Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH may Long Thành

MỤC LỤC TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAY LONG THÀNH Phần I. Giới thiệu về Công ty TNHH May Long Thành 1. Đôi nét về công ty Tên công ty: CÔNG TY TNHH MAY LONG THÀNH Tên tiếng Anh: LONG THANH GARMENT COMPANY LIMITED Tên viết tắt: LONG THANH GARMENT CO.,LTD Địa chỉ: Tiểu khu Phú Mỹ,thị trấn Phú Xuyên,huyện Phú Xuyên,Hà Nội Điện thoại: 04 2347 6776-01686868286 Email: ngocluong@gmail.com Mã số thuế: 0500572245 Tài khoản số: 019704060061127 tại ngân hàng Vibank chi nhánh Hà Đông. Hình th

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH may Long Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức pháp lý: Công ty TNHH. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn với số vốn của mình. Công ty May Long Thành có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn của công ty, mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Pháp luật Việt Nam. 2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH May Long Thành được thành lập ngày 30/11/2001, địa chỉ tại tiểu khu Phú Mỹ,thị trấn Phú Xuyên,huyện Phú Xuyên,Hà Nội. Sau thời gian đầu thành lập do quá trình kinh doanh không được thuận lợi. Công ty được sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Tây (Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104006788 ngày 10/06/2004 3. Quá trình hình thành Tháng 3/2003 Khởi công xây dựng nhà máy. Ngày 21/3/2004 hoàn thành các hạng mục cơ bản chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành. Tháng 3/2004 Đầu tư xây dựng văn phòng làm việc, nhà ăn, nhà để xe cho công nhân viên. Tháng 4/2004 Đầu tư mua máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Cuối năm 2004 nhà máy hoàn thiện và Chính thức đi vào sản xuất. Từ những ngày đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã có những bước phát triển nhất định với những máy móc thiết bị tiên tiến. Năm 2008, công ty đầu tư mở thêm phân xưởng sản xuất đồ da, máy móc thiết bị nhập nhiều khiến cho tổng giá trị tài sản cố định dài hạn của công ty tăng cao là 32,4tỷ đồng. Cùng với việc tài sản cố định dài hạn tăng lên thì Nguồn vốn Công ty cũng tăng lên đáng kể. Sự đầu tư này là một giai đoạn trong dự án phát triển mở rộng sản xuất của Công ty. Tăng quy mô vốn chứng tỏ rằng Công ty đang trong quá trình phát triển, xâm nhập nền kinh tế thị trường. 4. Nhiệm vụ Cũng như bất kỳ các công ty khác, Công ty TNHH May Long Thành ra đời với mục đích thu được càng nhiều lời nhuận càng tốt nhưng bên cạnh đó. Với đặc điểm của nghành nghề kinh doanh, công ty có nhiệm vụ tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, ngày càng nâng cao thu nhập cho công nhân. Góp phần cải thiện đời sống và an sinh xã hội. 5. Các hoạt động chính của công ty May Long Thành Gia công, thiết kế và sản xuất các sản phẩm may mặc và đồ da như áo Jacket, áo gió, áo thể thao... Hoạt động xuất khẩu: Tất cả các loại hàng hoá sản xuất ra đều được dùng để xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật,... Hoạt động nhập khẩu: Công ty chú trọng tới việc nhập các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho ngành Dệt may (như máy may công nghiệp, máy thêu, máy nhuộm, máy là, máy cắt). Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Nga... Hoạt động tạm nhập tái xuất: bông thô, sợi, hoá chất thuốc nhuộm, nguyên phụ liệu may (khuy, khoá, ren,...) Xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư sản xuất... Phần II. Khái quát tình hình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2005 đến năm 2009 I. Một số chỉ tiêu 1. Mặt hàng sản phẩm Mặt hàng chủ yếu của Công ty là quần áo may sẵn, quần áo thể thao, đồ da,... sản phẩm của Công ty sau khi sản xuất được đóng gói và xuất khẩu trực tiếp cho các nước đặt hàng. 2. Thống kê chỉ tiêu tài chính ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009 