Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Kim Sơn

Lời mở đầu Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trường ĐH kinh doanh & công nghệ hà nội, chúng em đã được tiếp cận và trang bị cho mình về lý luận, các học thuyết kinh tế và bài giảng của thầy cô về các vấn đề tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất…Tuy nhiên, để khỏi bỡ ngỡ sau khi ra trường, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận với thực tế, từ đó kết hợp với lý thuyết mình đã học có nhận thức khách quan đối với các vấn đề xoay quanh những kiến

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Kim Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức về quản lý doanh nghiệp. Thực tập chính là cơ hội cho chúng em được tiếp xúc, làm quen, khảo sát, nghiên cứu thực tiễn doanh nghiệp-môi trường mà sau khi tốt nghiệp chúng em sẽ làm việc. Đây cũng chính là cơ hội để chúng em củng cố, liên hệ vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập, tập dượt 1 số công việc quản lý ở doanh nghiệp, phát huy những ý tưởng mà trong quá trình học chưa thực hiện được. Khoảng thời gian thực tập 6 tuần tại Công Ty TNHH Kim Sơn, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ công, nhân viên của công ty và sự hướng dẫn của cô Trần Thị Thanh Bình, em có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về tình hình hoạt động của công ty và hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. Ngoài phần mở đầu, kết luận, bản báo cáo thực tập gồm 3 phần: Phần I : Tổng quan về công ty TNHH Kim Sơn. Phần II : Đặc điểm về các nguồn lực của doanh nghiệp. Phần III : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do thời gian nghiên cứu và khả năng bản thân còn hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong được sự chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn để báo cáo hoàn chỉnh hơn. Nội dung I/ Tổng quan về công ty TNHH Kim Sơn 1.Quá trình hình thành và phát triển Trong quá trình đổi mới kinh tế, đặc biệt từ khi luật doanh nghiệp được ban hành, các doanh nghiệp được hình thành và phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng . Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước, tạo ra việc làm và của cải cho xã hội. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền nhiều địa phương đã đề ra chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty TNHH TM Kim Sơn được thành lập vào năm 1999 theo Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc Hội CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/06/1999. Tên Công ty : Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Kim Sơn Tên giao dịch đối ngoại : Kim Sơn Trading Company Limited Tên giao dịch viết tắt : Kim Sơn Trading Co., LTD Trụ sở Công ty : Số 2 Chương Dương Độ, Phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội. - Điện thoại : 04.9325853 - Fax : 04.9325853 - Email : Kimsonhalan@gmail.com Vốn điều lệ của công ty do vốn các thành viên đóng góp,với số tiền 1.000.000.000VNĐ. Mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động kinh doanh thương mại nhằm đưa đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng đảm bảo với giá thành phù hợp. Ban đầu, công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng nhanh. Nhưng đến năm 2007, công ty đã mở rộng các hoạt động phân phối cũng như mở rộng các ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế cũng như tiềm năng của công ty. 2.Chức năng và nhiệm vụ Xây dựng và thực hiện kế hoạch của công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, tự bù đắp chi phí, trang trải các khoản nợ và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước trên cơ sở vận dụng năng lực kinh doanh, ứng dụng các biện pháp quản lý khoa học và hợp lý vào kinh doanh. Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, tổ chức chăm lo đời sống công nhân viên trong công ty. Mở rộng liên doanh liên kết cũng như tăng cường hợp tác kinh tế với các cơ sở kinh tế, phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. 3.Đặc điểm kinh doanh của công ty Đặc điểm kinh doanh của công ty là nhà phân phối các sản phẩm sữa của Dutch Lady như: sữa bột, sữa đặc, sữa nước, Friso….phục vụ nhu cầu về dinh dưỡng cho mọi đối tượng trong xã hội. Ngoài sản phẩm sữa công ty còn là đại lý phân phối đồ điện Lioa - bảo vệ và ổn định nguồn điện cả cho sinh hoạt và cho sản xuất....phục vụ cho nền công nghiệp hiện đại hoá của nước ta đang trên đà phát triển. Công ty đã tìm cho mình một hướng đi phù hợp với thị trường. Ngoài các mặt hàng truyền thống của công ty, đơn vị còn được phép kinh doanh các mặt hàng khác khi có phương án được duyệt. Đầu mỗi kỳ tài chính công ty sẽ căn cứ vào tình hình hoạt động, doanh thu, lợi nhuận, các chỉ tiêu quản lý tiền lương….. để lập kế hoạch hoạt động cho từng quý và cho cả năm, đảm bảo sự cân đối giữa vốn và các chỉ tiêu nhằm hoàn thành tốt các kế hoạch đã đặt ra. Đồng thời công ty cũng phải căn cứ vào các hợp đồng kinh doanh đã ký để có kế hoạch phân bổ vốn cân đối, hợp lý để tránh tình trạng tồn kho hàng hoá quá nhiều. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường hiện nay, giá cả hàng hoá biến động liên tục nên công ty cần cân đối vốn cho từng hợp đồng để hạn chế tình trạng hàng hoá bị giảm giá dẫn đến thiếu thốn và lỗ vốn. 4.Cơ cấu tổ chức Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên cơ cấu tổ chức của công ty khá gọn nhẹ. Công ty xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình cơ cấu kết hợp trực tuyến và chức năng. Với cơ cấu này đã tạo cho tổ chức một cái khung hành chính vững chắc để quản lý - điều hành có hiệu lực và hiệu quả, thực hiện tốt chế độ thị trường quản lý điều hành kinh doanh, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh theo đúng định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM Kim Sơn Giám đốc Phòng tổ chức Phòng Kinh doanh Phòng TC Kế toán Phòng Kỹ thuật Giám đốc : là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, có quyền : - Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và đầu tư của Công ty - Bổ nhiệm, miễm nhiệm cách chức các chức vụ quản lý trong Công ty - Ký kết các hợp đồng nhân danh Công ty - Thay đổi, bố trí cơ cấu tổ chức của Công ty - Tuyển dụng lao động…. Phòng tổ chức hành chính : giúp giám đốc xây dựng và thực hiện những kế hoạch và nhân sự trong kế hoạch phát triển của Công ty theo từng thời kỳ và thời gian cụ thể. Phòng kinh doanh: giúp giám đốc nghiên cứu, tìm hiểu sâu về thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như các thị trường khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh của Công ty giúp giám đốc có thể nắm bắt một cách một cách sát sao tình hình thị trường và đề ra những phương hướng cụ thể, chính xác hơn với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Phòng tài chính kế toán: tham gia cho giám đốc về quản lý nguồn vốn, cung cấp các số liệu về tài chính kế toán. Kiểm tra hoạt động của các bộ phận trong Công ty theo từng quý, tổ chức quyết toán khi cần thiết, làm thủ tục thanh lý tài sản , quản lý quỹ tiền mặt, điều phối giữa các bộ phận, chịu trách nhiệm về việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp… Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về việc chăm sóc khách hàng, bảo hành sữa chữa máy móc, tư vấn cho khách hàng khi khách hàng có những thắc mắc về sản phẩm ….. II/Đặc điểm về các nguồn lực của doanh nghiệp 1.