độ và thời gian có hạn nên bài viết còn có nhiều hạn chế . Kính mong được sự giúp đỡ của thầy cô, các bạn, và quý vị công ty để em có thể hoàn thành tốt báo cáo chuyên đề trong thời gian tới. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22629.doc
Tài liệu liên quan