Tổngdoanh thu 8.535.625 9.902.500 12.919.060 24.230.007 35.550.901 Tổng chi phí 6.719.534,6 7.795.585,1 10.170.323,8 19.074.686,4 27.986.879,5 Nộp ngân sách 581.148,92 674.212,77 879.595,58 1.649.702,59 2.420.486,88 Lợi nhuận 1.816.090,4 2.106.914,9 2.748.736,2 5.155.320,6 7.564.021,5 Lao động bình quân 200 250 310 473 512 Vì từ năm 2007,doanh nghiệp có mở rộng quy mô sản xuất như sản phẩm da,quần áo thời trang,…nên doanh nghiệp bắt đầu có chiến lược phải tuyển dụng thêm nhiều nhân công ,do vậy số lượng lao động bình quân tăng đáng kể trong 3 năm cuối. từ năm 2005 đến năm 2008,số lượng lao động bình quân tăng từ 50 đến 60 người còn năm 2009 do ngành may mặc gặp nhiều khó khăn nên dù mở rộng sản xuất thì số lượng lao động bình quân cũng chỉ tăng 40 người.Lợi nhuận của doanh nghiệp thì tăng khá đều qua từng năm.Đặc biệt từ năm 2007 đến 2009,doanh thu của doanh nghiệp tăng hơn hẳn so với năm 2005,2006.Sở dĩ như vậy là do từ khoảng năm 2007 đến 2009 thì thị trường may mặc ở trong và ngoài nước càng trở nên phong phú,doanh nghiệp cũng không ngừng thay đổi mẫu mã sản phẩm sao cho có thẩm mỹ hơn và đáp ứng nhu cầu,thị hiếu của nhiều khách hàng một cách tốt nhất,thêm nữa là sự sáng tạo của đội ngũ nhà thiết kế cùng tay nghề của các công nhân đã đảm bảo cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động đầy tiềm năng để tạo ra chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.Do đó doanh nghiệp cũng có khả năng tăng doanh thu. Chi phí của doanh nghiệp cũng tăng qua các năm do giá cả có sự biến động lớn:giá cả các phụ liệu may mặc,giá cả về điện nước,tiền lương trả cho công nhân viên đều tăng. Bảng doanh thu theo sản phẩm Đơn vị : nghìn đồng Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Áo jackét 7.282.884 8.265.899 9.317.108 10.388.020 12.135.110 Quần sooc 1.457.245 2.069.448 2.125.996 3.149.400 3.103.801 Quần lửng 78911 823.605 917.766 1.032.113 Bộ quần áo thể thao 454.393 622.721 705.821 755.457 809.821 Váy 176.875 145.491 159.523 166.243 Áo phông 849.067 935.589 1.243.243 1.977.360 2.497.025 Sp may vải khác 872.638 995.628 1.146.037 Doanh thu khác 145.800 103.267 415.137 1.141.079 4.165.296 Để có được con số doanh thu như trên doanh nghiệp đã nỗ lực mở rộng thị trường đồng thời cũng mở rộng mặt hàng tiêu thụ. Những mặt hàng sau đây đã đóng góp tích cực vào thành tích của doanh nghiệp. Trong tất cả các năm, doanh thu của sản phẩm áo jackét và bộ quần áo thể thao lúc nào cũng dứng đầu trong tất cả các mặt hàng đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Trong năm 2008 doanh thu của sản phẩm áo jackét là 12.135.110 triệu đồng tương đương 34% tổng doanh thu, còn đối với sản phẩm bộ quần áo thể thao là 809.821 triệu đồng tương đương 22% tổng doanh thu cảu toàn công ty. Sự thay đổi nhu cầu và định hướng tiêu dùng của người tiêu dùng đã thúc đẩy Công ty TNHH May Long Thành thay đổi cơ cấu sản phẩm như không sản xuất các loại mũ nữa mà thay vào đó là các sản phẩm quần áo bò, hay các sản phẩm dệt khác. Điều này là chính xác vì sản phẩm mũ của Công ty TNHH May Long Thành không phù hợp với nhu cầu thị trường hơn nữa các sản phẩm được làm ra từ vải bò lại đang được người tiêu dùng ưa chuộng. 3. Số lượng sản phẩm Hoà nhịp với tiến trình phát triển chung của công ty. Tổng doanh thu hàng năm của công ty tăng 31,5%. Theo đó số lượng sản phâm cũng như chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao. Có được kết quả này phải kể tới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo công ty cũng như toàn thể công nhân viên. Vì mục tiêu chung của công ty là phát triển ổn định và bền vững. Sở dĩ trong 3 năm gần đây,doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững đo là do từ khi doanh nghiệp mở rộng SXKD với sản phẩm đồ da.