Đặc điểm về lao động, nhân sự Cơ cấu lao động (tính đến hết năm 2007) _ Tổng số nhân viên: 60 người + Phân theo trình độ: Tốt nghiệp đại học: 15 người Tốt nghiệp cao đẳng trung cấp: 35 người Tốt nghiệp PTTH : 10 người + Phân theo độ tuổi: Từ 20 - 30 tuổi : 40 người Từ 31 - 40 tuổi : 15 người Từ 41 - 50 tuổi : 5 người + Phân theo tính chất công việc: Lao động trực tiếp: 45 ngươì (bao gồm nhân viên kinh doanh, nhân viên giao hàng, kỹ thuật viên) Lao động gián tiếp: 15 người (bao gồm giám đốc, các trưởng phòng, nhân viên văn phòng) Cơ cấu nhân lực của Công Ty qua 3 năm (2005-2007) Đơn vị tính: Người diễn giải Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (%) Số tuyệt đối (%) Tổng số lao động 45 100 52 100 60 100 7 15,56 8 15,38 Theo t/c - Lao động trực tiếp 35 77,78 40 76,92 45 75 5 14,29 5 12,5 - Lao động gián tiếp 10 22,22 12 23,08 15 25 2 20 3 25 Theo giới tính - Nam 30 66,67 40 76,92 45 75 10 33,33 5 12,5 - Nữ 15 33,33 12 23,08 15 25 -3 3 25 Theo trình độ -Đại học 8 17,78 10 19,23 15 25 2 25 5 50 -Cao đẳng và trung cấp 30 66,67 38 73,08 35 58,33 8 26,67 -3 7,89 -PTTH 7 15,55 7 7,69 10 16,67 0 0 3 42,86 Theo độ tuổi Từ 20-30 25 55,56 30 57,69 35 58,33 5 20 5 16,67 Từ 31-40 15 33,33 17 32,69 17 28,33 2 13,33 0 0 Từ 41-50 5 11,11 8 9,62 8 13,34 3 60 0 0 Nguồn: Phòng Kế Toán 1.2.Chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ, phúc lợi Người lao động được hưởng chế độ BHXH theo quy định chung của Luật BHXH, theo đó người lao động sẽ được công ty đóng cho 15%/tháng, được nghỉ ốm đau thai sản, được kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng 1 lần theo chế độ, làm việc 8 tiếng/ngày. Ngoài ra, người lao động sẽ được công ty đào tạo kỹ năng, huấn luyện nghiệp vụ để nắm bắt tăng nghiệp vụ chuyên môn. Thời gian huấn luyện, đào tạo từ 4 đến 5 ngày/năm. Do đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ nên nhân viên của công ty phải thường xuyên làm thêm giờ và đi phát triển thị trường, vì vậy người lao động sẽ được hưởng các chế độ phụ phí từ 50.000VND/tháng đến 500.000VND/tháng tuỳ hiệu quả công việc, tốc độ làm việc và ý thức trong công việc, và được hưởng các chế độ công tác phí. Cơ chế lương được chia làm 2 phần gồm có: Lương thời gian: Theo chế độ chính sách của nhà nước là phần cứng mà cán bộ công nhân viên được hưởng hàng tháng (được tính bằng: hệ số * lương cơ bản, được tăng theo tiến trình tăng lương cơ bản của nhà nước từ 210.000 đến nay là 540.000 đồng/tháng). Lương sản phẩm: Theo doanh thu đạt được của từng người, phần lương này cũng được trả linh hoạt theo từng tháng và có kèm theo chế độ thưởng của công ty. *Năng suất lao động bình quân Thực hiện Nghị định số 03/2001/NĐ/CP ngày 11/01/2001 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung 1 số điều của nghị định số 28CP ngày 28/03/1997 về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp. Được xác định theo công thức sau: Wth = Tth/Ldm Trong đó: Wth:Năng suất lao động thực hiện Tth:Tổng doanh