Đồ da vẫn luôn được khách hàng lựa chọn vì sự sang trọng,lịch sự,bền đẹp và không sợ lỗi mốt. 4. Đóng góp cho nhà nước Trong những năm gần đây mặc dù Công ty TNHH May Long Thành gặp không ít khó khăn khách quan và chủ quan nhưng lợi nhuận của công ty vẫn không ngừng tăng. Lợi nhuận tăng nó phản ánh sự đóng góp của Công ty TNHH May long Thành vào ngân sách Nhà Nước cũng tăng. Sự tăng lên của lợi nhuận một phần là do Công ty TNHH May Long Thành có lượng sản phẩm tiêu thụ luôn tăng, một phần là do trong những năm qua Công ty TNHH May Long Thành đã có sự đầu tư đổi mới công nghệ, làm cho chi phí sản xuất cũng như khẳ năng tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu của công ty tăng dẫn tới giá thành sản xuất giảm. Bảng nộp Ngân sách và lợi nhuận của công ty. Đơn vị tính:nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Nộp ngân sách 5.293.000 3.174.000 4.252.000 4.800.000 6.805.000 Trong năm 2006 công ty đóng góp vào ngân sách Nhà Nước là 3,174 triệu đồng sang năm 2007 công ty đóng góp cho ngân sách Nhà Nước là 4,252 triệu đồng tăng 134% so với năm trước. Trong năm 2008 công ty đóng góp vào ngân sách là 4800 triệu đồng và sang năm 2009 con số này là 6805 triệu đồng. Sự tăng lên của Lợi nhuận và sự đóng góp vào ngân sách Nhà Nước của Công ty TNHH May Long Thành luôn tăng trong những năm gần đây càng khảng định một điều răng công ty đã có những bước đi đúng đắn và vũng chăc, và cũng khẳng định sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH May Long Thành. II. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất,quy trình công nghệ sản xuất 1. Đặc điểm hệ thống sản xuất Công ty TNHH May Long Thành chủ yếu gia công hàng may mặc xuất khẩu. Mặt hàng gia công của Công ty là áo Jacket 3 lớp, 5 lớp, áo quần thể thao, áo khoác... với số lượng, chủng loại, mẫu mã chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, dựa vào các Hợp đồng đã được ký kết. Các sản phẩm xuất khẩu đảm bảo các yêu cầu như: yếu tố kỹ thuật, kiểu dáng, chất lượng mà khách hàng đưa ra. Hàng may mang tính thời trang, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, đóng gói đúng theo yêu cầu khách hàng và theo chất lượng của sản phẩm... Vì vậy ngoài đầu tư dây chuyền công nghệ, Công ty còn phải tuyển dụng đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm, khéo léo, cẩn thận. Nguyên vật liệu chính của ngành may là vải (khoảng 80%) còn lại là chỉ, cúc, khoá, mex, mac... Hiện nay, nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu do khách hàng nước ngoài đưa đến, một phần nhỏ thì nhập của các công ty dệt may trong nước. Quy trình công nghệ của ngành may tương đối phức tạp, có nhiều khâu, mỗi khâu lại có nhiều bước thực hiện. Công ty TNHH May Long Thành là loại hình gia công hàng may mặc trên dây chuyền công nghiệp hiện đại, sản phẩm sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng. Khi có đơn đặt hàng, Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm xem các mẫu vẽ rồi chọn nguyên vật liệu. Sau đó đưa sang phòng Cắt để cắt mẫu rồi may, in thêu... hoàn chỉnh sản phẩm mẫu. Sản phẩm này được đưa lại cho bên đặt hàng kiểm tra, nếu đúng thì bắt đầu đi vào sản xuất. Sơ đồ : Sơ đồ quy trình sản xuất Đơn đặt hàng Phòng mẫu Phòng Cắt Phòng May Là, dập cúc Hoàn thiện Đóng gói Phòng In thêu 2. Quy trình công nghệ sản xuất Các mặt hàng mà công ty sản xuất có vô số kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song tất cả các sản phẩm đều phải trải qua các giai đoạn như: Cắt, may, là, đóng gói… Riêng đối với một số mặt hàng có những yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì trước khi đóng gói phải trải qua giai đoạn giặt mài hoặc thêu ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Cụ thể đi sâu tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm như sau: Nguyên liệu chính là vải được nhập kho vào từng kho nguyên liệu theo từng chủng loại vải mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu cho từng mã hàng. Vải được đưa vào nhà cắt, tại đây vải được trải đặt mẫu, đánh số và cắt thành các bán sản phẩm. Sau đó bán thành phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ may ở các bộ phận may cổ, công đoạn may tay, công đoạn may thân… tổ chức thành dây chuyền. Bước cuối cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm.Trong quá trình may ngoài nguyên liệu chính còn phải sử dụng các nguyên liệu phụ : Chỉ, cúc…Khi sản phẩm được hoàn thành được chuyển qua bộ phận là, sau đó chuyển sang bộ phận KCS của xí nghiệp. Hàng được kiểm tra rồi tất cả được chuyển qua phân xưởng hoàn thành của công ty để đóng gói và đóng kiện. Đặc điểm về cơ sở vật chất: Công ty tiếp tục xây dựng thêm dãy nhà 3 tầng công nghệ cao số 2 đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường không có độc hại. Như vậy, tới nay công ty đã xây dựng được 2 nhà công nghệ cao với 3046 máy may công nghiệp hiện đại và các loại máy chuyên dùng của Nhật, cộng hoà Liên bang Đức và Mỹ, có các hệ thống giáo sơ đồ trên máy vi tính, hệ thống máy cắt- trải vải tự động của Mỹ, hệ thống dây chuyền tự động cắt chỉ, máy ép là thân áo sơ mi, máy thổi Form áo Jacket, dây chuyền giặt mài công nghệ cao, xí nghiệp thêu điện tử…Môi trường làm việc cho công nhân luôn được tạo điều kiện sao cho thoái mái nhất với hệ thống thông gió khang trang,thoáng mát,đảm bảo ánh sáng tốt cho công nhân lam việc. Công ty cũng có những cán bộ chuyên trách an toàn vệ sinh lao động và y tế để tập huấn,trang bị cho các Các học viên tham gia khóa học này những kiến thức về luật pháp an toàn lao động và vệ sinh lao động, những vấn đề về môi trường lao động và về sức khỏe của công nhân ngành may, cách che chắn máy an toàn. Những vấn đề cần lưu ý về đề phòng HIV/AIDS trong doanh nghiệp… III. Công tác tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 1. Tổ chức sản xuất Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục sản phẩm được chuyển qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Công ty May Long Thành là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công mặt hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín từ cắt, may, là, đóng gói bằng các máy móc chuyên dụng với số lượng sản phẩm tương đối lớn. 2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp Công ty đã tổ chức 2 phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng da, phân xưởng vải. Công ty có riêng một đội xe co nhiệm vụ chuyên vận chuyển hàng cho công ty. Trong mỗi phân xưởng lại chia ra thành các phòng đảm nhận từng công đoạn:phòng giác mẫu,phòng cắt,xưởng may,phòng in thêu,phòng đóng gói.trong đó bộ phận cắt và may là 2 bộ phận chính. Bộ phận cắt có nhiệm vụ phân nguyên liệu cắt thành bán thành phẩm mẫu cắt do phòng kỹ thuật gửi xuống sau đó chuyển cho bộ phận may. Bộ phận may có nhiệm vụ ráp, may các bán thành phẩm do bộ phận cắt chuyển sang thành các thành phẩm. Trong bộ phận may lại được chia thành 6 xưởng may riêng biệt, mỗi công nhân trong phân xưởng thực hiện một bước công nghệ nhất định. Khi sản phẩm may hoàn thành được chuyển sang bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) sau cùng chuyển sang phân xưởng hoàn thành để là, gấp, đóng gói. IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến, được phân chia thành các phòng, ban, phân xưởng phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Đứng đầu là Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh Giám đốc và các Phó Giám đốc điều hành trực tiếp các đơn vị, phòng ban chức năng. Kế toán trưởng, trưởng phòng xuất nhập khẩu trực tiếp nhận các chỉ tiêu giao nộp Giám đốc và đến cuối kỳ kinh doanh báo cáo kết quả của đơn vị mình cho Giám đốc. Các phòng chức năng có nhiệm vụ giúp việc và chịu sự quản lý của Giám đốc, cung cấp các thông tin thuộc chức năng của mình, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ra quyết định chỉ đạo kinh doanh kịp thời đúng đắn. Sơ đHội đồng quản trị Ban Giám đốc Phòng Hành chính Phòng Kế toán Phòng XNK Phòng KD & PTTT Phòng Kỹ thuật Tổ Bảo vệ Phân xưởng da Phân xưởng vải Phòng giác mẫu Phòng cắt Xưởng may Phòng In thêu Đóng gói Phòng giác mẫu Phòng cắt Xưởng may Phòng In thêu Đóng gói ồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý Giám đốc: Người có quyền hạn, trách nhiệm cao nhất trong Công ty về mọi mặt sản xuất kinh doanh, đại diện cho mọi trách nhiệm và quyền lợi của Công ty trước pháp luật và các cơ quan hữu quan, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ của Giám đốc: Nhận vốn đầu tư, đất, tài nguyên và các nguồn lực khác do Hội đồng quản trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao để xây dựng, sử dụng và phát triển Công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, phương án đầu tư liên doanh, đề án tổ chức quản lý Công ty. Tổ chức điều hành mọi hoạt động và ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định của Công ty. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trước toàn bộ cán bộ công nhân viên, cơ quan hữu quan khác theo quy định; Chịu sự kiểm tra giám sát của tổ chức giám sát do Hội đồng quản trị bầu ra và do chính phủ, các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định theo pháp luật. Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc điều hành công việc Công ty theo sự phân công nhiệm vụ của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Hội đồng quản trị về những công việc được giao. Công ty May Long Thành có ba Phó giám đốc: Phó giám đốc sản xuất điều hành các công việc liên quan đến sản xuất của Công ty; Phó giám đốc kinh doanh điều hành các công việc liên quan đến tình hình kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty; Phó giám đốc quản lý chung. Các Phó giám đốc có nhiệm vụ: Trực tiếp phụ trách sản xuất, quản lý và chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch hàng năm, hàng tháng, từng lô hàng phải đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng v.v... Giám sát quản lý kỹ thuật, định mức sản xuất, xây dựng và tổ chức việc duyệt đơn giá. Tổ chức kiểm tra nâng cao tay nghề công nhân hàng năm, quản lý thiết bị, có kế hoạch định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị. Công tác an ninh, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy v.v... Nhận nhiệm vụ, uỷ quyền của Giám đốc. Có quyền điều hành các phòng ban, phân xưởng, giao quyền cho các giám đốc phân xưởng và trưởng các phòng ban chức năng. Các phòng ban chức năng: Phòng Hành chính: tham mưu cho Giám đốc những công việc sau: Xây dựng nội quy và quy chế quản lý công ty, kiện toàn bộ máy quản lý, tuyển dụng lao động, giao tiếp với các khách hàng, hướng dẫn họ đến các bộ phận khách hàng. Tiếp nhận các thủ tục hành chính và tổ chức kiểm tra tổ bảo vệ, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ an ninh trong Công ty, tổ chức theo dõi chấm công, bấm giờ để xây dựng đơn giá tiền lương, tính lương kịp thời theo đúng chế độ nhà nước, thanh toán các chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội cho công nhân. Quản lý tốt tài liệu, văn bản, hồ sơ cán bộ công nhân viên. Bảo quản tốt tài sản của khối hành chính, tài sản chung của Công ty, và thường xuyên tu sửa có dự trù khi mua sắm Nghiên cứu xem xét các thủ tục cần thiết như: quyết định tiếp nhận hợp đồng lao động, sổ lao động và bảo hiểm y tế trình giám đốc phê duyệt báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền. Phòng Kế toán: Giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật: Quản lý, theo dõi chính xác vốn và nguồn vốn. Sử dụng tốt vốn của Công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển. Tham mưu giúp Giám đốc ký các Hợp đồng kinh tế. Mở sổ sách phù hợp với mô hình kinh doanh của Công ty, làm tốt công