thu Ldm:Số lao động định mức Wth 2005 = 2.922.327.000/45 = 64.938.600 đ/người/năm = 5.411.550 đ/người/tháng Wth 2006 = 3.595.415.200/52 = 69.142.600 đ/người/năm = 5.761.883,33 đ/người/tháng Wth 2007 = 4.654.841.455/60 = 77.580.690,92đ/người/năm = 6.465.057,58 đ/người/tháng *Tiền lương bình quân (Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh) Được xác định theo công thức sau: TLth = Vth/ Ldm Trong đó: TLth:Tiền lương bình quân Vth :Quỹ tiền lương Ldm:Số lao động định mức TLth 2005 = 818.226.360/45người/12 tháng = 1.515.234 đ/tháng TLth 2006 = 1.078.624.560/52người/12tháng = 1.728.565đ/tháng TLth 2007 = 1.536.097.680/60người/12tháng = 2.133.469đ/tháng 2. Về trang thiêt bị và tài sản cố định Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuât của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất.... Tuy nhiên, Kim Sơn là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên các yếu tố về trang thiết bị và tài sản cố định chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong quá trình làm việc. Giá trị của các trang thiết bị tương ứng với trình độ khoa học kỹ thuật của thiết bị mà công ty áp dụng Bảng tổng hợp tài sản cố định và trang thiết bị Nguồn: Phòng kế toán Đvị tính: 1.000đ STT Diễn giải Số lượng Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại 1 I.TSCĐ hữu hình 2 Trụ sở làm việc 01 750.000 -250.000 1.000.000 3 Máy tính 40 242.679 55.732 186.947 4 Máy điện thoại 20 20.064 5.000 15.064 5 Máy fax+phôtô 05 20.333 5.000 15.333 6 Máy in 05 15.000 3.300 11.700 7 Bàn ghế, tủ làm việc 45 150.000 30.000 120.000 8 Tài sản khác 25.000 5.000 20.000 9 II.TSCĐ vô hình 10 Phần mềm 25.000 5.000 20.000 11 Tổng cộng 1.248.076 -140.968 1.389.044 3.Đặc điểm về vốn Cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm (2005-2007) Đơn vị tính: 1.000.000đ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (%) Số tuyệt đối (%) Tổng vốn 3.508 4.546 5.735 1.038 29,59 1.189 26,15 Theo sở hữu -Vốn chủ sở hữu 2.215 63,14 2.782 61,20 3.335 58,15 567 25,6 553 19,88 -Vốn vay 1.293 36,86 1.764 38,80 2.400 41,85 471 36,43 636 36,05 Theo t/c -Vốn cố định 1.616 46,07 2.226 48,97 2.735 47,69 610 37,75 509 22,87 -Vốn lưu động 1.892 53,93 2.320 51,03 3.000 52,31 428 22,62 680 29,31 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn của công ty năm 2007 so với năm 2005 tăng 2.227.000.000đ. Tuy nhiên ta cũng thấy vốn vay tăng lên (từ 36,86% tăng lên 41,85%), trong khi đó tỉ trọng của vốn chủ sở hữu lại giảm đi (từ 63,14% xuống còn 58,15%). Điều này không tốt cho công ty bởi: + Nguồn vốn vay tăng lên sẽ kéo theo khoản chi phí lãi vay tăng lên như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong kỳ. + Mặt khác cũng cho thấy công ty đang khó khăn trong việc thanh toán các đơn hàng đến hạn dẫn đến tình trạng khoản công nợ này tăng lên, nếu không sớm khắc phục nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty trong việc giao dịch mua bán về lâu về dài. + Ngoài ra, 1 yếu tố cũng khiến cho công ty phải quan tâm đó là đối với khoản người mua trả tiền trước năm 2007 không những không tăng lên mà lại giảm đi. Điều này là không tốt với bất kỳ một doanh nghiệp nào, do vậy công ty cần có biện pháp thúc đẩy bán hàng sao cho tăng lượng tiền người mua trả trước giúp công ty có thêm số vốn tạm thời. Về tính chất ta thấy vốn cố định tăng 1.119.000.000đ, vốn lưu động tăng 1.108.000.000đ. Do đặc điểm là kinh doanh thương mại - dịch vụ nên vốn kinh doanh của công ty bao gồm 52,31% là vốn lưu động và 48,97% là vốn cố định. Tỷ trọng này so với năm 2005 không có sự thay đổi đáng kể (53,93% so với 46,07%).Với cơ cấu vốn như vậy công ty có thể đảm bảo tính ổn định về tài chính và tính cơ động trong kinh doanh.Tuy nhiên, do vốn lưu động có thời gian thu hồi lâu lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn, cho nên trước mắt có thể chưa tận dụng được hết khả năng huy động. 4.