tác ghi chép ban đầu, định khoản chính xác và hạch toán theo quy định của nhà nước. Chứng từ nhập xuất vật tư hàng hoá cập nhật sổ sách theo định kỳ, thường xuyên có sự luân chuyển, đối chiếu giữa các bộ phận. Thanh quyết toán các Hợp đồng kinh tế phát sinh. Phân tích hoạt động kinh tế ít nhất một năm một lần sau khi quyết toán xong. Quản lý chặt chẽ các khoản công nợ, tiền mặt và theo dõi các khoản tiền gửi Ngân hàng. Các phiếu thu, chi tiền phải được sự đồng ý của giám đốc và kế toán trưởng. Kiểm tra những chứng từ giả mạo, những chi phí không hợp lệ trước khi trình duyệt. Lập các báo cáo thuế, các báo cáo tài chính liên quan, báo cáo kế toán theo định kỳ... Phòng Xuất nhập khẩu: Có các chức năng sau Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, từng đơn đặt hàng. Tham mưu giúp Giám đốc ký kết các hợp đồng với đối tác. Làm thủ tục đăng ký hải quan để tiếp nhận nguyên vật liệu và thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo chỉ định của khách hàng. Kết thúc hợp đồng phải làm thanh toán với hải quan nơi đăng ký mở tờ khai. Phòng Kỹ thuật: Giúp Giám đốc thực hiện việc quản lý kỹ thuật Nghiên cứu sáng tạo mẫu chào hàng. Sao chép mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng. May sản phẩm mẫu để hướng dẫn công nhân may trên chuyền và giải chuyền, xây dựng quy trình công nghệ hợp lý. Tổ chức kiểm tra chất lượng trên dây chuyền may. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng mã hàng và tổ chức đội ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm hàng lần cuối trước khi xuất hàng. Nghiên cứu định mức tiêu hao vật tư, lao động cho từng sản phẩm và công đoạn, giúp cho việc khảo sát và tính lương chính xác. Lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt cho Công ty. Phòng Kinh doanh và phát triển thị trường: có chức năng như sau Tiếp nhận các Hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng của khách hàng, xem xét đơn đặt hàng xem Công ty có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không. Tham mưu cho Giám đốc ký kết các Hợp đồng kinh tế Tìm hiểu và phát triển thị trường tiềm năng. Tiếp nhận những ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Bộ phận kho: Quản lý vật tư, hàng hoá, sản phẩm nhập hay xuất kho đều phải có hoá đơn, chứng từ cụ thể. Quản lý kho thông qua hệ thống thẻ kho, sổ kho. Sản phẩm hàng hoá phải kiểm tra thường xuyên liên tục để biết thiếu thừa, thông báo cho ban quản lý và khách hàng để giải quyết kịp thời. Theo dõi chặt chẽ nguyên vật liệu chính (vải) ở nhà cắt để quản lý lượng vải thiếu thừa, tiết kiệm định mức của công ty. Bộ phận Sản xuất: Bộ phận sản xuất của Công ty TNHH May Long Thanh gồm 2 phân xưởng là phân xưởng da và phân xưởng vải. Trong mỗi phân xưởng đều có các phòng: phòng mẫu, phòng cắt, phòng in, xưởng thêu, các dây chuyền may, bộ phận hoàn thiện, đóng gói sản phẩm. Các bộ phận của hệ thống quản lý doanh nghiệp co mối quan hệ khăng khít với nhau,hỗ trợ nhau.bộ phận này làm tốt cũng sẽ hỗ trợ tốt cho bộ phận kia. Phần III. Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra”của công ty 1. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào” Yếu tố đối tượng lao động(nguyên vật liệu và năng lượng) Nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm nguyên vật liệu chính là sợi, vải:cotton, polyester, poly tafeta, jacquard, thun single cvc, thun lạnh,…và đồ da; nguyên vật liệu phụ, phụ liệu: chỉ may, chỉ thêu,cúc, phecmangtuya, ghim, thùng carton, túi nilon, phấn,…Do công ty TNHH May Long Thành là 1 công ty nhận gia công,thiết kế và đóng gói nên các nguyên vật liệu chính sẽ được bên khách hàng cung cấp,doanh nghiệp chỉ tự cung cấp các nguyên vật liệu phụ hoặc do phần lớn do khách hàng cung cấp theo định mức,cũng có 1 số mua trong nước.Hải quan sẽ căn cứ vào bảng định mức nầy cho bạn nhập khẩu( miển thuế), và sẽ quyết toán