Đặc điểm về khách hàng thị trường Thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Với dân số đông, trẻ và mức sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về các sản phẩm sữa cũng ngày càng tăng lên. Điều đó sẽ tạo nên 1 thị trường phát triển tiềm năng và lâu dài. Công ty Kim Sơn nắm bắt được nhu cầu lớn này và chính thức là nhà phân phối cho hãng sữa Dutch Lady với các sản phẩm như sữa bột, sữa nước, fritso..... Đồng thời cũng hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng là sẽ chỉ mua sữa ở những nơi đáng tin cậy với sự đảm bảo về giá cả và chất lượng nên công ty đã thiết lập liên hệ với các đại lý và các siêu thị để nhằm cung cấp đến tay người tiêu dùng các sản phẩm đảm bảo chất lượng của chính hãng. Doanh thu và lợi nhuận từ phân phối các sản phẩm sữa chiếm 60%-70% tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nhu cầu ổn áp và biến áp ngày càng cao. Và mỗi khi có nhu cầu về thiết bị điện, người tiêu dùng luôn tìm kiếm và lựa chọn LioA như địa chỉ tin cậy nhất của mình. Qua nghiên cứu nắm bắt tình hình thị trường và cũng hiểu rõ được sức mạnh thương hiệu LioA đối với người tiêu dùng, từ năm 2005 công ty chính thức trở thành nhà cung cấp các sản phẩm LioA của hãng LioA. Qua thực tế chứng minh cho thấy doanh thu mà các sản phẩm LioA mang lại cho công ty không phải là nhỏ mặc dù mới đi vào hoạt dộng. Nó chiếm từ 30%-40% tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu các sản phẩm sữa công ty tập trung chủ yếu vào người tiêu dùng thì các sản phẩm LioA công ty lại chú trọng đến các doanh nghiệp sản xuất, các khu chế xuất. Ngoài ra công ty cũng cung cấp hàng đến cho các đại lý đồ điện hay các khu chợ lớn. Đối với cả 2 loại mặt hàng phân phối trên, công ty cũng nhận được các chính sách ưu đãi của nhà sản xuất: nhận dược % hoa hồng trên doanh số mua hàng tháng do hãng đưa ra (đối với sản phẩm sữa là 2,75% và sản phẩm LioA là 3%), ngoài ra còn được các chế độ khuyến khích khác như chế độ thưởng khi lấy nhiều hàng với doanh số mua hàng lớn, khuyến khích với các sản phẩm bán chậm hơn..... III.Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh là 1 phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn tài lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Kết quả kinh doanh là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh nên doanh nghịêp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Dưới đây là bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2005-2007 Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh S TT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2006/2007 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Doanh thu tr đ 2.922,24 3.595,42 4.654,84 673,18 23,03 1.059,42 29,47 2 Tổng số lao động người 45 52 60 7 15,56 8 15,38 3 Tổng vốn kinh doanh 3a. Vốn cố định 3b. Vốn lưu động tr đ 3.508 1.616 1.892 4.546 2.226 2.320 5.735 2.735 3.000 1.038 610 428 29,59 37,75 22,62 1.189 509 680 26,15 22,87 29,31 4 Lợi nhuận tr đ 1.883,21 2.213,44 2.715,99 330,23 17,54 505,55 22,70 5 Nộp ngân sách tr đ 755,53 915,78 1.103,68 160,25 21,21 187,9 20,52 6 Thu nhập BQ 1 lao động (V) 1.000đ/tháng 1.515,23 1.728,57 2.133,47 213,34 14,08 404,9 23,42 7 Năng suất lao động BQ theo doanh thu (2/3) tr đ 64,9386 69,1426 77,5869 4,204 6,47 8,4443 12,21 8 Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (5/2) chỉ số 0,64 0,62 0,58 -0,02 -3,125 -0,04 -6,45 9 Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh (5/4) chỉ số 0,53 0,48 0,47 -0,05 -9,43 -0,01 -2,08 10 Vòng quay VLĐ (2/4b) vòng 1,81 1,62 1,71 -0,19 -10,49 0.09 5,56 Nguồn: Phòng Kế Toán Qua bảng số liệu tổng hợp trên đây phần nào nói lên được tình hình kinh doanh những năm qua của công ty, và qua đó phân tích được điểm mạnh yếu của công ty, và qua đây là 1 số phân tích của em về tình hình của công ty: +Giá trị sản lượng năm 2006 so với năm 2005 tăng 830.870.000đ và bằng 29,81% năm 2005, năm 2007 so với năm 2006 tăng 27,27% năm 2006. Tuy tăng nhưng ta cũng thấy tỷ trọng của năm 2007 so với năm 2006 thấp hơn tỷ trọng của năm 2006 so với năm 2005 là 2,54%. Điều này đòi hỏi công ty phảI không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra các chính sách bán hàng như chính sách hoa hồng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo hành, vận chuyển….để nâng cao chất lượng phục vụ, tăng giá trị tổng sản lượng. Điều này càng cần thiết hơn trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay-khi mà các tập đoàn phân phối lớn đã bắt đầu đầu tư vào Việt Nam và chiếm lĩnh thị phần. +Lợi nhuận: Qua các năm 2005, 2006, 2007 ta thấy lợi nhuận tăng cùng với doanh thu. Doanh thu năm 2006 so với 2005 tăng 673.180.000đ và bằng 23,03% năm 2005 thì lợi nhuận của năm 2006 tăng 17,54%; năm 2007 so với 2006 tăng 1.059.420.000đ và bằng 29,47% năm 2006 nên lợi nhuận cũng tăng 22,70%. Mặt khác ta cũng thấy năng suất lao động của CNV cũng tăng lên: năm 2006 tăng 6,47% so với năm 2005, năm 2007 chỉ số này là 12,21% tăng so với 2006. Nhưng nhìn vào bảng số liệu thì thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại giảm, điều này chứng tỏ công tác tổ choc quản lý của công ty chưa hoàn chỉnh, chưa tiết kiệm được chi phí kinh doanh. Vì vậy công ty cần có những biện pháp điều chỉnh thích hợp hơn nữa. a,Những thành tựu và thuận lợi trong quá trình kinh doanh Là một doanh nghiệp trẻ với đội ngũ quản lý và nhân viên trẻ, được đào tạo đầy đủ, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công việc nên đã đem lại những hiệu quả nhất định: tổng sản lượng và doanh thu hàng năm đều tăng. Các phòng nghiệp vụ đã phối hợp đồng bộ, linh động đảm bảo các khâu được vận hành nhịp nhàng, thuận lợi đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất. Nhờ có sự ủng hộ cũng như tin tưởng của ban lãnh đạo nên bộ phân kinh doanh cũng đã chủ động hơn trong việc gặp gỡ liên hệ với khách hàng đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh cũng như mở rộng mạng lưới bán hàng của công ty. Tất cả những thành tựu đạt được đều dựa trên nền tảng một tập thể gắn kết bền vững, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, những quyết định đúng đắn trong việc đổi mới cơ chế chính sách quản lý, hoạt động của công ty. b,Những mặt hạn chế tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty Trị giá hàng tồn kho luôn ở mức cao (bằng 1/2 doanh số bán hàng trong tháng), cơ cấu hàng tồn kho chưa hợp lý, có những mặt hàng tồn kho quá cao nhưng có những mặt hàng tồn kho