sau khi kết thúc 1 hợp đồng, nếu thiếu sẽ cho nhập khẩu thêm, nếu thừa thì có 2 sự chọn lựa : tái xuất, hoặc bán phần thừa trên thị trường nội địa, khi đó phải chịu thuế nhập khẩu. NVL chính Nguồn nhập Số lượng(mét) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 cotton Khách hàng,công tyTNHH May Long Thành 9856 10142 12110 11587 12780 Polyester Khách hàng 6925 6500 7100 6850 7340 Poly tafeta Khách hàng 4850 5897 6320 5841 6245 Jacquard Khách hàng 8200 9820 10230 11450 13245 Đồ da Khách hàng 2300 3450 5689 7850 9682 Vải thun Khách hàng +Thun lạnh Khách hàng 5648 6874 5890 7890 8561 +Thun single Khách hàng 4521 5261 6412 5784 7123 +Thun CVC Khách hàng 2300 2451 2785 3615 3569 Do sản phẩm được gia công chủ yếu ở doanh nghiệp là áo jacket,quần sooc, áo phông(cả thị trường trong nước) nên số lượng nhập các nguyên vật liệu chính này chiếm tỉ lệ lớn.còn các chất vải khác thì thường được nhập để may kèm hoặc có gia công nhưng chỉ với số lượng ít.Đặc biệt sản phẩm đồ da thì doanh nghiệp chỉ mới mở rộng sản xuất từ năm 2007 đến nay nên số lượng nhập cũng còn hạn chế.Đa số các nguyên vật liệu chính này có nguồn nhập từ khách đặt hàng nhưng riêng chất liệu cotton để sản xuất sản phẩm áo phông thì nguồn nhập vừa từ khách hàng vừa từ công ty do công ty cũng phân phối sản phẩm áo phông ở trong nước. Về năng lượng sử dụng trong doanh nghiệp thi chủ yếu sử dụng năng lượng điện để các xưởng may hoạt động và các hoạt động khác.Năng lượng điện cũng được sử dụng nhiều cho hệ thống chiếu sáng vì tính chất của sản phẩm may mặc là gồm rất nhiều chi tiết nhỏ. Yếu tố lao động: Năm Tổng số lao động Giới tính Lao động có tay nghề Lao động phổ thông Lao động BPSX Lao động BPCN Nữ Nam 2005 220 198 22 22 198 187 33 2006 270 243 27 40 230 216 64 2007 330 280 96 50 384 237 93 2008 480 384 53 96 159 360 120 2009 530 397 133 212 318 409 121 Nguồn lao động: Do đặc điểm về nghành nghề sản xuất và địa điểm của công ty, lao động trong công ty chủ yếu là người dân địa phương. Về lao động trực tiếp thì năm 2005 có tới 90% lao động là nữ còn lại là nam nhưng tỉ lệ này giảm dần xuống 85% năm 2006, 80% năm 2007 và 75% năm 2009.Tỉ lệ này giảm đi do ngày càng có nhiều cơ hội việc làm cho nam giới. Trong số này năm 2005 khoảng 10% lao động có tay nghề bậc 3/7 còn lại là lao động phổ thông tự đào tạo.song tỉ lệ này đã tăng lên 15% năm 2006,năm 2007 ; 20% năm 2008;40% năm 2009 do lao động đó có tay nghề do chuyển công tác từ nơi khác về làm việc. Đa phần cũng lại là lao động chưa có tay nghề, phải qua quá trình đạo tào kết hợp sản xuất .Khi mới bắt đầu đi vào sản xuất công ty có 180 công nhân. Qua 5 năm liên tục mở rộng quy mô cho tới nay tổng số lao động trực tiếp của công ty là 530. Cho tới nay công ty có 30 lao động gián tiếp (chủ yếu là nữ). Trình độ lao động: Nhân viên gián tiếp đều có bằng cấp từ trung cấp trở lên. Các trưởng phòng đều có bằng đại học, còn lại là cao đẳng. Trình độ lao động: Nhân viên gián tiếp đều có bằng cấp từ trung cấp trở lên. Các trưởng phòng đều có bằng đại học, còn lại là cao đẳng. Cơ cấu lao động: do tính chất của công ty TNHH may Long Thành la 1 công ty gia công,thiết kế,đóng gói sản phẩm may mặc nên lao động ở bộ phận sản xuất chiếm đa số với 85% năm 2005;80% năm 2006 ; 71% năm 2007; 75% năm 2008 ; 77% năm 2009, còn lại là lao động ở bộ phận chức năng.Tỉ lệ lao động ở bộ phận sản xuất năm 2009 tăng so với năm 2008 là do công ty mở rộng sản xuất nên tất yếu sẽ tuyển thêm công nhân vào bộ phận sản xuất. Công tác đào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực: nhiều doanh nghiệp vì những lý do kinh phí hạn hẹp, điều kiện thời gian không cho phép, đã cố tình né tránh và bỏ qua khâu đào tạo nghề cho người lao động hoặc có tổ chức thì cũng không tới nơi tới chốn, khiến nhiều lao động không những không được đào tạo tay nghề thích hợp mà còn sẵn