lại quá thấp, dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng, chi phí bảo quản, cất trữ tăng, tốc độ lưu chuyển hàng hoá chậm, tiền vốn đầu tư cho hàng hoá lớn đòi hỏi phải huy động vốn từ nguồn vay bên ngoài. Các khoản công nợ phải thu cao, riêng công nợ của hệ thống siêu thị lên tới hơn 1tỷ đồng VN, thời hạn nợ kéo dài bình quân là 45 ngày cho một đơn hàng, dẫn đến số vốn mà công ty đầu tư thì bị các đơn vị khác chiếm dụng trong khi công ty phải không ngừng đầu tư vốn để đảm bảo khả năng thanh toán nợ của mình cho các nhà cung cấp, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc tận dụng khai thác nguồn hàng chưa được hiệu quả. Hơn nữa, là một doanh nghiệp trẻ, với quy mô nhỏ nên công ty cũng chưa khai thác triệt để việc mở rộng khách hàng, mạng lưới tiêu thụ của mình nên phần nào đó ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của công ty. IV.Phương hướng phát triển trong thời gian tới Trong hoạt động thương mại, phát triển mạng lưới phân phối là quan trọng nhất. Trong khi đó, thực trạng hiện nay phương thức phân phối hiện đại chỉ chiếm khoảng 15% - 20% hệ thống phân phối. Vì vậy công ty đã có định hướng phát triển các loại hình thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Dù thời gian hoạt động chưa lâu, song sớm nhận thấy những hạn chế trong lĩnh vực phân phối, công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực mới như lĩnh vực kinh doanh ôtô, xe máy, dịch vụ vận chuyển hàng hoá. Và dự kiến đến cuối năm 2009, công ty sẽ mở rộng thêm nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm. Đây sẽ là một hướng đi mới làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của công ty và hứa hẹn tiềm năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tiêu chuẩn chất lượng trong kinh doanh cũng được nâng cao hơn với phương châm giữ chữ tín, cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng, chu đáo trong chăm sóc khách hàng. Kế hoạch về nguồn nhân lực: Công ty dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa mạng lưới kinh doanh tại Hải Phòng nên cần phải tuyển dụng mới đội ngũ nhân viên kinh doanh được đào tạo đúng chuyên ngành, tổ chức, huấn luyện đào tạo để nâng cao trình độ và nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các nhân viên trong công ty. kết luận Qua quá trình học tập, nghiên cứu và thời gian thực tập tại công ty TNHH Kim Sơn em nhận thấy đi đôi với việc học tập, nghiên cứu lý luận thì việc tìm hiểu thực tế rất quan trọng. Điều này giúp cho sinh viên hiểu đúng và sâu hơn những kiến thức đã học, bổ sung thêm những kiến thức mà ở ngoài thực tế mới có được. Nhìn chung, sau 1 thời gian hoạt động chưa lâu, nhưng những kết quả đạt được về tốc độ tăng tổng sản lượng, doanh thu, việc thu hút được nhiều lao động hơn của công ty là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế cũng cho thấy 1 số mặt còn hạn chế cần khắc phục như: cơ cấu hàng tồn kho chưa hợp lý, chi phí bảo quản cất trữ tăng; tỷ trọng nguồn vốn vay lớn, có những thời kỳ, tỉ lệ vốn vay còn cao hơn tỉ lệ nguồn vốn chủ sở hữu, khách hàng vẫn còn bị bó hẹp, chưa khai thác một cách triệt để việc khai thác nguồn hàng cũng như là việc định huớng khách hàng mục tiêu. Trước những bất cập đó em xin chọn đề tài: “Một số biện pháp khai thác tốt nguồn hàng và phát triển khách hàng mục tiêu của công ty TNHH Kim Sơn” làm đề tài luận văn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37280.doc
Tài liệu liên quan