sàng bị sa thải khi làm hỏng việc. Đặc biệt, lao động ngành xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp, dịch vụ, may mặc, khu vực ngoài quốc doanh , do tính chất thời vụ và biến động nên không chỉ hạn chế về trình độ tay nghề mà còn bất cập cả trình độ văn hóa. Chưa kể nhiều lao động trẻ có tư tưởng an bài, ngại học tập nâng cao trình độ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu thợ giỏi ở các ngành sản xuất.Nhận thức rõ được điều này,ban lãnh đạo công ty đã chú trọng đào tạo và nâng cao tay nghề của người lao động. Công ty có trên 70% số công nhân bậc cao. Năm 2005, nhiều công nhân trực tiếp sản xuất đã tham gia học tập lý thuyết, thực hành để thi tay nghề nâng bậc lương. Ngoài tham gia các lớp học ngắn hạn, dài hạn, công đoàn còn phối hợp với trường đào tạo để mở các lớp đào tạo tại chỗ cho người lao động. Mặt khác, thông qua các phong trào luyện tay nghề - thi thợ giỏi, bàn tay vàng, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, doanh nghiệp đã tạo sân chơi bổ ích giúp người lao động tự củng cố tay nghề, kỹ năng làm việc và chứng tỏ năng lực trong quá trình xét nâng lương, nâng bậc. Đặc điểm về tài sản,nguồn vốn: Tài sản: Bảng cơ cấu tài sản công ty: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 qBQ Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) A.TSLĐ và ĐTNH 11015761290 44,59 25837649543 65,61 44370412934 71,13 234.55 171.72 402.79 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 152324667 0,62 347166449 0,88 2274869290 3,65 227.91 655.26 1493.43 II.Đầu tư TCNH 5500000000 8,82 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3545859134 14,35 13795155554 35,03 17289671938 27,72 389.04 125.33 487.60 IV.Hàng tồn kho 7204585489 29,16 11435885540 29,04 18658369706 29,91 158.73 163.15 258.97 V.Tài sản ngắn hạn khác 112992000 0,46 259442000 0,66 647502000 1,04 229.61 249.57 573.05 B.TSCĐ và ĐTDH 13691554634 55,41 13545286236 34,39 18006551900 28,87 98.93 132.93 131.51 I.Tài sản cố định 13679554634 55,37 13533286236 34,36 17994551900 28,85 98.93 132.96 131.54 1.TSCĐ hữu hình 7959935511 32,22 12964736873 32,92 16908122475 27,11 162.87 130.41 212.41 2.Chi phí XDCBDD 5719619123 23,15 568549363 1,44 1086429425 1,74 9.94 191.08 18.99 II.Đầu tư TCDH 12000000 0,05 12000000 0,03 12000000 0,02 100 100 100 III.Tài sản dài hạn khác Tổng tài sản(A+B) 24707315924 100 39382935779 100 62376964834 100 159.39 158.38 252.46 Qua bảng cơ cấu tài sản ta có nhận xét: Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng nhanh trong 3 năm phát triển bình quân là 200,70% nhất là năm 2007 Công ty có mua kỳ phiếu ngắn hạn ngân hàng trên 5 tỉ đã làm tăng tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhanh với tốc độ phát triển bình quân là 386.45% giúp cho việc thanh toán một cách nhanh chóng và dễ dàng chuyển đổi nhất , tiện lợi cho tất cả các hoạt động.tuy nhiên , tiền và các khoản tương đương tiền quá nhiều gây ứ đọng vốn mất cơ hôị cho các hoạt động đầu tư khác vì gửi ngân hàng lãi xuất tiền gửi không đem lại nhiều doanh thu cho Công ty . Tiếp đến là các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng nhanh , đó là phải thu khách hang, trả trước cho người bán , phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu khác chiếm tỉ trọng lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn. Nhất là trong năm 2006 với tốc độ phát triển liên hoàn là 389,05% đó là do các khoản phải thu khác và phải thu khách hàng nhanh chóng Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn và đều có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 160,93% .khoản tiền này tồn kho tức là không lưu chuyển đựơc thành tiền bán hàng của Công ty .Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sở dĩ hai khoản mục này luôn chiếm tỉ trọng cao do đặc._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25987.doc